Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tìm hiểu nghệ thuật múa Chăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.2 KB, 10 trang )

Tìm hiểu nghệ thuật múa Chăm
Múa Chăm là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần
của dân tộc Chăm. Múa gắn liền với các lễ hội như Rija Nưgar, Katê, Rija
Praung… ở mỗi làng hay trên tháp. Đó là những dịp mà người Chăm thể hiện sự
tưởng nhớ của mình đối với những người có cơng xây dựng đất nước, hay sự
sùng bái một/một vài vị vua được thần hóa. Đi kèm với múa là những nhạc cụ
dân tộc truyền thống như: trống Ginang, trống Baranưng, Ceng (chiêng), kèn
Xaranai, Grong (lục lạc), đàn Kanhi… Phổ biến hơn cả là bộ ba Ginang,
Baranưng và Xaranai, trong đó chủ đạo vẫn là Ginang, vì chúng có âm mạnh
mẽ, hùng hồn rất phù hợp trong dịp lễ hội, hơn thế nữa cịn phản ánh được tính
cách của người Chăm. Có thể phân múa Chăm làm 2 loại: Múa dân gian và múa
cung đình.

Múa dân gian:
Tên gọi các điệu múa Chăm cũng là tên được đặt cho điệu trống Ginang.
Có thể kể vài điệu múa tiêu biểu: Biyen, Tiaung (bắt chước dáng con cơng, trĩ),
Patra (hồng tử), Wah gaiy (chèo thuyền), Mưmơng, Mưrai,…
Các điệu múa luôn là tâm điểm và là “tiết mục” được trông chờ nhất trong
lễ hội. Những hồi trống Ginang thu hút sự chú ý của mọi người về phía người
1


nghệ sĩ múa. Tiếp sau đó là tiếng Xaranai, tiếng Baranưng cùng lời của Ong
Mưdwơn hát các bài tụng ca tương ứng. Vũ cơng bước ra trình diễn: cái phẩy
tay, phất quạt, quất roi hay cái chuyển gót chân, khi nhanh khi chậm, khi khoan
thai nhẹ nhàng, khi thì hùng hồn mạnh mẽ theo nhịp của tiếng nhạc. Người xem
như bị cuốn hút theo từng động tác của người nghệ sĩ. Rồi cả khán thính giả bị
kích động bởi tiếng nhạc, điệu múa mà hô vang… “ahei” (hoan hô) cổ vũ.
Phục Trang

2




Múa dân gian Chăm có các loại chính:
Múa quạt (Tamia tadik): một hình thức múa dân gian lâu đời. Dụng cụ
chính là chiếc quạt: xịe ra hay xếp lại cả cặp hoặc một xịe một xếp. Có thể múa
cá nhân trong các ngày lễ hay múa tập thể trong những ngày lễ hội. Múa quạt
mang tiết tấu rộn ràng, vui tươi, sơi động. Với những động tác đầy biến hóa của
đôi quạt theo cấu trúc luật động riêng biệt làm cho múa quạt trở nên độc đáo.
Người Chăm rất yêu quý cây quạt với các màu sắc xanh, hồng, trắng. Cây
quạt như là tiếng nói thân tình của lịng họ. Khi vui quạt rung lên, khi buồn quạt
úp xuống, khi yêu đương quạt duyên dáng đẩy đưa, khi nghĩa tình quạt song đơi
bay lượn. Khơng chỉ vậy quạt cịn là bậc thiêng liêng đặt trên bàn thờ thần để
cúng cầu mong những điều tốt đẹp cho dân tộc.

Múa đội lu (Tamia đwa buk): xuất phát điểm là Múa đội Thong hala (cỗ
bồng trầu) trong lễ dâng nước thánh trên tháp, sau đó nó được kết hợp với thao
tác đội lu nước trong sinh hoạt ngày thường, thành loại hình múa này. Múa Đwa
buk có nhiều biến thái đẹp mắt, nhưng thao tác đặc sắc hơn cả là các cô gái thả
3


cả hai tay, khi thì đứng lúc lại ngồi hay nghiêng mình khá thoải mái trong biểu
diễn.

Múa khăn (Tamia tanhiak): người nghệ sĩ cầm khăn, dùng cổ tay hất khăn
lên lúc khoan thai, nhẹ nhàng khi mạnh mẽ, dứt khoát, theo nhịp điệu của nhạc.
Những chiếc khăn như những cánh hoa tượng trưng cho những tấm lòng trong
trắng, tinh khiết, đáng u của các cơ gái đất tháp chính vì vậy mà trang phục
múa thường là áo quần và khăn đều màu trắng, với động tác bật nhẹ đầu khăn ở
tầng thấp như thì thầm như những cánh hoa e ấp, duyên dáng và tế nhị. Sau đó,

đột nhiên những chiếc khăn được đẩy lên tầng cao, không gian dày đặt những
động tác bật đầu khăn tung lên đều đặn, làm xáo trộn một cách hồn nhiên gây
hiệu quả reo vui, yêu đời như những cánh hoa đang đua nở. Ca ngợi những cơ
gái Chăm có những phẩm chất tốt đẹp trong sáng như những bông hoa đầy tự
hào và quyến rũ.

4


Múa dao: điệu múa với dụng cụ là Carit, con dao có độ dài khoảng 40cm,
hình xoắn ốc rất đẹp. Năm 60 trở về trước, điệu múa này còn tồn tại ở một dòng
họ làng Caklaing (làng Mỹ Nghiệp, tỉnh Ninh Thuận), nay đã thất truyền.
Múa roi và múa đạp lửa (Tamia jwak apwei): các điệu múa đã tồn tại từ
lâu đời có tính khái qt cao. Nhịp điệu múa khỏe khoắn tượng trưng cho sự
chiến đấu quyết vượt qua khó khăn, gian khổ. Múa roi là múa của nam giới, nó
biểu hiện sự khoẻ khoắn, lịng quật cường có thể chiến thắng mọi chông gai thử
thách. Đôi khi đạo cụ trong múa roi được thay thế bằng cây mía nhưng nội dung
ý nghĩa của điệu múa khơng có sự thay đổi, nó vẫn biểu hiện sự đấu tranh kiên
cường, chiến thắng tà ma quỷ quái để dành lại cuộc sống thanh bình.
Múa chèo thuyền (theo điệu trống Wah gaiy): dụng cụ múa là cây chèo
được thay bằng cây mía trong dịp lễ. Điệu múa này mô tả những động tác chèo
thuyền trên biển, luôn đi kèm với bài tụng ca: Ppo Tang Ahauk.
Múa âm dương: đây là tên chủng loại múa do nhà biên đạo Hải Liên đặt
cho dạng múa phồn thực của Chăm, gọi là Tamia Klai Kluk, dạng múa này nay
đã thất truyền, hiện chỉ còn lưu giữ tại làng Bính Nghĩa, tỉnh Ninh Thuận. Người
5


múa là nam, với khúc gỗ được đẽo như hình dương vật, múa dẫn đường, sau đó
là các cặp nam nữ khác, vừa vui nhộn vừa linh thánh.

Tất cả các điệu múa này vẫn còn tồn tại trong cộng đồng Chăm như một
hình thái sinh hoạt lễ hội và theo thời gian, chúng được cách điệu để đưa lên sân
khấu.
Múa cung đình:
Đây là tên được NSND Đặng Hùng đặt cho các điệu múa ơng biên đạo và
dàn dựng cho Đồn ca múa Thuận Hải thời kì ơng làm trưởng đồn. Lấy cảm
hứng từ các thao tác của những tác phẩm điêu khắc Champa xưa, ông “giải mã”
chúng, rút tỉa tổng hợp được 8 thế tay và 4 thế chân, bên cạnh kết hợp với vài
thao tác múa dân gian để thành Múa cung đình Chăm. Các tác phẩm tiêu biểu
của Đặng Hùng: Khát vọng (1985), Ước mơ (1981) và Niềm tin (1989). Sau
này, NSƯT Thu Vân trên cơ sở đó cũng có tác phẩm Huyền thoại Bhagavati.
Các điệu múa này nhiều lần được biểu diễn ở nước ngoài. Bên cạnh vài phản
ứng tiêu cực từ phía nhân dân Chăm, như cho các con em Chăm ăn mặc theo
kiểu “Apsara” lên biểu diễn tại sân khấu thôn quê, gây phản cảm; cịn thì các
điệu múa mới mẻ nay đều nhận được sự tán thưởng xứng đáng.

Múa tơn giáo và tín ngưỡng:

6


Ngồi hình thái múa dân gian, dân tộc Chăm cịn có hình thái múa tơn giáo
– tín ngưỡng để phục vụ cho hoạt động về tơn giáo – tín ngưỡng. Tuy nhiên, ở
đây, ta cũng chưa phân biệt được một cách rõ ràng mục đích này, vì có nhiều
múa được biểu diễn trong cúng tế nhưng đồng thời cũng có trong các buổi sinh
hoạt vui chơi như múa quạt. Tất nhiên, Có một số loại múa tơn giáo – tín
ngưỡng riêng biệt chỉ dùng trong cúng lễ, nghiêm cấm không được múa ở những
nơi ngoài quy định. Muốn sưu tầm khai thác loại múa này, phải có những dịp tổ
chức cúng lễ, ta mới được xem.


Múa Patri

7


Múa roi

Múa Bà Bóng

8


Dân tộc Chăm rất tự hào về nền kiến trúc, điêu khắc của mình, nó là sự thể
hiện tài năng xây dựng với những kỹ thuật độc đáo, tinh tế và tính thẩm mỹ cao.
Những bức phù điêu độc đáo trên các tháp cổ như tháp Hoà Lai, tháp Mỹ Sơn,
tháp Mẫn... cùng những điệu múa dân gian Chǎm đã tạo nguồn cảm hứng cho
biết bao nghệ sĩ, từ đó, những điệu múa mang chủ đề "khát vọng", "bến nước
tình yêu", "lên tháp"... của các biên đạo múa Đặng Hùng, Ngọc Canh, Dương
Tấn Đức, Nguyễn Thị Hiển lần lượt được ra đời. Các tác phẩm điêu khắc đã
cung cấp không ít cứ liệu dù bằng đá mà như có da, có thịt. Bằng sự tĩnh lặng
của đá mà như đang vận động, sức sống của nó khơng chỉ cho ta sự sao chép,
sưu tầm đơn giản mà mang ý nghĩa khái qt tư tưởng, trừu tượng hố khách
quan. Đó chính là vẻ đẹp huyền diệu từ chính cái đẹp của con người, hợp nhất
giữa ước mơ và hiện thực để tiến tới một tương lai tươi sáng.

9


10




×