Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Câu hỏi ôn tập môn Phóng sự báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.94 KB, 11 trang )

MƠN PHĨNG SỰ BÁO CHÍ
Câu hỏi:
Câu 1: Bằng trải nghiệm của mình, bạn thấy khâu nào là khó khăn nhất khi thực
hiện một tác phẩm phóng sự? Cho ví dụ?
Câu 2: Thực hiện một tác phẩm báo chí hồn chỉnh.
Câu 3: Mơ tả q trình tác nghiệp để thực hiện phóng sự trên?

1


Câu 1:
Tầm quan trọng của khâu chọn đề tài với một cây bút cịn non trẻ
“Phóng sự là một trong những thể loại khó nhất của báo chí. Phóng sự khơng u
cầu q cao về độ “nóng” của tin tức, nhưng lại địi hỏi người viết phải có q
trình tìm hiểu sâu về mọi mặt của vấn đề, để giải quyết một cách rõ ràng nhất vấn
đề đặt ra trước độc giả.” Đây là những bài học đầu tiên của tơi khi bắt đầu biết đến
phóng sự. Q trình làm một bài phóng sự phải trải qua nhiều bước. Trong đó, tìm
đề tài là một bước khó khăn và “gây đau đầu” nhất, đặc biệt với những cây bút còn
non yếu, như tơi.
Nhà báo Đỗ Dỗn Hồng, một trong những cây phóng sự lớn của báo chí Việt
Nam, từng chia sẻ: “Phóng sự hay nằm ở cơng phu, tâm huyết về đề tài độc, muốn
có những cái đó thì phải đầu tư, đầu tư thì phải được tịa soạn hay cơ quan chủ
quản ghi nhận. Nếu khơng ghi nhận thì người viết sẽ chỉ lao vào những đề tài dễ
dãi, lặp lại, ăn xổi ở thì, viết cũng khơng chết ai mà khơng viết cũng khơng chết
ai…” Lời nói của người thầy trong nghề khiến khơng ít những người trẻ phải trăn
trở, phải rèn luyện ra sao để đôi mắt đủ tinh, cái đầu đủ linh hoạt để nhận biết một
đề tài phóng sự thực sự.
Yêu cầu cao trong việc chọn lọc đề tài phóng sự trước hết xuất phát từ nhu cầu của
bạn đọc. Người đọc ngày càng khắt khe hơn với những đề tài của báo chí nói
chung và phóng sự nói riêng. Khơng một nhà báo nào có thể “qua mắt” độc giả
bằng những lối tư duy cổ hay những tin tức cũ. Thời gian đầu học tìm kiếm và xác


định đề tài, tơi thực sự bế tắc: khi thì đề tài quá rộng, khi lại quá hẹp, có những đề
tài quá quen thuộc đến nhàm chán, lại có những đề tài độc lạ nhưng lại khơng khả
thi vì sức viết cịn chưa đủ. Việc tìm đề tài cho phóng sự đầu tay cứ mãi trong một
vịng luẩn quẩn.
2


Phóng sự “lên giá” thực sự nhờ đề tài. Tất nhiên, khơng phải vì sự khan hiếm, mà
nhờ chính góc nhìn của người viết phóng sự. Thế giới thơng tin ngày càng phát
triển, người đọc hồn tồn có khả năng nhận biết một bài báo có tính vấn đề, tính
thời sự và nét độc đáo riêng hay không, chỉ đơn giản bằng những phép so sánh.
Cuối năm 2014, đầu năm 2015, người dân thủ đô đặc biệt quan tâm tới cây xanh đô
thị với sự kiện quan chức thủ đô kí giấy phép đốn hạ 6700 cây xanh trong khu vực
nội thành. Hàng loạt bài báo được đưa, đăng ồ ạt với cùng những nội dung: sự gắn
bó giữa người và cây, câu hỏi cho các cơ quan chức năng, thông tin từng cây bị đốn
hạ,… Quá nhiều tin bài với cùng một lượng thông tin khiến vấn đề bị lỗng, thiếu
sức hút. Để kéo lại “giá trị” của thơng tin, các phóng viên đã tìm ra những góc nhìn
hồn tồn mới bằng con mắt chun sâu của phóng sự: cây xanh bị đốn hạ đi về
đâu?; cùng một sự việc này, ở những thành phố khác họ giải quyết theo cách
nào?...
Tính “nóng hổi” của phóng sự vốn đã khơng bằng các dạng tin, bài nhanh gọn khác
nên người viết phóng sự phải ln biết cách tìm những góc nhìn khác lạ để đáp
ứng nhu cầu bạn đọc. Đây chính điều tạo nên giá trị của một bài phóng sự.
Với tốc độ của CNTT, các tin, bài luôn được đưa nhanh một cách chóng mặt nhưng
lại khơng giữ được “chất” của báo chí. Phóng sự khơng đặt nhiều câu hỏi lan man.
Một bài phóng sự sẽ giải quyết chính xác và sâu nhất những gì độc giả cần biết về
một vấn đề. Bởi vậy, không phải đề tài nào cũng “đủ” rộng cho phóng sự “khoét
vấn đề”. Và nhiệm vụ của một cây bút mới là rèn luyện để có được “tầm nhìn” viết
phóng sự. Làm sao để nhìn vào ngọn cây vấn đề có thể ước lượng được phần cội rễ
của nó, để những bài viết phóng sự thực sự hiệu quả, giá trị với chính bạn đọc.

Cũng cùng sự kiện “6700 cây xanh” tại thủ đô, rất nhiều người đã có những hành
động cụ thể để bảo vệ cây xanh. Việc một sinh viên bình thường ra thắt cho cây đại
3


thụ một chiếc nơ hay dán lên cây một thông điệp có thể viết được một tin bài
nhưng khơng đủ để làm nên một phóng sự. Sự chọn lọc đề tài này giúp phóng sự
vẫn giữ cho mình một sức hút riêng trong dòng chảy ồ ạt những tin bài nóng hổi.
Một bài phóng sự được hình thành từ sự nghiên cứu kĩ càng của người viết, là sự
trải nghiệm, và đôi khi là dấn thân vào nơi nguy hiểm. Vì vậy, việc cân nhắc đề tài
phóng sự giúp người viết định hướng chính xác nhất những cơng việc cần làm,
những tài liệu cầu thu nhặt. Với những người viết mới, bước dự kiến đề tài này là
thực sự cần thiết. Đây là cách tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và hơn hết là
tính an tồn cho người viết phóng sự.
Những vấn đề mà phóng sự tìm đến luôn là những vấn đề ăn khách. Độc giả quan
tâm nhiều, nhà báo cũng đi và tìm kiếm nhiều hơn để thỏa mãn nhu cầu thông tin
từ độc giả. Sự chi tiết của phóng sự là cơng cụ giúp phóng sự luôn được tôn vinh,
không một tờ báo nào lại khơng có phóng sự. Mặc dù ln được khai thác nhưng
các tờ báo lớn nhỏ hiện tại vẫn rất khan hiếm phóng sự. Cần nhiều hơn những cây
bút trẻ nỗ lực để mở rộng đề tài của phóng sự.
Đó là điều tôi luôn tâm đặc và ý thức: “Đã hết thời phóng sự quá nhềnh nhàng. Bây
giờ, yêu cầu của độc giả là người viết phải dấn thân, phải điều tra, phải nói lên ý tứ
quan điểm của mình một cách có trách nhiệm. Phóng sự có thể viết về bất cứ cái
gì, dù to dù nhỏ nhưng phải nói một cách có hình ảnh, có chi tiết, có giọng điệu, có
chiều sâu.” ( Đỗ Dỗn Hồng).
Thật vậy, phóng sự có thể viết về bất cứ cái gì, dù to, dù nhỏ nhưng phải nói một
cách có hình ảnh, có chi tiết, có giọng điệu, có chiều sâu. Nói cách khác, vấn đề đề
tài cũng không nên quá đè nặng, quan trọng hơn cả, người viết phải biết tư duy,
biết nhìn đến những góc khuất mà khơng ai nhìn tới. Những vấn đề gần gũi nhất
cũng có thể viết lên một trang phóng sự thành cơng.

4


5


Câu 2:

Du học sinh ở “nơi Mặt trời mọc”
Nguyễn Hoàng Nam, sang Nhật học tập và làm việc đã được 3 năm, đang vui vẻ
nhận lời chúc mừng của bạn bè khi lại vừa dành được học bổng trong kì đại
học thứ 4. Nhìn những thành tích và cuộc sống hiện tại của Nam hiện tại, cũng
khó trách tại sao nhiều phụ huynh sẵn sàng lao vào cuộc chơi tốn kém này cùng
con, như bố mẹ Nam 3 năm trước.

Hái táo là một trong những việc làm thêm của Nguyễn Hoàng Nam tại Nhật Bản. Ảnh do
nhân vật cung cấp.
6


Du học thời nay đã khơng cịn là một giấc mơ quá xa xỉ. Nhưng những gia đình đủ
điều kiện cho con đi du học cũng phải ở tầm khá giả. Gia đình Nam ở dưới tầm khá
giả ấy một mức. Bố mẹ Nam đều là công chức đã sắp về hưu, và quyết định “thử
vận may” cho con du học Nhật Bản. Để có tiền, hai bác quyết định cầm sổ đỏ tới
ngân hàng vay vốn, số tiền họ vay chiếm 50% tổng số tiền cần để anh đi học.
Trước khi chính thức sang Nhật học tập, Nam có khoảng 6 tháng học tiếng và “trải
nghiệm môi trường Nhật” tại Việt Nam. Tại trường đào tạo, Nam được rèn luyện
tính tự giác cao, thời gian đầu có hơi khó khăn vì thời gian biểu khắt khe như quân
đội.


7


Tâm sự về những ước mơ khi xa nhà, Nam cười: “ Ước mơ thì nhiều lắm nhưng
chẳng cái nào nghiêm túc cả. Tồn mơ chơi thơi, mới 18 thơi mà, ai nghĩ được gì
nhiều đâu”. Nam đi theo con đường mà bố mẹ đã vẽ sẵn: Sang Nhật, vừa học vừa
làm và cầm về những tấm bằng, nếu có thể thì định cư ln tại Nhật. Anh thậm chí
cịn chưa biết chuyên ngành đại học mình sẽ học là gì.
Khơng ai nói với anh rằng đã có những du học sinh phải bỏ học kiếm tiền, phải đi
trộm cắp, thậm chí tự tử hay có người “vinh quang” hơn: chết vì kiệt sức.
Thực tế ln khó khăn
“Tớ đến Nhật Bản vào mùa đông. Lúc bước xuống máy bay cảm giác như cái máy
lạnh, đúng kiểu du học sinh Mỹ hay tả ấy.”
Tháng đầu tiên tại Nhật Bản thực sự là một cú sốc lớn với Nam, nhà ở đã được lo
trước nhưng toàn bộ đồ đạc anh phải tự kiếm. Lần đầu chưa biết nên chi tiêu khá
nhiều, sau học hỏi được từ các tiền bối, Nam bắt đầu học cách “xin”.
Nam đã kể tôi nghe về lần “xin” đồ đáng xấu hổ ấy, là một dụng cụ học tập quan
trong mà giáo sư yêu cầu. “Cậu biết đấy, bên này người ta sống kỉ luật lắm, ai cũng
như ai ln. Chẳng có ai thấy tớ cả, nhưng suốt một tuần liền tớ cứ hoang mang
như bị phát hiện rồi ấy. Thế là lần sau chẳng dám nữa”.
Công việc và học hành cũng khơng như những gì đã vẽ trước. Nam được cơng ty
hỗ trợ tìm việc làm ngay, đó cũng đã là một điều may mắn. Mỗi buổi sáng, giữa
mùa đông, Nam phải thức dậy từ 3h, lên đường phát báo đến 6h sáng. Lạnh, rất
lạnh. Gọi điện về cho gia đình, Nam chỉ nói phải đi phát báo từ sáng sớm, mùa
đơng có tuyết nên được trượt tuyết đi phát báo rất vui. Dường như không chỉ có
Nam, mọi đứa con xa nhà đều lo lắng cho gia đình như vậy.
8


Mọi chi phí tại Nhật đắt đỏ vượt ngồi sức tưởng tượng của Nam, nhưng sợ gia

đình khơng đủ điều kiện, anh vẫn cố gắng làm thêm. Những công việc Nam trải
qua cũng dần nhiều lên: từ phát báo, bồi bàn, hái táo,… Trong khi việc học tập tại
trường ngày càng vất vả và căng thằng. Các giáo sư luôn u cầu cao từ phía sinh
viên, và khơng một trường học nào tại Nhật chấp nhận hành vi gian lận của sinh
viên.
Nam kể vào đầu kì thứ học thứ hai, anh đã bị cuốn theo dòng tiền, việc làm nhiều
hơn việc học. Cứ lên lớp là anh lại ngủ gật, giáo viên bộ mơn đã nhiều lần tức giận,
thậm chí bng những lời gay gắt. Tình huống vỡ mộng và kiệt sức này xảy ra
thường xuyên với các du học sinh Việt tại Nhật. Nam cũng từng nghĩ, một ngày
nào đó, anh sẽ nằm trong số người ấy.
“Áp lực” là động lực
Cũng như đa phần các du học sinh khác. Nam tới Nhật mang theo những kì vọng
lớn từ gia đình. Số nợ vay lãi ngân hàng cịn chờ anh thành cơng và hồn trả. Đã có
lúc Nam muốn ích kỉ, bỏ đi tất cả, trở về quê hương lập nghiệp. Nhưng những lần
bố mẹ gọi sang, sự quan tâm của hai người lại khiến anh khó lịng từ bỏ.
Áp lực lớn lao ấy như một nguồn sức mạnh lâu dài với Nam. Anh quyết định
buông bớt việc làm thêm và đầu tư cho việc học. Làm thêm ít đồng nghĩa với chi
phí sinh hoạt sẽ hạn hẹp hơn. Chỉ trong 2 tuần, anh sút đi 3 kí. “Khổ tận cam lai”,
đó là điều Nam ln tự động viên chính mình. Học và học, việc học thực sự đã có
ích. Tấm học bổng đầu tiên giúp anh rất nhiều, cuộc sống cũng dần ổn định hơn.
Nguyễn Hoàng Nam đã lên quyết tâm lâu dài với việc học. Tới nay, đã là tấm học
bổng thứ 4, rất đáng trân trọng.

9


Câu chuyện học tập tại phương Mặt trời mọc của Nguyễn Hồng Nam khơng hề xa
lạ. Chỉ cần đọc lên một du học sinh Nhật bất kì, đều có thể thấy những câu chuyện
có kì đầu tương tự, nhưng lại nhiều kết thúc. Có người đã từ bỏ, có người vẫn tiếp
tục, lại có những người đang bơ vơ mắc kẹt nơi đất khách. Họ đều đang rất trẻ.


Các du học sinh Việt tại Nhật Bản đã biết gắn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Ảnh
do nhân vật cung cấp

Hàng nghin tuổi trẻ, tương lai đang bị đẩy đến những vùng đất xa xôi và khắc
nghiệt ấy. Gia đình hay xã hội? Trách nhiệm này chẳng biết thuộc về ai. Thật khó
khăn, nhưng họ sẽ được trưởng thành. Bằng cách này hay cách khác, sẽ có một con
đường để họ vượt qua những rào cản trước mắt, tiếp tục ni những ước mơ của
chính mình.
10


Câu 3:
Q trình thực hiện phóng sự
- Tìm kiếm và phát hiện đề tài: Đề tài được phát hiện ngẫu nhiên qua cuộc trị
chuyện với người bạn phổ thơng hiện đang là du học sinh tại Nhật Bản.
- Xác thực thơng tin: Q trình xác thực thơng tin khơng được thực hiện trực
tiếp do nhân vật ở quá xa.
- Khẳng định vấn đề: Bằng việc tìm kiếm thơng tin có sẵn về thực tế của các
du học sinh.
- Xây dựng đề cương: Đề cương được xây dựng theo dòng thời gian gắn với
cuộc sống của nhân vật.
- Viết bài
Thuận lợi: Truyện kể chi tiết, thơng tin xác thực. Hình ảnh được nhân vật
cung cấp. Tài liệu khá phong phú. Đề tài tuy không mới nhưng vẫn luôn
nhận được sự quan tâm của độc giả do chưa có những bài viết
Khó khăn: Do hình ảnh được nhân vật cung cấp nên chất lượng hình ảnh
chưa tốt, sự chọn lọc cịn ít.
- Chỉnh sửa, hoàn thiện.


11



×