Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

skkn hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh trong dạy học chương sự điện li lớp 11 ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.92 MB, 64 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SỰ
ĐIỆN LI – HĨA HỌC LỚP 11
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
Lĩnh vực: Hóa học

Năm học 2020 - 2021


SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU I


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SỰ
ĐIỆN LI – HĨA HỌC LỚP 11
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
Lĩnh vực: Hóa học

GIÁO VIÊN: PHẠM VĂN TRƯỜNG
TỔ: TỰ NHIÊN
ĐIỆN THOẠI: 0986559898

Năm học 2020 - 2021


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................................1


2. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................................2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................2

PHẦN II:NỘI DUNG........................................................................................................3
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CỞ SỞ THỰC TIỄN........................................................................3
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN...............................................................................................................3
1.1.1. Tư duy kinh tế...............................................................................................................3
1.1.2. Các biểu hiện tư duy kinh tế của học sinh phổ thông......................................................3
1.1.3. Các đặc trưng tư duy kinh tế của học sinh phổ thông.....................................................4
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN..........................................................................................................4
1.2.1. Cơ sở về chương trình, nội dung chương Sự điện li trong SGK Hóa học 11...................4
1.2.2. Thực trạng dạy học chương sự điện li chương trình Hóa học 11 hiện nay ở trường
THPH..................................................................................................................................... 6
1.2.2.1. Thực trạng về họat động dạy của giáo viên...................................................................6
1.2.2.2. Thực trạng về hoặt động học của học sinh..................................................................10
1.2.2.3. Đánh giá, phân tích thực trạng...................................................................................13
1.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH
PHỔ THÔNG.....................................................................................................................................13
1.2.1. Các giải pháp chung..................................................................................................................13
1.2.2. Các giải pháp cụ thể để hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh thông qua
dạy học mơn hóa học........................................................................................................................14
1.2.2.1. Trong dạy học cần phải xem xét tinh khả thi của vấn đề cần giải quyết...........................14


1.2.2.2. Trong dạy học cần khai thác nhiều phương án giải quyết vấn đề từ đó lựa chọn phương
án tối ưu nhằm đạt được hiệu quả cao................................................................................................14
1.2.2.3. Trong dạy học cần xem xét các kiến thức Hóa học dưới góc độ thực tiễn nhằm nâng cao
mối liên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn cũng như nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn
đề cho học sinh..................................................................................................................................15
2. BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH

THPT THÔNG QUA DẠY HỌC CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI..........................................................15
2.1. KHI DẠY HỌC CẦN PHẢI XEM XÉT TÍNH KHẢ THI CỦA VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.......15
2.2. SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP CĨ NHIỀU LỜI GIẢI VÀ PHÂN TÍCH ĐỂ LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU NHẰM ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ CAO................................................17
2.3. XEM XÉT CÁC KIẾN THỨC HÓA HỌC DƯỚI GÓC ĐỘ THỰC TIỄN............................28
2.3.1. Thay thế các bài tập lí thuyết bằng các bài tập thực hành............................................28
2.3.2. Sử dụng kiến thức Hóa học để giải quyết các bài tốn liên quan đến thực tiễn.............32
2.3.3. Sử dụng kiến thức Hóa học để áp dụng vào thực tiễn sản xuất.....................................36
3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................................................................44
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.........................................................................44
3.2. TỔ CHỨC VÀ NỘI DUNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...................................................44
3.2.1. Công tác chuẩn bị........................................................................................................44
3.2.2. Tổ chức thực nghiệm...................................................................................................44
3.2.3. Nội dung thực nghiệm..................................................................................................45
3.3. KẾT LUẬN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..........................................................................50

PHẦN III: KẾT LUẬN...................................................................................................51
LỜI KẾT........................................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đào tạo những người lao động phát triển tồn diện, có tư duy sáng tạo, có năng lực
thực hành giỏi, có khả năng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trước u cầu đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hố gắn liền với phát triển nền kinh tế tri thức và xu hướng tồn cầu
hố là nhiệm vụ cấp bách đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay. Để thực hiện được
nhiệm vụ đó, sự nghiệp giáo dục cần phải được đổi mới. Cùng với những thay đổi về nội

dung, cần có những đổi mới căn bản về tư duy giáo dục và phương pháp dạy học, trong
đó phương pháp dạy học mơn Hóa học là một yếu tố quan trọng.
Hiện nay, nước ta mỗi năm có hàng vạn thanh niên sau khi tốt nghiệp trung học phổ
thông đã trực tiếp lao động sản xuất ở các ngành nghề và cơ sở kinh tế khác nhau. Một
bộ phận khác được học lên ở các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học để rồi trực tiếp
hay gián tiếp lao động hoặc tham gia quản lí kinh tế. Họ là những người phải đối đầu với
nền kinh tế thị trường nhiều thành phần và sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ
thuật và công nghệ. Họ luôn phải giải quyết các bài toán kinh tế khác nhau do thực tiễn
sản xuất u cầu. Vì vậy, việc giáo dục tồn diện cho thế hệ trẻ xây dựng niềm tin, khả
năng tư duy, nhất là tư duy kinh tế là yêu cầu khách quan của cuộc sống mà bất cứ môn
học nào trong nhà trường phổ thơng cũng phải có trách nhiệm thực hiện tốt.
Hóa học là một mơn khoa học thực tiễn, có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực khác nhau của khoa học, công nghệ, sản xuất và đời sống xã hội hiện đại, nó thúc
đẩy mạnh mẽ quá trình sản xuất, được coi là chìa khố của sự phát triển. Tuy nhiên,
theo điều tra của tác giả (mục 1.2.2.2), có 25,9% học mơn Hóa học vì bắt buộc. 52,4%
vì mục đích thi cử, chỉ khoảng 20% học sinh u thích mơn Hóa học. Mặc dù mơn
Hóa học có nhiều ứng dụng vào cuộc sống nhưng thực tế môn Hóa học ngày càng
“thất sủng”, số lượng học sinh theo học mơn Hóa ngày càng ít, điều này có lẽ do trong
chương trình Hóa học phổ thơng hiên nay, đã có một số phần kiến thức gắn liền với
thực tế sản xuất tuy nhiên dung lượng chưa nhiều và còn mang nặng tính hàn lâm, học
sinh rất khó vận dụng kiến thức đã học vào đời sống sản xuất. Vì vậy việc đổi mới
phương pháp dạy học mơn Hóa học là một vấn đề cấp thiết.
Chương Sự điện li thuộc chương trình Hóa học lớp 11 là một nội dung kiến thức
rất quan trọng, có nhiều phần kiến thức như pH, phản ứng trao đổi ion…có thể được
áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất, tuy nhiên trong sách
giáo khoa, phần kiến thức liên hệ thực tế hầu như chưa có.
Ở nước ta, cho đến nay, trong lĩnh vực dạy học Hóa học, đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về phát triển năng lực tư duy cho học sinh, như phát triển năng lực tư duy
sáng tạo, tư duy giải quyết vấn đề ….Nhưng chưa có những cơng trình nghiên cứu
nào về phát triển tư duy kinh tế cho học sinh. Vì những lí do đã trình bày ở trên, tơi

chọn đề tài: “Hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh trong dạy học
chương sự điện li lớp 11 ở trường trung học phổ thông” để thực hiện trong sáng
kiến kinh nghiệm này.
1


2. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Như đã trình bày trong phần lý do chọn đề tài ở trên, sáng kiến kinh nghiệm này
là một kiểu tiếp cận mới mẻ về tư duy trong hoạt động dạy học, khi mà việc dạy học
gắn liền với hoạt động sản xuất và tư duy kinh tế. Đặc biệt nội dung mà sáng kiến này
áp dụng là phần sự điện ly lớp 11 có nhiều vấn đề liên quan đến thực tế mà sách giáo
khoa chưa đề cập đầy đủ, phần liên hệ thực tế hầu như khơng có. Đây là một hướng
dạy học rất khác trong Hóa học mà chưa có cơng trình nào trước đây từng đề cập đến.
Đề tài này góp phần thay đổi cách dạy và cách học của giáo viên và học sinh để Hóa
học khơng phải lý thuyết khơ khan mà cịn là một mơn học có nhiều ứng dụng và hấp
dẫn. Vì vậy, đề tài này hồn toàn mới.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã tập trung vào các vấn đề
- Nghiên cứu các nội dung cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng vận dụng kiến thức Hóa học, đặc biệt là kiến thức chương Sự
điên li vào các tình huống thực tế và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống sản
xuất.
- Xây dựng hệ thống kiến thức, câu hỏi bài tập theo mục tiêu phát triển tư duy
kinh tế cho học sinh THPT.
- Hướng dẫn học sinh xây dựng các bài tập Hóa học và phương án trả lời hiệu
quả nhất
- Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào đời sống sản xuất
- Thực nghiệm sư phạm để nghiên cứu hiệu quả của đề tài khả năng áp dụng đề tài đó
vào q trình dạy học, rút ra kết luận, giúp học sinh THPT phát triển tư duy kinh tế và
hình thành thái độ, hành vi đúng đắn trong hoạt động nhận thức.


2


PHẦN II:NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CỞ SỞ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Tư duy kinh tế
Cụm từ “Tư duy kinh tế” đã được nhắc đến rất nhiều, tuy nhiên hầu như chưa
thấy tài liệu đưa ra định nghĩa tường minh về loại hình tư duy này cũng như nghiên
cứu về cấu trúc và thành phần của nó. Tuỳ theo từng vấn đề, nội dung cụ thể mà
người ta đưa ra cách hiểu về tư duy kinh tế khác nhau.
Chẳng hạn, trong triết lý kinh doanh, tư duy kinh tế là quan trọng nhất. Trong đó
tư duy kinh tế phải luôn lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu cuối cùng, phải biết nắm
bắt cơ vận hội, phải mang tính tổng hợp liên ngành và bị ràng buộc bởi nhiều mối liên
hệ. Cuối cùng, tư duy kinh tế không chỉ phản ánh bản chất các quan hệ kinh tế trong
trong ý thức của chủ thể kinh tế mà còn là phương thức thực hiện. Cụ thể, tư duy kinh
tế của nhà kinh doanh được biểu hiện bằng lao động trí tuệ của họ thơng qua các
nhiệm vụ sau:
- Đề ra và lựa chọn chiến lược kinh doanh tối ưu trong cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Quyết định quản trị
- Tổ chức hành động thực hiện quyết định điều hành doanh nghiệp
- Kiểm tra thực hiện quyết định quản trị.
Một số quan điểm lại cho rằng tư duy kinh tế là sự phản ánh vào ý thức con người
các hiện tượng, quá trình và quy luật của nền sản xuất xã hội dưới dạng một hệ thống khái
niệm. Cùng với những quy luật phổ biến của tư duy nói chung, tư duy kinh tế có những
quy luật vận động đặc thù. Nó ra đời và phát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn sản
xuất xã hội của con người, để nhằm giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn đặt ra. Mỗi cơ
chế quản lí đều dựa trên cơ sở tư duy kinh tế nhất định, do vậy tư duy kinh tế có nhiệm vụ

nhận thức và cải biến nền sản xuất xã hội. Đối tượng phản ánh của tư duy kinh tế ở nước ta
hiện nay là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tư duy kinh tế phục
vụ cho những nhiệm vụ kinh tế trên các hạch toán và kinh doanh, từ tổ chức sản xuất, chế
biến sản phẩm thành hàng hoá, bảo quản và tiêu thụ,...
1.1.2. Các biểu hiện tư duy kinh tế của học sinh phổ thông
Đối với học sinh THPT, tư duy kinh tế có thể được biểu hiện qua các yếu tố sau:
- Tư duy quản trị: Thể hiện qua sự phân công, sắp xếp công việc…
- Tư duy chiến lược: Thể hiện qua các việc dự kiến các phương án thực hiện, dự
kiến kinh phí, nhân lực, các phương tiện cần thiết…, lựa chọn được phương án tối ưu
phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sẵn có.

3


- Tư duy thực hiện quản trị: Tiến hành thức hiện dự án và có phương án để giải
quyết các vấn đề phát sinh ….
- Tư duy thực tiễn: Điều chỉnh các tính tốn theo lí thuyết để phù hợp với thực
tiễn, vận dụng những kinh nghiệm sẵn có….
1.1.3 Các đặc trưng tư duy kinh tế của học sinh phổ thơng
Nội dung nghiên cứu của đề tài là hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học
sinh THPT thơng qua dạy học Hóa học. Đây mới chỉ là bước đầu đặt nền móng cho sự
phát triển tư duy kinh tế của học sinh sau này. Chính vì lẽ đó, tác giả xin đề xuất: Tư
duy kinh tế của học sinh THPT là một loại hình tư duy được đặc trưng bởi các thành
phần sau
- Xem xét tính khả thi của vấn đề cần giải quyết;
- Lựa chọn phương án tối ưu nhằm đạt được hiệu quả cao;
- Xem xét các kiến thức đã học dưới góc độ thực tiễn.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Cơ sở về chương trình, nội dung chương Sự điện li trong Sách giáo
khoa Hóa học 11

1.2.1.1 Mục tiêu dạy học chương Sự điện li
a. Kiến thức
Học sinh trình bày được các khái niệm:
- Sự điện li, chất diện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính theo A-rê-ni-ut.
- Sự điện li của nước.
Học sinh nhận ra được:
- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.
- pH. Chất chỉ thị axit, bazơ.
b. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm có liên quan đến hiện tượng điện li,
phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Viết được các phương trình ion đầy đủ và phương trình ion thu gọn.
- Tính tốn đúng các phép tính có liên quan đến [H +]; pH; xác định môi trường
axit, bazơ, trung tính của dung dịch.
c. Tình cảm, thái độ
- Thông qua việc học khái niệm cơ bản về axit, bazơ và muối theo A-rê-ni-ut,
học sinh thừa hưởng được kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của nhiều thế hệ các nhà
4


hóa học, do vậy cần giáo dục học sinh lịng biết ơn đối với các nhà khoa học. Học
sinh cũng học tập được tinh thần hợp tác khoa học của nhiều thế hệ các nhà khoa học
- Những kiến thức mà học sinh học được trong chương này đều thiết thực và gần
gũi với sản xuất và đời sống hàng ngày, điều đó càng khuyến kích các em chăm học
để có tài năng thực sự giúp ích cho xã hội
d. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
-Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
+ Năng lực tự học phần luyện tập.

+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực thực hành hố học
+ Năng lực tính tốn, xử lí số liệu.
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
+ Năng lực quản trị, năng lực tổ chức hành động… (tư duy kinh tế)
- Phẩm chất:
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó;
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên:
Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ
môi trường, sử dụng hóa chất đúng quy định, đúng mục đích, an tồn cho con người
và cho thiên nhiên.
1.2.1.2. Nội dung dạy học chương Sự điện li
Chương Sự điện li có thời lượng khoảng 7 đến 12 tiết (tùy thuộc có sắp xếp tiết
tự chọn hay khơng) chủ yếu tập trung vào các nội dung
- Khái niệm về sự điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu
- Định nghĩa axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính, muối theo A-rê-ni-ut.
- Đánh giá độ axit và độ kiềm của các dung dịch theo nồng độ H + và pH; Màu
của một số chất chỉ thị thông dụng trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.
- Bản chất và điều kiện xảy ra của các phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất
điện li.
Mặc dù trong mục tiệu dạy học chưng này khẳng định, “Những kiến thức mà học
sinh học được trong chương này đều thiết thực và gần gũi với sản xuất và đời sống
hàng ngày” nhưng nội dung trong sách giáo khoa lại chưa thể hiện rõ điều đó
5


1.2.2. Thực trạng dạy học chương sự điện li chương trình Hóa học 11 hiện
nay ở trường THPH

1.2.2.1. Thực trạng về hoạt động dạy của giáo viên
Tiến hành khảo sát giáo viên giảng dạy mơn Hóa học trên địa bàn tỉnh Nghệ An
năm học 2019-2020, 2020-2021 (mẫu phiếu như phụ lục 1, khảo sát thơng qua hình
thức tạo bảng mẫu trên google, gửi link cho đối tượng cần khảo sát. Kết quả thu được
như sau:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC
SINH THPT (có tổng 36 GV tham gia khảo sát)

6


7


8


* Ưu điểm của thực trạng:
- Đa số giáo viên đã xác định được tầm quan trọng của chương Sự điện li trong
chương trình Hóa học
-Trong q trình giảng dạy phần đông giáo viên đã kết hợp nhiều phương pháp
dạy học, khi giải bài tập về chương này, giáo viên đã hướng dẫn học sinh giải bài tập
theo nhiều cách để phát huy tính tích cực của học sinh.
- Nhiều giáo viên thường xuyên liên hệ kiến thức phổ thông vào thực tiễn
* Nhược điểm của thực trạng:
- Phần đông giáo viên chưa đánh giá đúng nội dung kiến thức của chương này,
có đến 69,5% số giáo viên tham gia khảo sát cho rằng nội dung của chương này là dễ
hoặc bình thường, mặc dù trong chương này có những bài tập rất khó (như các ví dụ
của mục 3.2.2 và 3.2.3)

- Các tổ/nhóm chun mơn chưa có sự quan tâm đúng mức với chương Sự điện
li, có đến 89% tổ/nhóm chun mơn có giáo viên được khảo sát tổ chức thảo luận
chương Sự điện li không quá 1 lần/năm
- Rất ít giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức đã học
để làm ra các sản phẩm thực tế và áp dụng vào đời sống sản xuất
Như vậy qua kết quả điều tra, đa số các giáo viên đều thấy tầm quan trọng của
chương Sự điện li, tuy nhiên các tổ/nhóm chun mơn chưa quan tâm đúng mức vấn
đề này. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng chưa thường xuyên hướng dẫn và
tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để làm ra các sản phẩm thực tế và
áp dụng vào đời sống sản xuất.
Trong thực tế giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông, thông qua dự giờ, tham
gia các cuộc họp rút kinh nghiệm giờ dạy ở tổ chuyên môn, chúng tôi thấy rằng, các
thầy cô giáo cũng không thường xuyên liên hệ với thực tiễn trong qúa trình dạy học
Hóa học ở trường phổ thơng, có giáo viên hầu như không quan tâm.
9


1.2.2.2. Thực trạng về hoạt động học của học sinh
Tiến hành khảo sát học sinh lớp 11, 12 năm học, 2019-2020, 2020-2021 trên địa
bàn tỉnh Nghệ An (mẫu phiếu như phụ lục 2, khảo sát thơng qua hình thức tạo bảng
mẫu trên google, gửi link cho đối tượng cần khảo. Kết quả thu được như sau:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC
SINH THPT (có 163 học sinh tham gia khảo sát)

10


11



* Ưu điểm của thực trạng:
- Còn khá nhiều học sinh được khảo sát đang theo học mơn Hóa học, hơn 50%
số học sinh dự định chọn mơn Hóa học làm môn xét tuyển ĐH, CĐ
- Đa số học sinh được khảo sát có kết quả học tập khá cao.
- Đa số học sinh đã xác định đúng tầm quan trọng cũng như nội dung kiến thức
của chương Sự điện li
* Nhược điểm của thực trạng:
- Có đến 81,8% số học sinh khảo sát học mơn Hóa học vì những lí do bắt buộc
- Khi học sinh học chương Sự điện li, chưa thường xuyên giải quyết vấn đề
theo nhiều cách
- Có rất ít học sinh có thể liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn cũng như áp
dụng vào đời sống sản xuất
Từ kết quả điều tra cho thấy, đa số học sinh chọn mơn Hóa học vì lí do bắt buộc,
các em chưa có niềm u thích đối với mơn Hóa học, các em đều nhận thấy chương Sự
điện li khó và quan trọng, tuy nhiên hầu như học sinh chưa liên hệ được kiến thức đã học
vào thực tiễn cũng như chưa vận dụng được kiến thức đã học vào đời sống sản xuất.
12


1.2.2.3. Đánh giá, phân tích thực trạng
Những tình trạng trên, có thể là do những ngun nhân chính sau đây:
Thứ nhất, do ảnh hưởng trực tiếp của sách giáo khoa và tài liệu tham khảo: Các
sách giáo khoa mặc dù đã đưa vào một số nội dung, hình ảnh liên quan đến thí
nghiệm, sản xuất nhưng vẫn chưa quan tâm nhiều đến tính thực tiễn, chưa giúp học
sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Các đầu sách tham khảo, ngồi
một số ít sách tham khảo về thí nghiệm vui trong Hóa học, cịn lại các đầu sách đều
chủ yếu tóm tắt lí thuyết, rèn luyện cho học sinh các “mẹo”, kĩ năng giải bài tập. Bên
cạnh đó, số lượng bài tập mang nội dung thuần túy kiến thức hàn lâm dành cho mỗi
tiết học là khá nhiều đã khiến nhiều giáo viên vất vả trong việc hoàn thành kế hoạch

bài giảng. Một lý do nữa là khả năng liên hệ kiến thức Hóa học vào thực tiễn của của
giáo viên cịn gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, do yêu cầu vận dụng Hóa học vào thực tế không được đặt ra một cách
thường xuyên và cụ thể trong quá trình đánh giá (tức là trong các đề thi có rất ít nội
dung như vậy). Mặt khác, do áp lực trong thi cử, kết hợp với bệnh thành tích của nền
giáo dục phổ thơng nước ta trong một thời gian dài nên dẫn đến lối dạy học “phục vụ
thi cử”, chỉ chú ý dạy những gì học sinh đi thi. Lối dạy phục vụ thi cử như hiện nay
cũng là một ngun nhân góp phần tạo nên tình trạng này.
Thứ ba, còn một nguyên nhân nữa là trong Chương trình và quá trình đào tạo ở
các trường Sư phạm, tình hình “ứng dụng” (trong giáo trình, trong đánh giá, trong dạy
học,...) cũng xảy ra tương tự. Khi còn ngồi trên giảng đường, những người giáo viên
tương lai cũng chỉ chủ yếu học trên lí thuyết mà thơi, thiếu hẳn tính thực tiễn trong
q trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tóm lại, sở dĩ có tình trạng trên là do hệ thống Giáo dục và Đào tạo của nước ta
chưa chú trọng nhiều đến việc liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn, chưa có nhiều
các hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh, trong chương trình phổ thơng kiến
thức mang tính hàn lâm cịn nhiều trong đó yếu tố giáo viên và sách giáo khoa là hai
yếu tố chính.
1.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH
TẾ CHO HỌC SINH PHỔ THƠNG
Dựa vào những nghiên cứu về cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn cũng nhưng kết quả
khảo sát về tình hình dạy học của giáo viên và học sinh. Tơi xin đề xuất một số giải
pháp để hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh phổ thơng qua dạy học
mơn hóa học
1.3.1. Các giải pháp chung
Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn, tăng cường trao đổi xây
dựng các chuyên đề, dự án trong dạy học Hóa học. Bám sát nội dung chương trình
nhưng kết hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đưa mơn Hóa học gắn liễn với
thực tiễn sản xuất.
13



Tăng cường các hoạt động thực tiễn cho học sinh, khuyến khích, hướng dẫn, tạo
điều kiện cho học sinh tham gia các dự án STEM, nghiên cứu khoa học… Để các em có
thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, giúp học sinh u thích mơn Hóa học hơn.
Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá: đánh giá năng lực vận dụng giải quyết vấn đề
thực tiễn.
1.3.2. Các giải pháp cụ thể để hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho
học sinh phổ thông qua dạy học mơn Hóa học
Rõ ràng có thể khẳng định rằng, tiềm năng của mơn Hóa học trong việc phát triển tư
duy kinh tế cho học sinh rất lớn. Câu hỏi đặt ra là: Khai thác tiềm năng đó như thế nào?
Bằng cách nào để khai thác các tiềm năng đó? Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số giải
pháp, từ đó làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển
tư duy kinh tế cho học sinh THPT thông qua dạy học chương Sự điện li trong chương
trình Hóa học 11.
1.3.2.1. Trong dạy học cần phải xem xét tinh khả thi của vấn đề cần giải quyết
Trong kinh tế, khi đứng trước một cơng việc cần giải quyết thì điều đầu tiên là
cần phải xem xét xem với khả năng của mình liệu rằng cơng việc đó có làm được hay
khơng hoặc chỉ có thể giải quyết được một phần cơng việc đó. Việc giải quyết vấn đề
đó phụ thuộc vào yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố khách quan ở đây có thể là
cơng việc đó khơng thể giải quyết được, cịn yếu tố chủ quan nó phụ thuộc vào khả
năng và năng lực của người giải quyết nó. Những vấn đề cần phải xét tính giải được
trong Hóa học gặp rất nhiều. Khi đứng trước một bài tập hoặc một vấn đề Hóa học thì
chúng ta cũng cần phải xem xét xem với lượng kiến thức của mình thì liệu rằng có
giải quyết được vấn đề đó không hay chỉ là một phần của vấn đề.
Trong lịch sử Hóa học có những vấn đề được nêu ra nhưng nhân loại đã mất cả
nghìn năm vẫn khơng thể giải quyết nổi. Chẳng hạn như biến Thủy ngân thành vàng,
biến than chì thành kim cương…Nếu ngay từ đầu, nhân loại đã nhận ra những vấn đề
trên là thiếu tính thực tế và khơng có tính khả thi thì đã tiết kiệm được rất nhiều thời
gian, công sức và của cải.

Vậy, khi đứng trước một vấn đề, một bài tập cần giải quyết thì chúng ta cần phải
xem xét đến tính khả thi, tính giải được của nó.
1.3.2.2. Trong dạy học cần khai thác nhiều phương án giải quyết vấn đề từ đó
lựa chọn phương án tối ưu nhằm đạt được hiệu quả cao
Trong sản xuất - kinh doanh thì vấn đề hiệu quả được đặt lên hàng đầu. Để làm
được điều đó thì lựa chọn phương án tối ưu là việc làm rất cần thiết. Điều này cũng
được thể hiện rõ trong dạy học Hóa học, đó là khi đứng trước một bài toán, một vấn
đề với nhiều cách giải quyết khác nhau thì cần phải lựa chọn cách giải quyết hợp lí
nhằm tiết kiệm thời gian, lượng kiến thức và từ đó có thể rút ra những kết luận, những
hệ quả quan trọng để áp dụng cho những vấn đề, bài tập tương tự.

14


1.3.2.3. Trong dạy học cần xem xét các kiến thức Hóa học dưới góc độ thực
tiễn nhằm nâng cao mối liên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn cũng như nâng cao
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh
Hóa học là mơn khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên, với nội dung chương trình và
phương pháp dạy học Hóa học hiện này, việc liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn cũng
như việc áp dụng kiến thức vào đời sống sản xuất đang còn nhiều hạn chế. Việc xem xét
Hóa học dưới góc độ thực tiễn chính là chiếc cầu nối đưa Hóa học gần hơn với thực tiễn.
Trong dạy Hóa, cần phải đưa ra các bài tốn, các vấn đề có nội dung thực tiễn nhằm giúp
học sinh bước đầu làm quen với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Tuy nhiên, để làm
được điều đó thì trước hết và quan trọng nhất học sinh cần phải nắm chắc những kiến
thức phổ thông mà tài liệu sách giáo khoa đã biên soạn. Vì rằng khi đứng trước các sự
kiện thực tế hàng ngày, nếu học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, không có năng
lực thực hành và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn thì thường khó khăn trong việc
xác định phương hướng giải quyết vấn đề, khơng phân tích được mối quan hệ nhân - quả
và tương quan của các yếu tố kinh tế. Vì vậy, phải tự đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực, mà cốt lõi là học sinh phải biết tự học, tự phát triển. Việc tự học có thể

được xem là chiếc cầu nối quá trình học tập của học sinh với quá trình nghiên cứu khoa
học, tạo ra khả năng phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn, đây là mặt mạnh của tư duy kinh tế.
2. BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO
HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI
Dựa theo cơ sở khoa học cùng với khái niệm tư duy kinh tế và các định hướng
trên; chúng tôi xây dựng, đề xuất biện pháp trong dạy học mơn Hóa học trong khn
khổ chương Sự điện li – Hóa học 11 theo hướng hình thành và phát triển tư duy kinh
tế cho học sinh trung học phổ thông.
2.1. KHI DẠY HỌC CẦN PHẢI XEM XÉT TÍNH KHẢ THI CỦA VẤN ĐỀ
CẦN GIẢI QUYẾT
Có những bài tập Hóa học có thể tìm ra kết quả bằng các phương pháp bảo toàn,
nhưng giả thiết bài tập đưa ra lại khơng tồn tại, hoặc có những vấn đề Hóa học được
xây dựng hồn tồn trên lí thuyết mà mâu thuẫn với thực tế. Trong q trình học mơn
Hóa học, nếu học sinh nhận rõ được những điều này thì sau này trong kinh tế, đứng
trước những dự án, những cơ hội của bản thân, học sinh có thể nhận ra với khả năng
của mình, có thể giải quyết được dự án đó hay khơng, dự án đó liệu có thực tiễn và
thành cơng hay khơng.

15


Ví dụ 2.1.1: Cho 8,0 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại kiềm tác dụng
với dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thấy thốt ra 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch
chưa m gam muối. Tính m?
a. Hướng dẫn giải:
M 2CO3 +2HCl ��
� 2MCl +CO2 +H2O
1
2


Ta có: nH O =nCO = nHCl =0,15mol
2

2

Bảo toàn khối lượng: m = 8,0 + 36,5.0,3 – 44.0,15 -18.0,15 = 9,65 gam
b. Xem xét tính khả thi của bài tốn:
8,0 160

10

Ta có: n M CO = n CO = 0,15 mol � M M CO =0,15= 3 � M M =- 3 .
2

3

2

2

3

Như vậy đây là một bài tốn khơng có tính thực tế.
Ví dụ 2.1.2: Dung dịch X chứa các ion Al3+, NH4+, SO42-. Cho từ từ dung dịch
KOH 0,5M vào X đến khi xuất hiện kết tủa cực đại thì hết 1,2 lít, đến khi các phản
ứng xảy ra hồn tồn thì hết 1,4 lít. Tính tổng khối lượng muối trong X?
a. Hướng dẫn giải:
Theo cách tư duy thông thường ta có:


Khi k�
tt�
amax:nOH- =3nAl3+ +nNH+ =0,6


4

Khi ph�
n�
ngho�
nto�
n:nOH- =4nAl3+ +nNH+  0,7

4


nAl3+ =0,1(mol)


� �
� nSO2-4 =0,3(mol) � mMuối = 36,9 gam
nNH+ =0,3(mol)

4

b. Xem xét tính khả thi của bài tốn:
Thực tế trường hợp này, khi Al3+ kết tủa hồn tồn thì NH4+ vẫn chưa phản ứng (có thể
sử dụng các hằng số ksAl(OH) và kaNH để chứng minh điều này)
3


Khi đó

+
4

Khi k�
tt�
amax:nOH- =3nAl3+ =0,6


� nNH+4

Khi ph�
n�
ngho�
nto�
n:nOH- =4nAl3+ +nNH+  0,7

4

<0

Đây là một bài tập bị lỗi kiến thức, tuy nhiên, với học sinh phổ thông, đa số các
em chưa đủ kiến thức để phát hiện ra sai làm và giải quyết bài tập này.
Với chương trình giáo dục hiện nay, các bài tập như thế này được cho là các bài
tập sai, tuy nhiên với chương trình giáo dục phổ thơng mới theo định hướng năng lực
người học, sẽ có nhiều loại bài tập “không giải được” nhắm phát triển cho học sinh
năng lực phát hiện vấn đề. Khơng phải bất kì vấn đề gì mình cũng đầu tư thời gian,
cơng sức… để giải quyết, mà phải xem xét lại vấn đề đó có thể giải quyết được hay
khơng, hay có phù hợp với hồn cảnh, điều kiện của mình hay khơng.


16


Trong kinh tế, khi đứng trước một công việc cần giải quyết thì điều đầu tiên là cần
phải xem xét xem với khả năng của mình liệu rằng cơng việc đó có làm được hay khơng
hoặc chỉ có thể giải quyết được một phần cơng việc đó. Việc giải quyết vấn đề đó phụ
thuộc vào yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố khách quan ở đây có thể là cơng việc
đó khơng thể giải quyết được, cịn yếu tố chủ quan nó phụ thuộc vào khả năng và năng
lực của người giải quyết nó. Khi đứng trước một vấn đề Hóa học thì chúng ta cũng cần
phải xem xét xem với lượng kiến thức của mình thì liệu rằng có giải quyết được trọn vẹn
vấn đề đó khơng hay chỉ là một phần của nó. Trong q trình giải quyết nó, nhờ tích luỹ
thêm được kiến thức mới nên đã giải quyết được trọn vẹn vấn đề. Điều này thường thấy
trong thực tiễn. Chẳng hạn có một dự án đầu tư, với số vốn và phương tiện kỹ thuật hiện
có, nhà đầu tư khơng thể thực hiện được cả dự án đó. Tuy nhiên họ có thể giải quyết
được một số hạng mục của dự án. Trong quá trình thực hiện các hạng mục đó, nhờ biết
cách huy động vốn và phương tiện kỹ thuật nên có thể giải quyết được cả dự án.
Trong quá trình dạy học, việc định hướng giúp học sinh nhận ra tính thực tiễn, tính
khả thi của vấn đề Hóa học có thể hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh

Định hướng vấn đề Hóa học

Phát triển tư duy kinh tế

Vấn đề Hóa học này có tính thực tiễn Dự án này có thực tế khơng, có vướng
hay khơng, có mâu thuẫn gì hay mắc gì về pháp lí, mơi trường… hay
khơng?
khơng?
Mình có đủ kiến thức để giải quyết
trọn vẹn vấn đề Hóa học này hay

khơng? Hay chỉ giải quyết được một
phần?

Với số vốn và phương tiện kỹ thuật
hiện có mình có thực hiện trọn vẹn dự
án này hay khơng? Hay chỉ thực hiện
được một hạng mục nào đó.

2.2. SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP CÓ NHIỀU LỜI GIẢI VÀ PHÂN TÍCH ĐỂ
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU NHẰM ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ CAO
Trong dạy học Hóa học, việc có rất nhiều bài tập với nhiều cách giải khác nhau
và việc lựa cách chọn công cụ nào để giải quyết bài tập đó là khâu rất quan trọng, nó
giúp cho học sinh tiết kiện được thời gian, công sức và đặc biệt là có thể sử dụng
phương pháp đó để giải quyết các bài toán tương tự hoặc đưa ra cách giải cho bài toán
tổng quát. Và điều này cũng rất có ích cho học sinh sau này vì thực tiễn hoạt động sản
xuất - kinh doanh hết sức sôi động và đa dạng, đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh
quyết liệt của cơ chế thị trường. Các nhà quản lý doanh nghiệp thường xuyên phải
đưa ra quyết định lựa chọn giải pháp, phương án hành động. Mặc dù bị ràng buộc, bị
hạn chế bởi hàng loạt các điều kiện liên quan tới tiềm năng của doanh nghiệp, điều
kiện của thị trường và hoàn cảnh tự nhiên, xã hội nhưng khả năng lựa chọn cũng khá
lớn. Quyết định lựa chọn của các nhà quản lý đều gắn với mục đích nhất định và đó là
sự lựa chọn tối ưu theo mục tiêu đặt trước.
17


Đứng trước một vấn đề, bài tập hóa học, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tịi, đưa
ra cách giải quyết tối ưu, tiết kiệm được thời gian, công sức. Từ đó, bước đầu hình
thành tư duy kinh tế cho học sinh, giúp các em trong tương lai, khi đứng trước một dự
án, cơng trình, các em sẽ lựa chọn được phương án tối ưu phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Chúng ta cùng xét các ví dụ sau:

Ví dụ 2.2.1: Cho từ từ V lít dung dịch KOH 1M vào 200ml dung dịch hỗn hợp
HCl 0,5M và Al2(SO4)2 0,5 M. Kết thúc phản ứng thấy xuất hiện 11,7 gam kết tủa.
Xác định giá trị của V?
Hướng dẫn giải:
Bài toán này thường được giải theo 3 cách
* Cách 1: Sử dụng phương trình ion thu gọn
H+ + OH- ��
� H2O
0,1

0,1

Al 3+ +3OH- ��
� Al(OH)3
(1) N�
uAl 3+ d�
:
(2)N�
uAl

3+

h�
t:

3.0,15
0,2

0,15


3.0,2

Al(OH)3 +OH- ��
� AlO-2 +2H2O
(0,2-0,15) 0,05
0,1+3.0,15
=0,55(l�
t)
1

(1). Nếu Al3+ dư: V=

0,1+3.0,2+0,05
=0,75(l�
t)
1

(2). Nếu Al3+ hết: V=

* Cách 2: Dùng phương pháp đồ thị
Đồ thị của bài toán như sau:

Dựa vào đồ thị:

0,1+3.0,15
=0,55(l�
t)
1

(1). Nếu Al3+ dư: V=


0,9 0,15
=0,75(l�
t)
1

(2). Nếu Al3+ hết: V=

* Cách 3: Sử dụng sơ đồ và các định luật bảo toàn
18


Bảo toàn Al: n(Al

3+

ho�
cAlO-2 ) trongdungd�
chsauph�
n�
ng

=0,2-0,15=0,05(mol)


K +:V
� 2SO4 :0,3

HCl:0,1


� KOH:V +�
��
� Al(OH)3:0,15+�
Cl :0,1
Al 2(SO4 )3:0,1

� 3+

Al :0,05 (1).N�
uAl 3+ d�

� �
AlO2:0,05 (2).N�
uAl 3+ h�
t



Bảo tồn điện tích cho dung dịch sau phản ứng:
(1). Nếu Al3+ dư: V + 3.0,05 = 2.0,3 + 0,1 � V = 0,55
(2). Nếu Al3+ hết: V = 2.0,3 + 0,1 + 0,05 � V = 0,75
Cách giải nào trong ba cách giải trên là tối ưu? Mỗi một cách giải có cái hay
của nó.
- Cách 1 cho ta lời giải quen thuộc, khắc sâu lại những kiến thức về phản ứng
trao đổi ion cho học sinh.
- Cách 2 học sinh phải xây dựng được đồ thị, nhưng lại giúp học sinh dễ dàng
nhận ra bài tập này có hai trường hợp.
- Cách 3 tuy ngắn gọn, đỡ tính tốn nhưng lại u cầu học sinh có vốn kiến thức
vững vàng.
Như vậy, với bài tập đơn giản như ví dụ 2.2.1, 3 cách giải chưa thể hiện rõ được

tính ưu việt của mỗi cách, ta xét ví dụ phức tạp hơn.
Ví dụ 2.2.2: Cho 200 ml dung dịch KOH 0,9M; Ba(OH) 2 0,2M vào 100 ml dung
dịch H2SO4 0,3M và Al2(SO4)3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng
kết tủa thu được là
A. 10,88 g.

B. 9,32 g.

C. 12,44 g.

D. 14,00 g.

Hướng dẫn giải:
Với bài tập này, việc xây dựng đồ thị cho bài tốn là rất phức tạp, vì thế học sinh
thường chỉ giải theo 2 cách là sử dụng phương trình ion hoặc sử dụng sơ đồ kết hợp với các
định luật bảo toàn.
* Với việc viết PT ion, học sinh phải viết khá nhiều phương trình, thực hiện nhiều
phép tính, dẫn đến mất khá nhiều thời gian.
* Sử dụng sơ đồ kết hợp với các định luật bảo toàn giúp học sinh tiết kiệm được thao
tác và thời gian.
- Trong quá trình viết sơ đồ, học sinh tư duy: nBaSO =nBa =0,04� nSO
4

2+

2)
4 (d�

=0,08(mol)



K +:0,18

� Dung dịch sau phản ứng chắc chắn có � 2� Thiếu điện tích âm � có AlO-2
SO4 :0,08


19



K +:0,18
H
SO
:0,03
BaSO
:0,04
KOH: 0,18
� 2�


4
+� 2 4
��
� k�
tt�
a�
+dd �
SO4 :0,08


Ba(OH)2:0,04 �
Al 2(SO4 )3:0,03
Al(OH)3


� AlO2


Bảo tồn điện tích cho dung dịch sau phản ứng: nAlO =0,02(mol)
2

Bảo toàn Al: nAl(OH) =0,03.2-0,02=0,04(mol) � mK�tt�a =233.0,04+78.0,04=12,44(gam)
3

Trong hai cách giải trên bạn chọn cách nào? Cách giải thứ nhất tuy dài dòng
nhưng là phương pháp cơ bản, thời giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học. Cách giải
thứ hai rất gọn gàng, có thể sử dụng giải những bài toán ở mức độ phức tạp hơn
nhưng học sinh cần phải được trang bị lượng kiến thức về kỹ năng viết sơ đồ, vận
dụng các định luật bảo toàn.
Như vậy, tuỳ vào từng đối tượng học sinh và tuỳ vào từng lớp học, cấp học mà
với một bài tốn thì người giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách giải quyết hợp lí.
Điều này được thể hiện khá rõ trong các ví dụ sau:
Ví dụ 2.2.3: Hấp thụ hồn tồn V lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch NaOH a
M thì thu được dụng dịch X. Cho từ từ 150ml dung dịch HCl 1M và X thu được dung
dịch Y và 2,24 lít khí (đktc). Cho Y tác dụng với Ca(OH) 2 dư xuất hiện 15 g kết tủa.
Giá trị của a là
A. 1,5M.

B. 2M.


C. 0,5M.

D. 0.75M.

Hướng dẫn giải:
* Cách 1: Làm theo phương trình ion
Hấp thụ CO2 vào NaOH có thể xảy ra các phản ứng:
CO2 + 2OH-   CO32- + H2O
CO2 + OH_   HCO3Từ đó có 2 trường hợp xảy ra
n OH�
CO32- :x mol

+ TH1: X chứa � . (1 �n � 2). Cho từ từ 0,15 mol H+ và X, các
HCO3: y mol
CO 2


phản ứng lần lượt là:

� n CO 2 =

H+

+

H+

+

CO32-


  HCO3

HCO3-   CO 2 � + H2O

= 0,15 – x = 0,1 (1)

Y tác dụng với Ba(OH)2: n BaCO �= n HCO � 2x + y – 0,15 = 0,15 (2)
3

3

20


×