Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Kinh nghiệm giáo dục ý thức tiết kiệm điện cho học sinh qua bài 48 sử dụng hợp lý điện năng trong môn công nghệ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.18 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, điện năng có vai trị đặc biệt quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân và là nguồn động lực cho quá trình sản xuất và trong đời sống,
phát triển kinh tế-xã hội. Cụ thể điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi
trong sản xuất cũng như trong đời sống sinh hoạt của con người, là nhu cầu thiết
yếu để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo cho sự
hoạt động bình thường và phát triển sản xuất.
Nhờ điện năng, năng suất lao động được nâng cao, góp phần cải thiện
nâng cao đời sống, thúc đẩy cách mạng khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên, với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học và cơng nghệ ngày càng có nhiều các thiết bị, đồ
dùng điện ra đời để phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của chúng ta. Điều đó
đồng nghĩa với việc các đồ dùng điện gia tăng nhanh chóng về số lượng cũng
như chủng loại, kéo theo là nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng lớn.
Mặt khác do nhận thức và thói quen sử dụng điện chưa hợp lí của người
dân dẫn đến tình trạng lãng phí điện năng. Thực trạng này dẫn đến tình trạng
thiếu điện ln xảy ra ở nước ta trong nhiều năm trở lại đây. Điều này gây ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt gây thiệt hại cho
quá trình sản xuất. Mặc dù ngành điện cũng đã có nhiều biện pháp tuyên truyền
và giáo dục nhưng sự thay đổi trong ý thức người dân vẫn còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó nhà nước cũng đã ban hành các văn bản quy định về việc sử dụng
điện năng hợp lí và tiết kiệm nhưng các chế tài xử phạt khi vi phạm cũng chưa
rõ ràng nên chỉ có tính chất răn đe mà khơng hiệu quả. Vì vậy, tình trạng thiếu
điện vẫn diễn ra hàng năm, đặc biệt là vào mùa khô.
Do vậy, việc giáo dục ý thức tiết kiệm điện năng cho học sinh là một việc
làm cấp bách và thiết thực. Với mong muốn giáo dục các em học sinh của mình
có ý thức sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng. Trên tinh thần giáo dục ý thức,
từ ý thức quyết định đến hành động. Bởi vì, hành động và cách ứng xử của con
người được điều chỉnh bởi chính thái độ và nhận thức của họ mà giáo dục có vai
trị to lớn. Từ đó giúp các em biết hành động để tiết kiệm điện năng nhằm giảm
bớt chi phí sinh hoạt cho gia đình cũng là tiết kiệm cho ngân sách Quốc gia. Đặc


biệt sẽ góp phần làm giảm việc xây dựng thêm các nhà máy điện, giúp bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Vì vậy, giáo dục ý thức tiết
kiệm điện vừa là mục tiêu của ngành điện vừa là nhận thức cần thiết đối với
người sử dụng điện và cũng là nhận thức không thể thiếu đối với học sinh THCS
khi học xong phần Kĩ thuật điện. Đây là lí do mà tơi đã mạnh dạn đúc rút và cụ
thể hóa thành sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo dục ý thức tiết kiệm
1


điện cho học sinh thông qua bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng trong mơn
Cơng nghệ 8”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm đổi mới phương pháp dạy học, gây hứng thú cho học sinh, phát
triển tư duy và biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- Góp phần vào chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả.
- Hình thành cho học sinh ý thức sử dụng tiết kiệm điện, hiểu được tầm
quan trọng của việc tiết kiệm điện. Đặc biệt là những lợi lích của việc tiết kiệm
điện mang lại cho cuộc sống của con người, có ý thức bảo vệ mơi trường.
- Giúp học sinh rèn luyện đức tính cẩn thận, tự giác và có trách nhiệm với
bản thân, gia đình và xã hội.
- Giúp bản thân tơi tích lũy thêm được kinh nghiệm giảng dạy bài học
hiệu quả nói riêng và trong bộ mơn Cơng nghệ nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Môn Công nghệ 8: Bài 42: Sử dụng hợp lí điện năng
- Đối tượng học sinh THCS( khối lớp 8)
- Số lớp kiểm chứng: 4 lớp
- Số lượng học sinh: 135 em
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Là thu thập thông tin

dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo SGK, SGV, trên mạng internet… để lựa
chọn những nội dung kiến thức liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho vấn
đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thực hiện
điều tra, khảo sát và xử lí thơng tin từ thực trạng của học sinh về ý thức sử dụng
hợp lí điện năng và tiết kiệm điện. Từ đó giúp nảy sinh các ý tưởng nghiên cứu
và đề xuất sáng tạo.
- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu: Thực hiện thống kê và xử lí số
liệu thực tế, so sánh và đối chiếu số liệu trước và sau khi áp dụng đề tài nghiên
cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm và thực nghiệm sư phạm.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo nghị định số 102/2003/NĐ- CP của chính phủ về sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả thì năng lượng được hiểu là: “dạng vật chất có khả
năng sinh cơng, bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than đá, dầu mỏ, khí đốt…
và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra trong q
trình chuyển hóa năng lường so cấp”.
Theo từ điển Tiếng Việt “Tiết kiệm là sử dụng đúng mức, khơng phí
phạm” Pháp lệnh số 02/1998/PL- UBTVQH10 về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí: Quy định các tổ chức, cá nhân quản lí và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Luật điện lực(2005), quy định về tiết kiệm trong phát điện, truyền tải và
phân phối điện năng… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng,
bảo vệ môi trường sinh thái.
Đề án thứ ba của chương trình mục tiêu Quốc gia về “sử dụng năng lượng

tiết kiệm, hiệu quả” là: Đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân.
Chỉ thị số 19/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/6/2005 về
việc thực hiện tiết kiệm điện trong sử dụng điện Theo đó, Thủ tướng Chính phủ
u cầu thực hiện nghiêm các biện pháp tiết kiệm trong sử dụng điện.
Từ cơ quan EVN đến các nhà máy điện, Công ty truyền tải, Công ty Điện
lực, Điện lực và Chi nhánh điện phải thực hiện nghiêm các biện pháp tiết kiệm
trong sử dụng điện theo văn bản số 4144/CV-EVN-KD&ĐNT, ngày 15/8/2005
của EVN chỉ đạo các đơn vị trực thuộc.
Theo Bộ Công Thương, tỉ lệ điện năng lãng phí của Việt Nam là 10%50%, cao gấp 1,5 - 6 lần so với thế giới.
Sử dụng nguồn điện năng tiết kiệm là giải pháp tích cực để
bảo vệ mơi trường, ngăn chặn sự nóng lên tồn cầu đồng thời
giảm các khoản chi phí khơng cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, đặc biệt trong bối
cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngành Công nghiệp điện năng ngày
càng phát triển, theo đó là sự ra đời của rất nhiều đồ dùng điện mới, hiện đại
nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống của con người. Như vậy
điện năng có vai trị rất quan trọng trong sản xuất cũng như trong đời sống của
con người. Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy móc,
thiết bị… trong sản xuất và đời sống. Nhờ có điện năng, q trình sản xuất được
3


tự động hóa và cuộc sống của của con người có đầy đủ tiện nghi, ngày càng văn
minh và hiện đại hơn.
Tuy nhiên, do thói quen sinh hoạt, cách tổ chức làm việc và nghỉ ngơi, sự
thay đổi thời tiết mà nhu cầu sử dụng điện năng không đồng đều giữa các giờ
trong ngày cũng như giữa các mùa trong năm. Vì vậy, có những giờ trong ngày
nhu cầu sử dụng điện năng rất lớn, những giờ đó gọi là giờ cao điểm tiêu thu

điện năng. Trong giờ cao điểm thường có những đặc điểm:
- Điện năng tiêu thụ rất lớn trong khi khả năng cung cấp điện của các nhà
máy điện không đáp ứng đủ.
- Điện áp của mạng điện giảm xuống làm ảnh hưởng xấu đến chế độ làm
việc của các đồ dùng điện.
Để cụ thể hơn vấn đề tại sao chúng ta phải tiết kiệm điện
năng chúng ta phải biết là: Nhu cầu tiêu thụ điện năng hiện nay
rất lớn trong khi khả năng cung cấp điện khơng đáp ứng đủ
khiến tình trạng mất điện diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng trực
tiếp tới đời sống sinh hoạt, sản xuất. Khi sử dụng đồ điện có
cơng suất càng lớn tiêu thụ điện năng càng nhiều sẽ ảnh hưởng
đến tuổi thọ của đồ dùng điện. Tiết kiệm điện năng có nghĩa là
bạn chọn giảm chi phí tiết kiệm cho gia đình. Tiết kiệm điện
giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ mơi trường là điều
chung, cịn tiết kiệm điện là bạn đang bảo vệ tính mạng của
bản thân và gia đình.
Phần lớn điện năng được tạo ra từ nước, than, dầu khí…
đều là những nguồn năng lượng của thiên nhiên. Do vậy, nếu sử
dụng lãng phí thì nguồn tài ngun sẽ nhanh chóng cạn kiệt.
Ngồi ra khi tạo ra điện, lượng khí thải từ nhà máy điện thường
gây ơ nhiễm lớn, đó cũng là ngun nhân chính gây nên hiện
tượng trái đất ngày càng nóng lên là nguyên do khiến thời tiết
thay đổi thất thường.
Ở nước ta, qua khảo sát cho thấy việc dùng điện còn nhiều lãng phí. Trong
quý II, miền Bắc thiếu điện nghiêm trọng, bệnh viện, trường học bị cắt điện, một
số nhà máy không có điện sản xuất, cơng nhân xây dựng điện đã làm việc thâu
đêm để đường dây 500kV kịp đóng điện tăng thêm công suất chi viện cho miền
Bắc. Trong khi đó nhiều cơ quan, nhà hàng, khách sạn dùng điện trang trí, quảng
cáo mới 5 giờ chiều đã bật đèn quảng cáo sáng cả khoảng trời, nhiều hộ gia đình
dùng điện quá lớn, tiền điện thanh toán từ 5-12 triệu đồng/tháng. Các cơ quan

đài báo đã kịp thời phản ảnh những bài viết, những đoạn phim trong chương
trình thời sự về sự lãng phí điện.
4


Cảnh lãng phí điện năng như thế này là những hình ảnh khơng khó gặp tại nước ta

Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để chúng ta sử dụng điện năng một cách hợp
lí và hiệu quả? Trước tiên chúng ta phải thực hiện việc giảm bớt tiêu thụ điện
năng trong giờ cao điểm. Để giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm
chúng ta cần thực hiện cắt điện một số đồ dùng điện không thiết yếu nhưng lại
tiêu thụ điện năng lớn. Ví dụ: Khơng nên là quần áo vào giờ cao điểm. Tắt bớt
quạt điện, tắt một số bóng đèn khơng cần thiết, cắt điện bình nước nóng, lị
sưởi… Làm tốt được cơng việc này chúng ta đã tiết kiệm được lượng điện năng
đáng kể. Đồng thời hạn chế được được nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn khi sảy ra
hiện tượng quá tải, tăng được tuổi thọ của đồ dùng điện khi không phải làm việc
trong điều kiện không đạt công suất định mức.
Trong thực tế, việc nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí
và tiết kiệm điện năng của người dân nói chung và của học sinh nói riêng đang
cịn nhiều hạn chế. Điều này thể hiện trong việc sử dụng điện rất tùy tiện ở trong
gia đình hay ở những nơi công sở, công cộng. Đặc biệt đối với đối tượng học
sinh, các em đang ở độ tuổi ham chơi, dễ nhớ, dễ quên.
Tôi đã tiến hành theo dõi ý thức về việc sử dụng điện của học sinh lớp 8 ở
lớp học. Chỉ có số ít học sinh biểu hiện có ý thức sử dụng điện hợp lí và khơng
lãng phí điện thể hiện ở việc các em tắt các bóng điện mà các bạn đã bật trước
đó khi thấy trong lớp học đã đủ ánh sáng, trời mát thì khơng bật quạt điện.
Ngược lại số học sinh có biểu hiện dùng điện lãng phí và khơng tiết kiệm thì
nhiều, thể hiện ở việc khi vào lớp các em bật hết các đèn trong phòng học, trong
khi trời mùa hè đã đủ ánh sáng. Hoặc vào mùa đông, sau khi học xong tiết thể
dục các em vào lớp bật hết quạt trần trong phòng, mặc dù chỉ cần bỏ chiếc áo ấm

khốc bên ngồi ra là được. Có những khi ra chơi chỉ còn vài bạn trong lớp thì
tất cả các quạt trần trong lớp đều quay. Đặc biệt khi các em chuyển sang các
phòng khác để học các môn đặc thù như âm nhạc, mĩ thuật hoặc ra sân học thể
dục…thì các em vẫn khơng tắt điện hoặc tắt quạt.
Đó là thói quen sử dụng điện của học sinh ở trường. Câu hỏi đặt ra là ở
nhà thì các em sử dụng điện như thế nào? Trường tơi năm nào cũng tổ chức thực
hiện mơ hình “Tiếng trống chất lượng”, nghĩa là ngay vào đầu năm học các thầy
cô đã được phân công nhau theo từng tổ nhóm, mỗi tổ nhóm theo dõi một thơn
nào đó trong xã. Trong một tháng các thầy cô sẽ đột xuất đến kiểm tra góc học
tập của các em học sinh trong trường. Việc này giúp các thầy cơ có thể nắm bắt
được việc học tập của học sinh ở nhà, xem ánh sáng các em sử dụng để học bài
có hợp lí khơng, góc học tập ra sao…Từ việc này tôi đã theo dõi được việc sử
dụng điện của các em ở nhà. Ví dụ điển hình như sau: Vào góc học tập của Nga
- một học sinh giỏi trong lớp, con của giáo viên, đồng nghiệp của tôi. Chúng tôi
5


bất ngờ thấy em đang ngồi vào bàn học, đèn bàn đã bật nhưng đèn trong phịng
vẫn sáng trưng. Tơi bước lại kiểm tra đèn học của em thì được biết công suất
đèn bàn em đang sử dụng là 40W, trong khi đó với các bóng đèn tiết kiệm điện
thế hệ mới chỉ cần có cơng suất từ 10-20W là đủ để chiếu sáng cho em học bài.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các giải pháp thực hiện
2.3.1.1. Khảo sát đánh giá tình hình
- Khảo sát đối tượng học sinh (tìm hiểu về đặc điểm, tâm sinh lí và năng
lực của học sinh) để có giải pháp tiến hành bài học hiệu quả.
- Đánh giá kết quả khảo sát để lập kế hoạch bài học.
2.3.1.2. Lập kế hoạch bài học
- Xác định đối tượng nghiên cứu: Đối chứng ở các lớp 8A (Phương pháp
dạy học tích cực), 8B(Phương pháp dạy học truyền thống)

- Nghiên cứu kĩ bài dạy: Xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp.
- Xây dựng kế hoạch bài học, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Dạy thực nghiệm và đối chứng.
- Phân tích cách tổ chức dạy học và đánh giá hiệu quả dạy học trong kế
hoạch.
2.3.2 Các biện pháp để tổ chức thực hiện
2.3.2.1. Khảo sát đánh giá tình hình
Qua khảo sát học sinh tôi nhận thấy, phần lớn học sinh khơng quan tâm
đến mơn Cơng nghệ nhiều vì các em cho rằng đây là môn học phụ, không thuộc
các môn thi vượt cấp hay thi tốt nghiệp cũng như thi đại học, nên các em khơng
học hoặc rất ít học và ơn tập bài ở nhà. Chính vì vậy, kiến thức các em nắm được
chủ yếu là học trên lớp. Bên cạnh đó, các em lại chưa có phương pháp học khoa
học để giúp các em hệ thống kiến thức tốt và hình thành kĩ năng, ý thức sử dụng
đồ dùng điện tiết kiệm.
Một số em nhớ được một ít kiến thức môn học nhưng mang tính rời rạc,
không hệ thống. Vì vậy, trong thực tế các em đã không vận dụng được các kiến
thức đã học vào trong cuộc sống hành ngày, ví dụ như vấn đề tiết kiệm điện
năng trong gia đình.
2.3.2.2. Lập kế hoạch bài học
Xuất phát từ nhận thức trên và kết quả khảo sát, nghiên cứu nội dung kiến
thức, kĩ năng, thái độ cần cung cấp cho học sinh trong q trình dạy-học. Tơi đã
xây dựng kế hoạch dạy học theo phương pháp tổ chức hoạt động học theo hướng
nghiên cứu bài học trong tiết 41: “Bài 48- Sử dụng hợp lí điện năng” như sau:
2.3.3. Vận dụng
6


- Chuẩn bị hệ thống hình ảnh, câu hỏi, video để nêu nhiệm vụ cho học
sinh hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm thảo luận trả lời qua đó hình thành sơ
đồ hóa kiến thức trọng tâm của bài.

- Tổ chức soạn bài theo các nội dung của mục tiêu bài học và bám theo
các câu hỏi sau:
1. Tại sao cần tiết kiệm điện năng?
2. Tiết kiệm điện năng bằng cách nào?
3. Những lợi ích khi tiết kiệm điện năng
TIẾT 41:
Bài 48: SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức
- Nắm được nhu cầu sử dụng điện năng .
- Biết sử dụng điện năng một cách hợp lí và tiết kiệm.
2. Kĩ năng
- Có thói quen sử dụng điện năng hợp lí.
- Biết tiết kiệm điện năng.
3. Thái độ
- Giáo dục các em có ý thức sử dụng hợp lí điện năng
4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS:
Rèn luyện năng lực chủ động, tự tin, sáng tạo, suy nghĩ độc lập, năng lực
hợp tác, giao tiếp, tư duy, phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề….
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Máy chiếu, phiếu học tập, bút dạ..
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn, vở bài tập.
- Đọc và soạn bài trước khi lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)

Em hãy cho biết vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống?
3. Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
(Dự kiến thời gian 2 phút)
1. Mục tiêu
- Học sinh biết được việc sử dụng điện năng hợp lí và tiết kiệm điện năng.
7


- Qua hình ảnh học sinh nắm được việc sử dụng đồ dùng hiệu suất cao
trong gia đình.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, trình bày trong một phút, gợi mở, kĩ thuật động não,…
3. Hình thức tổ chức hoạt động
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Đại diện học sinh trình bày, phát biểu cá nhân.
4. Phương tiện dạy học
- Máy chiếu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên
+ Chiếu hình ảnh
+ Yêu cầu học sinh quan sát, suy nghĩ, trả lời câu
hỏi:
Em có nhận xét gì, về việc dùng điện của hai gia
đình trên?
- Học sinh
Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động độc lập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên
GV bao quát lớp hoạt động, chú ý phát hiện những
khó khăn của học sinh để đưa ra những biện pháp
hỗ trợ kịp thời.
- Học sinh
HS suy nghĩ độc lập, đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Giáo viên
GV gọi HS trình bày.
- Học sinh
+ Đại diện HS trình bày kết quả của mình.
+ Lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét
4. Phương án kiểm tra - đánh giá
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC SỬ DỤNG HỢP LÍ
ĐIỆN NĂNG
(Dự kiến thời gian 26 phút)
8


1. Mục tiêu
- Học sinh hiểu được khái niệm giờ cao điểm.
- Nắm được đặc điểm của giờ cao điểm.
- Biết các biện pháp sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân, vấn đáp, trình bày trong một phút,
đàm thoại, liên hệ thực tế, gợi mở, kĩ thuật động não,…
3. Hình thức tổ chức hoạt động
- Học sinh làm việc theo tổ, nhóm, làm việc cá nhân.
- Đại diện học sinh trình bày, học sinh phát biểu cá nhân, ...

4. Phương tiện dạy học
- Máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Bước 1: Giao nhiệm vụ
I. NHU CẦU TIÊU THỤ
- Giáo viên
ĐIỆN NĂNG
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I.1 trong 1. Giờ cao điểm tiêu thụ
SGK trang 165.
điện năng
Thời điểm nào trong ngày dùng nhiều điện
nhất ? Thời điểm nào dùng ít điện nhất? Vì sao
?
Khoảng thời gian nào trong ngày được tính là
giờ cao điểm tiêu thụ điện năng ?
Hãy giải thích vì sao khoảng thời gian trên là
giờ cao điểm ?
Vậy, giờ cao điểm là gì ?
=> Giờ cao điểm là những
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
giờ tiêu thụ điện năng nhiều.
Phiếu học tập số 1
2. Những đặc điểm của giờ
Câu hỏi: ? Em hãy cho biết khi điện áp của cao điểm
mạng điện bị giảm xuống, sự phát sáng của
đèn điện, tốc độ quay của quạt điện, thời gian
đun sôi nước của bếp điện sẽ như thế nào?
Đồ dùng điện


Hoạt động của đồ
dùng điện trong giờ
cao điểm

Sự phát sáng
của đèn
Tốc độ quay của
quạt
Thời gian đun sôi
của bếp điện

Tối hơn
Quay chậm hơn
Nhiều hơn

9


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt

- Điện năng tiêu thụ rất lớn
Vậy, giờ cao điểm có đặc điểm gì?
trong khi khả năng cung cấp
điện của các nhà máy điện
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm cặp
không đáp ứng đủ.
Phiếu học tập số 2:
- Điện áp của mạng điện bị

Câu hỏi: Liên hệ thực tế ở nhà, ở trường, em giảm xuống, ảnh hưởng xấu
hãy nêu các biện pháp sử dụng hợp lí và tiết đến chế độ làm việc của đồ
kiệm điện năng?
dùng điện.
Vậy, theo em biện pháp cơ bản nhất để sử dụng II. Sử dụng hợp lí và tiết
hợp lí và tiết kiệm điện năng là gì?
kiệm điện năng
Tại sao phải giảm tiêu thụ điện năng ở giờ cao
điểm?
Để tránh tụt điện áp phải thực hiện bằng các 1. Giảm bớt tiêu thụ điện
biện pháp gì?
năng trong giờ cao điểm.
Một em hãy cho biết biện pháp cơ bản thứ hai
để sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng là gì?
Vậy, tại sao phải dùng đồ điện có hiệu suất 2. Sử dụng đồ dùng điện hiệu
cao?
suất cao để tiết kiệm điện
Em hãy lấy ví dụ một số đồ dùng điện
năng.
có hiệu suất cao?
GV chiếu cho HS xem mộ số đồ dùng điên có
hiệu suất cao.

Vậy biện pháp cơ bản thứ 3 để sử dụng hợp lí
và tiết kiệm điện năng là gì?
3. Khơng sử dụng lãng phí
GV: tổ chức cho HS thi ”Ai nhanh hơn”
điện năng
Câu hỏi: Hãy phân tích các việc làm dưới đây
10



Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
và ghi chữ LP (lãng phí điện năng) và TK (tiết
kiệm điện năng) vào ô trống.
TT Các việc làm
1

Tan học khơng tắt đèn
phịng học

2

Khi xem ti vi, tắt đèn
bàn học tập

3

Bật đèn ở phòng tắm,
phòng vệ sinh suốt ngày
đêm
Khi ra khỏi nhà, tắt điện
các phòng

4

TK

LP


Vậy, em hãy nhắc lại một lần nữa ba biện pháp
cơ bản sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng?
GV cho HS quan sát hình ảnh một số thiết bị
cảm biến hiện diện.
Một số thiết bị cảm biến hiện diện

Công tắc cảm biến ánh sáng định thời

Cảm biến chuyển động

ích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường.
GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát.

Cảm biến an ninh

Qua hình ảnh trên, em có nhận xét gì về tác hại
của các nhà máy sản xuất nhiệt điện?
GV: Chiếu tranh cho học sinh quan sát và nhắc
lại kiến học đã học về sản xuất điện năng.
Hàng năm, để tiết kiệm điện năng, nước ta đã
có hành động cụ thể nào?
11


Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV: Chiếu ảnh minh họa cho HS xem

Yêu cầu cần đạt


+ Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá
nhân và hoạt động nhóm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc theo nhóm, cặp và làm
việc cá nhân.
- Giáo viên định hướng, theo dõi HS làm việc.
Chú ý phát hiện những khó khăn của HS để có
biện pháp hỗ trợ kịp thời các em.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Giáo viên: Chiếu phiếu học tập của các
nhóm.
- Học sinh
+ Đại diện HS báo cáo, trình bày trước lớp.
+ HS khác chia sẻ, nhận xét, bổ sung.
4. Phương án kiểm tra - đánh giá
- Giáo viên nhận xét chung, cho điểm các
nhóm và chốt lại kiến thức.
- HS tập trung lng nghe

Hoạt động 3: Hoạt động vận dụng
(D kin thi gian khoảng 8 phút)
1. Mục tiêu
- Qua bài tập, học sinh nhận biết được các đặc điểm của giờ cao điểm, các
biện pháp sử dụng hợp lí điện năng.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Hoạt động cá nhân, vấn đáp, trình bày trong một phút, đàm thoại, gợi mở, kĩ
thuật động não,…
3. Hình thức tổ chức hoạt động
- Tổ chức HS làm việc độc lập.
- Đại diện học sinh phát biểu cá nhân.

4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu

12


Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Bước 1: Giao nhiệm vụ
* Bài tập
- GV: cho HS làm một số bài tập
Bài tập 1: Hãy cho biết đâu là đặc điểm của giờ
cao điểm?
A. Điện năng tiêu thụ rất ít.
B. Điện áp của mạng điện tăng mạnh.
- Đáp án C
C. Điện áp của mạng điện giảm xuống.
D. Khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện
đáp ứng đủ.
Bài tập 2: Hãy điền đúng (Đ) vào việc làm sử
dụng hợp lí điện năng và sai (S) vào việc làm sử
dụng điện năng khơng hợp lí trong các việc làm
sau:
- GV: Chiếu kết quả trên máy chiếu.

TT
1
2
3
4
5


Việc làm
Đ
Sử dụng TV mở âm lượng
thật lớn.
Sử dụng tủ lạnh có nhãn tiết
kiệm năng lượng.
Khi xem ti vi, tắt đèn bàn
học tập.
Mở cửa liên tục khi bật
điều hòa.
Mở cửa tận dụng ánh sáng
và gió tự nhiên.

S

1–S
2–Đ
3–Đ
4–S

Bài tập 3: Tình huống:
Tan học, Nam đi về ngang qua lớp bên cạnh và 5 – Đ
nhìn thấy quạt đang quay, đèn đang sáng dù lớp
học khơng cịn ai. Nếu em là Nam em sẽ làm gì?
+ Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động độc
lập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các em trong quá

trình giải quyết bài tập.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Học sinh:
+ Cá nhân HS trình bày trước lớp.
+ HS khác chia sẻ, nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên: Nhận xét, chốt kiến thức
Bước 4: Phương án kiểm tra - đánh giá
- Giáo viên kiểm tra đánh giá bằng kết quả bài
tập của học sinh.
- HS tập trung lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TỊI MỞ RỘNG
( Dự kiến thời gian 4 phút )
13


GV: Cho học sinh xem và nghe đoạn vi deo sau.

- HS: Quan sát và nghe
- GV: Qua đoạn vi deo, em có nhận xét gì về sử dụng hợp lí điện năng?
HOẠT ĐỘNG 5: TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ
(Dự kiến thời gian 2 phút)
1. Tổng kết
Giờ cao điểm tiêu thụ
- Giáo viên tổng kết bài học bằng sơ đồ
điện năng
Nhu cầu tiêu thụ điện
năng
SỬ DỤNG
HỢP LÍ
ĐIỆN

NĂNG

Những đặc điểm của
giờ cao điểm

Giảm bớt tiêu thụ điện
năng trong giờ cao điểm
Sử dụng hợp lí và tiết
kiệm điện năng

Sử dụng đồ dùng hiệu
suất cao để tiết kiệm điện
năng
Không sử dụng lãng
phí điện năng

- Giáo viên nhận xét chung về tiết học, thái độ học tập của học sinh.
2. Hướng dẫn học tập
- Giáo viên giao câu hỏi về nhà, yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập
- Giáo viên nhắc nhở chuẩn bị bài học sau: Tiết 29 – Bài 33 – An toàn
điện.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Hiệu quả của phương pháp dạy học theo định hướng hình thành năng
lực cho học sinh ở lớp đối chứng so với lớp dạy học theo phương pháp
truyền thống
* Ở hoạt động chuẩn bị
14


Khi dạy học theo phương pháp dạy học truyền thống , học sinh không

phải chuẩn bị đồ dùng mà chỉ phải nhớ lại kiến thức đã học. Còn với phương
pháp dạy học tích cực, để phát huy tính chủ động của học sinh trong giờ học và
tạo hứng thú đối với các em. Tôi đã yêu cầu học sinh sưu tầm và chuẩn bị đồ
dùng học tập cùng với giáo viên. Từ đó nâng cao trách nhiệm và sự chủ động
của học sinh.
* Hoạt động kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Nhằm động viên kịp thời và tạo hứng thú đối với học sinh khi bước vào
tiết dạy- học. Trong phương pháp dạy học tích cực tơi tiến hành kiểm tra sự
chuẩn bị của học sinh, tuyên dương tinh thần chuẩn bị của các em, tạo cho các
em một khơng khí phấn khởi trước khi vào tiết học. Đồng thời nhắc nhở các em
những thiếu xót (nếu có) để rút kinh nghiệm cho những giờ học sau.
* Việc tổ chức các hoạt động học tập
Khác với phương pháp dạy học truyền thống, tôi hướng dẫn cho học sinh
được hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân (khi tổ chức các trò chơi lồng ghép) để
giúp các em vừa được học, vừa được chơi, biết tổng hợp lại kiến thức một cách
logic, nhớ và hiểu sâu kiến thức.
- Hoạt động 1:
Ở phương pháp dạy học truyền thống, tôi tự liên hệ kiến thức và giới thiệu
vào bài học nên học sinh thụ động. Cịn với phương pháp dạy - học tích cực
cũng nội dung như vậy nhưng qua việc xây dựng kế hoạch dạy - học. Tôi đã kết
hợp cho học sinh hoạt động nhóm và được quan sát kênh hình taọ nên sự gần
gũi, đoàn kết giữa học sinh. Sau khi các nhóm trưng bày kết quả hoạt động
nhóm, tơi cho học sinh đối chiếu với thông tin đúng qua máy chiếu và nhận xét
chéo kết quả giữa các nhóm với nhau. Cách làm này không chỉ giúp học sinh
nắm vững kiến thức đã học mà còn thu hút được tất cả các học sinh cùng tham
gia. Ở hoạt động này, tôi nhận thấy các em học sinh rất hào hứng và thích thú vì
được tham gia vào các hoạt động.
- Hoạt động 2:
Trong phần này, tôi cho học sinh tham khảo thơng tin qua SGK kết hợp
với kênh hình và vận dung kiến thức thực tiễn trao đổi và thảo luận nhóm rút ra

kiến thức và được sử dụng dụng cụ, đồ dùng thực tế, được thao tác trong tiết
học. Vì vậy, học sinh có hứng thú hơn rất nhiều so với phương pháp dạy học
truyền thống.
- Hoạt động 3:
Thông qua các bài tập, ở phương pháp truyền thống tôi tổ chức cho học
sinh hoạt động cá nhân làm rồi cho học sinh khác nhận xét và đi đến kết luận,
các em có làm nhưng khơng hào hứng.”
15


Với phương pháp dạy học tích cực, học sinh được chia thành các nhóm.
Các em vừa được hoạt động cá nhân để đưa ra quan điểm của mình vừa được
làm việc nhóm nên các em nhớ kiên thức sâu sắc, có kĩ năng so sánh, phân tích,
tổng hợp. Đây là hoạt động “Học mà chơi – chơi mà học” giúp các em có niềm
say mê trong học tập. Bên cạnh đó, tơi nhấn mạnh trọng tâm tiết học thơng qua
sơ đồ tư duy và nhận xét tiết dạy - học theo các tiêu chí:
+ Ý thức chuẩn bị bài ở nhà
+ Thái độ và tinh thần học tập trên lớp.
Dặn dị về nhà, các em có thể khái qt lại kiến thức theo mơ hình lập sơ
đồ kiến thức bằng nhiều cách khác nhau nhằm kích thích hoạt động nhận thức
của các em và các em biết cách hệ thống kiến thức trong quá trình học tập.
Như vậy, bằng những hoạt động tích cực từ khâu chuẩn bị bài cho đến khi
vào tiết dạy – học, tôi thấy học sinh đã làm việc một cách chủ động, sáng tạo và
tích cực. Các em được hịa mình vào khơng khí sơi nổi, hào hứng của tiết học
giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, tham gia phát biểu sôi nổi, chủ động
hơn trong tiết học.
2.4.2. Kiểm nghiệm
* Kết quả nghiên cứu
Với câu hỏi: Em thích học tiết học này ở mức độ nào?
Trong đó 8A là lớp thực nghiệm dạy học theo phương pháp tích cực, 8B

là lớp đối chứng dạy học theo phương pháp truyền thống .
Kết quả như sau:
Tổng số Rất thích
Thích
Khơng thích
Lớp
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL%
HS
8A
36
15
41,6
20
55,6
1
2,8
8B
37
3
8,1
12
32.4
22
59,5
Và điều đáng mừng hơn nữa là kết quả đánh giá nhanh sau tiết học dành

cho các em bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đạt được như sau:
Tổng Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Lớp số
SL
TL% SL
TL% SL
TL% SL
TL% SL
TL%
HS
8A
36
15
41,6 19
52,9 2
5,5
0
0
0
0
8B
37
3
8,1
11
29,7 19

51,3 4
10,9 0
0
* Đánh giá:
Qua kết quả trên cho thấy thái độ đối với tiết học quyết định đến sự tiếp
nhận kiến thức của học sinh và cuối cùng thể hiện ở kết quả học tập của các em.
Ở lớp 8A, các em thích tiết học nên nắm sâu được kiến thức và trả lời tốt các câu
16


hỏi của giáo viên nên tỉ lệ khá, giỏi rất cao. Ở lớp 8B, các em cũng nắm được
kiế thức nhưng khơng khắc sâu vì các em học một cách thụ động nên kiến thức
các em nắm được bị hạn chế dẫn đến kết quả thấp hơn rất nhiều.
Đó là kết quả rất thuyết phục từ những hoạt động tích cực mà giáo viên tổ
chức cho học sinh trong tiết học. Việc dạy học theo phương pháp tổ chức các
hoạt động học giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức nhờ vào các hoạt động
nhóm, trải nghiệm các thao tác sử dụng đồ dùng học tập trên lớp, liên hệ thực
tiễn trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng sơ đồ tư duy khắc sâu kiến thức, làm
nhiếu các câu hỏi trắc nghiệm nhanh... trong tiết học không những giúp học sinh
củng cố, khắc sâu kiến thức đã học mà còn rèn luyện kĩ năng cho các em, giúp
các em có các kĩ năng thành thạo khi sử dụng đồ dùng trực quan, biết phân tích,
tổng hợp kiến thức để so sánh và rút ra nhận xét. Thơng qua đó đạt hiệu quả cao
trong quá trình dạy học. Đặc biệt, giúp các em ghi nhớ kiến thức và vận dụng
vào thực tế cuộc sống hàng ngày, biết cách sử dụng các đồ dùng điện hiệu quả
đồng thời tiết kiệm được điên năng tiêu thụ cho gia đình.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đề tài này tôi đã áp dụng thành công ở trường tôi công tác. Nhờ kinh
nghiệm nay tôi đã giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn để áp dụng vào thực

tế cuộc sống và tạo lập thói quen về sử dụng điện tiết kiệm. Về phía học sinh,
các em chủ động lĩnh hội kiến thức và và hứng thú với môn học. Đặc biệt qua
khảo sát, theo dõi tôi nhận thấy các em đã tự giác, chủ động trong việc sử dụng
điện của mình cũng như nhắc nhở các bạn và thành viên trong gia đình sử dụng
điện tiết kiệm và hợp lí.
17


Qua tiết dạy học với phương pháp tổ chức các hoạt động học, cụ thể như việc
sử dụng kênh hình, tổ chức các hoạt động nhóm cho học sinh, khuyến khích học
sinh chuẩn bị đồ dùng học tập... kết hợp với vốn hiểu biết của học sinh trong
thực tế ta có thể nhận thấy: Học sinh rất sơi nổi, hào hứng, rất tích cực và thích
thú trong việc cùng nhau làm việc và trao đổi. Các em rất tập trung, qua đó phát
huy được tối đa tư duy, vận dụng trí nhớ để ghi nhớ các kiến thức trong tiết học.
Từ đó phát huy được óc sáng tạo, tự nghiên cứu, tìm tịi ở các em.
* Kinh nghiệm trong q trình thực hiện
Sau khi nghiên cứu, thảo luận, trao đổi với đồng nghiệp tôi đã tiến hành
giảng dạy và nhận thấy: Để đạt được hiệu quả cao trong tiết dạy – học trước hết
phải giúp các em hứng thú với tiết học là điều mà bất kì giáo viên nào cũng phải
quan tâm. Sau đây tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm đã rút ra được trong quá
trình dạy- học theo phương pháp tổ chức các hoạt động học:
- Một là: Khảo sát tình hình học sinh
Khảo sát đặc điểm, tâm sinh lí và trình độ của học sinh, từ đó xây dựng kế
hoạch dạy học phù hợp.
- Hai là: Lập kế hoạch dạy học
Hệ thống kiến thức trọng tâm của bài và liên kết chúng lại một cách khoa
học. Đồng thời, chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập, phân công nhiệm phù hợp
với đối tượng học sinh. Tổ chức cho học sinh học mà chơi, chơi mà học tạo cho
các em sự thoải mái trong học tập, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức.
- Ba là: Giáo viên khi đứng trên bục giảng là một ‘diễn viên”

Là giáo viên ngồi năng lực về chun mơn cịn phải có các năng lực khác
như phương pháp truyền đạt, khả năng tổ chức, ngôn ngữ cơ thể, sức khỏe,
giọng nói, khả năng biểu cảm... các năng lực đó đều có ảnh hưởng đến việc dạy
học.
- Bốn là: Lịng yêu nghề, ý thức trách nhiệm của giáo viên
Là giáo viên thì phải có lịng u nghề, có ý thức trách nhiệm cao. Yêu
nghề tức là yêu công việc dạy học, phấn đấu được phục vụ nhiều cho công tác
giảng dạy, yêu mến học sinh, có trách nhiệm trong từng tiết dạy...
- Năm là: Tạo cho học sinh có niềm say mê môn học
Nghĩa là giáo viên phải tạo ra niềm u thích đối với mơn học của học
sinh, khơng chán nản hoặc cảm thấy nhàm chán khi học. Đây là yếu tố vô cùng
quan trọng giúp các em đạt kết qua cao trong việc học tập môn học.
- Sáu là: Để cho học sinh nói lên suy nghĩ của mình
Khi học sinh được nói ra suy nghĩ của mình thì bản thân các em mới thấy
thoải mái dù suy nghĩ đó là đúng hay sai.
- Bẩy là: Đánh giá và rút kinh nghệm
Nhằm nhận định thực trạng đồng thời làm sáng tỏ mức độ đạt được và
chưa đạt được của mục tiêu dạy học. Từ đó định hướng, điều chỉnh hoạt động
dạy học của giáo viên sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.
18


Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi rút ra được khi áp dụng đề tài.
Tuy nhiên, bên cạnh đó đề tài sẽ cịn những hạn chế nhất định. Tơi rất mong
được sự đóng góp ý kiến của các q thầy cơ và bạn đọc để đề tài hồn thiện
hơn. Điều quan trọng là để nhiều giáo viên áp dụng giảng dạy vào môn học để
nâng cao chất lượng môn học và giáo dục được ý thức tiết kiệm điện năng cho
học sinh thông qua bài học.
3.2. Kiến nghị
Đề tài này tôi đã áp dụng thành công tại trường tơi đang giảng dạy. để đề

tài ngày càng hồn thiện và được áp dụng rộng rãi trong các nhà trường. Tơi xin
có một số ý kiến đề xuất như sau:
* Đối với Phòng giáo dục
- Phòng giáo dục nên tổ chức các buổi chuyên đề về công tác đúc rút sáng
kiến kinh nghiệm để giáo viên bộ môn ở các trường có cơ hội học hỏi, giao lưu,
trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Những sáng kiến mang tính khả thi nên phổ biến và triển khai thực hiện
đại trà để nâng cao chất lượng giáo dục.
* Đối với nhà trường
Các nhà trường cố gắng trang bị đồ dùng như máy tính, máy chiếu (hoặc
Tivi) ở tất cả các lớp học để giáo viên ứng dụng tối đa các tiết dạy học theo
phương pháp tích cực và có sử dụng kênh hình để đáp ứng việc dạy và học trong
bối cảnh mới.
Lời cuối cùng, tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp
và Hội đồng khoa học các cấp để đề tài được bổ sung và hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Thọ Xn, ngày 25 tháng 3 năm 2021
(Ký, đóng dấu)
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Tác giả

19



×