Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Mot so van de day luyen noi cho hoc sinh lop 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.04 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ DẠY LUYỆN NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1</b>



<i>Nội dung dạy luyện nói lớp 1 có nhièu thuận lợi:</i>


Nội dung dạy học luyện nói đã bám sát trình độ chuẩn và quán triệt những định hướng đổi
mới mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.


Nội dung dạy học luyện nói được cấu trúc hợp lí, sắp đặt xen kẽ vào cuối tết học thứ hai mơn
Tiếng Việt, chủ đề luyện nói bao giờ cũng có tiếng chứa âm vần mới học. Nội dung các bài
luyện nói đa dạng phong phú về mọi lĩnh vực và tương đối gần gũi với học sinh.


Nội dung dạy học luyện nói ở lớp 1 được yêu cầu tăng dần các mức độ:
Tuần 1 đến tuần 10: Học sinh nói được từ 2 đến 3 câu theo chủ đề.
Tuần 11 đến tuần 24: Học sinh nói được từ 2 đến 4 câu theo chủ đề.


Tuần 25 đến tuần 35: Học sinh hỏi đáp với nhau được nhiều câu theo đúng chủ đề.. Học sinh
nói được nhiều câu về nội dung bài.


Việc nâng dần mức độ yêu cầu làm học sinh lớp 1 dễ tiếp thu bài.


Sách giáo khoa trình bày các hình vẽ rõ ràng, đẹp gây hứng thú học tập cho học sinh.


Việc ứng dụng công nghệ thơng tin, đưa các hình ảnh động, các thước phim vào dạy học
luyện nói cho học sinh lớp 1 làm tăng hứng thú cho học sinh học tập.


<i><b>*.Qua 7năm giảng dạy lớp 1. Tôi thấy học sinh thường mắc các lỗi sai sau đây:</b></i>


Học sinh quan sát tranh chưa kĩ để tìm ra nhiều câu nói.


Diễn đạt của học sinh chưa tự nhiên, cịn rụt rè nói nhỏ. Nói chưa nghỉ sau mỗi câu.



Tôi tiến hành kiểm tra, khảo sát học sinh lớp 1A6 tôi trực tiếp giảng dạy ngay từ bài 7:


ê – v.



<b>Kết quả</b> <b>Số học sinh</b>


Nói thành câu ( 2 – 3 câu ). Đúng
chủ đề: Bế bé.


15/43


Nói nhỏ, rụt rè, thiếu tự tin. 15/43


Nói chưa nghỉ sau mỗi câu 10/43


Chưa biết nói thành câu 9/43


Đứng lên khơng dám nói 7/43


Học sinh mắc các lỗi sai trên do nhiều nguyên nhân: Do phương pháp giảng dạy của giáo viên, do khả năng tiếp thu của
học sinh.


Từ thực trạng trên, tơi suy nghĩ và tìm ra giải pháp để khắc phục những hạn chế của học sinh để việc dạy luyện nói đạt
kết quả cao.


<i><b> Giáo viên phải nghiên cứu xuyên suốt SGK Tiéng Việt1 để chuẩn bị kiến thức cho bản thân, tìm ra định hướng</b></i>
<i><b>cho học sinh nói, nội dung liên hệ, giáo dục . Bám sát sách: Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng ở các mơn học</b></i>
<i><b>ở Tiểu học.</b></i>


* Luyện nói có trong tất cả các bài trong phần: Học vần.



Chủ đề luyện nói có tiếng chứa âm, vần mới học. Nội dung các tranh cung cấp cho các em những hiểu biết về cuộc sống
xung quanh. Cuộc sống gần gũi hằng ngày ở nhà, ở phố phường, ở trường học của các em. Cuộc sống ở các làng quê,
ở miền núi....


Ngay từ bài 1 giáo viên phải hướng dẫn các em nói: Quan sát kĩ vào tranh nhìn thấy gì nói đến cái đó, nói thành câu. Đơí
với học sinh vừa vào lớp 1 giải thích đơn giản nói thành câu là nói thành một ý trọn vẹn để người nghe hiểu được điều
mình muốn nói.


ở phần này u cầu mức độ tăng dần. Từ bài 1 đến bài 40: Học sinh nói được từ 2 đến 3 câu theo chủ đề. Từ bài 41 đến
bài 102: Học sinh nói được từ 2 đến 4 câu theo chủ đề. Có một số bài khó đối với học sinh thành phố.


Ví dụ: Bài 25: Chủ đề luyện nói: Bê, bé, nghé.
Bài 30: Chủ đề luyện nói: Giữa trưa.


Bài 50: Chủ đề luyện nói: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.
Bài 54: Chủ đề luyện nói: Rừng, thung lũng, suối, đèo.
Bài 56: Chủ đề luyện nói: Đồng ruộng.


Bài 77: Chủ đề luyện nói: Ruộng bậc thang.


Bài 84: Chủ đề luyện nói: Chóp núi,ngọn cây, tháp chng


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Ví dụ: Bài 77: Chủ đề luyện nói: Ruộng bậc thang


Trước khi cho các em quan sát tranh, giáo viên giới thiệu: Ruộng bậc thang có nhiều ở miền nui. Trên sườn núi người ta
xẻ từng mặt phẳng để trồng lúa, ngô, khoai, rau....Sau đó cho học sinh quan sát rồi nói.


Bài 50: Chủ đề luyện nói: Chuồn chuồn, châu chấu cào cào.


Con chuồn chuồn các em quen thuộc rồi. Các em dễ lẫn con cào cào với con châu chấu. Giáo viên cần chỉ rõ con châu


chấu đầu dài nhọn, mình dài đậu ở bên trái còn con con cào đầu to mình ngắn đậu ở bên phải.


Cịn có một số bài chủ đề nói khó.


Ví dụ: Bài 46: Chủ đề luyện nói: Mai sau khơn lớn.
Bài 70: Chủ đề luyện nói: Những người bạn tốt.


Với một số bài này cần cho các em nói chủ yếu theo tranh. Chỉ liên hệ thực tế ở một câu hỏi với 1 đến 2 em trả lời. Nếu
cho các em liên hệ nhiều quá trở thành sai yêu cầu luyện nói.


* Luyện nói có trong tất cả các bài tập đọc trong phần luyện tập tổng hợp:


</div>

<!--links-->

×