Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.55 KB, 17 trang )

1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC
Đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển vận động cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã viết: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận
của mỗi người yêu nước” Hay khẩu hiệu:
“Khỏe để lao động
Khỏe để học tập
Khỏe để chiến đấu
Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Lời nói đó và khẩu hiệu đó ln được đề cao và thực hiện trong các giai đoạn
phát triển của đất nước ta. Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của
mỗi gia đình, là niềm mơ ước và hy vọng lớn khi hướng vào tương lai. Chính vì
thế muốn xây dựng một đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc khơng thể khơng
nói đến việc xây dựng tính cách con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ phẩm
chất tư cách đạo đức tốt nhất và đặc biệt có một sức khỏe tốt để phục vụ cho đất
nước – xã hội.
Đất nước ta đang trên đà phát triển tiến tới năm 2021 với sự thay đổi và
chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội phát triển vượt bậc. Cùng với đó là
hình ảnh những con người năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết, có khả năng
giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Để có được hình ảnh những con
người như vậy, trách nhiệm này đặt trên vai ngành giáo dục nói chung và với bậc
học mầm non nói riêng. Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, để có thể đào tạo ra những đứa trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện về các mặt
thì phải tổ chức tốt, có hiệu quả các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trường mầm non Quảng Trường chúng tôi là trường đã đạt chuẩn quốc gia
mức độ 2, là ngôi trường luôn đi đầu trong công tác thi đua dạy tốt, chăm sóc, giáo
dục trẻ tốt của huyện và đã đạt nhiều thành tích. Chất lượng giáo dục không ngừng


được nâng cao. Trong các nội dung giáo dục thì giáo dục thể chất là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non và có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của trẻ nên được các trường quan tâm. Chính vì vậy tơi ln muốn mang
lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các con mạnh dạn tự tin
trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ, có một sức khỏe tốt và thể hiện hết khả năng
Trong các hoạt động ở trường mầm non thì hoạt động phát triển vận động là một
trong những hoạt động góp phần quan trọng trong việc nâng cao thể lực sức khỏe
cho trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt như nhận thức, ngơn ngữ,
thẩm mỹ và tình cảm kĩ năng xã hội.
Như thực tế hoạt động phát triển vận động ở các trường nói chung và trường
tơi nói riêng đã và đang thực hiện thường xuyên. Đa số giáo viên đã nắm được
phương pháp tổ chức cho trẻ phát triển vận động, trẻ đã nắm được các kỹ năng vận
động cơ bản. Tuy nhiên, khi tổ chức cho trẻ hoạt động phát triển vận động trong
trường nói chung và trẻ ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi nói riêng giáo viên chưa có sự linh
hoạt sáng tạo, hình thức tổ chức cịn gị bó, cứng nhắc. Mơi trường giáo dục phát


2

triển vận động chưa được đa dạng, phong phú, sinh động. Bên cạnh đó việc lồng
ghép tích hợp nội dung giáo dục phát triển vận động vào các hoạt động khác chưa
hiệu quả. Dẫn đến trẻ chưa hứng thú tham gia vào việc thực hiện các bài tập vận
động, kỹ năng vận động của trẻ còn hạn chế, chất lượng tổ chức các hoạt động phát
triển vận động chưa cao.
Xuất phát từ lý do trên nên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp trẻ chủ động, tích cực, hứng thú tham gia hoạt động phát triển vận
động, có kĩ năng vận động tốt, hoạt động hiệu quả trong các giờ hoạt động thể chất
ở trường mầm non.

Giúp cho giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động phát triển vận
động, kỹ năng sư phạm linh hoạt, mềm dẻo hơn. Đồng thời có sự năng động, sáng
tạo và khéo léo hơn trong việc tạo môi trường vận động, khai thác và sử dụng đồ
dùng, dụng cụ hỗ trợ một cách hợp lý có hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Sáng kiến được áp dụng trong hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ
mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi. Lớp A1 trường mầm non Quảng Trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Qua quá trình nghiên cứu đề tài và qua q trình giảng dạy cho học sinh tại
lớp, tơi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Phương pháp thực hành trải nghiệm.
- Phương pháp luyện tập.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chứng.
- Phương pháp đúc rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
2.1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục phát triển vận động là một hoạt động nằm trong chương trình giáo
dục mầm non. cho trẻ mầm non có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Vì trong giai đoạn
này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất là các hệ cơ, hệ xương
giúp trẻ phát triển toàn diện cơ thể. Mặt khác, phát triển vận động khơng chỉ là
phát triển về hình thái cơ thể bên ngồi của trẻ mà nó cịn là yếu tố quan trọng để
hỗ trợ đắc lực cho trẻ phát triển về mọi mặt như: Nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm,
kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.
Trong chương trình giáo dục mầm non, phát triển vận động là một trong
những nội dung của lĩnh vực phát triển thể chất. Ở nội dung này, trẻ được phát
triển các vận động thô và rèn luyện các kĩ năng thông qua vận động tinh. Việc tổ
chức cho trẻ tham gia hoạt động phát triển vận động là nhằm nâng cao phát triển
sức khỏe, thể lực cho trẻ. Góp phần giúp trẻ hình thành và rèn luyện các kỹ năng
vận động cơ bản, phát triển các tố chất vận động cho trẻ. Tham gia hoạt động trẻ

được thỏa mãn nhu cầu vận động, tạo cho trẻ sự thoải mái, vui vẻ. Tăng cường
phát triển khả năng giao tiếp, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đồng thời trẻ được trải


3

nghiệm, khám phá về thế giới xung quanh. Ngoài ra, tham gia hoạt động phát triển
vận động trẻ còn được phát triển thẩm mĩ, phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội.[1]
Nhà sáng lập lý luận ở nước Nga , Ông P.ph.Lexgáp cho rằng: Cơ sở để lựa
chọn bài tập vận động là phải tính đến những đặc điểm giải phẫu tâm lý và sinh lý,
mức độ khó dần của bài tập.[2] ông nghiên cứu lý luận và lý luận và phương pháp
tiến hành trò chơi vận động. Coi trò chơi vận động như là “bài tập” mà nhờ đó trẻ
chuẩn bị cho cuộc sống sau này.
2.2. Thực trạng:
* Thuận lợi:
- Lớp có đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ việc học tập và vui chơi của trẻ.
Phịng học có diện tích rộng rãi, đầy đủ ánh sáng.
- Ban giám hiệu sát sao về chuyên môn, quan tâm về tinh thần, động viên, khích lệ
giáo viên trong công tác.
- Hàng năm giáo viên được học tập, bồi dưỡng về chuyên môn, được sự chỉ đạo
của ban giám hiệu về nội dung, chương trình, sách tham khảo… điều đó tạo điều
kiện thuận lợi cho giáo viên thỏa sức sáng tạo và nâng cao tay nghề.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, hăng say trong cơng việc. u nghề, mến trẻ, ln
hồn thành tốt cơng việc được giao.
- Với bản thân tơi ln có trách nhiệm trong cơng tác, tích cực tìm tịi, sáng tạo tạo
mơi trường theo hướng mở thuận lợi cho trẻ tham gia các hoạt động phát triển vận
động. Luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do nhà trường và do phòng giáo dục
tổ chức.
- Trẻ đi học đều, có ý thức nề nếp tốt, ngoan ngỗn, khỏe mạnh.
*Khó khăn:

Đối với giáo viên:
- Khi thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển vận động cho trẻ ở lớp, giáo
viên chưa thực sự chủ động, sáng tạo.
- Môi trường hoạt động giáo dục thể chất chưa phong phú, đa dạng, cịn gị
bó, đồ dùng phục vụ cho hoạt động chưa sinh động, hấp dẫn trẻ.
- Hình thức tổ chức chưa linh hoạt, chủ yếu là hoạt động tập thể, chưa chú ý
đến nhóm, cá nhân nên chưa thực sự phát huy được tính tích cực của trẻ.
- Việc lồng ghép, tích hợp phát vận động vào các hoạt động còn hạn chế.
Đối với trẻ:
- Trẻ chưa thực sự tập trung, chú ý, hứng thú, tích cực tự giác khi tham gia
vận động.
- Kỹ năng vận động của trẻ kể cả vận động thô và vận động tinh chưa linh
hoạt, chưa có kỹ thuật thực hiện vận động.
- Độ dẻo dai, khéo léo, kiên trì, nhanh nhẹn và sức bền của trẻ còn hạn chế.
Đối với phụ huynh:
Nhận thức của phụ huynh về hoạt động giáo duc thể chất, phát triển vận động
cho là không quan trọng mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm.
Phụ huynh chưa nắm bắt được nội dung cụ thể của hoạt động phát triển vận
động nên chưa nhiệt tình cùng cô phối kết hợp để tăng cường phát triển vận động
cho trẻ .


4

2.2.3. Điều tra thực trạng:
Việc điều tra thực trạng là yếu tố cần thiết nhất để giáo viên thấy được
những mặt cần khắc phục, những khả năng cần phát huy.
Do đó, căn cứ vào mục tiêu cần đạt của lĩnh vực phát triển thể chất và để chất
lượng khảo sát được sát với thực tế, tôi tiến hành khảo sát đầu năm tại lớp tôi khi
chưa áp dụng các biện pháp mới kết quả cụ thể như sau:

Khảo sát trẻ đầu năm 30 trẻ tương đương 100%
Kết quả điều tra trên trẻ lần 1
Kết quả
Trẻ
STT
Nội dung khảo sát
Số Số trẻ Tỷ lệ
Tỷ lệ
chưa
trẻ
đạt
(%)
(%)
đạt
Kỹ năng tập các động tác phát
1
30
16
53
14
47
triển các nhóm cơ và hơ hấp
2

Kỹ năng vận động cơ bản và
phát triển tố chất trong vận động

30

17


57

13

43

3

Kỹ năng các cử động của bàn
tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt
và sử dụng một số đồ dùng,
dụng cụ

30

16

53

14

47

4

Thể lực của trẻ

30


28

93

2

7

Từ kết quả trên, tôi thấy một số trẻ chưa thực sự hứng thú, say mê với hoạt
động học vận động. Đặc biệt là kỹ năng vận động cịn hạn chế.
Chính vì những lý do đó, tơi đã ln suy nghĩ và mạnh dạn áp dụng một số
biện pháp mới vào nhóm 5 - 6 tuổi lớp A1 do mình trực tiếp phụ trách nhằm nâng
cao chất lượng dạy vận động cho trẻ.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng:
2.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động.
Để tổ chức dạy trẻ phát triển vận động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi người giáo
viên phải xây dựng kế hoạch hoạt động đảm bảo tính khoa học và phù hợp với trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Nhận thức được điều này, khi tôi xây dựng kế giáo dục phát
triển vận động tôi đã dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường, của tổ chuyên
môn, nội dung giáo dục phát triển vận động theo độ tuổi. Đồng thời, tơi cịn căn cứ
vào thời gian, từng giai đoạn của chương trình năm học và thời điểm để thực hiện
các bài tập và nhất là mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ để xây dựng. Cụ
thể là:
Tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, phù hợp
với đặc điểm trẻ trong lớp, phù hợp với từng chủ đề.


5

Ví dụ:

Chủ đề

Tên vận động cơ bản
Bật tại chỗ

Trường
mầm
non

Bị theo hướng thẳng
Đi theo đường dích dắc

Bản
thân

Bật liên tục qua 5 vịng

Bị theo đường dích dắc

u cầu về kiến thức cần đạt ở trẻ
- Biết chống hai tay vào hông, nhún gối
bật thẳng người lên cao, chạm đất bằng
đầu bàn chân.
- Biết bò bằng bàn tay và cẳng chân, bò
thẳng về phía trước.
- Biết đi theo đường dích dắc khơng
chạm vào vật chuẩn
- Biết chống hai tay vào hông, nhún gối
bật thẳng người lên cao, chạm đất bằng
đầu bàn chân và bật liên tục qua 5

vịng, khi bật chân khơng chạm vào
vòng
- Biết bò bằng bàn tay và cẳng chân, bò
theo đường dích dắc, tay, chân khơng
chạm vật chuẩn

Việc xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp các bài tập để tổ chức cho trẻ
thực hiện từ dễ đến khó nhằm đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã
biết, chuẩn bị cho những kĩ năng vận động mới cao hơn.
2.3.2.Giải pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động.
Để góp phần nâng cao chất lượng phát triển vận động thì việc đầu tiên phải có
nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn, sinh động, cuốn hút trẻ. Vì thế, sau khi xây dựng
kế hoạch với các nội dung vận động tập luyện cho trẻ tôi bắt tay vào tạo môi
trường cho trẻ hoạt động. Cụ thể như sau:
- Trong lớp học:
Tôi cùng với trẻ trang trí, sắp xếp trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi đảm bảo an
toàn, tận dụng mọi điều kiện phù hợp với từng vận động của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ
được vận động mọi lúc, mọi nơi trong thời gian trẻ ở trường.
- Ở góc vận động: Tơi đã sắp xếp các thiết bị đồ chơi vận động phù hợp với
thể lực của trẻ theo hướng mở. Đồng thời, bố trí linh hoạt, phù hợp, tạo điều kiện
dễ dàng cho trẻ lựa chọn và sử dụng đồ dùng đồ chơi tham gia vào các hoạt động
thể chất.
Ngồi đồ chơi có sẵn theo đặc trưng của góc, tơi đã bày thêm các hộp đa năng
để trẻ có thể chơi thả bóng, chơi với hộp giấy, chai nhựa, vỏ hộp sữa đã qua sử
dụng… để trẻ có thể hoạt động theo ý thích của trẻ.
- Về đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho phát triển vận động: Tôi và các đồng
nghiệp đã làm được một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học của cô
và trẻ. Chúng tôi đã tận dụng các lốp xe, vỏ lon bia, vỏ hộp sữa… để làm cổng
chui, làm đích ném bóng.



6

Hình ảnh: Trang trí góc vận động
Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ do tôi tạo ra luôn luôn tuân thủ nguyên
tắc: Bền, trắc, không sắc nhọn, khơng gây tai nạn cho trẻ, đẹp, dễ làm.
Hình ảnh: Cổng chui
- Ngoài lớp học:
Kết hợp với giáo viên trong nhóm lớp tơi đã tận dụng diện tích hiên chơi, sân
chơi… để kẻ vẽ các hình theo đúng kích thước quy định của các vận động phù hợp
với lứa tuổi để trẻ có thể ơn luyện, thực hiện các bài tập vận động ở mọi lúc, mọi
nơi.
Hình ảnh: Bật tiến phía trước
Để làm tăng hứng thú cho trẻ khi tham các hoạt động ngoài trời. Ngoài khu
phát triển vận động lớn và trang thiết bị đồ chơi ngồi trời có sẵn, tôi đã tham mưu
với nhà trường tạo nên khu phát triển vận động dành riêng cho trẻ mẫu giáo lớn.
Tôi tuyên truyền và vận động phụ huynh gom thu những nguyên vật liệu từ phế
thải có sãn ở địa phương, cùng với đồng nghiệp tơi cịn làm thêm những đồ dùng
đồ chơi như: Đồ chơi bập bênh, cổng chui, ném cịn, ném bóng vào rổ, đi cà kheo...
Hình ảnh: Khu phát triển vận động .
Cùng đồng nghiệp làm đồ chơi
Bên cạnh những đồ dùng, đồ chơi phục vụ phát triển vận động thơ, tơi cịn
chú trọng tận dụng ở hiên trước của lớp học, gầm cầu thang để làm một số góc nhỏ
… để trẻ có thể phát triển vận động tinh.
Ví dụ: Tơi đã để sẵn đất nặn, giấy các loại, bút màu, màu nước, sáp màu, các
loại lá cây… để trẻ có thể thực hiện các vận động tinh như xé lá, xé giấy, chơi với
màu, vẽ, nặn…
Hoặc cũng tận dụng khoảng hiên trống rất nhỏ tôi vẽ hình ơ ăn quan, cắp cua
bỏ giỏ, hay các trị chơi dân gian, chơi thả hình, thả màu, vẽ phấn… đều góp phần
phát triển vận động tinh cho trẻ.

Hình ảnh: Góc phát triển vận động tinh
2.3.3. Giải pháp 3: Tạo hứng thú để thu hút trẻ tham gia hoạt động.
Trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển vận động, việc tạo hứng thú ngay từ
đầu cho trẻ là rất quan trọng vì trẻ có tâm lí thoải mái, hứng thú thì trẻ sẽ có sự chú
ý và tham gia tích cực, thực hiện tốt các bài tập vận động. Chính vì vậy, tơi đã tạo
hứng thú cho trẻ khi tổ chức các hoạt động bằng cách sử dụng các trò chơi nhẹ
nhàng, vui nhộn, phù hợp, sử dụng các bài hát, bài thơ, câu chuyện để thu hút và
dẫn dắt trẻ vào bài. Cho trẻ đóng vai các con vật, trải nghiệm làm một số nghề.
Hoặc tổ chức các chương trình hội thi để cho trẻ tham gia hoạt động.
Ví dụ: Với vận động “Bật tiến phía trước” ở chủ đề “Bản thân”, tôi đã tạo
hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” nói về các bộ
phận trên cơ thể để gây hứng thú cho trẻ.


7

Ở bài tập vận động “Đi theo đường dích dắc”, gây hứng thú cho trẻ bằng
cách tích hợp câu chuyện “Cơ bé qng khăn đỏ”.
Hình ảnh: Trẻ đóng vai nhân vật truyện thực hiện bài tập
Tổ chức cho trẻ tham gia các hội thi như “Bé khỏe, bé ngoan” “Bé tài năng”,
chương trình “Nhà nơng đua tài”, “ Chúng tơi là chiến sỹ”.
Để tạo hứng thú, sự hưng phấn tích cực cho trẻ khi tham gia vào giờ học thể dục,
tơi cịn tìm tịi lựa chọn các bài hát, bản nhạc phù hợp với các chủ đề để kết hợp
trong phần khởi động, trong bài tập phát triển chung, trong các trị chơi vận động…
Ví dụ: Ở phần khởi động tôi cho trẻ đi theo hiệu lệnh và kết hợp bản nhạc “
Mời anh lên tàu”.
Ở chủ đề “Thế giới động vật” tôi cho trẻ tập bài tập phát triển chung trên nền
nhạc bài hát “ Con cào cào”.
Bên cạnh đó, khi tổ chức cho trẻ thực hiện phần khởi động để tạo cho trẻ sự
hứng thú khi tham gia khởi động, tôi không chỉ tổ chức cho trẻ theo đội hình vịng

trịn mà cịn tổ chức cho trẻ khởi động dưới hình thức tự do.
Khi tổ chức dạy trẻ một vận động mới, tơi có thể tạo tình huống để trẻ đưa ra
cách giải quyết dựa trên kinh nghiệm của bản thân mà khơng làm cho trẻ gặp khó
khăn, do đó trẻ ln cảm thấy hứng thú, tự tin, tích cực tham gia trải nghiệm.
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ đến tham quan vườn cổ tích, tơi đã tạo tình huống
cho trẻ là làm thế nào để vào được vườn cổ tích trong khi cổng vào vườn cổ tích rất
thấp và nhỏ. Tơi cho trẻ thảo luận và đưa ra cách giải quyết của trẻ bằng việc trải
nghiệm vận động “ Bò chui qua cổng.
Ở chủ đề “Nghề nghiệp”, tôi cho trẻ trải nghiệm làm các chú bộ đội trong
thực hiện vận động “Bò chui qua cổng”.
Ở chủ đề “Những con vật bé u”, tơi cho trẻ đóng vai làm các chú thỏ trong
thực hiện vận động “Bật xa 25”.
Đặc biệt trong khi trẻ thực hiện vận động, tơi ln tạo hứng thú, khích lệ trẻ tích
cực hoạt động bằng cách động viên, khen gợi trẻ kịp thời khi trẻ thực hiện tốt vận
động. Ngồi ra, tơi cịn sử dụng những phần thưởng, món quà tặng trẻ trong các
chương trình hội thi để tạo thêm phần hứng thú, phấn khởi cho trẻ
Hình ảnh: trẻ hứng thú nhận quà sau giờ vận động
2.3.4. Giải pháp 4: Linh hoạt trong việc sử dụng các hình thức luyện tập cho
trẻ.
Trong quá trình tổ chức cho trẻ thực hiện các bài tập vận động, tôi đã linh
hoạt sáng tạo trong việc tổ chức cho trẻ tập luyện bằng các hình thức đa dạng,
phong phú như: Tập luyện theo hình thức cả lớp, theo nhóm, cá nhân trẻ. Mỗi hình
thức tập luyện được sử dụng phù hợp trong từng bài tập, khả năng và hứng thú của
trẻ.
Tổ chức tập luyện cho trẻ theo hình thức cả lớp là nhằm dạy trẻ thực hiện
các bài tập, vận động mới và củng cố vận động. Ở hình thức này, tơi đã cho tất cả
trẻ trong lớp được luyện tập theo sự hướng dẫn của cô một cách thống nhất, đồng


8


loạt theo cả lớp. Để tạo hứng thú cho trẻ mà không gây nhàm chán trong việc tổ
chức luyện tập theo hình thức cả lớp, tơi chú trọng tới việc bố trí các đội hình khác
nhau trong q trình tập
Ví dụ: Trong giờ thể dục buổi sáng hay tập bài tập phát triển chung trong giờ thể
dục kỹ năng tôi đã tổ chức cho trẻ tâp theo các đội hình như: Đội hình vịng trịn,
đội hình hàng ngang hay đội hình tự do.
Tổ chức cho cả lớp luyện tập củng cố kỹ năng vận động trong các bài tập
như: Đi kiễng gót; Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; Tung bắt bóng…
Và tổ chức cho cả lớp tham gia chơi một số trò chơi vận động như: Mèo và
chim sẻ; Gà vào vườn rau; Trời nắng- trời mưa.
Hình ảnh: Trẻ luyện tập hình thức cả lớp
Hình thức cho trẻ luyện tập theo nhóm được tổ chức sau khi trẻ đã nắm
được cách thực hiện vận động dưới sự hướng dẫn của cô giáo và quan sát các bạn
thực hiện. Ở hình thức này tơi chia trẻ thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có thể thực
hiện từ 1-2 lần. Qua hình thức tập luyện này nhằm sử dụng hiệu quả thời gian của
giờ học, giáo viên quan sát trẻ thực hiện dễ dàng và sửa sai cho trẻ một cách kịp
thời. Với hình thức luyện tập này tơi thường sử dụng trong tất cả các bài tập vận
động ở các chủ đề trong độ tuổi của nhóm lớp mình.
Hình ảnh: Trẻ luyện tập theo nhóm
Ngồi hình thức tổ chức cho trẻ luyện tập theo nhóm, cả lớp tơi cịn đặc biệt
quan tâm đến tổ chức cho trẻ luyện tập cá nhân nhằm phát huy tính tích cực của
trẻ. Khi trẻ luyện tập cá nhân thì khơng chỉ giúp cho các trẻ khác quan sát được
bạn tập mà giáo viên còn có thể phát hiện kịp thời khi trẻ thực hiện chưa đúng
động tác và sửa sai cho trẻ ngay.
Hình ảnh: Trẻ luyện tập cá nhân theo tổ
Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động, tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ
luyện tập dưới hình thức thi đua. Trẻ được thực hiện lần lượt, liên tục như một
dịng chảy khơng gián đoạn để rèn kỹ năng vận động đồng thời rèn cho trẻ sự chú
ý, tích cực, có tinh thần tự giác, đồn kết và ý thức tập thể.

Ví dụ: Ở vận động “Chuyền bắt bóng qua đầu theo hàng dọc”, tôi tổ chức cho
hai đội thi đua xem đội nào chuyền bóng nhanh nhất.
Ở chủ đề “Bản thân” tơi tổ chức cho trẻ thi đua “chạy thay đổi hướng theo
đường dích dắc”
Việc tổ chức xen kẽ các hình thức luyện tập khác nhau trong một giờ học
làm tăng khả năng chú ý, trẻ hứng thú tích cực hoạt động và nắm được các kỹ năng
vận động một cách chính xác.
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ thực hiện vận động “Ném xa bằng 1 tay” ở lần tập
thứ nhất tôi cho cá nhân từng trẻ lần lượt tập, sau đó tổ chức cho trẻ tập theo 3 – 5
trẻ một nhóm, tiếp theo là hình thức thi đua giữa các trẻ.


9

Một hình thức tổ chức mà tơi đặc biệt quan tâm đó là nâng cao kỹ năng cho
trẻ trong quá trình luyện tập. Căn cứ vào kết quả luyện tập trên trẻ để tôi đưa ra
mức độ nâng cao trong từng hoạt động cho phù hợp.
Ví dụ 1: Khi tổ chức cho trẻ thực hiện vận động “Đi trong đường hẹp” sau khi
trẻ đã thực hiện thành thục thì tơi nâng cao độ khó của bài tập lên bằng cách cho
trẻ mang theo vật ở trên đầu.
Ví dụ 3: Hay với vận động “Ném trúng đích nằm ngang” (đích 2m), khi trẻ đã
ném tốt, tôi nâng cao bài tập bằng cách tăng khoảng cách đích lên 2,5m hay xa hơn
tùy vào khả năng của trẻ.
Ví dụ: Những vận động cơ bản như: Ném xa bằng 1 tay, Ném trúng đích nằm
ngang; đi trong đường dích dắc;… Và một số vận động đòi hỏi sự nhanh nhẹn,
khéo léo như: trèo lên xống thang . Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát,…
Bằng sự linh hoạt trong cách tổ chức cho trẻ tham gia luyện tập các bài tập
vận động cơ bản. Tôi nhận thấy trẻ lớp tôi khá hứng thú với những hình thức luyện
tập tơi đưa ra. Trẻ đã phát huy được hết tính tích cực và linh hoạt trong q trình
hoạt động.

Việc lồng ghép tích hợp phát triển vận vào các hoạt động trong ngày là một
việc làm vô cùng quan trọng. Góp phần rèn luyện và củng cố các kỹ năng vận động
đã học cho trẻ. Để nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép tích hợp địi hỏi giáo viên
phải linh hoạt, lựa chọn các nội dung phù hợp.
* Hoạt động làm quen với toán:
Với hoạt động làm quen với tốn tơi có sử dụng “Trị chơi với các ngón tay”
giúp trẻ phát triển vận động tinh đồng thời củng cố về số lượng.
Hay trong hoạt động dạy trẻ ơn luyện về “Hình trịn, hình vng, hình tam
giác”… tơi tổ chức cho trẻ chơi trị chơi “ Đội nào nhanh hơn” bằng cách cho trẻ
bật liên tuc qua vịng thể dục lên lựa chọn đúng hình theo yêu cầu.
* Hoạt động làm quen văn học:
Hay trong hoạt động làm quen với thơ, truyện tôi sử dụng các vận động để
củng cố kiến thức của bài học.
Ví dụ: Khi dạy trẻ truyện “Tích Chu” cơ cho trẻ chơi bật qua rãnh nước để
giúp bạn Tích Chu lấy nước về cho bà uống.
Dạy thơ “Thăm nhà bà” tôi tổ chức cho trẻ đi trong đường hẹp để lên ghép
tranh đúng theo nội dung bài thơ.
* Hoạt động khám phá khoa học:
Ví dụ: Hoạt động dạy trẻ “Tìm hiểu con cá, con cua”, trong q trình dạy tơi
tích hợp cho trẻ chơi một số trò chơi vận động như: Cua bị, cắp cua, cá vẫy đi,

Hoặc ở đề tài “Tìm hiểu một số con vật sống trong rừng” tơi tích hợp cho trẻ
vận động bằng cách cho trẻ bắt chước vận động nhảy của con thỏ, dáng đi của chú
gấu,…
Ở hoạt động khám phá về “Phương tiện giao thông đường thủy” cơ cho trẻ
chơi trị chơi “Chèo thuyền”.


10


*Trong hoạt động ngoài trời: Ở hoạt động trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận
động. Khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ được chơi với những đồ chơi ngoài
trời và được tham gia các trò chơi vận động nhằm củng cố các kỹ năng vận động.
Ví dụ: Trẻ chơi với các đồ chơi như: Cầu trượt, đu quay, xích đu, cà kheo,…
Ngồi ra, tơi thường xun tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi vận động, rèn luyện
các kỹ năng vận động thơ cho trẻ như các trị chơi: Mèo và chim sẻ, mèo đuổi
chuột, gấu qua cầu…
Bên cạnh đó ở hoạt động chơi tự do, tơi cịn tổ chức cho trẻ chơi với lá cây,
chơi với giấy … để trẻ chơi vo giấy, gấp máy bay, gấp thuyền buồm, hay xoắn giấy
tạo thành những sợi dây… Hoặc tôi cho trẻ chơi theo nhóm chơi ơ ăn quan, chơi cờ
ngơ lúa… để rèn các cử động bàn tay, ngón tay cho trẻ.
Nếu như ở các hoạt động khác trẻ được phát triển nhiều về vận động thơ thì
ở hoạt động góc và hoạt động chiều là cơ hội để trẻ được tiếp xúc, rèn luyện các kỹ
năng của vận động tinh qua các góc chơi, trị chơi,…Trẻ được thực hiện các vận
động: xoay tròn cổ tay, gập, đan các ngón tay vào nhau và phối hợp được các cử
động của bàn tay, ngón tay.
* Hoạt động góc là hoạt động trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm
nhằm củng cố các kỹ năng và vận động cho trẻ trong đó có vận động tinh.
- Ví dụ: + Ở góc xây dựng lắp ghép, tơi cho trẻ chơi với đồ chơi ghép hình,
xếp hình, xếp các hình khối lên nhau,…
+ Ở góc thực hành kỹ năng, tơi cho trẻ thao tác với các kỹ năng như: Đóng,
mở cúc áo; kéo khóa áo; tết tóc; buộc dây giày; đan tết; phơi quần áo,…
+ Góc phát triển vận động, trẻ được tham gia các trò chơi như: câu cá, đong
cát, đong nước, đóng mở nắp chai,…
+ Góc tạo hình, cho trẻ làm quen với việc sử dụng kéo, cầm bút đúng cách
hay cho trẻ chơi với đất nặn, xé dán giấy…
* Hoạt động chiều: Ở hoạt động này, tôi tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi
phát triển vận động tinh hay tổ chức những hoạt động cụ thể để cung cấp những kỹ
năng cho trẻ.
Ví dụ: + Một số trị chơi như “Oẳn tù tì”, “Chi chi chành chành”, “Làm bóng

hình tay”.
+ Hay tổ chức cho trẻ hoạt động “Đóng, mở cúc áo”.
Mục đích: Rèn luyện cử động các ngón tay, bàn tay, khả năng nhanh nhẹn,
khéo léo của đôi bàn tay.
Tiến hành: Cơ hướng dẫn thao tác đóng cúc áo sau đó cho trẻ thực hành
đóng cúc áo của mình, và thực hiện tương tự với việc mở cúc áo. Với những trẻ
chưa thao tác được kỹ năng cô cho trẻ thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ đạt
được kĩ năng cô yêu cầu.
+ Hoạt động “ Làm quả bóng bằng giấy”
Mục đích: Rèn kỹ năng xoay tròn cổ tay, vo tròn, cầm nắm, phát triển sức
mạnh của đôi bàn tay.
Tiến hành: Lần 1 cô cho trẻ sử dụng loại giấy mềm như giấy vệ sinh, giấy
báo, giấy nhún. Bằng các kỹ năng xoay tròn cổ tay, vo trịn, cầm nắm trẻ tạo ra quả
bóng có dạng hình trịn từ các loại giấy đó. Lần 2 cô cho trẻ thao tác với những loại


11

giấy cứng hơn như: Giấy gam, giấy rôky…ở lần này cơ cho trẻ thực hiện kỹ năng
với mục đích phát triển sức mạnh của đôi bàn tay.
Với việc rèn kỹ năng vận động tinh cho trẻ thông qua các hoạt động giáo
dục đã đem lại sự khéo léo, nhanh nhen của đơi bàn tay. Từ đó giúp trẻ mạnh dạn,
tự tin, linh hoạt hơn trong các hoạt động hàng ngày.
Như chúng ta đã biết, môi trường tiếp xúc của trẻ mầm non chủ yếu là gia đình
và nhà trường. Vì vậy, việc phối kết hợp giữa gia đình với nhà trường là một trong
những việc làm vô cùng cần thiết. Để cho trẻ có được kỹ năng phát triển vận động
được tốt, tôi đã chú trọng công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh nhằm tạo
sự thống nhất về nội dung phương pháp giáo dục trẻ.
Để làm tốt công tác này, tôi đã xây dựng bảng “Thông tin giữa giáo viên và
gia đình”, mỗi tuần tơi in kế hoạch giáo dục tuần và đặc biệt là các vận động cơ

bản theo chủ đề lên bảng tuyên truyền của lớp để khi đón và trả trẻ phụ huynh có
thể đọc qua, để biết con mình tuần này học vận động nào.
Ngồi ra, tơi cịn đặt chế độ quay video về một số hoạt động dạy trẻ vận động
trên lớp, hoặc video về cá nhân trẻ vận động để gửi vào trang zalo chung của lớp
vừa để phụ huynh nắm bắt được khả năng của con em mình trên lớp vừa phối hợp
được với giáo viên để chăm sóc trẻ tốt nhất.
Cũng từ góc “Thơng tin giữa cơ và gia đình”, tơi tìm tịi trong tài liệu, tập
san, mạng Internet có một số nội dung về “Biện pháp rèn kỹ năng vận động cho
trẻ 5-6 tuổi”, hoặc “Biện pháp để giúp trẻ mẫu giáo phát triển khả năng vận
động được tốt”... tôi in ra giấy và để vào bảng thông tin để phụ huynh hàng ngày
đọc và có thể tự rèn kỹ năng cho con em mình.
Ngồi ra, tơi cịn vận động phụ huynh sưu tầm, dạy trẻ những trò chơi vận
động đặc biệt là trò chơi dân gian để trẻ được ơn luyện vận động dưới nhiều hình
thức hơn để trẻ có thể chơi và rèn luyện kỹ năng vận động một cách hiệu quả nhất.
Hình ảnh: Trẻ luyện tập dưới nhiều hình thức
2.4. Hiệu quả đạt được:
Qua nghiên cứu và đưa vào áp dụng một số kinh nghiệm về “Một số biện
pháp nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” tôi đã
thu được kết quả sau:
* Đối với giáo viên:
- Bản thân tôi đã chủ động, sáng tạo xây dựng và thực hiện kế hoạch phát
triển vận động.
- Môi trường hoạt động giáo dục thể chất từ trong lớp đến ngoài lớp phong
phú, đa dạng, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động vận động sinh động, lôi
cuốn, hấp dẫn trẻ.
- Trong khi tổ chức hoạt động dạy trẻ vận động tơi đã chủ động lựa chọn được
phương pháp, hình thức tổ chức linh hoạt hơn, đã dựa vào khả năng, nhu cầu của
trẻ ở lớp mình và đã đạt được hiệu quả cao, phát huy được tính tích cực của trẻ.
- Kết quả các hoạt động dạy trẻ trên lớp, hội thi giáo viên giỏi cấp trường tôi
đạt giáo viên dạy giỏi về hoạt động giáo dục phát triển vận động.

* Đối với phụ huynh học sinh:


12

- Các bậc phụ huynh ngày càng có nhận thức đúng đắn hơn, có cái nhìn tồn
diện hơn về ngành học mầm non. Tin tưởng giáo dục ở trường, lớp.
Đặc biệt, phụ huynh đã có hiểu biết hơn về kiến thức về giáo dục phát triển
vận động phù hợp với lứa tuổi nên đã kết hợp với giáo viên thực hiện tốt việc dạy
kĩ năng vận động cho trẻ khi trẻ ở nhà.
- Thường xuyên quan tâm đến các hội thi của trường, lớp.
- Hỗ trợ kinh phí và kết hợp cùng nhà trường, giáo viên mua sắm trang thiết
bị đồ dùng dạy học.
* Chất lượng của trẻ:
Sau khi áp dụng các biện pháp mới của đề tài này vào nhóm 5-6 tuổi lớp A1
do tơi trực tiếp giảng dạy tôi thấy chất lượng trên trẻ nâng lên rõ rệt, được đồng
nghiệp và BGH ghi nhận. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng khảo sát trẻ lần 2
Kết quả
Trẻ
STT Nội dung khảo sát
Số
Số trẻ Tỷ lệ
Tỷ lệ
chưa
trẻ
đạt
(%)
(%)
đạt

Kỹ năng tập các động tác phát
1
30
29
97
1
3
triển các nhóm cơ và hơ hấp
Kỹ năng vận động cơ bản và
2
30
30
100
0
0
phát triển tố chất trong vận động
Kỹ năng các cử động của bàn
tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt
3
30
28
93
2
6
và sử dụng một số đồ dùng,
dụng cụ ( Vận động tinh)
4

Thể lực của trẻ


30

30

100

0

0

Nhìn vào bảng so sánh đối chứng trên ta thấy sau khi áp dụng những biện
pháp của sáng kiến kết quả trên trẻ được nâng lên rõ rệt.
- Kỹ năng tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hơ hấp của trẻ khi
tham gia vận động tăng 97% so với khi chưa áp dụng sáng kiến.
- Kỹ năng vận động cơ bản và phát triển tố chất trong vận động đạt 100%
- Kỹ năng các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay -mắt và sử dụng
một số đồ dùng, dụng cụ ( Vận động tinh) trẻ đạt 93%
- Thể lực của trẻ đạt 100%
Điều đó có thể khẳng định rằng: Việc tìm tịi các biện pháp sáng tạo để thực hiện
dạy trẻ vận động đã đem lại nhiều lợi ích. Đặc biệt, giúp trẻ phát triển tích cực góp
phần giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Với xu thế đổi mới chung của đất nước, cùng sự tăng trưởng kinh tế mạnh
mẽ, cần phải xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển hài hồ về mọi
mặt đức, trí, thể, mỹ. Đây cũng là mục tiêu của giáo dục nói chung và giáo dục
mầm non nói riêng. Để đáp ứng được các u cầu đó, trước hết những cơ giáo


13


mầm non cần khơng ngừng học hỏi nâng cao trình độ về mọi mặt. Bên cạnh sự
phát triển của trẻ về ngơn ngữ, nhận thức, kỹ năng, tình cảm xã hội và thẩm mỹ thì
giáo dục phát triển thể chất đặc biệt là phát triển vận động đóng một vai trị hết sức
quan trọng.
Vì có phát triển vận động được tốt thì thể lực của trẻ mới được nâng lên. Và
“có sức khỏe là có tất cả”, có sức khỏe trẻ sẽ thích được tham gia váo các hoạt
động, có sức khỏe trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn để thể hiện được mọi khả năng của
mình trong cuộc sống. Và đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non, để tổ chức hoạt động
giáo dục phát triển vận động đạt hiệu quả cao thì cơ giáo cần quan tâm, chú trọng
tới việc tích hợp vận động ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, phối kết hợp tốt với các
bậc phụ huynh để nuôi dạy trẻ được tốt hơn.
Trong phạm vi đề tài này, từ những kết quả thực tế áp dụng tại nơi tôi công
tác và được ban giám hiệu cùng đồng nghiệp ghi nhận, với kết quả đạt được trên
trẻ tơi nhận thấy những sáng kiến của mình là đúng đắn, đảm bảo tính khoa học,
đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn.
Mặc dù vậy, trong quá trình ứng dụng trong thực tế giảng dạy tơi thấy mình
cần linh hoạt, sáng tạo hơn nữa, tìm ra nhiều phương pháp cũng như hình thức đổi
mới hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ.
3.2. Kiến nghị:
* Với nhà trường:
- Động viên những giáo viên có thành tích, có sáng kiến mới, phương pháp
dạy sáng tạo đưa vào áp dụng trong thực tế giảng dạy.
- Tổ chuyên môn của trường lên kế hoạch bồi dưỡng và kiến tập nhiều hơn
nữa về hoạt động phát triển vận động để nâng cao trình độ nhận thức, kĩ năng dạy
vận động cho các giáo viên.
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về phát triển vận động, tổ chức các
hội thi bằng các hình thức khác nhau để giáo viên giao lưu, học hỏi lẫn nhau.
* Với phòng giáo dục:
- Tạo điều kiện để phổ biến, nhân rộng những sáng kiến được xếp loại ở các

cấp ứng dụng vào thực tế giảng dạy.
- Mở nhiều lớp chuyên đề, tập huấn hơn nữa về giáo dục phát triển vận động
để tạo điều kiện cho giáo viên giao lưu học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân mà tơi đã rút ra được trong q
trình giảng dạy trong những năm học vừa qua. Song cũng không thể tránh khỏi
những thiếu sót, tơi rất mong được sự quan tâm, tham gia góp ý của các cấp lãnh
đạo và đồng nghiệp.
Rất mong được HĐKH ngành bổ sung, góp ý kiến cho các giải pháp của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Hiệu trưởng

Quảng Xương, ngày 02 tháng 4 năm 2021.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.


14

Lê Lệ Huyền

Nguyễn Thị Thương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 5-6
tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam- 2007)
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo 5 - 6 tuổi
(NXB Giáo dục Việt Nam - 2008)
3. Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện trẻ 5 6 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam - 2009)
4. Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 5 - 6 tuổi.
(Viện chiến lược và chương trình giáo dục - 2008)

5. Giáo trình lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.
Biên soạn: PGS-TS Đặng Hồng Phương (Nhà xuất bản Đại học sư phạm)
6. Phương pháp giáo dục thể chất – Tác giả Hoàng Thị Bưởi (Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia)


15

PHỤ LỤC
[1]. Vai trò của phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ( Giáo trình lý luận và
phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.)
Biên soạn: PGS-TS Đặng Hồng Phương (Nhà xuất bản Đại học sư phạm)
[2]. Giáo trình giáo dục mầm non ( in lần thứ 2)


16


17

MỤC LỤC
Nội dung

STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2

2.1.
2.2
2.2.3
2.3
2.3.1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SKKN
Cơ sở lí luận của sáng kiến
Thực trạng
Điều tra thực trạng
Các giải pháp
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ

2.3.2

vận động
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt
động

2.3.3

Giải pháp 3: Tạo hứng thú để thu hút trẻ tham gia

Trang
1

1-2
2
2
2
2
2- 3
3-4
4
5
5
5-8
8 - 10

hoạt động
Giải pháp 4: Linh hoạt trong việc trong việc sử

10 - 15

2.4

dụng các hình thức luyện tập cho trẻ
Hiệu quả đạt được

15 - 16

3
3.1
3.2

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận
Kiến nghị

16
16 - 17
17 - 18

2.3.4



×