Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã minh lập huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.01 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG DUY TUẤN
Tên đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MINH LẬP,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu
Chun ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG DUY TUẤN
Tên đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MINH LẬP,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Phát triển nơng thơn

Lớp

: K45 - PTNT N02

Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khóa học

: 2013 – 2017


GVHD

: ThS. Đặng Thị Bích Huệ

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi
hồn thành khóa học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Minh
Lập , huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với đề tài “ Tác động của biến đổi
khí hậu đến hoạt động sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn xã Minh Lập,
huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Ngun”
Khóa luận được hồn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị, cơ
quan và nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
khoa Kinh Tế Và Phát Triển Nông Thôn, nơi đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ
chúng em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn cơ giáo Ths. Đặng Thị Bích Huệ - khoa
Kinh Tế & Phát triển nông thôn, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân
viên UBND xã Minh Lập cùng bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp
đỡ em trong thời gian qua. Đặc biệt là Chị Lý Thị Thương chỉ bảo tận tình chia
sẻ những kinh nghiệm thực tế, cung cấp những thông tin cần thiết cho bài báo cáo.
Sau nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn động

viên và bên cạnh em những lúc khó khăn.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Hoàng Duy Tuấn


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất của xã Minh Lập , huyện Đồng Hỷ,
Tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 21
Bảng 4.2: Dân số và lao động xã Minh Lập giai đoạn 2014-2016................ 24
Bảng 4.3 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra trên địa bàn
xã Minh Lập giai đoạn 2014-2016 ................................................................ 26
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng rau màu của các hộ điều tra trên địa
bàn xã Minh Lập giai đoạn 2014-2016 ......................................................... 27
Bảng 4.5: Diện tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp của các hộ điều tra
trên địa bàn xã Minh Lập giai đoạn 2014-2016 ............................................ 28
Bảng 4.6: Diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả của các hộ điều tra trên
địa bàn xã Minh Lập giai đoạn 2014-2016 ................................................... 29
Bảng 4.7: Số lượng đàn gia súc, gia cầm của các hộ điều tra trên địa bàn xã
Minh Lập giai đoạn 2014-2016 .................................................................... 30
Bảng 4.8: Nhiệt độ trung bình các tháng của xã Minh Lập ........................... 31
Bảng 4.9: Số giờ nắng các tháng trong năm.................................................. 32
Bảng 4.10 : Lượng mưa trung bình tháng của xã giai đoạn 2014-2016 (mm) 33
Bảng 4.11: Tổng hợp thiệt hại do thiên tai từ 2014-2016 xã Minh lập .......... 35
Bảng 4.12: Diện tích (ha) lúa bị nhiễm bệnh của các hộ điều tra trên địa bàn
xã Minh Lập giai đoạn 2014 – 2016 ............................................................. 35
Bảng 4.13: Diện tích nhiễm bệnh của cây ăn quả của các hộ điều tra trên địa

bàn xã Minh Lập giai đoạn 2014 –2016........................................................ 36
Bảng 4.14: Lịch thời vụ canh tác lúa của các hộ điều tra .............................. 37
Bảng 4.15: Lịch thời vụ canh tác một số cây ăn quả chính của các hộ
điều tra ......................................................................................................... 38
Bảng 4.16: Tình hình biến động sử dụng đất NN của các hộ điều tra giai đoạn
2014 - 2016 .................................................................................................. 39


iii

Bảng 4.17: Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của các hộ điều tra
trên địa bàn xã Minh Lập giai đoạn 2014 – 2016 .......................................... 40
Bảng 4.18: Số lượng gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết do thay đổi của khí hậu,
thời tiết của các hộ điều tra ........................................................................... 41


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Diễn giải

BĐKH

Biến đổi khí hậu

DT

Diện Tích


ĐVT

Đơn vị tính

TD - TT

Thể dục thể thao



Lao động

THCS

Trung học cơ sở

SL

Sản lượng

NS

Năng suất

UBND

Ủy ban nhân dân

NN


Nông Nghiệp

SL

Số lượng

TB

Trung bình

THPT

Trung học phổ thơng

LHQ

Liên hợp quốc

SNNN

Sản xuất nơng nghiệp


v

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 3
PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu ............................................. 4
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp ................................................. 10
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 15
2.2.1. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến SXNN trên thế giới .. 15
2.2.2. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến SXNN ở việt nam .... 16
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 18
3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 18
3.2. Địa điểm thực tập và thời gian thực tập ................................................. 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 18
3.4.3. Phương pháp đối chiếu so sánh........................................................... 19
3.4.4. Phương pháp thống kê mô tả .............................................................. 20
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 21
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................. 21


vi

4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 21
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 23

4.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra trên địa bàn xã
Minh Lập...................................................................................................... 26
4.2.1. Hoạt động trồng trọt ........................................................................... 26
4.2.2 Hoạt động chăn nuôi ............................................................................ 30
4.3. Tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Mlinh
Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 31
4.3.1. Tác động của BĐKH đến SXNN ........................................................ 31
4.3.2. Hệ quả của BĐKH đến hoạt động trồng trọt ....................................... 35
4.3.3. Hệ quả của BĐKH đến hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm............ 40
4.5. Các giải pháp ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu ......................... 42
4.5.1. Giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực
trồng trọt. ..................................................................................................... 42
4.5.2. Giải pháp ứng phó thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực chăn nuôi .... 44
PHẦN V: ..................................................................................................... 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 45
5.1. Kết luận ................................................................................................ 45
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 46
2.1. Đất đai ................................................................................................... 49
ĐVT: m2 ...................................................................................................... 49


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu là vấn đề nóng và là mối quan tâm lớn của tồn cầu. Ở
Việt Nam với vị trí địa lí bờ biển dài 3260 km, tiếp giáp với biển Đông đang
là đối tượng chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Theo tình hình hiện
nay thì biến đổi khí hậu ở Việt Nam đang rất rõ rệt với sự gia tang nhiệt độ

lên 10c trong vòng thế kỷ qua, lượng mưa, tần suất đang có dấu hiệu thay đổi.
Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi dần đến các sự
kiện thời tiết bất thường có xu hướng tăng lên, Việt Nam phải hứng chịu ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, hạn hán hơn trước.
Sự thay đổi quy luật biểu hiện thời tiết đang này càng gia tang và có
tính chất bất thường hơn. Sự xuất hiện của những hiện tượng khí hậu cực
đoan đang tác động rất lớn đến cuộc sống của con người và các hoạt động sản
xuất mà biểu hiện rõ nhất trong ngành nông nghiệp. Với điều kiện khí hậu
như vậy, sản xuất nơng nghiệp đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cây
trồng hợp lí thích nghi với mơi trường để năng suất cây trồng không bị ảnh
hưởng theo hướng xấu.
Ở nước ta, nền nông nghiệp được coi là quan trọng trong nền kinh
tến quốc dân. Nông nghiệp là ngành sản xuất ra các sản phẩm trực tiếp để
nuôi sống con người, đặc biệt là ngành sản xuất lương thực chiếm vị trí
quan trọng tong nền kinh tế xã hội của quốc gia, là chỗ dựa cho các ngành
khác phát triển và là nguồn dự trữ cho chính sách xã hội của nhà nước.
Với ý nghĩa đó, sản xuất nơng nghiệp cần được quan tâm trước thực trạng
biến đối khí hậu hiện nay.
Theo kịch bản BĐKH do Bộ TN&MT 2011, nếu nước biển dâng 1m,
khoảng 39% diện tích đồng bằng sơng Cửu Long, trên 10% diện tích đồng


2

bằng sơng Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích các tỉnh ven biển miền
Trung có nguy cơ bị ngập.
Xã Minh lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cũng là địa phương
chịu ảnh hưởng của BĐKH, đặc biệt là lĩnh vực nơng nghiệp. Chính vì vậy,
để hiểu biết hơn về diễn biến của việc thay đổi khí hậu trên địa bàn huyện thì
việc nghiên cứu tác động của BÐKH đến tình hình sản xuất nơng nghiệp là

việc làm cần thiết.
Từ những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tác động của biến
đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Minh Lập,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên’’
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng về những tác động của biến đổi khí hậu đến
hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trong thời gian qua. Từ đó,
đưa ra những giải pháp nhằm ứng phó với sự tác động của BĐKH đến sản
xuất nông nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Minh Lập, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Tìm hiểu được hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa
bàn xã Minh Lập.
- Đánh giá được những tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn xãMinh Lập, huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất được các giải pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH trong lĩnh
vực nông nghiệp.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Khóa luận có thể giúp sinh viên có thể vận dụng được các kiến thức
đã học vào trong thực tiễn.
- Giúp sinh viên nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh
nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Khóa luận là cơ sở cho địa phương có những giải pháp để ứng phó
những biến đổi của khí hậu. Đồng thời là cơ sở để đưa ra được kịch bản khí
hậu của địa phương trong những năm tới.


4

PHẦN II
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu
2.1.1.1. Khái niệm khí hậu, thời tiết, biến đổi khí hậu
Khí hậu: là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó.
Ví dụ như: Trong phạm vi một tỉnh, một nước, một châu lục, hoặc trên phạm
vi toàn cầu trên cơ sở một chuỗi dữ liệu dài (khoảng 30 năm trở lên).
Thời tiết: là trạng thái khí quyển tại một thời điểm nhất định, được xác
định bằng tổ hợp các yếu tố như: Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ, gió, mưa.
Các hiện tượng nắng, gió, mưa, mây, nóng, lạnh…thường thay đổi nhanh
chóng qua từng ngày, từng tháng, từng năm. Thời tiết có thể dự báo được
hàng ngày, hàng giờ, hay dài hơn đến một tuần.
Biến đổi khí hậu :trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Theo công ước chung của Liên hợp quốc (LHQ) về BĐKH, ta có thể
hiểu: BĐKH là những ảnh hưởng có hại do BĐKH gây ra, là những biến đổi
trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể
đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên
và được quản lý, đến các hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội, sức
khỏe và phúc lợi của con người.[4]

2.1.1.2 Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
* Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên

Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ
sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen của Mặt trời ( Sunspots), các hoạt
động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của Trái đất.


5

Với sự xuất hiện các Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ Mặt trời
chiếu xuống Trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất làm
thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái đất .
Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng
lượng chiếu xuống mặt đất làm thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái đất. Cụ thể là từ
khi tạo thành Mặt trời đến nay gần 4,5 tỉ năm, cường độ sáng của Mặt trời đã
tăng lên hơn 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài như vậy thì
sự thay đổi cường độ sáng Mặt trời là không ảnh hưởng lớn đến BĐKH.
Núi lửa phun trào – Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí
quyển một lượng cực kì lớn khí SO2, hơi nước, bụi và tro vào bầu khí quyển.
Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm. Các
hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản
chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào khơng gian vì vậy chúng có
tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.
Đại dương ngày nay – Các đại dương là một thành phần chính của hệ
thống khí hậu. Dịng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành
tinh, Thay đổi lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thơng qua
sự chuyển động của CO2 vào trong khí quyển.
Thay đổi quỹ đạo quay của trái đất – Trái đất quay quanh mặt trời
với một quỹ đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,5°. Thay đổi độ

nghiêng của quỹ đạo quay Trái đất có thể dẫn tới những thay đổi nhỏ. Tốc
độ thay đổi cực kì nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy ảnh
hưởng khơng lớn tới BĐKH.
Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên
đóng góp một phần nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kì kể từ q khứ đến
hiện nay. Theo các kết quả nghiên cứu và cơng bố từ Ủy ban Liên chính phủ


6

về BĐKH thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con
người.[5]
* Nguyên nhân gây ra BĐKH do con hoạt động con người

Đã có các nghiên cứu chuyên sâu chứng minh rằng nhiệt độ bề mặt trái
đất tăng lên nhanh chóng hơn nửa thế kỉ qua chủ yếu là do hoạt động của con
người, chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch ( than đá, dầu mỏ,..)
phục vụ các hoạt động công nghiệp, giao thơng vận tải,..và thay đổi mục đích
sử dụng đất (thay đổi albedo bề mặt đất) bao gồm thay đổi trong nơng nghiệp
và nạn phá rừng. Ngồi ra, cịn một số hoạt động khác như đốt sinh khối, sản
phẩm sau thu hoạch.
Các khám phá liên quan đến nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động
của con người của Ủy ban Liên Chính Phủ về BĐKH cơng bố qua các năm
như sau:
+ Trong báo cáo của IPCC 1995: Cho rằng hoạt động của con người chỉ
đóng góp vào 50% nguyên nhân gây ra BĐKH.
+ Trong báo cáo của IPCC 2001: Sau khi các nhà nghiên cứu thực hiện
các nghiên cứu khoa học thì kết quả chỉ ra rằng hoạt động của con người đóng
góp vào 67% nguyên nhân gây ra BĐKH.
+ Trong báo cáo của IPCC 2007: Một loạt các nghiên cứu được thực hiện,

kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp vào 90% gây ra BĐKH.
+ Và theo báo cáo của IPCC gần đây nhất kết luận rằng hoạt động của
con người đóng góp vào 95% nguyên nhân gây ra BĐKH. Kết quả này được
công bố vào năm 2013.
Ví dụ: Theo thơng báo thứ 2 của Việt Nam với Công ước khung Liên
Hiệp Quốc về BĐKH ( UNFCCC) thì kết quả kiểm kê khí nhà kính (KNK)
năm 2000 của Việt Nam là 143 triệu tấn CO2 tương đương / năm. Trong đó
nơng nghiệp chiếm 45%, năng lượng chiếm 35% tổng phát thải KNK của Việt


7

Nam. Vì Việt Nam là nước có tỉ trọng sản xuất nông nghiệp cao nên lượng
phát thải KNK chiếm đến 45%.[5].
2.1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
- Nhiệt độ tăng
Trong 100 năm qua (1906 - 2005) nhiệt độ trung bình tồn cầu đã tăng
0,740C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm qua gần đây gần gấp đôi so với
50 năm trước đó. Trong đó 10 năm qua (tính từ năm 2001), nhiệt độ trung
bình cao hơn 0,50C so với giai đoạn 1961 – 1990. Một số hiện tượng tiêu biểu
liên quan đến nhiệt độ tăng như sau:
+ Giai đoạn 1995 – 2006 có 11 năm (trừ 1996) được xếp vào danh sách
12 năm nhiệt độ cao nhất trong lịch sử kể từ năm 1850, nóng nhất là năm
1998 và 2005. Gần đây nhất là năm 2010 được coi là nóng nhất trong lịch sử
vào tháng 6 năm 2010 được ghi nhận là tháng nóng nhất trên tồn thế giới kể
từ năm 1880[12].
+ Ở Việt Nam khoảng 50 năm qua đã tăng lên khoảng 0,5 – 0,70C,
BĐKH làm cho thiên tai, bão lũ ngày càng ác liệt hơn [16].
- Nước biển dâng
+ Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên tồn cầu,

trong đó khơng bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị
trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình tồn cầu vì có sự
khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. Quan trắc mực nước
biển cho thấy mực nước biển trung bình tăng khoảng 20cm trong vịng 100
năm qua. Trong thập kỷ qua, mực nước biển dâng nhanh nhất ở vùng phía tây
Thái Bình Dương và phía đơng Ấn Độ Dương, Việt Nam trong khoảng 50
năm trở lại đây mực nước biển dâng khoảng 20cm[4].
- Những biểu hiện khác


8

+ Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho mơi
trường sống của con người và các sinh vật sống trên Trái Đất. Sự di chuyển
của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm. Trên các vùng khác nhau của trái
đất dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và
hoạt động con người.
+ Sự thay đổi cường độ hoạt động của q trình hồn lưu khí quyển,
chu trình tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
+ Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thủy quyển và các địa quyển.[13]
2.1.1.4. Ảnh hưởng, hậu quả của biến đổi khí hậu
* Tác động lên môi trường
- Tài nguyên đất: Đất vốn đã bị thối hóa do lạm dụng phân vơ cơ, hiện
tượng khơ hạn rửa trơi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thối hóa đất trầm
trọng hơn.
+ Nhiệt độ nóng lên làm cho quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị
mất nước trở nên khơ cằn, các q trình chuyển hóa trong đất khó xảy ra.
+ Mưa axit rửa trơi hồn tồn chất dinh dưỡng và vi sinh vật tồn tại
trong đất.

+ Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch
chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước
ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số
lồi có nguồn gốc ơn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính
đa dạng sinh học.
+ Các hiện tượng TTCĐ có xu hướng xảy ra nhiều và mạnh hơn như:
Ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, giông lốc sẽ nhiều hơn. Đặc biệt xâm
nhập mặn và hạn hán là vấn đề thời sự [16].
- Tài nguyên nước


9

+ Mực nước biển dâng lên co thể nhấn chìm nhiều vùng lớn, nơi ở của
hàng triệu người sống ở các khu vực thấp như Việt Nam, Trung Quốc… Làm
khan hiếm nguồn nước ngọt ở một số nước châu Á.
- Tài ngun khí
+ Mơi trường khơng khí được xem như là môi trường trung gian tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các mơi trường khác. Nó là nơi chứa các
chất độc hại gây nên BĐKH và chính BĐKH sẽ tác động ngược lại mơi
trường khơng khí, làm cho chất lượng khơng khí ngày càng xấu đi.
+ Bên cạnh đó núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói,
khí CO2, CO, ngồi ra cịn có metan và khí khác. Bụi được phun cao và lan
tỏa rất xa, bão bụi cuốn vào khơng khí các chất độc hại như NH3, H2S,
CH4… Cháy rừng sinh ra nhiều tro và bụi, CO2, CO .
- Sinh quyển
Mất đa dạng sinh học ngày nay diễn ra một cách nhanh chóng chưa
từng có. Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biển mất
hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt
với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1

– 0,60C nữa. Sự mất mát này là do mơi trường sống vì đất bị hoang hóa do
nạn phá rừng và do nước biển dâng lên [16].
* Tác động đối với con người
- Sức khỏe
+ BĐKH dẫn đến hạ thấp chỉ số phát triển con người
Do BĐKH, tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định, cộng đồng người
nghèo khơng có điều kiện thuận lợi nâng cao chỉ số giáo dục và tuổi thọ bình
quân cũng bị ảnh hưởng. Kết quả là HDI khơng có sự tăng tiến phù hợp với
những cố gắng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước [12].
+ BĐKH chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực đối với sinh lý cơ thể


10

Kéo dài thời gian duy trì thời tiết bất lợi trong đời sống hàng ngày,
gây nhiều khó khăn cho quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể và mơi trường
sinh hoạt.
- Kinh tế
Tất cả các nước đều bị tác động của BĐKH, nhưng những nước bị tác
động đầu tiên và nhiều nhất lại là những nước và cộng đồng dân cư nghèo
nhất, mặc dù họ đóng góp ít nhất vào nguyên nhân BĐKH. Tuy nhiên hiện
tượng TTCĐ cũng đang gia tăng ngay cả những nước giàu .
+ Tác động đến nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành bị ảnh hưởng
nghiêm trọng nhất, nước biển dâng làm mất diện tích đất canh tác. Cường độ
lạnh trong mùa đông giảm dần, thời gian nắng nóng dài hơn gây ảnh hưởng
đến sự phát triển một số loài cây trên các vùng miền.
+ Tác động đến lâm nghiệp: Nước biển dâng làm giảm diện tích rừng
ngập mặn ven biển. Sự nâng cao nền nhiệt độ, lượng bốc hơi, tần suất bão…,
ảnh hưởng tới các khu rừng đa dạng ở nước ta.
+ Tác động đến thủy sản: Nhiệt độ nước biển tăng gây bất lợi cho một

số thủy sản, q trình khống hóa và phân hủy nhanh hơn ảnh hưởng đến
nguồn thức ăn của sinh vật, làm cho thủy sinh tiêu tốn hơn trong quá trình hô
hấp và hoạt động khác ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thương phẩm
của thủy sản.
+ Tác động đến công nghiệp: Phần lớn các khu công nghiệp đều trên
vùng đồng bằng thấp trũng dễ bị tổn thương trước nguy cơ của BĐKH, đặc
biệt nước biển dâng vùng nguyên liệu cơng nghiệp cũng sẽ có nhiều thay đổi
về quy mơ sản xuất cũng như về khối lượng sản phẩm.[12]
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm nông nghiệp


11

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng
đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư
liệu và nguyên liệu chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm cà một số
nguyên liệu cho công nghiệp
Theo chủ nghĩa rộng nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm các ngành nhỏ: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Theo nghĩa hẹp nông nghiệp bao gồm chuyên ngành: trồng trọt, chăn
nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế
của nhiều nước, đặc biệt là các thế kỷ trước đây khi cơng nghiệp cịn
chưa phát triển. [3]
2.1.2.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Thứ nhất, nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống, có lịch sử phát
triển lâu đời. do đó có nhiều đặc điểm trì trệ lạc hậu vẫn cịn tồn tại trong sản
xuất. Mặc dù tiến bộ khoa học kĩ thuật, đã áp dụng máy móc thiết bị hiện đại.
Vào sản xuất nhưng nhiều vùng người dân vẫn áp dụng kĩ thuật cũ để sản

xuất, không muốn thay đổi. cần phải cải tạo những đặc điểm không phù hợp,
bảo thử, trì trệ này để phát triển nơng nghiệp.
Thứ hai, nông nghiệp là ngành tạo ra những sản phẩm thiết yếu cho con
người. lương thực là sản phẩm chỉ có ngành nông nghiệp mới sản xuất ra
đƣợc. theo thuyết nhu cầu cua Maslow thì nhu cầu sinh tồn là nhu cầu quan trọng
nhất. chính vì vậy, nước nào cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực.
Thứ ba, phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên và đất đai:
Mỗi cùng có những đặc trƣng riêng về đất, khí hậu, địa hình… phù hợp
với phát triển sản xuất một số loại nông sản nhất định, tạo nên đặc sản của
từng vùng. Mỗi vùng tìm cho mình những sản phẩm thích hợp để phát triển,
khai thác lợi thế. Sản xuất nông nghiệp là ngành phụ thuộc lớn vào điều kiện


12

tự nhiên, hồn cảnh khác quan khơng can thiệp được, do đó mang tính rủi ro
cao. Khả năng thật thu do mất mùa có thể do các nguyên nhân như lũ lụt, mưa
bão, hỏa hoạn, bệnh dịch…Do đó cần những chính sách bảo hiểm để giảm
những rủi ro đó.
Đất đai là tự liệu sản xuất chủ yếu. cừa là đối tượng lao động vừa là tư
liệu lao động.
Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ, một lực lượng lớn lao động trong
ngành nông nghiệp thiếu việc làm theo mùa vụ.
Thứ tư, nơng nghiệp là ngành sản xuất địi hỏi nhiều lao động.
Cơng việc trong ngành này khơng địi hỏi trình độ cao, việc dễ làm
nhưng đòi hỏi nhiều về lao động. Đây cũng là một thuận lợi để giải quyết vấn
đề việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, thu nhập trong ngành còn thấp
nên hiện tượng thiếu việc làm cịn nhiều. Hiện nhiều lao động ngành nơng
nghiệp cịn chiếm một tỉ trọng lớn, cần chuyển sang các ngành công nghiệp và
dịch vụ nhiều hơn nữa. trong nông nghiệp cần nâng cấp sang ngành sử dụng

nhiều vốn, nâng cao năng suất.
Thứ năm, đây là ngành kinh tế có quy mơ lớn, chiếm tỉ trọng về giá trị
sản xuất trong tổng nền kinh tế cao tuy nhiên tỷ trọng trong lao động và sản.
Phẩm có xu hướng giảm trong q trình phát triển. Sự biến động này chịu sự
tác động của quy luật tiêu dung sản phẩm và quy luật năng suất lao động. [3]
2.1.2.3. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Tài nguyên đất : Đất là tài nguyên quý giá ,là tư liệu sản xuất không thể
thay thế trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.Đất yếu tố quan trọng đến việc
sản xuất canh tác nông nghiệp cây trồng vật nuôi. Chất lượng đất ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, năng suất của cây trồng và vật ni.
Tài ngun khí hậu : Khí hậu phù hợp và thuận lợi cho phép phát triển
nền nông nghiệp phù hợp.Khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa nên là điều


13

kiện để phát triển nông nghiệp quanh năm đa dạng và phong phú không bị
gián đoạn như các nước ôn đới.
Tài ngun nước : Trong nơng nghiệp thì tài ngun nước đóng vai trị
quan trọng,nó là cơ sở để sinh trưởng và phát triển cho nền nông nghiệp. nước
ta là một nước có nhiều sơng ngịi ,trữ lượng nước ngọt dồi dào rất thuận lợi
cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tuy nhiên cần phải sử dụng hợp lý tránh
láng phí trong tình hình nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm do biến đổi
khí hậu.
Tài nguyên Sinh vật : Nguồn tài nguyên động thực vật phong phú là
điều kiện thuận lợi cho nhân dân nhân giống thuần chủng và lai tạo giống
mới có năng suất,chất lượng cao chống chịu hạn tốt,sức sống cao.[1]
2.1.2.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
* Đến tài nguyên nước:


BĐKH làm suy thối tài ngun nước trên các lưu vực sơng, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới đời sống người dân.làm thiếu hụt lượng nước tưới tiêu trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến năng suất sản lượng mùa vụ
cây trồng.
Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa
khơ, gây khó khăn cho việc cung cấp nước cho cây trồng và vật nuôi,lúa và hoa
màu có nguy cơ bị mất trắng với số diện tích lớn
*

Đến mơi trường:

Sự tăng nước biển sẽ làm nhiễm mặn các vùng ven biển, môi trường
nước mặt bị ô nhiễm nặng nề.Sâm nhập mặn làm thu hẹp diện tích đất canh
tác của người dân đặc biệt tại các tỉnh ven biển.
Nhiệt độ tăng lên làm tăng khả năng hòa tan các kim loại nặng và NO-3
độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất.Đất trở nên cằn cỗi
kém màu mỡ và giảm lượng vi sinh vật trong đất.


14

Làm thay đổi chu trình Các bon trong đất làm môi trường đất thay đổi
theo xu hướng bất lợi cho thực vật và vi sinh vật.
Làm tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển, gây độc trực tiếp cho con
người và động vật.
* Đến nông lâm ngư nghiệp và an ninh lương thực:

Đối với sản xuất nơng nghiệp:
Có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo
trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng.

Ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng
khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.
Làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các
hiện tượng thời tiết nguy hiểm làm giảm năng suất và sản lượng của cây trồng
và vật nuôi.Gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp.
* Đối với sản xuất lâm nghiệp:

Chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm.
Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật tăng, một số loài động,
thực vật quý hiếm có thể bị suy kiệt.
Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát
triển sâu bệnh, dịch bệnh.
* Đối với thủy sản:

Nước biển dâng làm chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi làm
các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút.
Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loại cá có
giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn.
Đến năng lượng: Lượng nước khan hiếm do hạn hán làm giảm lượng
nước tích trữ trong các hồ thủy điện ảnh hưởng đến năng suất điện hàng năm
của quốc gia.


15

* Đến sức khỏe con người:

Nhiệt độ diễn biến thất thường làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người ,đặc biệt là người nông dân canh tác trên đồng ruộng phụ thuộc rất
nhiều vào thời tiết.BĐKH gây ra nhiều loại bệnh tật ảnh hưởng trực tiếp tới

sức khỏe con người.[5]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng
nghiệp trên thế giới
BĐKH gây ra những ảnh hưởng lớn đến sản xuất nơng nghiệp trên
tồn thế giới. Tình trạng sa mạc hóa đang gia tăng với tốc độ báo động, gấp
đôi so với những năm 1970.
Theo tính tốn, đến năm 2025 sẽ có 2/3 diện tích đất canh tác ở châu
Phi, 1/3 diện tích đất canh tác ở châu Á và 1/5 diện tích đất canh tác ở Nam
Mỹ khơng cịn sử dụng được. Các nước Trung Á cũng bị ảnh hưởng nặng, đặc
biệt Kazakhstan kể từ năm 1980, gần 50% diện tích trồng trọt đã bị bỏ hoang
vì đất q cằn trong tiến trình sa mạc hóa.
Ở Nam Âu - vùng đã từng dễ bị tổn thưởng bởi tính bất thường của khí
hậu - BĐKH sẽ làm cho các điều kiện (nhiệt độ cao và hạn hán) nghiêm trọng
hơn và nhìn chung làm giảm khả năng sử dụng nước, tiềm năng thuỷ điện, du
lịch và năng suất cây trồng.
Ở Châu Phi, sản xuất nông nghiệp tại nhiều nước Châu Phi sẽ bị thiệt
hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu hơn tới an ninh lương thực và tăng tình
trạng suy dinh dưỡng. Đến cuối thế kỷ XXI, mực nước biển dâng sẽ gây ảnh
hưởng tới các vùng trũng ven biển, đông dân cư. Chi phí thích ứng có thể
chiếm ít nhất từ 5% - 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ngược lại, ở Bắc
Mỹ, trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, BĐKH ở mức vừa phải sẽ nâng
tổng sản lượng của ngành nông nghiệp dựa vào nước mưa thêm từ 5% - 20%,


16

nhưng sản lượng tăng thêm lại thay đổi theo vùng.
Hiện nay các khu vực châu thổ của các con sông lớn ở châu Á, tình
trạng biến đổi ngày càng tăng giữa các mùa đang tạo sức ép đối với các nguồn

cung cấp nước, trong khi đó mực nước biển dâng đang biến các nguồn cung
cấp nước ngọt thành nước lợ có nồng độ mặn cao. Những vấn đề đó đang đẩy
tiến trình sản xuất lúa gạo của châu Á vào tình trạng khó khăn. Mực nước
biển dâng cao do biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi chất lượng nước và tăng độ
mặn của các khu vực này. Hơn nữa, một số vịnh sơng lớn, trong đó có vịnh
Chao Phraya ở Thái Lan và sông Hồng ở Việt Nam, đang được coi là "chết"
do tất cả nguồn nước đầu nguồn bị ngăn chặn.
Tại Nam Á, các vịnh sông Hằng và sơng Indus đang trong tình trạng
thiếu nước. Tại Đơng Nam Á, mặc dù sử dụng nước tưới dễ dàng, nhưng gần
70% vụ gieo trồng vẫn thiếu nước và dễ bị ảnh hưởng bởi những đợt biến đổi
khí hậu. [4]
2.2.2. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến SXNN ở việt nam
Việt nam cũng là một quốc gia đã và đang chịu nhiều hậu quả nghiêm
trọng do quá trình BĐKH gây ra.Đặc biệt trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp của người dân trên cả nước trong những năm trở lại đây.
Sự gia tăng lũ lụt, hạn hán làm trầm trọng thêm thiệt hại đối với sản
xuất nông nghiệp, làm giảm sản lượng lương thực và các loại cây trồng khác.
Cụ thể như tính từ năm 2011 đến năm 2015, các trận lũ, bão ở miền Bắc đã
làm 2,3 triệu ha lúa bị ngập úng, gần 67.000 ha đất nông nghiệp, 830.000 ha
tôm, cá nuôi trồng bị thiệt hại.
Nhiệt độ thay đổi làm giảm năng suất cây trồng. Mùa đông năm 20072008, thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày đã làm chết 53.000 gia súc,
khoảng 34.000 ha lúa xuân đã cấy và hàng chục nghìn ha mạ ở tất cả miền núi
phía Bắc và Bắc Trung Bộ bị mất trắng.


17

Tháng 3/2010 ở Đồng bằng sông Cứu Long xâm nhập mặn qua các cửa
sông lớn vào sâu nội địa 40-60km với độ mặn đo được từ 2%-7%. Toàn vùng
Đồng bằng sông Cứu Long trên 100.000 ha lúa đông xuân thiệt hại nặng bởi

xâm nhập mặn trong tổng số 620.000 ha bị ảnh hưởng của các tỉnh ven biển.
Tháng 10 năm 2015 cả nước chịu đợt nắng nóng và hạn hán kéo dài đặc
biệt các tỉnh Đông Nam Bộ làm chết nhiều đàn gia súc .
Mùa đông năm 2015 các tỉnh miền núi phía bắc chịu đợt rét đậm rét hại
làm chết hơn 10.000 con trâu bò .là đợt rét gây ảnh hưởng lớn nhất trong vòng
6 thập kỉ qua.[11];[5]


×