Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giao an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.28 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Tuần 28</b></i> <i> </i> <i><b> Ngày soạn:</b></i>


<i><b>Tiết 35</b></i> <i> Ngày dạy:</i>


<b>I. Mục tiêu bài học:</b>
<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


<b> Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi, khu vực đồng bằng, bờ biển</b>
và thềm lục địa


- Khu vực đồi núi:


+ Vùng núi Đông Bắc: là vùng núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng, nổi bật với các
dãy núi cánh cung. Địa hình cácxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và
hùng vĩ.


+ Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước
ta, kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam.


+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã. Là vùng núi thấp,
có nhiều nhánh đâm ra biển.


+ Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ,
lớp đất đỏ ba dan phủ trên các cao nguyên rộng lớn.


- Khu vực đồng bằng:


+ Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn: đồng bằng sông Cửu Long và đồng
bằng sông Hồng.


+ Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ.



- Bờ biển: dài trên 3260 km (từ Móng Cái đến Hà Tiên) có 2 dạng chính là bờ biển
bồi tụ (vùng đồng bằng) và bờ biển mài mòn (chân núi, hải đảo từ Đà Nẵng đến
Vũng Tàu); giá trị: nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển, du lịch…


- Thềm lục địa: mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ có nhiều dầu mỏ.
<b>2. Kĩ năng:</b>


- Sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam để làm rõ đặc điểm và sự phân bố các khu
vực địa hình nước ta.


- Rèn kĩ năng phân tích lát cắt địa hình để nhận biết rõ sự phân bậc địa hình Việt
Nam.


<i><b>3. Thái độ:</b></i>


Biết đặc điểm từng loại địa hình <sub></sub> phát huy thế mạnh, tìm mọi biện pháp để hạn
chế mặt khó khăn do địa hình gây ra.


<i><b>* Trọng tâm bài:</b></i>
- Khu vực đồi núi.


- ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long.


<b>* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:</b>


- Thu thập và xử lí thơng tin từ lược đồ/ bản đồ, tranh ảnh và bài viết về các khu
vực địa hình ở Việt Nam (Hoạt động 1, 2, 3)


- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng lắng nghe/ phản hồi tích cực, giao tiếp và


hợp tác khi làm việc nhóm (Hoạt động 1)


- Đảm nhiệm trách nhiệm, quản lí thời gian khi làm việc nhóm.
<b>* Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:</b>
Thảo luận nhóm/ kĩ thuật khăn trải bàn, đàm thoại gợi mở.
<b>II. Chuẩn bị của GV và HS:</b>


<i><b>* GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam.</b></i>


Hình ảnh các khu vực núi, đồng bằng, bờ biển ở Việt Nam.
SGV - SGK


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>* HS: At lát Địa lí Việt Nam</b></i>
Bảng con - SGK
<b>III.Tiến trình dạy học:</b>


<i><b>1. Ổn định: 1’</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra: 4’</b></i>


<b> - Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta.</b>


<b> - Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào? Nêu ví</b>
dụ chứng minh.


<i><b>3. Giảng bài mới:</b></i>


<i>* Giới thiệu: Địa hình nước ta rất đa dạng và chia thành các khu vực địa hình khác</i>
nhau. Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực? Mỗi khu vực đó có những đặc
điểm gì nổi bật về độ cao, hướng cấu trúc nham thạch và giá trị kinh tế? Bài học
hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.



<b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>TG</b> <b>Nội dung ghi</b>


<b>Hoạt động1: Tìm hiểu khu</b>
<i>vực đồi núi:</i>


* GV treo BĐ Việt Nam
yêu cầu HS quan sát, kết
hợp H 28.1:


* GV chia lớp thành 8
nhóm . Hai nhóm tìm hiểu 1
vùng núi. TG: 3’


* Nội dung thảo luận:


- Phạm vi phân bố, độ cao
TB, đỉnh cao nhất vùng.
- Hướng núi chính, nham
thạch và cảnh đẹp nổi tiếng.
- Ảnh hưởng của địa hình
tới khí hậu, thời tiết.


* Sau khi đại diện nhóm
trình bày kết quả, GV u
cầu các nhóm cịn lại nhận
xét bổ sung.


* GV chuẩn kiến thức:



<b>- Thảo luận nhóm:</b>


HS quan sát BĐ cùng làm
việc. TG: 3’


Đại diện nhóm trình bày
kết quả + chỉ BĐ:


- Nhóm 1: Trình bày
Vùng núi ĐB Bắc Bộ.
- Nhóm 2: Nhận xét
- Nhóm 3: Trình bày
Vùng núi TB Bắc Bộ.
- Nhóm 4: Nhận xét
- Nhóm 5: Trình bày
Vùng núi Trường Sơn
Bắc.


- Nhóm 6: Nhận xét
- Nhóm 7: Trình bày
Vùng núi Trường Sơn
Nam.


- Nhóm 8: Nhận xét


<b>20’ 1. Khu vực đồi núi:</b>


<b>Vùng núi ĐB Bắc Bộ</b> <b>Vùng núi TB Bắc Bộ</b>


- Độ cao thấp.



- Cao nhất: Tây Côn Lĩnh (2.419m).


- Gồm nhiều dãy núi cánh cung: sơng Gâm,
Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đơng Triều, Móng Cái.
- Địa hình đón gió mùa ĐB, khí hậu lạnh
nhất cả nước.


- Địa hình cac-xtơ phổ biến.


- Cảnh đẹp nổi tiếng: Ba Bể, Hạ Long.


- Độ cao lớn.


- Cao nhất: Phan-xi-păng (3.143m).


- Gồm nhiều dãy núi chạy song song hướng
TB – ĐN: Hồng Liên Sơn, các sơn ngun
đá vơi dọc sơng Đà, các dải núi biên giới
Việt Lào (Pu-đen-đinh, Pu-sam-sao).


- Địa hình chắn gió ĐB và gió TN gây nên
hiện tượng phơn mạnh, khí hậu khơ hạn.
- Địa hình cac-xtơ phổ biến.


- Cảnh đẹp nổi tiếng: Sapa, Mai Châu.
<b>Vùng núi Trường Sơn Bắc</b> <b>Vùng núi Trường Sơn Nam</b>
- Phía Nam sơng Cả <sub></sub> dãy bạch Mã.


- Vùng núi thấp. Đỉnh cao nhất: Pu-lai-leng:


2711m, Rào Cỏ: 2235 m, hướng TB – ĐN.


<b>- Nam Bạch Mã </b><sub></sub> Đông Nam Bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Khối núi đá vôi Kẻ Bàng cao 600 – 800 m.
- Khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Địa hình chắn gió, mưa lớn ở sườn Tây
Trường Sơn; sườn Đơng có gió Tây khơ
nóng điển hình Việt Nam.


sin: 2405 m.


- Vùng cao nguyên đất đỏ rộng lớn xếp
tầng thành cánh cung. Cao nguyên Lang
Biang có thành phố Đà Lạt đẹp nổi tiếng.
- Địa hình chắn gió mùa ĐB của Bạch Mã
nên khí hậu một năm có hai mùa: mùa mưa
và mùa khơ.


? Qua 2 bảng so sánh em
hãy cho biết đá vôi và cao
nguyên ba dan tập trung
nhiều ở miền nào?


<b>* Chuyển ý:</b>


<b>Hoạt động 2: Tìm hiểu về</b>
<i>khu vực đồng bằng:</i>


* GV yêu cầu HS quan sát


H 29.2 và H 29.3 + SGK :
? So sánh địa hình hai vùng
đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long.
* GV gợi ý: so sánh theo
yêu cầu:


- Các dang địa hình, độ
nghiêng, chế độ ngập nước,
vấn đề sử dụng.


* Sau khi HS phát biểu, GV
yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ
sung.


* GV chuẩn kiến thức:


HS trả lời:


- Đá vôi: vùng núi phía
Bắc.


- Cao nguyên ba dan:
vùng Trường Sơn Nam.
- Cá nhân/ cặp:


HS quan sát kênh hình so
sánh:


HS1: nêu điểm giống


nhau của 2 đồng bằng.
HS 2: nêu điểm khác
nhau của 2 đồng bằng.


HS ghi bài:


<b>10’ 2. Khu vực đồng bằng:</b>
<b> a. Đồng bằng sông</b>
<b>Hồng và đồng bằng</b>
<b>sông Cửu Long:</b>


<b>Đồng bằng sông Hồng</b> <b>Đồng bằng sông Cửu Long</b>


<b>* Giống: là vùng sụt võng được phù sa sông</b>
Hồng bồi đắp.


* Khác:


- Dạng một tam giác cân, đỉnh là Việt Trì ở
độ cao 15m, đáy là đoạn bờ biển Hải Phịng
– Ninh Bình.


- Diện tích: 15 000 km2
.


- <sub>Hệ thống đê dài 2700 km, chia cắt đồng</sub>


bằng thành nhiều ô trũng.


- Là vùng sụt võng được phù sa sông Cửu


Long bồi dắp.


- Thấp, ngập nước,độ cao TB 2 – 3 m.
Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy
triều.


- Diện tích: 40000 km2<sub>.</sub>


- Khơng có đê lớn, 10000 km2 <sub>bị ngập lũ</sub>
hàng năm (Đồng Tháp Mười).


<b>* GV yêu cầu HS quan sát</b>
BĐ tự nhiên Việt Nam.
? Chỉ trên BĐ và nhận xét
đặc điểm các đồng bằng
duyên hải Trung Bộ.


? Vì sao các ĐB duyên hải
Trung Bộ nhỏ hẹp, kém phì
nhiêu?


<b>- Cá nhân:</b>


HS chỉ BĐ nêu nhận xét:
- Nhỏ hẹp.


- Kém phì nhiêu.


Vì: - Hình thành ở khu
vực địa hình lãnh thổ hẹp


nhất.


- Bị chia cắt bởi các
núi chạy ra biển thành


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Hoạt động 3: </b><i>Tìm hiểu về</i>
<i>địa hình bờ biển và thềm</i>
<i>lục địa:</i>


* Quan sát bờ biển Việt
Nam trên BĐ tự nhiên cho
biết:


? Bờ biển nước ta có đặc
điểm gì?


? Giải thích bờ biển bồi tụ
và bờ biển mài mòn.


khu vực nhỏ.


- Đồi núi sát biển, sông
ngắn dốc.


<b>- Cả lớp:</b>


HS quan sát BĐ trả lời:
- Bờ biển dài.


- Có hai dạng: bồi tụ và


mài mịn.


HS giải thích:


- Bờ biển bồi tụ là kết
quả quá trình bồi tụ ở
vùng sông và ven biển do
phù sa sơng bồi đắp.
- Bờ biển mài mịn: bờ
biển khúc khuỷu với các
mũi đá, vũng vịnh sâu và
các đảo sát bờ.


<b>5’</b> <b>3. Địa hình bờ biển và</b>
<b>thềm lục địa:</b>


<b> - Bờ biển dài 3260 km.</b>
- Có hai dạng chính: bờ
biển bồi tụ đồng bằng và
bờ biển mài mòn chân
núi, hải đảo.


<i><b>4. Củng cố: 4’</b></i>


- Chỉ trên BĐ và nêu đặc điểm địa hình vùng ĐB Bắc Bộ, Trường Sơn Bắc.
- Chọn ý đúng trong câu sau:


Địa hình châu thổ sơng Hồng khác với địa hình châu thổ sơng Cửu Long như thế
nào?



A. Có nhiều nhánh núi chia cắt tính liên tục của đồng bằng.
x B. Có hệ thống đê điều bao quanh các ô trũng.


B. Không được bồi đắp thường xuyên.
C. Có núi sót trên bề mặt đồng bằng.
<i><b>5. Dặn dị: 1’</b></i>


<b> - Học bài thuộc trả lời câu 1, 2, 3, 4 SgK trang 108.</b>


- Chuẩn bị bài 30: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam.


+ Quan sát H 28.1, 33.1 nhận xét: Sự phân hóa địa hình từ Tây sang Đơng theo
VT 22o<sub>B: có dãy núi nào, có dịng sơng lớn nào?</sub>


+ Sự phân hóa địa hình theo chiều Bắc Nam: có cao nguyên nào? Em có nhận xét
gì về địa hình và nham thạch của các cao nguyên này?


+ Nhận dạng địa hình trên tuyến quốc lộ 1A: từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua
các đèo lớn nào? Các đèo này có ảnh hưởng tới giao thông B – N như thế nào? Cho
ví dụ.


<b>IV. Nhận xét – Rút kinh nghiệm:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×