Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu đặc điểm tổn thương, yếu tố liên quan dày nội trung mạc động mạch cảnh ngoài sọ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.37 KB, 6 trang )

105

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG, YẾU TỐ LIÊN QUAN
DÀY NỘI TRUNG MẠC ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI SỌ
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Huỳnh Thị Huyền Trang, Nguyễn Sơn Nam, Nguyễn Thị Thơ
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh đái tháo đường týp 2 là một bệnh mạn tính và có thể dẫn đến những biến chứng
nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ tử vong. Bề dày nội trung mạc động mạch cảnh (IMT - intima
media thickness) là một dấu hiệu chỉ điểm cận lâm sàng có thể tiên đốn được biến cố bệnh lý
tim mạch trong dân số chung. Nó cũng liên quan đến nguy cơ mạch máu ở những bệnh nhân
đái tháo đường týp 2. Mục tiêu: 1) Xác định tỷ lệ và đặc điểm tổn thương động mạch cảnh bằng
siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. 2) Xác định mối liên quan giữa bề dày nội trung mạc
động mạch cảnh với một số đặc điểm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang mô tả 165 bệnh nhân mắc đái tháo
đường týp 2 tại bệnh viện Đa khoa Trung Tâm An Giang. Kết quả: Trung bình IMT của động
mạch cảnh phải và trái lần lượt là 1,33±0,82mm; 1,36±0,95mm. Tỷ lệ tăng IMT và xơ vữa ở
bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là 61,2% và 32,7%. IMT liên quan đến tuổi. Kết luận: Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ tăng IMT động mạch cảnh và mảng xơ vữa thì cao ở bệnh nhân đái
tháo đường týp 2 và có liên quan đến tuổi.
Từ khóa: mảng xơ vữa, động mạch cảnh, đái tháo đường týp 2, bề dày lớp nội trung mạc
(IMT)
ABSTRACT
Background: Type 2 diabetes mellitus is a lifelong disease and can lead to severe complications
and increased risk for mortality. Carotid intima-media thickness (IMT) is a marker of subclinical
organ damage and predicts cardiovascular disease (CVD) events in the general population. It
has also been associated with vascular risk in people with type 2 diabetes mellitus. Objectives:
1) To identify rate and characteristics of carotid arteries injuries by doppler ultrasound in
patients with type 2 diabetes mellitus. 2) To identify the factors associated with carotid intimamedia thickness of type 2 diabetes mellitus. Materials and method: We performed the crosssectional study on 165 patients with type 2 diabetes mellitus at An Giang Center General
Hospital. Results: Mean IMT of right and left common carotid were in turn 1,33±0,82mm;
1,36±0,95mm. Prevalance of increased carotid IMT and atherosclerotic plaque in patients with


type 2 diabetes were 61,2% and 32,7%. IMT associates with age. Conclusion: the results of the
study indicated that prevalence of increased carotid IMT and atherosclerotic plaque were high
in patients with type 2 diabetes mellitus and correlated with age.
Keywords: atherosclerotic plaque, carotid, type 2 diabetes mellitus, intima-media
thickness (IMT)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý nội tiết chuyển hóa phổ biến, ngày càng có khuynh
hướng gia tăng trên khắp thế giới cũng như ở nước ta và đang trở thành một thách thức chính
trong thế kỷ XXI. Bệnh đái tháo đường nhất là đái tháo đường týp 2 người ta thường liên quan
đến biến chứng tim mạch trong đó tổn thương mạch máu lớn thường gặp như bệnh lý mạch máu
não, động mạch vành và động mạch hai chi dưới. Biến chứng mạch máu lớn trong đái tháo đường
thực chất là một thể xơ vữa động mạch. Phát hiện các yếu tố nguy cơ, có nhiều phương pháp để
đánh giá xơ vữa động mạch giai đoạn sớm như đo độ dày lớp nội trung mạc ở động mạch cảnh
qua siêu âm là phương pháp không xâm nhập, có độ nhạy cao cũng được ứng dụng trên lâm
sàng. Việc nghiên cứu tổn thương động mạch cảnh (ĐMC) trên siêu âm ở bệnh nhân đái tháo
đường týp 2 nhằm phát hiện sớm các biến chứng mạch máu lớn để có chiến lược điều trị thích


106

hợp với mục đích ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ não là một vấn đề cần được quan tâm. Vì vậy
chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:
- Xác định đặc điểm và tỷ lệ tổn thương động mạch cảnh ngoài sọ qua siêu âm ở bệnh
nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2018-2019.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với mức độ bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
ngoài sọ qua siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An
Giang năm 2018-2019.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 theo tiêu chuẩn được đồng
thuận của ADA, ESC-EASD, đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ

03/2018 – 06/2019.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân đang bị các biến chứng nặng của ĐTĐ như hôn mê tăng đường máu, đang
điều trị các bệnh lý nội khoa nặng có hơn mê, nhồi máu cơ tim, bệnh phổi mạn tính nặng,…khơng
thể tiến hành các biện pháp thăm dị.
+ Bệnh nhân khơng đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu nghiên cứu: được áp dụng theo công thức ước lượng một tỷ lệ:
p(1-p)
n = Z21-α
2
d2
Z(1-α/2) = 1,96 với độ tin cậy 95%, d = 0,06; p = 0,8395 (tỷ lệ dày nội trung mạc động
mạch cảnh ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 theo nghiên cứu của tác giả Châu Mỹ Chi điều trị tại khoa
Nội, 2016) [1].
Vậy n = 144. Thực tế nghiên cứu được thực hiện trên 165 bệnh nhân.
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện trong thời gian nghiên cứu cho đến khi đủ
số lượng nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu: 165 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được đo IMTc.
- Chọn đối tượng nghiên cứu: những bệnh nhân mới được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 theo
đồng thuận ADA, ESC-EASD và những bệnh nhân đã và đang sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ. .
- Tiến hành khảo sát động mạch cảnh ngoài sọ bằng siêu âm Doppler trên máy siêu âm
Mylab 50 Xvision của hãng Esaote, đầu dò tần số 7,5 MHz có gắn hệ thống máy vi tính, tính
tốn các thơng số tự động theo chương trình. Đo đường kính và IMT của ĐMC chung trước chỗ
chia đôi 1cm. Lớp nội trung mạc dày khi ≥0,9mm theo Hiệp Hội Tăng huyết áp/Hội Tim mạch
châu Âu 2003. Mảng xơ vữa được định nghĩa là khi bề dày IMT>50% so với bề dày của đoạn
thành mạch kế cận, khu trú, nhơ vào lịng mạch hoặc khi IMT≥1,5mm theo Hội Tăng huyết
áp/Hội Tim mạch châu Âu 2003.
Xử lý và phân tích số liệu: số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kế SPSS

20.0.
III. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
Giới tính
Nơi cư trú
Tuổi

Nam
Nữ
Nơng thơn
Thành thị
<60
≥60

Tần số
43
122
100
65
35
130

Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Tỷ lệ (%)
26,1
73,9
60,6
39,4

21,2%
78,8%


107

Đặc điểm
Tuổi trung bình
BMI trung bình
Thời gian phát hiện bệnh (năm)
Tăng huyết áp

Nhóm ĐTĐ
69,52±11,07
22,54±3,35
4,27±4,68
134 (81,2%)

Bảng 2. Một số đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm
Glucose máu (mmol/L)
HbA1C (%)
CRP (mg/L)
Fibrinogen (g/L)
Rối loạn lipid máu

Triglycerid≥2,3mmol/L
HDL-C<1mmol/L
Cholesterol≥4,5mmol/L
LDL-C≥2,5mmol/L


Giá trị
10,53±5,81
8,38±2,22
3,34±2,35
3,51±1,16
70 (42,4%)
98 (59,4%)
84 (50,9%)
75 (45,5%)

Bảng 3. Một số đặc điểm cận lâm sàng
3.2. Đặc điểm và tỷ lệ tổn thương động mạch cảnh
IMT của ĐMC chung (mm)
1,33±0,82
1,36±0,95

Vị trí
Bên phải
Bên trái

Bảng 4. Giá trị trung bình của IMT ĐMC
IMTc
<0,9mm
0,9-1,49mm
≥1,5mm (Mảng xơ vữa)

Tần số
64
47

54

Tỷ lệ (%)
38,8
28,5
32,7

Bảng 5. Tỷ lệ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung
3.3. Một số yếu tố liên quan đến dày nội trung mạc động mạch cảnh
Giá trị
Tuổi
Thời gian
bệnh
BMI
Huyết áp

≥60
<60
≥10
<10
≥23
<23
Có THA
Khơng THA

IMTc≥0,9mm
86 (66,2%)
15 (42,9%)
15 (62,5%)
86 (61%)

41 (56,2%)
60 (65,2%)
84 (62,7%)
17 (54,8%)

IMTc<0,9mm
44 (33,8%)
20 (57,1%)
9 (37,5%)
55 (39%)
32 (43,8%)
32 (34,8%)
50 (37,3%)
14 (45,2%)

OR (CI 95%)

p

2,61

0,012

1,07

0,889

0,68

0,236


1,38

0,419

Bảng 6. Liên quan giữa dày IMTc với các yếu tố lâm sàng khác


108
Giá trị
Glucose máu
(mmol/L)
HbA1C
(%)
CRP
(mg/L)
Fibrinogen
(g/L)
Cholesterol
(mmol/L)
Triglycerid
(mmol/L)
LDL-C
(mmol/L)
HDL-C
(mmol/L)

≥7,2
<7,2
≥7

<7
≥3
<3
≥4
<4
≥4,5
<4,5
≥2,3
<2,3
≥2,5
<2,5
<1
≥1

IMTc≥0,9mm

IMTc<0,9mm

69 (63,9%)
32 (56,1%)
75 (61%)
26 (61,9%)
52 (65,8%)
49 (57%)
28 (66,7%)
73 (59,3%)
53 (63,1%)
48 (59,3%)
42 (60%)
59 (62,1%)

50 (66,7%)
51 (56,7%)
64 (65,3%)
37 (55,2%)

36 (36,1%)
25 (43,9%)
48 (39%)
16 (38,1%)
27 (34,2%)
37 (43%)
14 (33,3%)
50 (40,7%)
31 (36,9%)
33 (40,7%)
28 (40%)
36 (37,9%)
25 (33,3%)
39 (43,3%)
34 (34,7%)
30 (44,8%)

OR (CI
95%)

p

1,38

0,331


0,96

0,915

1,45

0,244

1,37

0,401

1,18

0,613

0,92

0,784

1,53

0,189

1,53

0,192

Bảng 7. Liên quan giữa dày IMTc với các yếu tố cận lâm sàng khác

IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân nữ đái tháo đường chiếm ưu thế hơn
nam (73,9% nữ so với 26,1% nam). Nghiên cứu của chúng tôi tương tự của tác giả Châu Mỹ Chi
với tỷ lệ nữ mắc ĐTĐ là 70,37% khi nghiên cứu 81 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 [1]. Năm 2016,
Nguyễn Thị Hằng và cộng sự nghiên cứu tình hình khơng tn thủ điều trị và một số yếu tố liên
quan ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại huyện Châu Thành, Hậu Giang cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ mắc
bệnh là 83,6%. Sự khác biệt trên có lẽ do tác giả và cộng sự lấy số liệu ngoại trú, cịn nghiên cứu
của chúng tơi lấy số liệu nội trú, đa phần là những bệnh nhân có triệu chứng đến nhập viện [3].
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 69,52±11,07. Tuổi trung bình trong
nghiên cứu của chúng tơi cao hơn các nghiên cứu khác về đái tháo đường như của tác giả Châu
Mỹ Chi 64,22±10,52 [1]; của Trần Ngọc Hoàng và Nguyễn Thị Bích Đào tuổi trung bình là
62,2±11,0 [4]; So Hun Kim và cộng sự có tuổi trung bình là 55±8,1 [11]. Sở dĩ tuổi trung bình
trong nghiên cứu của chúng tơi lớn hơn các tác giả khác có thể do số lượng mẫu nghiên cứu của
chúng tôi lớn hơn nhiều so với các tác giả trên.
Chỉ số khối cơ thể trung bình trong nghiên cứu của chúng tơi là 22,54±3,35 tương đương
với tác giả Châu Mỹ Chi là 24,09±4,39 [1]. BMI trung bình trong nghiên cứu của chúng tơi thấp
hơn của tác giả Michaela Kozakova là 28,0±3,7Kg/m2 có lẻ do đối tượng nghiên cứu của tác giả
là dân tộc phương Tây có chỉ số khối cơ thể cao hơn châu Á [9].
Thời gian phát hiện bệnh trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 4,27±4,68 năm.
Nghiên cứu của chúng tơi có thời gian phát hiện bệnh trung bình thấp hơn của tác giả Trần Ngọc
Hoàng và cộng sự là 5,8±5,7 [4]; Châu Mỹ Chi là 5,76±4,04 [1]; So Hun Kim và cộng sự là
7,9±6,5 [11]. Các biến chứng tổn thương cơ quan đích tiến triển dần theo thời gian mắc bệnh đái
tháo đường. Các mơ hình đánh giá nguy cơ tim mạch nổi tiếng từ nghiên cứu Framingham,
UKPDS được hiệu chỉnh qua nhiều năm đều có biến số thời gian phát hiện bệnh cho thấy tầm
quan trọng của yếu tố nguy cơ này trong việc dự đoán nguy cơ tim mạch [10].
Tăng huyết áp (THA) động mạch trong ĐTĐ týp 2, THA thường là biểu hiện của hội
chứng chuyển hóa kháng insulin. Trong nghiên cứu của chúng tơi THA chiếm tỷ lệ cao 81,2%
tương tự như nghiên cứu của Châu Mỹ Chi là 74,1% [1]. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
nhận định của tác giả Norman, theo Norman M Kaplan, tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ trên 70%.



109

Giá trị đường huyết trung bình trong nghiên cứu của chúng tơi là 10,53±5,81mmol/L.
Giá trị HbA1C trung bình là 8,38±2,22%. Theo ADA 2014, HbA1C đạt mục tiêu khi
HbA1C<7% thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn chưa đạt được mục tiêu điều
trị như khuyến cáo.
Kết quả giá trị CRP từ nghiên cứu của chúng tôi trung bình là 3,34±2,35mg/L.
CRP≥3mg/L chiếm tỷ lệ 47,9%. Viêm liên quan đến bệnh tim mạch đã được ghi nhận như bệnh
tim thiếu máu cục bộ, đặc biệt dữ liệu gần đây cho thấy CRP có thể tiên đốn sự phát triển tiếp
theo sau của ĐTĐ týp 2 như nghiên cứu CHS (the Cardiovascular Health Study) và IRAS (the
Insulin Resistance Artherosclerosis Study) [7], [8].
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nồng độ fibrinogen trung bình là 3,51±1,16g/L. Kết
quả trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như của tác giả Châu Mỹ Chi cho thấy nồng độ
fibrinogen trung bình là 3,41±1,36g/L [1]. Fibrinogen là một protein có chức năng làm đơng máu
của huyết tương. Bệnh nhân ĐTĐ có sự gia tăng nồng độ fibrinogen huyết tương hậu quả là làm
tăng đông và tăng độ quánh của máu là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển huyết
khối. Tăng nồng độ fibrinogen được xem là yếu tố nguy cơ độc lập của các bệnh mạch máu ở
bệnh nhân ĐTĐ.
Trong nghiên cứu của chúng tơi kết quả ghi nhận có 42,4% tăng triglycerid, giảm HDLC chiếm 59,4%, tăng LDL-C chiếm 45,5%. Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với tác giả
Trần Thị Trúc Linh trên 116 bệnh nhân mắc ĐTĐ týp 2 có tăng huyết áp. Tác giả ghi nhận tỷ lệ
tăng triglycerid là 40,52%; giảm HDL-C 35,34%; tăng LDL-C chiếm 79,31%. Sự thay đổi bilan
lipid máu trên là các dấu hiệu bất lợi cho bệnh nhân ĐTĐ týp 2 [5]. Năm 2018, tác giả Châu Mỹ
Chi ghi nhận có 88,9% tăng triglycerid máu; 63% giảm HDL-C và tăng LDL-C chiếm tỷ lệ 42%
trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 [1]. Sở dĩ có sự khác biệt trên là do sử dụng các mức tham chiếu khác
nhau. Nhưng nhìn chung, ở hầu hết các nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đều cho thấy rối
loạn bilan lipid máu theo xu hướng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
4.2. Đặc điểm và tỷ lệ tổn thương nội trung mạc động mạch cảnh
Rối loạn chức năng nội mạc mạch máu có vai trò quan trọng trong bệnh sinh xơ vữa động

mạch. Dày lớp nội trung mạc là biểu hiện sớm của xơ vữa động mạch. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh bệnh nhân ĐTĐ cũng như các đối tượng có nguy cơ tim mạch khác có IMT động
mạch cảnh dày hơn so với nhóm bình thường.
Trong nghiên cứu của chúng tơi IMT trung bình của động mạch cảnh chung ở bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 bên phải là 1,33±0,82mm; bên trái là 1,36±0,95mm. Khi khảo sát IMT≥0,9mm cho
thấy có 101/165 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 61,2%. Với IMT≥1,5mm, có 54/165 bệnh nhân chiếm tỷ
lệ 32,7%. Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của tác giả Châu Mỹ Chi [1],
cho thấy trung bình IMT của động mạch cảnh trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 1,2±0,35mm. Tuy
nhiên, tỷ lệ IMT≥0,9mm của tác giả chiếm tỷ lệ 83,95% cao hơn so với nghiên cứu của chúng
tơi; tỷ lệ IMT≥1,5mm chỉ có 18/68 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 26,47% thấp hơn nghiên cứu của chúng
tơi. IMT trung bình trong nghiên cứu của tác giả Võ Bảo Dũng (0,79±0,19mm) thấp hơn so với
nghiên cứu của chúng tôi do tác giả nghiên cứu trên đối tượng ĐTĐ týp 2 mới mắc, điều này giải
thích sự khác biệt trên [2]. Năm 2016, tác giả Trần Thị Trúc Linh nghiên cứu 116 bệnh nhân
mắc ĐTĐ týp 2 và tăng huyết áp cho thấy IMT trung bình của động mạch cảnh bên trái là
1,33±0,7mm; bên phải là 1,2±0,68mm. Tác giả cũng ghi nhận có 47,4% có xơ vữa động mạch
cảnh kèm theo [5].
IMT động mạch cảnh trung bình của nghiên cứu chúng tôi cũng tương tự một nghiên cứu
gần đây của Yoko Irie (2013) ở 333 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 1,05±0,42mm [13]. Nghiên cứu
của chúng tơi thì cao hơn của So Hun Kim và cộng sự nghiên cứu 32 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ghi
nhận IMT trung bình của bệnh nhân ĐTĐ là 0,714±0,138mm [11]; Michaela Kozakova và cộng
sự cho thấy IMT trung bình của 133 bệnh nhân mắc ĐTĐ týp 2 là 0,709±0,118mm [9]. Sự khác
nhau của các nghiên cứu có lẻ do số lượng mẫu nghiên cứu khác nhau.
4.3. Một số yếu tố liên quan đến mức độ bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh


110

Có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần làm tăng nguy cơ ĐTĐ cũng như bệnh lý tim mạch
trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 trong đó có tuổi tác. Khi so sánh IMT với tuổi chúng tôi ghi nhận tuổi
càng cao IMT càng dày. Ở bệnh nhân ≥60 tuổi có IMT≥0,9mm chiếm 66,2% với tỷ số chênh

2,61 lần bệnh nhân có tuổi <60, có ý nghĩa thống kê với p=0,012. Theo tác giả Châu Mỹ Chi,
khi so sánh IMT trung bình của các nhóm tuổi, tác giả ghi nhận IMT trung bình càng lớn khi tuổi
càng cao, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [1]. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của tác giả V. Mohan và cộng sự chia bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ra làm 5 nhóm: <30 tuổi;
31-40 tuổi; 41-50 tuổi; 51-60 và >60 tuổi; kết quả lần lượt là 0,63±0,06mm; 0,73±0,18mm;
0,87±0,023mm; 0,97±0,27mm và 1,1±0,37mm; sự khác biệt IMT trung bình giữa các nhóm tuổi
có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [12].
Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy mối liên quan giữa IMT với các yếu tố khảo
sát còn lại. Năm 2015, tác giả Võ Thị Hồng Tuyết [6] ghi nhận bệnh nhân có sự tương quan giữa
IMT động mạch cảnh chung với tuổi, huyết áp tâm thu, thời gian phát hiện ĐTĐ. Sự khác biệt
có lẻ do nghiên cứu của tác giả Võ Thị Hồng Tuyết ở bệnh nhân ĐTĐ có hội chứng chuyển hóa
dựa và định nghĩa của ATP III (Adult Treatment Program) áp dụng cho người châu Á. Bệnh
nhân ĐTĐ type 2 được chẩn đoán hội chứng chuyển hóa khi có ít nhất 2 trong các rối loạn (vòng
eo ≥90cm ở nam và ≥80cm ở nữ; HDL thấp <1mmo/L ở nam và <1,3mmol/L ở nữ; triglycerid
≥1,7mmol/L; HA≥130/85mmHg) [6].
V. KẾT LUẬN
- IMT trung bình của động mạch cảnh ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bên phải là 1,33±0,82mm;
bên trái là 1,36±0,95mm. Tỷ lệ tăng IMTc chiếm 61,2% và mảng xơ vữa chiếm 32,7%.
- Bề dày nội trung mạc động mạch cảnh liên quan đến tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu Mỹ Chi (2016), Nghiên cứu sự liên quan giữa nồng độ enzyme myeloperoxidase huyết tương với bề dày lớp nội trung
mạc động mạch cảnh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường
Đại học Y Dược Huế.
2. Võ Bảo Dũng (2012), Nghiên cứu giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay và độ dày nội trung mạc động
mạch cảnh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới phát hiện, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
3. Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thị Tâm, Lâm Thị Thu Phương (2018), “Tình hình khơng tn thủ điều trị và một số yếu tố liên
quan ở người bệnh đái tháo đường týp 2 tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2016-2017”, Tạp chí Y Dược học Cần
Thơ, số 13-14/2018, tr. 133-138.
4. Trần Ngọc Hồng, Nguyễn Thị Bích Đào (2014), “Đánh giá ảnh hưởng của các biến chứng trên chất lượng cuộc sống bệnh
nhân đái tháo đường típ 2 điều trị tại bệnh viện Nhân Dân 115”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Số 2, tr. 161-167.

5. Trần Thị Trúc Linh (2016), Nghiên cứu mối liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD ở bệnh
nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
6. Võ Thị Hồng Tuyết (2014), Nghiên cứu đặc điểm tổn thương động mạch cảnh ngoài sọ bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân
hội chứng chuyển hóa, Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Barzilay JI. Et al (2001), “Prevalence of clinical and isolated subclinical cardiovascular disease in older adults with glucose
disorders”, The Cardiovascular Health Study, Diabetes Care, 24, pp. 1233-1239.
8. Festa A. et al (2002), “Elevated levels of acute-phase proteins and plasminogen activator inhibitor-1 predict the development
of type 2 diabetes: The Insulin Resistance Atherosclesrosis Study”, Diabetes, 51(4), pp. 1131-1137.
9. Michaela Kozakova (2014), “Glucose-related arterial stiffness and carotid artery remodeling: a study in normal subjects and
type 2 diabetes patients”, J Clin Endocrinol Metab, 99(11), pp. 2362-2366.
10. Ryden L. et al (2013), “ESC Guidelines on diabetes, pre-diabetes and cardiovascular diseases developed in collaboration
with the EASD”, European Heart Journal, 34, pp. 3035-3087.
11. So Hun Kim (2006), “Effects of lifestyle modification on metabolic parameters and carotid intima-media thickness in patients
with type 2 diabetes mellitus”, Metabolism Clinical and Experimental, 55, pp. 1053-1059.
12. V. Mohan et al (2000), “Intima-media thickness of the carotid atery in South Indian diabetic and non-diabetic subjects: the
Chennai Urban Population Study (CUPS)”, Diabetologia, 43, pp. 494-499.
13. Yoko Irie et al (2013), “The Utility of Carotid Ultrasonography in Identifying Severe Coronary Artery Disease in
Asymptomatic Type 2 Diabetic Patients Without History of Coronary Artery Disease”, Diabetes Care, 36, pp. 1327-1334.



×