Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Các giải pháp tích hợp giáo dục giảm thiểu tảo hôn cho học sinh THCS thông qua dạy học môn sinh học ở trường THCS THPT như thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THCS & THPT NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÁC GIẢI PHÁP
TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIẢM THIỂU TẢO HÔN
CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA DẠY - HỌC
MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS & THPT NHƯ THANH

Người thực hiện: Bùi Văn Tiến
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS &THPT Như Thanh
SKKN thuộc môn: Sinh học

THANH HOÁ, NĂM 2021
0


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi áp dụng....................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................2
1.3.2. Phạm vi áp dụng..........................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
2. NỘI DUNG.......................................................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................2
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.................................................................3


2.3. Những giải pháp tổ chức thực hiện................................................................5
2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Tích hợp qua các bài dạy trên lớp..............................5
2.3.2. Giải pháp thứ 2: Tích hợp giáo dục nạn tảo hơn thơng qua kiểm tra, đánh
giá..........................................................................................................................8
2.3.3. Giải pháp thứ 3: Trải nghiệm thực tế..........................................................9
2.3.4. Giải pháp thứ 4: Hướng dẫn học sinh tham gia các hội thi, cuộc thi.............12
2.4. Hiệu quả của việc tích hợp giáo dục tảo hôn cho học sinh đặc biệt học sinh dân
tộc thiểu số ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.........................................................13
3. KẾT LUẬN.....................................................................................................14
3.1. Kết luận........................................................................................................14
3.2. Kiến nghị......................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................15
DANH MỤC…………………………………………………………………...16


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế xã hội, 53 dân tộc thiểu số năm
2015 tỉ lệ tảo hôn chung là 26,6%, trong đó tỉ lệ tảo hơn cao nhất là các dân tộc
thiểu số thuộc vùng kinh tế xã hội đặc điệt khó khăn.
Trước tình hình tảo hơn ở vùng dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại, gây ra hậu
quả nặng nề đối với sự phát triển của xã hội, vi phạm pháp luật về hôn nhân ảnh
hưởng xấu đến cộng đồng. Ngày 14/4/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
quyết định số 498/QĐ- TTg, về phê duyệt đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân
cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2025 nhằm nâng
cao nhận thức, ý thức Pháp luật về hôn nhân và gia đình, góp phần giải quyết
tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nâng cao chất lượng dân số và
nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số.
Cùng với đó UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 3751/QĐ - UBND
ngày 25/2/2015 về thực hiện Đề án "Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết

thống trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020"
Để giải quyết vấn đề tảo hơn đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì giáo dục
giảm thiểu tảo hơn ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường là công tác đang
được ngành giáo dục coi trọng. Từ đó sẽ sớm hình thành cho các em học sinh
nói chung, cũng như học sinh dân tộc thiểu số nói riêng hiểu biết được hậu của
tảo hơn đối với bản thân và xã hội.
Giáo dục nạn tảo hơn cho các em học sinh THCS nói chung và học sinh
THCS là người dân tộc thiểu số sống ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
nói riêng là một việc thiết thực và có thể thực hiện được. Trường THCS&THPT
Như Thanh đóng trên địa bàn vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, dân cư chủ yếu là
người dân tộc thiểu số. Hàng năm vẫn còn tồn tại nạn tảo hôn, một số học sinh
bỏ học để xây dựng gia đình. Xuất phát từ lí do trên tơi đã chọn đề tài “Các giải
pháp tích hợp giáo dục giảm thiểu tảo hôn cho học sinh THCS thông qua dạy
- học môn Sinh học ở trường THCS&THPT Như Thanh” với hi vọng giúp
cho học sinh, đặc biệt học sinh dân tộc thiểu số tại trường THCS & THPT Như
Thanh hiểu biết thêm về Luật hơn nhân và gia đình, học sinh có nhận thức đúng
đắn về nguyên nhân, hậu quả của tảo hơn, từ đó góp phần làm giảm và xóa bỏ
nạn tảo hơn trên địa bàn huyện Như Thanh, trong toàn tỉnh, cũng như trong
phạm cả nước.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục nạn tảo hôn trong các
cơ sở giáo dục, các trường học có đối tượng học sinh chủ yếu là người dân tộc
thiểu số.
- Giúp nâng cao hiểu biết của học sinh dân tộc thiểu số, giúp học sinh đồng
bào dân tộc thiểu số có kĩ năng ứng phó, phản bác lại các hủ tục, những tập quán
lạc hậu tại gia đình, địa phương, hạn chế nạn tảo hơn. Qua đó, nâng cao hiệu quả
hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng, hồn thành mục tiêu giáo dục
tồn diện trong nhà trường phổ thơng.
- Ngăn chặn, đẩy lùi nạn tảo hôn trong học sinh dân tộc thiểu số.
1



- Thông qua hoạt động giáo dục cũng như các hoạt động khác giúp học sinh
hiểu biết đầy đủ các quy định của Luật hơn nhân và gia đình, biết rằng tảo hôn là
vi phạm pháp luật, hậu quả nặng nề của tảo hôn đối với bản thân, đối với sự phát
triển chung của đất nước.
- Góp phần nâng cao năng lực và phẩm chất của người học tại trường
THCS & THPT Như Thanh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi áp dụng
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Pháp luật về hơn nhân và gia đình.
- Thực trạng về vấn đề tảo hôn của đồng bào dân tộc thiểu số trên phạm vi
cả nước, trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là thực trạng tảo hôn trên địa
bàn xã Phượng Nghi - huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa.
- Thực trạng về nạn tảo hôn của học sinh THCS tại trường THCS&THPT
Như Thanh.
- Ý thức một bộ phận người dân tộc thiểu số đối với vấn đề tảo hôn, ý
thức về vấn đề tảo hôn của học sinh tại trường THCS & THPT Như Thanh. Từ
đó đề ra một số biện pháp giáo dục nạn tảo hôn cho học sinh THCS thông qua
hoạt động dạy- học môn Sinh học ở trường THCS&THPT Như Thanh.
1.3.2. Phạm vi áp dụng.
Đề tài này đã được áp dụng cho học sinh lớp 8 và lớp 9, Trường
THCS&THPT Như Thanh. Và có thể áp dụng đối với học sinh lớp 8 và lớp 9 của
các trường THCS khác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Các phương pháp chính: Quan sát nắm tình hình thực tế ở địa phương;
khảo sát điều tra lấy thông tin cụ thể tại đơn vị; phân tích các giải pháp; tổng
hợp - so sánh đánh giá kết quả để rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra đề xuất
giúp công tác giáo dục nạn tảo hôn cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
- Nghiên cứu Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam, Luật Giáo dục, Điều lệ

trường Trung học, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Trường THCS&THPT Như Thanh.
- Nghiên cứu quyết định số 498/QĐ-TTg phê duyệt đề án giảm thiểu tảo
hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 20152025 của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/4/2015. Quyết định số 3751/QĐ UBND ngày 25/2/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về thực hiện Đề án
"Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu
số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020".
- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học.
- Kiểm tra nhận thức và các kỹ năng của học sinh thông qua thực hành làm
bài thi, kiểm tra.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục,
nhiệm vụ trọng tâm năm học 2019 - 2020, năm học 2020 - 2021.
2


Luật giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển
toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ
và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức cơng dân; có lịng u nước,
tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.”- điều 2 Luật giáo dục năm 2019.
Trong q trình giáo dục, ngồi việc trang bị cho học sinh tri thức thông
qua các giờ học trên lớp, nhà trường cịn có nhiệm vụ giúp các em bổ sung và
hoàn thiện những tri thức ấy, tạo điều kiện cho các em làm quen với các lĩnh vực
khác nhau trong đời sống xã hội, giúp các em có cơ hội liên hệ các kiến thức đã
học với thực tế cuộc sống trong cộng đồng cũng như tổ chức các hoạt động
trong nhà trường và ngoài xã hội. Từ đó hình thành cho các em thái độ đúng

đắn, các hành vi và thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các
mối quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức, pháp luật…
Tổ chức giáo dục giảm thiểu tảo hơn trong nhà trường phổ thơng có hiệu quả,
đặc biệt với những trường có đối tượng học sinh phần lớn là người dân tộc thiểu
số, sống trong vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn sẽ góp phần tích cực vào việc
thực hiện mục tiêu chung là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân tộc
thiểu số, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.
Giáo dục giảm thiểu tảo hôn là nhiệm vụ của tất cả các ban ngành, các địa
phương miền núi, nơi sinh sống, cư trú của phần lớn người dân tộc thiểu số
trong cả nước, cũng như trong Tỉnh. Và đương nhiên ngành Giáo dục khơng thể
đứng ngồi cuộc. Giáo dục giảm thiểu tảo hôn nhằm giáo dục cho học sinh một
số nội dung về Luật hơn nhân và gia đình, thực trạng và hậu quả của nạn tảo
hơn, từ đó góp phần ngăn chặn nạn tảo hơn đối với học sinh nói chung cũng như
học sinh là người dân tộc thiểu số trong nhà trường nói riêng, góp phần giảm
thiểu tỉ lệ tảo hơn trong tồn tỉnh cũng như trong cả nước.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1.Đặc điểm chung của nhà trường và địa phương
Trường THCS&THPT Như Thanh Trường THCS&THPT Như Thanh được
thành lập theo Quyết định 2628/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
ngày 15 tháng 8 năm 2014. Trường đóng trên địa bàn xã Phượng Nghi, một xã 135
nằm cách xa trung tâm huyện Như Thanh. Học sinh THCS là con em của xã
Phượng Nghi. Đây là nơi cư trú của phần lớn người dân tộc thiểu số như Mường,
Thái,...
Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, giao thơng, thơng tin, văn hố, chính trị xã hội... cịn rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất thiếu thốn, không đồng bộ, lạc
hậu... so với các khu vực khác trong huyện. Đặc biệt là trình độ dân trí cịn thấp,
đại đa số làm nghề nơng nên cịn rất nhiều hạn chế trong nhận thức và phương
pháp giáo dục trẻ, vẫn còn tồn tại một số phong tục tập tập qn lạc hậu, trong
đó có nạn tảo hơn.
Sau 7 năm thành lập, trường đã đi vào hoạt động ổn định và đạt được một số
thành tích, bước đầu tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của nhà trường

trong những năm học tới.
3


Năm học này trường có 23 lớp trong đó cấp THCS gồm 8 lớp. Cơ sở vật
chất nhà trường và trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn.
2.2.2. Đánh giá chung về thực trạng tảo hôn hiện nay
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Dân tộc, năm 2019, tỷ lệ tảo hôn của
người dân tộc thiểu số tuy đã giảm nhưng vẫn đang còn ở mức cao. Tỷ lệ tảo
hôn chung là 21,9%, giảm 4,7% so với năm 2014; bình quân mỗi năm giảm
0,94%. Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan, tuy nhiên riêng
năm 2019, tồn quốc vẫn có trên 1 triệu cặp tảo hơn. Theo thống kê của Ban dân
tộc tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ tảo hôn các huyện miền núi năm 2016 là 4,5% (367
cặp) giảm xuống còn 1,56% (111 cặp) năm 2019. Tại Như Thanh tổng số cặp tảo
hôn từ năm 2016 - 2019 là 10 cặp trong đó xã Phượng Nghi có tới 5 cặp. Đa số
các cặp tảo hơn đều đang học lớp 9 hoặc vừa học xong lớp 9. Cụ thể năm 2016
có em Bùi Thị Lan thơn Đồng Phơng mới học xong lớp 8; năm 2017 có em
Trương Thị Hạnh, thôn Bái Đa 1 mới học xong lớp 9 và em Trường Thị Hiền,
thôn Khe Xanh mới học xong lớp 9; năm 2018 có em Trương Thị Hịa, thơn Bãi
Hưng đang học lớp 9 và em Cao Thị Liễu, thôn Đồng Phông đang học lớp 9.
2.2.3. Khảo sát, điều tra thực tế hiểu biết về tảo hôn qua
học sinh tại trường.
Trong q trình nghiên cứu, tơi đã tiến hành khảo sát, điều tra hiểu biết của
100 học sinh khối 8 và khối 9 trong trường về tảo hơn để có cơ sở phân tích,
đánh giá và đưa ra các ý kiến kết luận, để đề xuất các giải pháp tích hợp giáo
dục nạn tảo hơn cho học sinh THCS ở trường THCS&THPT Như Thanh.
Kết quả thu được như sau:
Số lượng/Mức độ
Hiểu biết nhiều
Hiểu biết ít

Khơng hiểu biết
Số lượng
21
59
20
Tỉ lệ %
21%
59%
20%
*Những hạn chế, tồn tại trong công tác giáo dục nạn
tảo hơn cho học sinh
- Về phía nhà trường: Ban Giám hiệu nhà trường cùng với Đoàn thanh niên
đã tổ chức một số hoạt động tuyên tuyền giảm thiểu tảo hôn như: phổ biến trong
các giờ chào cờ, giờ sinh hoạt, và một số hoạt động khác của Đồn trường tuy
nhiên chưa thường xun, chưa có nhiều hình thức hấp dẫn thu hút được sự chú
ý của đại bộ phận học sinh. Do vậy, chưa đạt được hiệu quả cao.
- Về phía giáo viên:
Vấn đề giáo dục giảm thiểu tảo hơn có thể tích hợp trong một số mơn học
như Sinh học, Địa lí, Giáo dục cơng dân…, một số hoạt động ngoại khóa. Bản
thân tơi là giáo viên dạy mơn Sinh học, đã nhiều năm tích hợp nội dung giáo dục
giảm thiểu tảo hôn. Tuy nhiên, việc giáo dục chưa sâu sắc, chưa đổi mới về hình
thức và phương pháp giáo dục nên hiệu quả giáo dục chưa cao.
Một số giáo viên khác trong quá trình giảng dạy cịn ít lấy ví dụ cụ thể, ít
liên hệ với cuộc sống hàng ngày, việc ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày chưa
cao. Nguyên nhân một phần là do giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò
của việc tích hợp nội dung giáo dục giảm thiểu tảo hôn, do thời gian một tiết học

4



có hạn, trong khi đó dung lượng kiến thức của một bài học quá dài nên việc tích
hợp vội vàng, qua loa.
- Về phía học sinh:
Học sinh chưa ham học môn Sinh học, việc vận dụng hiệu quả kiến thức
Sinh học vào cuộc sống hàng ngày còn nhiều bất cập.
Các em gặp nhiều khó khăn trong việc rèn luyện kĩ năng học tập, kĩ năng sống,
hiểu biết về Luật hôn nhân và gia đình cịn nhiều hạn chế. Học sinh người dân tộc
thiểu số có nhiều thiệt thịi hơn về nhận thức. Sự gần gũi, quan tâm, định hướng của
phụ huynh chưa thường xuyên. Nhận thức của các em về vai trò của việc học đối với
tương lai của bản thân chưa cao do vậy chưa chú tâm vào việc học tập.
*Yêu cầu đặt ra:
- Để giải quyết tận gốc của vấn đề, cần nhiều giải pháp đồng bộ. Song,
trước hết về mặt chủ quan, việc làm cần thiết là phải thay đổi nhận thức, tâm lý,
hành vi của người dân, đặc biệt là học sinh và phụ huynh người dân tộc thiểu số
ở miền núi. Đó là chức năng tích cực của cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật hơn nhân và gia đình.
- Tăng cường cơng tác giáo dục giảm thiểu tảo hôn trong trường học bằng
nhiều các hoạt động đa dạng: tích hợp trong dạy học, hoạt động ngoại khóa,
trong kiểm tra đánh giá, tổ chức các cuộc thi, trải nghiệm… với nhiều hình thức
hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh trong tìm hiểu về Luật hơn nhân và gia đình.
Học sinh tìm hiểu và biết được hậu quả của tảo hôn đối với bản thân, gia đình và
xã hội từ đó sẽ có hành vi đúng.
2.3. Những giải pháp tổ chức thực hiện
Qua nhiều năm giảng dạy tích hợp giáo dục giảm thiểu tảo hôn cho học
sinh, tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp sau:
2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Tích hợp giáo dục giảm thiểu qua các bài dạy trên lớp.
- Lý do đề xuất: Trong chương trình Sinh học 8 và Sinh học 9 có một số
bài học, có thể tích hợp giáo dục giảm thiểu tảo hôn. Mặt khác giáo dục giảm
thiểu tảo hôn đối với học sinh không chỉ giáo dục một tiết, một bài, hay chỉ ở
một khối học mà cần được giáo dục thường xuyên, liên tục trong q trình học

tập của các em, thậm chí việc giáo dục giảm thiểu tảo hơn cịn có thể tích hợp
dạy ở các môn học khác. Như vậy sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục giảm thiểu tảo
hơn, góp phần giảm thiểu tảo hơn tại địa phương, từ đó giảm thiểu tảo hơn trong
đồng bào dân tộc thiểu số nói chung.
Dưới đây là một số địa chỉ tích hợp giáo dục giảm thiểu tảo hôn vào một số
bài dạy môn Sinh học lớp 8 và lớp 9 mà bản thân tơi đã lồng ghép giảng dạy:
Mức độ
Tên bài
Lớp
Địa chỉ tích hợp
tích hợp
Bài 62: Thụ tinh, thụ thai
8
Cả bài
Liên hệ
và phát triển của thai
Bài 63: Cơ sở khoa học
Mục II: Những nguy cơ khi có
của các biện pháp tránh
8
Liên hệ
thai ở tuổi vị thành niên
thai
Bài 11: Phát sinh giao tử
9
Mục II: Thụ tinh
Liên hệ
5



và thụ tinh
Bài 30: Di truyền học với
Mục II: Di truyền học với hơn
9
Liên hệ
con người
nhân và kế hoạch hóa gia đình
- Giải pháp thực hiện: Trong mỗi bài dạy có tích hợp giáo dục giảm thiểu
tảo hơn, giáo viên sẽ lồng ghép một số câu hỏi liên hệ thực tế về hiện trạng tảo
hôn tại địa phương học sinh sinh sống, tại địa điểm trường đóng; nhận thức của
học sinh về vấn đề tảo hôn; biết được tảo hôn chính là vi phạm Luật hơn nhân và
gia đình; những hệ lụy của nạn tảo hôn đối với bản thân và xã hội; sự cần thiết
phải giáo dục nạn tảo hôn trong học sinh dân tộc thiểu số, cũng như đối với toàn
thể đồng bào dân tộc thiểu số và xã hội. Giáo viên cũng có thể tổ chức trị chơi
nhỏ giáo dục nạn tảo hôn cho học sinh. Kết hợp với các câu hỏi liên hệ, tổ chức
trò chơi, giáo viên có thể đánh giá cho điểm để khuyến khích sự hưởng ứng,
tham gia của học sinh vào các hoạt động học nói chung cũng như việc giáo dục
giảm thiểu tảo hơn.
Sau đây là một ví dụ về tích hợp giáo dục giảm thiểu tảo hôn qua bài dạy,
Bài 30: Di truyền học với con người. Tích hợp mục II. Di truyền học với hơn
nhân và kế hoạch hóa gia đình.
* Câu hỏi tích hợp giáo dục giảm thiểu tảo hôn: Sau khi chốt phần nội
dung: Di truyền học với hơn nhân và kế hoạch hóa gia đình, giáo viên sẽ có các
câu hỏi tích hợp về tảo hơn và Luật hơn nhân gia đình.
- Theo em, tảo hơn là gì?
Tảo hơn là việc kết hơn khi một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo
quy định tại điểm a, khoản 1, điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình. Tức là nam
lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi, nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi.
- Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam quy định độ tuổi kết hôn là bao nhiêu?
Điểm a, khoản 1, điều 8 của Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định

về độ tuổi kết hôn: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Tảo hơn có vi phạm pháp luật khơng?
(Tảo hôn là hành vi vi phạm luật hôn nhân và gia đình, sẽ bị xử lí theo quy
định của pháp luật.)
- Tảo hơn sẽ bị xử lí như thế nào?
(Tảo hơn sẽ bị xử lí:
+ Xử lí vi phạm hành chính: Cảnh cáo hoặc phạt tiền 500 000 đồng đến
1000 000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi
kết hôn; phạt tiền từ 1 000 000 đồng đến 3 000 000 đồng đối với hành vi cố ý
duy trì mối quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hơn mặc
dù đã có quyết đinh của tịa án buộc chấm dứt mối quan hệ đó.(theo điều 47
Nghị định số 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ.)
+ Truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015
quy định về tội tổ chức tảo hôn như sau: người nào tổ chức lấy vợ, lấy chồng
cho những người chưa đủ tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà cịn
vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 30 000 000 đồng hoặc phạt cải
tạo không giam giữ đến 2 năm.
- Hậu quả của tảo hôn?
6


Tảo hôn không những là hành vi vi phạm pháp luật mà còn để lại hệ lụy
nghiêm trọng, lâu dài về mặt xã hội.
+ Về sức khỏe: ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em, mẹ dưới 18 tuổi con sẽ nhẹ
cân, tỉ lệ chết non sẽ cao hơn trẻ em khác.
+ Xã hội:
Gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng đến chất
lượng dân số, một xã hội mà tỉ lệ thiểu năng về thể chất, trí tuệ, khuyết tật cao sẽ
là gánh nặng cho xã hội.
Tỉ lệ sinh đẻ cao, tỉ suất sinh cao, dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép cho phát

triển kinh tế, xã hội, mơi trường.

Hình 1. Hình ảnh một gia đình tảo hơn đơng con ở miền núi.

Tảo hơn dẫn đến các em nghỉ học sớm, thiếu hiểu biết xã hội cản trở sự
phát triển nhân cách, tài năng, trí tuệ trẻ em.
+ Kinh tế: khả năng tìm kiếm việc làm hạn chế, nghèo đói cao
Bên cạnh đó tảo hơn cịn tác động đến vấn đề kinh tế xã hội khác, tạo thành
cái vịng luẩn quẩn của sự đói nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Hình 2. Hình ảnh một bữa ăn của các cháu trong gia đình tảo hơn

- Ở địa phương em cịn tồn tại nạn tảo hôn không?
- Hãy cho biết ý kiến của em về nạn tảo hơn? (Hủ tục này có nên xóa bỏ hay
khơng? Nếu địa phương, gia đình bạn có người tổ chức tảo hơn bạn sẽ làm gì ?)
7


Như vậy từ việc liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi trên học sinh sẽ nhận thức
sâu sắc được hậu quả của nạn tảo hôn, sự cần thiết của việc trun truyền Luật
hơn nhân và gia đình trong lứa tuổi học sinh dân tộc thiểu số sống ở vùng kinh tế
đặc biệt khó khăn, nâng cao ý thức của người dân tộc thiểu số nói chung về hậu
quả nạn tảo hôn, về thực hiện Luật hôn nhân và gia đình.
- Tác dụng: Nếu trong quá trình giảng dạy giáo viên thường xuyên tích hợp
giáo dục giảm thiểu tảo hơn thì sẽ góp phần nâng cao hiểu biết của học sinh về
hậu quả của nạn tảo hôn, nâng cao hiểu biết của học sinh dân tộc thiểu số về
Luật hơn nhân và gia đình. Từ đó, giúp cho học sinh nghiêm chỉnh chấp hành
Luật hơn nhân và gia đình, tuyên truyền cho bạn bè, người thân về Luật hôn
nhân và gia đình, chung tay góp sức trong việc xóa bỏ nạn tảo hơn tại địa
phương. Tích hợp trong q trình dạy học giúp cho quá trình giáo dục đối với

học sinh vùng dân tộc thiểu số được diễn ra thường xuyên, liên tục từ đó việc
giáo dục đối với học sinh hiệu quả hơn.
2.3.2. Giải pháp thứ 2: Tích hợp giáo dục giảm thiểu tảo hôn thông qua
kiểm tra, đánh giá
- Lý do đề xuất: Tích hợp giáo dục giảm thiểu tảo hơn cho học sinh khơng
chỉ tích hợp trong q trình dạy học mà cịn thơng qua việc kiểm tra, đánh giá.
Các câu hỏi về tảo hơn có thể sử dụng kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì.
Thơng qua việc kiểm tra, đánh giá sẽ là động lực để học sinh tìm hiểu về Luật
hơn nhân và gia đình, tìm hiểu về nạn tảo hơn giúp cho giáo viên đánh giá được
nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số sống ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn
về vấn đề tảo hơn, từ đó kịp thời có những biện pháp giáo dục để góp phần nâng
cao ý hiểu biết của các em về tảo hôn, từ đó góp phần ngăn chặn và đầy lùi nạn
tảo hơn tại địa phương.
- Giải pháp thực hiện: Các câu hỏi về nạn tảo hơn có thể sử dụng để kiểm
tra thường xuyên hay định kì.
+ Sử dụng câu hỏi về hủ tục tảo hôn để kiểm tra thường xuyên: kiểm
tra bài cũ ở các bài như bài 30: Di truyền học với hơn nhân và kế hoạch hóa gia
đình
Ví dụ: Theo em tảo hơn là gì? Tảo hơn có phải là hành vi vi phạm pháp
luật không?
Hướng dẫn trả lời:
Tảo hôn là việc kết hôn khi một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo
quy định tại điểm a, khoản 1, điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình. Tức là nam
lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi, nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi.
Tảo hôn là hành vi vi phạm luật hôn nhân và gia đình, sẽ bị xử lí theo quy
định của pháp luật
+ Sử dụng câu hỏi về tảo hôn để kiểm tra cuối kỳ: Trong kiểm tra cuối
kỳ II lớp 8 và cuối kỳ I lớp 9 có thể tích hợp câu hỏi sau
Địa phương em cịn tồn tại nạn tảo hơn khơng? Tảo hơn dẫn đến những
hậu quả gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội?

Đáp án: Tảo hôn để lại hệ lụy nghiêm trọng, lâu dài về mặt xã hội.
+ Về sức khỏe: ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em, mẹ dưới 18 tuổi con sẽ nhẹ
cân, tỉ lệ chết non sẽ cao hơn trẻ em khác.
8


+ Xã hội:
Ảnh hưởng đến chất lượng dân số, một xã hội mà tỉ lệ thiểu năng về thể
chất, trí tuệ, khuyết tật cao sẽ là gánh nặng cho xã hội.
Tỉ lệ sinh đẻ cao, tỉ suất sinh cao, dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép cho phát
triển kinh tế, xã hội, mơi trường.
+ Kinh tế: khả năng tìm kiếm việc làm hạn chế, nghèo đói cao.
2.3.3.Giải pháp thứ 3: Tích hợp giáo dục giảm thiểu tảo hơn thơng qua
trải nghiệm thực tế.
- Lý do đề xuất: Học sinh lớp 8, 9 của trường THCS & THTP Như Thanh phần
lớn là học sinh dân tộc thiểu số sống ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Trên
thực tế nạn tảo hơn vẫn cịn xảy ra nhiều tại địa phương học sinh sinh sống, hàng
năm tại trường vẫn có học sinh lớp 9 bỏ học để xây dựng gia đình. Như vậy hậu quả
của tảo hơn khơng phải chỉ nói chung chung, mà học sinh có thể nhìn thấy đâu đó
quanh mình, có thể thấy rõ từ việc kết hôn khi chưa đủ tuổi của bạn bè, làng xóm của
chính học sinh. Giáo dục nạn tảo hơn khơng chỉ được tiến hành trong các giờ dạy
trên lớp mà cịn thơng qua trải nghiệm thực tế. Việc trải nghiệm thực tế tạo hứng thú
cho học sinh khi tìm hiểu về nạn tảo hơn, Luật hơn nhân và gia đình, phương pháp
giáo dục sinh động, thực tế, hiệu quả cao.
- Giải pháp thực hiện: Hoạt động trải nghiệm thực tế tùy vào điều kiện học
tập và giảng dạy của từng khóa mà có thể tiến hành các đợt khác nhau. Bản thân
tôi đã tổ chức hoạt động trải nghiệm đối với học sinh 9A của năm học 2019 2020 và lớp 9A năm học 2020 - 2021.

Hình 3. Tập thể lớp 9A - chuẩn bị chuyến trải nghiệm thực tế - giáo dục
về nạn tảo hôn tại xã Phượng Nghi huyện Như Thanh.


Giáo viên sẽ tìm hiểu trước địa chỉ một số gia đình tảo hơn trên địa bàn xã
Phượng Nghi, sau đó tổ chức cho học sinh đi thực tế đến đó. Cụ thể đối với tập
thể lớp 9A (2020 - 2021) tôi đã tổ chức đến 4 hộ gia đình.
Ba gia đình tảo hơn trên địa bàn xã gồm:
Gia đình Bùi Thị Lan - thơn Đồng Phơng, xã Phượng Nhi huyện Như
Thanh - kết hôn năm 15 tuổi
9


Gia đình Trương Thị Hạnh - thơn Bái Đa 1, xã Phượng Nghi, huyện Như
Thanh - kết hôn năm 16 tuổi
Gia đình Trương Thị Hiền - thơn Khe Xanh, xã Phượng Nghi huyện Như
Thanh - kết hôn năm 15 tuổi
Và đến thăm một gia đình khơng tảo hơn là chị Bùi Thị Chung – thôn Bái
Đa 1 tại xã Phượng Nghi huyện Như Thanh – hiện là giáo viên trường Tiểu học
Phượng Nghi.

Hình 4. Em Trương Thị Hiền - Tại xã Phượng Nghi
huyện Như Thanh - kết hôn năm 15 tuổi

Hình 5. Em Bùi Thị Lan - Xã Phượng Nhi
huyện Như Thanh kết hôn năm 15 tuổi

10


Hình 6. Em Trương Thị Hạnh - ở Xã Phượng Nghi
huyện Như Thanh - kết hơn năm 16 tuổi


Hình 7. Gia đình chị Bùi Thị Chung – thơn Bái đa 1,
xã Phượng Nghi huyện Như Thanh kết hôn khi 26 tuổi
Yêu cầu học sinh chuẩn bị bút viết, vở ghi, máy ảnh để chuẩn bị cho hoạt
động trải nghiệm.
Trong quá trình trải nghiệm giáo viên yêu cầu và giúp đỡ học sinh tìm hiểu
về đối tượng tảo hơn ở những nội dung sau:
+ Đối tượng tảo hôn kết hôn năm bao nhiêu tuổi?.
+ Đời sống kinh tế của gia đình tảo hôn?
+ Đối tượng tảo hôn sinh con năm bao nhiêu tuổi? Điều đó có ảnh hưởng
như thế nào đến sự phát triển của trẻ?
+ So sánh các gia đình: Gia đình có đối tượng tảo hơn với gia đình chị
Bùi Thị Chung (không tảo hôn) để thấy được sự khác biệt về thu nhập, công
việc, chất lượng cuộc sống...
+ Bài học kinh nghiệm cần rút ra sau đợt trải nghiệm.
Bài thu hoạch sau đợt trải nghiệm giao cho các nhóm hồn thành cụ thể:
+ Nhóm 1: Hồn thành bài thu hoạch viết về vấn đề tảo hơn gia đình em
Trương Thị Hiền.
11


+ Nhóm 2: Hồn thành bài thu hoạch viết về vấn đề tảo hơn gia đình em
Bùi Thị Lan.
+ Nhóm 3: Hoàn thành bài thu hoạch viết về vấn đề tảo hơn gia đình em
Trương Thị Hạnh.
- Tác dụng: Trải nghiệm thực tế là hình thức giáo dục nạn tảo hôn một
cách sinh động, hiệu quả. Hoạt động này giúp cho học sinh học tập một cách tích
cực, chủ động, trực tiếp mắt thấy, tai nghe, không gây nhàm chán. Chính học sinh là
người lĩnh hội kiến thức, nhìn thấy thực tế hậu quả của nạn tảo hơn từ đó sẽ có ý chí
vươn lên trong học tập, tránh xa nạn tảo hơn. Các em cịn là những tun truyền viên
tích cực đóng góp phần nào vào việc đầy lùi nạn tảo hơn cịn diễn ra tại địa phương

các em sinh sống.
2.3.4. Giải pháp thứ 4: Tích hợp giáo dục giảm thiểu tảo hôn thông qua
hướng dẫn học sinh tham gia các hội thi, cuộc thi.
- Lý do đề xuất: Tại trường THCS & THPT Như Thanh, cũng như trong toàn
huyện Như Thanh thường xuyên tổ chức các hội thi, cuộc thi nhằm tuyên truyền
giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số
huyện Như Thanh. Chính vì vậy là giáo viên giảng dạy môn Sinh học tôi thường
xuyên hướng dẫn các em, chuẩn bị tốt về kiến thức, tài liệu về tảo hơn, bản thân các
em phải có lập trường vững vàng từ đó tham gia tốt các hội thi và cuộc thi. Thông
qua việc tham gia các hội thi, cuộc thi các em được giáo dục về nạn tảo hôn.
- Giải pháp thực hiện: Trước khi học sinh tham gia các hội thi, cuộc thi nội
dung về nạn tảo hôn, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ
nhất kiến thức về tảo hôn và các kĩ năng khác cụ thể như
+ Luật hôn nhân và gia đình.
+ Sức khỏe sinh sản và giới tính.
+ Tác hại của tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống.

Hình 11. Hội thi “Rùng chuông vàng” tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn
và hôn nhân cận huyết, do Trường THCS&THPT Như Thanh phối hợp với
Phòng dân tộc huyện Như Thanh tổ chức.
12


- Tác dụng: Hướng dẫn học sinh tham gia các hội thi, cuộc thi về tảo hơn
có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục nạn tảo hôn cho học sinh. Khi tham gia
các hội thi, cuộc thi thì học sinh sẽ nhận thức được thế nào là tảo hôn. Những hệ
lụy nghiêm trọng của nạn tảo hôn, hiểu rõ về luật hơn nhân và gia đình… từ đó
góp phần phịng chống nạn tảo hơn, giảm thiểu về nạn tảo hôn trên địa bàn học
sinh sinh sống, cũng như trong toàn huyện.
Bên cạnh tham gia các cuộc thi, hội thi cịn nhằm tun truyền, giáo dục về

truyền thống văn hóa dân tộc, giúp học sinh có thêm nhiều kiến thức về sức
khỏe sinh sản, giáo dục giới tính cho học sinh. Giúp học sinh phát triển nhiều kĩ
năng khác như: kĩ năng ứng xử, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình diễn, các năng
khiếu của bản thân... Như vậy tham gia các cuộc thi, hội thi về tảo hôn bên cạnh
việc giáo dục nạn tảo hơn cịn phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, hình thành
kĩ năng sống, phẩm chất đạo đức cho học sinh. Đây thực sự là một biện pháp
giáo dục hiệu quả, sinh động.
2.4. Hiệu quả của việc tích hợp giáo dục giảm thiểu tảo hôn cho học sinh
THCS thông qua dạy - học môn Sinh học ở trường THCS&THPT Như
Thanh
Trong nhiều năm giảng dạy tích hợp giáo dục nạn tảo hơn thơng qua mơn
Sinh học, đặc biệt là việc kết hợp các biện pháp giáo dục như: tích hợp qua các
bài dạy trên lớp, qua kiểm tra đánh giá, qua trải nghiệm thực tế, hướng dẫn học
sinh tham gia các cuộc thi, hội thi, kết quả đạt được như sau:
- Về kết quả kiểm tra kiến thức: Học sinh hiểu bài, hiểu vấn đề theo tư duy
khoa học và logic, nắm vững được kiến thức về dân số, tình hình tăng dân số,
nguyên nhân tăng dân số, bên cạnh đó học sinh đã liên hệ được thực tế tình hình
gia tăng dân số địa phương, nạn tảo hơn nói chung ở đồng bào dân tộc thiểu số,
cũng như nạn tảo hôn tại địa phương mình, học sinh biết thêm một số điều trong
Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam.
+ Kết quả khảo sát 100 học sinh sau khi áp dụng đề tài:
Số lượng/Mức độ
Hiểu biết nhiều
Hiểu biết ít
Khơng hiểu biết
Số lượng
71
25
4
Tỉ lệ %

71.%
25%
4.%
- Về năng lực chung và năng lực chuyên biệt được hình thành cho học
sinh: Thơng qua học bài mới trên lớp, làm bài thi, kiểm tra… các em đã phát
huy được một số năng lực chung và chuyên biệt như: Năng lực tự học, giải quyết
vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, tìm
kiếm và xử lí thơng tin, năng lực khảo sát thực tế.
- Về phẩm chất được hình thành cho học sinh: Đó là các phẩm chất: biết
yêu quý bản thân và có trách nhiệm với bản thân, u gia đình, yêu quê hương
đất nước, ý thức thực hiện nghĩa vụ công dân, biết sống và làm việc theo pháp
luật, nghiêm chỉnh chấp hành Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam.
- Về tính ứng dụng của đề tài: Đề tài này không chỉ ứng dụng được đối với
khối lớp 8, 9 tại trường mà cò ứng dụng cho học sinh khối lớp 8, 9 ở các trường
THCS khác. Giáo dục giảm thiểu tảo hôn được tiến hành ở nhiều năm học, có
thể thay đổi, bổ sung các giải pháp giáo dục cho phù hợp với hướng phát huy
năng lực, phẩm chất của người học.
13


Từ những kết quả trên cho thấy việc dạy học tích hợp giáo dục giảm thiểu
tảo hơn cho học sinh là khả thi và hiệu quả. Nó khơng chỉ giúp cho học sinh lĩnh
hội được kiến thức cơ bản sách giáo khoa mà còn phát triển tư duy sáng tạo của
học sinh, hình thành kĩ năng sống, phẩm chất đạo đức cho học sinh.
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Giáo dục giảm thiểu tảo hôn cho học sinh dân tộc thiểu số là cần thiết và
cấp thiết đối với những trường đóng ở các vùng miền núi, kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn. Giáo dục giảm thiểu tảo hơn gắn q trình giảng dạy của người thầy
phải hướng cho học sinh đi đến mục tiêu, nội dung của bài học mang tính thực

tế, ứng dụng.
Giáo dục giảm thiểu tảo hơn ở cấp THCS nhằm tuyên truyền, giáo dục cho
học sinh Luật hơn nhân và gia đình, nâng cao ý thức và hiểu biết của học sinh
dân tộc thiểu số về nạn tảo hơn, góp phần giảm tỉ lệ tảo hơn tại địa phương và
giảm tỉ lệ tảo hôn đối với vùng đồng bào dân tộc miền núi trên cả nước nói
chung, đảm bảo sự phát triển dân số phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế, đảm
bảo nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi cũng
như nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội.
3.2. Kiến nghị
- Đối với nhà trường: Cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục giảm
thiểu tảo hôn cho học sinh ở cả hai cấp học. Nhà trường phối hợp với Đoàn
thanh niên, các giáo viên bộ mơn học như Sinh học, Đia lí, Giáo dục công dân…
để thường xuyên tổ chức giáo dục giảm thiển tảo hôn cho học sinh tất cả các
khối lớp trong trường.
- Đối với cấp trên:
Cần đổi mới mạnh mẽ nội dung sách giáo khoa theo hướng tinh giản nội
dung ghi nhớ, tăng cường tính vận dụng thực tiễn và tính giáo dục phù hợp với
bộ môn Sinh học và phù hợp với học sinh thế kỷ XXI.
Trên đây là những kết quả của quá trình nghiên cứu và triển khai thực
nghiệm đề tài “Các giải pháp tích hợp giáo dục giảm thiểu tảo hôn cho học
sinh THCS thông qua dạy - học môn Sinh học ở trường THCS&THPT Như
Thanh”. Rất mong sự quan tâm của các cấp lãnh đạo để bản thân tơi tiếp tục
nghiên cứu và hồn thiện, nhằm triển khai áp dụng các giải pháp này hiệu quả
nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
TÔI CAM ĐOAN SKKN KHÔNG SAO CHÉP
TỪ CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI KHÁC.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Như Thanh, ngày 10 tháng 4 năm 2021
Người thực hiện
Bùi Văn Tiến
14


15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục - 2019.
2. Các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa về công tác giảm thiểu
nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
3. Các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cơng tác giảm thiểu
nạn tảo hơn và hôn nhân cận huyết thống.
4. Luật hôn nhân và gia đình.
5. Sách giáo khoa Sinh học 8 - NXb Giáo dục.
6. Sách giáo viên Sinh học 8 - NXb Giáo dục.
7. Sách giáo khoa Sinh học 9 - NXb Giáo dục.
8. Sách giáo viên Sinh học 9 - NXb Giáo dục.

16


DANH MỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN


Thanh

TT

1.

Họ và tên tác giả: Bùi Văn Tiến
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS & THPT Như

Tên đề tài SKKN
Một số giải pháp sử dụng mẫu
vật để nâng cao hiệu quả dạy
học Sinh học 6 ở trường THCS
&THPT Như Thanh

Cấp đánh giá Kết quả
đánh giá Năm học đánh
xếp loại
xếp loại giá xếp loại
(Ngành GD cấp

huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc
C)

Sở Giáo dục
và Đào tạo
Thanh Hóa


C

2015 - 2016

17


PHỤ LỤC
Bài thu hoạch của các nhóm sau trải nghiệm thực tế
về giáo dục giảm thiểu tảo hôn.



×