MỘT SỐ GIẢI PHÁP GĨP PHẦN PHỊNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN
BIẾN HỊA BÌNH” TRÊN MẠNG INTERNET ĐỐI VỚI SINH VIÊN KHI VỀ
HỌC TẬP TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH,
ĐẠI HỌC HUẾ
Cử nhân: Lê Công Dưỡng
Giảng viên Khoa Quân sự
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “…Thanh niên là rường cột nước
nhà, chủ nhân tương lai của đất nước”. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, thanh
niên nước ta hết thế hệ này đến thế hệ khác, đã luôn nêu cao tinh thần yêu nước, không
ngại gian khổ, hy sinh. Đại bộ phận thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc
của nhân dân. Bên cạnh đó, thanh niên ln sung sức, năng động, nắm bắt thơng tin
nhanh nhạy, có năng lực tiếp cận, sáng tạo với công nghệ mới và luôn nhạy cảm với
các vấn đề chính trị xã hội, có khát vọng, ý chí vươn lên, có tinh thần đồn kết, chia sẻ,
tương thân, tương ái, vì cộng đồng và lợi ích quốc gia, ln có mặt ở những nơi khó
khăn, gian khổ, xung kích hồn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao.
Tuy nhiên, cũng bởi đặc điểm là nhạy cảm, dễ tiếp cận cái mới, thích tự do, tự
khẳng định mình, lại chưa có nhiều kinh nghiệm, nhận thức các vấn đề chính trị - xã
hội cịn hạn chế nên thanh niên thường dễ bị lôi kéo, kích động. Cũng vì thế mà các
thế lực thù địch luôn coi thanh niên là đối tượng đặc biệt để lợi dụng thực hiện âm
mưu “diễn biến hịa bình”. Họ dùng nhiều chiêu bài, cách thức kích động như lợi dụng
tự do, tôn giáo để đánh vào sự nông nổi của một số ít bạn trẻ sống theo chủ nghĩa thực
dụng, thích ăn chơi, lười lao động, sống vụ lợi, vị kỷ, hay so đo... Từ một số ít thanh
niên chưa tốt này, chúng lợi dụng các trang mạng xã hội trên internet để phát tán tài
liệu có nội dung phản động, ấn phẩm văn hóa đồi trụy để “chuyển hóa” dần dần lớp
trẻ. Chúng bịa đặt, đưa nhiều thơng tin sai lệch, lấp lửng, giật gân và tạo ra các diễn
đàn để nhiều người trẻ truy cập và mời chào tham luận. Chúng khoét sâu vào những vụ
việc tham nhũng, tiêu cực trong xã hội được báo chí trong nước đăng tải và hướng
luồng dư luận vào những vụ việc này để kích động lớp trẻ tỏ thái độ bất mãn. Với
chiêu bài này, chúng đã đạt được mục đích là hình thành một bộ phận thanh niên ít rèn
luyện, tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống nên không đủ kiến thức và sự
tỉnh táo để nhận diện âm mưu thâm độc của chúng, nhằm làm chuyển hóa tư tưởng,
dẫn tới q trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận thanh niên những chủ nhân tương lai của đất nước.
1
Trong thời đại công nghệ 4.0, mạng internet là một bước đột phá lớn phục vụ
đời sống của con người. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ, internet đã và đang trở hành
công cụ không thể thiếu cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người. Ở Việt
Nam có hơn 50% dân số sử dụng internet, nghĩa là khoảng hơn 50 triệu nguời; chủ yếu
là thế hệ trẻ, là đoàn viên thanh niên, là sinh viên. Và nó được các thế lực thù địch coi
là phương thức chủ yếu, là con đường thuận lợi nhất để tiến hành “diễn biến hịa bình”
đối với thế hệ trẻ và triệt để tận dụng nó bởi khả năng chia sẻ thơng tin nhanh chóng,
rộng khắp. Đây là một thủ đoạn vô cùng thâm độc của các thế lực thù địch. Hoạt động
này được thực hiện thông qua một số trang thông tin điện tử (website) tiếng Việt với
những địa chỉ nhận diện chính như: website của một số cơ quan thơng tin chính thức
nước ngồi (RFA, BBC...) website của một số nhóm người Việt phản động ở nước
ngồi, một số website ẩn thường xun chuyển thơng tin có nội dung đối lập cho các
website trên qua phương thức kết nối mạng và gửi qua hộp thư điện tử (E - mail) của
chúng, website của một số cơ sở dịch vụ cơng nghệ thơng tin và bưu chính viễn thơng
nước ngồi. Với quan điểm “làn sóng điện đang thay thế thanh gươm; cây bút là
phương tiện đi vào trái tim, khối óc con người”. Các thế lực thù địch lợi dụng internet
hỗ trợ các đài phát thanh, truyền hình có chương trình tiếng Việt, các tờ báo, tạp chí
của các tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài để chuyển tải các thơng tin sai
lệch, phản động, bóp méo sự thật. Theo thống kê thì từ đầu năm 2016 đến nay đã phát
hiện gần 800 tài khoản facebook, gần 300 kênh youtobe thường xuyên đăng tải thông
tin xuyên tạc, bịa đặt. (Nguyễn Danh Dũng người Thanh Hóa 29 tuổi: Đã tạo lập và
quản trị nhiều tài khoản Youtobe ThienAn TV, Facebook “ThienAn”, “quachthienan”;
hay blog “tinhhinhdatnuocvietnam.blogspot.com. từ đó lợi dụng mạng xã hội nêu lên
các quan điểm khác nhau để kích động).
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại học Huế là nơi đào tạo môn
học GDQPAN cho sinh viên các trường cao đẳng và đại học trên địa bàn Thừa Thiên
Huế; đào tạo giáo viên GDQPAN và bồi dưỡng kiến thức GDQPAN đối tượng 4.
Trong thời gian học ở tại Trung tâm, tất cả sinh viên đều được học tập, rèn luyện, ăn ở
nội trú. Với hình thức tổ chức học tập này tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh
viên cũng như cán bộ quản lý, nhưng cũng đòi hỏi phải quản lý một cách thật chặt chẽ.
Tuy nhiên, với số lượng sinh viên học tập nội trú đơng, số lượng cán bộ quản lý ít,
khơng đảm bảo yêu cầu sâu sát đến từng sinh viên. Ngồi ra mạng wifi miễn phí cũng
đã được đưa vào sử dụng ở Trung tâm, điều kiện kinh tế của đa số sinh viên cũng đủ
để trang bị cho mình những chiếc điện thoại thông minh với mạng 3G, 4G tốc độ cao.
(trên 95% sinh viên khi về học tại Trung tâm sử dụng điện thoại thơng minh và có kết
nối với mạng internet). Cùng với tình trạng sử dụng mạng internet tràn lan như giới trẻ
2
hiện nay thì việc phịng chống chiến lược “ DBHB” đang len lỏi trên mạng, đặc biệt là
mạng xã hội đang là một vấn đề hết sức cấp thiết và khó khăn ở Trung tâm.
Đồn cơ sở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh hoạt động theo hệ
thống thống nhất, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đoàn TNCSHCM Đại học Huế và
Đảng ủy trung tâm; tiến hành xung kích vào nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong q
trình hoạt động luôn bám sát nghị quyết của Đảng ủy, của đồn cấp trên; đề ra các
chương trình, hoạt động đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo quần chúng và
đoàn viên thanh niên cũng như sinh viên học tập tại trung tâm. Tuy nhiên, số lượng
đoàn viên trẻ ít; một số đã đến tuổi trưởng thành đoàn; số lượng đoàn viên nữ nhiều;
nhiều đoàn viên đã lập gia đình nên việc tham gia vào các hoạt động của đồn vẫn cịn
hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của đoàn cơ sở trung tâm. Cùng với
cơ sở vật chất, tài chính cịn hạn chế nên một số hoạt động chưa có đủ điều kiện để
thực hiện, các hoạt động ngoại khóa chưa thật sự phong phú.
Từ những phân tích trên, để góp phần phịng, chống chiến lược “DBHB” trên
mạng internet đối với sinh viên khi về học tập tại Trung tâm, cần thực hiện tốt một số
giải pháp sau:
Thứ nhất: Xuất phát từ nguyên nhân chính là sự phát triển mạnh mẽ và rộng
khắp của mạng internet; Đoàn thanh niên cần thiết tổ chức nhiều các hoạt động ngoại
khóa hơn nữa với mục đích hạn chế thời gian sinh viên sử dụng điện thoại thông minh,
hạn chế sử dụng internet và hình thành, phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Với tư
cách là hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa có thể bao gồm
hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động
bảo vệ mơi trường, lao động cơng ích và các hoạt động xã hội khác. Đó là hoạt động
giáo dục truyền thống cách mạng như giao lưu, hát bài ca truyền thống cách mạng,
xem phim màn ảnh rộng, tham quan những địa danh truyền thống. Nhân dịp những
ngày lễ lớn của đất nước và của địa phương, Đoàn thanh niên sẽ phối hợp với Trung
tâm để tổ chức giao lưu giữa sinh viên với các tướng lĩnh cao cấp trong quân đội, các
cựu chiến binh chống Pháp, các nhà tri thức là những cựu chiến binh trong chống Mỹ
cứu nước... Qua giao lưu, sinh viên sẽ hiểu thêm về quãng thời gian đầy gian khổ, ác
liệt nhưng cũng thật hào hùng của dân tộc, những câu chuyện mộc mạc, chân thực
nhưng thật sự xúc động và đáng tự hào. Ngoài ra, cần tổ chức cho đoàn viên thanh
niên, sinh viên đi tham quan các di tích lịch sử cách mạng, các bảo tàng.. Bên cạnh đó,
tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tri thức quốc phịng an ninh và rèn luyện tác phong chiến
sĩ với mục đích là nhằm bổ sung kiến thức quân sự, quốc phòng và an ninh; khuyến
3
khích tinh thần ham học hỏi, ham tìm hiểu của sinh viên và tạo sự phấn khích trong
học tập. Hay cuộc thi sắp xếp nội vụ, rèn luyện nếp sống gọn gàng, sạch sẽ và nề nếp
cho sinh viên là một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong thời gian sinh
viên học tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh. Hoạt động rèn luyện thể chất
cho sinh viên là một trong những nội dung cần được quan tâm đưa vào kế hoạch hoạt
động ngoại khóa của mình. Một trong các hoạt động khác là tổ chức thi tập thể dục
buổi sáng và thi đấu bóng chuyền, bóng bàn, cầu lơng và tổ chức tham gia xây dựng
cảnh quan, xây dựng một mơi trường văn hóa xanh, sạch, đẹp.
Thứ hai: Chú trọng xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh toàn diện. Đoàn là cánh
tay đắc lực của Đảng, là yếu tố quan trọng mạng lại sự hiệu quả trong thực hiện các
chủ trương của Ban giám đốc, nghị quyết của Đảng ủy. Chính vì vậy nên xây dựng tổ
chức đồn vững mạnh tồn diện ln đóng một vai trò hết sức quan trọng. Để làm
được điều này, trước hết cần phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho bản
thân đồn viên thanh niên cán bộ trung tâm, mỗi đồn viên phải ln chủ động, tích
cực học tập và rèn luyện, tự nâng cao ý thức, kiến thức cũng như kỹ năng của mình.
Bồi dưỡng kỹ năng truy cập internet, từ đó có quan điểm rõ ràng, không mơ hồ trước
những luận điệu phức tạp của các thế lực thù địch; từ đó tạo nên tính “miễn dịch” cho
mỗi đồn viên thanh niên trước những chiêu trò tinh vi của các thế lực thù địch.
Thứ ba: Thường xuyên nắm bắt tình hình sinh viên và kịp thời có biện pháp
thích hợp khi phát hiện những tư tưởng lệch lạc, những việc làm sai trái. Hiện nay cán
bộ quản lý khung chủ yếu là đoàn viên thanh niên trẻ, là lứa tuổi thuận lợi cho việc
tiếp cận, nắm bắt tâm tư, tình cảm cũng như nguyện vọng của sinh viên đang học tập
tại trung tâm; chính vì vậy phải quan tâm, sâu sát đến ăn ở, sinh hoạt và đời sống tại ký
túc xá, thậm chí phải ln cảnh giác với các mối quan hệ của sinh viên đang học và
các đối tượng bên ngoài trung tâm, những thành phần này có thể lợi dụng vào các buổi
giao lưu hay sinh hoạt, vui chơi không có người quản lý để thực hiện nhiều chiêu trị
khác nhau nên không tránh khỏi trường hợp rủ rê, lôi kéo. Những sinh viên khơng
nhận thức được và vơ tình bị dụ dỗ hoặc vi phạm lần đầu thì phải nhắc nhở và chấn
chỉnh kịp thời. Cán bộ quản lý có thể cùng tham gia các buổi giao lưu, sinh hoạt cùng
sinh viên để nắm bắt tình hình và có hướng xử lý kịp thời.
Thứ tư: Thường xuyên nghiên cứu tổ chức các sân chơi, các cuộc thi, các họat
động nhận diện, phản bác các quan điểm sai trái một cách kịp thời và có hiệu quả. Từ
đó giúp các em sinh viên có nhận thức đứng đắn và vững vàng hơn trước những quan
điểm đó. Tổ chức huy động đơng đảo đồn viên thanh niên tham gia bình luận, nhận
xét nhằm tạo thế áp đảo với các quan điểm sai trái. Kịp thời có định hướng tư tưởng
4
cho các em ở các khung quản lý cũng như trong các giờ học trên lớp khi xuất hiện các
quan điểm, luận điệu vu khống, sai sự thật được chia sẻ và quan tâm trên mạng xã hội
đặc biệt là facebook hay youtobe.
Thứ năm: Cảnh giác với vấn đề tự do ngơn luận của các cơ quan báo chí, tự do
tôn giáo đối với đối tượng là sinh viên. Sinh viên khi về học tập tại trung tâm đến từ
nhiều địa phương, nhiều ngành học khác nhau; các thế lực thù địch sẽ lợi dụng vào bộ
phận này để đưa ra những bài báo có nội dung khơng rõ ràng. Lợi dụng vào việc xin
phép nghỉ của sinh viên tham dự các nghi lễ của tôn giáo để lôi kéo và kích động.
Chính vì vậy khi cần thiết phải theo dõi, sâu sát với sinh viên của mình quản lý. Hơn
nữa trong mỗi hành động, lời nói, tác phong của cán bộ, đoàn viên thanh niên trung
tâm phải chững chạc, đứng đắn, nghiêm túc, không tạo điều kiện cho các thế lực thù
địch có cơ hội để xun tạc, bơi nhọ, vu khống người cán bộ, đảng viên.
Trên đây là một số biện pháp phòng chống chiến lược “DBHB” trên mạng
internet đối với sinh viên khi về học tập tại Trung tâm. Tổ chức thực hiện tốt những
giải pháp trên chính là góp phần cấp thiết vào cuộc chiến đánh bại chiến lược “DBHB”
của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Sách Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, lớp 12, Nxb Giáo dục, năm 2007.
2
PGS-TS Lê Minh Vụ, Xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ
mới, Nxb chính trị quốc gia, năm 2010.
3
Giáo trình giáo dục QPAN dùng cho sinh viên các trường Đại học, cao đẳng. Tập 1,
Nxb Giáo dục, năm 2008 (tái bản lần thứ 8 năm 2016).
5