Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường THCS huyện thọ xuân trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.61 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................4
5. Những điểm mới của SKKN..................................................................4
II. NỘI DUNG..................................................................................................... 4
1. Cơ sở lí luận...........................................................................................4
1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài.....................................................4
1.2. Một số vấn đề lí luận về TBDH hiện nay............................................4
1.3. Những yêu cầu và nguyên tắc quản lí TBDH......................................5
1.4. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học........................................................5
1.5. Yêu cầu của việc quản lí, sử dụng TBDH...........................................5
2. Thực trang vấn đề trước khi áp dụng SKKN..........................................6
2.1. Thực trạng cơng tác quản lí TBDH ở trường THCS............................6
2.2.1. Vài nét về trường...............................................................................6
2.2.2. Về đội ngũ........................................................................................6
2.2.3. Về học sinh.......................................................................................7
2.2.4. Về cơ sở vật chất - TBDH................................................................7
2.2. Thực trạng sử dụng TBDH ở trường THCS nói chung và đơn vị tơi
cơng tác trước khi áp dụng....................................................................................7
3. Biện pháp quản lí TBDH hiện nay.........................................................9
3.1. Thực hiện tốt công tác tham mưu với lãnh đạo nhà trường.................9
3.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, sử dụng và bảo quản thiết bị
dạy học; kế hoạch mua sắm, bổ xung trang TBDH..............................................9
1


3.3. Hệ thống các biện pháp trong công tác quản lí TBDH và tổ chức thực
hiện......................................................................................................................10


3.3.1. Lập sổ “Sổ thiết bị giáo dục”..........................................................10
3.3.2. Phân loại và sắp xếp TBĐDDH......................................................10
3.3.3. Tổ chức GV lập sổ: “Sổ kế hoạch sử dụng TBDH” theo kế hoạch
giáo dục nhà trường trong các môn học..............................................................11
3.3.4. Làm công tác cho mượn..................................................................12
3.3.5. Khắc phục, bảo dưỡng, sữa chữa TBDH........................................12
3.3.6. Vệ sinh phịng TBDH......................................................................13
3.3.7. Phối hợp quản lí TBDH..................................................................13
3.3.7.1. Sắp xếp chuẩn bị tổ chức sử dụng TBDH....................................13
3.3.7.2. Bảo quản TBDH...........................................................................14
3.3.7.3. Kiểm kê TBDH............................................................................15
3.3.7.4. Thanh lí TBDH............................................................................15
3.3.8. Phân loại TBDH phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục
phổ thông 2018....................................................................................................15
4. Hiệu quả áp
dụng...................................................................................16
4.1. Một số kết quả đạt được.....................................................................16
4.2. Bài học rút ra......................................................................................18
III. Kết luận và đề xuất........................................................................................18
1. Kết luận.................................................................................................18
2. Đề xuất..................................................................................................19

2


I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
Để đáp ứng u cầu đổi mới chuơng trình giáo dục phổ thơng, ngoài việc
đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học, nâng cao chất lượng nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục còn phải chú ý đến việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất,

thiết bị dạy học (TBDH) cho các nhà trường.
Song bức tranh chung hiện nay TBDH tuy được tăng cường hàng năm
nhưng do không đồng bộ, thiếu chủng loại, chưa đảm bảo chất lượng kĩ thuật,
còn thiếu: khó bảo quản, các phịng chức năng cán bộ chun trách... khả năng
sử dụng thiết bị của giáo viên (GV) cịn hạn chế, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng
chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là chưa có các biện pháp quản lý phù
hợp nên tình trạng “dạy chay”, “học chay” xảy ra khá phổ biến. Do đó, chưa
phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh (HS) trong học
tập, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển giáo dục.
Đặc biệt hiện nay, trước thềm thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng
2018( CTGDPT 2018) việc dạy học không phải là “định hướng” mà là cần phải
tổ chức dạy học “phát triển” phẩm chất và năng lực mỗi HS. Vì vậy, việc GV lên
lớp sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học (TB,ĐDDH) cùng với phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực là quan trọng, cần thiết. Theo chương trình đổi mới giáo
dục hiện nay, cách dạy của GV và cách học HS đều đã khác. GV chỉ là người tổ
chức, hướng dẫn, còn HS trở thành nhân vật trung tâm, chủ động tự tìm hiểu,
nghiên cứu, phân tích và đưa ra kết luận tổng hợp kiến thức thông qua hoạt động
thực hành trên các TBDH. Nhiều khi ngôn ngữ dạy học của GV không thể diễn
tả hết ý tưởng khoa học cốt lõi của một định luật vật lý, của một phản ứng hóa
học, của một bài học lịch sử…; thế nên khi khơng có TBDH HS sẽ khơng thể
thực hành, bài học không khắc sâu, kiến thức sẽ rất trừu tượng, lơ mơ. Còn GV
sẽ phải tự thuyết minh kiến thức một chiều, áp đặt học sinh nghe và chép một
cách bị động. Nhận thức được vai trò của TBDH trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục, trong những năm qua, nhà trường cũng đã quan tâm đầu tư mua sắm
thêm các TBDH, nhất là TBDH hiện đại nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất
lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao của xã hội.
Tuy nhiên để đạt được mục tiêu nêu trên cũng như quản lí như thế nào đối
với các trang TBDH đã được cung cấp hoặc tự mua sắm thêm hàng năm tránh bị
thất thốt, hư hỏng, lãng phí hay sử dụng sai mục đích thì cơng tác quản lí, bảo
quản TBDH trong các nhà trường nói chung đóng một vai trị rất quan trọng.

Trong thực tế ở các nhà trường THCS nói chung và trường THCS ...
chúng tơi nói riêng, vấn đề quản lí, bảo quản TBDH trước đây đã được chú ý
song vẫn còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả
giáo dục đào tạo của nhà trường. Vấn đề này làm cho những người quản lí, nhà
giáo dục phải có những suy nghĩ, là một người đào tạo chính quy tơi ln trăn
trở về trách nhiệm của mình trong cơng tác quản lí, tổ chức sử dụng TBDH một
cách hợp lí đem lại hiệu quả giáo dục.

3


Tuy vậy các giải pháp trình bày trong đề tài này phù hợp với các nhà
trường có quy mơ vừa và nhỏ, số lượng GV và HS không đông và có điều kiện
cơ sở vật chất tuy được đầy đủ nhưng chưa đồng bộ, nhiều TBDH đã bị xuống
cấp hoặc bị hư hỏng có bổ sung mua sắm song lại khơng phù hợp với TBDH
trước đó. Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý
thiết bị dạy học ở trường THCS huyện Thọ Xuân trong giai đoạn hiện nay”.
2. Mục địch nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp
quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng thiết bị dạy học ở trường
THCS huyện Thọ Xuân.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của đề tài nằm trong giới hạn nhỏ hẹp,
một phần cấu thành cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường, đó là vấn đề TBDH
gắn liền với công tác quản lý của người cán bộ quản lý và nhân viên thiết bị;
nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý TBDH nhằm phát huy vai trị của
nó trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay ở trường THCS
huyện Thọ Xuân.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng 3 nhóm phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu điều tra thực tiễn giáo dục
Phương pháp thống kê.
5. Những điểm mới của SKKN.
Vấn đề TBDH ở trường phổ thông đã được nghiên cứu trên nhiều bình
diện, song ở góc độ quản lý, mang tính hệ thống đúng chun mơn thì vẫn cịn ít
tác giả đề cập đến. Lâu nay đề tài quản lí TBDH chủ yếu là hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng, nội dung đề tài mang vĩ mơ, lý thuyết, ít có nhiều giải pháp gắn với
thực tiễn nhất là việc quản lí, sắp xếp, bảo quản và tổ chức sử dụng. Vì vậy, tiếp
tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý TBDH trong
giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết. Vì vậy, trong phạm vi đề tài SKKN này
tơi xin được mạnh dạn đề cập tới một số giải pháp đã được vận dụng để quản lí
TBDH ở trường THCS ... mà chúng tơi đã áp dụng có hiệu quả.
II. NỘI DUNG.
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài.
1.2.1. Thiết bị dạy học: Là thuật ngữ chỉ một vật thế hoặc một tập hợp các
đối tượng vật chất mà GV sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt
động nhận thức của HS, đối với HS đó là nguồn tri thức, phương tiện giúp lĩnh
hội các khái niệm, định luật...
1.2.2. Quản lý thiết bị dạy học: Là q trình tác động có mục đích của chủ
thể quản lý lên các đối tuợng quản lý để xây dựng, trang bị, bảo quản và tổ chức
sử dụng có hiệu quả các TBDH.
1.2. Một số vấn đề lý luận về TBDH hiện nay.
4


- TBDH là tất cả các phương tiện vật chất cần thiết để GV và HS tiến hành
và tổ chức hợp lý có hiệu quả chương trình giáo dục nhằm đạt được mục tiêu
giáo dục.

- TBDH có tính phong phú, đa dạng, phức tạp cả về loại hình, cấu trúc, đòi
hỏi cao về điều kiện bảo quản và sử dụng. TBDH là một bộ phận cấu thành về
phương diện tổ chức của giáo dục. Sự phát triển giáo dục có thể đánh giá thơng
qua trình độ trang thiết bị và việc sử dụng chúng trong quá trình học tập giảng
dạy như thế nào.
- TBDH là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy và
học. Trong cơ cấu của quá trình dạy học thì nội dung, phương pháp và phương
diện dạy học gắn bó chặt chẽ với nhau. Nó là phương tiện, là đối tượng, là tiền
đề của nhận thức.
- TBDH là tiền đề quan trọng cho việc đổi mới và cải tiến phương pháp
dạy học. TBDH cho phép GV tăng khối lượng kiến thức giảm thời gian đáng kể
cho những đơn vị kiến thức, tạo ra sự lôi cuốn và hứng thú trong việc học tập
của HS đồng thời rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho cả người học lẫn người dạy.
Trong quá trình dạy học: TBDH đóng vai trị quan trọng trong q trình
dạy học, là điều kiện để thực hiện nguyên lý “trực quan” và nguyên lý “học đi
đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”. Đứng về mặt nội dung và phương pháp
dạy học thì TBDH đóng vai trị hỗ trợ tích cực, chúng trực tiếp tham gia vào quá
trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phương pháp trong từng tiết
học nên được xem là bộ phận quan trọng góp phần đổi mới về nội dung và
phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy, quá trình dạy học, giáo dục
cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau.
1.3. Những yêu cầu và nguyên tắc quản lí TBDH.
Kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra rằng: TBDH chỉ phát huy được tác dụng tốt
trong dạy học khi được quản lí tốt. Do đó đi đơi với việc đầu tư, trang bị thì điều
quan trọng hơn là phải chú trọng đến việc quản lí TBDH trong nhà trường. Do
TBDH là một lĩnh vực vừa mang đặc tính kinh tế - giáo dục; vừa mang đặc tính
khoa học giáo dục nên việc quản lí một mặt phải tuân thủ các yêu cầu chung về
quản lí kinh tế, khoa học; mặt khác, cần tuân thủ các yêu cầu chuyên ngành giáo
dục.
Theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và
công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường
phổ thơng có nhiều cấp học thì việc quản lí cơ sở vật chất - TBDH cũng là một
tiêu chuẩn để đánh giá ngoài một nhà trường, được quy định tại Điều 9. Tiêu
chuẩn
1.4. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
Như vậy, có thể nói, quản lí TBDH là một trong những cơng việc của
người cán bộ quản lí đã cụ thể hóa và chuyển giao 1 số nhiệm vụ cho nhân viên
thiết bị, là một đối tượng quản lí trong nhà trường.
1.5. Yêu cầu của việc quản lí, sử dụng TBDH.
Cũng theo Quy chế Thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường phổ
thông (Ban hành kèm theo Quyết định số ngày 07/9/2000 của Bộ trưởng Bộ
5


Giáo dục và Đào tạo), Chương 1 “Những quy định chung”, ở Điều 4. Quản lý
thiết bị giáo dục, Quy chế đã nêu rõ: Trách nhiệm bảo quản và sử dụng thiết bị
giáo dục: “Thiết bị giáo dục được trang bị từ mọi nguồn đều là tài sản của nhà
trường. GV, nhân viên, HS đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ những tài sản
đó. Các đơn vị quản lý giáo dục các cấp có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra,
đơn đốc cơng tác quản lí, trang bị và sử dụng thiết bị giáo dục”.
Theo đó, tất cả TBDH của một cơ sở giáo dục phải được sắp đặt khoa học,
dễ sử dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm…), vật che phủ,
phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. Tùy theo tính
chất, quy mơ của thiết bị mà bố trí diện tích phịng và địa điểm thích hợp, đảm
bảo cho GV và HS dễ thao tác, thuận tiện đi lại và an tồn khi sử dụng. Các thí
nghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và xử lí theo tiêu chuẩn quy
định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
TBDH phải được sử dụng hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội
dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.

TBDH phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kì bảo
dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao.
Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước về
quản lí tài sản.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thực trạng công tác quản lí thiết bị dạy học ở trường THCS ...
2.2.1. Vài nét về trường.
Trường THCS ... được thành lập năm 1969 với diện tích tồn bộ khn
viên trường là 5600 m2. Trường nhỏ, số lượng học sinh hàng năm dao động dưới
200 em. Đối tượng học sinh của trường phần lớn là con em địa phương. Người
dân chủ yếu làm nghề trồng trọt, thả cá, buôn bán nhỏ, nội trợ, một số là cơng
nhân, số ít là cơng chức Nhà nước. Nên nhìn chung mặt bằng dân trí khơng cao,
điều kiện kinh tế thấp.
Song với quyết tâm đưa chất lượng nhà trường đi lên, Cán bộ quản lý nhà
trường đã đề ra nhiều biện pháp đổi mới mà trong đó trọng tâm là đổi mới quản
lí phương pháp dạy học. Những năm gần đây, nhà trường đã thực sự có nhiều
khởi sắc. Các hoạt động của nhà trường, đặc biệt là hoạt động chuyên môn đã
bắt đầu đi vào chiều sâu và có được sự ghi nhận của lãnh đạo các ban ngành
đoàn thể địa phương và ngành giáo dục cũng như của UBND xã. Số lượng cán
bộ, GV nhà trường đạt thành tích GV dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cấp huyện tăng...
Với sự chuyển biến đó, số lượng HS giỏi cấp huyện, tỉnh cũng tăng. Tỉ lệ HS lớp
9 của trường thi đỗ vào các trường THPT công lập có năm đã được đứng vào tốp
trên của các trường trong huyện, năm học 2019 - 2020 đứng thứ 8/41 trường.
Đổi mới phương pháp dạy học, trong đó việc tăng cường cơng tác quản lí và sử
dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin( CNTT) trong
giảng dạy đã và đang tạo được bầu không khí, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục trong nhà trường.
2.2.2. Về đội ngũ.
Số lượng: Năm học 2020-2021 nhà trường có 15 cán bộ, GV, nhân viên.
Trong đó:

6


Ban giám hiệu: 03 đồng chí.
- GV và nhân viên: 13 đồng chí.
+ GV đứng lớp: 10
+ Phụ trách thư viện: 01đ/c
+ Phụ trách phòng thiết bị đồ dùng: 01 đ/c
+ Phụ trách kế toán: 01 đ/c
+ Đảng viên: 11 đ/c
- Trình độ chun mơn:
+ Đại học: 12 đ/c
+ Cao đẳng sư phạm: 02 đ/c
+ Trung cấp: 01 đ/c (nhân viên thiết bị)
2.2.3. Về HS.
Năm học 2020 – 2021 tổng số HS của trưởng là 152 em, chia thành 4 lớp.
Cụ thể:
Khối 6: 36 học sinh – 1 lớp.
Khối 7: 42 học sinh – 1 lớp.
Khối 8: 31 học sinh – 1 lớp.
Khối 9: 43học sinh – 1 lớp.
2.2.4. Về cơ sở vật chất -TBDH.
Về cơ sở vật chất. trường có khn viên riêng biệt, có tường bao, có cổng
trường thuận tiện ra vào, các cơng trình trong trường được bố trí tương đối hợp
lí. Diện tích đất được cấp 5600 m2. Tổng diện tích xây dựng: 1986m2. Gồm
- Các loại phịng phục vụ cơng tác quản lí, hành chính và các hoạt động
chung: phòng họp Hội đồng sư phạm, phịng làm việc của Hiệu trưởng, Phó
Hiệu trưởng, phịng truyền thống - Đồn Đội, phịng tài vụ, phịng y tế, phòng
bảo vệ.
- Phòng học và các phòng chức năng phục vụ dạy học: phòng học cho các

lớp (4 phòng học), phịng học bộ mơn (4 phịng chức năng Hóa – Sinh, Vật lí –
Cơng nghệ, phịng Âm nhạc, phịng Ngoại ngữ), phịng thực hành máy tính,
phịng thiết bị đồ dùng, phòng thư viện dành cho GV và HS (kho sách, phịng
đọc), 02 phịng chuẩn bị thực hành (Hóa – Sinh, Vật lí – Cơng nghệ).
- Các khu vực phục vụ hoạt động khác: Sân chơi, khu vệ sinh GV và HS
riêng biệt, khu vực điện nước, nhà để xe GV và HS riêng biệt
- Một số diện tích cịn lại dành cho vườn trồng hoa, cây xanh, rau xanh…
- Thiết bị dạy học đạt mức tối thiểu 1 bộ/lớp.
- 100% học sinh đi học có đầy đủ sách giáo khoa, nhưng lượng sách tham
khảo còn hạn chế.
2.2. Thực trạng sử dụng TBDH ở trường THCS nói chung và đơn vị
tơi công tác trước khi áp dụng.
Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003 ngành giáo dục - đào tạo tiến hành đổi
mới nội dung và phương pháp dạy học bắt buộc mọi GV lên lớp phải sử dụng
thiết bị dạy học, bắt buộc các trường phải xây dựng phòng thiết bị thí nghiệm,
phịng bộ mơn. Điều đó đã làm cho cán bộ quản lý các trường gặp nhiều lúng
túng, chưa có biện pháp chỉ đạo, quản lý và sử dụng TBDH.
7


Khi thiết bị được cấp trên đưa về là chuyển vào phịng khơng sắp xếp theo
thứ tự, khơng chia theo môn. Năm 2011 khi tôi đến công tác tại đơn vị nhận
thấy. Do sắp xếp chưa hợp lý khi GV sử dụng là phải tìm rất tốn thời gian, có
khi tìm cả buổi mới thấy thiết bị mình cần. Các TBDH khơng được bảo quản tốt
dẫn tới tình trạng bị hỏng, giảm chất lượng. Điều đó đã khiến cho nhiều GV chỉ
ghi đăng kí sử dụng TBDH trong sổ mà không sử dụng khi giảng dạy. Việc quản
lý, sử dụng thiết bị dạy học của cán bộ phụ trách gặp rất nhiều khó khăn vì chỉ
được làm trên lý thuyết. Các tổ trưởng khi ký duyệt giáo án của GV lơ là trong
việc kiểm tra sử dụng TBDH chỉ đến khi BGH kiểm tra việc sử dụng TBDH của
GV thì mới kí. Các phịng thiết bị thí nghiệm thực hành khơng khác gì một kho

chứa, ở trường nhỏ các mơn chỉ có một bộ thiết bị đã thế, các trường lớn có 2 bộ
thì quả là vấn đề đáng bàn!
Một hai năm đầu mới chuyển về công tác bản thân cịn trẻ, số năm cơng
tác ít chưa có nhiều kinh nghiệm, việc phối hợp cơng tác gặp nhiều khó khăn.
Nhất là trong vấn đề quản lý sắp xếp và quản lý việc sử dụng TBDH của GV, vì
thế việc sử dụng của GV còn gặp chăng hay chớ, sự quản lý giám sát kiểm tra
của lãnh đạo nhà trường còn chưa thật chặt chẽ, sát với thực tế sử dụng, ít so
sánh đánh giá việc sử dụng giữa các GV, chưa có biện pháp xử lý GV khơng
đăng ký sử dụng đồ dùng nhà trường đang hiện có, hoặc có đăng ký nhưng
không sử dụng chỉ cập nhật sổ sách theo yêu cầu; chưa tổ chức đánh giá hiệu
quả sử dụng của GV nên việc khai thác TBDH, nhất là TBDH ở các mơn tự
nhiên như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học,...;
Những năm gần đây nhà trường đã xây dựng thành công trường chuẩn
quốc gia, nhà trường được đầu tư nâng cấp theo tiêu chuẩn, các trang thiết bị
cũng được quan tâm đầu tư khá đồng bộ, công tác quản lý của lãnh đạo nhà
trường được đổi mới, việc giám sát, kiểm tra đánh giá được lãnh đạo nhà trường
thực hiện sâu, sát, khoa học và chặt chẽ; việc phối hợp giữa cán bộ phụ trách với
GV cũng được thực hiện tốt hơn; bản thân cũng đã có kinh nghiệm nên tôi cũng
mạnh dạn áp dụng những điều đã học và nghiên cứu vào q trình cơng tác của
mình.
Trước thực trang nêu trên tuy trường THCS chúng tơi đã được công nhận
chuẩn lại sau 5 năm (Tháng 12/ 2018) nhưng từ năm học 2018 - 2019 đến nay
tôi vẫn nhận thấy bên cạnh những việc đã làm tốt thì cơng tác quản lý thiết bị
giáo dục vẫn cịn một số hạn chế như sau:
- Chất lượng thiết bị mua sắm hoặc được cấp còn thấp chưa đồng bộ,
nhiều thiết bị không sử dụng được do chất lượng kém, hoặc kết quả khơng chính
xác.
- Về phía GV, việc chuẩn bị thiết bị đồ dùng cho các giờ dạy đôi khi chưa
thật chu đáo. Trình độ và kĩ năng của một số GV, đặc biệt GV cao tuổi chưa đáp
ứng được với những thiết bị hiện đại như: soạn bài bằng máy tính, soạn giáo án

trên powerpoin, E-leanning, kĩ năng trình chiếu, truy cập internet, sử dụng máy
chiếu đa năng, …
- GV nhà trường đa phần trong độ tuổi nuôi con nhỏ, thời gian đến trường
sớm ít thường rất gấp gáp, thậm chí có GV đến là đã vào học nên khơng có thời
gian chuẩn bị. Thường dạy “chay” thậm chí có người cịn khơng nhớ hơm nay
8


sử dụng đồ dùng tên gọi là gì, vì thế tiết học thường ồn, HS ít chú ý hiệu quả dạy
học khơng cao.
- Về cơng tác quản lí, trình độ quản lí của cán bộ quản lí về cơng tác thiết
bị, thí nghiệm của cán bộ quản lý vần cịn một số hạn chế. Tuy đã đề ra được các
biện pháp, nội quy hữu hiệu, cụ thể cho việc bảo quản, tu sửa và quản lý sử dụng
thiết bị nhưng chưa thực hiện triệt, để gây nhiều khó khăn cho cán bộ phụ trách
khi thực hiện nhiệm vụ; hay như chưa bám sát, đánh giá, xếp loại chặt chẽ công
tác sử dụng, bảo quản TBGD của GV…
Công tác kiểm kê tài sản, thiết bị được tiến hành định kì song cịn mang
tính hình thức. Các thiết bị hỏng hóc đơi khi chưa được thay thế, sửa chữa kịp
thời, nhiều thiết bị hỏng để lưu cữu khơng được thanh lí gây bừa bộn…
3. Biệp pháp quản lý TBDH hiện nay.
Từ năm học 2013 - 2014 nhà trường đã xây dựng thành công và được
công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; tháng 8 năm 2018 trường tiếp tục được
công nhận trường chuẩn quốc gia sau 5 năm. Dựa trên kết quả đạt được, những
thành công trong công tác quản lý TBDH tôi đã đúc ra 1 biện pháp quản lý
ttrong công tác chuyên môn hiện nay của bản thân như sau:
3.1. Thực hiện tốt công tác tham mưu với lãnh đạo nhà trường.
Ngay khi tiếp nhập cần phải thực hiện tốt công tác tham mưu với lãnh đạo
nhà trường trong việc quy hoạch, tổ chức sắp xếp và sử dụng TBDH hiện có và
góp ý, đề xuất kịp thời để điều chỉnh khi thực hiện công tác gặp trở ngại...
Thường xuyên tham mưu với lãnh đạo nhà trường để lập kế hoạch về

công tác quản lý thiết bị hàng năm như bổ sung mới, sửa chữa, bảo dưỡng giúp
lãnh đạo nhà trường tổ chức tốt về kế hoạch thiết bị.
Tham mưu với lãnh đạo nhà trường về việc kiểm tra, đánh giá về số
lượng, chất lượng TBDH hàng năm. Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH của
từng GV. Kiểm tra, đánh giá việc ghi chép sổ sách. Đồng thời đề nghị khen
thưởng, kỷ luật những trường hợp tiêu biểu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
thông qua kiểm tra đánh giá
Tham mưu với lãnh đạo nhà trường về công tác xã hội hoá giáo dục để
tranh thủ sự giúp đỡ của phụ huynh HS, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ
chức đoàn thết, kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư để trang bị thêm cơ sở
vật chất, mua sắm thêm TBDH phục vụ cho quá trình giảng dạy của nhà trường.
Hàng năm tham mưu với lãnh đạo nhà trường tiến hành kiểm kê tài sản
hai lần vào đầu năm và cuối năm, có biên bản lưu giữ nhất là đối với các TBDH
để đánh giá về chất lượng từ đó có kế hoạch mua sắm bổ sung, sửa chữa, bảo
dưỡng cho năm học sau.
3.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học;
kế hoạch mua sắm, bổ sung trang thiết bị dạy học.
- Dựa trên kế hoạch sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất - trang TBDH;
Quy định sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất - trang TBDH của Cán bộ quản lý
nhà trường, trong đó đề ra chỉ tiêu, biện pháp sử dụng và bảo quản thiết bị đồ
dùng cho từng tổ chuyên môn và mỗi GV. Tôi xây dựng kế hoạch tổ chức sử
dụng và bảo quản thiết bị, đồ dùng dạy học (TB, ĐDDH) trong từng năm học.
9


Cụ thể trọng tâm kế hoạch tôi đã đề ra nội dung tổ chức sử dụng và bảo quản
thiết bị giáo dục trong đó đã chỉ rõ:
+ Biện pháp tổ chức sử dụng và bảo quản TB, ĐDDH; trong đó đã nêu rõ
biện pháp dành cho GV khi sử dụng TB, ĐDDH vào thực tế dạy học, giáo dục
trong nhà trường; cũng đề ra biện pháp phối hợp với Cán bộ quản lý nhà trường

tổ chức hướng dẫn sử dụng những thiết bị dùng chung nhất là thiết bị có khả
năng ứng dụng trong dạy học chung như Ti vi SAM SUNG 55RU7100 - 55inch,
Ti vi ASANZO 55UV8 - 55inch... hay các thiết bị khác mới được mua sắm thêm
hàng năm.
+ Đã xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức sử dụng và bảo quản TB, ĐDDH
hàng tháng trong năm học; nhất là đánh giá việc sử dụng TB, ĐDDH của tổ
chun mơn và mỗi GV hàng tháng, từ đó thực hiện tốt chế độ báo cáo về tình
hình sử dụng, bảo quản thiết bị đồ dùng cho hiệu trưởng nắm bắt; vào cuối kỳ,
cuối năm học có báo cáo tổng hợp để đánh giá xếp loại công tác sử dụng TB,
ĐDDH của tổ chuyên môn và mỗi GV.
- Xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung trang thiết bị dạy học.
3.3. Hệ thống các biện pháp trong công tác quản lý TBDH và tổ chức
thực hiện.
Với các thiết bị đồ dùng nhập về và được trang bị từ trước, bản thân đã
tiến hành một số biện pháp như sau:
3.3.1. Lập sổ “Sổ thiết bị giáo dục”
Hàng năm các TB, ĐDDH được bổ sung từ các nguồn: Được cấp, tự mua
sắm, tự làm, được tặng… Những TB, ĐDDH này đều được vào “Sổ thiết bị giáo
dục”. Sổ thiết bị giáo dục được phân ra theo từng khối, từng môn và thiết bị
giáo dục dùng chung. Để quản lý TB, ĐDDH hiệu quả việc cần thiết đầu tiên là
phải lập sổ thiết bị giáo dục.
Mẫu “Sổ thiết bị giáo dục” (Phụ lục 1- Trang20)
Ưu điểm:
+ Với sổ này, Cán bộ quản lý nhà trường dễ dàng kiểm tra việc quản lý
TB, ĐDDH của nhân viên quản lý thiết bị.
+ Giúp nhân viên quản lý thiết bị nắm bắt được số lượng thiết bị hiện có
theo từng năm học hoặc có sự thay đổi về nhân viên quản lý thiết bị thì người
mới nhận nhiệm vụ cũng biết được số lượng thiết bị hiện có trong nhà trường.
3.3.2. Phân loại và sắp xếp TB, ĐDDH.
TB, ĐDDH nhập về được phân loại theo: Dụng cụ, hóa chất, tranh ảnh,

bảng biểu, … theo khối, theo môn và thiết bị dùng chung. Được sắp xếp khoa
học, đẹp mắt và mất ít thời gian khi tìm kiếm, dễ quản lý. Đây là yêu cầu hết sức
cần thiết giúp việc quản lý khoa học, hiệu quả; giúp xác định nhanh chóng, sử
dụng đúng mục đích. Cụ thể như sau:
Phân thành nhóm thiết bị tham gia vào các bài thí nghiệm thực hành như:
thiết bị mơn Thề dục, âm nhạc, Mỹ thuật; nhóm dạy các mơn xã hội; nhóm dạy
Tốn….
Nhóm phục vụ cho GV đổi mới phương pháp dạy học bao gồm: các thiết
bị nghe nhìn, thiết bị trình chiếu, máy tính…
10


Nhóm thiết bị dùng chung và phục vụ các hoạt động trong nhà trường
như: các thiết bị văn phòng, tủ đựng, thiết bị, giá, kệ, đồ dùng ở phòng đồ dùng
chung…
Nhóm các phần mềm giảng dạy, quản lý…
Phân loại đồ dùng phục vụ cho từng khối lớp để giúp GV, người phụ trách
cơng tác thiết bị dễ tìm, dễ lấy, dễ quản lý. Khi sắp xếp TB, ĐDDH cần chú ý:
- Khơng để hóa chất chung với các thiết bị như: Máy vi tính, Ti vi, máy
chiếu …vì dễ bị oxi hóa làm hư hỏng.
- Các hóa chất được để trong tủ kính tránh bị bay mùi làm mất độ chính
xác của hóa chất và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Các dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh, các hóa chất dạng dung dịch
được sắp đặt ở ngăn thấp nhất trên giá vì chúng dễ vở và tránh bị đổ hóa chất
vào người.
Sau cùng là dán tiêu đề (dán nhãn) lên phía trên cùng của kệ, của giá thiết
bị theo khối, theo mơn để dễ tìm. (Ví dụ: Tranh địa lý khối 6; Tranh địa lý khối
7; Tranh địa lý khối 9; Tranh sinh học khối 6; Tranh sinh học khối 7; Vật lý khối
7 – Thiết bị thực hành; Vật lý khối 8 – Thiết bị thực hành; Thiết bị dùng chung;
…)

Ưu điểm: Mang tính khoa học, tính thẫm mỹ, tính tiện dụng cho người
chuẩn bị và thuận lợi cho công tác kiểm tra của quản lý nhà trường.
3.3.3. Tổ chức GV lập sổ: “Sổ kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học” theo
kế hoạch giáo dục nhà trường trong các môn học.
Sau khi Cán bộ quản lý nhà trường tổ chức cho cán bộ, GV xây dựng kế
hoạch giáo dục nhà trường, và kế hoạch giáo dục nhà trường trong từng môn học
theo hướng dẫn của Phòng giáo dục, được phê duyệt của GV cốt cán, chuyên
viên và Trưởng phòng giáo dục đưa từ đầu mỗi năm học.
Dựa trên kết quả phân công chuyên môn tôi tổ chức cho các tổ chuyên
môn và GV lập “Sổ kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học” theo từng khối, từng
môn ngay trong tháng đầu tiên của năm học. Để lập được “Sổ kế hoạch sử dụng
thiết bị dạy học”, tôi lưu ý GV( phục lục 2 - Trang 20)
- Hoàn thành cột (1), (2) bằng cách dựa vào kế hoạch giáo dục nhà
trường đã được Trưởng phòng PGDĐT phê duyệt, đồng chí:
+ Tiết số (?) theo kế hoạch giáo dục nhà trưởng ở mơn đồng chí phụ trách
có nội dung bài/chủ đề gì?
+ Tiết đó sẽ sử dụng TBDH gì?
- Cột (3), (4), (5) Định hướng sử dụng TBDH và xác định xem tự làm hay
hiện có của trường, TBDH ở dạng trình chiếu có ứng dụng CNTT hay dạy thông
thường.
- Cột (6) Thông qua việc đã sử dụng, nhận xét, đánh giá hiện trạng của
TBDH hiện có, đề xuất biện pháp khắc phục (nếu có), đây cũng là định hướng
để nhân viên quản lý thiết bị kiểm tra, khắc phục nếu được, hoặc báo cáo thanh
lý.
- Cột (7) Đối với những TBDH chưa có, sử dụng làm mẫu vật như ếch,
cá,... để có kế hoạch mua sắm, chuẩn bị; hay những TBDH đồng chí định hướng
sử dụng cần nhà trường làm hoặc mua sắm mới phục vụ cho bài/chủ đề ghi rõ.
11



Song để thuận tiện tơi cịn kết hợp sử dụng mẫu “Sổ kế hoạch sử dụng
thiết bị dạy học” (Phụ lục 2).
GV được phân công cùng với nhân viên thiết bị phối hợp lập “Sổ kế
hoạch sử dụng thiết bị dạy học” phải ký chịu trách nhiệm và báo cáo tổ trưởng
chuyên môn ký duyệt vào sổ. Mỗi GV sau khi hồn thiện phải có bản sao của sổ
để thực hiện chương trình dạy học, giáo dục trong năm tránh tình trạng “dạy
chay”.
Tuy nhiên để có thể tổ chức sử dụng và bảo quản TB, ĐDDH hiệu quả theo từng
tuần, tháng, học kỳ tôi sử dụng thêm mẫu “Phiếu báo sử dụng thiết bị” (Phụ
lục 4 -Trang 22), mục đích là có thời gian chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ, hố chất
thực hành theo u cầu của GV bộ mơn. Thông thường vào thứ 6 cuối tuần GV
nộp lại “Phiếu báo sử dụng thiết bị” cho tuần kế tiếp, để nhân viên thiết bị có
thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học theo đúng tiết mượn của GV.
Ưu điểm: “Sổ kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học” là căn cứ để góp phần
quản lý chun mơn. Dựa vào kế hoạch của từng tổ chuyên môn cán bộ phụ
trách TBDH sẽ có kế hoạch đề nghị nhà trường mua sắm, bổ sung trang thiết bị
dạy học còn thiếu hoặc hư hỏng và đồng thời cơ sở để tổ chức sử dụng và đánh
giá công tác sử dụng TB-ĐDDH của GV.
Phiếu báo sử dụng thiết bị” bổ sung cho công tác chung trong việc tổ
chức sử dụng TB, ĐDDH cho toàn trường. Tạo điều kiện bố trí được thời gian
chuẩn bị đồ dùng, tránh mượn trùng lặp một loại đồ dùng trong cùng một tiết
dạy mà số lượng đồ dùng lại ít. Tơi cịn có thể thấy được: mơn nào? vào ngày
nào? tiết mấy của ngày đó? ở lớp nào? ai đăng kí trước? vào cùng một ngày, một
tiết có bao nhiêu ngưới sử dụng thiết bị dạy học, sử dụng những thiết bị nào?
GV nào làm thí nghiệm? làm bài thí nghiệm nào? có bị trùng nhau khơng, có bị
trùng giờ thí nghiệm, thực hành vào cùng một tiết khơng?
3.3.4. Làm cơng tác cho mượn.
Mỗi GV bộ mơn đã có trong tay danh mục TB, ĐDDH. Khi chuẩn bị
thiết kế bài giảng trên lớp, GV tra cứu vào danh mục TB, ĐDDH biết được tiết
học cần chuẩn bị những TB, ĐDDH nào để phục vụ tiết dạy và đăng ký theo

mẫu “Phiếu báo sử dụng thiết bị” ở trên. Cán bộ phụ trách thiết bị sẽ chuẩn bị
sẵn đồ dùng, dụng cụ, hố chất thực hành…. GV bộ mơn chỉ việc đến nhận đồ
dùng và kí mượn vào sổ “Sổ theo dõi sử dụng thiết bị dạy học”.
Mẫu “Sổ theo dõi sử dụng thiết bị dạy học”: (Phụ lục 3- Trang 21)
Khi sử dụng xong GV mang đồ dùng đến xác nhận tình trạng thiết bị và kí
trả. Cán bộ phụ trách có trách nhiệm làm sạch và bảo quản các thiết bị sau khi
đã sử dụng.
Ưu điểm: Dễ quản lý, biết được tình trạng thiết bị sau khi sử dụng.
3.3.5. Khắc phục, bảo dưỡng, sữa chữa TBDH.
Trang thiết bị khi đưa vào sử dụng trong thời gian dài không tránh khỏi hư
hỏng, rách nát,... cần được quan tâm sửa chữa và bổ sung kịp thời để phục vụ
thường xuyên và liên tục cho công tác giảng dạy và thực hành. Vì vậy, cán bộ
quản lí phịng thực hành cần phải thường xuyên kiểm tra để có kế hoạch sửa
chữa và mua sắm bổ sung kịp thời. Quá trình xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sửa
chữa các TBDH cho phòng thực hành cần dựa trên một số cơ sở sau:
12


-Trên cơ sở kế hoạch sử dụng, nắm tần suất sử dụng thiết bị để đưa vào kế
hoạch sửa chữa ưu tiên.
- Lực lượng sửa chữa: GV, nhân viên ...
- Tình trạng thiết bị về chất lượng, số lượng.... Đặc biệt chú ý đến các
dạng hư hỏng của thiết bị:
+ Hư hỏng do tác động của môi trường: Mọi thiết bị,dụng cụ thực hành từ
đơn giản đến phức tạp đều được cấu thành từ các vật liệu khác nhau: kim loại,
thủy tinh, chất dẻo, điện từ, gỗ, vải nhựa, tấm xốp... Nếu khơng được bảo quản
cẩn thận đều có thể hỏng hóc dẫn đến khơng sử dụng được. Ngun nhân đầu
tiên đó là do khí hậu, mơi trường.
+ Hư hỏng do sử dụng: Do sử dụng nhiều nên các thiết bị, dụng cụ thực
hành bị mòn, hỏng; Người sử dụng khơng thực hiện đúng quy trình như” Thao

tác sai, làm bừa làm ẩu, thiếu hiểu biết, không cẩn thận...; Do thất lạc gây ra tình
trạng thiếu đồng bộ làm cho thiết bị không hoạt động được; Do sửa chữa bảo
dưỡng khơng được thực hiện hoặc q trình sửa chữa, lắp ráp khơng đảm bảo
nên dẫn tới tình trạng hỏng hóc.
- Mục đích của bảo dưỡng sửa chữa TBDH là: Bảo vệ được TBDH loại
trừ hoặc hạn chế về cơ bản những hư hỏng khơng đáng có, mặt khác phải đảm
bảo thuận lợi cho sử dụng. Hay chúng ta có thể khẳng định rằng: Mục đích của
bảo dưỡng sửa chữa TDH là để đảm bảo “tính sẵn sàng” của thiết bị nhằm phục
vụ tốt nhất cho công tác thực hành, rèn luyện kỹ năng cho HS.
Ưu điểm: Bảo tồn được TB, ĐDDH qua nhiều năm sử dụng, làm kho TB,
ĐDDH ngày càng phong phú hơn.
3.3.6. Vệ sinh phòng TBDH.
Theo quy định vệ sinh phòng TB, ĐDDH 2 lần/1 tuần vào các ngày thứ 2
và thứ 5 hàng tuần. Cụ thể các công việc như sau:
- Quét dọn.
- Lau bụi bám trên các đồ dùng, dụng cụ, tranh ảnh, …
- Thau rửa các dụng cụ, ống nghiệm thực hành.
Ưu điểm: Vệ sinh phòng TB - ĐDDH sạch sẽ là điều kiện mang lại sự
thành cơng trong thí nghiệm, ln thu hút được GV đến mượn TBDH.
3.3.7. Phối hợp thực hiện quản lý TBDH.
3.3.7.1. Sắp xếp, chuẩn bị và tổ chức sử dụng TBDH.
Sau khi thực hiện phân loại TBDH, tôi tiến hành sắp xếp TBDH khoa học
theo phương châm “dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy ra”
Ở mơn Hố học các hóa chất: được sắp xếp theo ngun tắc hóa chất vơ
cơ (Na+, Ca2+, Ag+, Ba2+...), hóa chất hữu cơ (benzen, axeton, axit foocmic,
andehit foocmic...); các axit ở thể lỏng được đặt ở ngăn cuối cùng của tủ để khi
lấy ra được dễ dàng, tránh đổ vỡ, nguy hiểm; những hóa chất tác dụng với cao
su như Br2, axit nitric thì đựng trong lọ có nút thủy tinh; những hóa chất dễ bay
hơi, dễ tác dụng với oxi, hơi nước đựng vào lọ có nút cao su hoặc nút nhám, bên
ngồi có tráng một lớp parỉn; những hóa chất dễ bị ánh sáng tác dụng như

KMnO4, AgNO3, oxi già cần đựng vào lọ màu để ở chỗ tối hoặc bọc kín bằng
giấy màu đen phía ngồi lọ; những hóa chất độc như muối thủy ngân, muối
xianua... cần để trong tủ có khóa riêng và giữ gìn hết sức cẩn thận; các hóa chất
13


để bàn cho học sinh làm thực hành tôi tiến hành dán hai nhãn đối diện nhau ở
hai phía của lọ; trên nhãn ghi công thức và nồng độ các chất. (Phụ lục 5 - Trang
22)
Đối với việc thực hành thí nghiệm ở mơn Hóa học - Sinh học được quy
hoạch vào 01 phịng gọi là phịng chuẩn bị Hố - Sinh;môn Vật lý, Công nghệ
cũng được quy hoạch vào 01 phịng gọi là phịng chuẩn bị Lý - Cơng nghệ.
(Phụ lục 5 và phục lục 6 - Trang 22, trang 23)
Thiết bị, dụng cụ: Được sắp xếp trên giá theo khối lớp và trình tự các bài
thí nghiệm, thực hành.
Riêng đối với tranh ảnh, bản đồ được sắp xếp vào một phòng gọi là phòng
Đồ dùng dạy học. Tranh ảnh được treo gọn gàng trên giá. Một giá tranh có thể
dùng cho một mơn hoặc một vài mơn tùy theo số lượng tranh của mỗi môn. Tuy
nhiên các tranh này đã được định sẵn tại một vị trí trên giá và trước mỗi giá
tranh tôi cho treo một bản danh mục tranh và vị trí của chúng trên giá. Việc làm
này giúp cho việc tìm tranh và lấy tranh ra rất dễ dàng. Tơi lấy ví dụ: Khi giáo
viên Sinh học đăng kí sử dụng tranh “Các cấp tổ chức của thế giới sống” thì tơi
chỉ cần ra giá tranh mơn Sinh, nhìn vào tờ danh mục treo phía trước giá tranh để
tìm vị trí của tranh trên giá. Ở ví dụ này thì vị trí của tranh là 36.1 có nghĩa sẽ là
tờ tranh số 1 ở vị trí thứ 36 trên giá. (Phụ lục 7 - Trang 23)
Việc đưa tất cả thiết bị của các lớp về một phòng chung nhằm dễ quản lý
cũng như chủ động được thời gian chuẩn bị. Với cách làm này rất thuận lợi cho
người quản lý thiết bị, vì có nhiều thời gian cho công tác chuyên môn, mọi yêu
cầu của GV có thể đáp ứng đầy đủ. Nhưng nhược điểm của cách làm này là thiết
bị phải di chuyển từ phòng chuẩn bị đến từng lớp học, nhiều thiết bị cồng kềnh,

dụng cụ bằng thủy tinh, hóa chất phải di chuyển xa nên rất dễ đổ vỡ có thể làm
giảm tuổi thọ của thiết bị hoặc gây nguy hiểm cho học sinh trong q trình vận
chuyển.
Bản thân tơi cũng xác định cùng với cơ sở vật chất trường, lớp học thì
TBDH đầy đủ là một trong những điều kiện cần, còn tâm huyết, năng lực thiết
kế và tổ chức các hoạt động, kĩ năng ứng dụng các TBDH chính là yếu tố chính
quyết định thành cơng của mỗi tiết dạy. Việc sử dụng TBDH kích thích được tư
duy sáng tạo của đội ngũ GVvà HS, bồi dưỡng năng lực tự học, phát triển năng
lực thực hành. Có được các TBDH thích hợp, người GV sẽ phát huy hết năng
lực sáng tạo của mình trong cơng tác giảng dạy, làm cho giờ dạy trở nên nhẹ
nhàng, hấp dẫn hơn, GV yêu thích và hứng thú hơn đối với mơn học. Vì thế tôi
luôn phối hợp kịp thời, thường xuyên với GV chuẩn bị trước, đầy đủ các TBDH
mà GV đăng ký mượn.
3.3.7.2 Bảo quản TBDH
Cán bộ quản lý TB, ĐDDH muốn bảo quản TBDH được tốt phải có kế
hoạch đề phịng các tác nhân gây hại như:
- Đề phòng hoả hoạn: Phịng TB, ĐDDH là nơi chứa nhiều thiết bị, hố
chất dễ cháy nổ vì thế khơng được đun nấu dưới bất kì hình thức nào trong
phịng. Trong phịng ln ln phải có dụng cụ phịng cháy chữ cháy đề phịng
bất chắc.
14


- Đề phịng cơn trùng gây hại như: Mối, mọt, chuột, dán, … bằng cách:
Thường xuyên kiểm tra các góc nhà; Kiểm tra tủ, giá để thiết bị, các thùng
(hòm) đựng hoá chất để kịp thời phát hiện ổ bệnh.
- Đề phòng kẻ xấu gây hại (Con người) bằng cách: Kiểm tra lại phịng
TBDH, buộc cửa sổ, đóng cầu giao, khoá cửa chắc chắn trước khi ra về.
- Giáo dục nâng cao trách nhiệm của GV và HS trong các tiết thực hành.
- Thiết lập nội quy các phòng học chức năng( phục lục 8 - Trang 24)

Ưu điểm: Tránh được các tác nhân gây hại. các dụng cụ, hoá chất luôn
đảm bảo chất lượng, mang lại hiệu quả cao trong công tác phục vụ dạy và học.
3.3.7.3 Kiểm kê TBDH.
Các thiết bị dạy học được kiểm kê theo định kỳ 2 lần/1năm (vào cuối học
kỳ I và cuối học kỳ II). Để Cán bộ phụ trách TB, ĐDDH biết được số lượng thiết
bị sau một học kỳ, sau một năm học. Biết được những thiết bị nào đã bị hư hỏng,
thiết bị nào còn thiếu.
Ưu điểm: Cán bộ phụ trách có kế hoạch xin bổ sung các phụ tùng, linh
kiện, vật tư tiêu hao. Mua sắm thêm các thiết bị còn thiếu.
3.3.7.4 Thanh lý TBDH.
Qua việc kiểm kê theo định kỳ cán bộ phụ trách TB, ĐDDH sẽ lập ra
danh sách các thiết bị hư hỏng để thanh lý kịp thời.
Ưu điểm: Tạo được khơng gian thống mát; Có thêm diện tích để xếp đặt
các thiết bị mới.
3.3.8. Phân loại TBDH phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo
dục phổ thông 2018.
Dựa trên quan điểm xây dựng CT GDPT 2018 và trên nguyên tắc kế
thừa những thiết bị đã có, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy
học và các phần mềm thay thế thiết bị chứng minh, phù hợp với xu hướng
phát triển của khoa học cơng nghệ hiện nay. Qua q trình thực hiện cơng
tác chun mơn của Phịng giáo dục và đào tạo về rà soát TBDH thực hiện
CT GDPT 2018 cấp tiểu học và trung học cơ sở (số 408/PGDĐT, ngày
08/12/2020). Tôi đã rà sốt, sắp xếp, phân loại TBDH hiện có của nhà trường,
nhận thấy trong giai đoạn tới trong dạy học vẫn thực hiện theo phương châm kết
hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với TBDH hiện đại, ứng dụng
CNTT để làm tăng hiệu quả sử dụng TBDH.
Vì vậy dựa trên “Danh mục thiết bị tối thiểu”theo từng mơn học, khối lớp
tơi tiến hành rà sốt theo nhu cầu sử dụng thực tế khi thực hiện CT GDPT
2018 của đơn vị (Phụ lục 9 - Trang25 )
Bên cạnh đó, để thuận lợi cho tiếp cận và thực hiện CT GDPT 2018

trong năm học tới 2021 - 2022, tơi cịn tiếp tục tiến hành phân loại một cách
hệ thống, khoa học và chính xác hơn, đồng bộ và trọn vẹn về nội dung dạy học
(sử dụng kết hợp nhiều loại phương tiện dạy học một cách có hệ thống, đồng bộ
và trọn vẹn; các phương tiện dạy học khơng mâu thuẫn, loại trừ nhau chia ra hai
nhóm:
+ Nhóm TBDH mang tin, ngồi tranh ảnh, dụng cụ, mơ hình đã rà sốt
trên, thì băng đĩa âm, tranh vẽ hoặc cả âm thanh v.v...
+ Nhóm TBDH truyền tin như hệ thống tăng âm, loa, micro; các đầu đọc
15


VIDEO, VCD, DVD; máy chiếu đa phương tiện (Multimedia Projector), máy vi
tính, tivi thơng minh, v.v...
Tuy vậy, hiện nay việc ứng dụng CNTT trong dạy học ngày càng rộng rãi
bởi những tính năng ưu việt của nó và những hiệu quả cao mà nó mang lại.Việc
sử dụng các hiệu ứng kỹ thuật của máy tính để mơ phỏng các q trình phức tạp,
các sự vật, hiện tượng khó mơ tả bằng ngơn ngữ, hình ảnh hoặc khơng thể mơ tả
được hoặc mất quá nhiều thời gian hoặc tiến hành các thí nghiệm ảo mà khơng
thể tiến hành trong thực tế đã đem đến cho quá trình dạy học một hướng phát
triển mới. Vì thế khi rà sốt tơi chú trọng kiểm tra nhóm TBDH truyền tin có
nhiều ưu điểm vừa có thể ứng dụng CNTT để minh họa các hình ảnh như: các
bản đồ, lược đồ địa lý, lịch sử, các sa bàn, mơ hình, mẫu vật có kích thước lớn,
những mơ hình dễ gãy vỡ khi di chuyển hoặc lắp ráp phức tạp mất nhiều thời
gian, các quá trình vật lý, hóa học, các chuyển động phức tạp trong không gian;
khai thác ứng dụng của các phần mềm mô phỏng trong giảng dạy làm cho quá
trình truyền thụ kiến thức được thuận tiện hơn. Với bộ mơn Tốn GV cần biết
vận dụng và khai thác các phần mềm dạy học phổ biến như Violet, MathType,
Skethpad, Geogebra, Toolkitmath, Yenka...; lại có thể xây dựng giáo án điện tử,
bài giảng Eleaming, sự tích hợp các cơng nghệ phần mềm dạy, bài giảng có thể
lưu trữ trên các ổ đĩa hoặc trên một kho tài nguyên học tập trên mạng, người học

có thể sử dụng học tập bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu; đặc biết nhất là khi thực
hiện CT GDPT 2018 GV và HS có thể khai thác tối đa tài nguyên dạy học trên
mạng Internet tạo động lực khuyến khích tư duy sáng tạo của đội ngũ GV và
HS, bồi dưỡng năng lực tự học, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt
lõi (gồm năng lực chung và năng lực đặc thù được quy định tại các chương trình
mơn học, hoạt động giáo dục, ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Bên cạnh đó thì việc tiếp cận CT GDPT 2018 đã được GV và HS nhà trường
tham gia hưởng hướng mạnh mẽ (Phụ lục 9 - Trang 25)
4. Hiệu quả áp dụng.
4.1 Một số kết quả đạt được.
Sau khi áp dụng các biện pháp đã thực hiện trong đề tài, tơi nhận thấy có
những kết quả như sau:
Phịng thiết bị được sắp xếp và tổ chức một cách hợp lý, ngăn nắp, đồng
thời tạo cho người quản lí dễ quan sát, kiểm tra và bảo quản, từ đó hạn chế lớn
sự hư hỏng và mất mát đồ dùng, thiết bị.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học và thí nghiệm đã và đang diễn ra sôi nổi
hơn ở hầu hết các bộ môn, năm sau cao hơn năm trước. Hạn chế được sự phức
tạp trong quy định mượn - trả từ đó hạn chế được một phần tâm lý “ngại” sử
dụng thiết bị. Kết quả thống kê số tiết mượn TBDH bộ môn của 3 năm 2017 2018; 2018 - 2019; 2019 - 2020 và học kỳ 1 năm học 2020 - 2021 cụ thể như
sau:
TT

Bộ
môn

Số
GV
hiện

Năm học

2017-2018

Năm học
2018-2019

Năm học
2019-2020

Kỳ I, Năm
học
2020-2021
16




TB
TB
Máy
Máy
TBDH
TBDH
TBDH trình TBDH trình
chiếu
chiếu
chiếu
chiếu

Hố
học

45
15
50
20
65
43
40
25
Sinh
2
học
46
17
50
21
73
40
35
20
Cơng
3
nghệ
50
10
62
15
74
20
44
23

4 Địa lý
40
7
45
9
56
17
42
10
Thể
5
dục
170
0
182
0
199
0
118
0
6 Vật lý
52
40
72
45
74
37
65
45
Tin

7
học
35
12
40
13
39
22
36
9
8
Tốn
52
20
56
24
65
30
34
17
Ngữ
9
văn
85
55
93
64
50
94
52

64
Lịch
45
10
10
sử
45
15
50
22
75
22
11 GDCD 1
85
10
100
13
116
15
52
4
12 T. Anh
1
74
90
87
100
90
103
59

40

13
Thuật
1
40
0
46
0
50
0
30
0
Âm
14
Nhạc
1
35
50
40
52
50
70
28
40
Tổng
854
341
973
398

1076
531
680
307
Khai thác hiệu quả số trang thiết bị mà nhà trường đang có. Đảm bảo thiết
bị dạy học được phục vụ cho tất cả các tiết học trong một buổi, một ngày của
nhiều giáo viên ở cùng một bộ môn và nhiều bộ môn khác nhau. Kết quả so sánh
sử dụng ĐDDH, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của tổ chuyên môn năm
học 2017 - 2018; 2018 - 2019 cụ thể như sau:
1

STT
1
2

Tổ
Khoa học
Xã hội
Khoa học
Tự nhiên

Năm học
2017-2018
Số tiết sử
Số tiết ứng
dụng
dụng
TBDH
CNTT
574

227
280

114

Năm học
2018-2019
Số tiết sử
Số tiết ứng
dụng
dụng
TBDH
CNTT
643
260
330

138

So sánh
Số tiết sử
dụng
TBDH
tăng 69 lần
Tăng 50 lần

Số tiết ứng
dụng CNTT
Tăng 33 lần
Tăng 24 lần


Và khi so sánh sử dụng ĐDDH, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
của tổ chuyên môn cùng kỳ năm trước (Học kỳ I), kết quả cụ thể như sau:

17


STT
1
2

Tổ
Khoa học
Xã hội
Khoa học
Tự nhiên

Kỳ I, Năm học
2019-2020
Số tiết sử
Số tiết ứng
dụng
dụng
TBDH
CNTT
303
163
235

102


Kỳ I, Năm học
2020-2021
Số tiết sử
Số tiết ứng
dụng
dụng
TBDH
CNTT
426
168
254

139

So sánh với cùng kì

tăng 123 lần

Số tiết ứng
dụng
CNTT
Tăng 5 lần

Tăng 19 lần

Tăng 37 lần

Số tiết sử
dụng TBDH


Thông tin được cập nhật thường xuyên và khoa học giúp thống kê được
tình hình thiết bị, tình hình sử dụng được nhanh và chính xác hơn. Vì vậy, việc
làm báo cáo cuối kì và cuối năm tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà kết quả
lại chính xác.
Hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra trong phịng thí nghiệm, thực hành.
Với những tiết học có ứng dụng cơng nghệ thơng tin thì những khó khăn
khi chưa ứng dụng CNTT đã được giải quyết. HS cảm thấy rất hứng thú và
hưởng ứng rất tích cực trong các tiết học này.
Chất lượng giảng dạy và học tập ngày một tăng.
4.2 Bài học rút ra.
Qua nhiều năm làm công tác thiết bị, tôi nhận thấy rằng TBDH là trang
thiết bị không thể thiếu trong nhà trường. Nếu bổ sung thiết bị đầy đủ thường
xuyên và hoạt động có nghiệp vụ sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng
dạy và học.
Trước hết người phụ trách thiết bị phải có tinh thần, trách nhiệm, có hiểu
biết về các mơn học tự nhiên mà có sử dụng các thiết bị khá phức tạp như Lý,
Hóa, Sinh,.. .Đặc biệt, phải có hiểu biết tốt về Tin học (phần mềm soạn thảo văn
bản Microsoft Word để làm báo cáo, và phần mềm bảng tính Microsoft Excel để
thống kiểm kê, làm sổ danh mục).
Ngoài những nhiệm vụ để GV mượn thiết bị ngày càng nhiều thì hình
thức khen thưởng cũng khơng kém phần quan trọng.Vì thế cần mạnh dạn tham
mưu với lãnh đạo, về công tác khen thưởng khi sử dụng tốt và hiệu quả công tác
thiết bị daỵ học .Một yếu tố khác góp phần để GV mượn thiết bị ngày càng
nhiều là cán bộ thiết bị phải biết sử dụng tất cả các thiết bị. Có như thế, phong
trào mượn đồ dùng dạy học mới được duy trì thường xuyên và phát triển liên
tục.
Với những kết quả đã đạt được ở trên tôi tin rằng những giải pháp chúng
tôi đề ra thực sự mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng và bảo quản
ĐDDH, trang thiết bị của nhà trường. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của

nhà trường. Cụ thể: nhờ cơ sở vật chất khang trang, thiết bị ngày càng phong
phú đáp ứng được nhu cầu dạy và học của GV, những năm qua số học sinh giỏi
của trường đều tăng lên, tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp và đỗ vào Trung học phổ thông
cao.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
1. Kết luận.
Xuất phát từ cở sở lí luận, cơ sở pháp lí, sau khi phân tích thực trạng
cơng tác quản lý ĐDDH theo đề tài “Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở
trường THCS trong giai đoạn hiện nay” tôi đã tập trung nghiên cứu và đề xuất
18


được biện pháp quản lý TBDH vừa mang tính thực tiễn, vừa có thể áp dụng trực
tiếp vào trường THCS ... trong thời gian tới và năm học tiếp theo. Cụ thể:
Đã tổ chức quản lý TBDH hiệu quả, khoa học, qui củ, nề nếp, có kế
hoạch để phù hợp với việc quản lý nhà trường trong hiện tại.
Tuy nhiên, với vốn kinh nghiệm cịn non nớt của mình, trong q trình
thực hiện đề tài chắc chắn cịn nhiều khiếm khuyết, rất mong được sự quan tâm
đóng góp ý kiến của q đồng nghiệp để tơi có thêm kinh nghiệm q báu nhằm
hồn thiện khả năng chun mơn của mình cũng như làm cho cơng tác thiết bị,
thí nghiệm của trường ngày một đi lên.
2. Đề xuất.
Đối với nhà trường.
Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục quan tâm, đầu tư hơn nữa đến cơng tác
thiết bị, thí nghiệm của trường.
Đối với Phịng giáo dục.
Mở lớp bồi dưỡng cơng tác quản lý thiết bị cho Ban giám hiệu phụ trách.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề về nghiệp vụ thiết
bị, thí nghiệm cho nhân viên thiết bị để nhân viên thiết bị giao lưu, học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu
nhà trường đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho tơi hồn thành sáng kiến kinh
nghiệm này.
Tôi hy vọng những nội dung trong đề tài này sẽ là những thông tin để bạn
bè, đồng nghiệp trao đổi, thảo luận để giúp tôi học hỏi thêm những kinh nghiệm
thực sự quý báu trong công tác thiết bị, thí nghiệm.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ được rút ra trong thực tế của cá nhân
tơi. Rất mong được sự quan tâm, tham gia góp ý của quý thầy cô và các bạn
đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hướng dẫn sử dụng đồ dùng, thiết bị các bộ mơn có trong các kiện đồ dùng
thiết bị do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp hàng năm.
- Nội quy của nhà trường.
- Sổ theo dõi sử dụng đồ dùng thiết bị.
- Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức làm công tác thiết bị
dạy học ở cơ sở giáo dục phổ thông.
Thọ Xuân, ngày 24 tháng 3 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯƠNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
ĐƠN VỊ
của người khác.
Người viết

19


Phụ lục 1: Mẫu “sổ thiết bị giáo dục”:
SốT
T


TÊN THIẾT BỊ GIÁO DỤC

1
1
2
3
4
5
6
7


2
Cơng tắc
Chốt
Dây điện trở
Bóng điện
Chng điện
Kim nam châm
Thanh sắt non

Ký,

hiệu

3

Nước sản
xuất


4
Viêt Nam
Viêt Nam
Viêt Nam
Viêt Nam
Viêt Nam
Viêt Nam
Viêt Nam

Đơn
vị
tính

5
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái

Số lượng TB
khi lập sổ
Đơn giá

Tổng
số


6
17.933
25.137
25.137
40.085
50.634
15.823
43.250

7
6
2
1
2
6
6
6

Năm học 2019-2020

Hỏng

Tăng

8

9

Giảm


10

Số còn lại sau
năm học
Tổng
số

Hỏng

11

12

Phụ lục 2: Mẫu “Sổ kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học”:
MƠN: ĐỊA LÝ
KHỐI LỚP: 6
Tiết
PPCT

(1)
2
3
5
8
9

TÊN THÍ NGHIỆM HOẶC TBDH CẦN CÓ

(2)
Quả địa cầu. Tranh lưới kinh tuyến vĩ tuyến

Bản đồ tỉ lệ nhỏ, trung bình, lớn
Bản đồ tự nhiên Việt Nam
Ti vi – máy tính. Quả địa cầu
Tranh địa lý. Ti vi – máy chiếu

TB
được cấp

TB
tự làm

Trình
chiếu

Có nhưng
hỏng

Chưa


(3)
x
x
x
x
x

(4)

(5)


(6)

(7)

X
x
20


11
12
13
14

Tranh địa lý. Ti vi – máy chiếu
Tranh địa lý.
Bản đồ tự nhiên thế giới
Tranh địa lý.

x
x
x
x

x

Phụ lục 3: Mẫu “Sổ theo dõi sử dụng thiết bị dạy học”:
Tuần thứ: 11 . Từ ngày 9/ 11 / 2020 đến ngày 14 / 11 /2020
Họ và tên giáo

TT viên sử dụng
thiết bị

(1)

(2)

Tên TBGD, hố
chất hoặc thí
nghiệm cần sử
dụng

(3)

Tổ, nhóm chun mơn: Xã hội

ĐVT

Số
lượng

Lớp
dạy

Ngày
dạy

Tiết
PPCT


Ngày
mượn


mượn

Ngày
trả

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

Kí trả

Trình
trạng
thiết bị

khi trả

Ghi
chú

(12)

(13)

(14)

1

Đỗ Thị T

Bảng phụ

Cái

1

9

9/11

9

7/11

9/11


Cịn tốt

2

Phạm Xn B

Cò, còi, đồng hồ

Cái

1.1.1

7.8

9/11

17.19

7/11

9/11

Còn tốt

3

Lê Thị Q

Ti vi + Máy tính


1.1

9.8.9

4

Đỗ Thị D

Đài + Máy tính +
Ti vi

1.1.1

6.9.7
.8

9/11
10/11
10/11
14/11

46.40.4
7
10.10.1
0.10

Bộ,
cái
Bộ,

cái

7/11
7/11

9/11
10/11
10/11
14/11

Cịn tốt
Cịn tốt

21


Phụ lục 4
Trường THCS
MẪU” PHIẾU BÁO ĐĂNG KÍ MƯỢNTHIẾT BỊ DẠY HỌC”
Tuần: 10
Họ và tên giáo viên: Đỗ Thị D Dạy môn: Âm nhạc
Thứ/ ngày

Lớp

Tiết
PPCT

Tên đồ dùng


Số
lượng

Thứ 3 10/11

6.9

10.10

Đài + Máy tính + Ti vi

1,1,1

Thứ 7 14/11

7.8

10.10

Đài + Máy tính + Ti vi

1,1,1

Ngày tháng năm 2020.
(Kí tên)
Đỗ Thị D
Phụ lục 5 : Phòng thực hành và phòng chuẩn bị với các tủ đựng dụng cụ
mơn Hóa học- Sinh học.
Phụ lục 6 : Phòng thực hành và phòng chuẩn bị Vật lý - Công nghệ.


Phụ lục 7:

Phụ lục 8:
Phụ lục 9: Cơng tác rà rốt, tiếp cập việc thực hiện CT GDPT 2018

22


23


24



×