Trang - 1 -
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế TP HCM đã
tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian tôi
học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Hoàng Ngân - người đã tận tình hướng dẫn
tôi thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã có
những đóng góp ý kiến thiết thực cho luận văn
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ lãnh đạo tại Ngân hàng TMCP XNK Việt
Nam, các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình tôi thu thập thông tin để
hoàn thành luận văn này
Người thực hiện đề tài
Trang - 2 -
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây luận văn này là do bản thân tự nghiên cứu và thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Trần Hoàng Ngân.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong công trình này là trung thực, nội dung
của luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tôi hoàn toàn chòu trách nhiệm về tính pháp lý quá trình nghiên cứu khoa
học của luận văn này.
Tp. HCM, ngày 22/06/2009
Nguyễn Thò Thành Tâm
Trang - 3 -
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Mở đầu
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ VÀNG, KINH DOANH VÀNG VÀ TÍN DỤNG VÀNG
1.1 Tổng quan về vàng..............................................................................................10
1.1.1 Chức năng của vàng.........................................................................................10
1.1.2 Đơn vò đo lường và cách qui đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước .........11
1.1.3 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá vàng.....................................................12
1.2 Kinh doanh vàng.................................................................................................18
1.2.1 Khái niệm..........................................................................................................18
1.2.2 Phân loại kinh doanh vàng...............................................................................18
1.2.3 Các văn bản pháp lý liên quan đến kinh doanh vàng......................................20
1.3 Tín dụng vàng.................................................................................................…..22
1.3.1 Các khái niệm cơ bản.......................................................................................22
1.3.2 Các nguyên tắc tín dụng...................................................................................24
1.3.3 Lãi suất tín dụng...............................................................................................24
1.3.4 Rủi ro................................................................................................................25
1.3.5 Bảo đảm tín dụng..............................................................................................26
Kết luận chương 1.....................................................................................................27
Trang - 4 -
CHƯƠNG II: SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÍN DỤNG
TÀI TR ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀNG TẠI EXIMBANK
2.1 Giới thiệu chung Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam....................28
2.2 Giới thiệu nghiệp vụ sử dụng công cụ tín dụng tài trợ đầu tư kinh doanh vàng
...................................................................................................................................32
2.2.1 Đối tượng và điều kiện.....................................................................................32
2.2.2 Đặc tính sản phẩm............................................................................................33
2.2.3 Phương pháp thực hiện.....................................................................................33
2.2.4 Xử lý tài sản .....................................................................................................43
2.3 Thực trạng việc sử dụng công cụ tín dụng tài trợ đầu tư kinh doanh vàng.....45
2.3.1 Đối tượng vay....................................................................................................46
2.3.2 Doanh số trung bình tháng...............................................................................46
2.3.3 Đánh giá hiệu quả............................................................................................49
2.3.3.1 Rủi ro.............................................................................................................49
2.3.3.2 Ưu điểm so với các hình thức đầu tư khác ....................................................50
2.3.3.3 Những hạn chế và nguyên nhân.....................................................................53
2.3.3.3.1 STK ngoại tệ chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất thấp......................................................53
2.3.3.3.2 Doanh số cho vay không ổn đònh................................................................54
2.3.3.3.3 Do biến động của thò trường.......................................................................54
2.3.3.3.4 Quy đònh của NHNN...................................................................................55
2.3.3.3.5 Công tác marketing hạn chế.......................................................................55
2.3.3.3.6 Phần mềm chương trình.............................................................................56
2.3.3.3.7 Vấn đề nhân sự...........................................................................................57
Kết luận chương 2.....................................................................................................58
Trang - 5 -
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TÀI TR ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀNG TẠI EXIMBANK
3.1 Nhóm giải pháp dành cho nhà đầu tư...............................................................59
3.2 Nhóm giải pháp vi mô dành cho ngân hàng.....................................................61
3.2.1 Cạnh tranh tỷ giá ngoại tệ................................................................................61
3.2.2 Nâng cấp công nghệ.........................................................................................61
3.2.3 Xây dựng Web - hình thức phục vụ khách hàng hiệu quả................................62
3.2.4 Tăng cường marketing và quảng cáo...............................................................65
3.2.5 Nâng cao thái độ phục vụ khách hàng.............................................................66
3.2.6 Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng..................................................68
3.2.7 Công tác tuyển dụng và đào tạo.......................................................................70
3.3 Nhóm giải pháp vó mô dành cho các cơ quan quản lý......................................72
3.3.1 Nên cho nhập khẩu vàng để thò trường vàng liên thông...................................72
3.3.2 Giảm thuế nhập khẩu vàng...............................................................................73
3.3.3 Hạn chế nhập vàng bằng giấy phép ................................................................76
3.3.4 Chính sách xuất khẩu vàng phù hợp.................................................................76
3.3.5 Chính sách tỷ giá..............................................................................................78
3.3.6 Tạo hành lang pháp lý quản lý sàn vàng.........................................................85
3.3.7 Liên kết thành lập sàn giao dòch vàng quốc gia...............................................88
3.3.8 Mở rộng đối tượng kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài...................91
Kết luận chương 3.....................................................................................................95
Kết luận.....................................................................................................................96
Tài liệu tham khảo....................................................................................................97
Phụ lục......................................................................................................................99
Trang - 6 -
CHỮ VIẾT TẮT
ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu
BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CNTT : Công nghệ thông tin
DN : Doanh nghiệp
EIB : Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Eximbank : Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
LSCB : Lãi suất cơ bản
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTƯ : Ngân hàng Trung ương
SJC : Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn
STK : Sổ tiết kiệm
TCKT : Tổ chức kinh tế
TCTD : Tổ chức tín dụng
TMCP : Thương mại cổ phần
TSĐB : Tài sản đảm bảo
XNK : Xuất Nhập Khẩu
VN : Việt Nam
Trang - 7 -
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Hiện nay giá vàng biến động liên tục với mức chênh lệch khá lớn tạo ra khả
năng sinh lời cao. Điều này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư vàng.
Tham gia đầu tư vàng có rất nhiều ưu điểm như an toàn vốn, cả khi lạm phát cao,
và lợi nhuận thu về lớn gấp nhiều lần so với gửi tiền tiết kiệm ngân hàng và tính
thanh khoản của vàng cũng làm các nhà đầu tư dễ chòu.
Vì vậy, đã có rất nhiều hình thức đầu tư cũng như rất nhiều các phương pháp
đầu tư cho các nhà đầu tư vàng, song đầu tư vàng là kênh đầu tư ẩn chứa nhiều rủi
ro khó dự đoán. Để có thể lựa chọn cách đầu tư thích hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận
và tối thiểu hóa những rủi ro, nhà đầu tư phải hiểu rõ ưu nhược điểm của từng loại
hình đầu tư này và chọn ra cách đầu tư thích hợp.
Với ý nghóa đó, đề tài: “Sử dụng công cụ tín dụng tài trợ đầu tư kinh doanh
vàng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” sẽ giới thiệu cho các nhà
đầu tư rõ hơn về hình thức đầu tư này, phương pháp tính toán, ưu nhược điểm so với
các loại hình đầu tư khác; đồng thời đánh giá những kết quả, những hạn chế,
nguyên nhân hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức tín
dụng vàng tại Eximbank.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu các hình thức đầu tư vàng ở Việt Nam và phân tích hình thức đầu
tư vàng dựa trên việc sử dụng các công cụ tín dụng. Trên cơ sở nghiên cứu các kòch
Trang - 8 -
bản biến động của giá vàng để đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn nhằm hoàn
thiện hình thức đầu tư vàng này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng : hình thức tín dụng vàng
Phạm vi nghiên cứu: tại Eximbank
4. Phương pháp nghiên cứu:
Việc nghiên cứu của tác giả dựa trên các tài liệu hướng dẫn cho vay bảo
đảm bằng vàng, ngoại tệ mặt, tiền gửi, STK, giấy tờ có giá của Eximbank. Các tài
liệu phân tích giá vàng và các hình thức đầu tư vàng mà tác giả thu thập từ sách
giáo khoa, từ internet, và tham khảo các ý kiến từ các chuyên gia trong lónh vực
kinh doanh vàng.
Để có thể nghiên cứu các vấn đề cho kết quả một cách chính xác và hiệu
quả khi áp dụng vào thực tế, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1 Phương pháp tham khảo: Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lónh
vực kinh doanh vàng.
4.2 Phương pháp nghiên cứu tại sàn: Nguồn thông tin được thu thập và sử
dụng chủ yếu lấy từ các nguồn thống kê của Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam.
5. Ý nghóa khoa học và thực tiễn:
+ Phân tích và đúc kết hoạt động đầu tư kinh doanh vàng dựa trên việc sử
dụng các công cụ tín dụng.
+ Góp phần hoàn thiện và nâng cao hoạt động tín dụng tài trợ đầu tư kinh
doanh vàng của Eximbank.
6. Những điểm nổi bật của luận văn:
Trang - 9 -
+ Luận văn đi sâu nghiên cứu một vấn đề là sử dụng công cụ tín dụng trong
đầu tư kinh doanh vàng của một bộ phận khách hàng của Eximbank.
+ Luận văn đã tổng kết các hoạt động tín dụng vàng. Nêu ra ưu điểm so với
các hình thức đầu tư vàng khác và đưa ra những hạn chế và nguyên nhân của nó.
+ Luận văn đã đưa ra những biện pháp có khả năng ứng dụng nhằm thu hút
khách hàng và góp phần thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng của ngân hàng.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục biểu
mẫu luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về vàng, tín dụng và kinh doanh vàng.
Chương 2: Sử dụng công cụ tín dụng tài trợ đầu tư kinh doanh vàng tại
Eximbank.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ đầu tư kinh doanh
vàng tại Eximbank.
Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực nghiên cứu thực hiện đề tài này, tuy
nhiên đây là một đề tài mới, số liệu phải được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau,
nhưng quan trong hơn cả là số liệu không được công bố công khai nên chắc chắn
luận văn này sẽ có một số thiếu sót, rất mong được thầy hướng dẫn, các thầy cô
trong hội đồng chấm luận văn, các bạn đọc góp ý để luận văn này hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn.
Trân trọng.
Người thực hiện đề tài
Trang - 10 -
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ VÀNG, KINH DOANH VÀNG
VÀ TÍN DỤNG VÀNG
1.1 Tổng quan về Vàng:
Để hiểu rõ về vàng, trước hết cần tìm hiểu chức năng của vàng:
1.1.1 Chức năng của vàng:
1.1.1.1 Chức năng hàng hóa:
Với tính chất là một kim loại quý, vàng đã được sử dụng qua các thời đại.
Thông qua lao động, con người đã chế tác vàng thành những vật dụng hữu ích phục
vụ cho cuộc sống của mình: các đồ trang sức, đồ dùng bằng vàng...
Sau khi vàng được khai thác nhiều hơn, nó được sử dụng rộng rãi trong công
nghiệp nhờ những tính năng đặc biệt: chế tạo linh kiện điện tử phục vụ lónh vực
hàng không, vũ trụ; chế tạo dụng cụ quang học....
Như vậy trước khi trở thành tiền tệ, vàng cũng chỉ là một loại hàng hóa thông
thường. Vai trò của vàng chỉ thực sự quan trọng kể từ khi nó mang hình thái tiền tệ
vì lúc đó nó có thể trực tiếp được chuyển hóa thành bất kỳ thứ hàng hóa nào.
1.1.1.2 Chức năng tiền tệ:
Vàng có đầy đủ chức năng tiền tệ sau đây:
_ Chức năng phương tiện thanh toán: (thanh toán trong nước và thanh toán
quốc tế) giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi hàng hóa được thuận lợi.
_ Chức năng phương tiện thước đo giá trò: khi nó xác đònh chi phí sản xuất và
giá cả của hàng hóa được mua bán.
Trang - 11 -
_ Chức năng phương tiện tích trữ hữu hiệu: việc tích trữ vàng không chỉ diễn
ra ở một cá nhân mà cả ở Nhà nước dưới dạng tài sản quốc gia.
1.1.2 Đơn vò đo lường và cách qui đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước:
- Các đơn vò đo lường của Vàng:
Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn
vò là cây (lượng hay lạng) hoặc là chỉ. Một cây vàng nặng 37,50 gram. Một chỉ
bằng 1/10 cây vàng. Trên thò trường thế giới, vàng thường được tính theo đơn vò là
ounce hay troy ounce. 1 ounce tương đương 31.103476 gram.
- Tuổi vàng (hay hàm lượng vàng) được tính theo thang độ K (karat). Một
Karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 9999 tương đương với 24K. Khi
người ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng trong mẫu
xấp xỉ 75%. Vàng dùng trong ngành trang sức thông thường còn gọi là vàng tây có
tuổi khoảng 18K
- Thò trường vàng thế giới
Đơn vò yết giá (thông thường): USD/ounce (USD/oz)
ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng
1lượng = 1.20556 ounce
- Thò trường vàng trong nước
Đơn vò yết giá: VND/lượng
Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vò tính USD/Oz thành đơn vò tính
VND/lượng: (Theo ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tòch Hiệp hội kinh doanh
vàng Việt Nam)
= (Giá vàng thế giới (USD/Oz) + Chi phí vận chuyển + Phí bảo hiểm) * (1+
Thuế nhập khẩu) * 1.20556 * Tỷ giá USD/VND + Phí gia công (1.1)
Trang - 12 -
Chi phí vận chuyển ước tính : 0.75 USD/ounce
Phí bảo hiểm ước tính : 0.25 USD/ ounce
Thuế nhập khẩu vàng : 1%
Tỷ giá USD/ VNĐ : 17.780 VNĐ/USD (ngày 22/05/09)
Phí gia công vàng miếng : 30.000 VNĐ
Ví dụ: giá vàng thế giới là 950 đô la Mỹ/ounce thì giá vàng trong nước
trong điều kiện bình thường sẽ bằng:
(950 + 0.75 + 0.25) * 1.01 * 17.780 * 1.2 + 30.000 VNĐ = 20.523 triệu đồng
VNĐ
1.1.3 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá vàng thế giới và giá vàng trong
nước
Gần đây, giá vàng dao động bất thường làm ngạc nhiên cả những chuyên
gia kinh nghiệm nhất. Nắm bắt được chiều dao động của giá vàng là nắm bắt được
khả năng đầu tư kiếm lợi hay ít nhất có thể hạn chế một phần rủi ro do thò trường
mang lại. Tuy nhiên, tất cả còn chờ khả năng phân tích và dự báo của các nhà đầu
tư qua những nét chính dưới đây:
1.1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới:
1.1.3.1.1 Sự biến động của giá đô la Mỹ
Hiện nay, đôla Mỹ được xem là đồng tiền mang tính thanh toán toàn cầu, do
đó, các loại hàng hóa hay ngoại tệ khi giao dòch trên thế giới thường được đònh giá
theo đôla và vàng cũng không ngoại lệ. Vì vậy, bất cứ tác động nào ảnh hưởng đến
giá trò đồng đôla Mỹ thì cũng tác động trực tiếp đến biến động giá cả của vàng. .
Khi xem xét giá trò đồng đôla Mỹ, người ta thường đánh giá thông qua:
Tình trạng cán cân tài khoản vãng lai của Mỹ.
Trang - 13 -
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Cho vay thế chấp yếu.
Việc các nước, nhất là các nước xuất khẩu dầu mỏ và nước có dự trữ
ngoại tệ lớn chuyển một phần dự trữ ngoại tệ của mình sang các đồng tiền khác
cũng góp phần làm giảm giá đồng đôla Mỹ.
Sự phát triển của nền kinh tế Mỹ.
Chính sách của chính phủ Mỹ.
Quyết đònh về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
1.1.3.1.2 Bất ổn chính trò và sự biến động của giá dầu
Sự tương quan trong biến động giá cả giữa các loại hàng hóa trên thò trường
là điều không tránh khỏi, nhất là các loại hàng hóa cùng được đònh giá bằng một
loại tiền tệ, trong đó vàng và dầu là 2 loại hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ về
giá.
Khu vực khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới được biết đến là
vùng Trung Đông và các nước khu vực này thường dự trữ tài sản dưới dạng vàng,
do đó chính nguồn cung dầu mỏ và nguồn cầu về vàng của khu vực Trung Đông
quá lớn, ảnh hưởng đến giá cả 2 loại hàng hóa này nên nhiều nhà đầu tư thường
nhìn vào diễn biến giá dầu trong hiện tại và diễn biến được dự đoán trong tương lai
của dầu để từ đó dự đoán cho xu hướng dao động của vàng.
Tuy nhiên, cần có sự phân biệt rằng, vàng và dầu là 2 loại hàng hóa khác
nhau, dó nhiên sẽ chòu những tác động khác nhau khi biến động giá cả. Nếu sự biến
động của dầu được đánh giá là đến từ tác động của đồng USD thì dao động giá dầu
phần lớn sẽ diễn biến tương quan với biến động của vàng.
Trang - 14 -
Nhưng nếu yếu tố tác động khiến cho dầu dao động không đến từ đồng USD,
mà vì lý do khác thì khó có thể nói rằng, diễn biến của vàng rồi cũng diễn ra theo
chiều hướng như vậy.
1.1.3.1.3 Thò trường chứng khoán toàn cầu
Thò trường chứng khoán và giá vàng cũng có mối liên hệ với nhau rất mật
thiết. Thông thường giá vàng sẽ biến động cùng chiều với thò trường tiền tệ, thò
trường hàng hóa và thò trường chứng khoán và biến động ngược chiều với giá USD.
Ví dụ: Khi cổ phiếu trên thò trường chứng khoán giảm điểm, các quỹ sẽ bán vàng
để bù lỗ cho sự giảm điểm của cổ phiếu, và vì vậy vàng sẽ giảm giá
1.1.3.1.4 Cung cầu:
Những năm 1970, thò trường vàng có đủ nguồn cung và các nhà khai thác
tăng sản lượng đáp ứng kòp nhu cầu. Còn hiện nay, thò trường vàng có nhiều yếu tố
khác biệt lớn: nhu cầu thế giới tăng vượt cung và sản lượng vàng toàn cầu có xu
hướng giảm. Thể hiện:
_ Về cầu: tăng do những lý do chính sau
+ Thứ nhất, tình hình chính trò trên thế giới luôn bất ổn: khiến lòng tin của
người tiêu dùng và đầu tư giảm sút dẫn đến việc chuyển sang tích trữ vàng nên đẩy
“cầu” vàng tăng cao.
+ Thứ hai, xuất phát từ hàng loạt các sự kiện chính trò giữa Mỹ và các nước
Hồi giáo, Triều Tiên cùng với thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân vãng lai của
Mỹ và kinh tế Mỹ chưa có dấu hiệu phát triển bền vững khiến đồng USD giảm giá
mạnh, khiến vàng và một số ngoại tệ khác tăng cao trên thò trường thế giới.
Trang - 15 -
Ngoài ra các Ngân hàng Trung ương có xu hướng “đa dạng hóa dự trữ ngoại
hối” theo hướng tăng dự trữ bằng vàng và giảm dự trữ bằng USD.
Các thành viên chủ chốt trong Liên Hợp Quốc như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga
và nhiều nước khác cũng đang kêu gọi khôi phục lại hệ thống tiền tệ và đề cập tới
việc thay thế đồng USD bằng một đồng tiền đa cực, ít chòu ảnh hưởng bởi đồng
USD.
+ Thứ ba, do nhu cầu đầu tư của thò trường tăng: trong một vài năm trở lại
đây, cùng với sự gia tăng của giá vàng, các quỹ đầu tư vàng ngày càng nắm giữ
nhiều vàng hơn và là yếu tố gây tác động mạnh tới giá vàng trong ngắn hạn.
+ Thứ tư, do sự lên giá của dầu thô trên thò trường thế giới: đã đẩy giá cả
hàng hóa tăng, hệ quả là gia tăng lạm phát, giảm tăng trưởng kinh tế. Lo sợ trước
tình hình lạm phát, các nhà đầu tư có xu hướng dòch chuyển đầu tư từ các tài sản
khác sang vàng để tìm lợi nhuận cao và an toàn tài sản.
+ Thứ năm, do nhu cầu sử dụng vàng, đặc biệt là vàng trang sức trong các
mùa lễ hội của người Hồi giáo, lễ giáng sinh, mùa cưới và năm mới tại các nước
đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ…
_ Về cung:
+ Thứ nhất: do sản lượng giảm: Hiện thế giới tiêu thụ mỗi năm nhiều hơn
1.000 tấn vàng so với sản lượng. Nhu cầu về vàng ngày càng cao trong lúc nguồn
cung lại giảm. Việc giảm sản lượng có nhiều nguyên nhân: do nhiều nhà máy phải
đóng cửa sản xuất vì chi phí môi trường quá cao (ví dụ ở Nam Phi - là nước sản xuất
đồng thời cũng là nước xuất khẩu vàng lớn nhất thế giới). Do hoạt động của nhiều
mỏ khai thác vàng bò gián đoạn vì công nhân biểu tình đòi cải thiện điều kiện làm
việc, và do tình trạng khủng hoảng điện ở các quốc gia Bắc Mỹ và châu Mỹ Latinh.
Trang - 16 -
Trên thế giới, chỉ có Trung Quốc có sản lượng khai thác vàng cao (năm 2007 trên
200 tấn, năm 2008 khoảng 300 tấn) nhưng nước này không xuất khẩu vàng.
+ Thứ hai, các Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) trên thế giới hạn chế bán vàng
theo Hiệp đònh của các NHTƯ châu Âu. Theo hiệp ước này, ngân hàng được bán
khoảng 500 tấn vàng/năm. Xu hướng của châu Âu cũng là một phần trong xu hướng
chung của các NHTƯ trong việc giảm giá bán và tăng cường đầu mua. Việc này sẽ
giúp chống đỡ lại bão giá trong thời kỳ khủng hoảng thò trường tài chính như hiện
nay.
1.1.3.1.5 Yếu tố tâm lý:
Do tình hình kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phát triển khả quan, lo ngại
lạm phát, người dân đổ xô đi mua vàng để tích trữ.
1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng giá vàng trong nước:
Ở Việt Nam cũng có nhiều mỏ vàng với nhiều quy mô và hình thái khác
nhau. Tuy nhiên, 95% lượng vàng tiêu thụ trong nước là được nhập khẩu. Do vậy,
mọi biến động trên thế giới đều có ảnh hưởng nhất thời đến thò trường trong nước.
1.1.3.2.1 Giá vàng trên thế giới.
Nhìn vào công thức tính giá vàng, ta thấy giá vàng trong nước phụ thuộc vào
giá vàng thế giới. Do đó, mỗi sự biến động của giá vàng thế giới sẽ tác động đến
giá vàng trong nước.
1.1.3.2.2 Chính sách về vàng của chính phủ
Từ đầu năm 2008 đến tháng 07/2008, Việt Nam đã nhập khẩu 62 tấn vàng
khiến góp phần tăng nhập siêu, vì vậy NHNN cùng với các cơ quan liên đới đã
quyết đònh không cấp phép nhập khẩu vàng. Tuy nhiên, nếu như Nhà nước không
cho phép nhập thêm vàng thì chắc chắn giá vàng trong nước sẽ tăng cao hơn giá
Trang - 17 -
vàng thế giới rất nhiều do cung cầu không đối xứng. Theo số liệu ngày 28/07/2009
của Trung tâm giao dòch vàng Eximbank, giá vàng trong nước hiện cao hơn giá
vàng trên thế giới 850.000 VNĐ.
Hoặc trong trường hợp Bộ Tài chính tăng thuế suất nhập khẩu vàng lên 1%,
mức cũ là 0,5%, (có hiệu lực từ ngày 20/05/2008 nhưng ngày 16/05/2008 đã thông
tin đến các doanh nghiệp), việc tăng thuế đã đẩy giá vàng trong nước tăng tương
ứng. Theo tỷ giá tại EIB ngày 15/05/2008, giá vàng mua vào là 1.713.000 VNĐ/chỉ
SJC, giá bán ra là 1.720.000 VNĐ/chỉ SJC; đến ngày 16/05/2008 giá vàng tăng lên
1.738.000 VNĐ/chỉ SJC và bán ra 1.745.000 VNĐ/chỉ SJC
1.1.3.2.3 Cung cầu của các nhà đầu tư
Trong điều kiện bình thường, khi giá vàng thế giới tăng thì giá vàng trong
nước có xu hướng tăng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp giá vàng thế giới tăng
mà giá vàng trong nước đứng yên. Ví dụ: ngày 05/11/2008, giá vàng tại châu Á có
chiều hướng tăng, nhưng giá vàng trong nước không thay đổi. Môt phần lý do là
thời tiết mưa lớn gây ngập lụt tại Hà Nội ngày 05/11/2008 đã khiến hoạt động kinh
doanh vàng tại thủ đô đình trệ.
1.1.3.2.4 Tâm lý người Việt
Không giống như các nước khác, tại Việt Nam việc mua vàng, mua chứng
khoán ngoài những nguyên nhân trên còn có một nguyên nhân chính là do tâm lý
số đông. Một người mua kéo theo 2 người mua, 2 người mua kéo theo 4 người
mua…. Người ta nhìn người khác mua, thấy người đó có lời cũng bắt chước đem đi
mua vàng cất dự trữ.
Trang - 18 -
Khi giá vàng giảm, người dân Việt Nam đổ xô đi mua vàng tích trữ, đợi giá
vàng lên bán kiếm tiền chênh lệch. Nhưng khi giá tăng, không ít người dân đổ xô đi
mua vàng hi vọng giá sẽ tăng cao hơn..
1.2 Kinh doanh vàng:
1.2.1 Khái niệm:
Kinh doanh vàng là sản xuất, gia công các sản phẩm bằng vàng; mua bán,
xuất khẩu, nhập khẩu vàng theo quy đònh của pháp luật.
1.2.2 Phân loại kinh doanh vàng
1.2.2.1 Dựa vào hoạt động kinh doanh có thể chia kinh doanh vàng thành kinh
doanh vàng vật chất và kinh doanh vàng trên tài khoản.
Kinh doanh vàng vật chất:
Là kinh doanh vàng hữu hình dưới hình thức vàng thỏi, vàng hạt, hoặc vàng
chế tác thành vàng tiền tệ như vàng SJC hay vàng AAA, phục vụ cho nhu cầu thanh
toán hoặc tích lũy. Tham gia hoạt động kinh doanh này bao gồm: các cơ sở kinh
doanh tư nhân, các doanh nghiệp kinh doanh vàng và các NHTM, trong đó các
NHTM đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhập khẩu và mua bán vàng.
+ Nhập khẩu vàng: các NHTM được phép của NHNN thực hiện nhập khẩu
vàng vật chất như vàng nguyên liệu về chế tác ra các loại vàng tiền tệ như SJC hay
AAA nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và tích lũy của thò trường. Hoạt động kinh
doanh vàng vật chất có thể do các công ty kinh doanh vàng bạc hoặc các NHTM
thực hiện.
+ Mua bán vàng: gồm mua bán vàng trang sức và mua bán vàng tiền tệ.
Mua bán vàng trang sức chủ yếu do các công ty kinh doanh vàng bạc thực hiện, các
NHTM ít tham gia hoạt động này. Ngược lại hầu hết các NHTM đều có hoạt động
Trang - 19 -
mua bán vàng tiền tệ trực tiếp với khách hàng. Mua bán vàng tiền tệ tức là mua
bán vàng đã chế tác thành vàng miếng tiêu chuẩn vàng 99.99% chẳng hạn như
vàng SJC hay vàng AAA.
Thực hiện hoạt động kinh doanh này, các NHTM mua vàng SJC từ khách
hàng có nhu cầu bán để bán lại cho khách hàng có nhu cầu mua và kiếm lợi nhuận
chênh lệch từ giá bán ra và giá mua vào.
Kinh doanh vàng tài khoản:
_ Giao dòch giao ngay (Spot): là giao dòch trong đó ngân hàng và khách
hàng thỏa thuận với nhau về giá và số lượng ngày hôm nay, còn giao nhận tiền là 1
hoặc 2 ngày sau, thậm chí có thể thỏa thuận giao nhận cùng ngày với ngày giao
dòch.
_ Giao dòch hoán đổi: là một giao dòch mua và bán cùng với một khối lượng
vàng nhưng khác nhau về hình thái. Nó gồm hai giao dòch: mua vàng thỏi và bán
vàng tài khoản hoặc bán vàng thỏi và mua vàng tài khoản.
1.2.2.2 Dựa vào loại giao dòch có thể chia thành:
_ Giao dòch vàng giao ngay
_ Giao dòch vàng hoán đổi
_ Giao dòch vàng kỳ hạn (Forward): là giao dòch mua hoặc bán vàng giữa
bên mua và bên bán, theo đó hai bên cam kết mua bán với nhau một khối lượng
vàng nhất đònh, theo một mức giá xác đònh ở thời điểm thỏa thuận nhưng việc
chuyển giao và thanh toán được tiến hành vào một thời điểm xác đònh trong tương
lai. Mục đích sử dụng của giao dòch kỳ hạn là nhằm:
+ Phòng ngừa rủi ro: cố đònh được các khoản thu hoặc chi bằng vàng trong
tương lai nhằm tránh những tổn thất khi giá vàng biến động mạnh.
Trang - 20 -
+ Đầu tư kiếm lợi nhuận: thực hiện giao dòch mang tính cá cược trên giá vàng
để thu lợi nhuận dựa trên sự phán đoán về xu hướng biến động giá trong tương lai.
_ Giao dòch quyền chọn vàng:
Cùng với giao dòch kỳ hạn, giao dòch quyền chọn được xem như là các giao
dòch phái sinh vàng. Các NHTM cung cấp các loại giao dòch này nhằm thỏa mãn
nhu cầu phòng ngừa rủi ro và nhu cầu đầu tư của khách hàng. Điểm khác biệt cơ
bản giữa giao dòch kỳ hạn và giao dòch quyền chọn là ở “tính chất bắt buộc của hợp
đồng”. Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng bắt buộc các bên liên quan phải thực hiện khi
đến hạn, trong khi hợp đồng quyền chọn, như tên gọi của nó, là hợp đồng chỉ bắt
buộc thực hiện đối với bên bán quyền chứ không bắt buộc thực hiện đối với bên
mua quyền. Bù lại, bên mua quyền phải trả một khoản phí nhất đònh cho bên bán
quyền để có được quyền chọn trong một thời hạn nhất đònh.
Các kiểu quyền chọn
• •Quyền chọn kiểu Mỹ (American Option): có thể được thực hiện Quyền chọn
vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
• Quyền lựa chọn kiểu Châu Âu (European Option): chỉ được thực hiện Quyền
chọn vào ngày đáo hạn của hợp đồng
1.2.3 Các văn bản pháp lý liên quan đến kinh doanh vàng
Có các văn bản sau:
_ Nghò đònh số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý
hoạt động kinh doanh vàng.
_ Thông tư số 07/2001/TT-NHNN7 của NHNN hướng dẫn thi hành Nghò đònh
số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh
doanh vàng.
Trang - 21 -
_ Nghò đònh số 64/2003/NĐ-CP ngày 11/06/2003 của Chính phủ về việc sửa
đổi bổ sung Nghò đònh số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản
lý hoạt động kinh doanh vàng.
_ Thông tư số 10/2003/TT-NHNN ngày 16/09/2003 của NHNN về hướng dẫn
thi hành Nghò đònh số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý
hoạt động kinh doanh vàng.
_ Quyết đònh số 1703/2004/QĐ-NHNN ngày 28/12/2004 của NHNN về sửa
đổi bổ sung Thông tư số 10/2003/TT-NHNN ngày 16/09/2003 của Thống đốc
NHNN về hướng dẫn thi hành Nghò đònh số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của
Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Nghò đònh số 64/2003/NĐ-CP
ngày11/06/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Nghò đònh số 174/1999/NĐ-
CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
_ Quyết đònh số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 của NHNN về việc
kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.
_ Quyết đònh số 432/2000/QĐ-NHNN1 ngày 03/10/2000 của NHNN về
nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VND bảo đảm theo giá vàng
của các TCTD.
_ Quyết đònh số 1019/2001/QĐ-NHNN ngày 14/08/2001 của NHNN về
nghiệp vụ huy động và sử dựng vốn bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trò theo giá
vàng của các TCTD do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, để sửa đổi, bổ
sung Quyết đònh số 432/2000/QĐ-NHNN1 ngày 03/10/2000 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước về nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VNĐ bảo
đảm giá trò theo vàng của các TCTD.
Trang - 22 -
1.3 Tín dụng vàng:
1.3.1 Các khái niệm cơ bản:
_ Tín dụng: Là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sở hữu một lượng giá trò
(tiền tệ hay hiện vật) của người sở hữu sang cho người khác sử dụng và sẽ hoàn trả
người sở hữu nó sau một thời gian nhất đònh với lượng giá trò lớn hơn.
Tín dụng là quan hệ vay mượn tài sản (tiền tệ hoặc hàng hóa) được dựa trên
nguyên tắc có hoàn trả cả vốn lẫn lời sau một thời gian nhất đònh.
_ Tín dụng ngân hàng: là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ
ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất đònh với một khoản chi phí nhất
đònh.
Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo
những tiêu thức phân loại khác nhau:
+ Dựa vào mục đích của tín dụng: cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công
thương nghiệp, cho vay tiêu dùng cá nhân, cho vay mua bán bất động sản, cho vay
sản xuất nông nghiệp…
+ Dựa vào thời hạn tín dụng: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay
dài hạn.
+ Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: cho vay không có bảo đảm,
cho vay có bảo đảm.
+ Dựa vào phương thức cho vay: cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín
dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi
+ Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay: cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ,
cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ, cho vay trả nợ nhiều lần.
Trang - 23 -
_ Cho vay cầm cố sổ tiền gửi: là hình thức cho vay đối với khách hàng mở
sổ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng có nhu cầu sử dụng tiền nhưng sổ tiền gửi chưa
đến hạn. Trong trường hợp này, khách hàng không lường trước được nhu cầu sử
dụng tiền gửi nên phát sinh nhu cầu sử dụng tiền trước khi sổ tiền gửi đến hạn. Nếu
rút tiền trước hạn, khách hàng bò thiệt hại lãi, nếu không rút trước hạn thì khách
hàng không có tiền để chi tiêu. Do vậy, để giúp khách hàng có được tiền chi tiêu
nhưng vẫn bảo toàn được lãi tiền gửi, ngân hàng phát triển sản phẩm cho vay này.
Hầu hết các NHTM đều có loại cho vay như trên vì loại cho vay này vừa hỗ trợ cho
khách hàng, qua đó hỗ trợ cho công tác huy động vốn, vừa là loại cho vay phi rủi ro
vì đảm bảo tiền vay bằng chính tiền gửi của khách hàng ở ngân hàng.
Như vậy, cho vay cầm cố là loại cho vay có bảo đảm.
Hiện nay một số NHTM đã gọi loại hình cho vay này là cho vay cầm cố giấy
tờ có giá.
_ Giấy tờ có giá: là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động
vốn, trong đó xác nhận nghóa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất
đònh, điều kiện trả lãi và các điều kiện cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người
mua. Một giấy tờ có giá thường kèm theo các thuộc tính sau đây:
+ Mệnh giá: là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành
theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với giấy
tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ.
+ Thời hạn giấy tờ có giá: là khoảng thời gian từ ngày tổ chức tín dụng nhận
nợ đến hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ.
+ Lãi suất được hưởng: là lãi suất áp dụng để tính lãi cho người mua giấy tờ
có giá được hưởng.
Trang - 24 -
Giấy tờ có giá được phân thành nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào quyền sở
hữu có thế chia giấy tờ có giá thành giấy tờ có giá vô danh và giấy tờ có giá ghi
danh.
Trong phạm vi luận văn này, chỉ đề cập đến giấy tờ có giá ghi danh có ghi
tên người sở hữu do chính Eximbank phát hành: chứng chỉ tiền, kỳ phiếu, sổ tiết
kiệm…
Lợi dụng đặc tính giải ngân nhanh chóng của loại hình cho vay này, khi tỷ
giá vàng biến động, một số nhà đầu tư đã dựa vào đó để đầu tư kinh doanh vàng
nhằm kiếm lợi nhuận cao.
Cụ thể, khi nhà đầu tư dự đoán giá vàng lên cao, nhà đầu tư sẽ vay tiền để
mua vàng ở mức giá thấp. Khi vàng tăng giá, nhà đầu tư sẽ bán vàng trả tiền vay
và thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá
Ngược lại, khi nhà đầu tư dự đoán giá vàng giảm giá, nhà đầu tư sẽ vay vàng
bán ở mức giá cao, đợi khi giá vàng giảm giá thì sẽ mua vàng trả lại ngân hàng và
cũng thu được lợi nhuận mong muốn.
Vì vậy, hình thức cho vay này được gọi là tín dụng vàng.
1.3.2 Các nguyên tắc tín dụng:
_ Nguyên tắc 1: Vốn vay phải được hoàn trả cả vốn gốc và lãi theo đúng kỳ
hạn đã cam kết.
_ Nguyên tắc 2: Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng.
1.3.3 Lãi suất tín dụng:
Trang - 25 -
Lãi suất tín dụng là giá cả tiền vay, là giá cả của quyền sử dụng vốn và được
đo lường bằng tỷ lệ % giữa lợi tức tín dụng trên vốn tín dụng mà người đi vay phải
trả cho người cho vay trong một khoản thời gian nhất đònh.
1.3.4 Rủi ro
1.3.4.1 Rủi ro tín dụng: là sự xuất hiện các biến cố không bình thường do
chủ quan hoặc khách quan làm cho người đi vay không trả được nợ vay và lãi vay
cho NH theo đúng những điều kiện ghi trên hợp đồng tín dụng.
Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra:
_ Thiệt hại đối với ngân hàng: khi rủi ro tín dụng xuất hiện thì nợ quá hạn
gia tăng, dẫn đến nợ khó đòi gia tăng, lợi nhuận của ngân hàng giảm. Và đến mức
nào đó ngân hàng sẽ lỗ và đi đến phá sản.
_ Thiệt hại đối với nền kinh tế: khi một ngân hàng bò phá sản thì sẽ kéo theo
sự phá sản của các ngân hàng khác. Nó dẫn đến sự khủng hoảng tiền tệ, tài chính
và cuối cùng sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Rủi ro tín dụng là quan trọng nhất vì nó liên quan đến ba loại rủi ro còn lại.
1.3.4.2 Rủi ro hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là yếu tố luôn luôn biến động. Việc ngân hàng giữ các chứng
từ có giá sẽ bò rủi ro khi tỷ giá hối đoái thay đổi theo chiều hướng chênh lệch tỷ giá
cam kết (tỷ giá kinh doanh) với tỷ giá thò trường gây bất lợi cho ngân hàng.
1.3.4.3 Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự ăn khớp giữa lãi suất huy động và lãi suất cho
vay.
1.3.4.4 Rủi ro thanh khoản: nói đến khả năng chi trả của khách hàng (nếu
bước 4 trước bước 3)