Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Phuong phap su dung ban do giao khoa trong day hocdia ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 72 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHUYÊN ĐỀ 3 </b>


<b>PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC </b>
<b>ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG </b>


<b>I. MỤC TIÊU </b>
<b>1. Về mặt kiến thức </b>


<i>Trang bị những kiến thức cơ bản, cập nhật về bản đồ giáo khoa.</i>
<b>2. Về mặt kĩ năng </b>


<i>+ Bồi dưỡng phương pháp khai thác, sử dụng các thể loại bản đồ giáo </i>
<i>khoa trong dạy học địa lí.</i>


<i>+ Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác phần mềm địa </i>
<i>lí DB-MAP trong đổi mới phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở </i>
<i>trường phổ thông.</i>


<b>II. PHƯƠNG PHÁP </b>


- Thuy<i>ết trình có kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học</i>


<i>- Thảo luận nhóm (phân tích đánh giá và cách khai thác các loại bản đồ)</i>
<i>- Học viên thực hành khai thác các loại bản đồ trong phần mềm DB-MAP </i>
<b>III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ </b>


- Sau m<i>ỗi vấn đề có các câu hỏi và bài tập.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>CHƯƠNG 1 </b>


<b>NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢN ĐỒ GIÁO KHOA </b>



<b>I. ĐỊNH NGHĨA BẢN ĐỒ GIÁO KHOA </b>


Bản đồ giáo khoa là nguồn tài liệu giáo khoa phục vụ cho việc dạy, học và
nghiên cứu một loạt các bộ môn khoa học khác nhau nhưng trước hết là địa lí
và lịch sử. Đối tượng chủ yếu dùng bản đồ giáo khoa là các thầy giáo và học
sinh ở nhà trường, tuy nhiên bản đồ giáo khoa khi phát hành cũng còn được sử
dụng rộng rãi trong nhân dân.


Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học địa lí là sự
phát hiện các quan hệ nhân quả, các mối liên hệ phụ thuộc giữa các đối tượng
và hiện tượng nghiên cứu, những biến đổi của chúng theo thời gian và theo
không gian. Nhiệm vụ đó chỉ được thực hiện có kết quả khi người giáo viên biết
sử dụng tốt, khai thác triệt để các bản đồ trong khi giảng dạy. Vì vậy, đã từ lâu
mọi người thừa nhận là không thể dạy học địa lí mà khơng có bản đồ, nhưng
khi đó bản đồ chỉ được coi như một đồ dùng dạy học trực quan đơn thuần. Ngày
nay, chúng ta không xem bản đồ giáo khoa như thế, mà coi nó là một nguồn tài
liệu độc lập, nghĩa là bản đồ giáo khoa vừa là công cụ để dạy học địa lí, vừa là
nguồn tư liệu khoa học độc lập, là đối tượng nghiên cứu những kiến thức địa lí.
Bản đồ được xem như một cuốn sách giáo khoa địa lí thứ hai.


Các sản phẩm bản đồ giáo khoa được sử dụng rất rộng rãi ở các bậc học
khác nhau từ cấp cơ sở đến đại học, ở các trường Trung học chuyên nghiệp của
nhiều ngành nghề khác nhau, kể cả các bản đồ giáo khoa có đặc trưng riêng
phục vụ việc dạy học ở các trường khiếm thị, khuyết tật. Hệ thống sản phẩm
bản đồ giáo khoa vừa phải đủ kiểu loại để phục vụ mọi phương pháp dạy học,
học, nghiên cứu, kiểm tra, đối thoại, ôn tập và làm bài tập, xây dựng sơ đồ, bình
đồ địa thế… lại vừa phải có nội dung và phương pháp tương ứng cho các nhóm
tuổi khác nhau, cho học sinh và giáo viên, cho lớp học, giảng đường và cho tủ
sách gia đình. Điều đó cũng có nghĩa là phải tương ứng với chương trình học và


mục tiêu đào tạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

6 trở lên. Thế giới hiện đại địi hỏi mỗi cơng dân phải hiểu và biết bản đồ -
những kiến thức rất cần để làm việc ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, dù là
quản lí, lập quy hoạch, thiết kế, thi công… trong dân sự cũng như trong quân
đội. Điều đó có nghĩa là cả trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước đều
không thể không biết bản đồ, dù là ở mức văn hoá chung.


Từ trước tới nay đã có nhiều định nghĩa về bản đồ giáo khoa.
L.X.Garaevxkaia định nghĩa: “Bản đồ giáo khoa là những giáo cụ trực quan
phục vụ cho giảng dạy”. Nếu quan niệm như thế thì vơ tình xếp bản đồ giáo
khoa vào các phương tiện dạy học thuần tuý. Buđanov lại quan niệm: “Những
bản đồ phục vụ cho việc giảng dạy ở trường phổ thông gọi là bản đồ giáo
khoa”. Quan niệm như thế cũng chưa đầy đủ, bởi vì trong hệ thống giáo dục có
rất nhiều hình thức đào tạo, như giáo dục Phổ thông, Cao đẳng, Đại học…


U.C.Bilichvà A.C. Vasmus đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn: “Bản đồ
giáo khoa là những bản đồ được sử dụng trong mục đích giáo dục, cần đảm bảo
cho việc dạy và học trong các cơ quan giáo dục dưới tất cả mọi hình thức, tạo
nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp từ học sinh đến đào tạo
chuyên gia. Những bản đồ đó cũng được xử dụng trong nhiều ngành khoa học,
trước hết là địa lí và lịch sử”.


Định nghĩa được coi là đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất đối với mọi loại tài liệu
bản đồ giáo khoa, kể cả khi dùng các phương tiện hiện đại trong tự động hoá để
thành lập và sử dụng bản đồ giáo khoa nói riêng và bản đồ nói chung có lẽ là
định nghĩa sau đây: “Bản đồ giáo khoa là sự biểu hiện thu nhỏ của mặt đất trên
mặt phẳng, theo một cơ sở toán học nhất định, bằng phương tiện đồ hoạ (ngôn
ngữ bản đồ). Để phản ánh có hệ thống những dấu hiệu cơ bản nhất, đặc trưng
nhất và điển hình nhất của mơi trường địa lí, thể hiện sự phân bố, trạng thái và


mối liên hệ lẫn nhau của khách thể tương ứng với mục đích, nội dung và
phương pháp của môn học, phù hợp với trình độ phát triển trí óc của lứa tuổi,
đồng thời có xét đến yêu cầu giáo dục thẩm mĩ và vệ sinh học đường”.


<b>II. TÍNH CHẤT CỦA BẢN ĐỒ GIÁO KHOA </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

dùng ngôn ngữ bản đồ để phản ánh sự vật và hiện tượng. Như vậy, ngồi những
tính chất chung của một bản đồ địa lí, bản đồ giáo khoa cịn có những tính chất
riêng để xác định mục đích sử dụng của nó.


<b>1. Tính khoa học của bản đồ giáo khoa </b>


Là một nguồn tư liệu độc lập, một cuốn sách giáo khoa thứ hai cho nên tính
chất đầu tiên của bản đồ giáo khoa phải là tính khoa học.


<i>Tính khoa học</i> được biểu thị ở độ chính xác tương ứng về mặt địa lí giữa
bản đồ và thực địa, độ chính xác về cơ sở toán học bản đồ. Bản đồ địa lí được
xây dựng theo quy luật tốn học nhất định, theo tỉ lệ nhất định. Quy luật tốn
học biểu hiện rõ ở tính đơn trị và tính liên tục của việc biểu hiện bản đồ. Tính
đơn trị biểu hiện ở chỗ một điểm bất kì trên bản đồ có toạ độ x và y chỉ tương
ứng với một điểm trên bề mặt đất và mỗi kí hiệu đặt trên điểm này chỉ có một ý
nghĩa cố định rõ ràng trong bản chú giải. Tính liên tục biểu hiện ở chỗ trên bản
đồ “khơng có khoảng trống”. Điều đó nói lên rằng trên khắp lãnh thổ biên vẽ
bản đồ đã được nghiên cứu đầy đủ, mọi đối tượng phân bố trên lãnh thổ và
không gian của chúng đã có tài liệu chính xác. Tỉ lệ và các đơn vị đo, thang
màu và sự phân cấp chỉ số số lượng, sự phân cấp kí hiệu cho phép thực hiện
trên bản đồ mọi khả năng đo tính và nhận biết đặc điểm khác nhau của các hiện
tượng.


Tính khoa học của bản đồ cịn biểu hiện ở sự phù hợp giữa đặc điểm các


hiện tượng được biểu hiện với nội dung của phương pháp thể hiện bản đồ.


Tính khoa học của bản đồ cũng được xác định bằng lượng thơng tin thích hợp.
Nhìn chung lượng thơng tin trên mỗi bản đồ càng nhiều thì giá trị sử dụng càng
cao, nhưng đến một giới hạn nhất định tuỳ theo loại hình, nội dung và tỉ lệ bản đồ.
Nếu vượt quá giới hạn này sẽ làm cho việc sử dụng khó khăn, do vậy mà giá trị sử
dụng và tính khoa học sẽ giảm đi.


Ngoài những biểu hiện trên, tính khoa học của bản đồ cịn biểu hiện ở tính
trừu tượng, tính chọn lọc và tính tổng hợp, tính bao quát, tính đồng dạng và tính
logic.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tiền đề để thơng qua đó người giáo viên trang bị cho học sinh thế giới quan duy
vật.


<b>2. Tính trực quan của bản đồ giáo khoa </b>


Các bản đồ dùng trong nhà trường, đặc biệt thể loại bản đồ treo tường địi
hỏi phải có tính trực quan cao, đó chính là tính đặc trưng quan trọng nhất của
bản đồ giáo khoa. Tính trực quan thường mâu thuẫn với tính khoa học. So với
các bản đồ khác, bản đồ giáo khoa khái quát cao hơn, dùng nhiều hình ảnh trực
quan, phương pháp biểu thị trực quanhơn và phần lớn là vượt ra ngoài điều kiện
cho phép của tỉ lệ bản đồ. Tiêu chuẩn để đánh giá tính trực quan của bản đồ là
thời gian dùng để nhận biết và hiểu nội dung bản đồ. Những dấu hiệu dùng trên
bản đồ cần có hình dạng và mầu sắc gần với thực tế để học sinh có thể nhanh
chóng nhận biết nội dung của hiện tượng được phản ánh và nhớ lâu.


Mọi người đều thừa nhận là trong một bài giảng địa lí nếu dùng bản đồ như
một đồ dùng trực quan thì bài giảng sẽ dễ hiểu và có sức hấp dẫn đối với học
sinh. Tuy nhiên, khơng nên lạm dụng tính trực quan mà cần phải lựa chọn giới


hạn một cách hợp lí cho tính trực quan để khỏi gây ra những ảnh hưởng phản
tác dụng.


<b>3. Tính sư phạm của bản đồ giáo khoa </b>


Tính sư phạm của bản đồ được biểu hiện trên nhiều mặt, nhưng nói chung
đều thống nhất ở chỗ phải đảm bảo tính tương ứng giữa bản đồ với chương
trình, sách giáo khoa, tâm lí lứa tuổi học sinh, hoàn cảnh của nhà trường và
hoàn cảnh xã hội.


Một bản đồ giáo khoa muốn đảm bảo được tính sư phạm cần phải biểu hiện
ở những mặt sau:


- Nội dung của bản đồ giáo khoa phải phù hợp với chương trình địa lí của
từng cấp học và từng lớp học, phù hợp với trình độ của học sinh.


- Nội dung của bản đồ được xác định trên cơ sở chương trình bộ mơn, nội
dung sách giáo khoa. Nội dung bản đồ phải được tổng quát hoá phù hợp với nội
dung sách giáo khoa và nhiệm vụ dạy học. Sách giáo khoa là tiêu chuẩn nội
dung để thành lập bản đồ. Nếu sách giáo khoa thay đổi thì nội dung của bản đồ
giáo khoa cũng phải thay đổi theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

một bản đồ giáo khoa treo tường thì việc xác định tỉ lệ bản đồ, các đường nét
trên bản đồ, màu sắc và lực nét… đều phải dựa vào chiều cao của học sinh, khả
năng tư duy, đặc biệt thị lực của học sinh. Ngồi ra quy mơ lớp học, cách bố trí
lớp học cũng ảnh hưởng tới việc thiết kế bản đồ giáo khoa.


- Lưới chiếu (mạng lưới kinh vĩ tuyến) cùng tỉ lệ bản đồ giáo khoa cũng phải
phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Ở những lớp đầu cấp,
lưới chiếu là phần nội dung bài học, giúp học sinh hình dung được hình dạng Trái


Đất, sự phân chia các bán cầu (Đông – Tây, Nam – Bắc), phân chia kinh vĩ độ, múi
giờ, các đới khí hậu và biến dạng trên bản đồ… Khi cần biểu hiện một phần hay
tồn bộ Trái Đất thì nên dùng các lưới chiếu giữ đúng hình dạng để học sinh nhận
biết dễ dàng.


- Ở các lớp cao hơn, các em học sinh đã có vốn kiến thức địa lí khá hơn, tư
duy địa lí đã phát triển cao hơn, việc biên vẽ các bản đồ nên dùng các lưới chiếu
biểu hiện đúng diện tích lãnh thổ biên vẽ bản đồ. Trên cùng một lãnh thổ biên
vẽ bản đồ nhưng được xây dựng ở các tỉ lệ khác nhau thì nên dùng cùng một
loại lưới chiếu để học sinh tiện so sánh, đối chiếu.


- Tính sư phạm còn biểu hiện ở sự thống nhất cách ghi chữ, hệ thống kí


hiệu, các phương pháp biểu hiện mà học sinh đã quen biết. Bố cục bản đồ phải
hợp lí, trình bày đẹp để vừa giáo dục óc thẩm mĩ vừa kích thích học sinh say mê
làm việc với bản đồ, đem lại cho các em sự hứng thú học mơn địa lí.


Những biểu hiện của tính sư phạm đều có liên quan chặt chẽ với nhau, cùng
thống nhất ở mục tiêu giảng dạy, học tập và được trình bày một cách có hệ
thống trên các loại bản đồ từ lớp dưới lên lớp trên. Sử dụng bản đồ giáo khoa
chỉ có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi chúng thành một hệ thống thống nhất.


<b>III. CÁC LOẠI BẢN ĐỒ GIÁO KHOA </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

giáo khoa bao gồm:


<b>1. Mô hình địa lí giáo khoa </b>
<i><b>1.1. Mơ hình trái </b><b>đất</b></i>


Quả địa cầu là mơ hình Trái Đất thu nhỏ, trong đó tất cả các yếu tố của nó


như bán kính Trái Đất, hệ thống kinh vĩ tuyến, diện tích các lục địa, đảo, đại
dương… đều được thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định. Quả địa cầu biểu hiện đúng
các đối tượng quan trọng trên bề mặt Trái Đất và giữ được tính chất địa lí của
chúng. Khoảng cách và diện tích, góc và hình dạng đối tượng khơng có sai số
chiếu hình. Tỉ lệ của quả địa cầu như nhau ở tất cả mọi điểm. Quả địa cầu cho
ta một khái niệm đúng và trực quan về hình dạng Trái Đất, về kích thước, hình
dạng và vị trí tương quan của các phần trên mặt đất và cụ thể hoá các yếu tố của
Trái Đất như: trục quay, các cực và mạng lưới địa lí (hệ thống kinh vĩ tuyến). Tỉ
lệ của quả địa cầu dùng trong thực tiễn thay đổi từ 1: 100.000.000 đến 1:
25.000.000. Quả cầu địa lí dùng trong nhà trường thường có tỉ lệ 1:50.000.000
tức là 1cm trên quả địa cầu tương ứng với 500 km trên bề mặt Trái Đất. Hiện
nay thường có quả địa cầu tự nhiên, quả địa cầu địa hình, quả địa cầu chính
trị…


<i><b>1.2. Mơ hình </b><b>địa phương</b></i>


Mơ hình địa phương là một phần mặt đất thu nhỏ lên “<i>bản đồ địa hình nổi</i>”
theo một tỉ lệ nhất định, nó thể hiện không gian ba chiều, tái hiện lại bề mặt lồi
lõm của Trái Đất. Mơ hình địa phương dễ hiểu, trực quan, có tác dụng khơng
chỉ để khái quát và nhìn bao quát địa phương mà còn giúp ta giải quyết các
nhiệm vụ thực tiễn như thiết kế đường giao thông, hồ chứa nước, hệ thống thuỷ
nông…


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>2. Bản đồ trong sách giáo khoa </b>


Sách giáo khoa là tài liệu giáo khoa cơ bản chính thức. Ngơn ngữ chữ viết
là kênh truyền chủ yếu được các em học sinh học ngay từ ngày đầu tới trường
và được sử dụng trong suốt cả cuộc đời, dù rằng ngôn ngữ đồ hoạ xuất hiện
trước cả chữ viết. Như vậy, ngôn ngữ chữ viết dễ hiểu và được nắm chắc hơn
trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Nhưng một cuốn sách giáo khoa


dù là rất hay về mọi mặt thì cũng khơng thể hấp dẫn như một cuốn tiểu thuyết,
nếu từ đầu đến cuối chỉ toàn là chữ viết. Việc đưa bản đồ, đồ thị, tranh ảnh
(trắng đen và màu) vào sách giáo khoa làm cho cuốn sách trở nên hấp dẫn và
sinh động hơn. Đó là một mục tiêu của sách giáo khoa.


Mối liên hệ hữu cơ của bài viết với bản đồ là rất quan trọng. Mỗi loại ngôn
ngữ (chữ viết, con số, đồ hoạ…) đều có ưu thế riêng và cũng chính vì vậy mà
chúng tồn tại song song với nhau. Ngôn ngữ bản đồ và bản đồ trong sách giáo
khoa nói chung là ngơn ngữ không gian - ngôn ngữ mô tả sự phân bố, cấu trúc
không gian của đối tượng, mối liên hệ lẫn nhau của các đối tượng… rất trực quan
và có thể ngay một lúc quan sát tồn lãnh thổ. Có thể chọn các phương án liên kết
bản văn với bản đồ như sau:


- Bài viết không đề cập tới vấn đề phân bố không gian của hiện tượng dành
phần đó cho bản đồ.


- Dựa vào sự phân bố của hiện tượng, sự phân cấp hiện tượng rõ ràng trên
bản đồ mà bài viết rút ra quy luật, dẫn ra mối liên hệ đặc trưng của các hiện
tượng… và giúp học sinh phương pháp đọc bản đồ.


- Bài viết phải có sự liên kết với bản đồ, giúp học sinh tự nghiên cứu bản đồ
rồi tự đưa ra kết luận. Sự phối hợp chặt chẽ giữa bản đồ với bài viết, có sự
chỉnh hợp hài hoà, đầy đủ giữa bài viết với bản đồ trong sách giáo khoa (và với
cả bản đồ trong atlas giáo khoa, bản đồ treo tường…) là đặc biệt quan trọng,
nhất là đối với các học sinh lớp dưới.


- Hiện nay do khuôn khổ sách giáo khoa nhỏ, lại in đen trắng nên bản đồ


trong sách giáo khoa thường có tỉ lệ nhỏ, nội dung biểu hiện rất hạn chế. Các



bản đồ dùng để minh hoạ bài học, giúp học sinh tư duy bài học gắn liền với
lãnh thổ và bổ sung những kiến thức cần thiết mà sách giáo khoa khơng nói hết.


<b>3. Bản đồ giáo khoa treo tường </b>


<i><b>3.1. Đặc điểm của bản đồ giáo khoa treo tường</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

được dùng để nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong nhiều lĩnh vực địa lí và
lịch sử.


Bản đồ giáo khoa treo tường là cuốn sách giáo khoa trực quan chính của
lớp học, phục vụ cho việc dạy và học địa lí. Giáo viên sử dụng bản đồ treo trên
tường, trực diện với học sinh làm phương tiện truyền thụ kiến thức, học sinh
dùng làm phương tiện để nhận thức. Như vậy, bản đồ giáo khoa treo tường khác
với các loại bản đồ giáo khoa khác vì chức năng của nó là dùng để dạy học ở
trên lớp, phục vụ cho mục đích giảng dạy và học tập ở một lớp hay ở một cấp
học nhất định. Mục đích đó chi phối những đặc điểm dưới đây của bản đồ giáo
khoa treo tường:


- <i>Bản đồ giáo khoa treo tường thể hiện được nội dung địa lí trong các mối </i>


<i>quan hệ và cấu trúc khơng gian</i>, đảm bảo được tính lơgic khoa học của vấn đề
mà giáo viên trình bày: Trên bản đồ, lượng thông tin khoa học phải tương xứng
với tỉ lệ bản đồ, các đối tượng địa lí trên bản đồ được khái qt hố cao, có đối
tượng phải cường điệu hóa đến mức cần thiết. Nhiều kí hiệu tượng trưng tượng
hình, nhiều màu sắc đẹp, gần gũi đối tượng đã được sử dụng làm cho bản đồ có
tính trực quan cao, gây hứng thú cho việc học tập địa lí. Nội dung kiến thức và
phương pháp trình bày trên bản đồ phải phù hợp với tâm sinh lí của lứa tuổi,
với thị lực học sinh trong khoảng cách từ 5 đến 10m, với trình độ nhận thức của
từng cấp học. Vì vậy, bản đồ treo tường có hệ thống kí hiệu lớn, chữ viết to,


màu sắc rực rỡ, đẹp, có độ tương phản mạnh. Bản đồ treo tường được thầy trò
cùng sử dụng ở trên lớp để dạy và học bài mới, ôn tập và kiểm tra những kiến
thức cũ. Chúng thường được sử dụng kết hợp với các bản đồ, sơ đồ và lược đồ
trong sách giáo khoa, atlas và bản đồ bài tập.


<i>- Bản đồ giáo khoa treo tường bao giờ cũng có kích thước lớn</i>. Vì bản đồ


được treo trên lớp để học sinh quan sát nên kích thước phải lớn để học sinh ngồi
phía cuối lớp cách bản đồ từ 5 – 7m có thể quan sát được những nội dung thể
hiện trên bản đồ. Kích thước chung của loại bản đồ này thường 79 x 109cm
(Ao) đến 150 – 200cm. Phạm vi lãnh thổ thể hiện trên bản đồ thường lớn như:
toàn thế giới, một bản cầu, một nước hoặc ít nhất là một khu vực lớn trong một
nước. Riêng bản đồ địa lí địa phương là thể hiện phạm vi lãnh thổ một tỉnh hay
một huyện… nên thường có tỉ lệ lớn, cịn phần lớn các bản đồ giáo khoa treo
tường đều có tỉ lệ nhỏ.


- <i>Hình thức thể hiện trên các bản đồ giáo khoa treo tường thường mang tính </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

sinh ở xa cuối lớp cũng có thể đọc được. Vì thế chữ trên bản đồ phải viết to, lực nét
đậm, các kí hiệu lớn, trực quan, màu sắc mạnh, rõ ràng như hài hoà, một số đối
tượng cần được cường điệu hoá thể hiện ở dạng phi tỉ lệ. Cấu trúc hình vẽ kí hiệu
đơn giản, dùng nhiều kí hiệu tượng hình nhất là dùng cho các cấp dưới. Tính trực
quan địi hỏi trước hết phải có nội dung rõ ràng đầy đủ phản ánh đúng đặc điểm địa
phương.


<i>- Về nội dung bản đồ giáo khoa treo tường có mức độ khái quát hoá rất </i>


<i>cao</i>. Vì có như vậy mới cho học sinh thấy được những đặc điểm chính, chủ yếu
của lãnh thổ. Nội dung của bản đồ phải phù hợp với chương trình từng lớp và
tâm lí lứa tuổi của học sinh. Bản đồ chú giải của bản đồ giáo khoa treo tường


phải được sắp xếp một cách lôgic, chặt chẽ, rõ ràng. Bản đồ giáo khoa BĐGK
treo tường cũng có các bản đồ phụ, đồ thị, biểu đồ… để hỗ trợ cho nội dung
chính của bản đồ.


Bản đồ giáo khoa treo tường có thể được xây dựng cho một phần, một


chương, một bài học, nó có thể được sử dụng trong suốt tiết học từ khâu đầu


cho đến khâu cuối của giờ giảng. Trong một tiết học cũng có thể sử dụng nhiều
loại bản đồ. Tất cả những điều đó phụ thuộc vào nội dung bài giảng, phương
pháp truyền thụ của giáo viên.


<i><b>3.2. Nh</b><b>ững y</b><b>êu c</b><b>ầu có tính nguy</b><b>ên t</b><b>ắc đối với bản đồ giáo khoa</b><b>treo tường</b></i>


- <i>Bản đồ giáo khoa treo tường phải đảm bảo phương hướng chính trị, khoa </i>


<i>học nhất định</i>. Mỗi một bản đồ đều có tư tưởng chính trị nhất định phục vụ cho


mục đích tư tưởng của bài giảng.


- <i>Bản đồ phải phù hợp với nội dung chương trình của sách giáo khoa, phù </i>


<i>hợp với atlas giáo khoa, với bản đồ bài tập và các thể loại bản đồ khác, đồng </i>


<i>thời phải phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh</i>… Muốn thế khi thành lập bản


đồ phải căn cứ vào nội dung chương trình, nội dung sách giáo khoa, coi đó là


nội dung cơ bản để xây dựng bản đồ. Người thành lập bản đồ phải có kiến thức
về bản đồ học, địa lí học, khoa học giáo dục và phương pháp giảng dạy bộ môn.



<i>- BĐGK treo tường khơng chỉ có tác dụng minh họa cho sách giáo khoa mà </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

có trên thực tế địa phương, làm thoả mãn tính tị mị, lịng ham hiểu biết của
học sinh trong công tác độc lập của mình. Cần chú ý là việc đưa nội dung bổ
sung nào vào cũng cần cân nhắc tới mức độ cần thiết của nó, tới đặc điểm lứa
tuổi và trình độ nhận thức của học sinh, trong điều kiện tỉ lệ bản đồ cho phép.
Nội dung cơ bản của bản đồ giáo khoa treo tường là nội dung có trong sách giáo
khoa.


- <i>Việc đưa các yếu tố bổ sung lên bản đồ bao nhiêu là vừa còn có những ý </i>


<i>kiến chưa thống nhất</i>. Pơlêvikin đề nghị đối với các bản đồ giáo khoa đầu cấp,


tư liệu bổ sung không vượt qua 30% nội dung sách giáo khoa. Ở những lớp cao
hơn tư liệu bổ xung khơng vượt q 50%. Theo K.A.Xalíev thì tư liệu bổ xung
không vượt quá 30% ở bản đồ giáo khoa treo tường, cịn ở Atlas thì khơng vượt
qua 50%.


- <i>Không biến bản đồ giáo khoa thành sơ đồ</i>. Sự bố trí mạng lưới kinh vĩ
tuyến và các đối tượng địa lí phải phù hợp với thực tế, sự định vị phải chính
xác. Bản đồ là một tài liệu khoa học nên nó phải đảm bảo chính xác về mặt tốn
học. Kích thước, hình dạng, vị trí và mối quan hệ khơng gian của các đối tượng
thể hiện phải có sự chính xác và nêu được đặc tính của đối tượng, việc lựa chọn
các phương pháp thể hiện phải phù hợp với đặc điểm đối tượng và phân biệt
được rõ các đối tượng. Yêu cầu này cũng phải cân đối với những yêu cầu khác.


- <i>Tất cả các số liệu được sử dụng trong bản đồ giáo khoa treo tường cần </i>


<i>đạt tới trình độ hiện đại, thường xuyên cập nhật cho phù hợp với sách giáo </i>



<i>khoa và thực tế</i>. Khi sách giáo khoa thay đổi, bản đồ không phù hợp với sách
nữa phải xây dựng mới, hoặc nếu sử dụng giáo viên phải giải thích và bổ sung
những tài liệu, số liệu mới. Trong trường hợp này thường hay xảy ra đối với các


vấn đề kinh tế - xã hội. Do đó khi xây dựng phải lựa chọn những số liệu mới


nhất nhưng ổn định, đồng thời phải dự đoán sự phát triển của các hiện tượng để
lựa chọn số liệu thể hiện thích hợp.


- <i>Bản đồ giáo khoa treo tường phải đảm bảo tính trực quan</i>. Tính trực quan


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>4. Các xêri bản đồ giáo khoa </b>


Các xêri bản đồ được xây dựng nhằm mục đích phân tích, so sánh các đối
tượng, hiện tượng hoặc lãnh thổ cần nghiên cứu một cách đấy đủ và chi tiết
hơn.


Các xêri bản đồ giáo khoa thường là các bản đồ:


- Cùng có chung một đề tài (nội dung) nhưng khác nhau về lãnh thổ (tự
nhiên, hành chính của các châu lục, của các quốc gia khác nhau);


- hoặc có cùng một lãnh thổ nhưng khác nhau về nội dung để nghiên cứu
sâu về mọi mặt lãnh thổ;


- hoặc phối hợp các nội dung lẫn các lãnh thổ với tính thống nhất chung rõ
rệt.


<i>Xêri thứ nhất</i> (có cùng nội dung nhưng lãnh thổ khác nhau) có thể có hai


dạng sản phẩm. Các bản đồ có cùng một nội dung, cùng tỉ lệ, phủ trùm lên một
vùng lãnh thổ lớn. Xuyên suốt cả xêri là tập hợp các mảnh bản đồ đã phân chia
đó. Thí dụ hệ thống bản đồ địa hình 1:50.000 phủ trùm tồn quốc, có thể chia
mảnh tự do để tiện sử dụng.


<i>Xêri thứ hai là dạng xêri bản đồ</i> có cùng nội dung, cùng tỉ lệ nhưng không
ghép mảnh liên tục được. Xêri bản đồ thứ hai xây dựng theo nguyên tắc có cùng
chung lãnh thổ, nội dung có thể là bản đồ các thành phần địa lí hay một thành
phần địa lí nhưng xét theo nhiều khía cạnh hoặc nhiều dạng sử dụng trong kinh
tế – xã hội hay qn sự. Thơng thường thì xêri bản đồ có cùng chung một lãnh
thổ sẽ phải có chung một phép chiếu, một tỉ lệ, trình bày khung như nhau, bố
cục tổng thẻ như nhau, có mức độ chi tiết như nhau về cơ sở địa lí, có mức độ
tổng qt hóa, chỉnh hợp nội dung và thậm chí là cả việc sắp đặt tên gọi cũng
thống nhất như nhau. Sự thống nhất đó không chỉ tạo thuận tiện cho người
dùng, tiết kiệm thời gian mà cả độ tin cậy cấn có nữa.


<i>Xêri thứ ba</i> đồng nhất cả hai dấu hiệu nội dung và lãnh thổ, tức là có chung
các chủ đề và các lãnh thổ thể hiện. Ví dụ, có các bản đồ với các chủ đề về vị
trí, hình thể, khí hậu, động thực vật, kinh tế… của từng châu lục.


<b>5. Atlas giáo khoa địa lí </b>
<i><b>5.1. Khái ni</b><b>ệm chung về a</b><b>tlas </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

học. Atlas giáo khoa có tính thống nhất cao về cơ sở toán học, nội dung và bố
cục bản đồ. Atlas giáo khoa được phân biệt theo lãnh thổ thể hiện, theo nội
dung và bố cục bản đồ. Atlas giáo khoa được phân biệt theo lãnh thổ thể hiện,
theo nội dung và theo mục đích sử dụng. Atlas giáo khoa dùng cho giáo viên có
nội dung phong phú và sâu sắc hơn atlas giáo khoa dùng cho học sinh.


Atlas không đơn giản là một tập hợp các bản đồ địa lí khác nhau ở dạng


một cuốn sách. Atlas chứa trong nó một hệ thống các bản đồ liên kết hữu cơ với
nhau, bổ sung cho nhau, xuất phát từ mục đích u cầu (cơng năng) của atlas và
từ những đặc điểm sử dụng atlas. Dù ở dạng đóng thành sách hay là các tờ rời
được sắp xếp trong một cái hộp cứng hoặc đặt trong một cái bìa kẹp chung lại
thì atlas vẫn ln phải là một số địi hỏi cơ bản đối với nó là:


- <i>Tính đầy đủ của đề tài</i>: Đây là một đòi hỏi rất quan trọng đối với nội dung


của atlas.


- <i>Tính cụ thể và chi tiết về mặt địa lí</i>: Địi hỏi này đảm bảo giá trị sử dụng
cũng như khả năng thoả mãn nhu cầu thực tế khi sử dụng atlas.


- <i>Tính thống nhất nội tại: </i>Điều này cần được thể hiện trong nội dung, trong
phương pháp xử lí các dữ liệu trong các phương pháp thể hiện, trong cách đặt
vấn đề đặc xét các hiện tượng và đối tượng, trong mức độ chi tiết biểu hiện,
trong cơ sở phân loại, phân cấp, tổng quát hoá và trong việc lựa chọn tỉ lệ, phép
chiếu, phương pháp trình bày v.v…


- <i>Tính khoa học: </i>Điều này địi hỏi sự chính xác và đúng đắn về mặt địa lí
trong nội dung của atlas, trong việc phản ánh các đặc điểm và tính chất của các
đối tượng, hiện tượng thực tế khách quan. Cách tiếp cận vấn đề có tính hệ
thống, tính khách quan tối đa trong việc sử dụng các chỉ tiêu, các đặc tính, các
phương pháp xử lí mới, các phương tiện tốn học xử lí số liệu, có sự tham gia
của các chuyên gia các ngành tương ứng liên quan đến các đề tài trong atlas.


- <i>Tính hiện đại</i> (đương thời) địi hỏi rút gọn tối đa thời gian xây dựng atlas,
ứng dụng kĩ thuật mới, sử dụng thông tin qua ảnh vệ tinh v.v…


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Ngày nay, hàng năm người ta cho ra hàng ngàn atlas mới, khác nhau vế đề tài,


về lãnh thổ, về công năng cũng như về kích cỡ và khối lượng.


<i><b>5.3. Phân lo</b><b>ại atlas</b></i>


Các atlas thường được phân loại tương ứng với cơ sở phân loại các bản đồ
địa lí.


- Theo lãnh thổ được thể hiện trên các trang bản đồ của atlas ta có atlas thế
giới, atlas các châu lục hoặc các vùng lớn của chúng, atlas một nhóm nước,
atlas quốc gia, atlas khu vực (các vùng của một nước), atlas các tỉnh, huyện,
thành phố v.v… Tương tự như vậy đối với phần nước trên Trái đất người ta
cũng chia ra atlas các đại dương (các vùng trên các đại dương) atlas biển, hồ
lớn và các vùng nhỏ trong đó.


- Theo đề tài thường có các atlas sau:


+ <i>Atlas địa lí chung</i>, có khi kèm theo một số bản đồ trong đó.


+ <i>Atlas địa lí tự nhiên</i> theo ngành hẹp, ví dụ như atlas thổ nhưỡng, atlas tài


nguyên cây thuốc…


+ <i>Atlas kinh tế </i>–<i> xã hội</i> với cách phân chia theo ngành hẹp hoặc theo vùng
(phối hợp), ví dụ: atlas đường ô tô, atlas nông nghiệp, atlas phát triển nền kinh
tế và văn hoá, atlas tài nguyên nhân văn…


<i>+ Atlas tổng hợp (phức hợp) chung</i> bao gồm các đề tài địa lí tự nhiên, kinh
tế, chính trị, lịch sử… với nhiều khía cạnh khác nhau của lãnh thổ. Các atlas
quốc gia của các nước khác nhau là ví dụ điển hình cho loại atlas tổng hợp.



- Thuật ngữ các atlas chuyên đề, nói về loại chuyên ngành (tự nhiên hoặc
kinh tế – xã hội) với hai cấp độ phối hợp lãnh thổ và đề tài để tạo nên nhóm
atlas theo nội dung hay atlas chuyên đề.


- Theo mục đích xuất phát từ định hướng (nội dung và phương pháp) phục
vụ một tầng lớp hay một nhóm người dùng nhất định nào đó ta có atlas khoa
học tra cứu, atlas phổ thông (rộng rãi chung), atlas du lịch, atlas quân sự, atlas
gia đình, atlas sinh viên, atlas học sinh…Các nhóm atlas này rất khác nhau về
mức độ nội dung, đề tài, kích cỡ.


- Về kích cỡ thường có:


+ Các atlas cỡ lớn hay cị gọi là các atlas để bàn (ví dụ các atlas quốc gia).
+ Các atlas cỡ trung bình và các atlas cỡ nhỏ hay atlas bỏ túi. Atlas cỡ lớn


thường có tổng diện tích hữu ích của các bản đồ trong tập thường lớn hơn 15m2.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

6m2 đến 14m2. Atlas cỡ nhỏ có khơng q 5m2 tổng diện tích hữu ích của bản
đồ trong tập.


- Atlas cũng như bản đồ được sử dụng rộng rãi trong sự nghiệp giáo dục và
đào tạo, khai sáng văn hoá, giáo dục, giáo dục chính trị - tư tưởng cả trong nhà
trường phổ thông và đại học, trung học chuyên nghiệp cũng như trong toàn xã
hội. Đối với các tầng lớp người đọc rộng rãi có quan tâm đến địa lí, lịch sử ,
chính trị, hành chính… các atlas đưa ra đặc xét có tính bách khoa tồn thư về
các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, trình bày cách sử dụng chúng,
trạng thái và các biện pháp bảo vệ môi trường, sự phân bố lực lượng sản xuất vá
định hướng phát triển chúng theo quy hoặch và kế hoặch; thể hiện các cơng
trình xây dựng xã hội và văn hoá. Trong nhà trường thường phải dạy học sinh,
sinh viên sử dụng các nguồn tài liệu bản đồ, học cách đánh giá qua bản đồ các


điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của đất nước, đồng thời chuẩn bị đào tạo
học sinh cách vận dụng các tri thức lấy được từ bản đồ vào hoạt động thực tế
đơn giản hàng ngày. Đó là những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp giáo dục
chung cũng như chuyên ngành, đặc biệt là khi trong các chương trình học nói
chung chưa chú ý dành phần thích đáng cho mơn bản đồ học.


Hình thức sử dụng đơn giản nhất là lấy ra từ atlas các thông tin tra cứu khác
nhau về khu vực nào đó trong lúc học và tự học, trong lúc chuẩn bị bài giảng,
trong quá trình thử nghiệm đi thực tế, chuẩn bị tài liệu cho báo cáo chuyên đề…
Các atlas tra cứu khoa học có khối lượng thông tin đồ sộ, vượt xa các yêu cầu
của chương trình đào tạo. Điều nàytạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn
thông tin phù hợp với các mục tiêu giáo dục và phương pháp cụ thể. Ví dụ, việc
nghiên cứu địa lí dân cư được minh họa rất tốt trên các bản đồ dân cư dân tộc.
Bản đồ đó thể hiện các điểm dân cư theo số dân, theo vị trí địa lí. Dựa vào bản
đồ người ta có thể xác định được kiểu quấn cư khác nhau, mật độ điểm dân cư,
đặc điểm phân bố các dân tộc khác nhau cũng như thấy rõ tính chất phân bố dân
cư ở các vùng lãnh thổ khác nhau (đồng bằng, đồi núi, núi cao, vùng biển, vùng
cao nguyên…)


<i><b>5.3. Đặc điểm các loại atlas như những tác phẩm trọn vẹn</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

phải thu nhỏ tỉ lệ bản đồ. Trong lúc đó một số đề tài riêng biệt hoặc một số
vùng trong lãnh thổ đòi hỏi phải được thể hiện ở tỉ lệ lớn. Lối thoát nằm trong
việc lựa chọn chặt chẽ, chính xác các đề tài hết sức cần và lược bỏ các đề tài ít ý
nghĩa, kết hợp thật hợp lí các đề tài trên cùng một bản đồ, lựa chọn các tỉ lệ ở
mức độ tối thiểu và lại đủ, gạt bỏ những chỗ trùng lặp khơng có cơ sở, ví dụ
một lãnh thổ được thể hiện nhiều lần trên các bản đồ khác nhau.


Tính thống nhất nội tại của atlas được hiểu là tính bổ sung cho nhau, chỉnh
hợp với nhau của các bản đồ có trong atlas, là khả năng dễ dàng đối chiếu, so


sánh các bản đồ trong atlas với nhau. Điều này địi hỏi sự lựa chọn hợp lí và hạn
chế dùng số lượng lớn các lưới chiếu và tỉ lệ khác nhau. Phải đảm bảo cho
chúng có mối tương quan đơn giản với nhau, có cùng cơ sở địa lí chung, nền
địa lí chung cho các bản đồ cùng nhóm, tính chỉnh hợp trong chú giải của các
bản đồ khác nhau về mặt các chỉ tiêu và mức độ chi tiết. Thống nhất nguyên tắc
tổng qt hố, có mối liên hệ lẫn nhau của các phương pháp thể hiện, của hệ
thống kí hiệu bản đồ, màu sắc và kiểu cỡ chữ; cùng quy nội dung vào một thời
điểm (thời hạn) nhất định, có sự phân bố hợp lí (trình tự lơgíc sắp xếp) các đề
tài và bản đồ và tất nhiên là trong quá trình thành lập atlas có xét đến mói liên
hệ lẫn nhau giữa các hiện tượng được thể hiện trên các bản đồ khác nhau của
atlas.


Mục đích, cơng năng của atlas xác định nội dung hay lượng thông tin cần
công bố trong atlas, kết cấu atlas (số lượng các phần của atlas và trình tự sắp
xếp chúng) và khối lượng atlas (số lượng các bản đồ và kích thước). Tuy nhiên,
do mục đích và cơng năng của atlas là đa dạng, nên nội dung, kết cấu và khối
lượng của các atlas cũng rất đa dạng. Nhiều atlas còn kèm theo các bài viết
(thuyết minh hoặc hướng dẫn dùng atlas), các bảng biểu và tranh ảnh minh họa,
các số liệu tra cứu và các bảng thống kê khác nhau....


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Rất phổ biến là các loại atlas phổ thông khoa học đại chúng (cũng được
xem là loại atlas khoa học tra cứu). Loại này thường dùng cho các tầng lớp tri
thức, cho thư viện, cho các trường học, các cơ quan Đảng và chính quyền. Nội
dung của loại atlas này tương đối đầy đủ về thiên nhiên, dân cư, kinh tế, văn
hoá, xã hội, về phân chia hành chính, chính trị, về các lịch sử quan trọng. Khi
xây dựng các atlas này chủ yếu là sử dụng, khai thác và xử lí các tài liệu đương
thời.


Loại phổ biến thứ hai là atlas địa phương (còn gọi là địa phương chí) của
các tỉnh, hay các vùng. Đây cũng là loại atlas tra cứu khoa học khu vực (tỉnh,


thành phố). Loại atlas này tổng kết đầy đủ và trọn vẹn các tri thức đương thời
về địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế, văn hố, lịch sử… tương ứng với từng tỉnh,
thành (vùng, khu). Atlas địa lí địa phương hay atlas tỉnh thường làm tính chất
atlas giáo khoa địa phương chí, kết cấu của nó cũng tương tự như loại trên. Tuy
nhiên, loại atlas này có khối lượng khơng lớn và dày không quá 50 trang. Nội
dung và giá thành của loại atlas này thỏa mãn nhu cầu của hầu hết các tầng lớp
quần chúng rộng rãi, vì nó mang tính chất vừa phục vụ đắc lực cho giáo dục
văn hoá chung, vừa phục vụ làm tài liệu giáo khoa.


Tuy nhiên, việc thành lập loại atlas này cũng đòi hỏi tiến hành công tác
nghiên cứu, thử nghiệm các chuyên đề đặc trưng của tỉnh, thành phố để bổ sung
các chỗ còn “<i>trắng</i>” trong các nguồn tài liệu, có khi phải tổ chức đo vẽ bản đồ
cho một số đề tài nhất định.


<i><b>5.4. Các atlas giáo khoa </b></i>


Atlas giáo khoa chủ yếu là các tác phẩm bản đồ tổng hợp (phức hợp). Chữ
tổng hợp ở đây có nghĩa là bao gồm cả bản đồ, tranh ảnh, bảng biểu, biểu đồ
khối và cả các văn bản thuyết minh hoặc hướng dẫn sử dụng.


Xuất phát từ yêu cầu và địi hỏi về mặt phương pháp luận nói chung đối với
bản đồ học giáo khoa, có thể đưa ra một vài ý cơ bản sau đây:


- Mỗi bản đồ giáo khoa, mỗi xêri bản đồ giáo khoa, mỗi atlas giáo khoa và
tất cả nói chung phải là một hệ thống các sản phẩm bản đồ giáo khoa Việt Nam,
có phương hướng chính trị, khoa học theo tinh thần chung của chương trình
mục tiêu giáo dục vá đào tạo của nhà trường Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

với bản đồ và atlas giáo khoa ra sao.



- Atlas giáo khoa phải đầy đủ nội dung và phản ánh những thành tựu khoa
học địa lí và lịch sử mới, đồng thời phải chỉnh hợp với chương trình học và với
sách giáo khoa.


- Cần chú ý quan tâm đến sự đóng góp của các nhà phương pháp luận tiên
tiến, củaa các nhà giáo kì cựu trong các nhà trường.


- Phải tạo ra các hình thức hợp tác nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm bản
đồ học giáo khoa giữa bản đồ, các nhà địa lí học, lịch sử, các nhà phương pháp
luận và các nhà giáo, các nhà chuyên môn khác nhau.


- Bản đồ treo tường và atlas cần được thành lập phù hợp với các phần (mục
tiêu) của chương trình học tập địa lí (lịch sử) đã định, phù hợp với lứa tuổi học
sinh nhất định và phải chỉnh hợp chặt chẽ, tỉ mỉ vế nội dung của chương trình,
của sách giáo khoa với các bản đồ và atlas giáo khoa khác.


- Bản đồ treo tường và atlas không chỉ là tài liệu học tập kèm với sách giáo
khoa mà còn là nguồn tài liệu độc lập về tri thức địa lí (lịch sử).


- Ngồi địi hỏi cần phải phù hợp với chương trình và nội dung sách giáo
khoa, bản đồ và atlas giáo khoa phải có cả các dữ liệu bổ sung để phản ánh
đúng những đặc điểm tiêu biểu của địa lí, của các sự kiện thể hiện mối liên hệ
lẫn nhau của các hiện tượng và phải thoả mãn lòng ham hiểu biết của học sinh
khi độc lập tự làm việc với bản đồ và tất nhiên là vừa sức với lứa tuổi mà chúng
phục vụ, vừa không quá tải. Mặt khác, không được biến bản đồ giáo khoa thành
sơ đồ, lược đồ. Vị trí sắp xếp là tương quan của các đối tượng được phản ánh
theo lưới chiếu bản đồ phải tương ứng với thực tế khách quan.


- Mọi dữ liệu đưa ra trên bản đồ giáo khoa( atlas giáo khoa) phải ở trình
độ hiện đại.



- Bản đồ giáo khoa cần thể hiện tính trực quan, tính biểu đến mức tối đa đồ
nhằm tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Các phương pháp trình bày bản đồ
giáo khoa và atlas giáo khoa cho học sinh cần được chỉnh hợp với các phương
pháp trình bày bản đồ giáo khoa cho người lớn.


- Trong atlas giáo khoa phải phối hợp một cách hợp lí các bản đồ, tranh
ảnh, bài viết, các tài liệu tra cứu v.v… để tạo cho học sinh nhận thức bài học địa
lí, lịch sử ở dạng hấp dẫn nhất và dễ hiểu nhất. Đặc biệt quan trọng là cần xuất
bản các atlas hấp dẫn, không phức tạp cho các cấp học dưới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

cách 5 – 6 mét và lớn hơn (đối với bản đồ treo tường) có thể nhìn rõ được. Điều
này có được khi kích thước của bản đồ treo tường trong mọi trường hợp không


được nhỏ hơn 1m2. Bản đồ các châu lục (trừ châu Á) nên chọn khoảng 1.5 x


1.8m.


- Kích thước của atlas phải vừa xếp gọn trong túi hay cặp học sinh và để


các em dễ sắp xếp atlas lên bàn học khi theo dõi bài giảng ở lớp.


- Khái niệm về nội dung atlas giáo khoa rộng hơn nhiều so với từng bản
đồ giáo khoa riêng lẻ, kể cả trong atlas. ở đây phải nói về các tài liệu được
đưa ra để thành lập atlas, tức là về các bản đồ, về các tài liệu minh họa, về bản
văn, về các số liệu tra cứu nếu cần kể cả chỉ dẫn tra cứu địa danh.


- Nội dung atlas giáo khoa trước hết được xác định qua chương trình của
phần môn học mà cần thành lập atlas. Chương trình cũng ảnh hưởng đến kết
cấu của atlas. Nói chung, sau khi xác định lượng nội dung của atlas, tức là số



lượng các bản đồ và tranh ảnh minh hoạ, trình tự và lơgíc sắp xếp chúng thì


cần xác định nội dung của từng bản đồ. Điều cần lưu ý là giáo viên nên xem
bản đồ treo tường như một bản đồ tương ứng trong atlas được phóng lên để
xem ở khoảng cách nhìn lớn hơn.


<i><b>3.6. B</b><b>ản đồ câm</b></i>


Bản đồ câm còn được gọi là bản đồ công tua hoặc bản đồ trống. Trên loại
bản đồ này thường chỉ có lưới bản đồ, đường ranh giới của các lãnh thổ, mạng
lưới thủy văn, các tuyến đường giao thông và các điểm dân cư quan trọng. Trên
bản đồ không ghi địa danh. Bản đồ trống có tỉ lệ lớn thường được giáo viên địa
lí dùng trong các giờ học, dạy đến đâu, giáo viên điền nội dung đã chuẩn bi ở
nhà vào đến đó. Đây là phương pháp giới thiệu kiến thức độc đáo, hấp dẫn, thu
hút học sinh theo dõi bài giảng mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

lập, nhằm củng cố kiến thức đã học ở lớp, chuẩn bị bài để thu nhận kiến thức
mới và rèn luyện kĩ năng bản đồ cần thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>CHƯƠNG 2 </b>


<b>HƯỚNG DẪN KHAI THÁC, </b>


<b>SỬ DỤNG CÁC THỂ LOẠI BẢN ĐỒ GIÁO KHOA </b>


<b>I. MỤC TIÊU CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TRONG </b>
<b>NHÀ TRƯỜNG </b>


Trước đây, trong chương trình học tập ở nhà trường phổ thơng khơng có


thời gian dành cho bộ môn bản đồ học, mà bản đồ chỉ được coi như một công
cụ, một phương tiện cho việc dạy và học địa lí. Theo chương trình mới , kiến
thức về bản đồ được đưa vào chương trình mơn địa lí ở lớp 6 và lớp 10.


Chương trình địa lí lớp 6 có 5 bài giáo dục về kiến thức bản đồ là:
- Bản đồ, cách vẽ bản đồ


- Tỉ lệ bản đồ


- Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí.


- Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.


- Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học (Thực hành).
Chương trình địa lí lớp 10 có một chương về bản đồ, trong đó có các
bài:


- Một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản. Phân loại bản đồ. Tổng quát hoá
bản đồ.


- Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.


- Viễn thám và hệ thơng tin địa lí. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời
sống.


- Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (thực
hành).


Dung lượng kiến thức bản đồ quy định ít ỏi đó buộc chúng ta phải thơng
qua việc giảng dạy địa lí để trang bị cho học sinh những kiến thức bản đồ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

sinh sẽ tìm ra câu trả lời.


Trong quá trình dạy học địa lí, người giáo viên có dụng ý giúp học sinh làm
quen với ngôn ngữ bản đồ từ đơn giản đến phức tạp nhằm trang bị cho học sinh
khả năng đọc bản đồ như là đọc một cuốn sách và phải nâng lên mức có thể
phản ánh được nội dung trong cuốn sách đó. Điều này có nghĩa là giáo viên
khơng chỉ giúp cho học sinh không dừng lại ở mức nhận biết các hiện tượng địa
lí trên bản đồ mà còn phải nắm được nội dung, bản chất của các hiện tượng đó.
Có như thế mới làm cho học sinh thể hiện được sự mơ tả định tính một khu vực
trên bản đồ và cao hơn là mô tả định lượng.


Như vậy, bản đồ giáo khoa khơng chỉ có khả năng tạo điều kiện thuận lợi
cho học sinh tiếp thu kiến thức trong chương trình bộ mơn địa lí mà cịn giúp
các em có phương pháp tư duy khoa học, phương pháp lao động khoa học.


Trước khi đi vào khai thác, sử dụng các thể loại bản đồ giáo khoa cụ thể
phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí ở trường phổ thơng,
chúng ta phải nắm được những phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa chung
nhất xuất phát từ nhiệm vụ, chức năng của người giáo viên địa lí. Đó là các
phương pháp sử dụng bản đồ trong khi soạn bài, trong khi truyền thụ trên lớp và
hướng dẫn học sinh dùng bản đồ trong học tập.


<b>II. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA </b>
<b>1. Sử dụng bản đồ trong khi soạn bài </b>


Để thực hiện một bài giảng, người giáo viên phải trải qua hai giai đoạn lao


động: chuẩn bị bài giảng và truyền thụ tại lớp. Khi chuẩn bị bài giảng, bản đồ



giáo khoa được sử dụng như một công cụ nghiên cứu và khi truyền thụ tại lớp,
bản đồ giáo khoa được sử dụng như một đối tượng nghiên cứu. Sau khi xác
định mục đích yêu cầu của bài giảng, giáo viên biết được khối lượng kiến thức
cũng như khái niệm địa lí cần trang bị cho học sinh. Việc chuẩn bị bản đồ cho
bài giảng cũng căn cứ trên cơ sở nhiệm vụ bài giảng. Những bản đồ cần cho bài
giảng gồm có: các bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường và atlas.
Trong quá trình chuẩn bị và truyền thụ trên lớp phải sử dụng phối hợp các loại
bản đồ này. Bản đồ treo tường dùng làm cơ sở truyền thụ của giáo viên, bản đồ
trong sách giáo khoa và trong atlas để học sinh theo dõi bài giảng. Nhưng cần
chú ý rằng nội dung cũng như phương pháp phải có sự thống nhất theo một mục
đích sử dụng. Số lượng bản đồ dùng cho tiết học cần xác định cho hợp lí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

bị bản đồ phải được tiến hành. Công tác chuẩn bị bản đồ cho bài giảng có ba
bước:


- <i>Phân tích và đánh giá bản đồ</i>: Trên cơ sở hướng sử dụng đã được xác định,


giáo viên tiến hành phân tích và đưa ra những chỉ tiêu đánh giá.


<i>- Chọn lọc nội dung</i>: Cần chọn lọc những nội dung cần thiết và phù hợp để


sử dụng cho bài giảng.


<i>- Xác định phương pháp truyền thụ tại lớp</i>: Tuỳ theo nội dung dạy


và loại hình bản đồ mà giáo viên chọn phương pháp truyền thụ cho
bài giảng.


Ba nội dung này quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể chọn nội dung và
phương pháp nếu chưa làm tốt cơng tác phân tích đánh giá bản đồ bởi vì bản đồ


là cơ sở của việc lựa chọn nội dung và phương pháp.


Đối với bản đồ giáo khoa, ngồi nội dung khoa học địa lí, thì nội dung khoa
học của bản đồ cũng giữ một vai trị quan trọng. Vì vậy, khi chuẩn bị bản đồ
cho bài giảng địa lí cũng đồng thời phải chuẩn bị luôn cả nội dung và kiến thức
bản đồ học cần truyền thụ cho học sinh. Về mặt phương pháp thể hiện bản đồ,
phải lấy tính chất và yêu cầu của phương pháp bản đồ giáo khoa làm tiêu chuẩn


đánh giá, cần thống nhất phương pháp thể hiện với hệ thống kí hiệu bản đồ và


màu sắc trên bản đồ. Bất kì ở một cấp học nào dù khái quát hóa cao đến đâu,
trên bản đồ cũng khơng thể thiếu hệ thống kinh vĩ tuyến và tỉ lệ bản đồ. Thiếu
hai yếu tố này ta không thể xác định được kích thước và mối quan hệ không
gian của các hiện tượng địa lí trên bản đồ.


Sau khi phân tích, đánh giá bản đồ theo nội dung, người ta xét đến yếu tố kĩ
thuật bản đồ như thiết kế mĩ thuật, kí hiệu, màu sắc phải theo quy định. Khơng
phải tất cả các bản đồ đã được xuất bản đều hồn thiện, khơng ít trong số đó
vẫn cịn những sai sót. Vì thế, khi dùng bản đồ cho một giờ giảng phải kiểm tra
lại, nếu có những sai sót vi phạm nguyên tắc thì khơng thể dùng được. Hiện
nay, những vấn đề về kĩ thuật bản đồ chưa có sự thống nhất và đang hướng tới
sự thống nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

tham khảo. Những bản đồ dùng cho bài giảng có thể là bản đồ mà giáo viên tự
xây dựng hoặc những bản đồ đã xuất bản cũng có thể là bản đồ nền hay bản đồ
trống. Những bản đồ tự xây dựng là những bản đồ rất tốt cho bài giảng, nó có
nội dung và phương pháp phù hợp với bài giảng, lượng thơng tin có ích cao.
Khi giảng bài giáo viên dùng bản đồ trống hay vừa giảng vừa vẽ bản đồ lên
bảng thì thường thu hút được sự chú ý của học sinh, bài giảng sinh động, gây
hứng thú cho học sinh.



Trong việc chuẩn bị bản đồ cho bài giảng địa lí, cơng tác nổi bật nhất là thu
thập tư liệu bản đồ và bổ sung tư liệu bản đồ. Công tác này được thực hiện khi
thu thập, tập hợp, phân tích, chỉ tiêu hố, xác định vị trí và ranh giới để thể hiện
lên bản đồ. Khi sử dụng tư liệu bản đồ cần đặc biệt chú ý tới lưới chiếu của bản
đồ tư liệu, tỉ lệ bản đồ. Từ những tư liệu dùng cho việc chuẩn bị bản đồ để dạy
học, đến những tư liệu viết, số liệu thống kê cần đảm bảo sự thống nhất về thời
gian nhất là đối với bản đồ, đặc biệt đối với bản đồ kinh tế.


Tóm lại, việc chuẩn bị bản đồ giáo khoa trong khi soạn bài là một nội dung
có tính ngun tắc chứ khơng phải là công việc kết hợp.


<b>2. Sử dụng bản đồ trong khi truyền thụ tại lớp </b>


Trong một giờ giảng trên lớp, người giáo viên có nhiệm vụ kiểm tra kiến
thức cũ, giảng bài mới, hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà. Những
công việc này giáo viên đem thực hiện trên lớp dựa trên cơ sở bản đồ. Khi
truyền thụ kiến thức, mỗi giáo viên vừa trang bị kiến thức địa lí, vừa rèn luyện
kĩ năng địa lí và hướng dẫn phương pháp học địa lí trên bản đồ. Trong giờ học
tại lớp, nếu bài giảng của giáo viên gắn liền với bản đồ thì học sinh phải ln
ln làm việc, vừa nghe, nhìn, suy nghĩ và ghi chép. Làm như vậy, mới phát huy
được tính tích cực của học sinh và huy động được học sinh tham gia vào bài
giảng một cách hứng thú. Giáo viên dùng phương pháp đàm thoại hay phát vấn
tiến hành trên cơ sở dùng bản đồ tại lớp rất sinh động, tạo cho học sinh có một
khơng khí học tập tự giác, khích lệ học sính suy nghĩ và sôi nổi tham gia bài
giảng. Tuy nhiên, phải đòi hỏi những hệ thống câu hỏi đặt ra được tính tốn trên
cơ sở tư duy và năng lực của học sinh và dành thời gian cần thiết cho mọi câu hỏi
để đảm bảo kế hoạch dạy học về mặt thời gian. Những câu hỏi đặt ra trong khi
giảng bài ở lớp chỉ nên dùng những loại câu hỏi đòi hỏi người trả lời chỉ cần đọc
bản đồ, thông qua tư duy và tìm ra câu trả lời, khơng nên dùng những câu hỏi


phải tính tốn trên bản đồ mới trả lời được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

cho học sinh, trong đó kĩ năng sử dụng bản đồ để học tập và nghiên cứu địa lí là
quan trọng nhất. Những kĩ năng bản đồ cần có trước hết biết đọc bản đồ giáo
khoa địa lí, biết tính tốn nghĩa là biết xác định đặc tính số lượng của hiện
tượng, biết xây dựng các biểu đồ, đồ thị để so sánh giá trị số lượng của các hiện
tượng. Cũng cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng bản đồ khi thực hành về
địa lí. Để có kĩ năng đối chiếu bản đồ với thực địa, ta có thể tổ chức cho các em
những đợt thăm quan địa lí, những buổi học địa lí ngồi trời.


<b>3. Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ trong khi học tập </b>


Đối với mơn học địa lí, người thày giáo phải biết dùng bản đồ trong khi dạy
học và học sinh cũng phải biết dùng bản đồ khi học. Ngoài việc dùng bản đồ để
học tốt mơn địa lí, học sinh cịn có nhiệm vụ tiếp nhận những kiến thức bản đồ
để sau này khi trở thành cơng dân có được một số kiến thức bản đồ tối thiểu đáp
ứng những nhu cầu thông thường trong cuộc sống xã hội.


Phương pháp học tập của học sinh cần được xây dựng cụ thể, thích hợp cho
từng hình thức học tập, nghĩa là học sinh cần biết cách dùng bản đồ khi nghe
giảng ở lớp. Khi học bài và làm bài ở nhà, khi tham gia những hoạt động ngoại
khoá và khi tham gia những cuộc thăm quan địa lí. Như vậy, cách dùng bản đồ


để học địa lí cũng rất phong phú, từ đơn giản đến phức tạp, phát triển theo cấp


học, theo lứa tuổi, theo chương trình bộ mơn. Để bài giảng trên lớp đạt kết
quả tốt giáo viên phải chuẩn bị bản đồ cho bài giảng, vì thế học sinh cũng phải
có những công việc chuẩn bị để tiếp thu bài giảng. Học sinh phải chuẩn bị theo
yêu cầu của thầy giáo những bản đồ cần thiết để nghe giảng, có thể ghi chép và
theo dõi ngay trên bản đồ.



<b>4. Sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong giảng dạy </b>


Bản đồ giáo khoa treo tường có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công
tác giảng dạy và học tập địa lí. Loại bản đồ này dùng chủ yếu ở khâu lên lớp, nó
giúp cho giáo viên giảng dạy được dễ dàng, sinh động và giúp cho học sinh học
tập được cụ thể và hứng thú hơn. Chức năng chính của bản đồ treo tường là
trình bày tại lớp, nhưng có thể dùng nó để kiểm tra bài cũ, giảng bài mới và làm
cơ sở cho những bài tập địa lí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Qua sử dụng bản đồ treo tường giúp giáo viên rèn luyện khả năng thực
hành cho mình tốt hơn. Đối với giáo viên, bản đồ treo tường phải được dùng
trong suốt quá trình dạy học từ khâu chuẩn bị bài lên lớp, truyền thụ kiến thức
mới và khi ôn tập, kiểm tra học sinh. Giáo viên phải biết sử dụng kết hợp các
loại hình bản đồ trong các khâu trên, phải biết hướng dẫn học sinh, yêu cầu học
sinh học tập trên cơ sở bản đồ, rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh.


Bản đồ giáo khoa treo tường do có mức độ khái quát cao nên nó còn giúp
giáo viên lựa chọn nội dung cần thiết cho bài giảng, chọn phương pháp giảng
bài có hiệu quả nhất. Sử dụng bản đồ treo tường trong giờ giảng chẳng những
làm cho học sinh tiếp thu bài dễ, hiểu bài, nhớ lâu mà còn phát huy được tính
tích cực của học sinh.


Việc sử dụng kí hiệu trên bản đồ giáo khoa cần phải đảm bảo tính sư phạm,
tính trực quan và tính khoa học, vì đó là những tính chất đặc trưng của bản đồ
giáo khoa. Để cho bản đồ có hiệu quả truyền tin tốt, khi thiết kế kí hiệu phải tập
trung vào việc nghiên cứu tìm ra các phương pháp biểu thị và lựa chọn hệ thống
kí hiệu thích hợp nhất đối với các hiện tượng và đối tượng thực tế.


Việc nhận thức một cách đúng đắn chức năng của bản đồ giáo khoa treo


tường trong công tác dạy và học địa lí có giá trị quan trọng, nó ảnh hưởng tới
việc thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên. Để sử dụng tốt bản đồ trong
nghiên cứu và giảng dạy địa lí cần nắm được phương pháp phân tích, đánh giá
bản đồ giáo khoa địa lí nói chung và bản đồ giáo khoa treo tường nói riêng.
Chúng ta không thể chọn nội dung và phương pháp được nếu như chưa làm tốt
công tác phân tích bản đồ. Cơng tác phân tích bản đồ là cơ sở của việc lựa chọn
nội dung và phương pháp truyền thụ. Việc phân tích đánh giá bản đồ sẽ giúp
cho các nhà địa lí và các chuyên gia khác trong việc sử dụng bản đồ là phương
tiện nghiên cứu. Các nhà giáo địa lí và học sinh sử dụng bản đồ để khai thác
kiến thức, nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Việc phân tích và đánh gián
bản đồ là cơ sở để lựa chọn nội dung và phương pháp truyền thụ trọng dạy –
học địa lí trong nhà trường. Người thành lập bản đồ cũng cần phải biết phân
tích đánh giá bản đồ để bản đồ xuất bản có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

thành cho học sinh những biểu tượng và khái niệm địa lí, những quan điểm duy
vật biện chứng về sự phát triển của tự nhiên và xã hội. Người giáo viên chỉ thực
hiện được mục đích đó trên cơ sở sử dụng bản đồ. Bản đồ treo tường có ưu thế
trong việc thể hiện hình dạng, kích thước, sự phân bố khơng gian và mối quan
hệ của các sự vật hiện tượng địa lí. Vì vậy, trong giảng dạy địa lí không thể thay
thế bản đồ bằng ngôn ngữ, dù là ngơn ngữ giầu hình ảnh sinh động, khơng thay
thế hình tượng bằng lời mơ tả dù là lời mô tả tỉ mỉ và sinh động.


Xuất phát từ quan điểm nêu trên, người giáo viên phải luôn luôn quan niệm
bản đồ giáo khoa là kho tàng trữ các kiến thức địa lí, là nội dung giảng dạy và
học tập địa lí của thầy và trị. Tuyệt đối không được coi bản đồ chỉ đơn thuần là
đồ dùng dạy học trực quan. Đối với giáo viên, bản đồ giáo khoa treo tương phải
được dùng trong suốt quá trình dạy học từ khâu chuẩn bị bài lên lớp, truyền thụ
kiến thức mới và khi ôn tập, kiểm tra học sinh.


Bản đồ giáo khoa treo tường do đặc tính khái qt hố cao nên có khả năng


giúp cho giáo viên lựa chọn nội dung cần thiết cho bài giảng và chọn phương
pháp giảng bài có hiệu quả cao nhất. Bản đồ giáo khoa treo tường bổ sung, mở
rộng kiến thức cho giáo viên và học sinh, cũng như bổ sung những thiếu sót ở
trong sách giáo khoa và ở trong bản đồ của sách giáo khoa. Sử dụng bản đồ
giáo khoa treo tường trong giờ giảng chẳng những làm cho học sinh tiếp thu bài
dễ, hiểu bài, nhớ lâu mà còn phát huy được tính tích cực của học sinh.


Bản đồ giáo khoa treo tường là điểm gặp gỡ giữa giáo viên va học sinh.
Cùng một lúc giáo viên và học sinh cùng làm việc. Trong khi giảng bài giáo
viên đặt câu hỏi và học sinh phải dựa vào bản đồ để trả lời. Như vậy, giáo viên
sẽ nhận được ngay luồng thông tin phản hồi từ học sinh và nhờ đó giáo viên
phát hiện được những thiếu sót của học sinh, có biện pháp kịp thời sửa chữa.
Mỗi một bản đồ có thể dùng cho một chương, một bài, một tiết hay một phần
của tiết học. Dạy học địa lí bao gồm cả truyền thụ kiến thức bản đồ và dạy kĩ
năng, rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ. Tất cả những điều này chỉ được hình
thành khi dạy địa lí gắn với bản đồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

vào lúc nào, đặt câu hỏi nào…


- Những bản đồ treo tường dùng trong một bài học cần chuẩn bị chu đáo và
được treo ở lớp đúng lúc để tập trung sự chú ý của học sinh.


- Sử dụng bản đồ treo tường phải kết hợp với những loại hình bản đồ khác,
trước mỗi bản đồ treo tường phải có bản đồ bài tập tương ứng.


- Lần đầu tiên sử dụng bản đồ treo tường trên lớp giáo viên cần giới thiệu
ngắn gọn về hướng, hệ thống kí hiệu, tỉ lệ… Để tạo điều kiện cho học sinh làm
quen với bản đồ.


- Cần đảm bảo đúng các thao tác khi làm việc với bản đồ, thí dụ cách chỉ



bản đồ phải dùng thước, chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ viết của đối


tượng, sơng chỉ theo hướng dịng chảy, vùng phân bố thì theo đường ranh


giới…


- Yêu cầu đặt ra trong việc giáo dục kiến thức bản đồ, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo
sử dụng bản đồ cho học sinh thường là: hiểu, đọc và biết bản đồ.


+ <i>Hiểu bản đồ</i> là làm quen với bản đồ với những tính chất, nội dung với ngơn


ngữ bản đồ một cách có hệ thống, ví dụ như biết thuộc tính của quả địa cầu, của
các loại bản đồ địa lí, giải thích được ý nghĩa, mục đích các kí hiệu, dùng kí hiệu
như thế nào. Vì thế, quá trình giới thiệu bản đồ với học sinh phải có trình tự, hệ
thống, phải thường xun, liên tục. Hiểu ngơn ngữ bản đồ, có khái niệm cơ bản
về bản đồ là cơ sở để đọc bản đồ.


+ <i>Đọc bản đồ</i>là cơ sở của các phương pháp khai thác thơng tin địa lí phục


vụ cho việc dạy và học ở trường phổ thông. Muốn đọc bản đồ phải có kiến thức
cơ bản về bản đồ và địa lí. Đọc được bản đồ là khả năng tạo khái niệm không
gian về đối tượng, mở đầu cho việc tự học bản đồ (giống như quá trình giải mã
hố kí hiệu). Q trình đọc bản đồ là thông qua việc tự học, làm bài tập của học
sinh để rèn luyện kĩ năng, biết cách tìm ra tính chất của các đối tượng được vẽ
trên bản đồ, xác định không gian của đối tượng, so sánh, đối chiếu, các đối
tượng trong khơng gian để có khái niệm về lãnh thổ.


<i>+ Biết bản đồ</i> là nhớ, hình dung rõ vị trí tương quan, hình dung tên gọi và



đặc tính của các tên địa lí bằng hình ảnh bản đồ.


Yêu cầu về hiểu, đọc và biết bản đồ đối với học sinh khơng đơn giản. Vì
vậy, vai trị cua người thày giáo là rất quan trọng. Trong quá trình dạy học mơn
địa lí địi hỏi người thày giáo phải sử dụng tối đa, kết hợp tốt nhất các loại hình
bản đồ trong các khâu của quá trình dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích bản đồ bằng mắt, tức
là đọc, chỉ bản đồ và mô tả nêu lên những đặc điểm của các đối tượng địa lí hay
một khu vực lãnh thổ trên bản đồ. Phương pháp phân tích trên bản đồ bằng mắt
là phương pháp nghiên cứu bản đồ phổ biến nhất vì nó dựa trên cơ sở biểu hiện
bản đồ trực quan. Giáo viên chỉ bản đồ cùng với lời mơ tả phân tích, cịn học
sinh quan sát bản đồ giáo khoa treo tường có thể dùng trong các khâu của một
tiết học.


- Khi kiểm tra bài cũ giáo viên có thể đặt các câu hỏi yêu cầu học sinh phải
dùng bản đồ mới trả lời được.


- Khi giảng bài mới, giáo viên giới thiệu lãnh thổ sẽ học trên bản đồ, sau đó
có thể đặt các câu hỏi yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và trả lời. Giáo viên có
thể hướng dẫn học sinh so sánh, đối chiếu các bản đồ với nhau hoặc những nội
dung khác nhau trên một bản đồ với nhau để tìm ra các mối liên hệ của các đối
tượng địa lí, phát hiện mối liên hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết. Giáo viên
gợi ý, chỉ cho học sinh những tri thức bản đồ học còn học sinh tìm ra những


điểm giống nhau và khác nhau, những mối liên hệ trên bản đồ. Phương pháp


đàm thoại kết hợp với dùng bản đồ tại lớp rất sinh động, làm cho học sinh hăng
say học tập, không khí học tập sơi động tự giác. Các câu hỏi nêu ra cần vừa sức
và chỉ đòi hỏi học sinh đọc bản đồ thơng qua tư duy và tìm ra câu trả lời, khơng


nên dùng câu hỏi địi hỏi phải tính tốn trên bản đồ mới trả lời được.


Như vậy, phải coi bản đồ treo tường là đối tượng để nhận thức, là lãnh thổ
nghiên cứu chứ không chỉ đơn thuần là đồ dùng trực quan. Khi củng cố dặn dò
cũng phải gắn với bản đồ, hướng dẫn học sinh về nhà học bài kết hợp với bản
đồ treo tường, atlas và các thể loại khác.


Cũng có thể dùng bản đồ treo tường để xác định tọa độ địa lí. Việc dùng
bản đồ treo tường để đo, tính khoảng cách, tính diện tích… thì nên hạn chế, nếu
có chỉ nên tiến hành ở bản đồ tỉ lệ lớn như các bản đồ địa lí địa phương tỉ lệ 1:
200.000 hoặc lớn hơn.


Cũng có thể dùng bản đồ treo tường để mô tả một tuyến, một khu vực, một
địa phương. Việc mô tả và nêu các đặc điểm hiện tượng trên bản đồ đòi hỏi học
sinh phải hiểu ngôn ngữ bản đồ. Kĩ năng mô tả và nêu các đặc điểm của các đối
tượng, hiện tượng địa lí sẽ được hồn thiện dần dần trong hệ thống công việc kế
tiếp nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

điểm đối tượng địa lí là cơng việc thường xuyên có hệ thống của giáo viên và
học sinh để tạo thói quen khi sử dụng bản đồ.


<b>III. SỬ DỤNG ATLAS GIÁO KHOA ĐỊA LÍ </b>


Mục đích của vấn đề sử dụng bản đồ trong dạy học tập địa lí là truyền thụ
những kiến thức bản đồ, là làm cho học sinh hiểu bản đồ, đọc được bản đồ và
biết bản đồ, đồng thời rèn luyện kĩ năng bản đồ như dùng bản đồ để học tập,
nghiên cứu địa lí, đọc được bản đồ giáo khoa, biết tính tốn, xác định đặc tính
số lượng của hiện tượng, biết thành lập các biểu đồ, đồ thị, lát cắt… Ngoài ra,
cũng cần rèn luyện kĩ năng bản đồ khi thực hành về địa lí.



Như chúng ta đã biết, atlas địa lí là một tài liệu giáo khoa rất quan trọng và
rất phổ dụng đối với giáo viên và học sinh. Muốn sử dụng atlas địa lí được tốt,
trước hết phải nghiên cứu tìm hiểu nó một cách thấu đáo, hiểu được cấu trúc,
tính chất đặc trưng của atlas. Đặc biệt phải hiểu biết về ngơn ngữ bản đồ trong
đó quan trọng nhất là hiểu được hệ thống kí hiệu và các phương pháp thể hiện
các nội dung bản đồ.


Atlas thường được giáo viên dùng phối hợp với bản đồ treo tường và lược
đồ, bản đồ trong sách giáo khoa nhằm truyền thụ kiến thức mới, ôn tập, kiểm
tra kiến thức cũ và đồng thời rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ cho học sinh. Với
các bản đồ trong atlas, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh so sánh, đối
chiếu và khái quát những kiến thức tiếp thu được qua bài giảng. Những gì học
sinh học được trong bài khố, thì chúng cũng được minh họa trên các bản đồ.


Hiện nay, trong các nhà trường chủ yếu đang sử dụng 2 loại atlas địa lí phục vụ
cho giảng dạy và học tập, đó là atlas giáo khoa địa lí Việt Nam và tập bản đồ thế
giới và các châu lục do Công ti Bản đồ và Tranh ảnh giáo khoa thuộc Nhà xuất bản
Giáo dục biên tập, xuất bản và phát hành.


<b>1. Tập bản đồ thế giới và các châu lục </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

yếu…) và những đặc điểm nổi bật khác như núi cao nhất, sông dài nhất, những
hình ảnh đặc trưng về tự nhiên và văn hoá của các dân tộc khác nhau… Ở cuối
tập bản đồ là bảng tra cứu địa danh, giúp cho người đọc có thể tra cứu dễ dàng,
thuận lợi.


Cấu trúc, nội dung, số lượng trang bản đồ trong tập bản đồ này phụ thuộc
vào chương trình mơn địa lí trong nhà trường, phụ thuộc vào nội dung sách giáo
khoa, phụ thuộc vào các đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh… và những yêu
cầu của một tập bản đồ giáo khoa. Do đó, thứ tự các trang bản đồ trong tập được


bố trí từ thế giới, đến các châu lục và các khu vực. Mỗi một châu lục chỉ bao gồm
một trang bản đồ về địa lí tự nhiên và một trang về hành chính - chính trị kèm
theo đó là trang tư liệu.


Sau phần thế giới (tự nhiên và hành chính - chính trị) đến thứ tự các châu:
Phi, châu Âu, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Á, châu Nam Cực cho phù hợp
với cấu trúc của sách giáo khoa (lớp 7 THCS). Tuy nhiên, cấu trúc này của tập
bản đồ chưa thật hoàn chỉnh mà cần phải bổ sung thêm hai trang bản đồ về địa
lí kinh tế – xã hội cho mỗi một châu lục và mỗi một khu vực lãnh thổ tiêu biểu
như khu vực Đông Nam Á.


<i>Khi sử dụng atlas trước hết hãy đọc kĩ bảng kí hiệu chung (trang 3).</i> Bảng
này bao gồm những kí hiệu chung dùng cho tồn tập để thể hiện những yếu tố
tự nhiên, hành chính – chính trị, dân cư và cả những chữ viết tắt.


Trong yếu tố tự nhiên đặc biệt chú ý thang tầng địa hình. Thang tầng này
dùng cho tất cả các châu lục. Việc lựa chọn các bậc độ cao dựa theo nguyên tắc
phân loại địa hình theo hình thái và trắc lượng hình thái trên phạm vi toàn cầu:


- Bậc 0 – 200m với màu xanh ve là vùng đồng bằng (trong đồng bằng còn
phân biệt đồng bằng thấp 0 – 200m, đồng bằng cao trên 200 – 500m và đồng
bằng trên núi trên 500m).


- Bậc 200 – 500m với gam màu vàng cam là vùng đồi (phân ra đồi thấp, đồi
cao).


- Bậc 500 – 1000m với gam màu cam là vùng núi thấp.
- Bậc 1000 – 2000m màu cam đậm là vùng núi trung bình.
- Bậc 2000 – 3000m màu cam nâu là vùng núi cao vừa.
- Bậc 3000 – 5000m màu cam nâu đậm là vùng núi cao.


- Bậc trên 5000m màu nâu hồng là vùng núi rất cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

hợp với địa hình tiêu biểu là:


- Bậc 0 – 200m là vùng thềm lục địa – bộ phận rìa của các lục địa mới bị
nước đại dương nhấn chìm do biển lấn hoặc do bị hạ lún kiến tạo.


- Bậc 200 – 2000m là sườn lục địa là đối chuyển tiếp từ lục địa đến đáy đại
dương.


- Bậc 2000 – 4000m là đáy đại dương


- Bậc dưới 4000m là các vực thảm đại dương.


Độ sâu của biển và đại dương được thể bằng màu lơ, càng sâu màu lơ càng
đậm.


Các yếu tố tự nhiên ngoài phân tầng địa hình, cịn có các loại kí hiệu khác
nhau để thể hiện các yếu tố khác như:


- Các kí hiệu điểm thể hiện điểm độ cao, độ sâu, núi lửa.


- Kí hiệu tuyến thể hiện sơng, kênh đào, dịng biển nóng, dịng biển lạnh,
ranh giới băng trơi


- Kí hiệu diện để thể hiện các đối tượng: hồ, đầm lầy, vùng băng tuyết,
hoang mạc và bán hoang mạc, vùng đồng rêu, rừng lá kim, tai ga, thảo nguyên,
rừng lá rộng…


- Kí hiệu hình học và kí hiệu chữ để thể hiện khống sản…



- Riêng yếu tố khí hậu dùng các biểu đồ thể hiện biến trình nhiệt độ năm,
lượng mưa trung bình tháng và lượng mưa trung bình năm của một số đài trạm
khí tượng tiêu biểu.


Các yếu tố hành chính chính trị, dân cư dùng các kí hiệu điểm (thủ đơ, điểm
dân cư) kí hiệu tuyến (ranh giới các quốc gia trên biển, biên giới quốc gia).


Trong từng trang bản đồ cũng có những kí hiệu để giải thích riêng cho trang
đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Trong mỗi trang bản đồ thường có phần chữ nêu lên một cách tóm tắt đặc trưng về
tự nhiên, chính trị, dân cư của lãnh thổ bản đồ.


- <i>Trang 6 và trang 7 là bản đồ tự nhiên thế giới</i>. Ở đây thiết kế thành 2
trang: bán cầu Tây và bán cầu Đông cùng tỉ lệ 1:100.000.000 và có thêm bản đồ
phụ miền Nam Cực và Bắc Cực. Bản đồ bán cầu Đông và bán cầu Tây đều
được xây dựng theo phép chiếu phương vị ngang đồng diện tích, nhưng khác
nhau ở vị trí tiếp xúc giữa mặt phẳng chiếu với xích đạo. Hai bản đồ miền Nam
Cực và Bắc Cực lại dùng phép chiếu phương vị đứng.


- <i>Trang 8 và 9 là bản đồ các nước và lãnh thổ trên thế giới </i>được thiết kế
hai trang theo phép chiếu phương vị ngang đồng khoảng cách tỉ lệ bản đồ
1:100.000.000. Thông qua màu sắc và chữ viết và con số để nhận biết các nước
trên thế giới. Trên trang này có rất nhiều thơng tin bổ trợ: 10 nước có diện tích
lớn nhất, 10 nước có diện tích nhỏ nhất, 10 nước có dân số đơng nhất, 10 nước
có số dân ít nhất, 10 nước có mật độ dân số cao nhất, 10 nước có mật độ dân số
thấp nhất, 10 nước có thu nhập cao nhất, 10 nước có thu nhập thấp nhất, những
ngơn ngữ có trên 100.000.000 người sử dụng, số người theo các tôn giáo lớn.



- <i>Trang 10 và 11 thể hiện châu Phi tự nhiên và châu Phi hành chính </i>–
<i>chính trị</i>. Cả hai bản đồ này đều được xây dựng theo phép chiếu phương vị


ngang đồng diện tích, với kinh tuyến 200Đ là kinh tuyến chính và xích đạo là vĩ


tuyến chính.


- <i>Trang 12 và 13 là trang tư liệu về châu Phi</i>. Các trang này thể hiện từng


quốc gia với các thông số về quốc kì, diện tích, dân số, thủ đơ, ngơn ngữ chính,
tơn giáo chủ yếu, quốc khánh, đơn vị tiền tệ, tín ngưỡng. Ngồi ra, cịn có các
số liệu chung và đặc trưng về châu Phi.


- <i>Trang 14 và 15 là hai bản đồ châu Âu và tự nhiên và hành chính </i>–<i> chính </i>
<i>trị</i>. Hai bản đồ này đều được thiết kế bởi phép chiếu hình nón đứng với kinh
tuyến 200Đ là kinh tuyến giữa và vĩ tuyến 500B là vĩ tuyến chính tỉ lệ chung là
1:30.000.000 Thơng tin về châu Âu được trình bày ở trang 16 và 17.


- <i>Trang 18 và 19 thể hiện châu Mĩ về địa lí tự nhiên và hành chính </i>–<i> chính </i>
<i>trị</i>. Hai bản đồ này được thiết kế theo phép chiếu phương vị nghiêng với tỉ lệ
chung là 1:70.000.000. Các thông tin về châu Mĩ được trình bày ở trang 20 và
21.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<i>- Trang 26 và trang 27 thể hiện châu Á địa lí tự nhiên và hành chính </i>–
<i>chính trị</i>. Hai bản đồ này đều được thiết kế theo phép chiếu phương vị nghiêng
giữ diện tích với tỉ lệ 1:60.000.000. Các thơng tin về châu Á được trình bày ở
trang 28 và 29.


- <i>Trang 30 và 31 thể hiện khu vực Đơng Nam Á trong đó có lãnh thổ Việt </i>



<i>Nam</i>. Các trang bản đồ “Đông Nam Á Địa lí tự nhiên và hành chính chính trị”


đều được thiết kế theo phép chiếu hình nón đứng với kinh tuyến chính 1100Đ và


vĩ tuyến chuẩn là xích đạo. Tỉ lệ bản đồ 1: 25.000.000. Thông tin về Đông Nam
Á được trình bày ở trang 32 và 33.


- Trang 34 và trang 35 thể hiện châu Nam Cực và những thông tin tham
khảo. Bản đồ được dựng theo phép chiếu phương vị đứng với tỉ lệ
1:48.000.000.


- Cuối tập bản đồ là các trang tra cứu địa danh 36, 37, 38, 39 và 40.
<b>2. Atlas địa lí Việt Nam </b>


Atlas địa lí Việt Nam được xuất bản lần đầu vào năm 1992 do
PGS. TS Ngô Đạt Tam, PGS. TS Vũ Tuấn Cảnh, TS. Nguyễn Tiến Dũng chủ
biên và những người khác: TS. Lê Huỳnh, PGS. TS Lê Ngọc Nam, PGS. TS Lê
Thông, TS. Nguyễn Quý Thao và KS. Nguyễn Cẩm Vân tham gia biên Soạn.
Sau 8 lần tái bản Atlas Địa lí Việt Nam được cập nhật, bổ sung nâng cao về mặt
chất lượng khoa học, chất lượng in ấn và mĩ thuật.


Atlas địa lí Việt Nam tái bản lần thứ 8 có sửa chữa và chỉnh lí vào tháng 4


năm 2004, do PGS.TS Ngô Đạt Tam, TS. Nguyễn Quý Thao chủ biên và


PGS.TS Lê Huỳnh, GS.TS Lê Thông, GS.TS KH Phan Văn Quýnh, PGS.TS
Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS Đặng Duy Lợi, ThS. Nguyễn Hồng Loan, KS. Lê
Phú, Thành Ngọc Linh, Nguyễn Thế Hiệp và TS Lê Duy Đại tham gia biên
soạn.



- Atlas địa lí Việt Nam xét về mặt mục đích phục vụ thì cấu trúc nội dung
của nó phù hợp với chương trình mơn địa lí phổ thơng cơ sở và phổ thông trung
học, phù hợp với sách giáo khoa địa lí lớp 8, lớp 9 và lớp 12 hiện hành và đáp
ứng được yêu cầu tìm hiểu về địa lí Việt Nam.


Tồn tập atlas bao gồm 24 trang với 3 phần:


- Phần mở đầu gồm 3 trang trình bày các kí hiệu chung, hành chính


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- Phần dân cư, kinh tế gồm 13 trang trình bày về dân số, dân tộc, nông
nghiệp chung, nông nghiệp ngành, lâm nghiệp và ngư nghiệp, công nghiệp
chung, công nghiệp ngành, giao thông, thương mại, du lịch, vùng kinh tế Bắc
Bộ, vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, vùng kinh tế Nam Trung Bộ, vùng kinh tế Nam
Bộ.


- Cơ sở toán học của tất cả các trang bản đồ đều được thiết kế có tính thống
nhất. Phép chiếu sử dụng thống nhất là phép chiếu hình nón hai vĩ tuyến chuẩn
(1 = 110B và 2 = 210B). Tỉ lệ chung cho các trang bản đồ chính là 1:


6.000.000, tỉ lệ 1: 9.000.000 dùng cho các bản đồ ngành và tỉ lệ 1:18.000.000
cho các bản đồ phụ, tỉ lệ 1:3.000.000 đối với bản đồ các miền tự nhiên và các
vùng kinh tế.


- Muốn khai thác, sử dụng atlas địa lí Việt Nam một cách có hiệu quả trước
hết phải nghiên cứu kĩ bảng kí hiệu chung để hiểu được bản chất, khả năng thể
hiện của các kí hiệu bản đồ, cũng như bản chất của các phương pháp, hình thức
biểu hiện trên bản đồ và khả năng thể hiện của các phương pháp biểu hiện.
Trang kí hiệu chung bao gồm những kí hiệu phản ánh gần đầy đủ nội dung
chung của toàn tập từ những yếu tố tự nhiên, kinh tế, dân cư hành chính… bố
cục chung của trang kí hiệu chung bao gồm 4 phần:



+ Các yếu tố tự nhiên: phân tầng địa hình, các yếu tố địa hình, thuỷ hệ,
khống sản.


+ Công nghiệp: các trung tâm công nghiệp và công nghiệp khai khống.
+ Nơng, lâm ngư nghiệp: các vùng nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi…
+ Các yếu tố khác.


Đối với các yếu tố tự nhiên trước hết phải hiểu được nguyên tắc phân loại
bậc thang phân tầng địa hình để từ đó đọc được tốt các trang bản đồ hình thể và
các miền tự nhiên.


Phân tầng địa hình thể hiện địa hình trên đất liền và địa hình đáy biển.


<i><b>- </b>Địa hình trên đất liền:</i> Đối với địa hình trên đất liền, phân tầng độ cao có


các đường bình độ: 50m, 200m, 1500m và 2500m , trong đó:


+ Đường 50m nêu lên các đồi núi sót ở đồng bằng và cũng là ranh giơi
trung bình của vùng đồng bằng và trung du cả nước, (ranh giới màu xanh ve
chuyển sang màu vàng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

+ Tầng 500 – 1500m cần thể hiên rõ các cánh cung vùng núi Đơng Bắc, có
tụ điểm chụm lại ở dãy núi Tam Đảo, nó cịn thể hiện các khối núi đồ sộ ở vùng
Tây Bắc - Đơng Nam, nêu lên dãy Trường Sơn có sườn Đơng dốc và sườn Tây
thoải và các cao nguyên phun trào ba dan vùng KonTum, Đăk Lắc, Di Linh (có
màu cam).


+ Tầng 1500 – 2500m nêu lên các cao nguyên Đồng Văn, vùng núi Sa Pa,
Hoàng Liên sơn, cao nguyên Lâm Viên, một phân tầng vùng địa lí có khí hậu


ơn hồ quanh năm (có màu cam nâu).


+ Tầng 2500m trở lên khoanh ra các chỏm cao có các đỉnh núi cao nhất
Việt Nam như Phan Xi Păng (Phanxipan) 3143m, Phu Luông 2980m,
Puxailailang 2711m, Ngọc Lĩnh 2598m (các chỏm này có màu nâu xẫm).


+ Đối với bản đồ nền tỉ lệ 1:3.000.000 và 1:3.500.000 cần vẽ thêm đường
phân tầng độ cao 100m, để thể hiện được thêm cao nguyên và sơn nguyên khác
ở Lào, campuchia và Hoa Nam (Trung Quốc).


<i>- </i> <i>Địa hình </i> <i>đáy biển</i>: Phân tầng độ sâu có các đường bình độ sau:


-20m, -50m, -100m, -200m, -1000m, -1500m, -2000m, -4000m. Các đường độ
sâu này có ý nghĩa đối với vùng biển Việt Nam như sau:


+ Đường -20m là độ sâu mớn nước các tàu biển vượt đại dương có thể tiếp
cận bến cảng, để thể hiện các bãi phù sa ngầm và vùng đảo san hơ vịng
(lagoon).


+ Đường -50m nêu lên độ dốc thoải thềm lục địa ở vịnh Bắc Bộ và ở phía


Nam ở sơng Mê Công.


+ Đường -100m vẽ ra địa hình của vịnh Bắc Bộ và rãnh nông ngăn cách


đảo Natura thuộc Inđônêxia với thềm phù sa sông Mê Công.


+ Đường -200m vẽ ra ranh giới thềm lục địa của bán đảo đông dương


+ Đường -1000m và -1500m là sườn lục địa Nam Trung Bộ và có thềm



biển vươn ra các nhóm đảo của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa
theo hướng Tây Nam - Đông Bắc.


+ Đường -2000m vẽ ra các máng biển ngăn cách quần đảo Trường Sa với


đảo Boocnêo và đảo Palavan.


+ Đường - 4000m thể hiện lịng chảo và đáy Biển Đơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Các ngành cơng nghiệp được thể hiện bằng các kí hiệu hình học và trực quan,
cơng nghiệp khai thác dùng kí hiệu hình học và kí hiệu chữ, nhưng chú ý phân
biệt giữa kí hiệu khống sản và kí hiệu cơng nghiệp khai khống ở chỗ kí hiệu
cơng nghiệp khai thác khống sản có vịng trịn bao kí hiệu khống sản.


Nội dung nơng, lâm, ngư nghiệp dùng kí hiệu diện thể hiện cho vùng
nơng nghiệp và kí hiệu trực quan thể hiện các cây trồng và vật ni chính.


Các yếu tố khác, đặc biệt các điểm dân cư được thể hiện theo chức năng
hành chính ở các tỉ lệ khác nhau bằng kí hiệu hình học và kiểu và kích thước
chữ.


Muốn khai thác và sử dụng tốt bản đồ giáo khoa nói chung vá atlas giáo
khoa nói riêng phải hiểu và đọc được các kí hiệu bản đồ, nhưng kí hiệu bản đồ
và màu sắc trên bản đồ, cũng chỉ là những phương tiện cuả phương pháp thể
hiện bản đồ mà thôi. Do vậy người sử dụng bản đồ và atlas nhất thiết phải hiểu
được các phương pháp thể hiện những nội dung địa lí trên bản đồ. Khi thể hiện
bản đồ, ngồi việc phản ánh những hình dạng bên ngồi của đối tượng và hiện
tượng địa lí cịn phải chỉ ra được sự phân bố, những đặc điểm định tính, định
lượng, cấu trúc của các đối tượng và hiện tượng nữa. Vì vậy, mỗi một đối tượng


và hiện tượng địa lí địi hỏi phải có những phương pháp biểu hiện thích hợp.


Khi đọc, khai thác từng trang bản đồ phải vận dụng đúng đắn nguyên tắc,
phương pháp và nội dung phân tích, sử dụng bản đồ và thường đề cập tới những
nội dung chính; nội dung bản đồ, phương pháp và các phương tiện phương án
(kí hiệu, màu sắc…) để thực hiện phương pháp và từ đó nêu lên những đặc
điểm chính của đối tượng, mối quan hệ giữa các đối tượng hiệntượng địa lí. Sau
đây là một số gợi ý khi phân tích, khai thác các bản đồ trong tập atlas địa lí Việt
Nam.


<i><b>- B</b><b>ản đồ h</b><b>ành chính (trang 2, 3) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

+ Cần thống kê số tỉnh, diện tích và dân số trong từng vùng hành chính.
Tuy nhiên, cần chú ý hiện cịn có sự chưa thống nhất ở một số tài liệu về số tỉnh
trong một số vùng như: Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ.


+ Xác định những tỉnh có diện tích lớn nhất, diện tích nhỏ nhất, các tỉnh có
số dân lớn nhất và các tỉnh có số dân ít nhất.


<i><b>B</b><b>ản đồ h</b><b>ình th</b><b>ể (trang 4, 5)</b></i>


- Để có cách nhìn khái qt về vị trí, lãnh thổ và đặc điểm chung địa hình
Việt Nam trước tiên cần xác định giới hạn lãnh thổ phần đất liền (cực Bắc, cực
Nam, cực Đông, cực Tây) và phần biển.


- Nhận xét và đánh giá về vị trí địa lí và hình dạng kích thước lãnh thổ có
ảnh hưởng như thế nào về mặt tự nhiên và kinh tế xã hội.


- Nêu lên đặc điểm chung của điạ hình Việt Nam, thơng qua việc phân tích
thang tầng địa hình kết hợp với việc đọc bản đồ các miền tự nhiên trang 9 và


trang 10.


<i><b>B</b><b>ản đồ địa chất khoáng sản</b></i>


- Nội dung bản đồ thể hiện các thành tạo địa chất: các loại đá theo tuổi, các
đứt gãy kiến tạo, các thể xâm nhập mắc ma, điều kiện địa chất biển Đông và sự
phân bố các mỏ khống sản.


- Các loại đá có tuổi khác nhau được thể hiện bằng phương pháp nền chất
lượng với các nền màu khác nhau kết hợp với kí hiệu chữ. Các đứt gãy kiến tạo


được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu tuyến (theo đường). Các mỏ khoáng


sản được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu với các kí hiệu có hình dạng khác
nhau, màu sắc khác nhau và kí hiệu chữ. Các mỏ khoáng sản được phân loại
theo 3 nhóm chính: năng lượng, kim loại và các nhóm phi kim loại. Các mỏ chỉ
được thể hiện sự phân bố mà không thể hiện trữ lượng.


- Chú ý cần giải thích hai loại mỏ nội sinh và ngoại sinh về đặc điểm và sự
phân bố. Nhấn mạnh vùng Đông bắc là vùng nhiều mỏ nhất, đồng thời nhấn
mạnh vai trị ý nghĩa của dầu khí ở vùng trũng sông Cửu Long và thềm lục địa.


<i><b>B</b><b>ản đồ khí hậu </b></i>


Nội dung bản đồ khí hậu trong tập atlas (tỉ lệ 1:9.000.000) được xây dựng
theo sách giáo khoa địa lí lớp 8 do nguyễn Dược tổng chủ biên, Nguyễn Phi
Hạnh chủ biên và Đặng Văn Đức, Đặng Văn Hương, Nguyễn Minh Phương
biên soạn. Vì thế, nội dung bản đồ thể hiện:


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

và miền khí hậu phía Nam.



+ Miền khí hậu phía Bắc có ranh giới phía Nam là dãy Hồnh Sơn (180B)
có mùa đơng lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đơng ẩm ướt, mùa hè nóng
và mưa nhiều.


+ Miền khí hậu đơng Trường sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía


đơng dãy Trường Sơn từ Hồnh Sơn đến mũi Dinh (110B) có mùa mưa lệch hẳn


về thu đơng.


+ Miền khí hậu phía Nam (bao gồm cả Nam Bộ và Tây Ngun), có khí
hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao với một mùa mưa và một mùa khô
tương phản sâu sắc.


Các miền khí hậu được thể hiện bằng phương pháp nền chất lượng với 3
nền màu khác nhau.


- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện biến trình nhiệt độ trung bình
tháng và lượng mưa trung bình. Các biểu đồ này đặt vào vị trí các đài trạm lựa
chọn tiêu biểu cho từng miền khí hậu. Phương pháp thể hiện là phương pháp
biểu đồ định vị.


- Chế độ gió (hướng và tần xuất) được thể hiện bằng phương pháp biểu đồ
định vị với biểu đồ hoa gió tháng 1 (màu lơ) và tháng 7 (màu đỏ) và phương
pháp kí hiệu đường chuyển động bởi các véc tơ (mũi tên) thể hiện các loại gió
và bão theo màu sắc và hình dạng của vectơ.


- 6 bản đồ tỉ lệ 1:18.000.000 thể hiện lượng mưa và nhiệt độ. Về lượng mưa
thể hiện lượng mưa trung bình năm, tổng lượng mưa từ tháng 11 – 4, tổng


lượng mưa từ tháng 5 - 10. Phương pháp thể hiện là nền số lượng. Về nhiệt độ,
bản đồ thể hiện nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và nhiệt độ
trung bình tháng 7. Khi giải thích sự phân bố lượng mưa và phân bố nhiệt độ
cần so sánh đối chiếu với bản đồ khí hậu, gió, bản đồ hình thể và bản đồ các
miền tự nhiên.


- Chú ý phân tích ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất nơng nghiệp: Lượng
mưa lớn dồi dào làm cho cây cối phát triển quanh năm, khả năng xen canh tăng
vụ, trồng nhiều cây công nghiệp gốc nhiệt đới có giá trị kinh tế cao. Chế độ
mưa tạo nguồn nước cho nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Tính chất thất
thường của khí hậu làm cho sản xuất nông nghiệp bấp bênh, thường xuyên
phòng chống bão lụt.


<i><b>Các mi</b><b>ền tự nhi</b><b>ên (trang 9 và trang 10)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

và Bắc Trung bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.


Đọc các trang này trước hết đọc kĩ thang phân tầng địa hình và các lát cắt
địa hình để nêu lên đặc điểm chung của địa hình Việt Nam cũng như ở các miền
tự nhiên.


- Xác định ranh giới của các miền tự nhiên, vị trí địa lí cuả các miền, đánh
giá ý nghĩa về tự nhiên và kinh tế của miền.


- Dựa vào các bậc độ cao, hình thái để nêu lên những đặc điểm địa hình, các
đơn vị địa hình; sơn nguyên, cao nguyên, các đặc điểm sơn văn; các dãy núi theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam, các dãy núi cánh cung, dãy Trường Sơn và các dãy
núi đâm ngang. Các đỉnh núi cao trên 2500m và các đỉnh núi tiêu biểu khác.
Đồng bằng châu thổ, các cánh đồng trên vùng núi. Các hệ thống sơng chính, các
hồ nước tự nhiên và các hồ thuỷ điện…



- Để nghiên cứu hướng núi chung của địa hình, các bậc địa hình tiêu biểu,
mức độ chia cắt sâu và chia cắt ngang của địa hình phải đọc kĩ các lát cắt địa
hình. Cần chú ý là các bậc địa hình đồi núi Việt Nam là do các chu kì kiến tạo
tạo ra. Các bậc địa hình đó là:


+ Bậc 200 – 600m chiếm một diện tích lớn nhất, nay bị sông suối chia cắt
thành các quả đồi hay các ãy đồi.


+ Bậc 600 – 900m tạo nên vùng núi thấp đó là cảnh quan vùng đồi núi thấp
phổ biến nhất ở nước ta.


+ Các bậc trên 1500m là các vùng sơn nguyên và các vùng núi cao có các
đỉnh trên 2500m.


Khi xây dựng hoặc đọc các lát cắt địa hình đặc biệt chú ý tới hướng cắt.
Chọn hướng cắt địa hình sao cho khi cắt thể hiện được đặc điểm của địa hình
trong khu vực. Sau đó là chọn tỉ lệ ngang và tỉ lệ cao của lát cắt. Thường tỉ lệ
ngang giữ nguyên theo tỉ lệ bản đồ, còn tỉ lệ cao thường phải tăng 2,3,4 lần so
với chiều ngang.


<i><b>B</b><b>ản đồ dân số v</b><b>à dân t</b><b>ộc (trang 11 v</b><b>à 12) </b></i>


Nội dung chính của hai trang này là thể hiện mật độ dân số, các điểm dân
cư thành thị, sự phân bố của các dân tộc theo ngữ hệ và nhóm ngơn ngữ. Bên
cạnh đó là các biểu đồ thể hiện tình hình dân số Việt Nam qua các năm, kết cấu
dân số theo giới tính và theo độ tuổi, cơ cấu dân số hoạt động theo ngành và cơ
cấu các nhóm dân tộc Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- Chỉ tiêu mật độ dân số khơng tính theo một đơn vị hành chính nào (tỉnh,


huyện) mà theo vùng bởi vì chỉ số mật độ dân số được thể hiện bằng phương
pháp nền số lượng.


- Bậc thang dân số được lựa chọn thích hợp phản ánh đúng thực trạng phân
bố dân cư của Việt Nam. Mật độ được thể hiện qua sắc độ của gam màu nóng.
Mật độ càng thấp thì màu càng nhạt (vàng, da cam), mật độ càng cao sắc thì độ
màu càng đậm (hồng-hồng đậm).


- Các điểm dân cư đô thị được thể hiện theo quy mô dân số và cấp đô thị.
Phương pháp thể hiện các điểm dân cư đô thị là phương pháp kí hiệu với dạng
kí hiệu hình học. Quy mô dân số của các điểm dân cư được thể hiện thơng qua
kích thước và hình dạng kí hiệu với bậc thang số lượng cấp bậc quy ước. Cấp
đô thị được thể hiện theo kiểu chữ, tới đô thị loại 1,2,3 và 4, đô thị loại 5. Các
thị trấn do tỉ lệ bản đồ nhỏ và số lượng thị trấn quá lớn nên không thể hiện trên
bản đồ. Khi so sánh số dân của các đô thỉtên bản đồ cần phân biệt rõ kí hiệu
theo bản chú giải tránh nhầm lẫn theo cảm giác chủ quan. Vì số liệu được lấy
theo các tài liệu thống kê chính thống đảm bảo độ chính xác và tính cập nhật.


- Từ phân tích bản đồ có thể rút ra nhiều nhận xét và kết luận về đặc điểm
phân bố dân cư, phân bố dân cư đô thị…<i><b> </b></i>


<i><b>B</b><b>ản đồ nông nghiệp chung (trang 13)</b></i>


- Nội dung bản đồ thể hiện, hiện trạng sử dụng đất, các vùng nông nghiệp,
các cây trồng và vật ni chính và các biểu đồ phụ thể hiện giá trị sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.


- Hiện trạng sử dụng đất được thể hiện bằng phương pháp vùng phân bố với
nền màu khác nhau. Cây trồng và vật ni chính được thể hiện bằng phương
pháp vùng phân bố với các kí hiệu trực quan được khái quát hoá cao theo vùng.


7 vùng nông nghiệp được thể hiện bằng phương pháp nền chất lượng với kí
hiệu chữ số La mã.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ có đàn bị lớn nhất. Các tỉnh có đàn bị
nhiều nhất là Gia lai, Nghệ An, Thanh Hố…


<i><b>Các b</b><b>ản đồ nông nghiệp ng</b><b>ành (trang 14) </b></i>


- Trang bản đồ nông nghiệp ngành đề cập tới 2 ngành chính là trồng trọt và
chăn ni. Trồng trọt thể hiện ngành trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp.


- Bản đồ lúa tỉ lệ 1:9.000.000. Bản đồ thể hiện các nội dung về diện tích và
sản lượng lúa của các tỉnh, diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương
thực. Diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh được thể hiện bằng phương pháp
Cartodiagram với biểu đồ cột. Trong đó, biểu đồ cột màu xanh thể hiện diện
tích, cột màu gạch thể hiện số lượng. Thơng qua đơn vị cơ sở có thể tích được
diện tích và sản lượng lúa của từng tỉnh. Diện tích trồng lúa so với diện tích
trồng cây lương thực được thể hiện bằng phương pháp Cartogram. Từ bản đồ có
thể rút ra những nhận xét về các vùng trọng điểm lúa, các tỉnh có diện tích trồng
lúa lớn nhất, các tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất. Mối liên quan giữa diện tích và
sản lượng lúa. Những tỉnh là trọng điểm lúa của cả nước là những tỉnh có sản
lượng lúa lớn nhất như: Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An,
Sóc Trăng và Tiền Giang.


- Bản đồ hoa màu tỉ lệ 1:18.000.000. Nội dung của bản đồ (tỉ lệ diện tích
gieo trồng hoa màu so với tổng diện tích trồng cây lương thực) được thể hiện
bằng phương pháp Cartogram. Các tỉnh có diện tích hoa màu so với diện tích
cây lương thực lớn nhất là Tây Nguyên, Tây Bắc và một số tỉnh Đông Bắc. Nội
dung thứ hai là phân bố của các cây hoa màu chính như ngô, khoai, sắn bằng



phương pháp vùng phân bố. Ở đây có sự phù hợp giữa các vùng trồng nhiều


hoa màu cũng là các vùng có diện tích hoa màu so với diện tích cây lương thực
lớn.


- Bản đồ cây cơng nghiệp có tỉ lệ 1:18.000.000. Bản đồ này đề cập đến nội
dung chính là tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với diện tích gieo
trồng và được thể hiện bằng phương pháp Cartogram. Nội dung thứ hai thể hiện
sự phân bố của một số loại cây công nghiệp chính. Ví dụ, cây cơng nghiệp ngắn
ngày là mía, lạc, bơng, thuốc lá và cây cơng nghiệp dài ngày là hồ tiêu, chè, cà
phê, cao su, dừa…


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Màu sắc của biểu đồ thể hiện các loại gia súc: trâu, bò, lợn. Riêng gia cầm vì số
lượng quá lớn so với các loại gia súc nên dùng biểu đồ nửa hình trịn với bậc
thang cấp bậc quy ước. Nội dung thứ hai cũng được thể hiện bằng phương pháp
Cartogram.


<i><b>B</b><b>ản đồ lâm nghiệp và ngư nghiệp (trang 15)</b></i>


- Nội dung bản đồ thể hiện ti lệ diện tích rừng so với diện tích tồn tỉnh, giá
trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh, thành phố, sản lượng thuỷ sản đánh bắt và
nuôi trồng, bãi cá bãi tôm, sản lượng thuỷ sản của cả nước qua các năm.


- Thể hiện nội dung tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích tồn tỉnh bằng
phương pháp Cartogram với sắc độ màu (đậm nhạt) khác nhau, càng đậm tỉ lệ
diện tích càng cao. Giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh và thành phố bằng
phương pháp Cartodiagram với bậc thang cấp bậc quy ước.


- Thể hiện sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng của các tỉnh và thành
phố bằng phương pháp Cartodiagram với biểu đồ cột. Cột màu đỏ thể hiện thuỷ


sản đánh bắt và cột màu xanh là thuỷ sản ni trồng. Đơn vị tính 1mm độ cao
của biểu đồ tương ứng với 2000 tấn. Những tỉnh có sản lượng dưới 5000 tấn
không được thể hiện theo tỉ lệ, các tỉnh có sản lượng quá lớn cũng không thể
hiện theo tỉ lệ mà chiều cao của cột bị đứt đoạn và được ghi trực tiếp số lượng
phía trên cột.


- Các bãi cá, bãi tôm được thể hiện bằng phương pháp vùng phân bố.


- Khi đọc bản đồ, chúng ta phải dựa vào các chỉ số (số lượng) trong bản chú
giải, tức là sắc độ màu, kích thước của biểu đồ trịn, độ cao của biểu đồ cột để
có những thơng tin về số lượng tỉ lệ diện tích rừng, giá trị sản xuất lâm nghiệp
và sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng của các tỉnh và thành phố.


- Khi đọc bản đồ cần rút ra những nhận xét về những vùng, những tỉnh có
diện tích rừng so với diện tích tự nhiên cao (>50%); những vùng, những tỉnh có
diện tích rừng thấp (<25%) giải thích hiện tượng đó. Nhận xét về sự phát triển
rừng: nhìn chung diện tích rừng có sự biến động rất mạnh cả về mặt số lượng và
chất lượng theo cả 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực, chứng minh nhận định đó.
Nhận xét về những tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất (>200 tỉ đồng) và
những tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp thấp (<25 tỉ). Về sản lượng thuỷ sản
đánh bắt và nuôi trồng cũng cần rút ra những nhận xét và giải thích tương tự như
nội dung lâm nghiệp trên.


<i><b>B</b><b>ản đồ công nghiệp chung (trang 16)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

và sự phân hoá lãnh thổ cơng nghiệp. Trong đó có những nội dung chính: các trung
tâm và điểm cơng nghiệp theo giá trị sản phẩm, các ngành công nghiệp, và những
biểu đồ phụ thể hiện sự phát triển của sản xuất công nghiệp, sản xuất công nghiệp
phân theo thành phần kinh tế và theo nhóm ngành của cơng nghiệp cả nước.



- Phương pháp thể hiện những nội dung chủ yếu nêu trên là phương pháp kí
hiệu. Phương pháp này có khả năng định vị chính xác vị trí địa lí của các trung
tâm và điểm cơng nghiệp, thể hiện được quy mô về cấu trúc của các trung tâm
công nghiệp. Quy mô của các trung tâm cơng nghiệp được tính theo giá trị sản
xuất thông qua bậc thang cấp bậc quy ước. Các ngành công nghiệp được thể
hiện bằng các kí hiệu hình học và kí hiệu trực quan (bảng kí hiệu chung).


- Qua bản đồ có thể rút ra những nhận xét và lí giải những vấn đề đó. Nhận
xét về phân bố cơng nghiệp theo lãnh thổ, đặc biệt hai khu vực Đồng bằng sông
Hồng và Đông Nam Bộ. Chú ý các trung tâm công nghiệp lớn, các ngành chính
trong trung tâm và lí giải về sự phân bố công nghiệp theo lãnh thổ và theo
ngành.


<i><b>B</b><b>ản đồ công nghiệp ng</b><b>ành (trang 17) </b></i>


- Nội dung chia thành 3 nhóm ngành: cơng nghiệp năng lượng, cơng nghiệp
luyện kim, cơ khí, điện tử – tin học, hố chất và nhóm ngành cơng nghiệp nhẹ,
cơng nghiệp thực phẩm. Đúng ra phải chia ra thành 4 ngành cho phù hợp với cơ
cấu ngành chung là: công nghiệp năng lượng (dầu khí, than, điện), cơng nghiệp
vật liệu (vật liệu xây dựng, hố chất, luyện kim), cơng nghiệp sản xuất công cụ
lao động (điện tử, cơ khí) cơng nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng
(công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản). Tuy nhiên
do thiết kế trong một trang bản đồ do vậy có sự gộp thành 3 nhóm ngành:


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

hình sản xuất, sự phân bố của các ngành.


- Bản đồ luyện kim, cơ khí, điện tử, tin học, hố chất tỉ lệ 1:9.000.000. Nội
dung thể hiện các trung tâm của nhóm ngành, theo quy mơ giá trị sản xuất bởi
bậc thang cấp bậc quy ước bằng phương pháp kí hiệu. Các ngành cơng nghiệp
được biểu diễn bằng các kí hiệu trực quan.



- Bản đồ công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm tỉ lệ 1:9.000.000. Nội
dung thể hiện các trung tâm công nghiệp ngành theo quy mô giá trị sản xuất bậc
thang cấp bậc quy ước. Các ngành công nghiệp được biểu diễn bằng các kí hiệu
trực quan.


<i><b>B</b><b>ản đồ giao thông (trang 18) </b></i>
Nội dung của bản đồ thể hiện


- Các yếu tố: mạng lưới giao thông đường sắt, mạng lưới đường bộ, đường
biển và các cơng trình phục vụ giao thông như sân bay, bến cảng... Phương
pháp thể hiện chung là phương pháp kí hiệu tuyến kết hợp với phương pháp kí
hiệu.


- Từ bản đồ có thể hướng dẫn học sinh đưa ra những nhận xét chung.


+ Mạng lưới đường bộ về độ phủ trên lãnh thổ, mật độ mạng lưới, các đầu
mối quan trọng, các tuyến giao thông đường bộ quan trọng nhất theo hướng Bắc
– Nam, Tây – Đơng... vai trị ý nghĩa của các tuyến đường đó.


+ Mạng lưới đường sắt: Tổng chiều dài và mật độ đường sắt, các tuyến
đường sắt quan trọng nhất, vai trò, ý nghĩa của nó trong việc phát triển kinh tế
vùng và cả nước, quốc tế...


+ Mạng lưới đường sông, mạng lưới đường biển, mạng lưới đường hàng
không, 10 cảng biển trọng điểm hiện nay, ý nghĩa và tầm quan trọng của các
tuyến giao thông này.


<i><b>B</b><b>ản đồ thương mại (trang 19)</b></i>



Nội dung chia làm 2 bản đồ: Thương mại tỉ lệ 1:9.000.000 và Ngoại
thương, tỉ lệ 1:180.000.000.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

cũng bằng phương pháp Cartodiagram với biểu đồ cột, trong đó phân biệt xuất
khẩu và nhập khẩu bằng màu sắc của cột đứng. Ngoài ra, cịn có một số biểu đồ
phụ thể hiện cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu, cơ cấu giá trị hàng nhập khẩu, tổng
mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ qua một số năm.


- Bản đồ ngoại thương thể hiện kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với các


nước và vùng lãnh thổ bằng phương pháp Cartodiagram với biểu đồ hình trịn


theo bậc thang cấp bậc quy ước. Bên cạnh đó là biểu đồ xuất nhập khẩu hàng
hoá qua các năm.


- Qua bản đồ cần rút ra những nhận xét thí dụ về xuất nhập khẩu. Những
tỉnh xuất nhập khẩu nhiều nhất chính là những địa phương đầu mối, tập trung
các cảng, các cửa khẩu như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí
Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu... Phần lớn các tỉnh có tỉ lệ xuất khẩu lớn hơn nhập
khẩu. Tuy nhiên, nên xét chung toàn quốc (biểu đồ ở bản đồ ngoại thương) thì
nhập khẩu hàng hố vẫn lớn hơn xuất khẩu, vì nhập khẩu hàng hố chủ yếu từ
các cơng ty, xí nghiệp của trung ương, của các bộ, ngành không được thống kê
theo tỉnh, vì thế xét riêng từng tỉnh thì xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, nhưng cả
nước thì xuất khẩu lại nhỏ hơn nhập khẩu.


<i><b>B</b><b>ản đồ du lịch (trang 20)</b></i>


- Nội dung bản đồ thể hiện các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn, các trung tâm du lịch quốc gia và vùng. Bản đồ còn thể hiện nội
dung phụ bằng các biểu đồ như: khách du lịch và doanh thu từ du lịch qua một


số năm, cơ cấu khách du lịch quốc tế.


- Các nội dung du lịch trên được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu với
những kí hiệu trực quan sinh động.


- Qua bản đồ cần phân tích để nêu bật tiềm năng to lớn về các tài nguyên du
lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở phát triển một ngành du
lịch hấp dẫn.


<i><b>B</b><b>ản đồ về các v</b><b>ùng kinh t</b><b>ế (trang 21, 22, 23, 24)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Khi đọc các trang bản đồ này cần chú ý phân tích, đánh giá một số vấn đề
sau:


- Nêu đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của


vùng (đọc ở trong các bản đồ tự nhiên); đánh giá về mặt vị trí địa lý, những
thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh tế của vùng; đánh giá về mặt điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho việc phát triển kinh tế - xã hội của
vùng.


- Nêu đặc điểm khái quát về sự phân bố các ngành kinh tế trên lãnh thổ của
vùng, đối chiếu với bản đồ tự nhiên để giải thích.


- Nêu lên những thế mạnh của vùng, định hướng phát triển kinh tế của
vùng.


- Trên cơ sở đó có thể so sánh các vùng kinh tế với nhau, có thể thông qua
việc so sánh về những vấn đề vừa nêu trên của mỗi vùng.



<i><b>3.4. Hướng dẫn sử dụng bản đồ b</b><b>ài t</b><b>ập</b></i>


Bản đồ bài tập là loại hình bản đồ giáo khoa địa lí cần thiết, góp phần cùng
các loại hình bản đồ giáo khoa địa lí khác giúp cho q trình dạy và học địa lí
có chất lượng cao. Việc sử dụng các tập bản đồ địa lí có tác dụng rèn luyện kĩ
năng bản đồ và kĩ năng địa lí cho học sinh, đồng thời giúp cho học sinh hiểu
bài, nắm được những kiến thức cơ bản và ghi nhớ lâu hơn. Việc sử dụng tập
bản đồ địa lí ở mỗi lớp cũng chính là việc thực hiện phương pháp dạy và học
địa lí đúng đắn nhất theo hướng lấy học sinh là trung tâm.


Giáo viên hướng dẫn để học sinh nhận thức được loại hình bản đồ giáo
khoa mới này có tác dụng hỗ trợ một phần nội dung và bản đồ trong sách giáo
khoa, bản đồ treo tường. Trong các khâu của q trình dạy học địa lí, bản đồ bài
tập là phương tiện cần thiết vì nội dung và yêu cầu của mỗi trang, mỗi tờ của
tập bản đồ đều gần gũi với chương trình với trình độ nhận thức của học sinh.


Giáo viên dựa vào mục tiêu của chương trình bộ mơn nói chung, của từng
lớp, từng bài nói riêng để hướng dẫn học sinh sử dụng. Phương pháp học, công
việc sử dụng tập bản đồ bài tập địa lí của học sinh phụ thuộc vào yêu cầu, vào
cách thức hướng dẫn của giáo viên. Vì thế, cũng như đối với các loại bản đồ
giáo khoa khác, giáo viên phải xác định được các phương pháp sử dụng các tập
bản đồ bài tập trong các khâu của quá trình dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Các bản đồ bài tập khác các loại bản đồ giáo khoa khác ở chỗ nó khơng
phải là nguồn tư liệu để khai thác kiến thức mà nó là phương tiện góp phần thực
hiện các phương pháp truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí nhất là kĩ
năng đọc bản đồ cho học sinh.


Căn cứ vào chương trình ở mỗi lớp học để đề ra mục tiêu khi sử dụng tập



bản đồ bài tập địa lí. Ví dụ, ở lớp 6 học sinh bước đầu biết quan sát, phân tích
các bản đồ, biểu đồ, hình vẽ để hình thành những biểu tượng, khái niệm địa lí
đầu tiên. Ở lớp 7, học sinh có thể so sánh những hiện tượng, sự vật địa lí trên
các lãnh thổ (các châu lục) khác nhau hình thành những kiến thức cơ bản và kĩ
năng bản đồ cần thiết. Ở lớp 8 mức độ hiểu biết của học sinh đã được nâng lên,
có thể dựa vào kênh hình (bản đồ, biểu đồ, lát cắt…) để tự tìm hiểu nội dung
kiến thức địa lí trên bản đồ và phân tích mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. Tư
duy lôgic bước đầu giúp học sinh độc lập hiểu được thể tổng hợp lãnh thổ địa lí.
Ở lớp 9 giáo viên tiếp tục rèn luyện và củng cố các kĩ năng bản đồ, dựa vào bản
đồ để tự trả lời được những câu hỏi cần thiết, giảm bớt cách học thụ động và ghi
nhớ máy móc. Học sinh có thể dùng bản đồ bài tập để thực hiện yêu cầu kiểm
tra của giáo viên hay thi hết cấp. Ở các lớp trung học phổ thơng, học sinh đã có
được những kĩ năng đọc, hiểu và biết bản đồ, biết khai thác từ bản đồ những
kiến thức địa lí, biết sử dụng bản đồ trong học tập trên lớp và làm những bài tập
địa lí ở nhà.


Khi đã xác định được mục đích, mục tiêu sử dụng tập bản đồ bài tập cho
mỗi lớp, mỗi cấp, giáo viên căn cứ vào từng bài học cụ thể để hướng dẫn cách
sử dụng từng trang, từng tờ trong toàn tập. Do vậy khi soạn bài, giáo viên cần
đưa ra một kế hoạch chi tiết, cụ thể về thời gian về nội dung cần tiến hành khi
hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ bài tập. Khi nào cần cho học sinh theo dõi
bản đồ, hình vẽ, lát cắt… để tìm nội dung câu hỏi hoặc thực hiện công việc trên
tờ bản đồ bài tập.


Cho tới thời điểm hiện nay, Công ti Bản đồ và Tranh ảnh Giáo khoa thuộc
Nhà xuất bản Giáo dục đã biên soạn và phát hành đầy đủ các tập bản đồ bài tập


địa lí lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11 và lớp 12. Các tập bản đồ bài tập này đã được phát


hành rộng khắp ở 64 tỉnh và thành phố trên cả nước. Đó là một thuận lợi giúp cho


giáo viên và học sinh thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy và phương
pháp học tập tích cực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

tế, nhưng không đơn giản. Nếu thiếu việc chuẩn bị chu đáo thì bài giảng của giáo
viên sẽ hạn chế hiệu quả của phương pháp. Giáo viên phải hoàn toàn chủ động xác
định thời gian, các thao tác cho học sinh học tập trên lớp vơí tập bản đồ bài tập.


<i>b. Hướng dẫn học sinh sử dụng tập bản đồ bài tập ở nhà </i>


Cũng như các môn khác, việc học ở nhà, làm bài tập của bài đã học, chuẩn
bị học bài mới ở mơn Địa lí là rất quan trọng. Ngồi những câu hỏi và bài tập
trong sách giáo khoa, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện những bài tập và
chuẩn bị cho bài mới trên tập bản đồ bài tập. Thông thường các bài tập ra về
nhà sau khi học sinh đã được học bài mới. Vì thế từng trang trong tập bài tập
đều có những nội dung mà giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện ở nhà.
Đồng thời giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước để có điều
kiện tiếp thu và xây dựng bài mới trên lớp. Đặc biệt đối với các bài thực hành
bắt buộc học sinh phải có thời gian chuẩn bị trước ở nhà. Cấu trúc của bài thực
hành thường có phần nội dung, yêu cầu và hướng dẫn thực hành. Giáo viên yêu
cầu học sinh đọc kĩ từng phần của bài, thực hiện những yêu cầu của bài. Những
yêu cầu của bài là những nội dung kiến thức đã được trang bị trong những bài
học trước. Giáo viên chỉ hướng dẫn những điểm khó, những vấn đề học sinh
chưa được làm quen. Thí dụ cách vẽ bản đồ, cách phân tích lát cắt tổng hợp…
Quá trình chuẩn bị bài thực hành địi hỏi học sinh phải tái hiện kiến thức, tư duy
vừa cụ thể vừa trừu tượng và cần có kĩ năng thể hiện trên hình vẽ những đối
tượng địa lí cần thiết. Chuẩn bị tốt một bài thực hành ở nhà là yếu tố quyết định
kết quả thực hiện bài tập đó trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Cũng có
những bài thực hành giáo viên chỉ cần yêu cầu học sinh chuẩn bị trong suy nghĩ
những yêu cầu cần thực hiện, sau đó học sinh thể hiện nội dung cuả yêu cầu đó
trong tiết thực hành ở lớp.



<i>c. Sử dụng bản đồ bài tập để kiểm tra bài cũ</i>


Sử dụng các bản đồ bài tập cũng là một hình thức, một biện pháp để kiểm
tra bài cũ có nhiều tác dụng tốt. Học sinh sẽ được rèn luyện các kĩ năng địa lí,
kĩ năng bản đồ trên mỗi trang bản đồ bài tập khi thực hiện bài kiểm tra. Tuỳ
theo chương trình và sách giáo khoa, nội dung của từng bài cụ thể, giáo viên
quy định bài kiểm tra 15 phút hay 1 tiết. Cũng có thể bài kiểm tra chỉ giới hạn
ở một số điểm trong một tờ bài tập. Giáo viên cũng có thể dùng những bài thực
hành để kiểm tra 1 tiết hoặc kiểm tra ôn tập. Tất nhiên, những bài đó học sinh
chưa được sử dụng trong tiết thực hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

nhiều ưu điểm. Nó tạo tâm lí và ý thức học mơn địa lí phải gắn liền với bản đồ,
ý thức và khả năng rèn luyện các kĩ năng địa lí, kĩ năng bản đồ trong các khâu
của quá trình học tập bộ mơn. Điều đó phù hợp với đặc trưng bộ môn và mục
tiêu giảng dạy, học tập bộ môn. Mặt khác, thực hiên việc này sẽ giảm bớt công
việc chuẩn bị giấy làm bài cho học sinh. Việc chấm bài của giáo viên cũng nhẹ
nhàng hơn, nhưng đánh giá chất lượng học tập của học sinh chính xác hơn.
Vì nội dung kiểm tra ít địi hỏi học sinh ghi nhớ máy móc, tư duy cuả học
sinh gắn với lãnh thổ trên bản đồ.


Tập bản đồ bài tập địa lí với những tính chất, nội dung và những yêu cầu
nội dung cụ thể phù hợp với từng bài trong sách giáo khoa. Mỗi tập bản đồ có
tác dụng nhất định trong việc phục vụ cho phương pháp giảng dạy và học tập
mới – tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Vì thế, việc sử dụng là cần thiết,
song đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ để vận dụng linh hoạt và phù hợp
với nội dung bài giảng, chương trình và đối tượng học sinh.


<b>CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP </b>



<b>1. </b> Định nghĩa bản đồ giáo khoa và phân tích những tính chất của bản đồ giáo


khoa.


<b>2. </b> Phương pháp sử dụng bản đồ trong khi soạn bài và khi truyền thụ tại lớp.


<b>3. </b> Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ trong học tập địa lí.


<b>4. </b> Đọc và phân tích một số trang bản đồ trong tập Atlas địa lí Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>CHƯƠNG 3 </b>


<b>HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ĐỊA LÍ DB - MAP </b>


<b>I. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM ĐỊA LÍ DB - MAP </b>


Địa lí GIS do Viện Cơng nghệ Thông tin của Trung tâm KHTN & CN
Quốc Gia xây dựng từ năm 1992. Phần mềm này đã phát huy được những tính


năng ưu việt của nó và đã được vận dụng vào nhiều lĩnh vực, nhiều dự án có


liên quan đến địa lí ở nước ta và quốc tế như dự án của tỉnh Sơn La, của Thành
phố Hà Nội, của khu di tích cố đơ Huế và của cơ quan quản lí về Giáo dục của
UNESCO v.v...


Năm 1998 được sự cộng tác của một số cán bộ Viện Công nghệ Thông tin,
chúng tôi xây dựng thành một phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy địa lí
trong các trường phổ thơng. Phần mềm này đã trở thành một phương tiện dạy
học mới, có hàm lượng khoa học cao và chắc chắn nó sẽ giúp ích nhiều cho các
giáo viên Địa lí ở các trường phổ thơng, Cao đẳng và Đại học. Dưới đây là một


số đặc tình của phần mềm <i><b>db – Map. </b></i>


<i>1. Phần mềm db<b>-Map r</b>ất gọn, nhẹ, dễ sử dụng</i>, cài đặt hết sức dễ dàng và
thuận lợi trong các máy tính, thích hợp với các thiết bị của các trường phổ
thông ở nước ta hiện nay.


<i>2. Nội dung của phần mềm này có 2 đơn vị nội dung lớn</i>:


Phần <i><b>Map Editor </b></i>(phần biên soạn, nhập bản đồ) và phần <i><b>Map View</b></i> (phần
xem và khai thác bản đồ). Hiện nay, trong chương trình đã có vẽ và nhập được
13 bản đồ Việt Nam, làm cơ sở cho việc giảng dạy chương trình Địa lí Việt


Nam ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Tuy nhiên, số bản đồ này


cịn có thể tăng thêm về mặt số lượng và chất lượng (điều chỉnh và cập nhật)
tuỳ theo nhu cầu và khả năng của người sử dụng.


<i>3. Trong phần mềm này đã có 13 bản đồ Việt Nam được số hố từ bản đồ </i>


<i>hành chínhViệt Nam có tỉ lệ 1: 1.750.000</i> của Cục đo đạc và Bản đồ Nhà nước
xuất bản năm 1993. Các bản đồ khác được số hố từ các bản đồ trong tập Atlát
Địa lí Việt Nam của Trung tâm Bản đồ và Tranh ảnh Giáo khoa để thống nhất
nội dung với các bản đồ đã có trong nhà trường phổ thơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Bản đồ khoáng sản Việt Nam
- Bản đồ khí hậu Việt Nam
- Bản đồ đất – thực vật Việt Nam
- Bản đồ dân cư và dân tộc Việt Nam


- Bản đồ nông nghiệp chung Việt Nam
- Bản đồ các vùng nông nghiệp Việt Nam
- Bản đồ lâm- ngư nghiệp Việt Nam
- Bản đồ công nghiệp chung Việt Nam
- Bản đồ giao thông Việt Nam


- Bản đồ câm (trống) Việt Nam


Một trong số tính năng ưu việt của phần mềm <i><b>db-Map </b></i>là nó cho phép cập
nhật, sửa chữa các bản đồ đã có trong phần mềm tuỳ theo lượng số liệu mà
người dùng thu thập được và có trong tay. Ngồi ra, nó cũng cho phép nhập
thêm vào các loại bản đồ mới nếu sử dụng bàn số hố (digitizer) hoặc nếu có
các bản đồ được xây dựng với các chương trình khác như AutoCad, Atlát GIS
v.v...


Trên mỗi bản đồ, các đối tượng được vẽ riêng biệt trên các lớp (<i><b>layer</b></i>) khác
nhau. Tối đa có thể tới 100 lớp. Ví dụ: Bản đồ hành chính Việt Nam có 4 lớp:


- Một lớp vẽ lãnh thổ các tỉnh với các đường ranh giới của chúng.
- Một lớp vẽ lãnh thổ các huyện với các đường ranh giới của chúng.
- Một lớp vẽ vị trí các thành phố.


- Một lớp vẽ bảng chú giải của bản đồ.


Khi cần sữa chữa hoặc vẽ lại nội dung nào, chỉ cần làm việc với lớp có
chứa nội dung đó.


<i>4. Đối với mỗi bản đồ, ngồi phần sử dụng chung như phóng to, thu nhỏ </i>


<i>một khu vực</i>… <i>cịn có thể sử dụng một số tính năng riêng</i>. Ví dụ, trong Bản đồ



hành chính Việt Nam, ngồi việc hiển thị các tỉnh, các huyện, ở các mức độ thu,
phóng khác nhau, cịn có thể tính được diện tích, chu vi các lãnh thổ đó. Trong
Bản đồ giao thơng Việt Nam, ngoài việc hiển thị các mạng đường giao thông


như: đường ôtô, đường xe lửa, đường biển, đường sơng, cịn có thể tìm được


con đường ngắn nhất nối 2 địa điểm đã xác định… Nói chung, phần mềm <i></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

các trường phổ thông, cao đẳng và đại học trong điều kiện chúng ta mới bước
đầu làm quen với các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại.


<b>II. KHỞI ĐỘNG DB-MAP </b>


Từ nhóm db-Map 3.0 kích đúp chuột vào biểu tượng <i>Desktop</i>, db-Map sẽ
khởi động. Màn hình chính của db-Map như sau:


<b>Hình 5. Màn hình chính của db-Map khi khởi động </b>


Phần mềm db-MAP bao gồm 2 mơ đun chính: <i>MapEdit</i> và <i><b>MapView.</b></i> Từ
menu <i>File</i> của màn hình chính người sử dụng có thể chọn <i>Map Editor</i> để làm
việc với mô đun <i>MapEdit </i>hoặc chọn <i>Map View</i> để làm việc với mô đun
<i>MapView.</i>


Trong phạm vi của tài liệu này mục tiêu của tác giả là giới thiệu về các tính
năng của db-Map, còn phần hướng dẫn sử dụng chi tiết sẽ có tài liệu riêng. Sau
đây là sơ lược về tính năng của 2 mơ đun này.


<b>1. MapEdit </b>



<i>MapEdit </i>là mô đun tạo lập bản đồ bao gồm các cơng việc như: số hóa bản
đồ; định nghĩa các lớp của bản đồ với các thực thể vùng (<i>area</i>), mạng (<i>net</i>),


điểm (<i>point</i>); thiết lập cơ sở dữ liệu và hình ảnh; kết nối các thực thể trên bản


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

MapEdit như sau :


<b>Hình 6. Màn hình chính của MapEdit </b>


Do bản đồ được lưu trữ ở dạng vector, nên người sử dụng có thể nắn chỉnh
từng điểm. Một bản đồ bao gồm nhiều lớp (<i>layer</i>), mỗi lớp là các vùng, các
đường, các điểm hoặc các đối tượng. Đường khép kín tạo thành vùng, trên mỗi
đường là tập các điểm, số lượng điểm trên một đường là không hạn chế, số


lượng điểm trên đường càng nhiều thì đường đó càng tinh. Cấu trúc đó cho


phép phóng to, thu nhỏ bản đồ một cách dễ dàng mà chất lượng bản đồ không
thay đổi.


<i>MapEdit</i> cho phép người sử dụng tạo mới, sửa đổi, cập nhật cơ sở dữ liệu
bản đồ thường xun và khơng mấy khó khăn. Điều đó đảm bảo được tính thời
điểm của thơng tin địa lí. Với mơ đun này db-Map cho phép người sử dụng có
thể tạo lập các hệ thơng tin địa lí từ đơn giản đến phức tạp, đó chính là tính
năng "mở" của db-Map. Ví dụ, nếu như có số liệu gốc và đầu tư thời gian để số
hóa người sử dụng có thể có một cơ sở dữ liệu bản đồ rất lớn với các số liệu cụ
thể và chi tiết đến từng bản làng.


Với đầy đủ các tính năng của một hệ thơng tin địa lí và giao diện thân thiện,


Hoàng sa



</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

dễ sử dụng, khơng địi hỏi người sử dụng phải có chun mơn cao về tin học.
Chắc chắn <i>MapEdit</i> sẽ đáp ứng được yêu cầu đặt ra.


<b>2. MapView </b>


<i>MapView</i> là mô đun khai thác bản đồ và cơ sở dữ liệu: Tính tốn trên bản
đồ, tìm kiếm các đối tượng trên bản đồ theo các điều kiện: thiết lập các bản đồ


chuyên đề theo cơ sở dữ liệu: tô màu bản đồ (<i>hatch map</i>), vẽ đồ thị (<i>graph </i>


<i>map</i>), bản đồ mật độ (<i>densiti map</i>)..., thể hiện biểu tượng trên bản đồ (<i>symbol </i>
<i>map</i>); nhập và xuất bản đồ với nhiều các khuôn dạng bản đồ và cơ sở dữ liệu
khác nhau: <i>ASCII, AtlasGIS, AutoCAD, MapInfor</i>..., chồng ghép các lớp bản đồ.
Tạo bản đồ dạng raster từ bản đồ dạng vecter.


Màn hình chính của MapView như sau:


<b>Hình 7. Màn hình chính của Mapview </b>


Đây chính là mơ đun khai thác cơ sở dữ liệu bản đồ mà mô đun <i>MapEdit</i> đã


tạo lập được. Với các phép tìm kiếm các đối tượng trên bản đồ, tìm kiếm dữ
liệu hay hình ảnh tương ứng của các đối tượng, tính tốn chu vi, diện tích của
các vùng, độ dài các mạng đường trên bản đồ; đặc biệt là tính tốn tổng diện
tích từng loại vùng trong một lớp cho các vùng trong lớp thứ hai, tìm đường đi
ngắn nhất giữa 2 điểm trong một mạng đường, in bản đồ theo các chế độ in và tỉ


Hồng sa



</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

lệ khác nhau, có thể in toàn bộ hoặc từng phần một bản đồ…


<b>III. CÁCH KHAI THÁC CÁC BẢN ĐỒ TRONG PHẦN MAP VIEW </b>
<b>1. Mở phần (môdun) Map View </b>


- Bấm chuột vào <i>File</i>, rồi vào <i>Map View</i>. Trên màn hình xuất hiện


2 khung trắng, bên phải có lưới dành cho bản đồ xuất hiện, còn bên trái là
bảng dữ liệu.


- Nếu muốn cho bản đồ xuất hiện trên tồn màn hình , có thể đưa trỏ chuột
về di chuyển trên đường ranh giới giữa 2 khung hình . Khi mũi trỏ chuột biến
thành mũi tên có 2 đầu thì rê nó chuyển về phía bên phải của màn hình. Màn
hình sẽ mở rộng dành cho bản đồ.


- Cũng có thể bấm vào trình đơn<i> View</i>, vào <i>Worksheet</i>, rồi vào<i> </i>
<i>None</i> trong hộp chọn nhỏ. Khung dành cho bản đồ cũng sẽ chiếm trọn màn
hình.


<b>2. Mở danh mục các bản đồ tuỳ chọn và sử dụng một số tính năng </b>
<b>chung đối với các bản đồ </b>


- Trước hết bấm trỏ chuột vào trình đơn <i>File</i>, rồi<i> Open</i> sau khi màn hình <i></i>
<i>db-Map</i> đã mở . Một danh sách có 13 bản đồ với đi mapxuất hiện.


- Cũng có thể bấm trỏ chuột vào biểu tượng thứ 2 ( quyển sách mở ) trên
thanh công cụ. Danh sách các bản đồ tuỳ chọn cũng xuất hiện. Nếu cần mở bản


đồ nào thì bấm chuột đưa thanh chọn mầu sẫm về tên bản đồ đó. <i>Ví dụ, Bản đồ </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>Hình 8. Danh mục bản đồ </b>


- Khi bản đồ xuất hiện, nếu khung chứa chưa được mở rộng thì bản đồ sẽ bị
che lấp một phần.


- Nếu cần, có thể di chuyển bản đồ về giữa khung bằng cách sử dụng thanh
cuốn ở dưới bản đồ.


- Bản đồ khi mới mở, do tỉ lệ nhỏ nên rất khó nhìn. Vì vậy phải phóng to
các khu vực cần làm việc là rất cần thiết. Trên màn hình, ở thanh trình đơn có 3
biểu tượng: kính lúp có dấu cộng (thứ 5), kính lúp có dấu trừ (thứ 6) và 2 hình
vng lồng vào nhau (thứ 7). Biểu tượng thứ 5 có tác dụng phóng to bản đồ gấp
đơi, biểu tượng thứ 6 có tác dụng ngược lại là thu nhỏ một nửa bản đồ , cịn
biểu tượng thứ 7 có tác dụng phóng to một khu vực nhỏ cần quan sát lên nhiều
lần.


- Sau khi bấm mũi trỏ chuột vào các biểu tượng, mũi trỏ chuột sẽ thay đổi
hình dạng. Đưa nó vào trong bản đồ, ở khu vực định phóng to hoặc thu nhỏ rồi
bấm đúp vào nút trái. Tỉ lệ bản đồ lập tức sẽ thay đổi .


- Nếu không dùng biểu tượng, mà bấm chuột vào View ở thanh trình đơn
thì <i>Zoom in</i> sẽ có tác dụng như bấm vào biểu tượng 5,<i> Zoom out </i>sẽ có tác dụng


như bấm vào biểu tượng 6, cịn <i>Zoom rect</i> thì có tác dụng như bấm vào biểu


tượng 7.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>Hình 9. Màn hình sau khi bấm mục chọn AllPages </b>


- Mỗi bản đồ thường có nhiều lớp thông tin (<i>layers</i>). Mỗi loại đối tượng


được vẽ và biểu hiện trên một lớp thông tin riêng. Ví dụ, Bản đồ Hành chính
Việt nam có 5 lớp thơng tin, Bản đồ các vùng Nông nghiệp có 3 lớp v.v…
Muốn biết bản đồ có mấy lớp thơng tin, trước hết cần bấm chuột vào trình đơn
<i>Set</i>. Trên hộp thoại thả xuống, bấm tiếp vào các <i>Layer</i>…


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>Hình 10. Bảng biểu hiện số lượng các layer của bản đồ </b>


- Trong bảng <i>Layer</i>… ở bên trái có danh sách tên các lớp như: lớp tỉnh, lớp
huyện, lớp thành phố... ở giữa có 2 ơ chọn: <i>Visible </i>(nhìn thấy) và <i>Editable (</i>sửa
chữa được). Nếu trên bản đồ hành chính Việt nam, người dùng chọn một lớp
nào đó (bấm chuột vào tên lớp) thì lớp đó sẽ đổi màu. Nếu ta đánh dấu vào 2 ơ
<i>Visible</i> và <i><b>Editable </b></i>thì lúc này lớp thông tin của các lớp sẽ hiển thị và có thể sủa
chữa được.


<b>3. Mở và khai thác bản đồ </b>


<i><b>3.1. B</b><b>ản đồ H</b><b>ành chính Vi</b><b>ệt Nam </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>Hình 11. Bản đồ Hành chính Việt nam </b>


- Để xem bản đồ trên tồn màn hình, bấm trình đơn <i>View/Worksheet</i> rồi


<i>None</i>, bảng dữ liệu sẽ ẩn đi, chỉ còn phần bản đồ chiếm tồn bộ
màn hình.


- Để xem được kĩ từng khu vực của bản đồ, nhất thiết phải phóng to nhiều
lần lên. Có thể bấm trỏ chuột vào biểu tượng kính lúp có dấu cộng (biểu tượng
thứ 5), rồi đưa trỏ chuột (đã đổi dạng) vào trong bản đồ rồi kích đúp chuột. Bản
đồ sẽ được phóng to gấp 2 lần. Sau đó phải đưa trỏ chuột vào biểu tượng bấm
lại, rồi mới đưa vào trong bản đồ để phóng thêm 2 lần nữa. Như vậy là mỗi lần


muốn phóng bản đồ to gấp đôi, phải làm lại động tác bấm trỏ chuột vào biểu
tượng.


- Nếu muốn phóng to một khu vực nhỏ ngay trên bản đồ, thì phải bấm trỏ
chuột vào biểu tượng thứ 7. Mũi trỏ chuột biến thành hình mũi tên có hình chữ
nhật ở đi. Dùng mũi tên có hình chữ nhật, to nhỏ tuỳ ý. Đó là khu vực đã xác
định cần được phóng to.


- Muốn xem Bản đồ hành chính Việt Nam có bao nhiêu lớp thơng tin, thì
bấm trỏ chuột vào trình đơn <i>Set</i>. Một hộp thoại chọn được thả xuống. Bấm tiếp
vào mục <i>Layer</i>… Bảng liệt kê các lớp thông tin xuất hiện. Bản đồ Hành chính
Việt nam có tất cả 5 lớp: Tỉnh, Huyện, Thành phố, Chú giải Hành chính và
Đường biên các nước. Bình thường khi bản đồ Hành chính được mở, thì 5 lớp


thơng tin trên đã được chồng ghép lên nhau, nên trên bản đồ đã biểu hiện đầy


đủ tất cả 5 loại đối tượng. Nếu chỉ muốn xem riêng sự phân bố hành chính của
1 hoặc 2đối tượng, thì phải làm theo các trình tự sau:


- Mở <i>Set/Layer</i>, sau đó trên bảng liệt kê các lớp (layer), mở từg lớp để xoá
bỏ dấu chọn ở ô <i>Visible. </i>


- Nếu muốn xem sự phân bố các tỉnh ở nước ta, chỉ đánh dấu chọn vào 2
lớp thông tin: Đường biên các nước và Tỉnh, rồi bấm <i>OK</i>. Bản đồ các tỉnh ở
nước ta sẽ xuất hiện.


- Nếu muốn xem sự phân bố các huyện ở nước ta, thì xố bỏ dấu chọn
<i>Visible</i> ở lớp Tỉnh, thay bằng dấu chọn ở lớp Huyện. Bản đồ các huyện ở nước
ta sẽ xuất hiện.



- Nếu muốn xem bản đồ có sự phân bố cả các tỉnh, các huyện ở nước ta thì


đánh dấu chọn vào ô <i>Visitble</i> ở cả 3 lớp: Đường biên các nước, Tỉnh và Huyện,


cịn 2 lớp kia vẫn xố. Bản đồ các tỉnh và huyện ở nước ta sẽ xuất hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

các tỉnh và các huyện. Cách làm như sau:


+ Trước hết chọn lớp thông tin Tỉnh hoặc Huyện.


+ Tiếp theo, bấm trỏ chuột vào trình đơn <i>Find</i>. Một hộp chọn được thử
xuống, trong đó có 2 mục: <i>Area square</i> (diện tích vùng) và <i>Area perimeter</i> (chu
vi vùng). Nếu muốn tính diện tích bấm chuột, đánh dấu vào <i>Area square</i>, cịn
nếu muốn tính chu vi, bấm chuột vào <i>Area perimeter</i>.


<b>Hình 12. Tình chu vi và diện tích của tỉnh và huyện </b>


Sau đó đưa mũi trỏ chuột kích đúp chỉ vào vùng ( tỉnh hoặc huyện ). Lúc
này mũi trỏ chuột đã đổi hạng thành bàn tay có ngón trỏ. Vùng được chỉ sẽ
chuyển sang màu đen và đồng thời cũng xuất hiện một hộp ghi rõ số đo diện
tích hoặc chu vi của vùng.




</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<b>Hình 13. Hộp chọn diện tích hoặc chu vi </b>
<i><b>3.2. B</b><b>ản đồ H</b><b>ình th</b><b>ể (tự nhi</b><b>ên) Vi</b><b>ệt Nam</b></i>


- Để mở Bản đồ hình thể Việt nam, trong bảng danh sách các bản đồ, bấm
trỏ chuột vào tên bản đồ: <i><b>Hinhthe. Map </b></i>



- Bản đồ này có 4 lớp thông tin: Đường biên quốc gia, Tỉnh, Hành chính
hình thể và Chú giải.


- Cách mở xem các lớp thông tin trong bản đồ này cũng tương tự như trong
Bản đồ hành chính Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>Hình 14. Một khu vực được phóng to trên bản đồ địa hình Việt Nam </b>
<i><b>3.3. B</b><b>ản đồ địa chất Việt Nam </b></i>


- Cách mở Bản đồ Địa chất cũng tương tự như cách mở các bản đồ nói trên,
nghĩa là cũng phải chọn tên bản đồ trong danh sách chọn sau khi đã kích chuột
vào biểu tượng thứ 2 trên thanh công cụ.


- Bản đồ này có 3 lớp thơng tin: Đường biên các nước, Địa chất và Chú giải
Địa chất. Cách mở từng lớp thông tin cũng giống như trong các bản đồ trước.


<b>Hình 15. Bản đồ địa chất </b>
<i><b> 3.4. B</b><b>ản đồ đất Việt Nam </b></i>


- Cách mở Bản đồ đất Việt Nam cũng tương tự như cách mở bản đồ các bản
đồ nói trên, nghĩa là cũng phải chọn tên bản đồ trong danh sách chọn sau khi đã
kích chuột vào biểu tượng thứ 2 trên thanh cơng cụ.


- Bản đồ này có 3 lớp thơng tin: Đường biên các nước, đất, chú giải.
<i><b>3.5. B</b><b>ản đồ khoáng sản Việt Nam </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

- Bản đồ này có 4 lớp thơng tin: Đường biên các nước, địa chất, khoáng sản
và chú giải địa chất. Cách mở từng lớp thông tin cũng giống như trong các bản
đồ trước.



- Cách mở các lớp thông tin cũng giống như các bản đồ trên.


<b>Hình 16. Bản đồ khống sản </b>
<i><b>3.6. B</b><b>ản đồ khí hậu Việt Nam </b></i>


- Cách mở bản đồ Khí hậu Việt nam cũng tương tự như mở các bản đồ trên.
- Bản đồ này có 6 lớp thơng tin: Đường biên các nước, Các trạm khí tượng,
Đồ thị nhiệt độ, Biểu đồ lượng mưa, Khí hậu và chú giải khí hậu .


- Trong 6 layer nói trên có thể mở xem được 2 layer về sự phân bố các trạm


khí tượng và các khu vực khí hậu. Cách làm là xoá bỏ các dấu chọn <i>Visible</i> ở


các <i>layer </i>khác, chỉ để lại dấu chọn ở <i>laye</i>r Đường biên các nước và <i>layer</i> Các
trạm hoặc Khí hậu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b>Hình 17. Bảng Set Images </b>


Nếu muốn xem bảng số liệu về lượng mưa thì bấm khí hậu. Cịn nếu muốn
xem bảng số liệu về nhiệt độ thì bấm chuột vào Nhiệt độ. Sau khi <i>OK</i>, trang tính
với các số liệu liên quan đã xuất hiện bên phải màn hình.


<b>Hình 18. Xem lượng mưa trên Bản đồ khí hậu </b>


Nếu muốn vẽ biểu đồ nhiệt hoặc lượng mưa, thì bấm vào trình đơn <i>Gallery </i>và
mục <i>Graph Map</i> ở cuối hộp chọn. Bảng <i>Graph Map</i> xuất hiện. Tiếp tục chọn <i>Select </i>
<i>Variables.</i> Hộp <i>Select<b>Variables </b></i>xuất hiện. Chọn tên các tháng để lập biểu đồ ở trong
bảng. Nếu lấy biểu đồ cả năm thì chọn cả 12th.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Khi chọn, tên các tháng sẽ đổi màu. Chọn xong, bấm <i>OK</i>. Biểu đồ sẽ xuất hiện


với mầu của mỗi tháng (có thể đổi màu khác). Cuối cùng vào bảng <i>Pic Graph</i> để
chọn các kiểu biểu đồ như: biểu đồ đường, biểu đồ cột... Bấm <i>OK</i> thì kiểu biểu đồ
đã chọn sẽ xuất hiện ở các trạm trên bản đồ.




<b> Hình 19. Hộp chọn Select Variables </b> <b> Hình 20. Hộp chọn Bar </b>
Graph


<b>Hình 21. Bản đồ Khí hậu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<i><b>5.7. B</b><b>ản đồ dân cư Việt Nam</b></i>


- Cách mở Bản đồ dân cư Việt Nam cũng tương tự như trên. Trước hết phải
bấm chuột vào tên bản đồ trong bảng danh sách chọn, sau khi đã bấm chuột vào
biểu tượng thứ 2 trên thanh công cụ.


- Bản đồ dân cư có 3 lớp thơng tin: Đường biên các nước, Dân cư và Chú
giải


- Cách mở xem các lớp thông tin cũng tương tự như ở các bản đồ khác.


- Với Bản đồ dân cư Việt Nam, bấm chuột vào trình đơn <i>Browse,</i> rồi mục
<i>Database.</i> Hộp chọn <i>Set Database Table</i> sẽ mở ở giữa màn hình. Bấm chuột
vào mục: <i>Vnsolieu.DBF</i>. Các số liệu thông tin về các vấn đề nói trên sẽ xuất
hiện ở bên phải màn hình.


<b>Hình 22. Bản đồ dân cư Việt Nam </b>
<i><b>5.9. B</b><b>ản đồ nông nghiệp Việt Nam</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

- Bản đồ nơng nghiệp Việt Nam có 4 lớp thông tin: Đường biên các nước,
nông nghiệp, các vùng nông nghiệp và Chú giải công nghiệp.


- Cách mở xem các lớp thông tin cũng tương tự như các bản đồ khác.
Trong Bản đồ nông nghiệp, muốn mở Bản đồ các vùng nơng nghiệp có thể
làm như sau: trước hết bấm chuột vào trình đơn <i>Set/Layer</i>… chọn 2 layer:


Đường biên các nước và Các vùng Nông nghiệp, rồi đánh dấu vào ô <i>Visible và</i>


sau đó bấm <i>OK</i>. Trên màn hình xuất hiện Bản đồ các vùng nơng nghiệp.


<b>Hình 23. Bản đồ nông nghiệp </b>


- Đối với Bản đồ các vùng nông nghệp, có thể tính được diện tích và chu
vi của các vùng đó. Trình tự làm cùng giống như trình tự khi tính diện tích và
chu vi của các tỉnh, huyện trong Bản đồ hành chính Việt Nam.


- Với Bản đồ các vùng nông nghiệp, cũng có thể thay đổi màu nền của các
vùng làm cho bản đồ trở nên sinh động hơn. Mở <i>Set/Layer</i>… chọn lớp thông tin
các vùng nông nghiệp, rồi bấm trỏ chuột vào cả 2 ô <i>Visible </i>và <i>Editable</i>. Tiếp


đó, kích đúp mũi trỏ chuột đã biến dạng thành hình bàn tay và ngón trỏ vào


vùng muốn thay đổi màu. Một hộp thoại sẽ xuất hiện ở giữa màn hình. Bấm
vào ơ <i>Color</i> trong khung <i>Fill </i>A<i>ttributes </i>ở bên phải màn hình, lúc này một
bảng màu sẽ xuất hiện. Muốn chọn màu nào thì kích chuột vào màu đó. Tiếp


đó kích vào <i>OK</i> ở dưới bảng màu và <i>OK</i> trong hộp chọn. Màu nền của vùng


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<i><b> </b></i>



<b> Hình 24. Hộp chọn để đổi màu Hình 25. Thang màu </b>
<i><b>3.9. B</b><b>ản đồ công nghiệp Việt Nam</b></i>


Bấm chuột vào tên bản đồ trong bảng danh sách chọn. Sau khi bấm chuột
vào biểu tượng thứ 2 trên thanh cơng cụ.


- Bản đồ cơng nghiệp Việt Nam có 4 lớp thông tin: Đường biên các nước,
Tỉnh, Công nghiệp, Chú giải công nghiệp.


- Cách mở xem các lớp thông tin củng giống như cách mở các bản đồ trên.
<i><b>3.10. B</b><b>ản đồ giao thông Việt Nam </b></i>


Bấm chuột vào tên bản đồ trong bảng danh sách chọn để mở bản đồ . Sau
khi bấm chuột vào biểu tượng thứ 2 trên thanh công cụ .


- Bản đồ giao thông Việt Nam có 4 lớp thơng tin: Đường biên các nước,
Tỉnh, Huyện, Thành phố, Đường bộ, Đường sắt, Đường biển, Đường bay và sân
bay trong nước, Đường bay và sân bay quốc tế, Điểm hướng dẫn sân bay, Sông,
Sông nhỏ, Chú giải giao thông.


- Cách mở xem các lớp thông tin cũng giống như cách mở các bản đồ khác
ở phần trên. Tuy nhiên, do bản đồ giao thơng có nhiều loại mạng đường khác
nhau, rất phức tạp, cho nên khi mở bản đồ không nên mở cùng một lúc nhiều
lớp thông tin mà chỉ nên mở từ 2 đến 3 lớp mới dễ nhìn. Ví dụ, có thể mở đồng
thời cả 3 lớp: Đường biên các nước, Tỉnh và Đường sắt.


- Trên Bản đồ Giao thơng, có thể đo tính được khoảng cách của những đoạn
đường các loại nhất định hoặc tìm những con đường đi ngắn nhất nối 2 địa điểm
xác định. Ví dụ, từ Hà nội đi thành phố Hồ Chí Minh đi theo đường nào là ngắn


nhất, con đường ấy dài bao nhiêu…


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

sau: Sau khi mở Bản đồ giao thông, bấm chuột vào <i>Set/Layer</i>… để cho danh
sách các lớp thông tin xuất hiện. Chọn 2 <i>layer</i>: Đường biên các nước và Đường
bộ. Các lớp khác khơng chọn bằng cách xố dấu chọn <i>Visible</i>. Sau khi bấm <i>OK,</i>
bản đồ mạng đường bộ xuất hiện.


<b>Hình 26. Bản đồ giao thơng </b>


- Bấm trình đơn <i>Find</i> và sau đó là <i>Net Length</i>. Mũi trỏ chuột biến thành bàn
tay có ngón trỏ. Chỉ chuột rồi kích đúp vào đúng đoạn đường bộ cần đo. Đoạn
đường đo sẽ đổi màu đen và một hộp con xuất hiện cho biết chiều dài con
đường được tính bằng km.


- Nếu muốn tìm đoạn đường ngắn nhất trong mạng lưới đường bộ thì khi
bấm chuột vào trình đơn <i>Fin,</i> phải bấm tiếp vào dòng <i>Shortest Path</i> <i>in Nets</i>.
Bản đồ sẽ lập tức bổ sung thêm các địa điểm có vị trí cố định và mũi trỏ chuột
cũng đổi thành hình bàn tay có ngón trỏ. Lúc này phải đưa ngón tay trỏ chỉ vào
điểm xuất phát (vị trí thứ nhất) rồi bấm chuột. Một hộp chọn xuất hiện, xác
nhận đó là điểm bắt đầu, bấm <i>OK.</i> Chuyển ngón tay trỏ đến điểm kết thúc (vị trí


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

thứ 2), rồi lại bấm chuột. Hộp chọn lại xuất hiện, xác nhận vị trí kết thúc. Bấm
<i>OK</i>. Lập tức con đường ngắn nhất giữa 2 điểm trên bản đồ hiện ra bằng cách
đổi từ màu đỏ sang màu vàng và nhấp nháy liên tục.


<i><b>3.11. B</b><b>ản đồ câm Việt Nam </b></i>


Cách mở bản đồ câm cũng tương tự như cách mở các bản đồ khác. Trước
hết phải bấm chuột vào tên bản đồ trong bảng danh sách chọn, sau khi đã bấm
chuột vào biểu tượng thứ 2 trên thanh công cụ.



Bản đồ nền cũng có 4 lớp thơng tin: Đường biên các nước, Sơng lớn, Sông
nhỏ và Thành phố. Từ 4 lớp thông tin này có thể phối hợp để tạo ra một số loại
bản đồ câm khác nhau.


<b>IV. IN BẢN ĐỒ </b>


Phần mềm db-Map cho phép in bản đồ ở nhiều chế độ khác nhau. Trước
khi in, cần mở trình đơn <i>File</i>. Mở <i>Print Setup</i>, sau đó chọn chế độ Print to Fit
(in toàn bộ bản đồ) hoặc <i>Print View</i> (in phần nhìn thấy trên màn hình), rồi <i>OK</i>.
Tiếp đó , mở trình đơn <i>Print</i>, mở <i>Setu</i>p… đặt chế độ in <i>Portrait</i> (in dọc) <i>hoặc </i>


<i>Landscape</i> (in nghiêng).


Nếu muốn điều chỉnh in đậm hay nhạt… chọn tiếp <i>Options</i>… cuối cùng
<i>OK. </i>


<b>CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP </b>


<b>1. Ý nghĩa của việc sử dụng phần mềm DB – MAP trong dạy học Địa lí. </b>


<b>2. </b> Đọc và phân tích một số trang bản đồ trong tập Atlas địa lí Việt Nam.


<b>3. Khai thác các bản đồ trong phần mềm địa lí DB – MAP. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<b>1. </b> <i>Atlas địa lí Việt Nam</i>, NXB Giáo dục, Công ti Bản đồ - Tranh ảnh giáo
khoa, 2004.



<b>2. </b> Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, <i>Phương pháp dạy học địa lí theo </i>


<i>hướng tích cực</i>. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004.


<b>3. </b> <i>Hệ thống bản đồ giáo khoa địa lí treo tường</i>, Cơng ti Bản đồ và Tranh


ảnh giáo khoa xuất bản.


<b>4. </b> Lê Huỳnh, Lâm Quang Dốc, Phạm Ngọc Đĩnh, <i>Bản đồ học,</i> NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1995.


<b>5. </b> Lê Huỳnh, Lê Ngọc Nam (Chủ biên), <i>Bản đồ học chuyên đề</i>, NXB Giáo
dục, 2001.


<b>6. </b> Lê Huỳnh, <i>Bản đồ học</i>, NXB Giáo dục, 2001.


<b>7. </b> Ngô Đạt Tam (Chủ biên), <i>Bản đồ học</i>, NXB Giáo dục, 1986.


<b>8. </b> Ngô Đạt Tam, <i>Một số vấn đề lí thuyết và thực tế trong việc xây dựng bản </i>


<i>đồ giáo khoa địa lí </i>(ở trường phổ thơng Việt Nam), Luận án PTS, 1987.


<b>9. </b> <i>Sách giáo khoa địa lí </i>lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, NXB Giáo dục, 1996 và


các sách giáo khoa địa lí thí điểm.


<b>10. </b> <i>Tập bản đồ bài tập và bài thực hành địa lí lớp 6 - 12</i>. NXB Giáo dục,
Trung tâm Bản đồ và Tranh ảnh Giáo dục, 2002.


</div>


<!--links-->

×