Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN thay đổi quy trình thực hiện giờ sinh hoạt lớp ở trường trung học cơ sở để giáo dục học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.9 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Mã số : …………………………………

Kính gởi: Thường trực Hội đồng sáng kiến cấp Thành phố
-Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
Tỷ lệ (%)
Nơi
đóng góp vào
cơng
Ngày
Số

tác(hoặc
Họ và tên

tháng năm

TT

nơi

Trình độ

việc tạo ra

chun


sáng kiến (ghi

mơn

rõ đối với từng

Chức
danh

sinh
thường

đồng tác giả
trú)
(nếu có)
Trường
THCS
1

Lê Mạnh Khải

Giáo

4/12/1966
Nhơn

ĐHSP

50%


50%

viên

Thạnh
2

Lê Thị Diệu

15/08/1971

Trường

Hiệu

Thạc sĩ

THCS

trưởng

QLGD

Sơn

1


Đông


Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến Thay đổi quy trình thực
hiện giờ sinh hoạt lớp ở trường Trung học cơ sở để giáo dục học sinh.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý, chủ nhiệm
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 22/8/2013
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thành phố Bến Tre, ngày 22 tháng 02 năm 2015
Người nộp đơn

Lê Thị Diệu ......................................................

Lê Mạnh Khải.....................................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do thường trực hội đồng ghi): …………………………………
1. Tên sáng kiến:

2


“Thay đổi quy trình thực hiện giờ sinh hoạt lớp ở trường Trung học
cơ sở để giáo dục học sinh”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chủ nhiệm
3. Mô tả bản chất của sáng kiến :
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
-Trong chương trình giáo dục phổ thơng, sinh hoạt lớp được quy định

như một tiết học được thực hiện hàng tuần các giáo viên chủ nhiệm và đó cũng
khơng phải là điều mới mẻ. Việc thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp là cơ sở để giáo
viên chủ nhiệm theo dõi, đánh giá quá trình rèn luyện của mỗi học sinh trong
năm học. Nếu giáo viên chủ nhiệm thực hiện giờ sinh hoạt lớp hấp dẫn, sinh
động sẽ có tác dụng giáo dục, phát huy được nhân tố tích cực và làm chuyển
biến những đối tượng học sinh chưa ngoan, cá biệt.
- Tuy vậy, hiện nay đa số các giáo viên thực hiện giờ sinh hoạt lớp theo
một quy trình gồm các hoạt động cơ bản như: tổng kết đánh giá hoạt động trong
tuần, triển khai kế hoạch tuần tiếp theo, nhận xét đánh giá, xử lý vi phạm phê
bình trách phạt.
- Việc thực hiện quy trình sinh hoạt lớp cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, diễn ra
suốt năm học. Kết quả tình hình của lớp cũng chẳng tiến bộ mà tạo ra sự nhàm
chán do đơn điệu, tâm lý căng thẳng cho học sinh. Thậm chí các em còn thể
hiện sự lười biếng, ồn ào mất trật tự trong tiết sinh hoạt lớp. Việc phê bình biến
thành buổi đấu tố, đơi khi moi móc tố cáo lẫn nhau, không trên tinh thần xây
dựng; yếu tố tuyên dương, khích lệ, nhân điển hình ít được quan tâm; mất nhiều

3


thời gian cho việc báo cáo; kỹ năng điều hành, tổ chức của đội ngũ cán bộ lớp
hạn chế do rập khuôn, thiếu sự linh hoạt và sáng tạo.
Chúng tôi đã khảo sát ý kiến học sinh về các tiết sinh hoạt lớp, đa số các
em cho rằng mỗi tuần đến giờ sinh hoạt lớp cảm thấy rất ngán, e sợ, ám ảnh và
căng thẳng. Mặt khác, mỗi năm học, chúng tôi dự giờ sinh hoạt lớp của đồng
nghiệp cũng nhận thấy các tiết này diễn ra rất nhàm chán, đơn điệu, học sinh
khơng có kỹ năng tổ chức, điều hành. Vì vậy, chúng tơi nhận thấy việc tổ chức
giờ sinh hoạt lớp chưa thực sự có hiệu quả và đạt mục tiêu như mong muốn.
Do đó, để khắc phục tình trạng trên, để tiết sinh hoạt lớp thực sự hiệu
quả và có ý nghĩa, chúng tơi đã xây dựng một kịch bản mới cho giờ sinh hoạt

lớp bằng cách thay đổi quy trình thực hiện giờ sinh hoạt lớp ở trường trung học
cơ sở và đã chỉ đạo, triển khai thực hiện trong thời gian qua.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp
- Đổi mới hình thức giáo dục học sinh bằng phương pháp giáo dục tích
cực.
- Tạo mơi trường cho học sinh cảm thụ được những nét đẹp trong cuộc
sống, qua đó mạnh dạn, tự tin bày tỏ, chia sẻ tâm tư tình cảm, nguyện vọng, nhu
cầu , biết tự đánh giá, biết nhận xét, thẳng thắn, để tự điều chỉnh các hành vi
của mình cho phù hợp với những quy định, nội quy của nhà trường.
- Tạo khơng khí hào hứng, thích thú cho học sinh tham gia giờ sinh hoạt
lớp, rèn luyện kỹ năng sống phát huy sự sáng tạo cho học sinh.
3.2.2. Nội dung giải pháp
4


3.2.2.1. Điểm mới và sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp

- Việc xây dựng kịch bản cho quy trình sinh hoạt lớp mới làm cho nội
dung và hình thức sinh hoạt phong phú, hấp dẫn hơn. Chú trọng khai thác những
gương điển hình, khơng cịn là một buổi đấu tố tội lỗi trong tuần. Chúng tôi sử
dụng hình thức giáo dục trách phạt nhẹ nhàng, thâm thúy bằng cách tổ chức cho
học sinh tọa đàm theo chủ đề, cho các em xem các câu chuyện kể từ những bộ
phim ngắn của chương trình “Cây cao bóng cả”, “Bóng mát tâm hồn”.
- Giải pháp mới chú trọng việc GVCN tuyên dương, nhân gương điển
hình trong lớp đồng thời chú trọng đến sự tiến bộ của mỗi em. Trong năm học
chia ra từng giai đoạn, GVCN phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của
lớp tổ chức khen thưởng cho các em có sự cố gắng, tiến bộ qua hình thức dã
ngoại, tiệc nhỏ riêng cho các em (không phân biệt học sinh ngoan hay giỏi mà
chỉ căn cứ vào sự tiến bộ của các em).

- Nếu ở giải pháp cũ, học sinh khơng có cơ hội để giãy bày ý kiến của
mình, thì ở giải pháp mới, qua tọa đàm, xem phim các em có cơ hội phát biểu ý
kiến của mình và mỗi ý kiến của các em được đều được tôn trọng, hơn hết các
em có quyền được chọn chính kiến cho mình đối với mỗi vấn đề giáo viên chủ
nhiệm đặt ra.
- Nếu giải pháp cũ, giáo viên ít có thời gian quan tâm đến học sinh thì
giải pháp mới học sinh được quan tâm nhiều hơn qua hình thức tổ chức sinh
nhật đơn giản nhưng ấm áp, đáp ứng được nhu cầu tâm lý lứa tuổi: được quan
tâm, được chú ý.
5


3.2.2.2.Cách thực hiện giải pháp đã mới
Thực hiện ý tưởng xây dựng một kịch bản mới nhằm thay đổi quy trình
thực hiện giờ sinh hoạt lớp ở trường trung học cơ sở, chúng tôi thực hiện như
sau:
+ Giải pháp 1: Bồi dưỡng Ban cán bộ lớp, hướng dẫn học sinh thực
hiện quy trình sinh hoạt lớp
- Thực hiện việc bồi dưỡng cho đội ngũ các bộ lớp (lớp trưởng, lớp phó,
tổ trưởng, tổ phó, cán sự bộ mơn) về các kỹ năng điều hành, tổ chức, cách nhận
xét, cách phát biểu, cách dẫn chương trình...
- Ban cán bộ lớp phải chuẩn bị trước nội dung và hình thức sinh hoạt lớp.
- Để rút ngắn thời gian cho việc sơ – tổng kết, các tổ trưởng tổ chức họp
hội ý nhanh, trong giờ ra chơi ngày thứ Bảy, thống nhất các nội dung báo cáo để
tránh gây tranh cãi trong giờ sinh hoạt lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức hội ý với Ban cán bộ lớp về nội dung kế
hoạch trong tuần tới và định hướng các nội dung, hình thức sinh hoạt lớp của
tuần hiện tại. Qua đó hướng dẫn, phân công, học sinh chuẩn bị các phần việc
trong buổi sinh hoạt lớp.
+ Giải pháp 2: Chọn nội dung sinh hoạt để giáo dục học sinh sửa lỗi,

điều chỉnh hành vi.
Nội dung sinh hoạt lớp: ngoài vấn đề điểm qua tình hình hoạt động trong
tuần, phương hướng hoạt động tuần tới, cũng có những phê bình khun răn
nhưng giáo viên chủ nhiệm còn giáo dục gián tiếp bằng cách tổ chức các hoạt
động khác như:
6


- Tổ chức tọa đàm các chủ đề gắn với tình hình thực tế của lớp như: “Tơi
muốn trở thành đứa con ngoan”; “ Tôi muốn làm người tử tế”; “ Điều tơi muốn
nói với thầy cơ”; “ Điều tơi muốn nói với bạn bè” ... Hình thức tọa đàm được gợi
ý bằng các câu hỏi hoặc những tình huống cho sẳn, học sinh tự do phát biểu.
Ban tổ chức (gồm GVCN và ban cán bộ lớp) tôn trọng ý kiến của các em, không
phê phán ý kiến đúng sai mà cuối chương trình phỏng vấn vài em về những điều
em rút ra được qua thảo luận chủ đề hôm đó. Đối với những ý kiến chưa đúng,
giáo viên khơng phê phán mà khéo léo đưa ra những quan điểm cá nhân giáo
viên để nhằm gợi mở và định hướng cho các em điều chỉnh lại, nhận thức lại
những vấn đề được nêu.
- Mỗi tháng, GVCN chọn và cho học sinh xem một phim hoạt hình của
chương trình: “Bóng mát tâm hồn”, “ Cây cao bóng cả”; hoặc nghe nói chuyện
chuyên đề từ những nhân vật điển hình ở địa phương. Qua mỗi câu chuyện được
xem, được nghe các em phát biểu những cảm nhận của mình về các nhân vật
trong phim, về nội dung câu chuyện và mỗi em tự liên hệ bản thân mình với các
nhân vật đó và tự rút ra bài học cho mình.
+ Giải pháp 3: Động viên - Khuyến khích
-Giáo viên chủ nhiệm lập hồ sơ theo dõi sự tiến bộ học sinh hàng tuần.
Cuối mỗi học kỳ, năm học căn cứ vào kết quả học tập và sự chuyển biến của
từng em, GVCN tham mưu với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, tham mưu
với lãnh đạo nhà trường xin phép tổ chức cho các em dã ngoại hoặc tiệc nhỏ
dành cho những em tiến bộ để khen và động viên các em phấn đấu.


7


- Lớp tổ chức sinh nhật cho các em một cách đơn giản nhưng ấm áp, ý
nghĩa thể hiện sự quan tâm của tập thể bằng những hình thức sinh động, mới
mẽ: hát tặng sinh nhật, tặng một món quà lưu niệm, tiệc nhỏ (bành , kẹo…).
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Tổ chức thí điểm một số lớp tại đơn vị, sau đó triển khai thực hiện cho
tồn trường.
- Quy trình có thể chia sẻ kinh nghiệm đến các trường Trung học cơ sở
trên địa bàn.
- Quy trình có thể thực hiện được đối với mọi cấp học từ Tiểu học đến
trung học phổ thông tùy vào đặc điểm của từng bậc học. Đối với các trường
tiểu học thì nội dung, hình thức nhẹ nhàng hơn. Đối với các trường THCS,
Trung học phổ thông các nội tọa đàm phải phù hợp với nhu cầu và đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi. GVCN có thể mời cha mẹ học sinh cùng tham gia để
lắng nghe và chia sẻ với các em.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
Qua nhiều năm thực hiện việc thay đổi quy trình thực hiện giờ sinh hoạt
lớp, chúng tơi rà sốt, rút kinh nghiệm và nhận xét đánh giá như sau:
- Đối với học sinh:
+ Khi khảo sát ý kiến học sinh về giờ sinh hoạt lớp do GVCN áp dụng
các em cho rằng ít sợ và ngán giờ sinh hoạt lớp hơn.
+ Việc học sinh phạm lỗi được giáo viên điều chỉnh nhận thức và hành vi
bằng những câu chuyện triết lý nhẹ nhàng như “Cây cao bóng cả”; Bóng mát
8



tâm hồn”, hoặc các chủ đề tọa đàm ... dễ tiếp thu hơn, khơng chạm lịng tự ái của
cá nhân, đồng thời các em rất thích thú với hình thức này.
+ Các em học chưa giỏi, chưa ngoan rất hứng khởi phấn đấu tiến bộ hơn
để cuối học kỳ được thầy cho dã ngoại hoặc đi ăn kem, ăn chè.
+ Tạo được sự đồn kết, gắn bó, sự thơng cảm, chia sẻ trong tập thể lớp
vì các em biết lắng nghe, dám thổ lộ để mọi người hiểu hơn về các em.
- Đối với Ban cán bộ lớp: các em có kỹ năng làm việc, điều động, đề
xuất, xây dựng các chương trình sinh hoạt lớp do nội dung sinh hoạt sinh động
thay đổi nhiều hình thức giúp các em nhạy bén hơn khi xử lý các tình huống, các
thắc mắc do tập thể đặt ra.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm: do thực hiện linh động về nội dung và
hình thúc nên năng lực của giáo viên ngày càng được nâng cao.
Thành phố Bến Tre, ngày 22 tháng 02 năm 2017

9



×