Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN tổ chức hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi làm rối tay để sử dụng vào hoạt động giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.22 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………………………………
1. Tên sáng kiến: “Tổ chức hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
làm rối tay để sử dụng vào hoạt động giáo dục”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và
đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó. Đồ chơi cịn
có tác dụng thúc đẩy q trình phát triển tồn diện cho trẻ, góp phần
giúp đỡ tốt hơn cho trẻ trong q trình phát triển và hồn thiện nhân
cách.
Qua q trình chăm sóc giáo dục trẻ, chúng tơi thấy con rối là một
loại đồ dùng đồ chơi trực quan được sử dụng phổ biến trong trường
mầm non và được trẻ em rất yêu thích. Đặc biệt rối tay là món đồ chơi
1


có tính tương tác cao đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Với trị chơi này,
bé có thể sử dụng linh hoạt các ngón tay, trau dồi ngơn ngữ, khả năng
giao tiếp và là một loại đồ chơi kích thích khả năng tư duy và tính
sáng tạo.
Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, các cháu sẽ hứng thú hơn
rất nhiều so với các đồ chơi được giáo viên chuẩn bị sẵn và cảm thấy
biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé. Hướng dẫn trẻ tự làm rối
tay cũng là một hình thức giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động
và hứng thú hơn.
Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, chúng tôi nghĩ rằng việc tổ


chức hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo lớp 4-5 tuổi tự làm rối tay là việc
làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ, nhằm phục vụ cho hoạt động
giáo dục trong trường mầm non.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Tổ chức các hướng dẫn trẻ mầm non làm đồ chơi rối tay giúp trẻ
phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo. Trẻ
biết cách tạo ra sản phẩm từ nguyên vật liệu đã qua sử dụng, phát huy
tính tích cực hoạt động của trẻ tham gia vào các hoạt động tạo ra sản
2


phẩm.
Giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá và biết cách sử
dụng rối tay một cách phù hợp và sáng tạo trong các hoạt động ở lớp.
Tạo hứng thú tích cực cho trẻ, giúp trẻ ham học và biết vui chơi cùng
bạn để từ đó nâng cao hiệu quả của việc giáo dục nhằm phát triển toàn
diện cho trẻ.
- Nội dung giải pháp:
+ Điểm mới so với cái đã có trước đây:
Trước đây, giáo viên thường sử dụng con rối trong giới thiệu bài
hoặc sử dụng trong mô hình khi giáo viên kể chuyện mà khơng biết
tận dụng con rối vào các hoạt động giáo dục khác, nên hình thức tiết
học khơng sinh động, hấp dẫn, thậm chí trở nên nhàm chán đối với trẻ.
Đa số giáo viên chỉ chú trọng cho trẻ tự làm những đồ chơi khác
như: các phương tiện giao thông, những con vật, hoa, quả, đồ dùng cá
nhân, đồ dùng trong gia đình,…mà chưa từng tổ chức cho trẻ tự làm
rối tay và sử dụng nó theo ý thích của trẻ. Qua những con rối tay mà
trẻ tự làm sẽ giúp trẻ tái hiện lại những sự vật, hiện tượng xung quanh
mà trẻ đã được học và trải nghiệm.

+ Các bước thực hiện của giải pháp mới:
3


* Giải pháp 1: Tổ chức các hoạt động hướng dẫn cho trẻ làm
rối tay.
Để tổ chức, hướng dẫn trẻ làm rối tay, đầu tiên giáo viên cân lựa
chọn nội dung, chủ đề tổ chức hoạt động giáo dục cho phù hợp. Từ đó
lập kế hoạch sưu tầm, tận dụng những nguồn vật liệu sẵn có, phong
phú của địa phương,... phù hợp với nội dung chủ đề đã lựa chọn. Đồ
chơi phải có cấu trúc đơn giản, màu sắc đẹp để cuốn hút trẻ, thể hiện
tính hồn nhiên, ngộ nghĩnh và có nét hài hước phù hợp với tâm sinh lý
độ tuổi trẻ. Và sau đây là các bước hướng dẫn cơ bản cho trẻ tự làm
tối tay, rối bàn tay và lĩnh vực áp dụng của nó trong các hoạt động:
- Hướng dẫn trẻ làm rối ngón tay:
a/ Chuẩn bị: Nguyên vật liệu để làm rối ngón tay như: vải nỉ
mềm, hoặc giấy bìa, , nút áo, túi nhựa,…Một số dụng cụ như: Kéo, hồ
và keo dán, bút lông và màu vẽ, …
b/ Các bước tiến hành:
Bước 1: Trẻ tự vẽ hình mẫu muốn làm rối ngón tay, hoặc giáo
viên in hình mẫu có sẵn trên tấm vải hoặc giấy bìa.
Bước 2: Sau đó trẻ cắt hình mẫu theo các chi tiết của hình mẫu.
Bước 4: Ráp và dán 2 nửa trước sau của hình rối ngón tay lại.
4


Bước 3: Trẻ dán các chi tiết nhỏ từ nguyên vật liệu chuẩn bị sẵn
nhỏ để hoàn thành sản phẩm rối ngón tay.
Bên cạnh những con rối tay được làm từ vải và giấy, giáo viên có
thể chuẩn bị nhiều nguyên vật liệu khác như: ống tre, lõi giấy, chai sữa

nhỏ,…để trẻ tạo những con rối tay đa dạng và phong phú, thỏa mãn
sức sáng tạo của trẻ.
c/ Lĩnh vực áp dụng:
Trong hoạt động học, ví dụ: Chủ đề “Gia đình”, ở lĩnh vực phát
triển nhận thức với đề tài: “Gia đình của bé”. Khi trị chuyện về các
thành viên trong gia đình của bé, giáo viên muốn biết gia đình của bé
gồm có những thành viên nào, thì chuẩn bị sẵn trong rổ những con rối
ông bà, cha mẹ, anh chị em. Cơ hỏi trẻ: Gia đình con gồm những ai?
Trẻ chỉ cần trẻ lấy những con rối tay đúng với các thành viên trong
nhà của mình. Qua trị chơi này, ngồi việc ơn luyện những kiến thức
đã cung cấp cho trẻ, có thể giúp giáo viên biết được hồn cảnh gia
đình thực tế của trẻ cả lớp. Tương tự ở chủ đề động vật hay thực vật,
thay vì sử dụng tranh ảnh lô tô in màu, giáo viên có thể chuẩn bị
những con rối tay mà trẻ đã làm trước đó để sử dụng trong hoạt động
học. Rối tay có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực như: phát triển thẩm
5


mỹ, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ và lĩnh vực phát triển
tình cảm, kĩ năng – xã hội.
Trong hoạt động chơi, trẻ tự làm rối tay ở góc nghệ thuật, và có
thể đem những con rối tay sang góc học tập sách để trẻ gắn những con
rối vào các ngón tay để cùng nhau kể lại những chuyện mà cô đã kể
hoặc trẻ cùng nhau kể chuyện sáng tạo. Trong giờ hoạt động ngồi
trời, giờ đón và trả trẻ hoặc mọi lúc mọi nơi trẻ có thể lấy thùng học
liệu mà cơ để sẵn ở các góc và cùng nhau tự làm và cùng chơi với rối
tay.
- Hướng dẫn trẻ làm rối bàn tay: Cũng tương tự như các bước
hướng dẫn làm rối ngón tay. Vì rối bàn tay có kích thước to hơn, nện
giáo viên nên có thể chuẩn bị thêm đồ dập lổ, dập ghim, dây,… để trẻ

có thể luồn dây qua lỗ tạo thành thân con rối bàn tay. Qua việc luồn
dây, sẽ rèn được sự khéo léo của đơi bàn tay và các ngón tay của trẻ.
Rối bàn tay sử dụng có hiệu quả và hấp dẫn trẻ nhất ở lĩnh vực
phát triển ngôn ngữ, khi trẻ dùng con rối như các nhân vật trong câu
chuyện để cùng nhau đóng kịch. Giáo viên thường sử dụng mũ các
nhân vật cho trẻ đội trên đầu thì có thể thay bằng rối bàn tay, trẻ có thể

6


thể hiện sự khéo léo, linh hoạt của đôi bàn tay để điều khiển con rối
nhân vật trong câu chuyện.
Việc giáo viên tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm đồ chơi, trẻ vừa
hứng thú khi tự làm ra nhiều con rối, bổ sung vào nguồn đồ chơi của
trẻ ở lớp, trẻ vừa sử dụng chúng trong các hoạt động giáo dục một
cách chủ động, tích cực và có hiệu quả.
* Giải pháp 2: Tổ chức các hội thi cho trẻ làm đồ dùng, đồ
chơi.
- Tổ chức các hội thi cho trẻ làm đồ chơi ở lớp.
Giáo viên tổ chức các hội thi cho trẻ làm đồ chơi ở lớp vào buổi
chiều như; hội thi “Bé tài năng”, “Bé kéo tay”,…để trẻ thi đua tạo ra
những con rối đồ chơi đẹp mắt, sáng tạo, đa dạng nhằm bổ sung cho
nguồn đồ chơi của trẻ ở lớp. Qua đó trẻ có thể sử dung và chơi với
những đồ chơi do mình tự tạo ra theo khả năng và ý thích của trẻ mà
khơng có sự áp đặt của giáo viên.
Với việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi ở lớp giúp trẻ trở
thành một tuyên truyền viên tích cực trong việc tuyên truyền đến phụ
huynh về các đồ dùng đồ chơi mầm non có tính chất giáo dục phù hợp
với trẻ. Từ đó, phụ huynh tích cực hơn trong việc hỗ trợ các nguyên
7



vật liệu phế thải, và nguồn nguyên liệu này rất phong phú, có nhiều
nguyên vật liệu là phế thải từ đặc thù nghành nghề của phụ huynh.
- Tổ chức các hội thi cho trẻ làm đồ chơi ở trường.
Bên cạnh việc tổ chức hội thi làm đồ dùng dạy học cho giáo viên,
trong năm học qua, chúng tôi đề xuất với nhà trường tổ chức cho trẻ
thi làm đồ dùng, đồ chơi cấp trường, đồng thời mời phụ huynh cùng
tham gia chung với trẻ. Với cuộc sống bề bộn ngày nay đã làm cho
khơng ít phụ huynh khơng cịn có thời gian chăm sóc con cái, khơng
có thời gian chơi cùng với con mà thay vào đó là mua sắm những đồ
chơi hiện đại bán ngoài thị trường. Qua việc phối hợp tham gia hội thi
làm đồ dùng cùng trẻ, sẽ giúp phụ huynh có thể tự làm những món đồ
chơi rối tay đơn giản cho trẻ chơi ở nhà vừa rẻ tiền, dễ làm và đảm
bảo an toàn cho trẻ.
Với sự tham gia hứng thú của các cháu đã tạo được sân chơi lành
mạnh, bổ ích, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục
trẻ trong nhà trường. Bên cạnh đó đẩy mạnh được các hoạt động giáo
dục, tuyên truyền nhằm tạo môi trường giáo dục tích cực, sáng tạo,
khuyến khích trẻ tham gia tốt hoạt động trong trường mầm non.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
8


Việc tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm rối tay để sử dụng trong giảng
dạy là rất cần thiết và quan trọng trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Đặc
biệt, rối tay là món đồ chơi có tính tương tác cao, giúp trẻ phát huy
tính tích cực, khả năng độc lập, sáng tạo khi tham gia vào các hoạt
động tạo ra sản phẩm. Khi trẻ chơi với những con rối tay, trẻ có thể sử
dụng linh hoạt các ngón tay, trau dồi ngơn ngữ, khả năng giao tiếp,

kích thích khả năng tư duy và tính sáng tạo.
Món đồ chơi này được tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm và sử dụng
trong hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động chiều hoặc mọi lúc
mọi nơi trong ngày. Sáng kiến này có thể làm tài liệu tham khảo cho
giáo viên các trường mầm non có điều kiện tương tự.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Hiệu quả kinh tế: Trẻ giúp cô tạo ra được nhiều đồ dùng, đồ chơi
từ nguyên vật liệu thiên nhiên và vật liệu phế thải mà khơng tốn nhiều
chi phí.
Hiệu quả xã hội: Phát huy được tính tích cực, sáng tạo ở trẻ, tạo
cơ hội cho trẻ được thực hành, vui chơi, khám phá, trải nghiệm,...Phối
hợp tốt với phụ huynh trong việc phát triển toàn diện cho trẻ.

9


Hiệu quả mơi trường: Trẻ biết ích lợi của các ngun vật liệu
phế thải và biết cùng cơ tìm kiếm, sưu tầm nhằm làm phong phú
nguồn nguyên vật liệu để trẻ làm đồ chơi. Qua đó, giáo dục trẻ ý thức
bảo vệ môi trường và bảo vệ thiên nhiên.
Sau khi tổ chức hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm rối tay
để sử dụng vào hoạt động giáo dục, kết quả khảo sát như sau: 100%
trẻ rất hứng thú khi tham gia tự làm đồ chơi, tạo khơng khí thoải mái,
vui vẻ, hứng thú khi tham gia các hoạt động. Trên 95% trẻ biết vui
chơi cùng bạn, biết hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ bạn, trên 90% trẻ sử
dụng rối tay vảo các hoạt động giáo dục một cách có hiệu quả. Đồ
chơi mà trẻ tự làm ra tạo cho trẻ hứng thú chơi và học, cho trẻ thêm
những niềm vui khi đến trường, đến lớp.
Sau khi áp dụng sáng kiến có tác dụng lớn thúc đẩy sự phát triển
toàn diện về mọi mặt của trẻ; với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung

tâm thì giáo viên là người tạo tình huống, tổ chức mơi trường, tạo điều
kiện phù hợp, thuận lợi và khuyến khích trẻ tự làm đồ chơi và sử dụng
chúng một cách sáng tạo và có hiệu quả trong hoạt động giáo dục trẻ ở
trường mầm non.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Hình ảnh minh họa.
10


Thành phố Bến Tre, ngày

tháng

năm 2018

11



×