Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Phân tích tình hình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH DV GNHH Thời gian: Khoá luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 85 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU</b>


<b>KHOA KINH TẾ - LUẬT - LOGISTICS </b>



<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>


<b>ĐỀ TÀI: </b>



<b>PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIAO NHẬN HÀNG HỐ NHẬP KHẨU </b>


<b>BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH DV GNHH THỜI GIAN </b>



<b>Trình độ đào tạo : Đại Học </b>



<b>Hệ đào tạo </b>

<b>: Chính quy </b>



<b>Ngành </b>

<b>: Quản Trị Kinh Doanh </b>



<b>Chuyên ngành </b>

<b>: Quản trị Logistics và Chuỗi Cung Ứng- </b>



<b>Niên khoá </b>

<b>: 2016-2020 </b>



<b>GVHD </b>

<b>: Th.s Đỗ Thanh Phong </b>



<b>SVTH </b>

<b>: Nguyễn Thị Nhân </b>



<b>Lớp </b>

<b>: DH16LG </b>



<b>MSSV </b>

<b>: 16031371 </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ii




<b>ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN </b>



<b>1. Thái độ tác phong khi tham gia thực tập:</b>


...
...


<b>2. Kiến thức chuyên môn:</b>


...
...


<b>3. Nhận thức thực tế: </b>


...
...


<b>4.Đánh giá kết quả thực tập: </b>


...
...


Ngày....tháng....năm...


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

iii



<b>ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN </b>



<b>1. Về định hướng đề tài:</b>



...
...


<b>2. Về kết cấu:</b>


...
...


<b>3. Về nội dung: </b>


...
...


<b>4. Về hướng giải pháp: </b>


...
...


<b>5. Đánh giá khác: </b>


...
...


<b>6. Đánh giá kết quả:</b>


...
...


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

iv




<b>LỜI CAM ĐOAN </b>


Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp với đề tài PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIAO
NHẬN HÀNG HỐ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH DV
GNHH THỜI GIAN “là cơng trình nghiên cứu của riêng em, không sao chép bất kì
ai,dưới sự hướng dẫn của Ths. ĐINH THU PHƯƠNG. Cơng trình có sự kế thừa một số
kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Các số liệu, tài liệu trong khóa luận là
trung thực, bảo đảm tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.


Em xin chịu mọi trách nhiệm về sự cam đoan này !


Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 11 tháng 01 năm 2020


Người cam đoan


Nguyên Thị Nhân


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

v



<b>LỜI CẢM ƠN</b>



Lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi đến nhà trường nói chung và ngành Logistics


và quản lý chuỗi cung ứng nói riêng vì đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên


ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng chúng em học tập thật tốt, giúp đỡ


chúng em trong từng mơn học, từng kì thực tập, trao dồi kiến thức chuyên ngành


hữu ích làm hành trang cho con đường công việc sau này của chúng em được tốt


hơn. Tiếp đây em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong ngành Quản trị


Logistics và chuỗi cung ứng. Đặc biệt em chân thành cảm ơn cô Đinh Thu Phương


– Chủ nhiệm lớp DH16LG chúng em, thầy Đỗ Thanh Phong và cô Võ Thị Hồng


Minh,quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, chia sẻ cho chúng em những kiến thức


thực tế bổ ích, giải đáp tất cả những thắc mắc và sửa chữa những lỗi mà chúng em



mắc phải cũng như định hướng tốt cho chúng em cho tương lai sau này. Em xin


gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất đến cô Đinh Thu Phương – Giáo viên hướng dẫn bài


thực tập cũng như bài khóa luận tốt nghiệp của em.Trong suốt q trình hướng


dẫn cho em, cô đã tận tâm giúp đỡ, góp ý, đưa ra những lời khuyên, đồng hành


cùng em từng chút một để bài báo cáo của em hồn thiện hơn.



Vì kinh nghiệm thực tiễn và khả năng lí luận của bản thân cịn giới hạn, do đó


bài khóa luận của em sẽ khơng khỏi mắc những thiếu xót. Kính mong q thầy


cơ, anh chị và bạn bè đóng góp ý kiến để bài khóa luận của em được hoàn thiện


hơn.



Em xin chân thành cảm ơn!



Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 11 tháng 01 năm 2020


Tác giả khóa luận



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

vi



<b>MỤC LỤC </b>



<b>ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ... ii </b>



<b>ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ... iii </b>



<b>MỤC LỤC ... iv </b>



<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>



<b>CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT </b>


<b>ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HĨA QUỐC TẾ ... 1 </b>




1.1. Khái quát chung về giao nhận hàng hoá quốc tế ... 1



1.2 Đặc điểm của giao nhận hàng hoá quốc tế ... 2



1.3 Phân loại giao nhận hàng hoá quốc tế ... 2



1.3.1 Căn cứ vào phương thức vận tải ... 2



1.3.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ... 4



1.3.3 Căn cứ vào tính chất giao nhận ... 4



1.4 Vai trị của giao nhận hàng hố quốc tế ... 4



1.5 Giao nhận hàng hoá quốc tế bằng đường biển ... 5



2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh giao nhận của doanh nghiệp ... 6



2.1 Sản lượng hàng hoá luân chuyển: ... 6



2.2 Doanh thu từ hoạt động giao nhận: ... 7



2.3 Lợi nhuận từ hoạt động cung cấp dịch vụ giao nhận ... 7



2.4 Thị trường ... 8



2.5 Thị phần ... 8



3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường biển tại



doanh nghiệp ... 9



3.1 Môi trường vĩ mô ... 9



3.1.1 Môi trường kinh tế ... 9



3.1.2 Môi trường tự nhiên ... 9



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

vii



3.1.4 Mơi trường chính trị - pháp luật ... 10



3.2 Nhóm các nhân tố mơi trường vi mơ ... 10



3.2.1 Đối thủ cạnh tranh ... 10



3.2.2 Khách hàng ... 11



3.3 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp... 11



3.3.1 Tiềm lực tài chính ... 11



3.3.2 Nguồn nhân lực và năng lực quản trị ... 12



3.3.3 Nhân tố nghiên cứu và phát triển ... 12



3.3.4 Nhân tố cơ sở vật chất và kỹ thuật ... 13



4. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm về giao nhận hàng hóa của một số doanh


nghiệp trong nước và nước ngoài ... 13




4.1 Công ty cổ phần Logistics Vinalink ... 13



4.2 Công ty TNHH giao nhận vận tải quốc tế Minh Long ... 14



4.3Công ty chuyển phát nhanh và giao nhận-cung ứng, vận chuyển hàng hóa


(logistics) DHL ... 15



<b>TĨM TẮT CHƯƠNG 1 ... 17 </b>



<b>CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIAO NHẬN HÀNG HĨA QUỐC </b>


<b>TẾ CỦA CƠNG TY TNHH THỜI GIAN ... 18 </b>



1.Tổng quan về công ty TNHH DV GNHH Thời Gian ... 18



1.2Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty ... 18



1.3Chức năng và nhiệm vụ của công ty ... 18



1.4Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ... 20



1.5Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2017 ... 22



1.6Định hướng phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 ... 24



2.Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công


ty TNHH DV GNHH Thời Gian ... 25



2.1Phân tích chung về thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển


của công ty giai đoạn 2014 – 2017... 25




</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

viii



2.3Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển



phân theo thị trường ... 28



2.4Đánh giá chung về thực trạng hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường


biển của cơng ty ... 33



2.4.1Phương pháp đánh giá ... 33



3.Dự báo xu thế ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình giao nhận vận tải bằng


đường biển của TCL giai đoạn 2018 – 2020 ... 36



3.1Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ... 36



3.1.1Tình hình kinh tế ... 36



3.1.2Tình hình chính trị ... 38



3.1.3Xu hướng phát triển khoa học – Công nghệ ... 39



3.1.4Mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng ... 40



3.1.5Đối thủ cạnh tranh ... 41



3.1.6Cơ sở vật chất và hạ tầng cảng biển ... 42



3.2Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ... 43




3.2.1Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp ... 43



3.2.2Nguồn nhân lực hạn chế về số lượng và chất lượng ... 43



3.2.3Khả năng áp dụng công nghệ ... 44



3.2.4Mối quan hệ với khách hàng ... 44



3.3Đánh giá chung về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình giao nhận vận


tải bằng đường biển của công ty giai đoạn 2018 – 2020 ... 45



3.3.1Phương pháp đánh giá ... 45



3.3.2Kết quả đánh giá ... 46



<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ... 51 </b>



<b>CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HỐ </b>


<b>NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CƠNG TY ĐẾN NĂM 2020 ... 53 </b>



1.3 Định hướng và mục tiêu thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu


bằng đường biển của công ty đến năm 2020 ... 53



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

ix



1.3.2 Mục tiêu phát triển ... 54



1.4 Giải pháp thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển


của công ty đến năm 2020 ... 55




1.4.1 Kết hợp SWOT hình thành các phương án ... 55



1.5 Lựa chọn phương án thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng


đường biển của cơng ty đến năm 2020 ... 60



1.5.1 Phương pháp đánh giá ... 60



1.5.2 Kết quả đánh giá ... 60



1.6 Giải pháp thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu của cơng ty trong


giai đoạn 2018-2020 ... 61



1.6.1 Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực ... 61



1.6.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận ... 62



1.6.3 Giải pháp tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp ... 63



1.6.4 Giải pháp mở rộng quy mô thị trường truyền thống và tấn công thị trường


mới ... 64



1.7 Một số kiến nghị ... 67



1.7.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ... 67



1.7.2 Đối với Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam ... 68



<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ... 70 </b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

x



<b>DANH MỤC VIẾT TẮT; </b>



<b>WB </b> <b>World Bank </b>


<b>EU </b> <b>Liên Minh Châu Âu </b>


<b>WMS </b> <b>Warehouse Management System </b>


<b>BIGDATA </b> <b>Trung tâm dữ liệu dung lượng lớn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

xi



<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

1



<b>MỞ ĐẦU </b>
<b>1.</b> <b>Lý do chọn đề tài </b>


Chặng đường hơn 30 năm Đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam (tính từ
năm 1986 đến nay), có thể nói, vừa là chặng đường nhiều thử thách vì nó địi hỏi những
nỗ lực khơng ngừng nghỉ của Đảng và Nhà nước, vừa là chặng đường quan trọng để
phát triển nhận thức của Đảng ta về một Việt Nam hội nhập ngày một sâu sắc và tồn
diện. Trong vịng 30 năm hội nhập, tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam mỗi năm
đạt gần 7%, cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Tính đến hết năm 2017, Việt
Nam đã thu hút được 310 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn giải
ngân thực tế là 165 tỷ USD. Một minh chứng nữa cho thấy Việt Nam đã và đang chủ
trương chủ động hội nhập, tự do hóa thương mại trong khu vực và trên thế giới đó chính


là Việt Nam đã thiết lập 26 mối quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với các
quốc gia, có cả những cường quốc hàng đầu ở Châu Á – Thái Bình Dương, các nước
ASEAN; đã ký kết, thực thi và đang tiếp tục đàm phán các Hiệp định thương mại tự do
(FTA).


Thống kê từ Báo cáo Logistics Việt Nam 2017, thị trường logistics đạt trung bình
khoảng 8 nghìn tỷ USD/năm trong hai năm gần đây, tương đương khoảng 11% GDP thế
giới. Năm 2017, giá trị thị trường ước đạt khoảng 9 nghìn tỷ USD, trong đó 4 cơng ty
logistics lớn nhất thế giới là Ceva Logistics, DHL, FedEx, và UPS chiếm 15% tổng
doanh thu toàn cầu. Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay có đến hơn 2000 doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ logistics như dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ, đại lý vận tải,
đại lý giao nhận, dịch vụ logistics,… chủ yếu tập trung tại khu vực TP.HCM và Hà Nội.
Tuy nhiên, quy mô hoạt động của đa số các cơng ty cịn nhỏ lẻ, giá cả và chất lượng dịch
vụ chưa có tính cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là một trong
những thách thức lớn mà các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam đang phải đối mặt


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

2



Kết hợp với những kiến thức được trang bị tại nhà trường, cùng mục đích cố gắng
học hỏi và tìm hiểu thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa của cơng tyem nhận thấy
cơng ty cịn một số bất cập trong khâu quản lý, tổ chức hoạt động giao nhận dẫn đến
hoạt động giao nhận có hiệu quả nhưng chưa cao em đã chọn đề tài : <b>“Phân tích tình </b>


<b>hình hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Trách </b>
<b>nhiệm hữu hạn Dịch vụ Giao nhận hàng hóa Thời Gian”</b>


<i><b>Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế </b></i>


Chương này tập trung hệ thống hố các lý thuyết về hoạt động giao nhận hàng
hoá bằng đường biển của doanh nghiệp, trọng tâm là các chỉ tiêu đánh giá tình hình giao


nhận và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận của doanh nghiệp.


<i><b>Chương 2: Phân tích tình hình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường </b></i>
<i><b>biển của Cơng ty TNHH DV GNHH Thời Gian giai đoạn 2014 – 2017 </b></i>


Sau khi giới thiệu khái quát về công ty TNHH DV GNHH Thời Gian đi sâu vào
phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công
ty giai đoạn 2014 – 2017 nhằm đánh giá những kết quả đạt được cùng những tồn tại và
nguyên nhân. Đồng thời, cũng phân tích dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty giai đoạn 2018 – 2020, từ
đó nhận diện và đánh giá các cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của công ty
TNHH DV GNHH Thời Gian trong giai đoạn này.


<i><b>Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng </b></i>
<i><b>đường biển của công ty đến năm 2020 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

1


<b>CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG </b>
<b>GIAO NHẬN HÀNG HĨA QUỐC TẾ </b>


<b>1.1.</b> <b>Khái quát chung về giao nhận hàng hố quốc tế</b>


<i>Giao nhận hàng hóa quốc tế</i> là những hoạt động nằm trong khâu lưu thơng hàng
hố - một khâu rất quan trọng và gắn liền với sản xuất và tiêu thụ - diễn ra trong phạm
vi tồn cầu, trong đó, địa điểm giao hàng và nhận hàng nằm ở hai quốc gia khác nhau.
Giao nhận quốc tế cũng gắn liền với mậu dịch quốc tế, phân cơng lao động quốc tế và
tồn cầu hố sản xuất.


<i>Nhà giao nhận hàng hố quốc tế (IFF)</i> đóng vai trò là một nhà vận chuyển


(Carrier) nhưng không sở hữu bất kỳ phương tiện vận tải nào (NVOCC – Non Vessel
Operating Common Carrier). IFF sử dụng mối quan hệ của mình với các hãng tàu, hãng
hàng không, các công ty vận tải nội địa… để mua giá cước vận chuyển sau đó bán lại
cho các chủ hàng và hưởng phần chênh lệch. Ngoài ra, IFF cũng cung cấp dịch vụ khai
thuê hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu của các chủ hàng.


Theo Điều 233, Luật Thương Mại (2005), dịch vụ giao nhận được định nghĩa là:
Họat động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều
công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan,
các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao
hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách
hàng để hưởng thù lao.


Theo Điều 3, Nghị định số 140/2007/NĐ-CP(2007), Thương nhân kinh doanh
dịch vụ giao nhận được định nghĩa là:


Thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ giao nhận cho khách hàng bằng cách tự
mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khác thực hiện một hoặc nhiều cơng
đoạn của dịch vụ đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

2


đồng đối ứng với người vận tải, gom hàng, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, lưu
bãi,… theo sự ủy thác của chủ hàng.


<b>1.2Đặc điểm của giao nhận hàng hoá quốc tế </b>


− <i>Chủ thể của dịch vụ giao nhận vận tải gồm hai bên</i> là Nhà cung cấp dịch vụ và
Khách hàng. Trong đó:



+ <i>Nhà cung cấp dịch vụ</i> phải là thương nhân có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
logistics theo quy định của pháp luật.


+ <i>Khách hàng</i> là những người có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu
sử dụng dịch vụ giao nhận. Khách hàng cũng có thể là người vận chuyển hay
thậm chí là người làm dịch vụ khác. Như vậy, khách hàng có thể là thương
nhân hay không phải là thương nhân; có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc khơng
phải là chủ sở hữu hàng hóa.


− <i>Mang những đặc điểm chung của ngành dịch vụ: </i>là hàng hóa vơ hình, khơng có tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận
của người được phục vụ, không tạo ra sản phẩm vật chất và chỉ làm cho đối tượng
thay đổi vị trí về mặt khơng gian mà khơng tác động về mặt kỹ thuật làm thay đổi
đối tượng đó.


− <i>Mang tính thụ động:</i> phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng, các quy định của người
vận chuyển, các ràng buộc về luật pháp, thể chế chính phủ, tính thời vụ,…


− <i>Hiệu quả cơng việc phụ thuộc vào người làm dịch vụ: </i>người làm dịch vụ giao nhận


ngồi việc làm thủ tục, mơi giới, lưu cước còn tiến hành một chuỗi các dịch vụ khác
như gom hàng, chia hàng, bốc xếp,… vì thế cơng việc có đạt hiệu quả cao hay khơng
cịn phụ thuộc vào kinh nghiệm và trình độ người làm dịch vụ.


<b>1.3 Phân loại giao nhận hàng hoá quốc tế </b>
<b>1.3.1Căn cứ vào phương thức vận tải </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

3


giao nhận bằng đường biển chính là cước phí vận chuyển thấp hơn so với các loại


phương tiện vận tải khác và phù hợp với vận chuyển hàng hóa số lượng lớn.


− <i>Giao nhận hàng hoá bằng đường bộ</i> là phương thức vận chuyển hàng hóa bằng
các phương tiện di chuyển trên bộ như ô tô, xe khách, xe tải, xe bồn, xe fooc, xe
container, rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo ô tô,… Vận tải bằng đường bộ là hình thức
vận tải thơng dụng nhất trong các loại hình vận tải và là lựa chọn hàng đầu trong vận
chuyển nội địa.Ưu điểm của hình thức giao nhận này là tiện lợi, có tính cơ động và khả
năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình, có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li
ngắn và trung bình.


− <i>Giao nhận hàng hố bằng đường hàng khơng</i> là phương thức mà hàng hóa được
chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng (Cargo Aircraft hay Freighter), hoặc chở
trong phần bụng của máy bay hành khách (Passenger Plane). Hàng hóa vận chuyển
đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ tổng trọng lượng hàng vận chuyển quốc tế (chưa
đến 0,5%), trong khi đó lại chiếm tới khoảng 30% về mặt giá trị. Đặc điểm nổi bật của
loại hình giao nhận bằng đường hàng không là tốc độ vận chuyển nhanh nhất, an tồn
nhất nhưng chi phí đắt đỏ nhất vì thế phù hợp với những hàng hóa có giá trị cao và nhạy
cảm về thời gian giao hàng, như: thư tín hàng khơng, động vật sống, dược phẩm, xa xỉ
phẩm, thiết bị kỹ thuật,…


− <i>Giao nhận hàng hóa bằng đường sắt </i>có lợi thế cạnh tranh do tiết kiệm 4,5-6 lần
nhiên liệu so với xe tải, sử dụng khơng gian và sức chứa hiệu quả hơn. Ngồi ra, các
quốc gia cũng có động lực đầu tư cho ngành vận tải đường sắt để giảm tắc nghẽn trong
vận tải đường bộ và giảm lượng khí thải gây hại cho mơi trường, trung bình, một chuyến
tàu có thể thay thế 45-50 chiếc xe tải hạng nặng trên đường. Ưu điểm của giao nhận
bằng đường sắt đó là giá thành vận chuyển thấp, mức độ an toàn cao, đặc biệt là trong
lĩnh vực chuyên chở hàng hóa siêu trường siêu trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

4



thống đường ống nối liền. Tuy nhiên, chi phí xây dựng hệ thống đường ống khá tốn kém
và đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của chính quyền.


− <i>Giao nhận đa phương thức (Intermodalism)</i> là việc sử dụng ít nhất 2 phương thức
vận tải trong chuỗi vận tải door-to-door1<sub> (Theo tài liệu “Benchmarking Intermodal </sub>


freight transport” do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD2<sub>) xuất bản năm </sub>


(2002). Nói cách khác, giao nhận đa phương thức chính là vận tải hàng hóa bằng nhiều
phương thức vận tải do một người vận tải (hay người khai thác – operator) tổ chức cho
toàn bộ quá trình vận tải từ điểm/cảng xuất phát thơng qua một hoặc nhiều điểm chuyển
giao đến điểm/cảng đích. Hình thức này dựa trên một hợp đồng đơn nhất và được thể
hiện trên một chứng từ đơn nhất hoặc một vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal
transport B/L) hoặc vận đơn vận tải liên hợp (Combined transport B/L).


<b>1.3.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh </b>


− <i>Giao nhận thuần tuý:</i> là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng hoá đi
hoặc đến.


− <i>Giao nhận tổng hợp:</i> là hoạt động giao nhận ngoài việc gửi hàng đi và đến còn
bao gồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hoá, vận chuyển đường ngắn, lưu kho, lưu bãi,…


<b>1.3.3Căn cứ vào tính chất giao nhận </b>


− <i>Giao nhận riêng:</i> là hoạt động do người kinh doanh xuất nhập khẩu tự tổ chức
mà không sử dụng dịch vụ giao nhận của các công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận.


− <i>Giao nhận chuyên </i>nghiệp<i>:</i> là hoạt động giao nhận được thực hiện bởi các tổ chức
chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của đối tác, khách hàng.



<b>1.4 Vai trị của giao nhận hàng hố quốc tế </b>


Dưới sự tác động của xu thế công nghệ 4.0 và bối cảnh hội nhập sâu rộng, thị
trường thương mại toàn cầu diễn ra ngày càng sôi động, hoạt động giao nhận hàng hoá
quốc tế ngày càng khẳng định được vai trị và tầm quan trọng của mình đối với sự phát
triển chung của nền kinh tế thế giới. Điều này thể hiện qua:


− <i>Giao nhận hàng hóa quốc tế giúp tiết kiệm, giảm chi phí trong q trình lưu </i>
<i>thơng phân phối</i>: Dịch vụ giao nhận càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho chi phí
vận tải và các chi phí khác phát sinh trong q trình lưu thơng, giúp người chuyên chở


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

5


đẩy nhanh tốc độ quay vịng của các phương tiện vận tải, cơng cụ vận tải và các phương
tiện phụ trợ khác.Do đó, giảm thiểu được chi phí này sẽ góp phần làm cho giá cả hàng
hóa trên thị trường giảm xuống, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, tăng yếu tố cạnh
tranh trong các doanh nghiệp.


− <i>Dịch vụ giao nhận góp phần mở rộng thị trường trong bn bán quốc tế:</i> có tác
dụng như cầu nối trong vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường đến các thị trường
nước ngoài đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. Dịch vụ này sẽ giúp doanh
nghiệp khai thác và mở rộng thị trường nhanh và mạnh hơn.


− <i>Giao nhận hàng hóa quốc tế cũng góp phần hồn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng </i>
<i>từ kinh doanh quốc tế</i>:Sự phát triển của hoạt động giao nhận quốc tế góp phần cải tiến
hệ thống văn bản, thủ tục liên quan theo hướng hiệu quả hơn, tiết kiệm chí phívà đơn
giản hóa, giúp quy trình kinh doanh xuất-nhập khẩu của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi
hơn.



− <i>Ngoài ra,</i> dịch vụ này cịn góp phần nâng cao hiệu quả pháp lý, tăng cường sức
cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất-nhập khẩu, đồng thời gia tăng giá trị
kinh doanh của các doanh nghiệp giao nhận.


<b>1.5Giao nhận hàng hoá quốc tế bằng đường biển </b>


Giao nhận hàng hoá quốc tế bằng đường biển là dịch vụ liên quan đến việc vận
chuyển hàng hoá từ quốc gia này sang quốc gia khác bằng phương tiện vận tải biển
chuyên dụng, theo đó, hàng hố chun chở sẽ được đóng vào các container tuỳ theo
tính chất của từng mặt hàng.


− <b>Đặc điểm: </b>


+ Có khả năng chuyên chở tất cả các loại hàng hóa.
+ Các tuyến đường vận tải đường biển đa số là tự nhiên.
+ Năng lực chuyên chở của vận tải biển rất lớn.


+ Chi phí xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng thấp do giao thông tự nhiên.


+ Khả năng chuyên chở hàng hóa của các phương tiện lớn, chở được nhiều
loại hàng hóa khác nhau với số lượng tương đối lớn.


+ Khả năng sử dụng để vận chuyển các container chuyên dụng khá cao.
+ Cước phí vận chuyển thấp hơn so với các loại phương tiện vận tải khác, phù


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

6
− <b>Phân loại: </b>


+ <i>Vận chuyển hàng nguyên (FCL – Full Container Load)</i> là nghiệp vụ được
áp dụng khi lượng hàng xuất đi lớn, có tính chất giống nhau, chiếm trọn một


container. Người gửi hàng sẽ thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng
nếu khối lượng hàng lớn đủ để chứa đầy một hay nhiều container.


+ <i>Vận chuyển hàng lẻ (LCL – Less than Container Load)</i> là nghiệp vụ vận
chuyển hàng hoá nhỏ lẻ, áp dụng khi người gửi hàng có kiện hàng nhỏ muốn
đóng chung vào container cùng những loại hàng khác để tiết kiệm chi phí.
Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ, hay còn gọi là người gom hàng
(Consolidator) sẽ có trách nhiệm đứng ra tập hợp những lô hàng lẻ từ các
chủ hàng, tiến hành phân loại, sắp xếp và đóng hàng vào container, niêm
phong theo quy định, làm thủ tục hải quan, đưa container lên tàu, dỡ
container xuống bãi và giao hàng cho người nhận.


+ <i>Vận chuyển kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL) </i>là sự kết hợp của 2 phương
thức FCL và LCL. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thoả thuận
với người chuyên chở để áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp. Cụ thể,
FCL/LCL là phương thức gửi nguyên, giao lẻ; LCL/FCL là phương thức
gửi lẻ giao nguyên. Khi giao hàng bằng phương thức kết hợp, trách nhiệm
của chủ hàng và người chuyên chở cũng có sự thay đổi phù hợp.


<b>2.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh giao nhận của doanh nghiệp </b>
<b>2.1Sản lượng hàng hoá luân chuyển: </b>


Sản lượng hàng hoá luân chuyển là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động vận tải
hàng hoá trong một thời kì nhất định (tháng, quý, năm).Chỉ tiêu này thường áp dụng cho
doanh nghiệp chỉ kinh doanh một phương thức giao nhận, hoặc có cơ cấu dịch vụ giao
nhận ít thay đổi qua các kỳ kinh doanh Sản lượng hàng hoá luân chuyển là khối lượng
hàng hoá vận chuyển tính theo cự ly (quãng đường) vận chuyển thực tế (Km)..


Trong đó:



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

7


Các đơn vị được dùng để tính khối lượng hàng hố vận chuyển bao gồm:
• Theo khối lượng: Tấn


• Theo thể tích: CBM (m3<sub>) </sub>


• Theo giá trị: đơn vị tiền tệ
• Theo container: TEU


<b>2.2Doanh thu từ hoạt động giao nhận: </b>


Doanh thu là thước đo đánh giá kết quả kinh doanh phổ biến nhất. Theo Thông
tư 89/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính (2002), “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh
tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh thơng thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.


Doanh thu từ hoạt động giao nhận là tổng số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ
việc cung cấp các dịch vụ giao nhận bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi
ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hố theo thoả thuận
với khách hàng.


Cơng thức tính:


<b>Doanh thu từ hoạt động </b>


<b>giao nhận </b> <b>= </b>


<b>Sản lượng hàng hoá </b>


<b>ln chuyển </b> <b>x </b>


<b>Cước phí </b>
<b>giao nhận </b>


Trong đó:


+ <i>Cước phí giao nhận</i> là mức phí mà khách hàng cần phải trả cho công ty thực
hiện dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế khi giao dịch hàng hoá


Ý nghĩa kinh tế:


Doanh thu phản ánh tổng hợp quy mô, kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp bằng giá trị. Đồng thời, đây cũng là
chỉ tiêu cơ bản để phân tích các chỉ tiêu kinh tế - tài chính khác và đánh giá hiệu quả
kinh doanh dịch vụ giao nhận của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể.


<b>2.3Lợi nhuận từ hoạt động cung cấp dịch vụ giao nhận </b>


Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng và phần
nào phản ánh được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, đó là phần
thu nhập cịn lại sau khi đã trừ đi chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

8


Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh cuối cùng và một
phần hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả
kinh doanh của một doanh nghiệp, quyết định mạnh mẽ đến sự tồn tại và khả năng phát
triển trong tương lai. Ngồi ra, phân tích lợi nhuận cịn thấy được việc chấp hành các
chế độ chính sách về phân phối và sử dụng do nhà nước quy định.



<b>2.4Thị trường </b>


Theo quan niệm truyền thống, thị trường được hiểu là một địa điểm cụ thể, ở đó
người mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hoá hay dịch vụ.


Trong kinh tế học, khái niệm thị trường được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là nơi
có các quan hệ mua bán hàng hố, dịch vụ giữa vô số người bán và người mua có quan
hệ cạnh tranh với nhau, bất kể ở địa điểm nào, thời gian nào.


Theo quan điểm Marketing hiện đại, thị trường là nơi tập hợp những người hiện
đang hoặc sẽ có nhu cầu đối với một sản phẩm hay dịch vụ nhất định. Như vậy, quy mô
thị trường gắn liền với số lượng người mua có thể có đối với một sản phẩm hay loại hình
dịch vụ nhất định do người bán cung cấp. Nói cách khác, thị trường là tập hợp những
khách hàng hiện tại và mục tiêu của công ty.


Cụ thể hơn trong ngành giao nhận, thị trường là chỉ tiêu phản ánh phạm vi hoạt
động của doanh nghiệp giao nhận đồng thời là nhân tố quyết định đầu vào và đầu ra của
doanh nghiệp đó. Về mặt ý nghĩa, thị trường cung cấp thông tin cho cả doanh nghiệp
giao nhận lẫn khách hàng về số lượng, chất lượng, cơ cấu và giá cả các loại hình dịch
vụ.


<b>2.5Thị phần </b>


Thị phần (Market share) là một phần của thị trường, thị phần của một doanh
nghiệp chính là phần thị trường mà doanh nghiệp đó nắm giữ trong tổng quy mô thị
trường. Đây là chỉ số đo lường phần trăm về mức tiêu thụ đối với dịch vụ giao nhận mà
doanh nghiệp cung cấp so sánh với đối thủ cạnh tranh cùng ngành hoặc với toàn bộ thị
trường ngành.



</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

9


<b>3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường biển </b>
<b>tại doanh nghiệp</b>


Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các
yếu tố đầu vào để đạt được kết quả đầu ra cao nhất trong quá trình kinh doanh với mức
chi phí thấp nhất. Trong đó, các yếu tố đầu vào bao gồm tư liệu lao động, nhân công,
vốn chủ sở hữu, vốn vay,… còn kết quả đầu ra được đo lường bằng các chỉ tiêu như
tổng doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, giá trị tổng sản lượng,…


<b>3.1 Môi trường vĩ mô </b>
<b>3.1.1Môi trường kinh tế </b>


Đây là nhân tố có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Môi trường kinh tế có khả năng quyết định sức mua của một thị trường, xu
hướng tiêu dùng, quy mô hay tốc độ đầu tư,… Về bản chất, mơi trường kinh tế nói lên
mức độ tăng trưởng và định hướng phát triển của nền kinh tế mà doanh nghiệp đang
hoạt động. Chính vì vậy, những biến động trong mơi trường kinh tế có thể dẫn đến cơ
hội hoặc thách thức cho doanh nghiệp.


Một ví dụ điển hình đó là GDP 2017 ước tăng 6,7%, cao hơn khoảng 0,5 điểm %
so với năm 2016 nhờ sự cải thiện mạnh về tổng cung của nền kinh tế và được dự báo
tiếp tục tặng trong năm 2018. GDP tăng kéo theo thu nhập bình qn đầu người và lượng
cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng theo. Đó sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh
nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng thị trường nội địacũng là cơ hội cho các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa gia tăng quy mơ doanh thu của
mình.


<b>3.1.2Mơi trường tự nhiên </b>



Mơi trường tự nhiên ở mỗi quốc gia là khác nhau, như vị trí địa lý, tài nguyên
thiên nhiên, tính mùa vụ, khí hậu, địa hình,… Những đặc điểm về tự nhiên có khả năng
ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh hay quá trình vận chuyển hàng hóa, vì thế các nhân
tố thuộc mơi trường tự nhiên có thể là cơ hội hoặc thách thức đối với các doanh nghiệp
đang kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

10


nghiệp hay điều kiện bảo quản hàng hóa…; thiên tai cũng có thể cản trở q trình vận
chuyển hàng trên biển, gây hư hại cho tàu, người và hàng hóa…


<b>3.1.3Mơi trường khoa học cơng nghệ </b>


Sự bùng nổ của khoa học cơng nghệ làm cho vịng đời của các sản phẩm công
nghệ bị rút ngắn lại. Việc công nghệ liên tục đổi mới cho phép tạo ra hàng loạt sản phẩm
mới có tính năng, chất lượng vượt trội nhưng đồng thời cũng có thể khiến cho những
sản phẩm truyền thống trở nên giảm giá trị chỉ sau một đêm.


Chính vì vậy, những nhân tố về khoa học công nghệ cũng phần nào ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục
đổi mới và cải tiến quy trình cũng như nhạy bén nắm bắt thị trường để không rơi vào
trạng thái bị động trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay.


<b>3.1.4Mơi trường chính trị - pháp luật </b>


Mơi trường chính trị của một quốc gia thể hiện qua thể chế chính trị, hệ thống
pháp luật, các chính sách và đường lối phát triển. Đây là nền tảng để tạo nên một môi
trường kinh doanh đặc trưng của mỗi quốc gia. Một quốc gia có mơi trường chính trị ổn
định, hệ thống pháp luật hồn thiện và phù hợp sẽ là cơ hội cho bất kì doanh nghiệp nào


đang kinh doanh tại thị trường quốc gia đó và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hoạch định
và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.


Thêm vào đó, việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước bạn và tham gia vào
các tổ chức thương mại quốc tế đã mở ra con đường thuận lợi không chỉ cho các doanh
nghiệp xuất-nhập khẩu mà còn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa quốc tế. Hầu hết các mặt hàng xuất-nhập khẩu hiện nay ít phải chịu rào cản từ các
hàng rào thuế quan và mậu dịch hơn. Tuy nhiên các doanh nghiệp khi làm dịch vụ cũng
cần lưu ý khi hệ thống pháp luật của nước sở tại ngày càng chặt chẽ hơn, buộc hàng hóa
nhập phải đáp ứng tiêu chuẩn thì mới được thơng quan nhằm tránh vướng phải những
sai sót khơng đáng có. Chính vì vậy, có thể nói mơi trường chính trị và hệ thống pháp
luật vừa đem lại nhiều cơ hội những cũng vừa đem lại thách thức cho các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ giao nhận quốc tế.


<b>3.2Nhóm các nhân tố môi trường vi mô </b>
<b>3.2.1Đối thủ cạnh tranh </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

11


cạnh tranh được chia làm hai loại, đó là đối thủ cạnh tranh hiện hữu và đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn. Trong đó, đối thủ cạnh tranh hiện hữu là các doanh nghiệp đang hoạt động
chung lĩnh vực với doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp có khả
năng gia nhập ngành trong tương lai.


Cạnh tranh là động lực thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, với nguyên tắc
doanh nghiệp nào hoàn thiện hơn và thỏa mãn được nhu cầu thị trường tốt hơn thì sẽ
phát triển và tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, mặt trái của cạnh tranh đó chính là tạo ra rào cản
cho những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, khi doanh nghiệp đó cịn non trẻ và
chưa có vị thế, có thể nói, cạnh tranh trên thị trường giống như một sân chơi thương
mại, nơi chỉ dành cho những doanh nghiệp thực sự dày dạn kinh nghiệm hay có khả


năng cung cấp dịch vụ tối ưu vượt trội những doanh nghiệp khác cùng ngành.


<b>3.2.2Khách hàng </b>


Khách hàng là người sử dụng dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, họ có thể là cá
nhân hoặc tổ chức, nói cách khác, họ chính là nhân tố quyết định đầu ra của doanh
nghiệp. Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp các nhóm khách hàng khác nhau. Mỗi
nhóm khách hàng sẽ có những đặc trưng riêng, phản ánh qua quá trình mua sắm của họ,
và những đặc điểm này chính là gợi ý quan trọng cho q trình đưa ra chiến lược kinh
doanh định hướng khách hàng của doanh nghiệp.


Bên cạnh đó, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng rất đa dạng và có phần cao cấp
hơn trong thời đại của khoa học và cơng nghệ. Chính vì thế, các dịch vụ thường xuyên
được cải tiến nhằm chiều theo thị hiếu của người tiêu dùng. Những doanh nghiệp thành
công thường là những doanh nghiệp biết tạo ra xu hướng tiêu dùng và kinh doanh đúng
loại hình dịch vụ đánh trúng tâm lý khách hàng. Để chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường
và đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận
cần nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu của mình và cải tiến quy trình
sao cho đáp ứng khách hàng một cách tối ưu nhất.


<b>3.3Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp </b>
<b>3.3.1Tiềm lực tài chính </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

12


khơng bao gồm các tài sản lưu động và tài sản cố định của doanh nghiệp mà có thể bao
gồm các khoản thu nhập trong tương lai và những khoản vay mượn.


Tiềm lực tài chính đóng vai trị quyết định trong các dự án đầu tư, đổi mới công
nghệ, đào tạo nhân lực,… của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính


sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với những nguồn lực tốt hơn, công nghệ mới hơn những
doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần tính tốn kỹ lưỡng việc phân
bổ nguồn tài chính như thế nào là tối ưu và đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động kinh
doanh dịch vụ giao nhận và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.


<b>3.3.2Nguồn nhân lực và năng lực quản trị </b>


Đầu tư có lời nhất trong dài hạn chính là đầu tư vào con người. Trong thời đại
ngày nay, nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định sự thành bại của một tổ chức. Để
hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt nhất địi hỏi doanh nghiệp trên hết phải có một đội
ngũ nhân viên có nghiệp vụ giỏi năng lực xử lý công việc tốt. Hoạt động giao nhận có
diễn ra thuận lợi hay khơng, hàng hố có đến tay người nhận đúng như yêu cầu hay
không phụ thuộc rất lớn vào trình độ của những người tham gia trực tiếp và gián tiếp
vào quá trình giao nhận. Vì thế, kinh nghiệm và trình độ người tham gia vào quy trình
bao giờ cũng được ưu tiên hàng đầu, đó là một trong những nhân tố có tính quyết định
đối với chất lượng dịch vụ giao nhận cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thương
trường.


Hơn thế nữa, để bộ máy có thể vận hành tốt và tuân thủ quy trình, doanh nghiệp
phải được điều hành bởi những nhà quản trị giỏi. Tóm lại, đầu tư để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đặc biệt là phát triển đội ngũ quản trị cấp cao sẽ giúp doanh nghiệp tạo
ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường và tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.


<b>3.3.3Nhân tố nghiên cứu và phát triển </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

13


trình và dịch vụ mới mang tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng tốt
hơn.



Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc
tế, cơng việc nghiên cứu và hoàn thiện dịch vụ sẽ là chiếc chìa khóa cạnh tranh của
doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ càng cao, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp càng đơn
giản hóa được thủ tục giao nhận, giảm chi phí, tận dụng tốt những nguồn lực tiềm năng
như con ngườitiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian cho khách hàng,...


<b>3.3.4Nhân tố cơ sở vật chất và kỹ thuật </b>


Cơ sở vật chất và kỹ thuật là nhân tố quyết định quy mô kinh doanh của doanh
nghiệp, năng suất, chất lượng dịch vụ,… Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng
hiện đại thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng thuận lợi, chẳng hạn: kho hàng
tiêu chuẩn góp phần lưu giữ, bảo quản hàng hố được tốt hơn, phương tiện vận chuyển
hiện đại giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa, hệ thống liên lạc áp
dụng cơng nghệ, kỹ thuật cao góp phần nâng cao chất lượng phục vụ,… Bên cạnh đó,
sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thông tin cũng sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực giao nhận nâng cao khả năng quản lý quy trình giao nhận cũng như tiếp
cận thơng tin về khách hàng, hàng hoá chỉ qua hệ thống máy tính.


Chính vì thế, đầu tư cho cơ sở vật chất và kỹ thuật trong dài hạn sẽ giúp doanh
nghiệp tạo dựng được thương hiệu và vị thế trên thương trường quốc tế, mở đường cho
doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ giao nhận có quy mô rộng hơn và đa dạng hơn.


<b>4.Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm về giao nhận hàng hóa của một số doanh </b>
<b>nghiệp trong nước và nước ngồi</b>


<b>4.1Cơng ty cổ phần Logistics Vinalink</b>


− Áp dụng chính sách lao động nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và phúc lợi cho
người lao động:



+ Xây dựng hệ thống nội quy, quy chế bảo vệ đơn vị, bảo vệ bí mật kinh doanh
hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

14


+ Hoạt động đào tạo NLĐ: Cơng ty khuyến khích nhân viên làm chủ việc học tập
để làm việc tốt hơn, đồng thời tạo cơ hội cho NLĐ nâng cao năng lực bản thân
và phát triển nghề nghiệp, điển hình như: Hốn chuyển cơng việc; tổ chức đi
thăm đại lý nước ngoài, khảo sát thị trường, thăm khách hàng; mở các khoá học
theo chủ đề, hội thảo, hội nghị; các chương trình đào tạo chính quy...


− Cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý:


+ Tiếp tục hoàn thiện và sắp xếp lại tổ chức nhân sự, bộ máy kinh doanh, hình
thành các Khối dịch vụ, tạo bộ máy chủ động và tập trung phát triển dịch vụ ở
từng Khối, thống nhất quy trình kiểm sốt chặt chẽ hơn q trình thực hiện dịch
vụ.


+ Thay đổi phương thức khuyến khích CBNV thơng qua việc trích lập Quỹ Khen
thưởng – Phúc lợi từ lợi nhuận sau thuế sang việc quyết định mức chi cho việc
khuyến khích hồn thành tốt công việc hàng năm gắn với kết quả kinh doanh
(không bao gồm thu từ lợi nhuận được chia từ các cơng ty liên doanh, liên kết)
tính vào chi phí kinh doanh.


+ Triển khai quản lý an ninh C-TPAT3 theo tiêu chuẩn của Hải quan Mỹ; xây
dựng trang web mới


<b>4.2Công ty TNHH giao nhận vận tải quốc tế Minh Long </b>



− <i>Linh hoạt trong công tác Sale – Marketing: </i>


+ Giảm giá thành các loại hình dịch vụ trong thời điểm ít hàng nhằm hạn chế ảnh
hưởng của tính thời vụ và cải thiện doanh thu.


+ Cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đi kèm theo hợp đồng như: tư vấn
miễn phí cho khách hàng tình hình thị trường, tình hình cạnh tranh, tư vấn pháp
luật, chứng từ,…


+ Tăng cường các dịch vụ hậu mãi, hỏi thăm tình hình lơ hàng sau khi cung cấp
dịch vụ, tri ân khách hàng, khảo sát ý kiến đánh giá sự hài lòng của khách
hàng,…


3<sub>Chương trình an ninh phối hợp giữa hải quan Mỹ và bảo vệ biên giới để xây dựng an ninh chuỗi cung ứng và biên </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

15


<b>4.3Công ty chuyển phát nhanh và giao nhận-cung ứng, vận chuyển hàng hóa </b>
<b>(logistics) DHL </b>


Trong gần 40 năm hoạt động, bí quyết giúp DHL ln giữ vững vị trí hàng đầu
của mình chính là sự đột phá trong cả chính sách lẫn ứng dụng khoa học cơng nghệ mới,
điển hình:


− <i>eServices và cơng nghệ:</i> DHL ln khơng ngừng tìm kiếm những giải pháp cơng
nghệ tiên tiến. Họ đã dành 10% tổng doanh thu để đầu tư và cải tiến cơng nghệ
thơng tin. eServices chính là một trong những phần mềm xuất sắc nhất của DHL,
cho phép các khách hàng truy cập vào hệ thống và kiểm sốt, theo dõi q trình
của chuỗi cung ứng hay lô hàng.



− <i>Liên doanh thương mại: </i>DHL không chỉ tham gia vào các liên minh chiến lược,
tổ chức logistics tồn cầu mà cịn phát triển bộ máy tổ chức với quy mơ tồn cầu,
được biết đến với tên gọi “Công ty liên doanh”, nhằm tăng sự phụ thuộc và hỗ
trợ lẫn nhau trong quá trình kinh doanh.


− <i>Đầu tư phát triển ngành logistics xanh:</i> một cải tiến cũng được DHL áp dụng là
chương trình Smart Trucks, lựa chọn đường đi ngắn nhất và nhanh nhất cho các
tài xế dự trên các kỹ thuật nhận hàng và giao hàng thông minh. Các dữ liệu sẽ
được truyền trực tiếp đến một hệ thống linh hoạt để tính tốn tuyến đường đi tùy
thuộc vào tình hình giao thơng hiện hành, giúp giảm đến 15% tổng khí thải bằng
cách giảm quãng đường di chuyển. Chương trình này hiện đang được áp dụng ở
những thị trường mới như Ấn Độ, một thị trường rất đông dân cư và thường
xuyên xảy ra nạn kẹt xe.


<b>Bài học kinh nghiệm </b>


Thông qua những kinh nghiệm đúc kết từ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
giao nhận hàng hố quốc tế trong nước và nước ngồi, tác giả rút ra những bài học kinh
nghiệm giúp công ty thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

16


− Tối thiểu hoá chi phí đầu vào cũng như các phụ phí liên quan, rà soát, kiểm tra
thường xuyên việc sử dụng các định mức nguyên, nhiên liệu đối với quy trình
giao nhận, khai thác tối đa công suất các phương tiện, thiết bị, kho, bãi.


− Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm tận dụng lợi thế của cơng ty cũng như
phịng ngừa rủi ro khi có bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào có dấu hiệu suy giảm.
Đồng thời, cung cấp thêm cho khách hàng những dịch vụ đi kèm theo hợp đồng
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận của công ty.



</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

17


<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 1</b>


Trong chương này tác giả trình bày hệ thống cơ sở lý thuyết về phân tích tình hình
giao nhận hàng hố bằng đường biển của doanh nghiệp bao gồm các nội dung chính:


<i>Một là,</i> khái quát chung về hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế và giao nhận
hàng hoá quốc tế bằng đường biển bao gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò
của người giao nhận.


<i>Hai là,</i> hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình giao nhận hàng hoá quốc tế bằng
đường biển của doanh nghiệp. Trong đó, các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh dịch
vụ giao nhận của doanh nghiệp bao gồm: sản lượng hàng hoá luân chuyển, doanh thu từ
hoạt động giao nhận, lợi nhuận từ hoạt động cung cấp dịch vụ giao nhận, thị trường, thị
phần giao nhận của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ
giao nhận bao gồm: suất sinh lợi trên doanh thu (ROS), suất sinh lợi trên chi phí (ROC).


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

18


<b>CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIAO NHẬN HÀNG HĨA QUỐC TẾ </b>
<b>CỦA CƠNG TY TNHH THỜI GIAN </b>


<b>1.Tổng quan về công ty TNHH DV GNHH Thời Gian </b>
<b>1.2Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty </b>


Tên tiếng việt : <b>CƠNG TY TNHH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA THỜI </b>
<b>GIAN</b>



Tên giao dịch quốc tế : <b>TIMES CARGO LOGISTICS CO., LTD</b>


Tên viết tắt :<b>TCL Co., LTD</b>


Trụ sở chính : <b>133 Dương Bá Trạc, Phường 1, Quận 8, TP.HCM, Việt Nam</b>
Điện thoại : <b>(+84) 28 7305 6788</b>


Website : <b>www.tcllogistic.com</b>


Mã số thuế : <b>0307724274</b>


Fax : <b>(+84) 28 7301 8168</b>


Email : <b></b>


Công ty TNHH Vận tải hàng hóa Thời Gian được thành lập năm 2010, có trụ sở
tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua nhiều năm phát triển, công ty đã trở thành một trong
những nhà giao nhận vận tải hàng đầu, nhà cung cấp dịch vụ Logistics (đường biển/
đường bộ/ đường hàng khơng), hàng hóa nguy hiểm, các dự án và đặc biệt là trong lĩnh
vực vận tải đa phương thức Campuchia & Lào đến và từ khắp nơi trên thế giới với hơn
100 nhân viên tại 5 văn phịng khác nhau.


Cơng ty đã làm việc với mạng lưới các đối tác đáng tin cậy trong nước và nước
ngoài cũng như nhiều hãng vận tải biển và hãng hàng không chọn lọc, đảm bảo rằng
chuyến hàng đến đích một cách an tồn và đúng kế hoạch. Bên cạnh đó, cơng ty cũng
cam kết "Nhanh, an toàn, hiệu quả và giá cả cạnh tranh" và cung cấp cho các khách hàng
một "Giải pháp hậu cần tích hợp”.


<b>1.3Chức năng và nhiệm vụ của công ty </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

19


Tổ chức thực hiện các dịch vụ giao nhận vận tải và cung cấp giải pháp hậu cần
chuyên sâu đối với các hàng hóa nguy hiểm như dược phẩm, khí nén, chất lỏng dễ cháy,
thuốc độc,…


Tổ chức thực hiện các dịch vụ môi giới hải quan như: thông quan hàng hóa tại
các cảng biển / cảng hàng khơng hoặc cảng nội địa / khu công nghiệp / khu chế xuất;
thay mặt chủ hàng làm các thủ tục giao nhận tại cảng, giám định kiểm dịch đóng gói
nhãn hiệu hàng hóa, trực tiếp trả tiền cước bốc dỡ, vận tải, vận chuyển tại cảng, bến bãi.
Nghiên cứu và nắm bắt các nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng
và tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh có hiệu quả và nâng cao chất lượng giao
nhận.


Khai thác tối đa hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để mở rộng quy mô kinh
doanh. Tăng cường công tác quản lý tài chính, tạo mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với các
bạn hàng trên thế giới và trong khu vực.


Đảm bảo chất lượng cuộc sống, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ
nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, đồng thời đảm bảo điều kiện làm việc an toàn,
thuận lợi để cơng nhân viên hồn thành tốt các cơng việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

20


<b>1.4Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của cơng ty </b>


<i><b>Hình. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty </b></i>
<b>TNHH DV GNHH Thời Gian </b>


<i>Nguồn: Báo cáo từ phịng Hành chính – Nhân sự của công ty </i>



<b>Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: </b>


Đứng đầu công ty là Chủ tịch Viên Thiếu Phát, người đại diện pháp lý cũng như
người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty TNHH DV GNHH Thời Gian.


<i>Tổng giám đốc</i>là người quản lý điều hành chung hoạt động của cơng ty và chịu


trách nhiệm đưa ra các chính sách phát triển cho công ty, ban hành quy chế quản lý nội
bộ. Tổng giám đốc cũng là người trực tiếp quản lý các giám đốc chi nhánh, giám đốc
văn phịng mơi giới Hải quan và giám đốc tài chính.


<i>Giám đốc tài chính</i> có nhiệm vụ quản lý tài chính như nghiên cứu, phân tích, xử
lý các vấn đề thuộc tài chính của doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch tài chính ngắn
hạn và dài hạn, khai thác hiệu quả nguồn vốn của công ty. Bên cạnh đó, giám đốc tài


Chủ tịch


Tổng Giám đốc


Giám đốc
Tài chính


Giám đốc
chi nhánh


Giám đốc văn
phịng mơi giới Hải


quan



Phịng
Kế tốn


Phịng Xuất
– Nhập khẩu


Phịng Hành
chính – Nhân sự


Phòng
Marketing


Bộ phận
Chứng từ


Bộ phận
Giao nhận


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

21


chính cũng là người nắm rõ nhất hoạt động của bộ máy kế toán và làm việc trực tiếp với
các kế toán trưởng.


<i>Giảm đốc chi nhánh / giám đốc văn phịng mơi giới Hải quan</i> là những người
quản lý điều hành hoạt động kinh doanh tại từng chi nhánh / văn phòng theo chỉ đạo của
cấp lãnh đạo. Đảm bảo tuyển dụng và tổ chức kế hoạch đào tạo nhân sự đáp ứng về trình
độ chun mơn phù hợp, theo sơ đồ tổ chức, định biên được duyệt. Xây dựng và đề xuất
kế hoạch kinh doanh , điều hành và quản lý việc thực hiện kế hoạch kinh doanh và chính
sách kinh doanh đã được duyệt của Công ty; bảo đảm hiệu quả kinh doanh của Chi


nhánh. Đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch doanh số và lợi nhuận được giao


− <i>Phịng Kế tốn:</i> giúp Giám đốc về cơng tác kế tốn thống kê, thơng tin kinh tế,
các hoạt động liên quan đến quản lý tài chính, tổ chức hạch tốn, thống kê kế tốn chính
xác, đầy đủ các số liệu, tình hình luân chuyển các loại vốn trong q trình kinh doanh
của Cơng ty, phối hợp với các phịng ban trong Cơng ty để cùng hồn thành cơng việc
được giao.


− <i>Phịng Xuất-Nhập khẩu:</i> Chịu trách nhiệm làm và xử lý các chứng từ xuất nhập
khẩu, chuẩn bị các thủ tục cần thiết để xuất, nhập khẩu hàng hóa (Bộ chứng từ khai hải
quan hàng xuất, nhập khẩu; Khai hải quan tờ khai xuất nhập khẩu, quá cảnh; bộ chứng
từ xin cấp C/O; bộ chứng từ thanh toán xuất nhập khẩu…),kiểm tra thủ tục hải quan và
trực tiếp xuống hiện trường khi cần thiết theo sự chỉ đạo của cấp quản lý, kiểm tra và
lưu trữ chứng từ., làm các báo cáo theo yêu cầu của các cấp quản lý, thực hiện các công
việc khác theo sự phân cơng của các cấp quản lý.


− <i>PhịngHành chính-Nhân sự:</i> Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn
nhân lực, ngân sách và các chế độ chính sách nhân sự; tuyển dụng, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực cho cơng ty; đánh giá thành tích, năng lực, lương thưởng của nhân viên;
tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Ban Giám đốc; hỗ trợ các bộ phận
khác trong việc quản lý nhân sự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

22


− <i>Phòng Kinh doanh:</i> Thúc đẩy doanh số vận chuyển hàng hóa đường biển, vận tải
hàng không, hợp nhất, dịch vụ hậu cần; thực hiện nghiên cứu thị trường và phân tích,
phát triển và thực hiện chiến lược bán hàng; chịu trách nhiệm về nhiều sáng kiến chiến
lược, bao gồm xây dựng và quản lý quan hệ đối tác bên ngoài; thực hiện các báo cáo nội
bộ theo Quy định của Công ty và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban điều hành.



<b>1.5Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2017 </b>


Với kinh nghiệm trên 5 năm trong ngành và nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ, công ty ngày càng gặt hái được nhiều thành cơng hơn. Tính đến cuối
năm 2017, kim ngạch của công ty đạt gần 14,3 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 753,2
triệu đồng


Nhìn chung, tình hình kinh doanh dịch vụ của cơng ty trong 4 năm gần đây tăng
trưởng khá tốt về mặt giá trị. Những chỉ tiêu phản ánh trong bảng số liệu cho thấy hoạt
động kinh doanh của công ty đem lại hiệu quả tích cực, lợi nhuận qua các năm đều có
xu hướng tăng và có tốc độ tăng ngày càng cao mặc dù doanh thu và chi phí cịn nhiều
biến động. Theo đó, hai chỉ tiêu doanh thu và chi phí đều tăng qua 4 năm, tuy nhiên tốc
độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2017 lại có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ hiệu quả
hoạt động kinh doanh của công ty năm 2017 khơng cao bằng các năm cịn lại. Ngồi ra,
các chỉ tiêu về suất sinh lợi doanh thu và suất sinh lợi chi phí cũng tăng khá tốt trong
giai đoạn này, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

23


<b>Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH DV GNHH Thời Gian giai đoạn 2014 – 2017 </b>


<i>Đơn vị: triệu VNĐ </i>


<b>CHỈ TIÊU </b> <b>2014 </b> <b>2015 </b> <b>2016 </b> <b>2017 </b> <b>2015/2014 </b> <b>2016/2015 </b> <b>2017/2016 </b>


Biến động % Biến động % Biến động %


<b>Tổng tài sản </b> <b>9.425,6 </b> <b>10.347,5 </b> <b>10.994,6 </b> <b>12.135,2 </b> <b>921,9 </b> <b>9,8 </b> <b>647,1 </b> <b>6,3 </b> <b>1.140,6 </b> <b>9,4 </b>


+ TSNH 7.357,2 7.842,6 8.291,5 9.144,7 485,4 6,6 448,9 5,9 853,2 9,3



+ TSDH 2.068,4 2.504,9 2.703,1 2.990,5 436,5 21,1 198,2 7,9 287,4 9,6


<b>Tổng nguồn vốn </b> <b>9.425,6 </b> <b>10.347,5 </b> <b>10.994,6 </b> <b>12.135,2 </b> <b>921,9 </b> <b>9,8 </b> <b>647,1 </b> <b>6,3 </b> <b>1.140,6 </b> <b>9,4 </b>


+ Vốn CSH 3.994,5 5.003,4 6.681,0 7.109,4 1.008,9 25,3 1677,6 33,5 428,4 6,0


+ Vốn vay 5.431,1 5.344,1 4.313,6 5.025,8 (87,0) (1,6) (1.030,5) (19,3) 712,2 14,2


<b>Doanh thu </b> <b>11.864,4 </b> <b>12.667,8 </b> <b>13.627,7 </b> <b>14.282,1 </b> <b>803,4 </b> <b>6,8 </b> <b>959,9 </b> <b>7,6 </b> <b>654,4 </b> <b>4,8 </b>


+ Các khoản giảm trừ - - - -


+ Doanh thu thuần 11.864,40 12.667,8 13.627,7 14.282,1 803,4 6,8 959,9 7,6 654,4 4,8


<b>Chi phí </b> <b>11.283,8 </b> <b>12.041,9 </b> <b>12.952,5 </b> <b>13.528,9 </b> <b>758,1 </b> <b>6,7 </b> <b>910,6 </b> <b>7,6 </b> <b>576,4 </b> <b>4,5 </b>


+ Giá vốn 9.881,0 10.237,5 10.854,1 11.037,5 356,5 3,6 616,6 6,0 183,4 1,7


+ BH&QL 1.402,8 1.804,4 2.098,4 2.491,4 401,6 28,6 294 16,3 393 18,7


<b>Lợi nhuận gộp </b> <b>1.983,4 </b> <b>2.430,3 </b> <b>2.773,6 </b> <b>3.244,6 </b> <b>446,9 </b> <b>22,5 </b> <b>343,3 </b> <b>14,1 </b> <b>471,0 </b> <b>17,0 </b>
<b>EBT </b> <b>406,6 </b> <b>625,9 </b> <b>675,2 </b> <b>753,2 </b> <b>45,3 </b> <b>7,8 </b> <b>49,3 </b> <b>7,9 </b> <b>78,0 </b> <b>11,6 </b>
<b>ROS </b> <b>4,89% </b> <b>4,94% </b> <b>5,0% </b> <b>5,3% </b> <b>0,05% </b> <b>- </b> <b>0,01% </b> <b>- </b> <b>0,3% </b> <b>- </b>
<b>ROC </b> <b>5,1% </b> <b>5,2% </b> <b>5,2% </b> <b>5,6% </b> <b>0,1% </b> <b>- </b> <b>0,02% </b> <b>- </b> <b>0,4% </b> <b>- </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

24
<b>Nguyên nhân: </b>


˗ Doanh thu tăng trưởng tốt về mặt giá trị là do công ty đã áp dụng chính sách tín


dụng hợp lý cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tăng thời hạn thanh toán hợp
đồng hay áp dụng chiết khấu khi khách hàng thanh toán hợp đồng đúng hạn. Điều này
đã giúp công ty giữ chân khách hàng tốt hơn so với những đối thủ khác, đồng thời cũng
giúp đem về cho công ty những đơn hàng một cách thường xuyên hơn.


˗ Những yếu tố làm tăng chi phí của doanh nghiệp đa phần phụ thuộc vào các chính
sách của Nhà nước về thuế, phí, thủ tục hành chính. Ngồi ra trong q trình hoạt động
kinh doanh, cơng ty cịn phát sinh rất nhiều khoản phí chính thức lẫn khơng chính thức,
nói cách khác, doanh nghiệp vẫn chưa kiểm sốt tốt các chi phí đầu vào khiến cho lợi
nhuận sụt giảm trong thời gian qua.


˗ Tính đến cuối năm 2017, lợi nhuận trước thuế của cơng ty ước tính đạt khoảng
753,2 triệu đồng, đạt mức cao nhất trong 4 năm và có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất
so với 3 năm còn lại, cụ thể là 11,6%. Nguyên nhân là do công ty đã tiến hành thanh lý
một số tài sản để tăng nguồn thu, đồng thời đưa ra chính sách thực hành tiết kiệm, giảm
lãng phí trong quá trình hoạt động kinh doanh.


<b>1.6Định hướng phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 </b>


Hướng tới mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu cung cấp
dịch vụ giao nhận, ban giám đốc đã phối hợp với các phòng ban đề ra những phương
hướng phát triển phù hợp với giai đoạn 2018-2020. Cụ thể như sau:


<i>Một là,</i> phát triển nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao, có ý thức trách
nhiệm trong công việc, thành thục nghiệp vụ và các kỹ năng mềm cần thiết, phù hợp với
văn hoá của cơng ty và có thể gắn bó lâu dài.


<i>Hai là, </i>xây dựng văn hoá doanh nghiệp vững mạnh thông qua các chính sách
giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, đồng
thời củng cố tinh thần đồn kết giữa các phịng ban và khen thưởng những đóng góp


trong cơng việc của từng cá nhân trong công ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

25


<i>Bốn là,</i> mở rộng tuyến đường hoạt động quốc tế, trong khi đó, đầu tư vào phương
tiện vận chuyển nội địa, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng kho bãi nhằm đáp ứng khối lượng
lớn hàng hoá vận chuyển.


<b>2.Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của </b>
<b>cơng ty TNHH DV GNHH Thời Gian </b>


<b>2.1Phân tích chung về thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường </b>
<b>biển của công ty giai đoạn 2014 – 2017 </b>


Việc phân tích số liệu từ báo cáo tài chính của công ty khắc hoạ một bức tranh
tổng quát nhất về kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận mà công ty đạt được
trong 4 năm qua. Tuy nhiên, những phân tích trên vẫn chưa đủ để đánh giá được hết
thực trạng hoạt động giao nhận tại công ty một cách cụ thể, đặc biệt là đối với hoạt động
giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển. Chính vì thế, trong phần này tác giả đi
sâu vào phân tích tình hình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty
thể hiện qua bảng dữ liệu dưới đây:


<b>Bảng2.2. Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường </b>
<b>biển của cơng ty (2014 – 2017) </b>


<i>Đơn vị tính: triệu VNĐ </i>


<b>CHỈ </b>


<b>TIÊU </b> <b>2014 </b> <b>2015 </b> <b>2016 </b> <b>2017 </b>



<b>2015/2014 </b> <b>2016/2015 </b> <b>2017/2016 </b>
<b>Tuyệt </b>


<b>đối </b> <b>% </b>


<b>Tuyệt </b>
<b>đối </b> <b>% </b>


<b>Tuyệt </b>
<b>đối </b> <b>% </b>
<b>Doanh thu </b> 2698,5 3.492,2 4.423,5 5.649,1 793,7 29,4 931,3 26,7 1.225,6 27,7


<b>Chi phí </b> <b>2568,2 3.312,1 4.178,5 5.312,3 743,9 29,0 866,4 </b> <b>26,2 1.133,8 27,1 </b>


+ Giá vốn 2248,9 2815,8 3501,6 4334,0 566,9 25,2 685,7 24,35 832,5 23,8


+ BH&QL 319,3 496,3 676,9 978,3 177,0 55,4 180,7 36,40 301,3 44,5


<b>EBT </b> 130,3 180,1 245 336,8 49,8 38,2 64,9 36,04 91,8 37,5


<b>ROS </b> 4,83% 5,16% 5,54% 5,96% 0,3% - 0,4% - 0,4% -


<b>ROC </b> 5,07% 5,44% 5,86% 6,34% 0,4% - 0,4% - 0,5% -


<i>Nguồn: Tính tốn từ số liệu của cơng ty do Phịng Kế tốn cung cấp </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

26


nhuận trước thuế trong giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty đều


có xu hướng tăng về mặt giá trị, tuy nhiên mức tăng trưởng của 3 chỉ tiêu này lại giảm
trong giai đoạn này. Các chỉ tiêu về suất sinh lợi như ROS và ROC cũng tăng trưởng
trong giai đoạn này, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn rất chậm, trung bình tăng khoảng
0,3% đến 0,5% mỗi năm.


<b>Nguyên nhân: </b>


- Doanh thu tăng trưởng tốt về mặt giá trị là do cơng ty đã áp dụng chính sách tín
dụng hợp lý cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tăng thời hạn thanh toán hợp
đồng hay áp dụng chiết khấu khi khách hàng thanh toán hợp đồng đúng hạn. Điều này
đã giúp công ty giữ chân khách hàng tốt hơn so với những đối thủ khác, đồng thời cũng
giúp đem về cho công ty những đơn hàng một cách thường xuyên hơn.


- Sự tụt dốc và sụp đổ của hãng tàu Hanjin giai đoạn 2015-2016, một trong năm
hãng vận chuyển container lớn nhất thế giới, khiến cho tốc độ tăng trưởng của toàn
ngành giao nhận trên thế giới nói chung và của doanh nghiệp giao nhận Việt Nam nói
riêng bị chững lại. Sự kiện này cũng đã ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng doanh
thu của công ty giai đoạn 2015-2017.


- Những năm qua, chi phí hoạt động logistics của Việt Nam vẫn chiếm đến 20 -
25% GDP cả nước, gây lãng phí nhiều nguồn lực trong nước. Đây cũng là thách thức
chung của toàn bộ doanh nghiệp kinh doanh giao nhận tại Việt Nam. Trong đó, yếu tố
khách quan làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp là do các chính sách của về thuế, phí,
thủ tục hành chính cịn cao. Mặt khác, ngun nhân chủ quan đến từ cơng ty chính là
cơng ty vẫn chưa có biện pháp kiểm sốt tốt các chi phí đầu vào khiến cho tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận giai đoạn 2015-2017 bị sụt giảm.


- Thêm vào đó, giai đoạn 2015-2016 và 2016-2017 bùng nổ số lượng doanh nghiệp
logistics gia nhập ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp logistics toàn cầu khiến cho sự
cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, làm chững lại sự tăng trưởng trong cơ cấu


doanh thu của công ty giai đoạn này.


<b>2.2Tình hình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển theo mặt hàng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

27


hố nhập khẩu bằng đường biển, tính đến cuối năm 2017, công ty đã cung cấp dịch vụ
đối với tổng cộng 5 ngành hàng tương đương với hơn 20 mặt hàng, bao gồm: <i>một </i>
<i>là,</i>nguyên, phụ liệu may mặc và sản phẩm may mặc; <i>hai là,</i> máy móc, thiết bị, dụng cụ,
vật tư, linh kiện điện tử; <i>ba là,</i> hoá chất; <i>bốn là,</i> hàng nông sản; <i>năm là,</i> gỗ và các sản
phẩm về gỗ. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng
đường biển của cơng ty, tác giả phân tích bảng số liệu 2.3 nhìn từ góc độ của các ngành
hàng.


Nhìn chung, tình hình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển theo cơ
cấu mặt hàng của công ty giai đoạn 2014-2017 đều có sự tăng trưởng khá tốt. Các chỉ
tiêu về kết quả kinh doanh như doanh thu giao nhận hàng hoá, lợi nhuận giao nhận hàng
hoá hay các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh như suất sinh lợi của doanh thu theo các
ngành hàng qua 4 năm đều tăng trưởng mạnh, trừ mặt hàng nơng sản mặc dù ghi nhận
có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng rất thấp trong giai đoạn này.


Hàng dệt may là ngành hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong 4 năm và đóng góp
nhiều nhất vào tổng doanh thu hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường
biển của công ty (khoảng 27% - 32% mỗi năm) xét theo cơ cấu doanh thu và lợi nhuận,
có thể thấy, đây là ngành hàng chủ lực mà công ty đang hướng tới. Bên cạnh đó, doanh
thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu suất sinh lợi của hàng dệt may cũng tăng liên tục trong giai
đoạn này, chứng tỏ việc kinh doanh ngành hàng này đem lại hiệu quả cao cho công ty,
do đó cơng ty cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giao nhận đối với ngành hàng này trong
thời gian tới.



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

28


Hoá chất cũng là ngành hàng có một vài đặc điểm tương tự với ngành hàng Máy
móc – Thiết bị, đó là doanh thu và lợi nhuận qua các năm đều có xu hướng tăng, đặc
biệt suất sinh lợi của ngành hàng này cũng có giá trị khá cao, xấp xỉ ngành hàng Máy
móc – Thiết bị. Mặc dù đây là ngành hàng có tính chất phức tạp nhưng có thể thấy khá
tiềm năng, chính vì thế cần được đầu tư nghiên cứu thêm để tăng giá trị trong tổng cơ
cấu ngành hàng trong tương lai.


Hàng nơng sản có xu hướng giảm dần qua các năm, tính đến năm 2017, hàng
nơng sản chỉ cịn đóng góp khoảng 9,74% trong tổng giá trị lợi nhuận mà hàng hố nhập
khẩu bằng đường biển của cơng ty đem lại. Hiệu quả kinh doanh hàng nông sản khơng
cao bằng các ngành hàng cịn lại, suất sinh lợi của ngành hàng này thấp nhất trong 5
ngành hàng tính từ năm 2015 đến cuối năm 2017, trung bình chỉ đạt 4% mỗi năm.
Nguyên nhân là do nguồn hàng nông sản của cơng ty có sự biến động và bất ổn định,
dẫn đến doanh thu ngành hàng giảm dần theo từng năm.


Gỗ và các sản phẩm gỗ có xu hướng tăng khá tốt trong giai đoạn này. Từ một
ngành hàng xếp thứ hạng thấp nhất trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận năm 2014, gỗ
và các sản phẩm về gỗ ngày càng chứng tỏ được hiệu quả đem lại và sức ảnh hưởng đến
tổng doanh thu và lợi nhuận hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển
của cơng ty, vượt qua cả ngành hàng nông sản trong giai đoạn 2015-2017.


<b>2.3Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường </b>
<b>biển phân theo thị trường </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

29


<b>Năm </b> <b>Chỉ tiêu </b>



<b>Châu Á </b> <b>Châu Âu </b> <b>Châu Mỹ </b> <b>Châu lục khác </b> <b>Tổng </b>
<b>Giá trị </b> <b>% </b> <b>Giá trị </b> <b>% </b> <b>Giá trị </b> <b>% </b> <b>Giá trị </b> <b>% </b> <b>Giá trị </b> <b>% </b>


<b>2014 </b>


<b>Doanh thu </b> 802,6 29,74 682,5 25,29 742 27,5 471,4 17,47 2698,5 100,0


<b>Chi phí </b> <b>764,4 </b> <b>29,76 </b> <b>650,8 </b> <b>25,34 </b> <b>713,9 </b> <b>27,8 </b> <b>439,1 </b> <b>17,1 </b> <b>2568,2 </b> <b>100,0 </b>


- Gíá vốn 669,4 29,76 569,9 25,34 625,1 27,80 384,5 17,10 2248,9 100,0


- BH&QL 95,0 29,76 80,9 25,34 88,8 27,80 54,6 17,10 319,3 100,0


<b>EBT </b> 38,2 29,32 31,7 24,33 28,1 21,57 32,3 24,79 130,3 100,0


<b>ROS </b> 4,76% - 4,64% - 3,79% - 6,85% - 4,83% -


<b>ROC </b> 5,0% - 4,87% - 3,94% - 7,36% - 5,07% -


<b>2015 </b>


<b>Doanh thu </b> 1058,9 30,32 885,6 25,36 934 26,75 613,7 17,57 3.492,2 100,0


<b>Chi phí </b> <b>997,8 </b> <b>30,13 </b> <b>845,4 </b> <b>25,52 </b> <b>885,8 </b> <b>26,74 </b> <b>583,1 </b> <b>17,61 </b> <b>3.312,1 </b> <b>100,0 </b>


- Gíá vốn 848,3 30,13 718,7 25,52 753,1 26,74 495,7 17,61 2815,8 100,0


- BH&QL 149,5 30,13 126,7 25,52 132,7 26,74 87,4 17,61 496,3 100,0


<b>EBT </b> 61,1 33,93 40,2 22,32 48,2 26,76 30,6 16,99 180,1 100,0



<b>ROS </b> 5,77% - 4,54% - 5,16% - 4,99% - 5,16% -


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

30


<b>Năm </b> <b>Chỉ tiêu </b>


<b>Châu Á </b> <b>Châu Âu </b> <b>Châu Mỹ </b> <b>Châu lục khác </b> <b>Tổng </b>
<b>Giá trị </b> <b>% </b> <b>Giá trị </b> <b>% </b> <b>Giá trị </b> <b>% </b> <b>Giá trị </b> <b>% </b> <b>Giá trị </b> <b>% </b>


<b>2016 </b>


<b>Doanh thu </b> 1354,6 30,62 1183,5 26,75 1221,8 27,62 663,6 15,0 4.423,5 100,0


<b>Chi phí </b> <b>1273,4 </b> <b>30,48 </b> <b>1120,7 </b> <b>26,82 </b> <b>1152,1 </b> <b>27,57 </b> <b>632,3 </b> <b>15,13 </b> <b>4.178,5 </b> <b>100,0 </b>


- Gíá vốn 1067,1 30,48 939,1 26,82 965,5 27,57 529,9 15,13 3501,6 100,0


- BH&QL 206,3 30,48 181,6 26,82 186,6 27,57 102,4 15,13 676,9 100,0


<b>EBT </b> 81,2 33,14 62,8 25,63 69,7 28,45 31,3 12,78 245 100,0


<b>ROS </b> 5,99% - 5,31% - 5,7% - 4,72% - 5,54% -


<b>ROC </b> 6,38% - 5,60% - 6,05% - 4,95% - 5,86% -


<b>2017 </b>


<b>Doanh thu </b> 1790,2 31,69 1426 25,24 1582,5 28,01 850,4 15,05 5.649,1 100,0



<b>Chi phí </b> <b>1674,9 </b> <b>31,53 </b> <b>1342,3 </b> <b>25,27 </b> <b>1483,1 </b> <b>27,92 </b> <b>812,0 </b> <b>15,29 </b> <b>5.312,3 </b> <b>100,0 </b>


- Gíá vốn 1366,5 31,53 1095,1 25,27 1210,0 27,92 662,5 15,29 4334,0 100,0


- BH&QL 308,4 31,53 247,2 25,27 273,1 27,92 149,5 15,29 978,3 100,0


<b>EBT </b> 115,3 34,23 83,7 24,85 99,4 29,51 38,4 11,4 336,8 100,0


<b>ROS </b> 6,44% - 5,87% - 6,28% - 4,52% - 5,96% -


<b>ROC </b> 6,88% - 6,24% - 6,70% - 4,73% - 6,34% -


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

31


<i>Trong đó</i>, <i>chi phí bán hàng và quản lý kinh doanh được xác định theo công thức: </i>
<i>Chi phí bán hàng và quản lý kinh doanh= k </i>x <i>Giá vốn </i>


<b>k = </b>


<b>Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp </b>
<b>Tổng giá vốn </b>


<i>Từ công thức trên và số liệu bảng 2.4, tác giả tính được chi phí bán hàng và quản </i>
<i>lý theo các thị trường: </i>


˗ <i>Châu Á năm 2014: 95 triệu đồng; năm 2015: 149,5 triệu đồng; năm 2016: 206,3 </i>
<i>triệu đồng; năm 2017: 308,4 triệu đồng; </i>


˗ <i>Châu Âu năm 2014: 80,9 triệu đồng; năm 2015: 126,7 triệu đồng; năm 2016: </i>
<i>181,6 triệu đồng; năm 2017: 247,2 triệu đồng; </i>



˗ <i>Châu Mỹ năm 2014: 88,8 triệu đồng; năm 2015: 132,7 triệu đồng; năm 2016: </i>
<i>186,6 triệu đồng; năm 2017: 273,1 triệu đồng; </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

32


Châu Á là thị trường nhập khẩu được chú trọng hàng đầu của công ty trong 4 năm
qua. Điều đó thể hiện qua các chỉ tiêu như doanh thu và lợi nhuận của thị trường châu
Á liên tục tăng mạnh về mặt giá trị và chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các châu lục còn
lại và đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh thu cũng như lợi nhuận hoạt động giao nhận
hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty trong giai đoạn này, kéo theo đó là
suất sinh lợi trên doanh thu cũng đạt ở mức khá tốt. Chi phí cho hoạt động giao nhận tại
châu Á được ghi nhận cũng có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với 2 chỉ
tiêu doanh thu và lợi nhuận, chứng tỏ cơng ty sử dụng chi phí một cách hiệu quả. Kết
quả kinh doanh tại thị trường châu Á có những dấu hiệu tích cực là do các khách hàng,
đối tác chiến lược của công ty đa số nằm tại các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật
Bản, Singapore. Bên cạnh đó, do có chiến lược bước đầu khai thác trọng điểm tại các
thị trường trong khu vực trước, mà công ty đã mở rộng văn phòng đại diện ra nước
ngoài, điều này đã củng cố sự tin tưởng của các khách hàng châu Á khi giao dịch với
công ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

33


<b>2.4Đánh giá chung về thực trạng hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng </b>
<b>đường biển của cơng ty </b>


<b>2.4.1Phương pháp đánh giá </b>


Phương thức thảo luận: sử dụng các câu hỏi mở để thành viên bày tỏ quan điểm
của mình theo các nội



<b>Kết quả đạt được </b>


<i>Thứ nhất, </i>lợi nhuận có được từ dịch vụ giao nhận vận tải đường biển của công ty
tăng trưởng tốt qua các năm. Cụ thể là, đến năm 2017, lợi nhuận đã tăng gấp 1,4 lần so
với năm 2016, gấp 1,9 lần so với 2015 và gấp 2,5 lần so với 204 với tốc độ tăng trưởng
đạt 37,5 %.


<i>Thứ hai,</i> chất lượng dịch vụ ngày càng cao, các loại hình dịch vụ ngày càng đa
dạng. Những năm gần đây, công ty không chỉ đơn thuần


cũng bắt đầu nhận môi giới hải quan, tư vấn chính sách và cập nhật các văn bản
luật mới nhất, quá cảnh hàng hóa.


<i>Thứ ba, </i>duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng đối tác lâu năm.


Trong những năm hoạt động, công ty ngày càng củng cố được vị thế của mình và tạo
được sự tín nhiệm trong lịng khách hàng.


<i>Thứ tư, </i>chi phí kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển
có xu hướng ổn định và tăng nhẹ hơn so với doanh thu qua các năm. Theo số liệu từ
phịng kế tốn, tốc độ tăng chi phí giai đoạn 2017-2016 thấp hơn so với tốc độ tăng
doanh thu trong cùng giai đoạn và suất sinh lợi trên chi phí ln đạt mức khá tốt, chứng
tỏ công ty sử dụng có hiệu quả nguồn lực của mình trong việc tạo ra giá trị lợi nhuận.


<b>Những mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân </b>


<i>Thứ nhất, </i>quy mô kinh doanh của công ty mới chỉ gói gọn trong một vài thị
trường chủ lực tại châu Á như Campuchia hay Lào. Mặc dù rất có kinh nghiệm trong
những thị trường này nhưng công ty vẫn chưa tận dụng được thế mạnh của mình để tấn


công sang những thị trường mới và tiềm năng hơnđể tăng sức cạnh tranh. Tính đến năm
2017, đa phần doanh thu từ dịch vụ giao nhận vận tải đường biển của công ty phụ thuộc
vào các thị trường chủ lực, chỉ khoảng 15% là đến từ những thị trường khác.


<i>Thứ hai, </i>cơng ty chưa kiểm sốt tốt chi phí đầu tư, dẫn đến danh mục đầu tư có


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

34


tư thực tế ln cao hơn so với dự kiến vì có nhiều phát sinh và rủi ro trong quá trình
thực hiện. Chẳng hạn như, quá trình lắp đặt GPS cho hơn 100 xe đầu kéo của cơng ty đã
tiêu tốn khơng ít thời gian và tiền bạc của công ty. Mặc dù đã dự toán những khoản chi
và rủi ro xảy ra, nhưng khi tiến hành lắp đặt, công ty vẫn phải thanh tốn một khoản phụ
phí do bên thi công yêu cầu.


<i>Thứ ba,</i> công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng chưa đem lại hiệu
quả cao. Đa số đơn hàng của công ty đến từ những khách hàng quen biết và lâu năm,
việc kinh doanh phụ thuộc nhiều vào các mối quan hệ kinh doanh từ trước của một số
cá nhân. Một số đơn hàng khác là do khách hàng chủ động tìm đến nhưng chỉ chiếm
một phần nhỏ. Bên cạnh đó, cơng ty thường tìm kiếm khách hàng thơng qua các phương
pháp như gửi email, tin nhắn, đăng quảng cáo trên một số trang mạng nhưng nội dung
vẫn chưa thu hút bằng các công ty đối thủ.


<i>Thứ tư, </i>thời gian hồn thành giao hàng cho khách đơi khi còn chậm trễ, một số
vấn đề phát sinh ngay trong khâu chứng từ. Số lượng nhân viên có hạn, trong khi đó
khối lượng cơng việc thì ngày càng tăng, khiến cho hồ sơ chứng từ bị chồng chéo, gây
nhầm lẫn, sai sót khơng đáng có như áp nhầm mã hàng, nhầm tên hàng,…


<i>Thứ năm,</i> công ty chưa xây dựng được hệ thống đại lý đủ rộng để đáp ứng các
yêu cầu cấp thiết. Nền kinh tế trong nước đang trên đà phát triển, kéo theo nhu cầu thị
trường ngày càng tăng, các cảng và điểm đến mới được xây dựng ở nhiều tỉnh thành với


tần suất lớn nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng. Tuy nhiên,
cho đến nay, cơng ty mới chỉ có trên 5 văn phịng chi nhánh, đại lý giao nhận, đại lý môi
giới đặt gần một số cảng lớn trong nước, so với tốc độ phát triển của các cảng và các
công ty đối thủ thì số lượng này vẫn cịn chưa đủ, khiến doanh nghiệp còn hạn chế thực
hiện những đơn hàng có quy mơ lớn hay phức tạp.


<b>Ngun nhân: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

35


thì mới giải quyết hết được những đơn hàng”. Mặc dù đã lên kế hoạch nhưng tình trạng
thiếu nhân lực vẫn đang là bài tốn khó cho cơng ty trong việc mở rộng quy mơ kinh
doanh trong tương lai.


<i>Thứ hai, </i>đội ngũ nhân viên trong cơng ty mặc dù có trình độ chun môn cao và


kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành nhưng trình độ ngoại ngữ cịn hạn chế gây
ra nhiều khó khăn trong q trình giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp nước
ngồi.


<i>Thứ ba,</i>cơng ty khơng hướng hoạt động dịch vụ của mình chun sâu vào một


mặt hàng nào, loại hình giao nhận gì nên bộ phận chứng từ hoạt động rất vất vả, cùng
một lúc phụ trách nhiều hợp đồng, mỗi hợp đồng lại có những yêu cầu khác nhau về
chứng từ, và quy định của từng ban ngành thì ln thay đổi liên tục. Vì vậy đơi khi cơng
tác chứng từ bị chậm lại, gây ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian hoàn tất việc giao hàng
cho khách hàng.


<i>Thứ tư,</i> môi trường cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong và ngồi ngành, trình
độ cũng như vật chất của họ có nhiều điểm vượt trội hơn. Bên cạnh đó cũng có những


đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong thị trường cùng ngành hoạt động là nguy cơ đối với
công ty.


Kết quả đánh giá mức độ quan trọng của những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
được tổng hợp như sau:


<b>Bảng. Tổng hợp đánh giá những mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân </b>


<b>Nội dung đánh giá </b>


<b>Giá trị </b>
<b>trung </b>


<b>bình </b>


<b>Giá trị </b>
<b>bé </b>
<b>nhất </b>


<b>Giá trị </b>


<b>lớn nhất </b> <b>Mod </b>
<b>Tồn tại, hạn chế</b>


Hoạt động kinh doanh mới chỉ gói gọn tại


một vài thị trường chủ lực 3,3 2 4 4


Chưa kiểm sốt tốt chi phí đầu tư, dẫn đến



danh mục đầu tư đạt hiệu quả chưa cao 3,0 2 4 3


Công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm


khách hàng chưa đem lại hiệu quả cao 3,3 2 4 4


Chưa xây dựng được hệ thống đại lý đủ rộng


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

36
Thời gian hoàn thành giao hàng cho khách


còn chậm trễ 2,7 2 4 3


<b>Ngun nhân</b>


Thiếu nhân lực khiến cơng ty khó khăn trong


việc mở rộng quy mô kinh doanh 3,2 2 4 4


Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cơng nhân


viên cịn hạn chế 3,2 2 4 4


Công ty chưa định hướng hoạt động dịch vụ


chuyên sâu 3,0 2 4 3


Cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cùng


ngành 2,8 1 4 3



<i>Trong đó, Mod: giá trị nhận được nhiều lựa chọn nhất. </i>
<i>Nguồn: Tính tốn từ kết quả thảo luận nhóm </i>


<b>3.Dự báo xu thế ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình giao nhận vận tải bằng </b>
<b>đường biển của TCL giai đoạn 2018 – 2020 </b>


<b>3.1Các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp </b>
<b>3.1.1Tình hình kinh tế </b>


<i><b>Tình hình kinh tế thế giới: </b></i>


Các tổ chức nghiên cứu kinh tế và các chuyên gia kinh tế trên thế giới đều đưa ra
nhận định rằng nhu cầu đối với dịch vụ logistics sẽ khả quan hơn trong 3 năm tới do nền
kinh tế toàn cầu dự báo đạt được mức tăng trưởng cao hơn năm 2017.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

37


<i><b>Tình hình kinh tế trong nước: </b></i>


Theo dự báo của WB, Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng ổn định ở mức
6,5% từ năm 2018 đến 2020, tức cao hơn mức trung bình của khu vực và hơn gấp đơi
trung bình tồn thế giới và được nâng 0,1 điểm phần trăm so với báo cáo hồi tháng
6/2017


3 năm còn lại (năm 2018, 2019 và 2020) của Chiến lược phát triển kinh
tế-xã hội 2011 – 2020 và kế hoạch tái cơ cấu chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế
2016 – 2020 có ý nghĩa rất quan trọng đối với 15 năm phát triển tiếp theo (giai
đoạn 2021 – 2035) của Việt Nam. Đây là giai đoạn chuyển mình từ một nền kinh
tế tăng trưởng về lượng thiếu ổn định, dễ bị tổn thương và kém hiệu quả sang một


nền kinh tế tăng trưởng về chất, có sức cạnh tranh cao nhờ vào hiệu quả sử dụng
nguồn lực.


Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), quy mô thị
trường dịch vụ logistics Việt Nam hiện đang đạt mức 20-22 tỷ USD/năm, chiếm khoảng
21% GDP cả nước và có tốc độ tăng trưởng cao (20% - 25%/năm). Cộng với việc nhu
cầu vận chuyển hàng hóa đường dài ngày càng tăng và khối lượng hàng hóa qua cảng
biển ngày càng nhiều, có thể nói, là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
ngành nói chung và cơng ty TCL nói riêng tăng trưởng.


<b>Bảng . Dự báo tăng trưởng của một số nền kinh tế Châu Á -Thái Bình </b>
<b>Dương năm 2018, 2019 và 2020 </b>


<b>Quốc gia </b> <b>2017 </b> <b>2018 </b> <b>2019 </b> <b>2020 </b>


Campuchia 6,8 6,9 6,7 6,7


Trung Quốc 6,8 6,4 6,3 6,2


Indonesia 5,1 5,3 5,3 5,3


Thái Lan 3,5 3,6 3,5 3,4


Malaysia 5,8 5,2 5,0 4,7


Việt Nam 6,7 6,5 6,5 6,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

38
<b>3.1.2Tình hình chính trị </b>



<i><b>Tình hình thế giới: </b></i>


Theo dự báo, tình hình chính trị trên thế giới sẽ có nhiều biến động trong những
năm tới và tiềm ẩn nhiều bất ổn như tranh chấp quyền lực, lãnh thổ; xung đột tơn giáo,
thể chế… mặc dù hịa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn mà tồn xã hội đang
hướng tới.


Nhìn chung, cho đến năm 2020, Mỹ vẫn sẽ là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn
nhất trong hệ thống quốc tế do tiềm năng về kinh tế, quân sự, khoa học-kỹ thuật,… của
Mỹ vượt trội hơn so với các cường quốc khác. Mặt khác, trong bài viết Cục diện thế giới
2020 đăng trên báo Tạp chí Cộng sản có đề cập, có ba sự <i>trỗi dậy </i>từ nay đến 2020 sẽ
gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chính trị - kinh tế củathế giới: thứ nhất là
sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ - 2 cường quốc châu Á, thứ hai là sự tái khẳng
định vai trò của EU và thứ ba là sự trở lại của một nước Nga hùng mạnh hơn.


Thế giới liên tục có những bất ổn và tranh chấp về mặt chính trị chính là rào cản
lớn đối với các doanh nghiệp logistics như TCL. Nhất là đối với những thị trường chủ
lực của công ty, điển hình là Mỹ, Anh, buộc cơng ty phải nghiên cứu thị trường và dự
báo tình hình một cách thấu đáo mới có thể tránh được những rủi ro, thách thức.


<i><b>Tình hình trong nước: </b></i>


Tình hình chính trị tại Việt Nam những năm tới được dự báo là tiếp tục ổn định,
cải cách thể chế và hoàn thiện hệ thống luật pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nói
chung và doanh nghiệp logistics nói riêng. Năm 2018, nhiều bộ luật mới sẽ bắt đầu có
hiệu lực như Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, Luật Quản lý ngoại thương
2017, Luật Chuyển giao cơng nghệ,… (Theo Luật sư Trương Quốc Hịe, Trưởng Văn
phịng luật sư Interla, Đồn luật sư TP. Hà Nội cho biết):


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

39



Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng rất nỗ lực trong việc đàm phán và ký kết
các hiệp định thương mại quốc tế nhằm mở lối cho các doanh nghiệp trong và ngồi
nước tự do trao đổi hàng hóa. Trong tương lai gần, khi những hiệp định này bắt đầu có
hiệu lực, các doanh nghiệp logistics sẽ có thêm những nguồn nhập khẩu với giá cả hợp
lý, giảm giá thành dịch vụ và có tiếp cận mở rộng thị trường.


<b>3.1.3Xu hướng phát triển khoa học – Công nghệ </b>


Ngoài yếu tố con người đóng vai trịthen chốt quyết định hiệu quả trong hoạt
động kinh doanh của các công ty giao nhận vận tải thì cơng nghệ chính là nhân tố bổ trợ
giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh của mình trên thương trường.


Theo như những phân tích trong báo cáo “Các xu hướng công nghệ trong
Logistics” của tập đồn DHL, trong vịng 5-10 năm tới, những công nghệ tiên tiến sẽ ra
đời và thay đổi hồn tồn những cách thức kinh doanh lỗi thời, khơng cịn phù hợp.


<i><b>Xu hướng Robotics và tự động hóa:</b></i> cung cấp cho ngành logistics những giải
pháp về tự động hóa linh hoạt. Áp dụng tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu
tối đa những sai sót trong quy trình logistics, hỗ trợ đắc lực cho con người trong các
cơng việc có tính chất phức tạp, cải thiện hiệu suất làm việc và giảm thiểu chi phí tồn
kho. Hiện nay, cơng nghệ tự động hóa mới chỉ được áp dụng ở các trung tâm phân phối
và phần lớn chỉ giới hạn ở tự động hóa quy trình cơng việc bằng hệ thống quản lý kho
(WMS4<sub>) hay tự động hóa bằng robot trong một vài khâu cơ bản như dỡ hàng và di </sub>


chuyển hàng.


<i><b>Trung tâm dữ liệu dung lượng lớn (Big Data</b><b>5</b><b><sub>):</sub></b></i><sub>hứa hẹn khả năng giúp giải quyết </sub>


các vấn đề chi phí quản lý, tốc độ và nhiều loại dữ liệu khác. Hiệu suất hoạt động của


doanh nghiệp sẽ được cải thiện bằng các thuật toán cao cấpdựa trên nguồn dữ liệu lớn
được trích xuất từ hệ thống để tối ưu hóa nguồn đầu vào, quy trình hoạt động, hiệu suất
cơng việc… Áp dụng trong khâu vận tải, bằng việc sử dụng nguồn dữ liệu và công nghệ
viễn thông đường dài, doanh nghiệp có thể tìm ra tuyến đường ngắn nhất giúp giảm thời
gian xe chạy và dự tính thời gian bảo dưỡng xe sát với thực tế nhất.


IoT chủ yếu giúp kết nối máy móc với nhau và cải thiện hiệu quả giao hàng, hiện
tại, IoT đã có thể được tích hợp với hệ thống kho, bãi bằng các cảm biến như quét mã


4<sub> Warehouse Management System </sub>


5<sub>Là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến nỗi những cơng cụ, ứng dụng xử lí dữ </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

40


vạch cập nhật cho doanh nghiệp thông tin về đơn hàng (vị trí, tình trạng, khối lượng,…)
lên phần mềm hệ thống. Hơn nữa trong tương lai gần, IoT cịn có thể kết nối với cơng
nghệ mới như AIDC6<sub>hay Bluetooth</sub>7<sub> giúp nhận diện thay đổi theo nhu cầu của cơng ty </sub>


nhằm giảm thiểu lãng phí và chi phí tổng.


Bên cạnh đó, xu hướng hình thành những chuỗi cung ứng nội địa và toàn cầu
ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việc tham gia vào các chuỗi cung ứng khơng chỉ đem
lại tính liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với khách hàng
mà còn giúp doanh nghiệp hưởng lợi từ hoạt động chuyển giao công nghệ. Những tiến
bộ và đổi mới trong cơng nghệ đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy nội bộ ngành
phát triển nói chung và tăng sức cạnh tranh của cá nhân doanh nghiệp nói riêng. Đối với
một doanh nghiệp rất chú trọng đầu tư cho công nghệ như TCL và có định hướng trong
dài hạn chính là áp dụng tự động hóa vào quy trình logistics thì việc tiếp cận được những
công nghệ tiên tiến này quả thực là cơ hội lớn giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt,


nâng cao chất lượng mơ hình giao nhận với một mức giá cạnh tranh hơn so với những
doanh nghiệp khác.


<b>3.1.4Mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng </b>


Theo Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng CIEM trao đổi trên báo Người lao động về
các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ:


Không chỉ Việt Nam mà tại nhiều quốc gia, doanh nghiệp vừa và nhỏ đều chiếm
từ 90%-95%. Doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn tồn tại những điểm yếu cơ bản
nhưng chính các doanh nghiệp này là nền tảng cho sự phát triển của quốc gia.
Đây là lực lượng doanh nghiệp tạo ra sự cạnh tranh và dám chấp nhận cạnh tranh.
Trong môi trường kinh doanh mới, bên cạnh những thế yếu, doanh nghiệp vừa
và nhỏ có những lợi thế nhất định như sử dụng công nghệ thông tin, internet để
quảng bá; tham gia các thị trường nhánh.


Nhận thức được vị thế của mình trên thị trường, cơng ty rất chú trọng trong việc
quảng bá hình ảnh cơng ty bằng nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức các buổi gặp
mặt với khách hàng đối tác, mời các đối tác đến thăm quan doanh nghiệp hay gián tiếp
xây dựng trang thơng tin chính thức của cơng ty để nâng cao mức độ nhận diện thương


6<sub> Automatic Identification and Data Capture: ứng dụng công nghệ giúp nhận dạng và thu thập thông tin đối </sub>


tượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

41


hiệu cho khách hàng… Có thể nói, các hình thức quảng bá này của công ty khá quen
thuộc, dù bước đầu có đạt hiệu quả nhưng không cao. Theo các chuyên gia phòng
Marketing của công ty, định hướng đến năm 2020, công ty sẽ đầu tư nghiên cứu, học


hỏi và sáng tạo thêm các chiến lược quảng bá mới giúp công ty thu hút thêm khách hàng
tiềm năng và tăng sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp đối thủ.


<b>3.1.5Đối thủ cạnh tranh </b>


<i><b>Nguy cơ từ các doanh nghiệp mới gia nhập ngành: </b></i>


Số lượng doanh nghiệp trong ngành theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp
dịch vụ Logistics Việt Nam, trích trong Báo cáo Logistics 2017, tính đến nay là khoảng
3.000 doanh nghiệp. Trong đó, số doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn từ 50 tỷ đồng trở lên
còn rất hạn chế, đa phần là các doanh nghiệp có số vốn tương đối nhỏ từ 1 tỷ đồng đến
dưới 50 tỷ đồng. Giai đoạn 2018 – 2020 dự báo số lượng doanh nghiệp logistics hoạt
động tại thị trường Việt Nam sẽ tăng mạnh hơn những năm trước do tiềm năng ngành
khá lớn và nhiều cơ hội khi Hiệp định thương mại tiêu chuẩn cao bắt đầu có hiệu lực.


Ngồi ra, theo như nghiên cứu tồn diện của PWC,xu hướng cơng ty khởi nghiệp
(start-ups) cũng sẽ gây nên một tác động lớn cho ngành. Những công ty này sẽ cộng tác
chặc chẽ với những doanh nghiệp chính của ngành và bổ sung hoàn hảo cho dịch vụ của
họ.


<i><b>Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ngày càng phức tạp: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

42


nước ngoài, khi thị trường logistic nội địa phát triển theo hướng tự phát, không có bài
bản.”8


Khơng những thế, sự cạnh tranh cịncó thể phát triển theo một hướng khác, trong
thời gian tới, khi mà các khách hàng công nghiệp hoặc nhà bán lẻ quy mô lớn tự họ tham
gia vào thị trường logistics, không chỉ tự quản lý hoạt động logistics của mình mà cịn


biến sự chun mơn đó thành một mơ hình kinh doanh tiềm năng có lợi nhuận cao. Điều
này sẽ gây khơng ít sức ép cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện hành
như TCL.


<b>3.1.6Cơ sở vật chất và hạ tầng cảng biển </b>


Xét về vị trí địa lý chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và giao thương kinh
tế, biển Đơng đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với các nước trong khu vực châu Á
nói riêng và tất cả các quốc gia muốn giao thương với châu Á nói chung. Trong 39 tuyến
đường hàng hải hiện đang hoạt động trên thế giới, có đến 29 tuyến là đi qua địa phân
biển Đông. Đối với Việt Nam, dọc theo 3.260 km bờ biển Đông tập trung xây dựng hệ
thống cảng biển, điển hình ở miền Nam một số cảng lớn trọng điểm đang hoạt động như
cảng Cát Lái, Tân Cảng, cảng Cái Mép.


Theo Báo cáo ngành cảng biển tháng 7/2017 của FPT Securities dự báo sự tăng
trưởng giữa các cảng sẽ ngày càng bị phân hoá sâu sắc, cụ thể:


Hệ thống cảng biển Hồ Chí Minh (bao gồm ba cụm cảng Cát Lái, Sài Gịn và
Hiệp Phước) sẽ khơng còn nhiều dư địa tăng trưởng trong khi khu vực cảng nước
sâu Cái Mép – Thị Vải sẽ được hưởng lợi nhờ xu hướng gia tăng kích thước tàu
của thế giới.


Hệ thống cảng khu vực Đà Nẵng sẽ được hưởng lợi từ dòng vốn FDI vào Việt
Nam, tuy nhiên sau năm 2018, cạnh tranh giá cước tại đây có thể sẽ gay gắt hơn
do cảng Tiên Sa giai đoạn 2 đi vào hoạt động làm tăng nguồn cung, ước tính
lượng cung vượt cầu trong năm này sẽ là 293 nghìn TEU, tình hình sẽ càng trầm
trọng thêm khi cảng nước sâu Liên Chiểu đi vào hoạt động trong năm 2023.
Hệ thống cảng biển khu vực Hải Phịng sẽ là nơi được hưởng lợi nhờ vị trí chiến
lược gần các quốc gia Đông Bắc Á và cơ sở hạ tầng giao thông đang ngày càng



8<sub> Lê Vân (2018), “Ngành logistics Việt Nam đứng trước nhiều thách thức trong năm 2018” truy cập ngày </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

43


hoàn thiện. Tuy nhiên, tăng trưởng sẽ có sự chênh lệch giữa hai khu vực trước và
sau cầu Bạch Đằng. Trong đó, các cảng biển có vị trí nằm trước cầu Bạch Đằng
(tính từ cửa biển vào) như Tân Vũ, Cảng Xanh VIP, Nam Hải Đình Vũ sẽ hưởng
lợi nhiều hơn vì có thể đón được các tàu trọng tải lớn, trong khi các cảng phía
sau cầu Bạch Đằng dần chuyển hướng sang phát triển mảng dịch vụ logistics.
Hiện tại, cơng ty đều có các văn phòng chi nhánh đặt gần cảng biển lớn thuộc khu vực
TP.HCM và Hải Phòng, với những thuận lợi về vị trí địa lý như trên, trong tương lai đây
sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực giao nhận bằng đường
biển.


<b>3.2Các nhân tố bên trong doanh nghiệp </b>
<b>3.2.1Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp </b>


Tiềm lực tài chính là nhân tố đóng vai trị quyết định trong mọi hoạt động đầu tư
của công ty. Đồng thời, sự tự chủ tài chính càng cao, hay nói cách khác vốn chủ sở hữu
càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn thì cơng ty càng có khả năng tái đầu tư tốt
hơn. Trong giai đoạn 2014-2017, công ty luôn giữ tỷ trọng mức vốn vay an toàn từ 50%
trở xuống, điều này giúp cho khách hàng tin tưởng công ty hơn. Tuy nhiên thời gian
qua, công ty chưa kiểm sốt tốt chi phí đầu tư cho tài sản dài hạn, một số máy móc thiết
bị cịn phải đi th ngồi, dẫn tới việc đầu tư cịn thiếu hiệu quả.


Chính vì thế, trong giai đoạn 2018-2020, chủ trương của ban lãnh đạo cơng ty là
tìm ra hướng khắc phục sao cho việc đầu tư vào các tài sản dài hạn phải đạt hiệu quả
cao nhằm phục vụ cho các hoạt động giao nhận có quy mô phức tạp hơn. Chiến lược sử
dụng nguồn tài chính tối ưu của cơng ty trong thời gian tới có thể sẽ trở thành một trong
những điểm sáng giúp cơng ty giảm thiểu chi phí phát sinh và mở rộng quy mô hoạt


động giao nhận.


<b>3.2.2Nguồn nhân lực hạn chế về số lượng và chất lượng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

44


cao, mà số lượng nhân viên có trình độ và kinh nghiệm cịn hạn chế, tính đến hiện tại,
số lượng nhân viên làm việc chính thức tại công ty tổng cộng là 100 nhân viên.


Trưởng phịng Hành chính – Nhân sự của cơng ty chia sẻ: “Hằng năm công ty
phải bỏ ra khá nhiều chí phí và cơng sức để tuyển dụng nhân viên mới. Tuy nhiên, không
phải lúc nào công ty cũng tuyển được những bạn có trình độ chun mơn ngay, mà đa
số những bạn được tuyển vào đều phải trải qua một quá trình đào tạo ngắn mặc dù các
bạn đã có kiến thức về ngành khi theo học tại trường. Có thể hiểu một phần là vì những
gì các bạn được học đa phần là từ sách vở, ít có cơ hội được tiếp xúc với mơi trường
thực tế tại doanh nghiệp, vì vậy mà khi làm việc các bạn vẫn còn rất lúng túng và dễ
mắc sai sót.”


Cũng theo chuyên gia nhân sự, định hướng nhân sự của công ty trong những năm
tới sẽ là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cao, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho
công nhân viên lâu năm và tuyển dụng những nhân tài mới nhằm củng cố nguồn nhân
lực cũng như hiện thực hoá chiến lược mở rộng quy mơ thị trường. Có thể nói, quy
mơnguồn nhân lực chất lượng cao sẽ trở thành điểm mạnh của công ty trong giai đoạn
2018-2020.


<b>3.2.3Khả năng áp dụng công nghệ </b>


Tốc độ phát triển của khoa học công nghệ ngày càng vượt trội, chu kì sống của
các sản phẩm có chứa hàm lượng công nghệ cao ngày càng giảm do sự ra đời của hàng
loạt những phát minh, cải tiến mới. Chính vì thế, sự đầu tư thơng minh vào các cơ sở


vật chất kỹ thuật như phương tiện giao nhận, kho riêng, máy móc thiết bị kiểm kê hàng
hố,… sẽ giúp hoạt động giao nhận của cơng ty ngày càng chủ động và chính xác hơn.
Hiện tại, công ty đang sở hữu gần 100 xe container, 2 kho hàng riêng tại TP.HCM
và Hải Phòng, tuy nhiên với số lượng đơn hàng ngày càng nhiều, việc sử dụng lao động
thủ công sẽ càng mất thời gian và giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, cơng
ty đã áp dụng một vài cơng nghệ mới vào hoạt động giao nhận như lắp đặt GPS cho xe
tải. Là một doanh nghiệp rất chú trọng trong việc áp dụng các sản phẩm công nghệ mới,
trong giai đoạn 2018-2020, công ty định hướng sẽ củng cố nguồn lực đầu vào bắt đầu
từ việc đầu tư vào tự động hoá mặc dù số vốn bỏ ra có thể rất lớn. Kỳ vọng trong dài
hạn, chiến lược đúng đắn này sẽ trở thành điểm mạnh và củng cố năng lực kinh doanh
cho công ty trên thị trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

45


Tính đến thời điểm hiện tại, cơng ty có mối quan hệ rất tốt với các khách hàng
lâu năm tại các thị trường châu Á, đặc biệt tại Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Cơng ty
vẫn ln cố gắng duy trì, củng cố mối quan hệ với các khách hàng truyền thống thơng
qua các chương trình tri ân khách hàng đặc biệt với nhiều ưu đãi. Trong những năm tới,
cơng ty vẫn sẽ duy trì mối quan hệ hợp tác với các đối tượng khách hàng này vì họ chính
là những khách hàng có đóng góp quan trọng trong q trình phát triển của cơng ty.


Bên cạnh đó, mặc dù cơng ty đã nỗ lực tiếp cận, mở rộng thị trường cũng như tìm
kiếm khách hàng mới nhưng vẫn hoạt động này vẫn chưa hiệu quả. Điều này là do bộ
phận nghiên cứu thị trường còn thiếu am hiểu về thị trường quốc tế, đồng thời cơng ty
cũng chưa có chiến lược phát triển thị trường định hướng khách hàng tốt để thu hút
khách hàng tiềm năng. Theo như chia sẻ của phịng kinh doanh thì trong thời gian sắp
tới cơng ty sẽ nỗ lực đề ra các phương án mới nhằm tiếp cận khách hàng mới hiệu quả
hơn, song đồng thời duy trì mối quan hệ hợp tác phát triển đối với các khách hàng truyền
thống.



<b>3.3Đánh giá chung về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình giao nhận </b>
<b>vận tải bằng đường biển của công ty giai đoạn 2018 – 2020 </b>


<b>3.3.1Phương pháp đánh giá </b>


Phương pháp đánh giá: thảo luận nhóm tập trung (các thành viên được chia làm
2 nhóm)


Mục đích đánh giá:


− Thẩm định các yếu tố ảnh hưởng; các cơ hội và thách thức; điểm mạnh và điểm yếu
đối với tình hình giao nhận vận tải bằng đường biển của công ty giai đoạn 2018 –
2020.


− Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố được dự báo; các cơ hội và thách thức;
điểm mạnh và điểm yếu đối với tình hình giao nhận vận tải bằng đường biển của
cơng ty giai đoạn 2018 – 2020theo thang điểm 4 bậc: 1: ít quan trọng; 2: quan trọng;
3: rất quan trọng; 4: đặc biệt quan trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

46


thách thức; điểm mạnh và điểm yếu đối với tình hình giao nhận hàng hoá nhập khẩu
bằng đường biển của công ty trong giai đoạn này.


<b>3.3.2Kết quả đánh giá</b>


Sau khi thảo luận và lấy ý kiến từ các chuyên gia, tác giả đã đánh giá và tổng hợp
được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường
biển của cơng ty TCL như sau:



<b>Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: </b>


a) Triển vọng về tăng trưởng kinh tế trong nước và quốc tế
b) Tình hình chính trị thế giới xảy ra nhiều biến động


c) Cải cách thủ tục, chính sách phát triển ngành giao nhận tại Việt Nam
d) Xu hướng phát triển khoa học – công nghệ


e) Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành
f) Cơ sở vật chất và hạ tầng cảng biển


g) Mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng


<b>Các yếu tố bên trong doanh nghiệp bao gồm: </b>


a) Khả năng tài chính của doanh nghiệp


b) Nguồn nhân lực hạn chế về số lượng và chất lượng
c) Khả năng áp dụng công nghệ vào hoạt động giao nhận
d) Mối quan hệ với khách hàng


Từ những dữ liệu trên, tác giả nhận diện được các cơ hội, thách thức, điểm mạnh,
điểm yếu trong hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty
TCL như sau:


<b>Cơ hội: </b>


Thứ nhất, nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường dài ngày càng tăng và khối lượng
hàng hóa qua cảng biển ngày càng nhiều. Theo dự báo của Công ty tư vấn vận tải biển
Drewry, sản lượng container thông qua hệ thống cảng biển thế giới đến năm 2020 sẽ đạt


775 triệu TEU, trong đó khu vực châu Á đóng góp tỷ trọng lớn nhất là 55%, đạt 423
triệu TEU. Như vậy, có thể thấy rằng đây chính là cơ hội giúp cơng ty TCL tăng sản
lượng hàng hoá nhập khẩu qua cảng biển trong giai đoạn tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

47


gia khác. Khu vực miền Bắc có các cảng là trung gian kết nối với các quốc gia Đơng
Bắc Á, trong khi đó cảng miền Nam lại là nơi giao thương giữa châu Á với các châu lục
khác, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển hoạt động giao nhận bằng đường biển.


Thứ ba, các chính sách mới về cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải
quan của Nhà nước ngày càng thơng thống, hệ thống luật pháp ngày càng được hoàn
thiện và minh bạch hơn. Trong thời gian tới, khi các bộ luật này chính thức có hiệu lực
sẽ là nguồn động lực thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành giao nhận, nhất
là đối với doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ.


Thứ tư, khả năng hội nhập sâu rộng của Việt Nam với nền kinh tế thế giới ngày
càng được cải thiện và được cụ thế hoá qua các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
như hiệp đinh FTA.Các doanh nghiệp trong ngành logistics rất kỳ vọng khi các Hiệp
định này có hiệu lực, bởi khi thuế giảm hay được loại bỏ hoàn toàn, khối lượng hàng
hoá nhập khẩu sẽ ngày càng tăng, thị trường nhập khẩu ngày càng đa dạng,… tạo điều
kiện cho doanh nghiệp phát triển quy mô cũng như lĩnh vực kinh doanh của mình tại các
thị trường tiềm năng.


Thứ năm, xu hướng dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam được dự báo trong giai đoạn
2018-2020 tiếp tục tăng. FDI mở rộng sản xuất kinh doanh thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu
nguồn nguyên, vật liệu đầu vào và xuất khẩu thành phẩm, kéo theo đó là sự gia tăng về
khối lượng hàng hố thông qua cảng biển. Đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp nếu biết
tận dụng những lợi thế của mình để liên doanh hay hợp tác chiến lược với các doanh
nghiệp FDI



Thứ sáu, việc gia nhập vào các chuỗi cung ứng nội địa và tồn cầu khơng chỉ
giúp doanh nghiệp gia tăng tính liên kết mà còn là cơ hội để doanh nghiệp cải tiến quy
trình, cơng nghệ, hạ tầng, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh trên thị
trường thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật hay nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực.


<b>Thách thức: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

48


thiết bị công nghệ cao. Trong thời gian tới, các ứng dụng công nghệ tại Việt Nam sẽ
phát triển nhưng không bắt kịp với tốc độ phát triển của ngành logistics.


Thứ hai, thị trường khu vực và thị trường toàn cầu ngày càng xảy ra nhiều biến
động và bất ổn về chính trị như xung đột giữa các đảng phái, tranh chấp lãnh thổ,… Tình
hình chính trị trong những năm tới tiếp tục căng thẳng sẽ gây ra khơng ít khó khăn cho
hoạt động thương mại tồn cầu nói chung và của từng quốc gia nói riêng kéo theo đó là
những ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, điển hình là
doanh nghiệp trong ngành logistics.


Thứ ba, cạnh tranh trên thị trường logistics ngày càng gay gắt bởi sự xuất hiện
của các nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc tế chuyên nghiệp như FedEx, UPS, DB
Skenker,… Với nguồn vốn khủng và dịch vụ cung cấp đa dạng, những đại gia ngành
logistics này không chỉ chiếm thị phần lớn trong ngành mà còn là những người tạo ra
xu hướng logistics trong giai đoạn 2018-2020. Chính vì thế các doanh nghiệp logistics
vừa và nhỏ phải chịu sức ép rất lớn từ các đối thủ khổng lồ này khi liên tục phải đổi mới
nhưng vẫn khó để bắt kịp những xu hướng phát triển của tương lai.


Thứ tư, hệ thống cảng biển mặc dù không ngừng cải thiện nhưng hiệu quả đem


lại chưa cao. Những cảng hiện có cũng chưa được kết nối bằng các cầu cảng liên tục
hay đường nối trực tiếp, từ đó cản trở việc nâng cấp các cảng lên tầm trung tâm trung
chuyển. Việc quy hoạch hệ thống cảng biển hợp lý vẫn là câu hỏi lớn đối với các ngành
chức năng do số lượng cảng biển phân tán trên cả nước khá lớn, dẫn đến việc các dịch
vụ logistics cũng bị phân tán như cảng ICD, bãi container rỗng, đơn vị dịch vụ hải
quan,… Trong khi đó, nhu cầu sử dụng dịch vụ cảng của các doanh nghiệp ngày càng
nhiều và phụ thuộc nhiều vào hệ thống cảng biển sẽ khiến doanh nghiệp giảm năng lực
cạnh tranh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

49


nguồn nhân lực trong tương lai sẽ kéo giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
logistics Việt Nam nói chung.


Kết quả đánh giá mức độ quan trọng của các cơ hội và thách thức được tổng hợp
trong bảng 2.8.


<b>Bảng. Tổng hợp mức độ quan trọng của các cơ hội và thách thức đối với </b>
<b>hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty </b>


<b>giai đoạn 2018-2020 </b>


<b>Cơ hội </b> <b>Giá trị </b>
<b>trung bình </b>


<b>Giá trị </b>
<b>bé nhất </b>


<b>Giá trị </b>



<b>lớn nhất </b> <b>Mod </b>


Nhu cầu nhập khẩu bằng đường biển tăng mạnh 3,0 2 4 3


Vị trí địa lý thuận lợi giáp biển Đơng – một tuyến


đường thương mại quan trọng 3,3 3 4 4


Cải cách về thủ tục và pháp luật đem lại hiệu quả 3,5 3 4 4


Lợi ích khi tham gia các Hiệp định thương mại 2,4 2 4 3


Xu hướng dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam tiếp


tục tăng 2,5 2 4 3


Gia nhập vào các chuỗi cung ứng thúc đẩy


chuyển giao công nghệ 3,5 3 4 4


<b>Thách thức </b>


Thiếu các nhà cung cấp giải pháp công nghệ


logistics chuyên nghiệp trong nước 3,5 3 4 4


Bất ổn chính trị trong khu vực và toàn cầu 3,3 2 4 4


Sức ép cạnh tranh từ các đối thủ khổng lồ trên thị



trường logistics toàn cầu 2,8 2 4 3


Sự phát triển thiếu quy hoạch và thiếu tính liên
kết của các cảng và dịch vụ hậu cảng như kho,
bãi, trung tâm logistics,…


2,6 2 4 3


Nguồn cung nhân lực còn thiếu và yếu 3,5 3 4 4


<i>Trong đó: Mod: giá trị nhận được nhiều lựa chọn nhất </i>
<i>Nguồn: Tính tốn từ kết quả thảo luận nhóm </i>


<b>Điểm mạnh: </b>


Thứ nhất, cơng ty kiếm sốt tốt nguồn vốn vay và có chiến lược nhằm tăng giá
trị vốn chủ sỡ hữu hằng năm. Nhờ định hướng sử dụng nguồn tài chính hiệu quả đã giúp
cơng ty tái đầu tư tốt hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

50


có hơn 50% nguồn nhân lực của cơng ty là gắn bó từ 3-5 năm và trên 5 năm. Có thể nói,
sự thành cơng của công ty 80% là nhờ hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên mang
lại.


Thứ ba, công ty có chiến lược tốt trong việc giữ chân các khách hàng lâu năm,
đồng thời tạo dựng được niềm tin thương hiệu đối với các khách hàng đối tác.


Thứ tư, công ty đặt văn phòng giao dịch tại các điểm đầu mối gần cảng biển,
thuận lợi cho việc đi lại và giảm đáng kể thời gian xử lý các thủ tục.



Thứ năm, cơng ty có khả năng cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ và ngày
càng mở rộng đa dạng các ngành hàng nhập khẩu.


<b>Điểm yếu: </b>


Thứ nhất, cơng ty chưa kiểm sốt tốt chi phí đầu tư cũng như danh mục đầu tư,
gây ra nhiều lãng phí. Bên cạnh đó, cơng ty cũng chưa chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ
tầng kho bãi, một số thiết bị, máy móc cịn phải th ngồi dẫn đến thiếu sự chủ động
trong những tình huống cấp bách.


Thứ hai, chiến lược quảng bá hình ảnh của cơng ty thiếu tính sáng tạo và chưa
thu hút được các khách hàng mới, tiềm năng.


Thứ ba, cơng ty chưa có chiến lược với từng phân khúc khách hàng cụ thể mà chỉ
đưa ra những chính sách chung đối với tất cả khách hàng, cụ thể là chính sách tăng thời
gian thanh tốn hợp đồng hay chiết khấu cho khách hàng thanh toán hợp đồng đúng hạn.
Điều này có thể gây ra sự bất bình đẳng giữa các phân khúc khách hàng.


Thứ tư, nguồn nhân lực mới của công ty đa phần là thiếu kiến thức, kỹ năng
chun ngành, địi hỏi cơng ty phải tốn khá nhiều thời gian và công sức để đào tạo một
cách có bài bản và phù hợp với mơi trường văn hóa làm việc của cơng ty.


Thứ năm, hoạt động kinh doanh của cơng ty chủ yếu gói gọn trong một vài thị
trường chủ chốt như Mỹ, Lào hay Campuchia mà chưa dám mở rộng quy mô hoạt động
giao nhận ra những thị trường tiềm năng khác. Điều này là do đội ngũ nghiên cứu thị
trường của cơng ty cịn thiếu hiểu biết về thương mại quốc tế, chưa chủ động nắm bắt
thông tin thị trường quốc tế để có những phương án giúp công ty thâm nhập thị trường
mới.



</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

51


<b>Bảng. Tổng hợp mức độ quan trọng của các điểm mạnh và điểm yếu đối với </b>
<b>hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty </b>


<b>giai đoạn 2018-2020 </b>


<b>Điểm mạnh </b> <b>Giá trị </b>
<b>trung bình </b>


<b>Giá trị </b>


<b>bé nhất </b> <b>lớn nhất Giá trị </b> <b>Mod </b>


Kiếm soát tốt nguồn vốn vay và có chiến lược


tăng giá trị vốn chủ sỡ hữu hằng năm 3,3 2 4 4


Nguồn nhân lực được cơng ty đào tạo có năng
lực và giỏi nghiệp vụ, gắn bó lâu năm và ln
nỗ lực hồn thành cơng việc tốt nhất


2,8 2 4 3


Tạo dựng được niềm tin thương hiệu đối với


các khách hàng lâu năm 3,5 3 4 4


Văn phòng giao dịch đặt tại các điểm đầu mối



gần cảng biển 3,0 2 4 3


Có khả năng cung cấp đa dạng các loại hình


dịch vụ và mặt hàng nhập khẩu 3,3 3 4 4


<b>Điểm yếu </b>


Sử dụng vốn đầu tư chưa hiệu quả 3,5 3 4 4


Chiến lược quảng bá chưa thu hút được khách


hàng mới, tiềm năng 3,3 2 4 4


Chưa có chính sách riêng đối với từng phân


khúc khách hàng 2,8 2 4 3


Nguồn nhân lực mới cịn thiếu trình độ và phải


tốn thời gian đào tạo lại 2,6 2 4 3


Hoạt động nghiên cứu thị trường chưa hiệu quả 3,5 3 4 4


Chế độ đãi ngộ công nhân viên chưa phù hợp 3,3 2 4 4


<i>Trong đó: Mod: giá trị nhận được nhiều lựa chọn nhất </i>
<i>Nguồn: Tính tốn từ kết quả thảo luận nhóm </i>


<b>TĨM TẮT CHƯƠNG 2</b>



Chương 2 tác giả tập trung phân tích tình hình giao nhận hàng hố nhập khẩu
bằng đường biển của Công ty TNHH DV GNHH Thời Gian bao gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

52


quả kinh doanh của MSL giai đoạn 2014 – 2017 và định hướng phát triển cơng ty đến
năm 2020.


<i>Hai là</i>, phân tích thực trạng giao nhận hàng hoá bằng đường biển của công ty
theo cơ cấu mặt hàng nhập khẩu và thị trường nhập khẩu trong giai đoạn 2014 – 2017,
từ đó đánh giá các kết quả đạt được, cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

53


<b>CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ </b>
<b>NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2020 </b>
<b>1.3</b> <b>Định hướng và mục tiêu thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hố nhập </b>
<b>khẩu bằng đường biển của cơng ty đến năm 2020 </b>


<b>1.3.1</b> <b>Định hướng </b>


Theo Hoàng Thọ Xuân (2016), định hướng là xu hướng được dẫn dắt bởi chủ
đích của con người. Định hướng vừa bám sát xu hướng, vừa đón đầu xu hướng. Định
hướng không chỉ “kéo dài” xu hướng sang tương lai mà còn “lái” xu hướng vào những
mục tiêu nhất định.


Giai đoạn 2018-2020 dự báo thị trường nội địa mặc dù quy mô và tốc độ tăng
trưởng tiêu dùng không quá cao so với tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nhưng
cơ cấu thị trường rất phong phú về chủng loại, chất lượng và mẫu mã. Nhu cầu nhập


khẩu những mặt hàng trong nước còn hạn chế hoặc chưa sản xuất được sẽ có tiềm năng
và sức cạnh tranh tốt hơn. Đặc biệt đối với giai đoạn này, dưới tác động của tồn cầu
hố, bên cạnh những cơ hội, cơng ty cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức mới như
sự thay đổi trong quy tắc cạnh tranh hay quy mơ cạnh tranh. Do đó, để có thể chủ động
trước những rủi ro cũng như , công ty cần thực hiện theo các định hướng:


• <i>Một là,</i> phấn đấu gia tăng giá trị và sức cạnh tranh của TCL trên thương trường.
Công ty định hướng trong giai đoạn này sẽ nỗ lực tìm cách giảm giá thành các
loại hình dịch vụ song song với việc nghiên cứu và cải thiện chất lượng dịch vụ
giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển sao cho ngày càng hồn thiện
hơn và hài lịng khách hàng hơn.


• <i>Hai là,</i> tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng tại các thị trường nhập khẩu chủ lực
có đóng góp nhiều vào tổng doanh thu hằng năm của cơng ty . Trong khi đó, khai
thác tốt hơn các thị trường thứ yếu và chuẩn bị thâm nhập vào các thị trường
tiềm năng thông qua liên kết với các công ty quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

54


• <i>Bốn là,</i> đẩy mạnh hoạt động giao nhận đối với các mặt hàng nhập khẩu chủ lực
là nguyên, phụ liệu ngành may mặc và máy móc, thiết bị đem lại nguồn thu lớn
cho công ty. Đồng thời, cung cấp dịch vụ cho đa dạng ngành hàng hơn nhằm đáp
ứng tốt hơn những nhu cầu mới của thị trường.


• <i>Năm là,</i> xây dựng hệ thống đại lý chuyên nghiệp trong nước và mở rộng mạng
lưới đại lý ra các thị trường chủ lực trong khu vực châu Á nhằm đáp ứng tốt hơn
nhu cầu vận chuyển hàng hoá quốc tế nhập khẩu vào thị trường nội địa bằng
đường biển.


<b>1.3.2</b> <b>Mục tiêu phát triển </b>



Trên cơ sở định hướng đối với hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng
đường biển của cơng ty giai đoạn 2018-2020 và tham khảo ý kiến của các chuyên gia,
tác giả xác định mục tiêu phát triển như sau:


• <i>Một là,</i> phấnđấu giảm chi phí dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển, tăng mức chênh lệch giữa chi phí và doanh thu từ 5,9% năm 2017 lên mức
7% năm 2018, 8% năm 2019 và đạt 10% đến năm 2020.


• <i>Hai là,</i> giữ vững tốc độ tăng trưởng dịch vụ giao nhận trung bình tại thị trường
nhập khẩu chủ lực là châu Á và châu Mỹ đạt 30% - 35% /năm, trong khi đó, cải
thiện tốc độ tăng trưởng tại thị trường châu Ấu đạt mức 25% đến năm 2020.
• <i>Ba là,</i> cơ cấu lại nguồn nhân lực của công ty, gia tăng cả về số lượng và chất


lượng để đủ điều kiện mở rộng quy mô hoạt động trong giai đoạn 2018-2020. Cụ
thể, số lượng nhân viên đến năm 2020 tăng gấp 1,5 lần so với hiện tại, trong đó
tỷ lệ nhân viên đạt tiêu chuẩn qua đào tạo chiếm 90% tổng số nhân viên.


• <i>Bốn là,</i> tăng tỉ trọng doanh thu nhập khẩu các mặt hàng tiềm năng như máy móc
– thiết bị - linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu trong may mặc đóng góp trên 70%
tổng doanh thu giao nhận bằng đường biển đối với các mặt hàng nhập khẩu .
• <i>Năm là,</i> mức độ ứng dụng các giải pháp công nghệ vào hoạt động giao nhận giảm


bớt gánh năng công việc đến 20%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

55


<b>1.4</b> <b>Giải pháp thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường </b>
<b>biển của công ty đến năm 2020 </b>



<b>1.4.1</b> <b>Kết hợp SWOT hình thành các phương án </b>


Dựa trên những cơ hội và thách thức của môi trường bên ngoài cũng như điểm
mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp xác định trong chương 2 mục 2.3, tác giả tiến hành
kết hợp SWOT để hình thành các phương án thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hoá
nhập khẩu bằng đường biển của TCL giai đoạn 2018 – 2020 (bảng 3.1). Cụ thể, các
phương án kết hợp và nội dung của từng phương án được xác định như sau:


<b>Một là, mở rộng văn phòng giao dịch tại các cảng biển mới:</b> đó là tận dụng
lợi thế về khả năng cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ và kinh nghiệm kinh doanh
tại các cảng biển lớn để đón nhu cầu nhập khẩu đường biển khi đó, vẫn còn rất nhiều
khách hàng chưa tiếp cận được các nhà cung cấp dịch vụ mà họ mong muốn do thiếu
địa điểm giao dịch. Chính vì thế, mở rộng văn phịng giao dịch tại các cảng biển mới
chính là nguồn động lực để công ty mở rộng quy mô hoạt động, tấn công sang những
thị trường mới, chủ động tìm kiếm khách hàng mới và giảm bớt sức ép cạnh tranh tại
các thị trường<i><b> trọng điểm. </b></i>


<b>Hai là, hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngồi đem </b>
<b>lại nguồn nhập khẩu ổn định:</b> Các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài
chiếm thị phần khá lớn trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, do nhu cầu về nguồn
đầu vào cao đó là các nguyên, vật liệu dùng trong sản xuất mà thị trường nguồn cung
trong nước cịn hạn chế. Bên cạnh đó, việc các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực
trong thời gian tới sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất đẩy mạnh nhập khẩu
nguyên, vật liệu đầu vào do các rào cản về thuế quan dần được loại bỏ. Tuy nhiên, nhập
khẩu ở quy mô lớn sẽ nhiều rủi ro hơn, do đó, để đảm bảo tính hiệu quả, các doanh
nghiệp sản xuất có xu hướng tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận có trình độ
chun mơn cao để đảm nhận khâu nhập khẩu thay cho họ. Nắm bắt được xu hướng thị
trường trong thời gian tới, cộng với thế mạnh về về nguồn nhân lực chất lượng cao và
kinh nghiệm nhập khẩu đa dạng, hợp tác với doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước
ngồi sẽ là một bước đi quan trọng giúp công ty ổn định nguồn nhập khẩu trong dài hạn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

56


mơ hình giao nhận sẽ giúp doanh nghiệp kiểm sốt tốt hơn chi phí và rủi ro. Song song
với tiềm năng phát triển của công nghệ, xu hướng tham gia vào các chuỗi cung ứng nội
địa và trong khu vực nhằm tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng
tăng. Liên kết chính là chìa khố giúp doanh nghiệp tiếp cận với cơng nghệ hiện đại.
Trong khi đó, Nhà nước cũng khuyến khích doanh nghiệp đổi mới thơng qua các chính
sách hỗ trợ cho vay vốn đầu tư với lãi suất thấp. Vì vậy, đầu tư tự động hố chính là tận
dụng lợi thế của công ty và những cơ hội mà thị trường đem lại để nâng cao chất lượng
mơ hình giao nhận trong thời gian tới.


<b>Bốn là, phát triển dịch vụ giao nhận trọn gói: </b>nhu cầu vận chuyển đường biển
ngày càng đa dạng, xu hướng lựa chọn gói dịch vụ giao nhận trọn gói (door to door9<sub>) để </sub>


giảm thiểu rủi ro ngày càng tăng. Tận dụng thế mạnh về đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp
vụ, am hiểu về chứng từ, thủ tục cũng như kinh nghiệm trong giao nhân và điều phối,
việc tích hợp các dịch vụ và phát triển dịch vụ trọn gói sẽ nâng cao giá trị thương hiệu
của công ty trong tương lai.


<b>Năm là, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại:</b>. để khắc phục những hạn
chế trong các hoạt động marketing trước đây cũng như tận dụng tốt tiềm lực tài chính,
cơng ty cần xây dựng các giải pháp marketing hiệu quả và đúng trọng tâm để vừa thu
hút được khách hàng mới, vừa giữ chân được khách hàng cũ.


<b>Sáu là, sáp nhập hoặc trở thành đại lý giao nhận cho các doanh nghiệp </b>
<b>logistics quốc tế: </b>Dưới tác động của cách mạng công nghệ 4.0 và bối cảnh hội nhập sâu


rộng, để tránh những cuộc đối đầu trực diện về giá cả và để hoạt động một cách hiệu
quả, việc mua bán – sáp nhập (M&A) sẽ là một xu thế không thế tránh khỏi đối với


doanh nghiệp logistics Việt Nam. Ngoài ra, do số lượng các nhà cung cấp giải pháp cơng
nghệ tại Việt Nam cịn hạn chế nên việc tiếp cận công nghệ hiện đại cũng là một trở ngại
lớn đối với cơng ty. Chính vì thế, hợp tác liên kết bằng các thương vụ M&A cho thấy
nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh cho công ty cả về chiều ngang (mở rộng mạng lưới
đại lý) và chiều dọc (mở rộng gói dịch vụ, tăng năng lực cung cấp trọn gói dịch vụ).


<b>Bảy là, chủ động nắm bắt những thay đổi của ngành cảng biển: </b>hoạt động
phát triển cảng biển hiện còn tồn tại nhiều bất cập và thiếu sự quy hoạch đồng bộ, tình


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

57


trạng quá tải hàng hố hay ách tắc giao thơng vẫn cịn là vấn đề nan giải. Để có phương
án vận chuyển hàng hố phù hợp cần bố trí văn phịng gần các cảng biển để tiện nắm
bắt tình hình tại cảng một cách chính xác nhất.


<b>Tám là, tăng lương thưởng và phúc lợi nhằm giữ chân nhân tài: </b>để giải quyết
vấn đề “khát” nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như giữ chân người giỏi, cần có
những chính sách tốt hơn, xứng đáng hơn để đánh giá đúng năng lực nhân viên


<b>Chín là, cải thiện mơi trường làm việc và chế độ đãi ngộ thu hút những nhân </b>
<b>lực có trình độ cao: </b>đó là khắc phục tình trạng nguồn nhân lực đầu vào còn thiếu và


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

58


<b>Bảng . Ma trận SWOT của công ty TNHH DV GNHH Thời Gian </b>


<b>SWOT </b>


Cơ hội (O)



O1 - Nhu cầu nhập khẩu bằng đường biển tăng mạnh
O2 - Vị trí địa lý thuận lợi giáp biển Đơng


O3 - Cải cách về thủ tục và pháp luật đem lại hiệu quả
O4 - Lợi ích khi tham gia các Hiệp định thương mại
O5 - Xu hướng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng
O6 – Xu hướng gia nhập chuỗi cung ứng


Thách thức (T)


T1 - Thiếu các nhà cung cấp giải pháp công nghệ
logistics chuyên nghiệp trong nước


T2 - Bất ổn chính trị trong khu vực và toàn cầu
T3 - Sức ép cạnh tranh từ các đối thủ khổng lồ
T4 - Cảng và dịch vụ hậu cảng thiếu tính quy hoạch
T5 - Nguồn cung nhân lực ngành còn thiếu và yếu


Điểm mạnh (S)
S1 - Kiếm soát tốt nguồn vốn vay
S2 - Nhân viên lâu năm giỏi nghiệp vụ
S3 - Tạo dựng niềm tin thương hiệu đối với
khách hàng lâu năm


S4 - Văn phòng giao dịch gần cảng biển
S5 - Cung cấp đa dạng dịch vụ và mặt hàng
nhập khẩu


Kết hợp O – S



O1 + O2 + S4 + S5 → Mở rộng hệ thống văn phòng giao
dịch tại các cảng biển mới


O1 + O4 + O5 + S2 + S5 → Hợp tác với các doanh nghiệp
sản xuất có vốn đầu tư nước ngồi đem lại nguồn nhập khẩu
ổn định


O3 + O4 + O6 + S1 + S2 → Đầu tư tự động hoá


O1 + S2 + S3 + S5 → Phát triển dịch vụ giao nhận trọn gói


Kết hợp T – S


T1 + T2 + T3 + S5 → Sáp nhập hoặc trở thành đại lý
giao nhận cho các doanh nghiệp logistics quốc tế
T4 + S4 → Chủ động nắm bắt sự thay đổi của ngành
cảng biển


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

59
Điểm yếu (W)


W1 - Sử dụng vốn đầu tư chưa hiệu quả
W2 - Chiến lược quảng bá chưa thu hút
W3 - Chưa có chính sách riêng cho từng phân
khúc khách hàng


W4 - Nguồn nhân lực mới còn non trẻ
W5 - Nghiên cứu thị trường chưa hiệu quả
W6 - Chế độ lương, thưởng chưa phù hợp



Kết hợp O – W


O1 + W1 + W2 + W4 + W5 → Đẩy mạnh hoạt động xúc
tiến thương mại


Kết hợp T – W


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

60


1.5 <b>Lựa chọn phương án thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu </b>
<b>bằng đường biển của công ty đến năm 2020</b>


<b>1.5.1</b> <b>Phương pháp đánh giá </b>


Việc lựa chọn phương án đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu
bằng đường biển của công ty được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung10.


Mục đích của thảo luận nhóm tập trung nhằm thẩm định các phương án đẩy mạnh
hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty trong giai đoạn
2018-2020 đã được tác giả nhận dạng thông qua kết hợp SWOT.


Các thành viên tham gia thảo luận được chia làm 02 nhóm và được thực hiện theo
phương thức như được trình bày trong mục 2.2.4.1 – Phụ lục)


Căn cứ vào kết quả thảo luận nhóm tập trung, tác giả tổng hợp các phương án
đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty trong
giai đoạn 2018-2020.


<b>1.5.2</b> <b>Kết quả đánh giá </b>



Sau khi tổng hợp các ý kiến từ chuyên gia, tác giả đưa ra kết quả lựa chọn phương
án đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty
trong giai đoạn 2018-2020 cụ thể như sau:


Kết hợp phương án “Tăng lương thưởng và phúc lợi nhằm giữ chân nhân tài” và
phương án “Cải thiện môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ thu hút những nhân lực có
trình độ cao” thành phương án “Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực”.


Kết hợp phương án “Hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước
ngoài đem lại nguồn nhập khẩu ổn định” và phương án “Sáp nhập hoặc trở thành đại lý
giao nhận cho các doanh nghiệp logistics quốc tế” thành phương án “Giải pháp tăng
cường hợp tác với các doanh nghiệp”.


Kết hợp 3 phương án là “Mở rộng hệ thống văn phòng giao dịch tại các cảng biển
mới”, phương án “Chủ động nắm bắt sự thay đổi của ngành cảng biển” và phương án
“Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại” thành phương án “Giải pháp gia tăng thâm
nhập thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới”.


10<sub> Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu cho thấy thảo luận nhóm tập trung là một trong các cơng cụ thích hợp </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

61


Kết hợp phương án “Đầu tư tự động hoá” và phương án “Phát triển dịch vụ giao
nhận trọn gói” thành phương án “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận”


Theo đó, các chuyên gia cũng cho ý kiến về mức độ quan trọng và tính thiết thực
của từng phương án cụ thể theo thứ tự từ “rất quan trọng” đến “ít quan trọng”, cụ thể:


1. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực
2. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận


3. Giải pháp tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp


4. Giải pháp gia tăng thâm nhập thị trường truyền thống và phát triển thị
trường mới


1.6 <b>Giải pháp thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu của công ty </b>
<b>trong giai đoạn 2018-2020</b>


<b>1.6.1</b> <b>Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực </b>


<i>Một là, </i>thu hút nhân lực có kiến thức chun mơn giỏi từ bậc Đại học thơng qua
các chương trình thu hút nhân tài như sau:


- Phối hợp với các trường Đại học trao học bổng cho sinh viên thuộc các chuyên
ngành có liên quan có học lực và hạnh kiểm tốt trong q trình học tập tại trường
- Tạo cơ hội cho sinh viên thực tập theo chuyên ngành theo học và làm việc ngắn hạn


tại công ty để tiếp cận và làm quen với môi trường công việc


- Kết hợp với một số doanh nghiệp cùng ngành và trường Đại học tổ chức các buổi
hội đàm, giao lưu, tiếp xúc với sinh viên chuyên ngành để hiểu được những nhu cầu,
nguyện vọng của sinh viên chuẩn bị ra trường cũng như giúp sinh viên hiểu rõ hơn
các công việc trong ngành.


- Kết hợp với các doanh nghiệp đầu tư tại các trường Đại học xây dựng phịng thực
hành mơ phỏng, cung cấp những tài liệu thực để sinh viên thực hành xử lý các tình
huống cụ thể liên quan đến ngành như kho vận, điều phối, xử lý đơn hàng,…


<i>Hai là, </i>nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ nhân lực giỏi trong công ty:



- Gửi nhân viên đi học các lớp đào tạo ngắn hạn nâng cao nghiệp vụ và bổ sung những
kiến thức trong các lĩnh vực chuyên sâu như chuỗi cung ứng, vận tải quốc tế hay
quản lý hệ thống thông tin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

62


- Mở các lớp bồi dưỡng cho nhân viên các kỹ năng mềm bổ trợ, kỹ năng ngoại ngữ,
kỹ năng tin học nâng cao,…


- Đầu tư cho đội ngũ quản lý tham gia các khoá học chuyên sâu về quản lý, điều hành
nhằm tăng khả năng vận dụng các công cụ quản lý và xây dựng chiến lược phát triển
dài hạn cho công ty


<i>Ba là, </i>cải tiến chính sách quản lý – điều hành, cụ thể:


- Bố trí cơng việc đúng với chun mơn, năng lực của nhân viên để mỗi người có thể
phát huy hết năng lực và khả năng của mình trong công việc.


- Điều chỉnh chế độ lương, thưởng, phúc lợi tương xứng với kết quả công việc của
mỗi cá nhân và xét tăng lương theo số năm kinh nghiệm của nhân viên. Bên cạnh
đó, điều chỉnh mức hoa hồng linh động cho nhân viên khi kiếm được khách hàng
mới cho công ty.


- Tổ chức thi đua, xét khen thưởng hàng quý, hàng năm cho nhân viên có những đóng
góp to lớn cho cơng ty.


- Trợ cấp xăng, xe cho nhân viên có nơi ở xa công ty từ 400.000 đồng đến 500.000
đồng / tháng.


- Quan tâm đến sức khoẻ của nhân viên, hỗ trợ khám sức khoẻ định kỳ, mua bảo hiểm


cho tồn cơng ty đồng thời tạo mơi trường làm việc thoải mái để đảm bảo nhân viên
luôn trong trạng thái tốt nhất khi làm việc.


<b>1.6.2</b> <b>Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận </b>


<i>Một là, </i>chuẩn hố quy trình nội bộ tn thủ quy trình kế tốn – kiểm tốn quốc
tế giúp cơng ty sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả và nâng cao tính chuyên nghiệp.


<i>Hai là,</i> bước đầu ứng dụng công nghệ tự động vào các khâu, cụ thể như: Cải tiến
quản lý kho hàng bằng phần mềm theo mơ hình quản lý WMS; ứng dụng cơng nghệ
robot trong bốc, dỡ, di chuyển và sắp xếp hàng hố, đảm bảo hàng hố được lưu thơng
thuận lợi, nhất trong những mùa cao điểm; hoạch định tuyến đường và lập kế hoạch lộ
trình vận tải bằng phần mềm tối ưu hố lộ trình ROS11<sub>. </sub>


<i>Ba là,</i> xây dựng một hệ thống thang đo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ
của công ty bao gồm các chỉ tiêu như: Thời gian giao nhận hàng, mức độ an tồn của


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

63


hàng hố được vận chuyển, chi phí vận chuyển, giá cả mỗi chuyến hàng, chất lượng kho
bãi,…


<i>Bốn là,</i> nghiên cứu áp dụng mơ hình phân phối hàng hố 3PL phân phối hàng
hố trọn gói từ khâu bảo quản, lưu giữ hàng hố đến khâu vận chuyển, giao nhận đến
điểm đích cho khách hàng.


<i>Năm là,</i> lập báo cáo kết quả kinh doanh dự toán dựa trên các hoạt động đã dự
toán như dự toán giá vốn hàng bán, dự tốn doanh thu, dự tốn chi phí bán hàng và quản
lý doanh nghiệp, dự tốn chi phí lãi vay,… nhằm ước tính lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh mà công ty mong đợi và trở thành tiêu chuẩn để đánh giá kết quả hoạt động kinh


doanh trong kỳ tới.


<b>1.6.3</b> <b>Giải pháp tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp </b>


<i>Một là,</i> chủ động tham gia các buổi hội thảo, toạ đàm do các tổ chức, hiệp hội
giao nhận để gặp gỡ, giao lưu với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cũng đang
hoạt động trong lĩnh vực logistics và tìm kiếm các cơ hội hợp tác.


<i>Hai là,</i> chủ động liên kết với các doanh nghiệp ngân hàng cung cấp trọn gói dịch
vụ logistics và dịch vụ tài chính cho các cơng ty nhập khẩu bao gồm làm thủ tục hải
quan, vận tải, vay thanh toán tiền,…


<i>Ba là,</i> đầu tư trực tiếp, góp vốn vào các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực
cơng nghệ để có cơ hội sở hữu những công nghệ - kỹ thuật mới.


<i>Bốn là,</i> ký hợp đồng vận chuyển với các hãng tàu trong dài hạn để trở thành công
ty vận tải không phương tiện NVOCC 12<sub> đảm bảo việc vận chuyển cho các chủ hàng đều </sub>


đặn hơn với mức cước thấp hơn.


<i>Năm là,</i> trở thành nhà vận chuyển đấu thầu với ứng dụng kết nối vận chuyển
Transtender13<sub> giúp công ty tiếp cận với mạng lưới khách hàng và đối tác với chi phí thấp </sub>


nhất và thủ tục đơn giản nhất.


12<sub> Non-vessel Operating Common Carrier </sub>


13<sub> Sàn giao dịch online giữa người có nhu cầu vận chuyển và nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển dưới </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

64



<b>1.6.4</b> <b>Giảipháp mở rộng quy mô thị trường truyền thống và tấn công thị trường </b>
<b>mới </b>


<i>Một là,</i>xây dựng quy trình marketing riêng của cơng ty dựa trên quy trình
marketing chuẩn quốc tế và điều chỉnh theo định hướng của công ty trong từng giai
đoạn. Các bước xây dựng quy trình marketing cho cơng ty bao gồm:


<b>Bước 1: Nghiên cứu thị trường </b>


Để xác định quy mô thị trường, mức độ cạnh tranh hiện tại, thị phần, giá cả hay các dữ
liệu cần thiết cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo, đội ngũ marketing sẽ tiến hành
khảo sát thị trường, thu thập thông tin thực tế kết hợp với các dữ liệu thứ cấp trong thời
gian ngắn từ 2-3 tháng.


<b>Bước 2: Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu </b>


Từ các số liệu và dữ liệu thu thập được, phòng marketing sẽ xác định nhu cầu, hành vi
và mong muốn của khách hàng đối với từng loại hình dịch vụ của cơng ty, đồng thời
tiến hành phân chia nhóm khách hàng dựa trên những đặc điểm nổi bật chung.


<b>Bước 3: Xác định mục tiêu marketing </b>


Công ty cần phải xác định rõ mục tiêu mà cơng ty hướng tới để có thể thiết lập phương
án marketing phù hợp và đạt được kết quả đúng với những gì mục tiêu đề ra, ví dụ như
marketing để tăng doanh thu, marketing để tăng mức độ nhận biết thương hiệu,
marketing để quảng bá dịch vụ mới,…


<b>Bước 4: Xác định thơng điệp muốn truyền tải </b>



Thơng điệp truyền tải chính là vũ khí trong mọi chiến lược marketing. Khi đưa ra một
thông điệp, công ty nên chú trọng vào lợi ích của dịch vụ mình mang lại cho khách hàng,
dựa trên những nhu cầu mà khách hàng chưa được đáp ứng ở hiện tại.


<b>Bước 5: Lập kế hoạch marketing </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

65


<b>Bước 6: Đo lường hiệu quả bằng các chỉ số chuyên ngành và điều chỉnh kế </b>
<b>hoạch </b>


Sau khi thực hiện chiến dịch marketing, công ty cần giành thời gian đánh giá kết quả
thực hiện bằng các chỉ số đo lường hiệu quả như COCA – Chi phí thu được từ khách
hàng, Thời gian phản hồi của đội bán hàng, Lưu lượng website,… đồng thời có sự thay
đổi, điều chỉnh và rút kinh nghiệm trong những chiến dịch marketing sau.


<i>Hai là,</i> xây dựng nội dung website giúp công ty bán hàng hiệu quả, cụ thể:
+ Hỗ trợ tối thiểu hai ngôn ngữ cho người truy cập: một là ngôn ngữ chung là


tiếng Anh và ngôn ngữ riêng đối với những thị trường chủ lực nhằm giúp
khách hàng hiểu rõ hơn những nội dung mà công ty muốn truyền tải thông
qua website.


+ Đầu tư cho hình ảnh: khách hàng thường khơng thể đánh giá các cơng ty chỉ
qua những dịng mơ tả chung chung trên website bởi vì đa số nội dung về các
loại hình dịch vụ mà các công ty logistics hiện cung cấp đều có sự tương
đồng khá lớn. Để tăng độ tin cậy cho khách hàng và quảng bá cho hình ảnh
của cơng ty, công ty nên cung cấp cho khách hàng những hình ảnh thực tế về
cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật cũng như phương tiện, máy móc,… một cách
cơng khai trên website. Bởi vì đây chính là một trong những cơ sở dữ liệu


giúp khách hàng đưa ra quyết định có giao dịch với cơng ty hay khơng.
+ Cập nhật lịch trình tàu chạy lên website: công ty nên bổ sung trên website


phân mục “Lịch tàu chạy” bao gồm thời gian tàu chạy, thông tin, thông số kỹ
thuật ứng với các tàu mà công ty làm việc, đồng thời cập nhật liên tục theo
từng tuần hoặc tháng để khách hàng tiện theo dõi, nắm bắt thơng tin và có sự
lựa chọn hợp lý.


<i>Ba là,</i> tận dụng sức mạnh của Email Marketing14:


+ Để có một email tiếp thị hiệu quả, cơng ty cần chú ý thiết kế dịng tiêu đề thật
thu hút; nội dung email súc tích và rõ nghĩa; chèn thêm các đường dẫn liên
kết đến website công ty và không nên gửi quá nhiều lần trong cùng một thời
gian gây phiền hà cho người đọc.


14<sub> Là một hình thức quảng cáo trực tiếp trong đó sử dụng thư điện tử như một phương tiện giúp doanh nghiệp </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

66


+ Đối với các khách hàng đang là đối tác của công ty, thường xuyên cập nhật
các thông tin về dịch vụ của công ty, tin tức quan trọng, ưu đãi,… cho khách
hàng qua email.


+ Lựa chọn sử dụng phần mềm chuyên dụng có tính phí để gửi email như
Mailchimp hay Thunderbird giúp cơng ty kiểm sốt tốt hơn lượng email
khổng lồ mà công ty phải giao dịch mỗi ngày. Bởi những phần mềm này có
cấu hình được thiết kế khá ổn định, riêng phần mềm Mailchimp còn cung cấp
số liệu thống kê về những email mà công ty đã gửi cho khách hàng một cách
cụ thể, như có bao nhiêu người đã mở email, bao nhiêu người nhấn vào đường
dẫn đến website công ty, bao nhiêu người huỷ theo dõi email,…



<i>Bốn là,</i> gia tăng hoạt động quảng cáo trên các website thương mại, mạng xã hội,
báo điện tử, trang tìm kiếm thơng tin, cụ thể:


+ Đặt banner15<sub> quảng cáo trên các trang web có số lượng truy cập cao như các </sub>


trang thương mại điện tử hay báo điện tử


+ Quảng cáo trên các mạng xã hội phổ biến như Facebook hay Tweeter. Ví dụ
đối với facebook, facebook cung cấp cho người dùng kinh doanh các gói
quảng cáo rất hiệu quả với mức chi phí mà người dùng sẵn sàng bỏ ra, ứng
với mỗi mức phí, facebook sẽ ước tính và đảm bảo nhà kinh doanh tiếp cận
được số lượng khách hàng tương ứng trong thời hạn nhất định.


+ Sử dụng Google AdWords có trả phí để hiển thị quảng cáo trang web trên
trang đầu của trang tìm kiếm Google giúp tiếp cận những khách hàng đang
có nhu cầu với các dịch vụ tương tự dịch vụ mà công ty cung cấp.


+ Tối ưu hoá nội dung website, sử dụng những từ khoá thân thiện với người
dùng để tăng lưu lượng tìm kiếm trên Google. Nhận diện những từ khoá liên
quan chính là chìa khố giúp cho website cơng ty tăng thứ hạng và đứng đầu
tìm kiếm trên Google.


<i>Năm là,</i> thực hiện các nghiên cứu sâu về thị trường:


+ Đối với thị trường nhập khẩu chủ lực, dự báo các biến động thị trường, xác định
đối thủ cạnh tranh, phân khúc khách hàng tiềm năng nhằm đa dạng hoá các mặt hàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

67



nhập khẩu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nội địa, mở rộng quy mô công
ty và tăng thị phần.


+ Đối với thị trường nhập khẩu mới, dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu của thị


trường đó đối với thị trường nội địa, đồng thời phân tích mơi trường kinh doanh và mức lợi nhuận
có thể đạt được giúp cơng ty lựa chọn và đưa ra các phương án tối ưu để thâm nhập thị trường.


<i>Sáu là,</i> chủ động tìm kiếm và liên hệ với các khách hàng mới qua email, thư từ,
điện thoại,… giới thiệu dịch vụ của công ty, bày tỏ thiện chí hợp tác và khuyến khích
khách hàng đặt đơn hàng đầu tiên với các gói dịch vụ ưu đãi tuỳ theo nhu cầu của khách
hàng để mở đường cho công ty thâm nhập vào các thị trường mới.


<i>Bảy là,</i> đặt văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty gần các khu chế xuất, khu
công nghiệp, cơ sở sản xuất hoặc trụ sở của đối tác tại các thị trường tiềm năng để tạo
mối liên kết hợp tác giữa đôi bên.


<i>Tám là,</i> tham gia các hội thảo xúc tiến thương mại đẩy mạnh ký kết hợp đồng
cung cấp dịch vụ đối với các khách hàng thuộc các nước là thành viên của Hiệp định
thương mại và có mối quan hệ hữu nghị với Việt Nam.


<b>1.7</b> <b>Một số kiến nghị </b>


Ngành giao nhận Việt Nam nói chung đang phát triển rất nhanh, để theo kịp tốc
độ phát triển của thương mại thế giới buộc phải có sự liên kết phối hợp giữa doanh
nghiệp trong ngành với sự hỗ trợ đắc lực của Hiệp hội và dưới sự định hướng và quản
lý của các cơ quan ban ngành trực thuộc Nhà nước. Muốn đi nhanh hãy đi một mình,
nhưng nếu muốn đi xa hãy đi cùng nhau, để làm nên kỳ tích, doanh nghiệp, Hiệp hội và
cơ quan quản lý phải cùng nhìn nhận vấn đề, có chung một hướng đi và đồng hành cùng
nhau trong suốt chặng đường phát triển. Đứng trên góc độ doanh nghiệp, sau đây tác giả


có một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như Hiệp hội Doanh
nghiệp Logistics Việt Nam.


<b>1.7.1</b> <b>Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

68


vận tải đa phương thức phát triển. Đối với phần mềm, hoàn thiện hệ thống khung pháp
lý thơng thống, hợp lý, thay đổi và tiêu chuẩn hoá các quy định liên quan đến cấp phép,
điều kiện kinh doanh,… tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ giao nhận.


<i>Thứ hai,</i> xây dựng chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp phân phối huy động nguồn vốn thông qua thị trường chứng
khoán, thúc đẩy các hoạt động mua bán và sáp nhập giữa các doanh nghiệp sản xuất có
nguồn cung nhập khẩu và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận bằng nhiều hình
thức như hợp đồng hợp tác, góp vốn,…


<i>Thứ ba,</i> phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với việc thực hiện quyền
sở hữu trí tuệ, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện tối đa cho các sản
phẩm khoa học và cơng nghệ trong nước và nước ngồi được trao đổi, mua bán trên thị
trường.


<i>Thứ tư,</i> tăng cường công tác thông tin thị trường nhằm cập nhật kịp thời tình hình
chính trị, thì trường, chính sách, rào cản,… Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
thương mại hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, thị trường mới, mặt hàng mới, mở
rộng kênh phân phối,…


<i>Thứ năm,</i> đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, xây dựng quy trình đào
tạo tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành giao nhận. Đồng


thời, tăng tính thiết thực của chương trình học và tăng tỷ lệ thực hành trong các môn
học, thiết lập diễn đàn trao đổi các kiến thức chuyên ngành tạo cầu nối cho doanh nghiệp
và nguồn nhân lực.


<i>Thứ sáu,</i> rà soát tổng thể và có biện pháp kiểm sốt chi phí liên quan đến các
khoản phí và phụ thu tại các cảng biển Việt Nam, cao tốc liên tỉnh, xử lý những vấn đề
còn tồn đọng và bất cập trong các dự án BOT để đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp,
nhà đầu tư và Nhà nước.


<b>1.7.2</b> <b>Đối với Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

69


<i>Thứ hai,</i> đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp đề xuất kịp thời các chính sách
phát triển và minh bạch thị trường dịch vụ logistics với các cơ quan có thẩm quyền đồng
thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong kinh doanh để các
cơ quan quản lý nắm bắt và giải quyết.


<i>Thứ ba,</i> hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối và hợp tác với các nhà sản xuất
trong khu vực và thế giới thông qua liên kết với các hiệp hội ngành nghề có liên quan
và phối hợp với cơ quan chính quyền các nước tổ chức các buổi hội thảo, hội chợ để
doanh nghiệp có cơ hội quảng bá dịch vụ của mình.


<i>Thứ tư,</i> tăng cường mở các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn nhằm giúp doanh
nghiệp nâng cao năng lực chun mơn hiện có đồng thời cập nhật những thơng tin quan
trọng về các chính sách pháp lý mới nhất.


<i>Thứ năm,</i> kết hợp với các doanh nghiệp trong ngành và trường học xây dựng
chuẩn nghề nghiệp, đồng thời mở rộng quy mơ giảng dạy chương trình đào tạo đạt tiêu
chuẩn quốc tế tại các trường học có chuyên ngành liên quan nhằm nâng cao chất lượng


đầu ra của nguồn nhân lực trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

70


<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 3 </b>


Chương 3 của đề tài đã đưa ra một số dự báo về nhu cầu sử dụng dịch vụ giao
nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn
2018-2020, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng
hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty trong giai đoạn này.


Cụ thể trong chương này, tác giả đã xác định các phương hướng và mục tiêu phát
triển hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty trong giai
đoạn 2018-2020. Bên cạnh đó, dựa trên cơ sở phân tích về cơ hội và thách thức của mơi
trường bên ngồi doanh nghiệp cũng như điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh
nghiệp trong chương 2, tác giả đã kết hợp SWOT và hình thành các giải pháp thúc đẩy
hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty. Sau khi tổng hợp
ý kiến của các chuyên gia, tác giả đã xác định được 5 giải pháp cụ thể, trong đó “Giải
pháp thu hút và gìn giữ nhân tài” được đánh giá là quan trọng nhất và cần được triển
khai ngay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

71
<b>KẾT LUẬN </b>


Thơng qua việc phân tích hoạt động giao nhận bằng đường biển đối với hàng hoá
nhập khẩu của công ty TNHH DV GNHH Thời Gian, tác giả nhắm tới mục tiêu đề xuất
một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu
bằng đường biển của cơng ty giai đoạn 2018-2020. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả
đã tập trung vào phân tích các nội dung nghiên cứu và đạt được những kết quả như sau:



<i>Thứ nhất,</i> khái quát cơ sở lý thuyết về tình hình hoạt động giao nhận hàng hố
nhập khẩu bằng đường biển của doanh nghiệp.


<i>Thứ hai,</i> giới thiệu tổng quan về công ty TNHH DV GNHH Thời Gian, đi sâu
vào phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của
cơng ty theo cơ cấu mặt hàng nhập khẩu và thị trường nhập khẩu trong giai đoạn
2014-2017. Bên cạnh đó dự báo về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hoá
nhập khẩu bằng đường biển của công ty giai đoạn 2018-2020.


<i>Thứ ba,</i> xác định phương hướng và mục tiêu thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng
hố nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty giai đoạn 20218-2020, kết hợp phân tích
SWOT hình thành các phương án cụ thể. Đồng thời, đề xuất các giải pháp cho công ty
và đưa ra kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và Hiệp hội Doanh nghiệp
Logistics Việt Nam.


Kết quả phân tích cho thấy những thành tựu mà hoạt động giao nhận hàng hoá
nhập khẩu bằng đường biển của công ty đã đạt được trong giai đoạn 2014-2017 bao
gồm:


- Doanh thu và lợi nhuận có xu hướng tăng về mặt giá trị và có tốc độ tăng trưởng
khá ổn định. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về suất sinh lợi cũng tăng trưởng đều trong
giai đoạn này.


- Hàng dệt may và Máy móc – Thiết bị là hai ngành hàng có quy mơ doanh thu cao
nhất nhì của công ty và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với những
ngành hàng khác. Trong khi đó, hố chất là ngành hàng có tiềm năng khi đạt mức
tăng trưởng doanh thu và suất sinh lợi khá cao qua các năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

72



Tuy nhiên, hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của cơng
ty vẫn còn một số hạn chế như:


- Hoạt động kinh doanh chỉ mới gói gọn ở thị trường chủ lực là châu Á.
- Công tác đầu tư, marketing chưa đem lại hiệu quả cao.


- Doanh thu hàng nơng sản có xu hướng giảm dần qua các năm và không đem lại
hiệu quả kinh doanh cao bằng những ngành hàng cịn lại.


Trong q trình thực hiện đề tài, do thời gian cũng như năng lực cịn hạn chế nên
đề tài vẫn có một số điểm bị giới hạn:


<i>Thứ nhất, </i>phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong đề tài là phương pháp nghiên


cứu mơ tả, dữ liệu sử dụng trong phân tích đa số là dữ liệu thứ cấp. Vì vậy, quá trình xử
lý dữ liệu cịn nhiều sai sót.


<i>Thứ hai, </i>nội dung phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu
bằng đường biển mới chỉ dừng ở mức phân tích theo cơ cấu mặt hàng nhập khẩu và thị
trường nhập khẩu; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh như ROA hay ROE vẫn
chưa được đề cập đến. Vì thế, đề tài cịn thiếu cơ sở để đánh giá toàn diện hoạt động
giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH DV GNHH Thời
Gian.


<i>Thứ ba,</i> các phương án và giải pháp đề xuất đều được chọn lọc từ ý kiến của các
chuyên gia, tuy nhiên số lượng chuyên gia tham gia thảo luận và khảo sát khơng nhiều
và hồn tồn là cán bộ của cơng ty nên cịn thiếu tính khách quan.


Chính vì thế, các nghiên cứu tiếp theo cần được thực hiện theo hướng:



<i>Một là,</i> mở rộng phạm vi phân tích theo cơ cấu phương thức nhập khẩu, nguồn
hàng nhập khẩu,… để có cái nhìn tồn diện hơn về tình hình giao nhận hàng hố nhập
khẩu bằng đường biển của cơng ty.


<i>Hai là,</i> bổ sung nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khác như ROA, ROE và nhóm
chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán làm cơ sở đề xuất giải pháp cụ thể hơn.


</div>

<!--links-->

×