Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá nguy cơ loét do tỳ đè ở bệnh nhân tai biến mạch máu não bằng thang điểm Braden

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.35 KB, 4 trang )

50

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ LOÉT DO TỲ ĐÈ Ở BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU
NÃO BẰNG THANG ĐIỂM BRADEN
Lê Minh Thà, Lê Văn Cường,
Đỗ Thị Mỹ Dung, Trần Thị Mỹ Huệ
TÓM TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loét tỳ đè sau tai biến mạch máu não rất thường gặp, việc phát hiện loét chậm trễ làm tăng nguy
cơ nhiễm khuẩn huyết, tăng thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 100
bệnh nhân tai biến mạch máu não hôn mê Glasgow <= 10 điểm, điều trị nội trú tại khoa thần
kinh từ 1/5/2019 đến 30/8/2019.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua đánh giá 100 bệnh nhân có nguy cơ loét do tỳ đè ở bệnh nhân
tai biến mạch máu não bằng thang điểm Braden. Chúng tôi nhận thấy nguy cơ thấp chiếm 45%
các trường hợp, nguy cơ trung bình chiếm 35% các trường hợp, nguy cơ cao chiếm 17% các
trường hợp và nguy cơ rất cao chiếm 3% các trường hợp.
KẾT LUẬN: Thang điểm Braden giúp nhân viên y tế phân tầng được nguy cơ loét do tỳ đè,
giúp chúng ta có phương pháp phịng ngừa cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
ABSTRACTS
APPLICATION OF PRADEN SCALE FOR EVALUATION PRESSURE ULCER RISK WITH
STROKE PATIENTS IN NEUROLOGY WARD OF AN GIANG GENERAL HOSPITAL
Background: Pressure ulcer after stroke are very common, delayed detection of pressure ulcer
increases the risk of sepsis, increases hospitalization time and increases treatment cost for
patients.
Patients and methods: Cross-sectional study design including 100 persons who admitted to
Neurology ward of An giang hospital from May 1st 2019 to August 31 th 2019.
Results: The risk of pressure ulcer are low risk accounts for 45% of cases, medium risk accounts
for 35% of cases, high risk accounts for 17% of cases, and very high risk accounts for 3% of
cases.
Conclusion: The Praden scale helps medical staff stratify the risk of pressure ulcer, helping us


to prevent for stroke patients during treatment.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Loét tỳ đè sau tai biến mạch máu não rất thường gặp, việc phát hiện loét chậm trễ làm
tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết, tăng thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân,
ảnh hưởng đến mục tiêu phục hồi chức năng. Việc phịng lt rất ít được để ý đến, tuy nhiên loét
điều trị rất tốn kém, bên cạnh đó lt cịn ảnh hưởng đến thể chất và tâm thần và khả năng hội
nhập cuộc sống của bệnh nhân. Loét tỳ đè tại bệnh viện là một trong những sự cố y khoa cần
được quan tâm.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Đánh giá nguy cơ loét tỳ đè trên bệnh nhân tai biến mạch máu
não cấp bằng thang điểm Braden
II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân nhập viện tại khoa thần kinh Bệnh viện đa khoa
trung tâm An Giang, những người tham gia được đánh giá bằng bộ câu hỏi soạn sẳn.
Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang
Cỡ mẫu nghiên cứu: 100 bệnh nhân.
Các biến trong nghiên cứu: tuổi, giới, ngày điều trị trung bình, tiền căn tai biến mạch
máu não, đái tháo đường,....
Định nghĩa các biến: Bệnh tai biến mạch máu não: đột ngột liệt tay, liệt chân hoặc méo
miệng. Xuất huyết não, nhồi máu não theo tiêu chuẩn đột quị của hội đột quị thế giới.


51

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả tiền cứu
Cỡ mẫu: 100
Đối tượng nghiên cứu:
+ Tiêu chuẩn chọn vào: Các bệnh nhân tai biến mạch máu não nhập viện khoa
nội thần kinh bệnh viện đa khoa trung tâm an giang

Thang điểm Braden
Thông số

Đánh giá

Điểm

Nhận biết cảm giác

Không suy giảm

4

Giới hạn nhẹ (đáp ứng bằng lời nới, giảm khả năng nhận biết
đau ở 1 trong 2 chi)

3

Rất giới hạn (chỉ đáp ứng với kích thích đau)

2

Giới hạn hồn tồn (Khơng đáp ứng với kích thích đau)

1

Tình trạng da

Hiếm khi ẩm ướt


Thỉnh thoảng ẩm ướt

3

Thường xuyên ẩm ướt

2

Luôn luôn ẩm ướt

1

Hoạt động

Đi lại thường xuyên

Đi lại ít

3

Đi bằng xe lăn

2

Nằm liệt giường

1

Vận động


Không giới hạn (Thường xuyên thay đổi tư
thế mà không cần giúp đỡ)

Giới hạn nhẹ (Thường xuyên thay đổi nhỏ tư thế hay vị trí
chi)

3

Rất giới hạn (Thỉnh thoảng thay đổi nhỏ tư thế hay vị trí chi)

2

Hồn tồn bất động (Khơng thể thay đổi tư thế dù nhỏ khi
không được giúp đỡ)

1

Dinh dưỡng

Tốt (ăn gần hết thức ăn, khơng bao giờ bỏ bữa,
có thể ăn thêm bữa ngoài)

Khá (ăn hết hơn 1/2 thức ăn, thỉnh thoảng bỏ 1 bữa nhưng có
thể ăn thêm bữa ngồi)

3

Trung bình (Hiếm khi ăn được 1 bữa đầy đủ, ăn ít hớn ½
thức ăn, thỉnh thoảng cần thêm bữa phụ hoặc ăn bằng ống)


2

Kém (Không ăn được 1 bữa đầy đủ, ăn ít hơn 1/3 thức ăn,
cần bổ sung thêm dịch, ăn đường ống, truyền dịch/ truyền
tĩnh mạch khoảng 5 ngày/lần

1

Ma sát và dịch chuyển

Khơng có vấn đề gì (di chuyển khơng cần giúp
đỡ, ln ln duy trì tư thế tốt nhất trên
giường hay ghế)

Vấn đề tiềm tàng (di chuyển yếu hay cần giúp đỡ, duy trì tư
thế tốt một cách tương đối nhưng đôi khi trượt xuống)

2

4

4

4

4

3



52

Đánh giá nguy cơ:
Điểm càng thấp thì nguy cơ càng cao:
Mức độ nguy cơ
Điểm nguy cơ loét bằng
Hành động
điểm Praden
Nguy cơ thấp
>20
Điều dưỡng áp dụng “Quy định
Nguy cơ trung bình
16-20
chăm sóc người bệnh có nguy cơ
Nguy cơ cao
11-15
loét do tỳ đè”
Nguy cơ rất cao
<10
III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tuổi
61,39±15,97
75(25)
Giới Nam (nữ)
8,5±3,1
Ngày điều trị
35/100
Tiền căn tai biến máu não
30/100

Tiền căn đái tháo dường type2
14/100
BMI
4/100
Các bệnh kèm theo
Bảng 2 Xếp loại nguy cơ theo thang điểm Braden
45/100
Nguy cơ thấp
35/100
Nguy cơ trung bình
15/100
Nguy cơ cao
5/100
Nguy cơ rất cao
IV/ BÀN LUẬN
Loét tỳ đè là do mạch máu bị đè ép quá lâu trên một vùng của cơ thể, thường xuất hiện ở
những vùng có xương bị nhơ lên hoặc do khi dùng giường hoặc ghế. Loét tỳ đè hình thành là do
hoại tử thiếu máu cục bộ của da và mô dưới da. Một số yếu tố khác làm hình thành lt tì đè có
thể là các yếu tố không liên quan đến bệnh nhân hoặc phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Ngun nhân gồm có các yếu tố như:
Tuổi: Các bệnh nhân mắc bệnh tì đè thường có liên quan đến tuổi cao
Bất động
Tình trạng da xấu: Sức đề kháng của da bị giảm do tuổi tác, điều trị lâu ngày với
corticosteroid và tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Mất cảm giác và mất khả năng tự chủ
Khơng có cảm giác, giảm sự nhạy cảm
Tình trạng xương sống và thần kinh
Rối loạn thần kinh dẫn đến tình trạng mất cảm giác đau khi cơ thể phải chịu
đựng một sức nặng vượt quá khả năng và mất phản xạ khi thay đổi vị trí của các bộ phận trên cơ
thể.

Tình trạng thiếu oxy cục bộ do bệnh động mạch hoặc tình trạng bất thường của tĩnh mạch,
bệnh đái đường, ung thư, nhiễm trùng, thiếu máu và sốt cao là các yếu tố có nguy cơ dẫn đến
lt tì đè.
Mất kiểm sốt: Nước tiểu hoặc phân có thể gây ra trầy da do da bị hầm bí.
Tình trạng dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng là một trong những yếu tố chính gây ra loét tì
đè. Tất cả phương pháp điều trị loét tì đè phải được đi kèm với một chế độ ăn uống thích hợp.
Yếu tố khác như:
Áp lực: Áp lực tác động lên các mô. Áp lực này tác động đến những vùng có xương nhơ
lên, nơi có mơ mềm giữa các xương nối tiếp nhau và lực nén bị tăng lên. Ở trạng thái bình thường
, các áp lực này sẽ tác động với một áp lực tương ứng tuỳ thuộc vào trọng lượng của cơ thể của
diện tích bề mặt tiếp xúc.


53

Do ma sát: Sự cọ xát, trầy xước xảy ra khi hai bề mặt cọ vào nhau. Các yếu tố này gây ra
sự mài mòn da ban đầu.
Do biến dạng: Khi cọ sát sẽ gây ra trượt và xoắn các lớp dưới da lại với nhau. Loét tì đè
thường xuất hiện ở các vị trí đặc biệt khi bệnh nhân ngồi ngã về phía sau các lớp dưới da sẽ là
điểm bị đè.
Sự xuất hiện của loét tì đè: Loét tỳ đè là nguy cơ tìm ẩn có thể xuất hiện khi bệnh nhân
bị bất động trong thời gian dài. Trong nhiều trường hợp, một người bị loét tì đè mắc một hoặc
nhiều các chứng bệnh khác có thể ảnh hưởng đến điều trị và lành thương.
Trong nghiên cứu của chúng tơi, tuổi trung bình là 61,39±15,97 tuổi. Giới nam chiếm đa
số chiếm 75%, tỷ lệ này cũng phù hợp vì bệnh nhân tai biến mạch máu não nam chiếm đa số do
đó tỷ lệ nam chiếm cao hơn. Ngày điều trị trung bình trong nghiên cứu là 8,5±3,1 ngày. Trong
đó nguy cơ rất cao chiếm tỷ lệ thấp 3% các trường hợp, nguy cơ cao chiếm 17% các trường hợp,
nguy cơ trung bình chiếm 35% các trường hợp, nguy cơ thấp chiếm 45% các trường hợp. Các
trường hợp nguy cơ rất cao rơi vào các trường hợp hôn mê sâu phải ăn qua sond dạ dày và đặt
sond tiểu, BMI thấp. Đây là những bệnh nhân có nguy cơ loét rất lớn, cần phải hướng dẫn người

nhà bệnh nhân kết hợp với nhân viên y tế chăm sóc tích cực hơn cho người bệnh.
V/ KẾT LUẬN
Áp dụng thang điểm Praden tại Nội khoa thần kinh để đánh giá nguy cơ loét do tỳ đè giúp nhân
viên y tế phân tầng được nguy cơ loét, giúp chúng ta có phương pháp phịng ngừa cho bệnh nhân
trong q trình điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Anh Nhị. Thần kinh học, nhà xuất bản đại học quốc gia thành phồ Hồ Chí Minh năm 2012.
2. Lương Tuấn Khanh, Phạm Thị Phương Hồng (2011), nghiên cứu tình trạng loét do đè ép trên bệnh nhân tổn thương tủy sống
tại Bệnh viện Bạch Mai.



×