Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn: Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.65 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN MAI PHƯƠNG

TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGƠN
TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 92 22 01 02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2020


Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. HOÀNG TRỌNG CANH

Phản biện 1.

Phản biện 2.

Phản biện 3.

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường
Địa điểm: Trường Đại học Vinh
Thời gian: Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2021

Có thể tìm hiểu luận án tại:


- Thư viện Quốc gia
- Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tiếng Việt có hệ thống tiểu từ tình thái (TTTT) đa dạng phong phú. Ngoài
những TTTT toàn dân, trong mỗi vùng phương ngữ cịn có những TTTT địa phương.
Các TTTT địa phương được dùng trong giao tiếp, qua các ngữ cảnh sử dụng khơng
những thể hiện các ý nghĩa tình thái (TT) đa dạng, tinh tế mà còn mang sắc thái
phương ngữ. Cho nên, tìm hiểu ý nghĩa TT tiếng Việt, ngồi nghiên cứu TTTT tồn
dân cịn cần tìm hiểu ý nghĩa TTTT phương ngữ; điều này cần thiết không chỉ về
ngôn ngữ mà cịn cả mặt văn hóa, xã hội. Nghiên cứu TT trong phương ngữ là góp
phần vào việc làm cho bức tranh TT của tiếng Việt ngày càng đầy đủ hơn trong sự đa
dạng, phong phú của tiếng Việt.
1.2. Là yếu tố mang chức năng ngữ nghĩa và chức năng dụng học nên khi được
dùng, TTTT là một trong các nhân tố thể hiện thói quen vùng miền, ý thức xã hội về
giới, địa vị, tuổi tác, bối cảnh,…của người giao tiếp. Các TTTT cuối phát ngôn là một
trong những phương tiện quan trọng để thực tại hóa câu, biến nội dung mệnh đề dưới
dạng nguyên liệu, tiềm năng trở thành một phát ngơn trong tình huống giao tiếp nhất
định. Tìm hiểu số lượng TTTT cuối phát ngơn và ý nghĩa của chúng trong giao tiếp
của người Việt nói chung và người Nam Bộ (NB) nói riêng là một việc làm cần thiết
để bổ sung lí thuyết về từ loại, trong đó có TTTT.
1.3. Việc tìm hiểu ngữ nghĩa chức năng của TTTT giúp ta thấy rõ thêm ngữ
nghĩa và cách dùng của một lớp từ trong phương ngữ Nam Bộ (PNNB) từ trước đến
nay chưa được nghiên cứu sâu, hệ thống và cịn giúp hiểu thêm đặc điểm ngơn ngữ văn hóa độc đáo của người dân vùng sơng nước phương Nam.
Trên đây là những lí do luận án đi sâu khảo sát nghiên cứu “TTTT cuối phát
ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ”.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
Đối tượng nghiên cứu là các TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người

Việt NB, gồm: 1). Các TTTT toàn dân được người NB dùng; 2). Các TTTT phương
ngữ Nam Bộ.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu TTTT cuối phát ngôn mà người NB dùng
trong giao tiếp về các phương diện: 1). Đặc điểm ngữ nghĩa, cách dùng TTTT cuối
phát ngôn trong giao tiếp của người NB, xét theo hành động ngôn ngữ (HĐNN); 2).
Đặc điểm sử dụng TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB xét theo phân
tầng xã hội về giới tính.
Ngữ liệu dùng nghiên cứu là kết quả điền dã 8531 phát ngôn chứa các TTTT
đứng cuối của người Việt NB được thu thập trực tiếp từ các cuộc hội thoại của người
1


dân tại TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, huyện Trần Đề Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án hướng đến hai mục đích chính: 1). Làm rõ được chức năng ngữ nghĩa
của TTTT theo HĐNT; 2). Chỉ ra được đặc điểm sử dụng TTTT cuối phát ngôn trong
giao tiếp của người NB theo phân tầng xã hội về giới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1). Điền dã khảo sát, thu thập, thống kê số lượng, phân loại TTTT đối với
những phát ngơn có các TTTT đứng cuối qua các cuộc giao tiếp trực tiếp và một phần
từ văn bản văn chương, từ điển, google fom;
2). Nhìn lại một cách tổng quan tình hình nghiên cứu TTTT trong ngơn ngữ
nói chung và trong PNNB nói riêng; xác định các cơ sở lí thuyết của đề tài;
3). Tìm hiểu ý nghĩa khái quát của các TTTT phương ngữ NB trên cơ sở so
sánh đối chiếu với những TTTT toàn dân để rút ra điểm chung cũng như nét riêng
biệt của TTTT cuối phát ngôn của người NB;
4). Mô tả và phân tích các TTTT tiếng NB trên hai phương diện: ngữ nghĩa chức năng gắn với HĐNN trong giao tiếp và đặc điểm sử dụng TTTT cuối phát ngôn
của người NB theo phân tầng xã hội về giới.
4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp điều tra điền dã
Chúng tôi ghi âm, quay video trực tiếp các cuộc thoại trong sinh hoạt hàng
ngày của các đối tượng và làm fom chia sẻ qua google drive, câu trả lời sẽ được gửi
phản hồi qua mail, qua zalo hoặc facebook. Các nhân tố hội thoại được phân biệt theo
các điểm: 1). Hồn cảnh phát ngơn; 2). Nội dung phát ngôn; 3). Độ tuổi; 4). Nghề
nghiệp; 5). Mối quan hệ; 6). Giới tính: nam, nữ. Từ đó, chúng tôi gỡ băng ghi âm,
ghi chép, chuyển thành văn bản, phân loại các cuộc thoại có xuất hiện TTTT.
b. Phương pháp miêu tả
Luận án dùng phương pháp này để miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của
TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB.
c. Phương pháp phân tích diễn ngơn
Phương pháp này được dùng để phân tích các tham thoại gắn với các nhân tố
hội thoại cụ thể theo từng ngữ cảnh để xác định chính xác, sát thực nghĩa tình thái
theo loại phát ngơn và HĐNN.
4.2. Thủ pháp nghiên cứu
a. Thủ pháp thống kê phân loại
Chúng tơi quan sát số lượng lớn ngữ cảnh có các TTTT để thống kê phân loại các
TTTT và các HĐ lời nói có sự xuất hiện của các TTTT trong lời thoại của người NB.
2


b. Thủ pháp phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở thống kê, phân loại, so sánh, chúng tôi tiến hành phân tích rút ra
từng ý nghĩa cụ thể từ đó tổng hợp khái quát thành ý nghĩa chung của các TTTT và ý
nghĩa của chúng trong các nhóm HĐ lời nói và những đặc trưng giới tính thể hiện qua
việc sử dụng TTTT cuối phát ngôn của người NB.
c. Thủ pháp so sánh
Luận án so sánh: nghĩa và cách dùng TTTT Nam Bộ với TTTT toàn dân và
phương ngữ khác, nghĩa các TTTT phương ngữ có âm gần nhau và đặc điểm sử dụng

các TTTT trong tham thoại giữa nam giới và nữ giới.
5. Đóng góp của luận án
Đây là luận án đi sâu nghiên cứu TTTT cuối phát ngôn được người NB dùng
trong giao tiếp diễn ra trong đời sống hằng ngày ở NB; luận án tìm hiểu sâu một cách
hệ thống, phân tích chỉ ra đặc điểm ngữ nghĩa và sử dụng của lớp TTTT này trong
các dạng phát ngôn gắn với hành HĐNT và vai giao tiếp;
Xác định số lượng TTTT được dùng cuối phát ngôn trong giao tiếp của người
NB, trong đó có hệ thống TTTT phương ngữ NB, chỉ ra những nét khác biệt giữa
nam và nữ trong việc sử dụng TTTT cuối phát ngôn.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài
Chương 2: Nhận diện tiểu từ tình thái cuối phát ngôn và ngữ nghĩa của chúng
trong giao tiếp của người Nam Bộ
Chương 3: Đặc điểm sử dụng các tiểu từ tình thái cuối phát ngơn trong giao
tiếp của người Nam Bộ xét theo hành động ngôn ngữ
Chương 4: Đặc điểm sử dụng các tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao
tiếp của người Nam Bộ xét theo phân tầng xã hội về giới tính
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu TT và TTTT cuối phát ngơn
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
1.1.1.1. Về tình thái
Điểm lại lịch sử nghiên cứu về TT ở ngoài nước qua cơng trình của các tác giả
như Charles Bally, Benveniste, Oswld Ducrot, J.Lyons, M.V.Liapol, B.Gak,
F.R.Palmer, Halliday, John Bybee,…luận án chỉ ra tuy hướng tiếp cận, quan niệm,
phạm vi nghiên cứu TT rộng hẹp khác nhau nhưng nhìn chung các nhà nghiên này
3



đều cho rằng, TT là thành phần nghĩa thể hiện thái độ của người nói đối với hiện thực
được phản ánh, hoặc với đối tượng giao tiếp. TT là một phạm trù phức tạp, ln gắn
với thức; có nhiều kiểu loại khác nhau và giữa chúng khơng có ranh giới rõ ràng.
1.1.1.2. Về tiểu từ tình thái và tiểu từ tình thái cuối phát ngơn
Vị trí, chức năng, vai trị của TTTT cuối câu trong quan hệ với cấu trúc câu ít
nhiều cũng đã được các nhà nghiên cứu nước ngồi bàn đến, trong đó có vấn đề
TTTT trong tiếng Việt. Một số nhà ngôn ngữ học Nga như I. I. Glebova, V.M.
Solntsev, Yu. Lekomtsev, Bystrov,...đã đề cập đến TTTT tiếng Việt nhưng loại tiểu từ
này chưa được nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Về tình thái
Ở Việt Nam, tuy TT mới được đề cập đến từ những năm 60 của thế kỷ XX,
nhưng tới nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trực tiếp đến vấn đề này.
Luận án điểm lại các khuynh hướng, quan niệm, kết quả nghiên cứu TT của các nhà
nghiên cứu Cao Xuân Hạo, Đinh Văn Đức, Phạm Hùng Việt, Lê Đông, Nguyễn Văn
Hiệp, Đỗ Thị Kim Liên,… đã cho thấy tuy có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác
nhau về TT, nhưng nhìn chung ý kiến của các tác giả đều xoay quanh đặc trưng cơ
bản của TT, xem TT là một phạm trù của những hiện tượng ngữ nghĩa - chức năng
rộng lớn, đa dạng và phức tạp mà đặc trưng chung nhất của chúng là phản ánh những
mối quan hệ khác nhau của một nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với thực
tế, cũng như những quan điểm, thái độ đánh giá và định tính khác nhau của người nói
đối với nội dung miêu tả trong câu, xét trong mối quan hệ với người nghe, với hoàn
cảnh giao tiếp.
1.1.2.2. Về tiểu từ tình thái và tiểu từ tình thái cuối phát ngôn
Luận án đã tổng quan lịch sử nghiên cứu TTTT và TTTT cuối phát ngôn theo
vấn đề chung và từng phương diện cụ thể căn cứ vào kết quả nghiên cứu của hầu hết
các tác giả trong nước, từ Trần Trọng Kim, Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê ở
thời kì đầu, thập kỉ 60 đến Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo, Hoàng Phê, Nguyễn Kim
Thản, Đinh Văn Đức, Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn

Thị Lương,…những năm trước / sau 1990 cho tới các nghiên cứu gần đây của Đỗ Thị
Kim Liên, Phạm Hùng Việt, Lê Đơng, Nguyễn Văn Hiệp, Ngơ Thị Minh, Hồng
Thúy Hà, Lê Xinh Tươm,...Từ các nghiên cứu của các tác giả, có thể đánh giá khái
quát và nêu vấn đề:
1). Việc xem xét nghĩa của từ không chỉ là trong hệ thống mà còn được đặt
trong mối quan hệ của con người - chủ thể sử dụng, thái độ của người nói, mục đích
nói, hồn cảnh nói năng. TTTT là loại tín hiệu rất đặc biệt, thường được xem là mang
tính “động”, hoạt động luôn gắn với các phát ngôn hiện thực hơn là mang tính “tĩnh”,
4


cho nên cần dựa vào ý nghĩa của phát ngôn cụ thể để xác định ý nghĩa của các TTTT
được dùng trong ngữ cảnh. Đó là việc rất phức tạp song lại cần thiết, khơng những có
thể phát hiện ra tính đa sắc thái nghĩa TT của các yếu tố mà cịn là cơ sở để khái qt
hóa ý nghĩa khái quát của các TTTT.
2). Mặc dù đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ sớm nhưng trong một thời
gian dài, các TTTT là phương tiện để thực tại hố câu, bị đẩy về phía “lời nói”, trong
khi đó các sự kiện thuộc về “lời nói” thường bị xem nhẹ trong nghiên cứu ngơn ngữ
học. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh trong việc nghiên cứu lớp TTTT này gắn với các
phát ngôn diễn ra trong thực tế giao tiếp đời sống hơn nữa.
3). Nội dung nghĩa các TTTT thường đa dạng, gồm nhiều sắc thái, có nét nghĩa
tiềm tàng trong bản thân TTTT, có nét nghĩa hình thành do sự kết hợp của TTTT với
cả cấu trúc, lại có nét nghĩa do tình huống giao tiếp mang lại. Nói cách khác, ý nghĩa
của các phát ngơn hiện thực, tức lực ngôn trung hay hiệu lực tại lời của chúng, ở các
mức độ khác nhau, bao giờ cũng biến động theo ngữ cảnh.
4). TTTT là loại từ thể hiện rõ nhất thái độ của người dùng đối với thực tại
được phản ánh và với đối tượng giao tiếp. Mỗi vùng, do thói quen dùng ngơn ngữ,
quan hệ ứng xử trong gia đình và ngồi xã hội mang những nét văn hóa riêng, vì vậy
dấu ấn đặc trưng ngơn ngữ - văn hóa phương ngữ từng miền thể hiện ở lớp từ TTTT
cũng sẽ rõ nét. Do đó, việc nghiên cứu TTTT cần được mở rộng, đào sâu cả lớp

TTTT trong các phương ngữ. TTTT cuối phát ngôn trong PNNB chưa được nghiên
cứu sâu, hệ thống, việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu lớp từ này là cần thiết.
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.2.1. Khái niệm “tiểu từ tình thái” và “tiểu từ tình thái cuối phát ngơn”
1.2.1.1. Khái niệm tiểu từ tình thái
Sau khi nêu lên quan niệm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ về TTTT, chúng
tôi rút ra cách hiểu chung: TTTT là tiểu loại từ đặc biệt thuộc hư từ, được sử dụng để
biểu đạt ý nghĩa TT trong mối quan hệ với mục đích phát ngơn, biểu thị cảm xúc của
người nói đối với nội dung, thực tại phản ánh trong phát ngôn và người nghe. Nó là
yếu tố đi kèm để thực tại hóa nghĩa của câu nhưng khơng làm thành tố của nồng cốt
cũng như thành phần của cụm từ trong câu, vì thế TTTT khơng /hoặc ít chịu ảnh
hưởng của những biến đổi của trật tự từ và cấu trúc.
1.2.1.2. Khái niệm tiểu từ tình thái cuối phát ngơn
Trên cơ sở cách hiểu về TTTT và quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước,
chúng tôi xác định: TTTT cuối phát ngôn là những hư từ nằm ở cuối phát ngơn nhằm
thể hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ giữa người nói với người nghe hay đối với
thực tại được phản ánh trong phát ngôn. Các TTTT cuối phát ngôn tiếng Việt là một
trong những phương tiện quan trọng để thực tại hoá câu.
5


Phạm vi nghiên cứu của luận án là những TTTT khi chúng xuất hiện ở cuối
phát ngôn trong giao tiếp của người Việt ở NB.
1.2.2. Lý thuyết hoạt động giao tiếp
1.2.2.1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin bằng phương tiện ngôn ngữ
giữa các thành viên trong xã hội nhằm mục đích nhất định, diễn ra trong một ngữ
cảnh nhất định. Hoạt động giao tiếp bao gồm nhiều nhân tố.
1.2.2.2. Các nhân tố giao tiếp
a). Ngữ cảnh

Nội dung khái niệm ngữ cảnh bao chứa hai khái niệm: “nhân vật giao tiếp” và
“hiện thực ngồi diễn ngơn”.
- Nhân vật giao tiếp thường được hiểu là “người tham gia giao tiếp”. Khi giao
tiếp, ít nhất phải có hai người tham gia. Nói như Đỗ Hữu Châu, nhân vật giao tiếp là:
“Ai nói với ai? Ai nói và nói cho ai?”.
- “Hiện thực ngồi diễn ngơn (ngồi ngơn ngữ)”, theo Đỗ Hữu Châu, bao gồm
nhiều hợp phần (xin lược trích nội dung cốt lõi mà tác giả diễn giải):
1). “Hoàn cảnh giao tiếp” (…): là tổng thể các nhân tố “mơi trường xã hội văn hóa - địa lí cho các cuộc giao tiếp”; 2). “Thoại trường hay hiện trường giao
tiếp”: “Đó là khơng gian, thời gian của cuộc giao tiếp”; 3). “Hiện thực được nói tới
hay hiện thực đề tài” là nội dung giao tiếp “nói về một hoặc những cái gì đó trong
hồn cảnh giao tiếp”; 4); “Ngữ huống”: thời điểm cụ thể của cuộc giao tiếp .
Trong các khía cạnh biểu hiện trên thì nội dung (1) và (2) thường được nhiều
người gọi chung là hoàn cảnh giao tiếp (rộng và hẹp).
b). Khái niệm “diễn ngơn”: Nói theo cách quen thuộc, đơn giản, diễn ngôn là
ngôn ngữ, phương tiện được dùng khi giao tiếp ngơn ngữ. Nói tới diễn ngơn là nói tới
ngơn ngữ sử dụng trong quan hệ với ngữ cảnh, với mục đích phát ngơn.
1.2.2.3. Khái niệm “phát ngơn”
Trong ngơn ngữ học, khái niệm “phát ngôn” liên quan mật thiết với khái niệm
“câu” nhưng sự phân biệt hai khái niệm này chưa hoàn toàn thống nhất giữa các nhà
nghiên cứu. Luận án này dùng khái niệm “phát ngôn” trong sự phân biệt với “câu”
theo quan niệm ngôn ngữ gồm hai phương diện chủ yếu: phương diện hệ thống
những đơn vị trừu tượng khái quát như âm vị, hình vị, từ, câu và phương diện hoạt
động thực hiện chức năng hướng ngoại của hệ thống trong đó những quy tắc điều
khiển hoạt động của ngôn ngữ, những HĐ của ngôn ngữ đặc trưng và những sản
phẩm cụ thể do các hoạt động của ngôn ngữ tạo ra như phát ngôn, văn bản, diễn ngơn
và các đơn vị của hội thoại. Vì thế, nói tới phát ngơn là nói tới “câu” cụ thể trong
giao tiếp, xuất hiện trong một ngữ cảnh, gắn với người phát ngơn và có tính mục đích
6



nhất định. Nói ngắn gọn theo Đỗ Thị Kim Liên (2005) “Một lời của chúng ta nói ra
ứng với một đơn vị câu được gọi là một phát ngôn”.
1.2.3. Hành động ngôn ngữ
1.2.3.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ
HĐNN là một dạng HĐ đặc biệt của con người, chỉ có ở con người. HĐNN
gắn liền với HĐ nói năng của con người, là HĐ mang tính xã hội. Trên cơ sở định
nghĩa của Đỗ Hữu Châu (2001) và quan niệm của các tác giả khác, chúng tôi rút ra
cách hiểu cụ thể: Hành động ngôn ngữ là hành động con người sử dụng ngôn ngữ để
thực hiện một trong các mục đích: kể, hỏi, yêu cầu, đề nghị, nhận xét, bày tỏ tình
cảm, cảm xúc,…của mình trong một ngữ cảnh cụ thể.
1.2.3.2. Phân loại hành động ngôn ngữ
Chúng tôi chọn bảng phân loại của J.R. Searle làm cơ sở cho việc nghiên cứu
của luận án vì cách phân loại của ông đến nay được các nhà nghiên cứu đánh giá cao.
J.R. Searle phân loại các hành vi tại lời thành 5 nhóm lớn.
1.2.3.3. Hành động ngơn trung (hành động ở lời)
Các HĐNT được Searle chia ra thành năm phạm trù (cịn gọi là lớp). Mỗi
phạm trù lại gồm những nhóm lớn nhỏ khác nhau. Đó là các phạm trù: trình bày, điều
khiển, cam kết, biểu cảm, tuyên bố. Về mặt hiệu lực của HĐNT, có thể chia ra HĐNT
trực tiếp và HĐNT gián tiếp.
1.2.3.4. Sự hành chức của tiểu từ tình thái cuối phát ngơn trong HĐNT
a. TTTT cuối phát ngôn thực hiện các HĐNT trực tiếp: a.1. Các TTTT xuất
hiện trong các cấu trúc HĐ hỏi: à, ừ, hả, hử, chứ;…a.2. Các TTTT xuất hiện trong
các cấu trúc HĐ cầu khiến: đã, đi, nhé;…a.3. Các TTTT xuất hiện trong các cấu trúc
HĐ trần thuật: đấy, kia...
b. TTTT cuối phát ngôn thực hiện các HĐNT gián tiếp: b1. Hiệu lực hỏi
nhưng gián tiếp là nhắc nhở, thúc giục; b2. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là cảnh cáo
đe nẹt; b3. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là đánh giá; b4. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp
là nhắc lại; b5. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là bác bỏ; b6. Hiệu lực hỏi nhưng gián
tiếp là lời chào; b7. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là khẳng định; b8. Hiệu lực hỏi
nhưng gián tiếp là mỉa mai, chê trách; b.9. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là xác nhận;

b.10. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là than vãn; b.11. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là
đề nghị kết thúc cuộc thoại; b.12. Hiệu lực khảo nghiệm nhưng gián tiếp là giải thích.
Số lượng các HĐ lời nói trực tiếp mà các TTTT tham gia biểu thị ở trên tuy
chưa đầy đủ nhưng cũng đã cho thấy sự đa dạng của tính hiệu lực do các HĐNT gây
nên trong đó có sự tham gia của TTTT. Do giới hạn của phạm vi đề tài, trong các
chương 2, 3, 4, chúng tôi chỉ đi vào phân tích và mơ tả các nhóm HĐNT trực tiếp có
sự tham gia của TTTT.
7


1.2.4. Phương ngữ Nam Bộ và vấn đề phân tích TTTT cuối phát ngôn trong
giao tiếp của người Nam Bộ
1.2.4.1. Khái niệm phương ngữ
Phương ngữ thường được hiểu là tiếng nói quen dùng của một vùng, một khu
vực địa lí dân cư (phương ngữ địa lí) hay một tầng lớp người trong xã hội (phương
ngữ xã hội) với những sự khác biệt nhất định (về ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ
pháp) so với ngơn ngữ tồn dân hay phương ngữ khác.
1.2.4.2. Phương ngữ Nam Bộ
Theo Hoàng Thị Châu (2004) và ý kiến của phần đông các nhà nghiên cứu,
tiếng Việt có 3 vùng phương ngữ, trong đó PNNB là giải phương ngữ từ phía nam
Bình Thuận trở vào, thuộc vùng phương ngữ Nam. PNNB không chỉ là kết quả của
một sự phân chia phương ngữ Việt mà nó đã trở thành một đối tượng được nghiên
cứu trên nhiều bình diện. Đó cũng là cơ sở để chúng tơi thực hiện nghiên cứu TTTT
cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB.
Nghiên cứu TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Việt ở NB là
nghiên cứu một lớp từ; cho nên luận án đã dựa theo quan niệm của Hoàng Trọng
Canh (2001) về “Từ địa phương Nghệ Tĩnh” để xác định: Từ địa phương Nam Bộ là
những từ người dân Nam Bộ quen dùng một cách tự nhiên, có sự khác biệt nhất định
(về âm, nghĩa, ngữ pháp) so với từ toàn dân.
1.2.4.3. Vấn đề TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB

Một đặc trưng nổi bật của tiếng Việt là hệ thống TTTT rất phong phú, thể hiện
đa dạng trong các phương ngữ, trong đó có PNNB. Sự khác nhau giữa TTTT địa
phương trong tương quan so sánh với TTTT toàn dân ở những trường hợp này khơng
chỉ thuộc về hình thức ngữ âm mà quan trọng hơn là ở chức năng - nghĩa biểu thị tình
thái và xác lập các hành vi ngơn ngữ.
Như vậy, TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Việt NB là đối tượng
cần được nghiên cứu, và có cơ sở khoa học và thực tiễn để nghiên cứu chúng.
1.3. Tiểu kết chương 1
Điểm lại kết quả nghiên cứu của những tác giả đi trước, luận án chỉ ra TTTT
cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Việt NB cần tiếp tục được đào sâu, mở rộng
nghiên cứu để góp phần cho thấy đặc điểm TTTT cuối phát ngơn trong bức tranh đa
dạng, nhiều màu sắc của TTTT tiếng Việt. Luận án cũng đã xác định và giới thuyết
các khái niệm và những vấn đề có liên quan làm cơ sở cho đề tài. Luận án xác định:
TTTT cuối phát ngôn là những hư từ nằm cuối phát ngôn nhằm thể hiện thái độ, tình
cảm, mối quan hệ giữa người nói với người nghe hay đối với thực tại được phản ánh
trong phát ngôn. Các TTTT cuối phát ngôn là một trong những phương tiện quan
trọng để thực tại hoá câu và là một phương tiện biểu thị thái độ, cảm xúc của người
nói ln gắn chặt với các hành động ngôn ngữ và các nhân tố vai giao tiếp về giới và
các mặt khác.
8


Chương 2.
NHẬN DIỆN TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGƠN VÀ NGỮ NGHĨA
CỦA CHÚNG TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ
2.1. Nhận diện TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB
2.1.1. Nhận diện TTTT trong phát ngôn về mặt chức năng
2.1.1.1. Những nhìn nhận chung về chức năng của TTTT
Mặc dù có sự khác nhau ít nhiều trong nhìn nhận cụ thể về nghĩa TT nhưng
điểm chung của các nhà Việt ngữ học đều khẳng định TTTT là một trong những

phương tiện biểu thị TT mà chủ thể của đánh giá TT ln thuộc về người nói. Vai trò
của TTTT là chuyên dùng để biểu thị ý nghĩa TT (thái độ, cảm xúc...) xét trong quan
hệ giữa chủ thể phát ngôn với người nghe, với nội dung phản ánh cũng như có chức
năng cấu tạo các dạng HĐ nói: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán...
TTTT có thể đứng đầu, có thể đứng ở cuối phát ngơn. Trọng tâm nghiên cứu
của luận án này là những TTTT khi chúng xuất hiện ở cuối phát ngôn.
2.1.1.2. Chức năng liên nhân của TTTT
TTTT đảm nhận vai trò biểu đạt nghĩa TT. Thành phần nghĩa này chủ yếu thực
hiện chức năng liên nhân. Chức năng liên nhân là chức năng xác lập mối quan hệ
giữa các vai giao tiếp trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể: thân thiện hay xa lạ, thân, sơ
hay ghét bỏ,… Khi thực hiện chức năng liên nhân, các TTTT đồng thời thể hiện
nhiều vai trò cụ thể khác nhau
2.1.2. Nhận diện tiểu từ tình thái về phương diện từ loại
Trong quan niệm của các tác giả đi trước, vấn đề mối quan hệ, vị trí của TTTT
trong hệ thống từ loại tiếng Việt có nhiều điểm cịn chưa thống nhất; xem chúng là
một từ loại riêng hoặc tập hợp cùng trợ từ vào cùng một nhóm. Luận án này xem
TTTT là một tiểu loại thuộc nhóm hư từ. Bởi, về ý nghĩa, các TTTT có đặc điểm
khơng mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà mang ý nghĩa tình thái; về chức năng, các
TTTT khơng làm thành phần chính và thành phần phụ của câu mà chỉ xuất hiện trong
câu để tạo câu theo mục đích nói: câu cầu khiến, câu nghi vấn.
2.1.3. Tiêu chí cụ thể nhận diện TTTT và danh sách TTTT cuối phát ngôn
2.1.3.1. Tiêu chí nhận diện và danh sách các TTTT của các tác giả đi trước
Về tiêu chí phân chia cụ thể và số lượng TTTT, ý kiến của các nhà nghiên cứu
Việt ngữ học chưa thật thống nhất. Danh sách TTTT của Nguyễn Văn Hiệp gồm 27
từ. Chúng tôi xem đây là những TTTT tồn dân và sẽ chọn (có bổ sung) làm cơ sở để
so sánh với TTTT trong PNNB (trừ từ phỏng hiện ít sử dụng).
2.1.3.2. Tiêu chí nhận diện của luận án và danh sách TTTT cuối phát ngôn
trong giao tiếp của người Nam Bộ
9



a. Tiêu chí nhận diện
Từ các tiêu chí và kết quả phân loại từ của nhiều tác giả đã dẫn, luận án rút ra
các tiêu chí để nhận diện TTTT, theo đó TTTT có ba đặc điểm: (1). Khơng có nghĩa
từ vựng cũng không mang nghĩa phạm trù ngữ pháp mà chỉ biểu hiện nghĩa TT - biểu
thị cảm xúc, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với nội dung thông báo và quan
hệ của nội dung thông báo đối với thế giới khả hữu, cho biết thế giới khả hữu đó là có
thật hay khơng có thật, là tiềm năng hay đã xảy ra, là giả định hay ước muốn, đồng
tình hay nghi vấn, phủ định hay bác bỏ, hướng đến người đối thoại mong muốn được
cộng hưởng, đồng thuận hay bày tỏ ý kiến riêng khi tham gia trong hành chức; (2).
Không sử dụng độc lập để trả lời cho câu hỏi; (3). Trong câu có thể lược bỏ mà
không làm thay đổi nội dung mệnh đề nhưng sự có mặt của chúng tạo nên sắc thái
nghĩa khác nhau cho phát ngơn.
Sử dụng các tiêu chí trên, luân án bổ sung, cụ thể hóa, nhấn mạnh thêm các
tiêu chí để nhận diện TTTT cuối phát ngơn trong giao tiếp của người NB là: (1).
TTTT là yếu tố đi kèm với phát ngôn miêu tả, đứng cuối phát ngôn. Phát ngôn này
giống như một hằng số, chưa thể hiện các tình thái khác nhau; (2). Yếu tố được xem
là TTTT phải thể hiện một thái độ nhất định của người nói đối với người nghe; (3).
Yếu tố được xem là TTTT phải gắn với phát ngôn cụ thể xuất hiện trong một ngữ
cảnh, ngữ huống giao tiếp cụ thể; (4). TTTT xuất hiện cuối phát ngơn có tác dụng
biến phát ngơn từ lõi mệnh đề có khả năng phản ánh và tác động, bộc lộ hướng thoại:
nghi vấn, cầu khiến, trần thuật, bác bỏ, từ chối,...Ví dụ: Bạn làm à. Bạn làm ư. Bạn
làm mà. Bạn làm vậy.
b. Hệ thống tiểu từ tình thái cuối phát ngơn được dùng trong giao tiếp của
người Nam Bộ
Luận án tìm hiểu hệ thống TTTT cuối phát ngôn trong tiếng Việt toàn dân và
trong giao tiếp của người NB về: số lượng đơn vị, sự hành chức và ý nghĩa.
b1. Tiểu từ tình thái tồn dân
Vận dụng các tiêu chí nhận diện TTTT nêu trên, đối chiếu với từ trong Từ điển
tiếng Việt và danh sách các TT trong các công trình của các tác giả, luận án chọn

danh sách TTTT toàn dân gồm 29 đơn vị do Hoàng Thúy Hà (2008) tổng hợp để
khảo sát thực tế sử dụng ở NB là a, à, ạ, ấy, chắc, chăng, cho, chứ, cơ, đã, đây, đấy,
đi, hả, hẳn, hử, hỉ, kia, mà, nào, này, nhé, nhỉ, thôi, thế, ư, vậy, với, chứ lại/lị.
b2. Tiểu từ tình thái dùng trong phương ngữ Nam Bộ
Khảo sát các TTTT trong phát ngôn của người NB, chúng tôi gặp các đơn vị
TT được dùng là từ và dạng thức của từ. Các TT là hình thức biến âm, có nghĩa tương
đồng thì xem là dạng thức của từ; nếu chúng khác nghĩa thì xem là hai từ.
Qua khảo sát, thống kê, chúng tôi gặp 87 TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp
của người NB, bao gồm 32 TTTT tồn dân và 55 TTTT PNNB, trong đó có hai
10


dạng: TTTT đơn và TTTT kết hợp. TTTT đơn: là hiện tượng TTTT xuất hiện trong
phát ngôn dạng cấu tạo đơn tiết. Ví dụ: há, hà, nhen, nghen, hơn, hơng…; TTTT kết
hợp (tổ hợp, phối kết): là hiện tượng cuối phát ngôn các yếu tố kết hợp với nhau tạo
thành các tổ hợp TTTT gồm hai hoặc hơn hai thành tố. Ví dụ: mèn ơi, chớ bộ, thấy
mồ,…Kết quả cụ thể như sau:
- Có 40 TTTT đơn xuất hiện trong giao tiếp của người NB, trong đó có: 19
TTTT tồn dân được người NB dùng là à, ạ, cơ, chắc, chớ, chứ, đã, đây, đấy, đi, mà,
nào, nhé, nhỉ, hả /há/ha, thôi, vậy, với, ư và 21 TTTT đơn tiêu biểu cho PNNB là: cà,
chi, chớ, coi, đa, hà, há, he, hè, hen, hén, hôn, hông, mợi, nè, nhen, nghe, nghen,
lận, ơi, ta. Trong 40 TTTT đơn nêu trên, có hai dạng biến thể: a). các biến thể
phương ngữ, tạo thành cặp là: hen/hén; hôn/hông; nghen/nghe, nhen; he/hè và b).
biến thể đều là yếu tố toàn dân: chớ/chứ; hả /há, ha.
- Có 47 TTTT tổ hợp được dùng cuối phát ngơn, trong đó có: 13 TTTT tổ hợp
tồn dân là: chắc à, cho mà, cơ mà, cơ đấy, đi mà, nào hả, thôi à, vậy đi, vậy hả, vậy
mà, vậy thôi, với nhé; 34 TTTT tổ hợp PNNB là: à nha, chi dzậy, chớ/chứ gì, chớ
sao, đó hả, đó mà, đó nha, à nhen, hơng đây, hơng hả, hơng hà, hơng nè, hơng ta,
nữa chớ, nữa đó, nữa hả, nữa hen, rồi đa, rồi nghen, rồi hen, rồi hà, lận nè, rồi
há, sao nè, sao há, thôi nghen, thôi nghe, dzậy đó, nè mợi, lận mợi, dzậy nghen,

mèn ơi, chớ bộ, thấy mồ.
Như vậy, TTTT được người NB dùng cuối phát ngơn có số lượng rất phong
phú (87 đơn vị) với hai loại cấu tạo, cấu tạo đơn (40 từ, 45,98%) và cấu tạo tổ hợp
(47 đơn vị, 54,02%), gồm cả TTTT tồn dân và TTTT phương ngữ, trong đó TTTT
phương ngữ có số lượng và tỉ lệ gần gấp đơi TTTT tồn dân (55 đơn vị chiếm
63,21% so với 32 đơn vị, chiếm 36,78%).
2.2. Ngữ nghĩa của tiểu từ tình thái cuối phát ngơn trong giao tiếp của
người Nam Bộ
2.2.1. Các TTTT đơn được dùng trong giao tiếp của người Nam Bộ
Trong 8531 cuộc thoại của người NB đã điều tra được, đối chiếu TTTT cuối
phát ngôn trong giao tiếp của người NB với các TTTT cuối phát ngôn trong tiếng
Việt tồn dân, chúng tơi phân ra tiểu nhóm: 1). TTTT trùng với từ trong tiếng Việt
toàn dân; 2). TTTT tồn dân được dùng trong phương ngữ có sự khác biệt ít nhiều về
nghĩa; 3). TTTT là biến thể về âm và nghĩa - những TTTT tiêu biểu cho PNNB.
2.2.1.1. Các tiểu từ tình thái đơn tồn dân dùng ở Nam Bộ
a). Nhóm các tiểu từ tình thái đơn trùng với tiếng Việt tồn dân
Khảo sát phát ngơn của người NB, chúng tơi thấy xuất hiện 19 TTTT có âm và
nghĩa như trong tiếng Việt toàn dân là: à, ạ, chắc, cho, chứ, cơ, đã, đây, đấy, đi, mà,
nào, nhé, nhỉ, hả, thơi, vậy, với, ư.
b). Nhóm các TTTT đơn toàn dân dùng trong giao tiếp của người Nam Bộ có
sự khác biệt ít nhiều về nghĩa và cách dùng
11


Trong danh sách 19 TTTT đơn trùng với tiếng Việt tồn dân về ngữ âm có 6
TTTT ạ, nhé, đây, chứ, hả, vậy khi dùng cuối phát ngôn trong giao tiếp ở địa phương
NB có khác về nghĩa và cách dùng so với ngơn ngữ tồn dân. Vì thế, chúng tôi miêu
tả về 6 TTTT này trong giao tiếp của người NB.
Theo tư liệu khảo sát hội thoại, chúng tôi thống kê được số lượng 413 lượt
dùng TTTT toàn dân ạ, nhé, đây, chứ, hả, vậy.

c). Nhóm các tiểu từ tình thái là biến thể ngữ âm của từ tồn dân
Biến âm là một hiện tượng phổ quát của ngôn ngữ nhưng ngơn ngữ mỗi dân
tộc, mỗi vùng có mức độ biến âm khác nhau và có những đặc trưng biến âm riêng.
Tiếng Việt nói chung và PNNB nói riêng cũng vậy. PNNB có 7 TTTT là biến âm của
từ tồn dân là: á (à), chớ (chứ), dzậy (vậy), đó (đấy), nha (nhé), nhe (nhé), ha (hả).
2.2.1.2. Ý nghĩa của các tiểu từ tình thái đơn phương ngữ
Như trên đã đề cập, trong phát ngơn của người Nam Bộ có 21 TTTT đơn khác
cả về ngữ âm và ngữ nghĩa so với TTTT trong tiếng Việt tồn dân, vì vậy trọng tâm
nghiên cứu của chúng tôi là 21 TTTT đơn này.
Khảo sát hơn 8531 cuộc thoại, đối chiếu với TTTT tồn dân; có 21 TTTT đơn
phương ngữ cuối phát ngơn NB, gồm: cà, chi, chớ, coi, đa, hà, há, he, hè, hen / heng,
hén / héng, lận, hôn, hông, mợi, nè, nhen, nghe, nghen / ngheng, ta, ơi.
2.2.2. Ngữ nghĩa của tổ hợp TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người
Nam Bộ
2.2.2.1. Kết quả khảo sát
Từ 8531 phiếu điền dã các cuộc thoại của người NB dùng TTTT cuối phát
ngơn ở dạng kết hợp, có 4181/8531 (49%) cuộc thoại có dùng tổ hợp TTTT. Như
vậy, hiện tượng dùng tổ hợp TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB rất
phổ biến. Kết quả chung về bức tranh sử dụng hai loại tổ hợp TTTT toàn dân và
phương ngữ được thể hiện qua sơ đồ sau:

2.2.2.2. Ngữ nghĩa các tổ hợp TTTT
a). Các tổ hợp TTTT toàn dân được sử dụng cuối phát ngơn
Trong tiếng Việt tồn dân, TTTT không những xuất hiện ở dạng đơn (1 âm
tiết) như: à, á, ạ, cơ, chắc,… mà còn ở dạng kết hợp với số lượng rất lớn, như: đâu à,
đây à, đấy à, kia à, cơ à…Trong giao tiếp, người NB sử dụng 13 tổ hợp TTTT toàn
dân, với 1463/4181 lượt. Số lượt dùng và mức độ sử dụng của các cặp TTTT kết hợp
12



tồn dân là khơng như nhau. Được dùng nhiều nhất là đi mà (150 lần, 10,23%), tiếp
đến thôi mà (145 lần, 9,94%), vậy mà (145 lần, 9,94%), vậy thôi (138 lần, 9,36%),
vậy hả (107l ần, 7,31%), cho mà (107 lần, 7,31%), vậy đi (124 lần, 8,48%); nào hả
(120 lần, 8,19%); với nhé (120 lần, 8,19%); chắc à (120 lần, 8,19%); thôi à (115 lần,
7,89%); vậy hả (107 lần, 7,31%); cho mà (107 lần, 7,31%); và dùng ít nhất là cơ mà
(39 lần, 2,63%), cơ đấy (34 lần, 2,34%).
b). Các tổ hợp TTTT phương ngữ Nam Bộ được sử dụng cuối phát ngôn
Từ kết quả khảo sát 4181 cuộc thoại người Nam Bộ đã dùng tổ hợp TTTT
trong giao tiếp, ngoài 1463 cuộc thoại có dùng 13 cặp tổ hợp TTTT tồn dân cuối
phát ngơn, chúng tơi thu được 34 cặp tổ hợp TTTT phương ngữ xuất hiện trong
2718 cuộc thoại. Đó là: à nha, chi dzậy, chớ/chứ gì, chớ sao, đó hả, đó mà, đó mà, à
nhen, hơng đây, hơng hả, hông hà, hông nè, hông ta, nữa chớ, nữa đó, nữa hả, nữa
nhen, rồi đa, rồi nghen, rồi hen, rồi hà, lận nè, rồi há, sao nè, sao há, thơi nghen,
thơi nghe, dzậy đó, nè mợi, lận mợi, dậy nghen, mèn ơi, chớ bộ, thấy mồ. Có ba
dạng kết hợp TTTT phương ngữ: 1). TTTT toàn dân kết hợp TTTT phương ngữ (à
nha, sao nè,…); 2). Hai TTTT phương ngữ kết hợp với nhau (hông nè, hông dzậy,
hông hà, dzậy nghen, nè mợi, lận mợi…); 3). Hai TTTT toàn dân kết hợp với nhau
(đó mà, rồi đó,… Đây là dạng khá đặc biệt, chỉ thấy xuất hiện cuối phát ngôn trong
giao tiếp của người NB).
Các kết hợp TTTT phương ngữ phần nhiều có tỉ lệ lượt dùng gần bằng nhau
(trên/ dưới 3%); kết hợp hông hà, hông nè được dùng nhiều nhất (118 lần, 4,34%) so
với sao nè, rồi há (68 lần, 2,83%), dzậy đó (58 lần, 2,13%,) có lượt dùng thấp nhất
cũng chỉ hơn 2%. Điều đó nói lên rằng, các kết hợp TTTT phương ngữ đều là những
tổ hợp được dùng quen thuộc với người NB.
2.3. Tiểu kết chương 2
Điền dã trực tiếp 8531 cuộc thoại của người NB, luận án cho thấy số lượng
TTTT được người NB dùng cuối phát ngôn rất phong phú và đa dạng, gồm 87 đơn vị,
với hai loại cấu tạo, cấu tạo tổ hợp nhiều hơn cấu tạo đơn (47 đơn vị, 54,02%, so với
40 từ, 45,98%), gồm cả TTTT toàn dân và TTTT phương ngữ, trong đó TTTT
phương ngữ có số lượng và tỉ lệ gần gấp đơi TTTT tồn dân (55 đơn vị (21 TTTT

đơn, 34 TTTT tổ hợp), chiếm 63,21% so với 32 đơn vị (19 TTTT đơn, 13 TTTT tổ
hợp), chiếm 36,78%).
TTTT toàn dân khi dùng cuối phát ngơn trong giao tiếp của người NB có một
số đơn vị có sự khác biệt ít nhiều so với dùng trong ngơn ngữ tồn dân. Tần số sử
dụng đối với các từ này khơng cao và hồn cảnh giao tiếp, sử dụng chúng cũng hạn
chế. Các TTTT toàn dân chủ yếu được dùng trong cơ quan, trường học, mang tính
nghi thức. Trong gia đình cũng như ngồi xã hội, trong bối cảnh giao tiếp tự nhiên,
đời thường, các TTTT tồn dân rất ít khi được dùng; thay vào đó là các TTTT địa
13


phương NB. Một vài điểm khác biệt khác về nghĩa cũng được thể hiện trong cách
dùng của người phương Nam đối với nhóm TTTT này. Trong gia đình, người hàng
trên không dùng ạ đối với hàng dưới và người hàng dưới có thể dùng hả cuối phát
ngơn khi giao tiếp với người hàng trên.
Nghĩa của các TTTT đơn phương ngữ rất phong phú và đa dạng. Phần lớn
chúng đều có nhiều nghĩa hoặc sắc thái nghĩa khác nhau. Điều đó góp phần làm cho
ngơn ngữ giao tiếp của người NB thêm giàu sắc thái biểu cảm.
Việc sử dụng các tổ hợp TTTT cuối phát ngôn một cách phong phú, đa dạng,
hơn nữa, các tổ hợp TTTT phương ngữ lại được dùng với tần số cao hơn đã góp phần
tạo thêm sự phong phú các sắc thái nghĩa tình thái phương ngữ, bên cạnh nghĩa của
nội dung mệnh đề. Điều đó đã giúp cho người NB có thể chuyển tải một cách chính
xác, đầy đủ, cụ thể và tinh tế cảm xúc, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với hiện
thực được thông báo, tạo nên điểm nhấn, gây ấn tượng sâu sắc đối với người đối
thoại. Đồng thời làm cho lời nói của người NB có sự nhấn giọng hay kéo dài giọng ở
cuối phát ngôn, tạo nên âm hưởng, giọng điệu riêng, đậm “chất Nam Bộ”.
Chương 3.
ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CÁC TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN
TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ
XÉT THEO HÀNH ĐỘNG NGƠN NGỮ

3.1. Mơ tả chức năng ngữ nghĩa các nhóm TTTT
3.1.1. Phân loại các nhóm TTTT theo phạm trù HĐNT
Dựa trên các tiêu chí phân loại các HĐNT và 4 định hướng ở chương 1, luận
án phân loại, thống kê số lượng 24 TTTT cuối phát ngôn tiêu biểu cho PNNB xuất
hiện trong 5 nhóm phạm trù HĐNT. Cả 5 nhóm phạm trù HĐNT đều có các TTTT
cuối phát ngơn nhưng khả năng xuất hiện của các từ không như nhau. Căn cứ theo tỉ
lệ tần số các TTTT xuất hiện ở vị trí cuối phát ngơn, xếp theo thứ tự từ cao đến thấp
là: 1). Nhóm điều khiển (1922 /6510 lần, gồm: chớ, chi, coi, há, he, hè, hen, ln,
hơng, mợi, nè, nhen, nghe, ta, lận). 2). Nhóm trình bày (1655 /6510 lần, gồm: cà, chi,
chớ, đa, hà, hen, lận, mợi, nè, nghe, nghen, ơi). 3). Nhóm biểu cảm (1645 /6510 lần,
gồm: chi, chớ, coi, mèm ơi, hà, he, hè, hen, hén, hôn, nè, nhen, nghe, nghen, ta, chớ
bộ, thấy mồ). 4). Nhóm tuyên bố (902 /6510 lần, gồm: chi, coi, hè, mợi, nè, nghe,
nghen, ơi). 5). Nhóm cam kết (369 /6510 lần, gồm: coi, hen, nghe, nghen).
Như vậy, có thể thấy vai trị và khả năng biến đổi linh hoạt về ngữ nghĩa của
TTTT. Trong đó, đặc biệt các từ hen, nghe, nghen, chúng có khả năng xuất hiện trong
cả 5 phạm trù.
14


3.1.2. Phân loại các nhóm TTTT theo từng tiểu phạm trù HĐNT
Luận án đã tiến hành khảo sát, phân loại TTTT theo các tiểu phạm trù của 5
phạm trù. Với sự miêu tả chi tiết, kèm ví dụ minh họa, luận án cho thấy vai trò và giá
trị của TTTT trong việc thực tại hóa ý nghĩa các phát ngơn theo các HĐ khác nhau.
Cả 27 HĐNT của 5 phạm trù đều có TTTT cuối phát ngơn. Chúng khơng những là
yếu tố thể hiện tình thái mà cịn là thành tố làm cho mục đích của phát ngơn được thể
hiện rõ. Một TTTT có thể xuất hiện trong nhiều HĐNT của một phạm trù hay nhiều
phạm trù khác nhau. Trong đó, có nhiều TTTT xuất hiện với tần số cao trong nhiều
HĐNT của 5 phạm trù là nghe, hen (5 phạm trù), chi, hà, nè, nghen, hè (4 phạm trù).
3.2. Mô tả các TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ
theo tiêu chí lịch sự

3.2.1. Nguyên lí lịch sự
Nguyên lí lịch sự (principle of politeness) là một nguyên lí đặc biệt quan trọng
trong hoạt động giao tiếp. Cho đến nay, các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố đều
dựa trên cơ sở các hiện tượng thể hiện tính lịch sự để xây dựng lí thuyết lịch sự. Từ
chỗ trình bày ý kiến của các nhà nghiên cứu ngồi nước và trong nước về ngun lí
lịch sự, luận án dựa theo định nghĩa của Đỗ Hữu Châu (2003): “phép lịch sự là hệ
thống những phương thức mà người nói đưa vào hoạt động nhằm điều hịa và gia
tăng giá trị của đối tác của mình” làm cơ sở nghiên cứu.
3.2.2. Mô tả cụ thể
Luận án đã miêu tả và phân loại cụ thể 21 TTTT đơn và 3 TTTT kết hợp tiêu
biểu cuối phát ngôn của PNNB theo tiêu chí lịch sự. TTTT cuối phát ngơn ở NB đại
bộ phận được dùng theo chiến lược lịch sự dương tính (19/ 24 từ, gồm: đa, mèn ơi,
há, hà, he, hè, hen, hén, lận, hôn, hông, mợi, nè, nhen, nghe, nghen, ta, ơi, thấy mồ),
3 từ (cà, coi, chớ bộ) được dùng với sắc thái trung tính, chỉ có 2 từ (chi, chớ) là được
dùng với chiến lược lịch sự âm tính.
3.3. So sánh nghĩa của các TTTT trong nhóm theo từng HĐNT
3.3.1. Các cặp TTTT trong cùng nhóm xuất hiện trong các HĐNT khác nhau
- Nhóm 1: hen/ hén: Cặp này xuất hiện trong 5 phạm trù HĐNT. Tuy nhiên
hen có mặt trong HĐNT: cầu khiến, dặn dị, xin lỗi, cảm ơn, khen, từ chối, thông
báo, thỏa thuận; trong khi hén chỉ có mặt trong HĐ: hỏi, hứa.
- Nhóm 2: hà/ há: TTTT hà xuất hiện ở HĐNT: mời mọc, cầu mong, khen,
tiếc, trách, bác bỏ, kể, giải trình, cịn TTTT há lại khơng xuất hiện trong các HĐ đó
mà chỉ có mặt ở HĐNT: cầu khiến, rủ rê, chào.
3.3.2. Các TTTT trong nhóm xuất hiện trong cùng một HĐNT
Nhóm 1: hen/ hén cùng xuất hiện ở 5 phạm trù HĐNT. Hen/ hén cùng xuất
hiện ở HĐNT: trách. Nhóm 2: hơn/ hơng: cùng xuất hiện ở HĐNT: hỏi. Nhóm 3:
nhen, nghe, nghen cùng xuất hiện ở HĐNT: dặn dò, xin lỗi, thông báo.
15



Trong đó, nhóm nhen, nghe, nghen xuất hiện nhiều nhất (23/27 HĐNT), tiếp
đến là hen/ hén (16/27 HĐNT), thấp nhất là hôn/ hông (4/27 HĐNT). Chúng tôi đã
so sánh các từ trong nhóm, thấy rằng, các TTTT phát âm gần nhau cùng có mặt trong
một HĐNT, ngồi nét nghĩa chung, giữa chúng có nét nghĩa riêng. Nét nghĩa riêng rất
đa dạng và phong phú, biểu thị sự khác biệt về sắc thái biểu cảm trong từng phát
ngôn. Với sự biểu hiện nghĩa cụ thể, rõ ràng, các TTTT nhóm này giúp chuyển tải tư
tưởng tình cảm, bộc lộ ý nghĩa tình thái đa dạng tinh tế cho phát ngơn, làm nổi rõ
những suy nghĩ, những cung bậc tình cảm phong phú của con người NB.
3.4. Hiện tượng từ hô gọi đi kèm TTTT
3.4.1. Từ hô gọi và hiện tượng từ hô gọi đi kèm TTTT
Để khảo sát từ hô gọi (THG) đi kèm TTTT, chúng tôi tập hợp 1.800 tham thoại
của 8.531 phiếu điều tra các cuộc hội thoại ở các tỉnh thành NB xuất hiện THG đi
kèm TTTT cuối phát ngơn thuộc tám HĐNN

3.4.2. Vai trị của từ hơ gọi xuất hiện trước và sau TTTT cuối phát ngôn
trong giao tiếp của người NB
HĐNT có THG kèm TTTT xuất hiện trước TTTT có số lượng cao nhất là ở
HĐ xin lỗi: 89/597 lần, 14,90%; HĐNT có THG kèm TTTT xuất hiện sau TTTT có
số lượng cao nhất là ở HĐ mời: 56/354 lần, 16,20%. Cũng qua biểu đồ ta thấy hoạt
động của THG xuất hiện khá đồng đều ở các nhóm HĐNT; điều đó cho thấy, khơng
những THG ln xuất hiện trong giao tiếp của người NB như một yếu tố tự nhiên tất
yếu mà chúng còn là yếu tố thể hiện tính lịch sự và tình cảm. THG đi kèm với TTTT
là một trong các biểu hiện của đặc điểm giao tiếp trọng tình của người NB.
a). THG xuất hiện trước TTTT cuối phát ngôn
Khi THG xuất hiện trước TTTT thì trọng tâm phát ngơn sẽ rơi vào đối tượng
được gọi, điều đó cho thấy người nói rất quan tâm đến người nghe; lúc ấy, có thể
điểm nhấn biểu cảm của TTTT sẽ giảm nhẹ hơn một chút.
16



b). THG xuất hiện sau TTTT cuối phát ngôn
Khi THG xuất hiện sau TTTT thì trọng tâm sẽ rơi vào TTTT, nội dung lời nói
được chú ý hơn, nhấn mạnh hơn; người nghe cần lưu ý đến thông điệp mà người nói
đã phát. Ngữ điệu tuy mạnh nhưng khơng kém phần lịch sự và sự nhẹ nhàng. Người
nghe cảm nhận được sự quan tâm, những tình cảm trân trọng dành cho mình.
3.5. Tiểu kết chương 3
Ở chương 3, luận án đã mơ tả cho thấy các TTTT có thể nằm trong một nhóm
HĐ nhưng cũng có khả năng xuất hiện trong nhóm khác, có vai trị và ý nghĩa khác
nhau, đó là hỏi, khẳng định trực tiếp một cách thẳng thắn, bộc trực; hoặc mang hình
thức hỏi nhưng lại hàm ẩn chuyển tải HĐ lời nói khác một cách tinh tế, tế nhị. Đó là
nét đặc sắc của TTTT trong giao tiếp của người NB. Giữa các từ trong nhóm TTTT,
về ý nghĩa, vai trò, và sự hành chức, bên cạnh những điểm tương đồng, giữa chúng có
những đặc điểm hồn tồn khác nhau.
Mơ tả và phân loại các nhóm TTTT theo HĐNT, luận án nhận thấy: các TTTT
cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB xuất hiện thường xuyên trong 5 phạm
trù điều khiển, biểu cảm, cam kết tun bố, trình bày. Trong đó, có 27 HĐNT tiêu
biểu thuộc 5 phạm trù này xuất hiện TTTT cuối phát ngơn là kể, thơng báo, giải
trình, dặn dị, giới thiệu, cầu khiến, xua đuổi, mời mọc, rủ rê, mệnh lệnh, cầu mong,
khuyên, hỏi, hứa, thoả thuận, cảm ơn, xin lỗi, chúc, chào, khen ngợi, tiếc, dự định,
đốn, ước, trách móc, bác bỏ, từ chối.
Khảo sát các TTTT cuối phát ngôn đi kèm THG trong giao tiếp của người NB,
luận án thấy việc liên kết các yếu tố này với nhau có hiệu quả trong việc thể hiện nghĩa
tình thái. THG kết hợp TTTT trong các ngữ cảnh tạo sự chú ý, gây ấn tượng mạnh, tạo
sắc thái mới mẻ; đồng thời, người nói muốn tìm sự chia sẻ với người nghe, mong muốn
người nghe tiếp nhận hay đồng tình. Việc kết hợp THG kèm TTTT cuối phát ngôn
trong phương ngữ NB một cách tự nhiên, hài hòa, phần nào cho thấy bức tranh giao
tiếp trọng tình cảm, nét tinh tế trong lời ăn tiếng nói của người phương Nam.
Chương 4.
ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGƠN
TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ

XÉT THEO PHÂN TẦNG XÃ HỘI VỀ GIỚI TÍNH
4.1. Giới thuyết về vấn đề giới tính và ngơn ngữ
Chúng tơi đồng tình với cách nhìn của Nguyễn Văn Khang (2012) về vấn đề
giới và ngôn ngữ. Giới tính cũng như các nhân tố phân tầng xã hội khác đều có ảnh
hưởng đến thái độ, thói quen sử dụng ngơn ngữ trong giao tiếp. Điều đó cũng được
thể hiện trong phát ngơn có dùng TTTT đứng cuối, có sự khác nhau ít nhiều giữa nam
và nữ.
17


4.2. Những khác biệt về tần số sử dụng TTTT cuối phát ngôn trong giao
tiếp giữa nam và nữ ở Nam Bộ
4.2.1. Sự khác biệt giữa nam và nữ về tần số sử dụng TTTT đơn
Chúng tôi tra ghi âm mỗi giới số lượng 500 người. Tổng số phát ngôn thu được
có dùng TTTT là 7655. So sánh 21 TTTT đơn PNNB được nam và nữ dùng cuối phát
ngôn trong giao tiếp, chúng tôi thấy nữ giới sử dụng TTTT nhiều hơn nam. Cụ thể,
nữ sử dụng 4592 phát ngôn chứa TTTT, chiếm 59,99%, nam sử dụng 3063 phát
ngôn, chiếm 40,01%. Tất cả TTTT, TTTT nào nữ cũng đều dùng số lượng phát ngơn
cao hơn nam. Trong đó, có 10/ 21 TTTT được nữ dùng nhiều hơn nam từ 60 % trở
lên, đặc biệt, TTTT nghen được nữ sử dụng với tỉ lệ cao chênh lệch nhất so với nam,
với 669/825 phát ngôn (81,09 % so với 18,91%). Số lượng phát ngơn có TTTT được
nữ dùng cao trên 60%, tỉ lệ vượt trội so với nam là: nghen (669/825; 81,09%), đa
(82/117; 70,09%), %), hà (109/156; 69,87%), há (131/190; 68,95%), ơi (306/476 ;
64,29%), cà (129/204; 63,24%), nhen (291/473; 61,52%), chi (90/147; 61,22%), hôn
(420/694; 60,52%), chớ (95/158; 60,13%). Một tỉ lệ rất chênh lệch so với nam. Nữ
giới dùng TTTT cuối phát ngôn thường xuyên hơn nam.
4.2.2. Sự khác biệt giữa nam và nữ về tần số sử dụng TTTT kết hợp
Khảo sát 2718 tham thoại có sử dụng tổ hợp TTTT xét theo giới, kết quả: nữ
sử dụng 1721/2718 lần, chiếm tỉ lệ 63.31%; nam sử dụng 997/36.68 lần, chiếm tỉ lệ
36.68%. Chỉ có 2 tiểu từ nữ dùng ít hơn nam nhưng tỉ lệ chênh lệch không đáng kể

(thôi nghen: 45,95% /54,05% và đó mà: 44,59%/ 55,41%), 32 tổ hợp TTTT khác, nữ
đều dùng với tỉ lệ cao hơn nam. Trong đó, các từ được dùng chiếm tỉ lệ trên 60% là:
thấy mồ, chớ bộ, mèn ơi, đó nha, đó hả, nữa đó, nữa hả, nữa mà, nữa chứ, rồi hà, rồi
đó, rồi chắc, hơng nè,…
Trong PNNB có 3 tổ hợp TTTT khá đặc biệt, mang tính cố định cao, chúng
khơng do các yếu tố tình thái đơn kết hợp tạo nên là thấy mồ, chớ bộ, mèn ơi. Nghĩa
thấy mồ thể hiện nghĩa cảm xúc mạnh về cái vượt q sức tưởng tượng. Ví dụ: Thơi, coi bộ
thưa thấy mồ. Con thấy trái nào trái nấy bự thấy mồ. Thấy mồ có thể được dùng với các
hành vi khác nhau; nếu người nói “Đẹp thấy mồ”, đó là khen cịn “Xấu thấy mồ”, đó là chê
và “Mệt thấy mồ”, đó là than. Chớ bộ có ý nghĩa tỏ thái độ mạnh mẽ khẳng định hoặc phủ
định điều gì đó. Nghĩa của chớ bộ khác hoàn toàn với TTTT chớ. Ví dụ: Ủa, con cân khoai
mỡ chớ bộ. Cái gì cũng từ từ, tao còn ghé quán bà Tư chớ bộ. Mèn ơi thể hiện thái độ, biểu
cảm (khen/chê) cao độ, trước kết quả sự việc nào đó được nói đến. Ví dụ: Cái giỏ này
đương bàng nhuyễn đẹp ghê mèn ơi. Cha, nay cao lớn coi bộ giống cha mày mèn ơi! Đi

sâu tìm hiểu ba TTTT kết hợp khá đặc biệt dùng cuối phát ngôn trong giao tiếp của
người NB theo giới thì cả ba TTTT này đều được nữ dùng với số phát ngôn cao
hơn 4,5 lần nam (cụ thể, tỉ lệ nữ dùng thấy mồ 82,35%, chớ bộ 81,82%, mèn ơi
81,16%).
18


4.3. Sự khác biệt giữa nam và nữ về sử dụng TTTT xét theo tính lịch sự
Nữ giới thường sử dụng TTTT gắn với tiêu chí lịch sự nhiều hơn nam giới.
Nam giới thường sử dụng TTTT chớ, lận, nè. TTTT chớ mang sắc thái lịch sự âm
tính [-lịch sự], TTTT lận mang sắc thái thiên về chiến lược lịch sự trung tính [+ (1)/(2) lịch sự], TTTT nè vừa được nam sử dụng thuộc chiến lược lịch sự dương tính [+
(1) lịch sự], vừa được sử dụng với chiến lược trung tính [+ - (1) lịch sự].
4.4. Sự khác biệt giữa nam và nữ về sử dụng TTTT gắn với một số nhóm
hành động ngơn trung tiêu biểu
Khảo sát cách dùng TTTT hen, hén, nghen, hôn, hông cuối phát ngôn; kết quả

cho thấy, nam và nữ dùng TTTT theo các hành vi giao tiếp trong gia đình với mục
đích rất đa dạng. Nữ và nam đều sử dụng TTTT cuối phát ngôn ở tất cả các hành vi
ngôn trung cảm ơn, chúc mừng, xin lỗi, cầu khiến/hỏi, mời/rủ rê, dặn dò. Tuy nhiên,
số liệu cho thấy, trong tất các các hành vi ngôn trung trên, tỉ lệ nữ dùng TTTT đều
cao hơn nam giới. Phải chăng, điều đó cho thấy, trong mối quan hệ với mọi người
trong gia đình, xã hội so với nam, nữ giới ln có ý thức dùng lời biểu cảm hơn.
TTTT đã làm cho lời nói của họ vừa nhẹ nhàng biểu cảm lại vừa tinh tế.
4.5. So sánh việc sử dụng TTTT cuối phát ngôn gắn với THG giữa nam và nữ
4.5.1. Nữ sử dụng THG đi kèm TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp
của người Nam Bộ nhiều hơn nam
Luận án so sánh mức độ dùng THG đi kèm TTTTT giữa nam và nữ xét theo
vai trên/ dưới, ngang hàng và mức độ quan hệ thân/sơ. Kết quả cho thấy nữ dụng
THG đi kèm TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB nhiều hơn nam. Cụ
thể, nữ sử dụng 603/942 phát ngôn chứa THG đi kèm TTTT, chiếm 63,9%, nam dùng
340 phát ngôn, chỉ chiếm 36,1%. Sự khác biệt này thể hiện nhất quán trong tất cả HĐ
phát ngôn. Cụ thể, số lượng và tỉ lệ phát ngôn nữ dùng so với nam theo từng HĐ là:
Cầu khiến: 74 -51 (59,2% - 41,8%), mời: 90 - 47 (65,7% - 34,3%), rủ rê: 98 - 34
(65,3% - 34,7%), khuyên: 46 -27 (63,0% - 38,0%), dặn dò: 89 - 57 (61,0% - 39,0 %),
cảm ơn: 87 - 49 (64,0% - 39,0%), xin lỗi: 86 - 42 (67,2% - 32,8%), chúc mừng: 66 33 (66,7% - 33,3%).
Trong giao tiếp, nhìn chung nữ và nam đều chú trọng dùng THG kèm TTTT đối
với quan hệ sơ nhiều hơn quan hệ thân, tuy nhiên, khác biệt này được thể hiện rõ hơn ở
nam. Một điểm khác nữa giữa nữ và nam là, nếu với nam, phát ngơn có THG kèm TTTT
được dùng nhiều hơn đối với quan hệ sơ ở vai ngang hàng, dưới hàng thì ngược lại, nữ
lại dùng nhiều phát ngơn có THG kèm TTTT đối với quan hệ sơ, vai hàng trên.
4.5.2. Sự khác nhau giữa nam và nữ trong việc dùng THG kèm trước và sau
TTTT
Chúng tôi thống kê được 942 lần THG xuất hiện đi kèm TTTT trong các
HĐNT nhưng vị trí khơng giống nhau. Sự khác biệt khá rõ là THG đi kèm trước
19



TTTT chiếm tỉ lệ cao gần gấp đôi kiểu kết hợp THG đi sau TTTT (63,38% so với
36,62%). Tạo ra sự khác biệt đó thực chất là do sự khác biệt giữa nam và nữ trong
cách dùng TTTT đi kèm THG. Cụ thể, nam thiên về dùng THG đi sau TTTT (tỉ lệ
gần gấp đôi so với nữ, 64,9% so với 35,1%), ngược lại, nữ lại chủ yếu dùng THG đi
trước TTTT (tỉ lệ 64,3% so với 35,7%). Sự khác biệt này tạo thành hệ thống, biểu
hiện trên tất cả các HĐNT. Cả 8 loại phát ngôn, nữ đều dùng THG đi trước TTTT với
tỉ lệ cao hơn nam, trong đó tỉ lệ chênh lệch lớn nhất là ở HĐNT cảm ơn, nữ dùng
82,4%, nam chỉ dùng 17,6%, tiếp đến là HĐNT chúc mừng (70,2% so với 29,8%),
HĐNT dặn dò (69,1% so với 30,9%),…Ngược lại, với cả 8 loại phát ngơn có HĐNT
khác nhau, nam đều dùng THG đi sau TTTT với tỉ lệ cao hơn nữ, trong đó tỉ lệ chênh
lệch lớn nhất là ở HĐNT cầu khiến, nam dùng 72,9%, nữ chỉ dùng 27,1%, tiếp đến là
HĐNT chúc mừng (71,4% so với 28,6%), HĐNT khuyên (68,8% so với 31,2%),
HĐNT cảm ơn (66,7% so với 33,3%).
4.6. Tiểu kết chương 4
Ở chương 4, luận án phân tích cách dùng TTTT cuối phát ngôn của người Nam
Bộ xét theo vai giao tiếp gắn với giới. Kết quả cho thấy:
Về tần số sử dụng TTTT cuối phát ngôn, nam giới sử dụng ít hơn nữ giới. Đặc
biệt, đối với TTTT kết hợp, tần số dùng TTTT cuối phát ngôn của nữ cao gần gấp đơi
nam (63.32% so với 36,68%). Trong đó, các TTTT kết hợp cuối phát ngôn thấy mồ,
chớ bộ, mèn ơi mang đặc trưng PNNB đều được nữ dùng với số phát ngôn cao vượt
trội, gấp hơn 4,5 lần nam dùng. Ba tổ hợp TTTT này thể hiện những nét nghĩa khác
nhau ở bối cảnh khác nhau và nghĩa của chúng cũng thể hiện khác nhau theo tâm
trạng, bối cảnh của người giao tiếp. Xét theo loại phát ngôn, ba tổ hợp TTTT này
không dùng trong phát ngôn cầu khiến, nghi vấn mà chỉ dùng trong phát ngôn tường
thuật. Điều đó cho thấy cách dùng của chúng là nhằm thể hiện thái độ khẳng định,
phủ định, bác bỏ hoặc cảm xúc của chủ thể phát ngôn đối với nội dung sự tình được
tường thuật.
Nhìn chung, nam và nữ đều dùng TTTT cuối phát ngơn một cách phổ biến,
điều đó cho thấy tính lịch sự, biểu cảm trong giao tiếp được chú trọng và chúng góp

phần làm cho các cuộc hội thoại thành công. Điểm khác biệt là, nữ dùng nhiều hơn
nam ở [+ lịch sự], còn chiến lược [- lịch sự] thì nam dùng nhiều hơn nữ. Như vậy, nữ
giới thường sử dụng TTTT gắn với tiêu chí lịch sự nhiều hơn nam giới.
Phân tích các TTTT được dùng cuối phát ngôn xét theo giới, luận án cho thấy,
ở tất cả các hành vi ngôn trung: cảm ơn, chúc mừng, cầu khiến, xin lỗi, mời, rủ rê,
dặn dò,…nam và nữ đều dùng TTTT; tuy nhiên, tỉ lệ dùng của nam thấp hơn so với
nữ. Nói cách khác, nữ thường dùng TTTT nhiều hơn nam. Trong đó, ở hành vi chúc
mừng, TTTT được nữ dùng có tỉ lệ cao vượt trội (72,44%) so với nam. Điều đó có thể
do nữ hay chú ý kết quả, thành tích, sự thành cơng cụ thể. Riêng đối với học sinh, với
20


các hành vi chúc mừng, cầu khiến, mời, rủ rê, nam lại thường dùng TTTT hơn nữ.
Trong các phát ngôn của người NB, THG thường đi kèm TTTT, nhưng nữ
dùng nhiều hơn nam (63,9% so với 36,1%) và nữ phổ biến dùng THG trước TTTT,
ngược lại, nam lại hay dùng THG đi sau TTTT. Như vậy, trong giao tiếp nữ rất quan
tâm đến người nghe; dùng THG đi trước TTTT, sự biểu cảm của TTTT có thể sẽ
giảm nhẹ hơn một chút song bù lại, quan hệ liên nhân giữa người nói và người nghe
lại gắn bó, thắt chặt hơn. Đối với phát ngôn của nam, dường như trọng tâm biểu cảm
sẽ rơi vào TTTT, nội dung lời nói được chú ý hơn, nhấn mạnh hơn, làm cho người
nghe lưu ý đến thơng điệp, HĐ ngơn ngữ mà người nói đã phát hơn.
KẾT LUẬN
Từ cứ liệu thu thập được, qua miêu tả, phân tích việc sử dụng TTTT cuối phát
ngơn trong giao tiếp của người Nam Bộ, luận án rút ra những kết luận sau:
1. Qua một số cơng trình của các nhà nghiên cứu nổi tiếng trong và ngoài nước
mà quan niệm, tư tưởng của các tác giả này ảnh hưởng, tác động rõ nhất đến khuynh
hướng nghiên cứu vấn đề TTTT, chúng ta thấy, tình thái là một phạm trù rộng lớn và
phức tạp, được biểu hiện trên nhiều loại phương tiện ngôn ngữ. Luận án cũng đã xác
định các khái niệm và những vấn đề liên quan làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho đề
tài, bằng việc giới thuyết khái niệm tình thái, TTTT, TTTT cuối phát ngơn, giao tiếp,

phát ngơn, hành động nói - mơi trường hoạt động của nghĩa tình thái, phân loại các
nhóm nghĩa tình thái, vấn đề phương ngữ và PNNB. TTTT cuối phát ngôn là một
phương tiện biểu thị thái độ, cảm xúc của người nói ln gắn chặt với các HĐ ngôn
ngữ được thể hiện trong phát ngôn và các nhân tố tham gia giao tiếp xét về mặt giới
tính, địa vị, nghề nghiệp quan hệ xã hội.
2. Ở chương 2, dựa vào các tiêu chí nhận diện TTTT cuối phát ngôn đã được
xây dựng, khảo sát 8531 cuộc thoại của người NB là ngữ liệu điền dã trực tiếp, luận
án đã xác định được:
2.1. Số lượng TTTT cuối phát ngôn được dùng phong phú và đa dạng, gồm 87
đơn vị, với hai loại cấu tạo, cấu tạo tổ hợp nhiều hơn cấu tạo đơn (47 từ, 54,02% so
với 40 từ, 45,98%), bao gồm TTTT toàn dân và TTTT phương ngữ, trong đó TTTT
phương ngữ có số lượng và tỉ lệ gần gấp đơi TTTT tồn dân (55 đơn vị, chiếm
63,21% so với 32 đơn vị, chiếm 36,78%).
2.2. Các TTTT phương ngữ NB là những TTTT được người NB dùng một cách
tự nhiên, quen thuộc trong giao tiếp hàng ngày, có sự khác biệt nhất định (về âm,
nghĩa, thói quen sử dụng) so với TTTT toàn dân. Các TTTT phương ngữ vừa xuất
hiện dạng đơn, vừa xuất hiện dạng kết hợp. Nghĩa của chúng có thể sẵn có nhưng
21


cũng có thể có những nét nghĩa mới được hình thành do việc tổ hợp của các tiểu từ,
đặc biệt là các nghĩa, nét nghĩa được hình thành biến động theo ngữ cảnh do tình
huống giao tiếp.
2.3. Nghĩa của các TTTT đơn phương ngữ rất phong phú và đa dạng, bởi phần
lớn các từ đều có nhiều nghĩa hoặc sắc thái nghĩa khác nhau. Điều đó góp phần làm
cho ngơn ngữ giao tiếp của người NB thêm giàu sắc thái biểu cảm. Có 6 TTTT đơn
tồn dân được dùng ở NB có nghĩa ít nhiều khác với cách dùng trong trong ngơn ngữ
tồn dân.
2.4. Các tổ hợp TTTT phương ngữ có số lượng phong phú, gần gấp ba và lượt
dùng gần gấp đơi các tổ hợp TTTT tồn dân; đại bộ phận chúng được dùng trong giao

tiếp gia đình và giữa những người bạn thân thiết, còn các tổ hợp TTTT toàn dân, chủ
yếu được dùng giao tiếp ngoài xã hội, trong các cơ quan công sở, trường học, giữa
những người là đồng nghiệp, quen biết nhau. Việc sử dụng các tổ hợp TTTT cuối
phát ngôn một cách phong phú, đa dạng, hơn nữa, các tổ hợp TTTT phương ngữ lại
được dùng nhiều, việc đó đã góp phần tạo thêm sự phong phú các sắc thái nghĩa tình
thái phương ngữ, bên cạnh nghĩa của nội dung mệnh đề miêu tả. Thói quen dùng từ
như vậy đã giúp cho người NB có thể chuyển tải một cách chính xác, đầy đủ, cụ thể
và tinh tế cảm xúc, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với hiện thực được thơng
báo, tạo nên điểm nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu sắc đối với người đối thoại. Đồng
thời, làm cho lời nói của người NB có sự nhấn giọng hay kéo dài giọng ở cuối phát
ngôn, tạo nên âm hưởng, giọng điệu riêng, đậm “chất Nam Bộ”.
3. Các TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB xuất hiện thường
xuyên trong 5 phạm trù: điều khiển, biểu cảm, cam kết, tuyên bố, trình bày. Trong đó,
27 HĐNT tiêu biểu thuộc 5 phạm trù này đã dùng TTTT cuối phát ngôn là kể, thơng
báo, giải trình, dặn dị, giới thiệu, cầu khiến, xua đuổi, mời mọc, rủ rê, mệnh lệnh,
cầu mong, khuyên, hỏi, hứa, thoả thuận, cảm ơn, xin lỗi, chúc, chào, khen ngợi, tiếc,
dự định, đốn, ước, trách móc, bác bỏ, từ chối. TTTT Nam Bộ có thể xuất hiện trong
HĐNT trực tiếp hoặc gián tiếp.
4. Luận án cũng đã khảo sát việc dùng TTTT của người NB theo tiêu chí lịch
sự. Tính lịch sự trong cách thể hiện trực tiếp làm cho người nghe cảm thấy thể diện
của mình được người đối thoại tôn vinh, dễ dàng chấp nhận các hành động của người
nói, hội thoại vì thế mà thành cơng. Xét theo quan hệ dọc, đó là mối quan hệ vị thế,
có khoảng cách xã hội giữa hai vai giao tiếp, cho nên việc người giao tiếp NB sử
dụng chiến lược giao tiếp lịch sự là sự lựa chọn khôn ngoan, vừa tránh làm mất thể
diện của người đối thoại vừa duy trì được tính lịch sự trong giao tiếp. Lịch sự với tư
cách là một nét đặc trưng ngơn ngữ - văn hóa ứng xử của giao tiếp nên khi giao tiếp,
người NB đã dùng một số chiến lược tăng tính lịch sự cho hành động để duy trì hay
thúc đẩy mối quan hệ liên nhân hồ hợp trong xã hội.
22



5. Khảo sát các TTTT cuối phát ngôn đi kèm THG trong giao tiếp của người
NB, luận án khẳng định việc liên kết các yếu tố này với nhau có hiệu quả trong việc
thể hiện nghĩa tình thái. THG kết hợp TTTT trong các ngữ cảnh tạo sự chú ý, gây ấn
tượng mạnh, tạo sắc thái mới mẻ; đồng thời, người nói muốn tìm sự chia sẻ với người
nghe, mong muốn người nghe tiếp nhận hay đồng tình. Khi THG xuất hiện trước
TTTT thì trọng tâm sẽ rơi vào đối tượng được gọi, THG xuất hiện sau TTTT thì trọng
tâm sẽ rơi vào TTTT. Về một khía cạnh khác có liên quan, luận án cũng cho thấy,
trong giao tiếp, người NB thiên về dùng THG đi kèm đứng trước TTTT hơn là dùng
THG đi sau TTTT. Việc kết hợp THG kèm TTTT cuối phát ngôn trong PNNB một
cách tự nhiên, hài hòa, phần nào cho thấy bức tranh giao tiếp trọng tình cảm, nét tinh
tế trong lời ăn tiếng nói của người phương Nam.
6. Ở chương 4, luận án phân tích việc dùng TTTT cuối phát ngơn trên các khía
cạnh khác nhau, xét theo vai giao tiếp gắn với giới để thấy được mối liên hệ giữa
ngôn ngữ và giới qua việc dùng TTTT cuối phát ngôn của người phương Nam. Kết
quả cho thấy:
6.1. Nữ giới dùng TTTT cuối phát ngôn thường xuyên hơn nam. Cụ thể, nữ sử
dụng 5096/8531 phát ngôn chứa TTTT đứng cuối, chiếm tỉ lệ 59,73%, nam giới sử
dụng 3435/8531 phát ngôn chiếm tỉ lệ 40,26%. Điều đó cho thấy trong cuộc sống
cũng như trong giao tiếp, phụ nữ ln quan tâm đến tình cảm. Nữ giới thích tạo ngữ
điệu kết hợp TTTT trong lời thoại, tạo nên ấn tượng, gây được chú ý để thể hiện tình
cảm thương mến, thân mật với người nghe. Đó là một trong những nét trội trong tính
cách của nữ giới nằm trong đặc tính văn hóa ứng xử chung trọng tình của người NB.
6.2. Phân tích các TTTT được dùng cuối phát ngôn xét theo giới, chúng ta thấy
cách ứng xử đậm tình của người NB được thể hiện rõ ràng trên tất cả các hành vi
ngôn trung cảm ơn, chúc mừng, cầu khiến, xin lỗi, mời, rủ rê, dặn dị…bởi hành vi
ngơn trung nào cũng mang tính tình thái. Tuy nhiên, có sự khác biệt ít nhiều giữa
nam và nữ trong dùng TTTT. Tỉ lệ các phát ngôn của nam có dùng TTTT thấp hơn so
với nữ, điều đó cho phép kết luận nữ thường dùng TTTT nhiều hơn nam. Xét TTTT
được dùng theo các hành vi phát ngơn, giữa nam và nữ cũng có thói quen lựa chọn

khơng hồn tồn giống nhau. Nữ hay chú ý đến kết quả của cơng việc, những thành
cơng, thành tích, kết quả cụ thể nên với hành vi chúc mừng, TTTT được nữ dùng
nhiều nhất, chênh lệch nhất so với nam. Ngoài ra, các hành vi cảm ơn, xin lỗi, dặn dò,
mời, rủ rê TTTT cũng được nữ dùng nhiều hơn nam.
6.3. Luận án đã bàn về ý nghĩa tình thái của các tổ hợp TTTT đặc biệt của
PNNB thấy mồ, chớ bộ, mèn ơi dùng cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB và
việc dùng ba tổ hợp này xét theo giới. TTTT thấy mồ, chớ bộ, mèn ơi được nữ giới sử
dụng nhiều nhất và cao gấp gần 2,6 lần so với nam. Nam giới sử dụng 157/ 563,
chiếm tỉ lệ 27.88%. Nữ giới sử dụng 406/563, chiếm tỉ lệ 72.11%.
23


×