Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

XÂY DỰNG hệ THỐNG câu hỏi mở THEO sáu cấp độ NHẬN THỨC của BLOOM TRONG dạy học tác PHẨM “CHÍ PHÈO” của NAM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.24 KB, 20 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn đã được Bộ giáo dục và Đào
tạo triển khai mạnh mẽ và toàn diện trong nhiều năm qua. Việc đổi mới ấy thể
hiện trong từng phân môn, từng bài học cụ thể nhằm hướng tới khắc sâu kiến
thức, phát triển năng lực và bồi dưỡng tâm hồn học sinh, giúp các em hướng
tới cái đẹp, cái thiện và hoàn thiện về nhân cách. Để có một giờ dạy học tác
phẩm văn chương đạt hiệu quả cao nhất theo đúng xu thế đổi mới, ngoài việc
xây dựng kế hoạch, nội dung bài dạy, áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy
học phù hợp thì việc sử dụng hệ thống câu hỏi mở có ý nghĩa rất quan trọng,
ảnh hưởng trực tiếp đến hứng thú học tập của học sinh cũng như chất lượng giờ
dạy.
Trong các phân mơn Ngữ văn thì Đọc hiểu văn bản chiếm thời gian và
dung lượng khá nhiều trong chương trình dạy học. Hệ thống câu hỏi cho đọc
hiểu văn bản, đặc biệt là câu hỏi mở có vai trị hết sức quan trọng trong cảm
thụ, khai mở tác phẩm cũng như phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Đây là một trong những công cụ quan trọng để hướng dẫn người học chiếm
lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng và tạo ra tâm thế hăng say, hứng khởi trong giờ
học. Có thể nói, xây dựng được hệ thống câu hỏi mở cho đọc hiểu văn bản là
một chìa khóa vạn năng, là trụ cột để khám phá vẻ đẹp của tác phẩm.
“Người khôn biết hỏi, người sành sỏi biết trả lời”. Trong dạy học, “cái
khôn khéo” của người giáo viên một phần được thể hiện trong nghệ thuật đặt
câu hỏi. Hệ thống câu hỏi hoạt động như những mạch máu duy trì sự sống của
cơ thể, nó giúp vận hành tiết học thông suốt, mở ra cánh cửa tri thức và là cơng
cụ quan trọng để “kích hoạt”, dẫn dắt sự tương tác giữa giáo viên và học sinh.
Tuy nhiên, để có một hệ thống câu hỏi phong phú và cách hỏi thực sự hiệu quả
giúp phát triển năng lực của học sinh thì khơng phải giáo viên nào cũng chú ý
đầu tư. Chính vì vậy, vấn đề này đã nhận được sự quan tâm, trao đổi sôi nổi
của nhiều giáo viên trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục.
Nhà tâm lý giáo dục người Mỹ Benjamin Bloom đã chia lĩnh vực tri thức
thành sáu phạm trù chủ yếu, sắp xếp theo mức độ tăng dần gồm: Biết


(Remembering), Hiểu(Understanding), Vận dụng(Applying), Phân tích
(Analyzing), Đánh giá(Evaluating) và Sáng tạo(Creating). Muốn phát triển
phẩm chất và năng lực học sinh thì câu hỏi cho học sinh cũng cần được xây
dựng theo mức độ nhận thức tăng dần này và đặc biệt phải tăng lượng câu hỏi
mở, hạn chế câu hỏi đóng. Câu hỏi mở được đặc trưng bởi sự trả lời tự do của
học sinh và khơng có lời giải cố định, cho phép các cách tiếp cận khác nhau và
dành không gian cho sự tự quyết định của người học. Nó được sử dụng trong
việc luyện tập hoặc kiểm tra năng lực vận dụng tri thức từ các lĩnh vực khác
nhau để giải quyết vấn đề. Tính độc lập và sáng tạo của học sinh được chú
trọng trong việc trả lời câu hỏi dạng này. Vì vậy, việc xây dựng được hệ thống
câu hỏi theo thang Bloom trong hoạt động dạy học Ngữ văn là thực sự rất cần
thiết.
1


Việc dạy học tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao trong chương trình dù
đã có những nỗ lực đổi mới phương pháp nhưng nhìn chung vẫn chưa phát huy
hết năng lực của học sinh. Những câu hỏi được giáo viên xây dựng và sử dụng
mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa, các câu hỏi
chủ yếu mang tính phát hiện chi tiết, khái qt đánh giá theo dạng thơ. Cịn
những câu hỏi phát triển theo các cấp độ tư duy, câu hỏi phát huy sự liên
tưởng, suy luận, sáng tạo, liên hệ, vận dụng, câu hỏi chứa đựng tình huống có
vấn đề thì ít được sử dụng hoặc sử dụng nhưng chưa được khai thác một cách
triệt để, hiệu quả trong phần đọc – hiểu văn bản tác phẩm.
Từ những lí do nói trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ
thống câu hỏi mở theo sáu cấp độ nhận thức của Bloom trong dạy học tác phẩm
“Chí Phèo” của Nam Cao”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi mở theo sáu cấp độ nhận
thức của Bloom trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao” nhằm nâng

cao kĩ năng xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi mở phục vụ cho dạy học tác
phẩm “Chí Phèo”. Những câu hỏi này khơng chỉ hướng tới khai thác nội dung
như những câu hỏi truyền thống mà theo hướng phát triển năng lực cho học
sinh một cách thiết thực, khơi dậy được niềm đam mê và hứng thú thực sự cho
người học. Giờ học văn sẽ khơng cịn khơ khan gị bó trong khn mẫu mà trở
thành giờ trao đổi mang tích xây dựng tích cực giữa học sinh và giáo viên. Và
đặc biệt, qua mỗi giờ đọc văn, học sinh sẽ tự hình thành được các kĩ năng, xử lí
tốt các tình huống và tự làm chủ cuộc sống của chính mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao (Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1,
Nhà xuất bản Giáo dục năm 2019).
- Học sinh ở khối lớp 11 mà tôi được đang phân công giảng dạy trực tiếp
trong năm học 2020 - 2021 bao gồm: 11A2,11A4, 11A7.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp trực quan, sinh động
- Phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp, giao bài tập,
củng cố bài học kết hợp với kiểm tra, đánh giá)
- Phương pháp khảo sát, phân tích
- Phương pháp thống kê (đưa ra những chỉ số cụ thể để đánh giá hiệu quả của
đề tài.

2


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Đặt câu hỏi mở là một trong những kĩ thuật dạy học tích cực. Hỏi mở là
hỏi khi muốn nắm bắt ý kiến riêng của người được hỏi, đào sâu thêm thông tin,
khơi gợi người được hỏi nói về những điều bạn chưa biết hay còn mơ hồ. Câu

hỏi mở thường bắt đầu bằng từ để hỏi có dạng “vì sao, như thế nào, ở đâu, ý
kiến của em…”. Câu hỏi mở là những câu hỏi khơng có câu trả lời cố định,
chúng kích thích suy nghĩ và mở ra những trao đổi hoặc tranh luận, người được
hỏi khơng bị gị bó về câu trả lời. Trong câu hỏi mở thường người hỏi đã định
hướng điều gì có giá trị và điều gì quan trọng, cũng như khơi gợi nhiều đáp án
đa dạng hoặc kích thích trao đổi, thảo luận và tranh luận.
Benjamin Bloom sinh năm 1913 tại Pennsylvania và được coi như một
trong những nhà giáo dục hàng đầu của Mỹ, có lẽ chỉ sau John Dewey. Tốt
nghiệp Tiến sĩ về Giáo dục năm 1942 tại Đại học Chicago, Bloom đã dành hết
cuộc đời cho nền giáo dục và có ảnh hưởng sâu đậm khơng những trên nền
giáo dục của Mỹ mà cịn trên cả thế giới. Benjamin Bloom đưa ra bốn triết lí
giáo dục tiến bộ, nhân văn: Thi cử và học để thấu triệt, Ảnh hưởng của môi
trường, Nhà giáo dục theo chủ nghĩa tích cực và Các tầng lớp học tập. Triết lý
giáo dục và những cống hiến của Bloom cho giáo dục về phương thức giảng
dạy, về ảnh hưởng của mơi trường, nhất là của gia đình trong giáo dục là những
đóng góp lớn lao cho ngành giáo dục nói chung. Những phương thức của
Bloom đã và đang được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, với
Bảng Phân loại, Bloom đã để lại dấu ấn sâu đậm cho nền giáo dục và giúp cho
giáo chức nắm vững hơn căn bản của việc dạy và học.
Ngoài những lý thuyết và nghiên cứu về giáo dục, có lẽ Bloom được hậu
thế ghi nhớ nhiều nhất là nhờ ở cơng trình nghiên cứu và thiết lập Bảng phân
loại các tầng lớp nhận thức (Bảng Phân loại) do Bloom đề xướng năm 1956.
Theo ơng, trình độ nhận thức của con người trải qua các tầng lớp từ thấp đến
cao bao gồm: Biết, Hiểu, Ứng dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá.

Hình 1: Mơ hình phân loại tư duy của Bloom
Đến giữa thập niên 1990, giáo sư Lorin Anderson, một học trị của
Bloom, cùng một số đồng nghiệp tu chính Bảng Phân loại của Bloom. Bảng tu
3



chính này cũng tương tự như của Bloom, chỉ thay đổi hai tầng cuối cùng là
đánh giá (tầng 5) và sáng tạo (tầng 6). Một đóng góp nữa trong Bảng Tu chính
là sử dụng các động từ thay cho các danh từ như trong bảng chính cũng với sáu
cấp độ: Nhớ, Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Đánh giá, Sáng tạo

Hình 2: Mơ hình 6 cấp độ nhận thức của Bloom (được điều chỉnh)
2.2. Thực trạng vấn đề
“Chí Phèo” là “tác phẩm nằm lòng” trong Sách giáo khoa và sống trong
tâm trí bao nhiêu thế hệ người đọc, người dạy. Đối với hướng nghiên cứu khoa
học, “Chí Phèo” chưa bao giờ là cũ. Gần đây, cũng đã có nhiều cơng trình tìm
hiểu về tác phẩm này. Trên Vietnam.net ngày 16/12/2017, tác giả Trần Thị Bích
Hà của trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng có bài viết “Đề
xuất một hướng giảng dạy “Chí Phèo” trong trường phổ thơng”. Trên Tạp chí
Giáo dục và thời đại, số ra ngày 23/10/2018, tác giả Phạm Phương Hồi có bài
“Tổ chức trị chơi trong dạy học truyện ngắn “Chí Phèo”. Tiếp xúc với bất cứ
giáo án (bài soạn dạy học) nào về “Chí Phèo”, dù ít hay nhiều, đóng hay mở,
cũ hay mới, xưa hay nay, ta cũng sẽ ln tìm thấy hệ thống câu hỏi mà giáo
viên đặt ra để chuẩn bị cho việc dạy học trên lớp. Ngoài ra, trong Luận văn
Thạc sĩ giáo dục học có tên Xây dựng hệ thống câu hỏi hiệu quả trong dạy học
tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, tác giả Vũ Thị Khánh Hòa, Đại
học quốc gia Hà Nội năm 2012 cũng đã đưa ra nhiều câu hỏi như một định
hướng dạy học. Tác giả Lê Hải Anh, trong Tạp chí khoa học Đại học quốc gia
Hà Nội năm 2017 cũng có bài viết Xây dựng hệ thống câu hỏi theo định hướng
phát triển năng lực học sinh trong dạy học truyện ngắn Nam Cao ở trường phổ
thông đã đề xuất một số câu hỏi trong đó có tác phẩm “Chí Phèo”.
Nhìn chung, những cơng trình, bài viết đề cập ở trên đều mang tính định
hướng cho việc dạy học Ngữ văn nói chung theo định hướng phát triển năng
lực học sinh. Tuy nhiên, theo khảo sát, cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình
nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu trực tiếp, hệ thống, toàn diện về xây dựng hệ

thống câu hỏi mở theo các cấp độ nhận thức của Bloom trong dạy học tác
phẩm “Chí Phèo” theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Khi xây dựng hệ thống câu hỏi mở theo các cấp độ nhận thức của Bloom
trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo” có nhiều thuận lợi bởi “Chí Phèo” là một
4


tác phẩm quá thân quen, là kiệt tác của nền văn học Việt Nam. Việc sử dụng
câu hỏi trở thành quen thuộc ở bất cứ một bài dạy học nào, ở bất cứ giáo viên
nào. Nó như một thứ cơng cụ, thứ chất dính đa năng để kết nối Giáo viên – Tác
Phẩm – Học sinh. Hơn nữa, hiện nay phương pháp dạy học đã được nhiều
người quan tâm theo hướng chuyển từ định hướng nội dung sang định hướng
phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên, thầy cô khi thiết kế hệ thống câu hỏi
cho dạy học tác phẩm “Chí Phèo” vẫn chủ yếu coi trọng mục tiêu giúp học
sinh chiếm lĩnh nội dung kiến thức, còn nghèo nàn, đơn điệu trong việc sử
dụng phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực học sinh. Còn với
học sinh khơng phải em nào cũng thích đọc – học tác phẩm “Chí Phèo”, vẫn
cịn phụ thuộc nhiều vào cách dạy học của thầy cô, việc trả lời các câu hỏi của
thầy cơ vẫn cịn bị động và ít hứng thú vì hệ thống câu hỏi một chiều và chưa
đa dạng.
Từ những thực trạng trên, tơi đã nhận thấy tính bức thiết của vấn đề.
Việc xây dựng được một hệ thống câu hỏi mở cho việc dạy học tác phẩm “Chí
Phèo” theo thang Bloom sẽ là một cẩm nang quý giá giúp ích cho giáo viên
trong hành trình dẫn dắt người học tiếp cận tác phẩm, chiếm lĩnh kiến thức, rèn
luyện được khả năng tư duy và sự sáng tạo, bồi dưỡng năng lực và phẩm chất
cho học sinh. Đề tài này không chỉ mở ra hướng đi cho truyện ngắn “Chí
Phèo” mà cịn là định hướng cho việc dạy học nhiều tác phẩm văn học khác
trong nhà trường.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi mở theo sáu cấp độ nhận thức của

Bloom trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao.
2.3.1.1. Câu hỏi ở cấp độ Biết
Đối với câu hỏi ở mức độ Biết, giáo viên thường hay sử dụng các cụm từ
như: Ai…?, Ở đâu…? Thế nào…? Khi nào….? Hãy nêu…? Hãy trình bày ….?
Hãy kể lại…? Mục đích sử dụng những câu hỏi ở cấp độ Biết thường để kiểm
tra trí nhớ của học sinh, hoặc để tái hiện lại những gì đã đọc, đã học, đã biết về
xuất xứ tác phẩm, diễn biến cốt truyện, các chi tiết, tình tiết. Những câu hỏi
Biết thay vì cách hỏi đơn điệu thì nên được thiết kế theo tiêu chí “rượu cũ bình
mới” và ln ln đi kèm theo mức độ Hiểu. Nghĩa là những yêu cầu về nội
dung kiến thức vẫn thế nhưng giáo viên nên khoác cho các câu hỏi một hình
thức mới, cách diễn đạt mới, làm mới hình thức hỏi để tăng tương tác, kích
thích sự hứng thú trả lời ở mỗi học sinh. Những câu hỏi kiểm tra mức độ Biết
về tác phẩm “Chí Phèo” của học sinh cũng không khiên cưỡng cứ đặt ra rồi
yêu cầu học sinh đứng lên trả lời mà nên linh hoạt, có thể trả lời cá nhân, có thể
làm việc theo nhóm, có thể trả lời trực tiếp, có thể tái hiện trên phiếu học tập,
qua sơ đồ tư duy sáng tạo mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn.
Một số câu hỏi minh họa dưới đây được tôi thiết kế theo những mục đích
và cách sử dụng như thế:
- Từ 3 mốc thời gian 1936, 1941, 1946, em hãy dựng lại hành trình để trở
thành kiệt tác của truyện ngắn “Chí Phèo”? Qua đó, em có suy nghĩ gì về các
tên gọi của tác phẩm “Chí Phèo”? (Phụ lục)
5


- Trong truyện có những nhân vật nào? Xác định nhân vật trung tâm, nhân vật
chính, nhân vật phụ trong hệ thống nhân vật ấy? Nếu xem đây là một bộ phim,
em ấn tượng nhất với diễn viên nào? Vì sao?
- Làm việc theo nhóm đơi để sắp xếp lại thứ tự các sự việc đã được đánh số
cho phù hợp để hình thành tóm tắt cốt truyện “Chí Phèo” theo nhân vật
chính? Trong các sự việc ấy, em nhớ nhất sự việc, chi tiết nào?Vì sao?( Phụ

lục)
- Đoạn văn nào trong tác phẩm kể về hoàn cảnh xuất thân, nguồn gốc lai lịch của
nhân vật Chí Phèo?
- Hãy xem đoạn phim ngắn sau và cho biết: Thị Nở là người phụ nữ như thế
nào? (về hồn cảnh, ngoại hình, tính cách)? Chí Phèo gặp thị Nở trong hồn
cảnh nào? (thời gian, không gian, trạng thái, hành vi…)?
- Nhân vật Chí Phèo đã có “màn ra mắt độc đáo” như thế nào trong đoạn văn
mở đầu thiên truyện?
2.3.1.2. Câu hỏi ở cấp độ Hiểu
Xây dựng hệ thống câu hỏi Hiểu đối với tác phẩm “Chí Phèo” nhằm kiểm
tra học sinh về cách liên hệ, kết nối kiến thức, giúp học sinh thực sự phát triển
tư duy trong sự lí giải, thảo luận, hiểu biết. Khi đặt câu hỏi, giáo viên nên sử
dụng các câu hỏi như: Vì sao…? Hãy so sánh…? Hãy liên hệ…? Hãy chia sẻ
Dưới đây là những câu hỏi ở cấp độ Hiểu mà tôi đã thiết kế cho tác
phẩm “Chí Phèo”.
- Nguyên nhân nào khiến nhân vật Chí Phèo từ người nơng dân hiền lành,
lương thiện thành một kẻ lưu manh, tha hóa?
- Em có nhận xét gì đối với những thế lực đã bắt tay làm biến đổi nhân vật Chí
Phèo?
- Làm việc nhóm hồn thành sơ đồ sáng tạo sau để thấy nhân vật Chí Phèo sau
khi ra tù về làng đã thay đổi về ngoại hình (khn mặt, trang phục, thân
hình)? Thử phác họa nhanh hình ảnh ấy? Em có nhận xét gì về chân dung Chí
Phèo lúc này? (Phụ lục)
- Làm việc nhóm hồn thành sơ đồ sáng tạo sau để thấy nhân vật Chí Phèo sau
khi ra tù về làng đã thay đổi về nhân hình (về hành động, trạng thái, lời
nói…)? Thử hình dung và phác họa nhanh hình ảnh ấy? Em có nhận xét gì về
tính cách của Chí Phèo lúc này? (Phụ lục)
- Hoàn thành sơ đồ sáng tạo sau để thấy những gì đã diễn ra trong tâm hồn
nhân vật Chí Phèo sau khi gặp thị Nở và ăn cháo hành?(Phụ lục)
- Giữa làng Vũ Đại khô khát, thị Nở là giọt nước mát lành, là chiếc phao sẽ

đưa Chí Phèo đến với bến bờ lương thiện. Nhưng ý nguyện tốt đẹp ấy ở Chí
Phèo có trở thành hiện thực khơng? Vì sao?
- Chi tiết Chí Phèo đâm chết Bá Kiến chứng tỏ điều gì?
2.3.1.3. Câu hỏi ở cấp độ Vận dụng
Câu hỏi ở cấp độ Vận dụng là hệ thống câu hỏi kiểm tra khả năng áp dụng
những kiến thức đã học trong tác phẩm “Chí Phèo” vào giải quyết những vấn
đề trong điều kiện mới. Khi đặt câu hỏi, giáo viên nên tạo ra các tình huống
6


mới, gắn với thực tế để người học cảm thấy gần gũi. Nên sử dụng các cụ từ
Làm thế nào…? Có cách giải quyết nào…?
Những câu hỏi ở cấp độ Vận dụng được cụ thể hóa như sau:
- Hãy viết tiếp vào các câu sau để thấy ý nghĩa của thị Nở và bát cháo hành
trong cuộc đời Chí: “Nếu cuộc đời Chí Phèo là một sa mạc cơ đơn, là mảnh
đất khô cằn, là đường hầm tối mịt, là một đống tro tàn thì thị Nở là….”
- Sau này, nếu chẳng may em rơi vào những nghịch cảnh khốn khó do cuộc
sống tạo ra, em sẽ làm gì để tự cứu lấy cuộc đời mình?
- Em đã học được những gì khi đọc và học tác phẩm này? (từ phía nhân vật, từ
phía nhà văn…)
- Tác phẩm đã lùi xa chúng ta hơn 70 năm nhưng vẫn còn nhiều vấn đề của xã
hội, của con người hôm nay vẫn cịn đặt ra mang nhiều ý nghĩa. Theo em, đó
là những vấn đề nào?
2.3.1.4. Câu hỏi ở cấp độ Phân tích
Sử dụng câu hỏi Phân tích giúp học sinh kiểm tra khả năng phân tích vấn
đề trong tác phẩm “Chí Phèo”, từ đó đi đến một kết luận nào đó. Câu hỏi Phân
tích thường có nhiều cách giải, thể hiện khả năng sáng tạo trong học sinh. Giáo
viên thường sử dụng các cụm từ Em có nhận xét gì...? Hãy chứng minh...? Hãy
so sánh...? Hãy phân tích...?
Đây là những minh chứng cụ thể cho những câu hỏi ở cấp độ Phân tích:

- Tại sao nói việc nhân vật Chí Phèo nhìn thấy được ánh nắng, lắng nghe được
tiếng chim, nghe được mọi người nói chuyện… lại là biểu hiện của sự hồi
sinh?
- Tại sao khi bị thị Nở từ chối tình u, Chí Phèo uống rượu và ra đi. Chí Phèo
nói là đến để đâm chết cái con khọm già nhà nó nhưng bước chân khật khưỡng
của Chí Phèo lại đến nhà Bá Kiến?
- Hãy chứng minh rằng: Để cho nhân vật Chí Phèo tự sát, Nam Cao đã bộc lộ
tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ nhưng cũng đồng thời phản ánh một hiện
thực khắc nghiệt?
- Hãy khám phá quan niệm nghệ thuật về con người “con người trong con
người”, “cố tìm mà hiểu” khi để cho nhân vật Chí Phèo, Lão Hạc, Lang Rận
phải chết?
- Bakhtin đã từng nói rằng: Nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực hoặc to lớn
hơn số phận hoặc nhỏ bé hơn tính người của mình. Xn Tóc Đỏ và Chí Phèo
là ai trong chủ nghĩa hiện thực?
- “Tác phẩm văn học là khám phá về nội dung và phát minh về hình thức”
(Leonop Leonit). Hãy chứng minh qua kiệt tác “Chí Phèo”?
2.3.1.5. Câu hỏi ở cấp độ Đánh giá
Sử dụng câu hỏi Đánh giá sẽ giúp kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến,
sự phán đoán của học sinh trong việc nhận định, đánh giá vấn đề dựa trên
những kiến thức đã được lĩnh hội. Câu hỏi Đánh giá thúc đẩy học sinh tìm tịi
tri thức, xác định giá trị thường được sử dụng sau khi học xong một nội dung
hoặc cả bài. Câu hỏi thường kết hợp cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở khiến học
sinh đưa ra nhận định nhưng cần phải lí giải. Điều này kích thích phát triển tư
7


duy logic, tư duy phê phán, hình thành năng lực đánh giá cho học sinh. Câu hỏi
Đánh giá thường bắt đầu bằng các cụm từ: Hãy khái quát….? Hãy đưa ra quan
điểm…? Hãy nhận xét…

Để giúp học sinh Đánh giá về nhân vật, nhà văn và tác phẩm, tôi đã sử
dụng những câu hỏi như sau:
- Bình luận về tiếng chửi của Chí Phèo, có các ý kiến sau:
A. Đó là tiếng chửi vu vơ, vô thức của những thằng say rượu
B. Là tiếng lòng của một con người đang đau đớn, bất mãn
C. Cho thấy nỗi cô đơn đến tột cùng của Chí Phèo
Quan điểm của em như thế nào?
- Nhà văn Nam Cao kể về bi kịch tha hóa của Chí Phèo từ nhân hình đến nhân
tính để làm gì?
- Cả nhân vật Chí Phèo và Xn Tóc Đỏ đều là những hiện tượng lưu manh
nhưng giữa họ có điểm nào khác nhau?
- So với bi kịch của nhân vật Chị Dậu và Lão Hạc, Nam Cao có phát hiện mới
mẻ nào về người nông dân trước cách mạng qua bi kịch của Chí Phèo?
- Hãy chia sẻ tâm trạng của em khi lần đầu tiên trong cuộc đời nhân vật Chí
Phèo em nhìn thấy “mắt Chí Phèo hình như ươn ướt”, Chí Phèo “toe tt
cười”, Chí Phèo “làm nũng với thị Nở”…?
- Để cho thị Nở xuất hiện cùng bát cháo hành giúp nhân vật Chí Phèo hồi
sinh, Nam Cao đã đồng thời gửi gắm tư tưởng nhân đạo và triết lí nhân sinh
nào?
- Có ý kiến cho rằng “thị Nở vừa vớt Chí Phèo khỏi một vực sâu người chưa
ráo nước thì lại đã ấn dúi xuống một vực sâu thăm thẳm khác”. Em nghĩ gì về
ý kiến này?
- Em có suy nghĩ gì về cách giải thích của Nam Cao khi cho rằng “những
thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi
chúng định làm”?
- So sánh với bi kịch tha hóa, bi kịch bi bần cùng hóa để thấy bi kịch bị cự
tuyệt quyền làm người ở nhân vật Chí Phèo đau đớn, thê thảm hơn nhiều?
- Trong 1 phút hãy đánh giá khái quát về hình tượng nhân vật Chí Phèo?
2.3.1.6. Câu hỏi ở cấp độ Sáng tạo
Câu hỏi ở cấp độ cao nhất này nhằm khuyến khích người học phát triển trí

tưởng tượng, tư duy sáng tạo, thể hiện nguyện vọng, ước mơ, mong muốn để
hướng tới cái tiến bộ. Muốn đặt những câu hỏi ở cấp độ Sáng tạo, giáo viên
cần tạo ra những tình huống khiến học sinh phải suy đốn, đưa ra lời giải thích,
cách giải quyết mang tính sáng tạo riêng của mình. Các cụm từ để hỏi thường
là Có giải pháp nào khác để giải quyết vấn đề/tình huống...?
Những câu hỏi ở cấp độ Sáng tạo mà tôi sử dụng thường có dạng:
- Em thử hình dung về cái kết cho cuộc đời Chí Phèo nếu thị Nở khơng xuất
hiện?
- Hãy hóa thân thành nhân vật Chí Phèo để kể lại quá trình diễn ra bi kịch khi
bị thị Nở từ chối tình yêu?(Phụ lục) ;
8


- Khi Chí Phèo chết “Mắt hắn trợn ngược, mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói
nhưng khơng ra tiếng”. Hãy tưởng tượng xem nhân vật Chí Phèo muốn nói với
ai và nói những điều gì trước khi từ biệt cõi đời?
- Thay lời Nam Cao trả lời câu hỏi: Ai đẻ ra Chí Phèo?
- Nếu được viết một kết thúc khác cho truyện “Chí Phèo”, em sẽ viết như thế
nào?
- Đóng vai, dựng lại đoạn video ngắn tái hiện lại bi kịch bị cự tuyệt quyền làm
người ở Chí Phèo cho đến hết tác phẩm?
- Sáng tác/sưu tầm thêm các bài thơ, đoạn thơ về liên quan đến tác phẩm?
2.3.2. Thiết kế bài dạy tác phẩm “Chí Phèo” theo hướng sử dụng câu hỏi
mở với sáu cấp độ nhận thức của Bloom.
Hệ thống câu hỏi mở theo sáu cấp độ nhận thức của Bloom trong dạy
học tác phẩm “Chí Phèo” đã được tơi cụ thể hóa trong thiết kế bài dạy với
những mục tiêu và yêu cầu cụ thể. Mỗi cấp độ của câu hỏi mở gắn với những
hoạt động cụ thể theo nội dung của bài học và được tiến hành linh hoạt trong
suốt tiến trình dạy học.
Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài nghiên cứu nên tôi chỉ đưa ra một phần

minh họa của giáo án bài dạy “Chí Phèo” được thiết kế theo hướng vận dụng
hệ thống câu hỏi mở theo sáu cấp độ nhận thức của Bloom trong việc triển khai
đọc hiểu tác phẩm.
Đọc văn:
CHÍ PHÈO
- Nam Cao I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Hiểu và phân tích được các nhận vật trong truyện. Qua đó hiểu được giá
trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm.
- Nắm vững giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật xây dựng nhân vật
điển hình trong hịan cảnh điển hình.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập và rèn luyện để biết cách phân tích, đánh giá một tác
phẩm của Nam Cao.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Tiến trình bài học
Yêu cầu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
9



- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò khám phá hội họa
bằng cách trình chiếu một bức tranh liên quan đến tác phẩm
và yêu cầu học sinh quan sát sau đó chia sẻ suy nghĩ của
mình về bức tranh.
- Học sinh quan sát và chia sẻ.
- Trên cơ sở đó giáo viên sẽ dẫn vào bài học.

- Nhận diện
nhanh và có
những cảm nhận
ban đầu về tác
phẩm
“Chí
Phèo”

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
I. Tìm hiểu chung
Để giúp học sinh nhận biết được những thông tin cơ bản
về xuất xứ, đề tài, nhân vật và cốt truyện để làm căn cứ cho
đọc – hiểu, tôi đã linh hoạt trong hoạt động cá nhân để giúp
học sinh giải quyết các các câu hỏi sau:
+ Từ 3 mốc thời gian 1936, 1941, 1946, em hãy dựng lại
hành trình để trở thành kiệt tác của truyện ngắn “Chí
Phèo”? Qua đó, em có suy nghĩ gì về các tên gọi và hành
trình để trở thành kiệt tác của tác phẩm “Chí Phèo”?
+ Tìm điểm chung về đề tài cho tác phẩm “Tắt đèn”, “Lão
Hạc” và “Chí Phèo”?
+ Trong truyện có những nhân vật nào? Xác định nhân vật
trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ trong hệ thống nhân
vật ấy?Nếu xem đây là một bộ phim, em ấn tượng nhất với diễn

viên nào? Vì sao?
- Làm việc theo nhóm đơi để sắp xếp lại thứ tự các sự việc
đã được đánh số cho phù hợp để hình thành tóm tắt cốt
truyện “Chí Phèo” theo nhân vật chính? Trong các sự việc
ấy, em nhớ nhất sự việc, chi tiết nào?Vì sao?
- Học sinh sẽ căn cứ vào sách giáo khoa hiểu biết để tái hiện
và bày tỏ suy nghĩ về các câu hỏi giáo viên đặt ra.
- Từ đó, giáo viên sẽ lần lượt chốt ý, chuyển ý hoặc gợi ý
thảo luận.
II. Đọc – hiểu văn bản
Trong quá đọc - hiểu tác phẩm “Chí Phèo”, tôi đã sử
dụng hệ thống câu hỏi mở theo sáu cấp độ nhận thức của
Bloom để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nhân vật Chí Phèo
ở những nội dung cụ thể sau:
1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
a. Nguồn gốc, lai lịch:
- GV đặt vấn đề:
+ Đoạn văn nào trong tác phẩm kể về hoàn cảnh xuất thân,
nguồn gốc lai lịch của nhân vật Chí Phèo?
+ Mặc dù là đứa trẻ bị bỏ rơi nhưng Chí Phèo là người như
thế nào cho đến năm 20 tuổi?
+ Một người có bản chất lương thiện, có sức lao động, giàu

- Nhận biết
những thông tin
cơ bản về xuất
xứ, đề tài, nhân
vật và cốt truyện
để làm căn cứ cho
đọc – hiểu.

- Bộc lộ khả
năng khái quát
trong giải quyết
vấn đề.
- Sử dụng ngôn
ngữ để giao
tiếp.

- Biết cách đọc
phát hiện để có
cái nhìn ban đầu
về tác phẩm và
thể loại.
- Biết đọc kĩ và
đọc sáng tạo để
nhận diện, phân
tích, lí giải,
đánh giá, liên
hệ, mở rộng các
vấn đề liên quan
10


lịng tự trọng, có ước mơ bình dị như Chí Phèo, nếu sống
trong một xã hội coi trọng con người, được đối xử bình
đẳng, em thử dự đốn xem đích đến trong cuộc đời nhân vật
Chí Phèo sẽ là gì?
- Học sinh sẽ lần lượt phát hiện, phát biểu suy nghĩ của bản
thân. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ giảng giải thêm để học sinh
hiểu nhân vật Chí Phèo vốn là người lương thiện.

b. Bi kịch bị tha hóa:
- Giáo viên dẫn dắt: Nếu trong một xã hội bình thường, như
ngày nay thì rất có thể đích đến của nhân vật Chí Phèo là một
tương lai tốt đẹp... Nhưng trong xã hội như làng Vũ Đại thì
cuộc đời Chí Phèo lại gặp một chuỗi những bi kịch thê thảm.
Đầu tiên là bi kịch của một người nông dân trở thành một kẻ
lưu manh tha hóa.
- Từ đó, giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần đầu của tác phẩm
ở sách giáo khoa trang 146 và đặt ra các vấn đề:
+ Nguyên nhân nào khiến nhân vật Chí Phèo từ người nông
dân hiền lành, lương thiện thành một kẻ lưu manh, tha hóa?
+ Em có nhận xét gì đối với những thế lực đã bắt tay làm biến
đổi nhân vật Chí Phèo?
- Học sinh phát hiện: Cơn ghen của Bá Kiến và nhà tù thực
dân
- Giáo viên nói thêm về sự phản ánh hiện thực vơ lí, tàn ác
của chế độ vốn bóc lột con người bằng tiền quyền và cường
quyền.
- Giáo viên chuyển ý sang tìm hiểu diễn biến của bi kịch tha
hóa: Tuy nhiên, q trình diễn ra bi kịch ở Chí Phèo cũng trải
qua 2 giai đoạn: biến đổi về nhân hình đến biến đổi về nhân
tính, từ người nông dân thành kẻ lưu manh, từ kẻ lưu manh
thành con quỹ dữ.
- Giáo viên chia học sinh thành 2 dãy, mỗi dãy chia thành các
nhóm đơi để thảo luận về 2 giai đoạn tha hóa trong cuộc đời
nhân vật Chí Phèo trong vịng 5 phút theo các vấn đề giáo viên
đặt ra trong phiếu học tập sáng tạo như sau:
+ Tha hóa về nhân hình: Tìm các chi tiết cho thấy nhân vật
Chí Phèo sau khi ra tù về làng đã thay đổi về ngoại hình
(khn mặt, trang phục, thân hình)? Thử phác họa nhanh

hình ảnh ấy? Em có nhận xét gì về chân dung Chí Phèo lúc
này?
+ Tha hóa về nhân tính: Tìm các chi tiết chứng minh Chí
Phèo sau khi ra tù về làng đã khơng cịn là anh nơng dân
hiền lành, lương thiện (về hành động, trạng thái, lời nói…)?
Thử hình dung và phác họa nhanh hình ảnh ấy? Em có nhận
xét gì về tính cách của Chí Phèo lúc này?

đến nhân vật.
- Biết hợp tác
trong hoạt động
nhóm để giải
quyết vấn đề.
- Biết thảo luận,
trao đổi, cảm
thụ thẩm mĩ để
hiểu sâu sắc vấn
đề.
- Biết liên hệ và
bộc lộ quan
điểm, nhận thức
đến các vấn đề
xã hội có liên
quan

11


- Sau 5 phút hoạt động nhóm, giáo viên yêu cầu từng nhóm
đại diện trả lời, các nhóm khác bổ sung. Trên cơ sở đó, giáo

viên lần lượt chốt ý, lí giải thêm về chân dung dữ dằn của
thằng lưu manh và những hành vi hung hăng, liều lĩnh của
con quỹ dữ ở nhân vật Chí Phèo. Giáo viên có thể đặt thêm
các vấn đề nhỏ để học sinh lí giải thêm:
+ Bình luận về tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo, có các ý
kiến sau:
A. Đó là tiếng chửi vu vơ, vô thức của những thằng say rượu
B. Là tiếng lòng của một con người đang đau đớn, bất mãn
C. Cho thấy nỗi cô đơn đến tột cùng của Chí Phèo
Quan điểm của em như thế nào?
- Giáo viên đặt vấn đề khái quát, mở rộng:
+ Vậy nhà văn Nam Cao kể về bi kịch tha hóa của nhân vật
Chí Phèo từ nhân hình đến nhân tính để làm gì?
+ Cả nhân vật Chí Phèo và Xn Tóc Đỏ đều là những hiện
tượng lưu manh nhưng giữa họ có điểm nào khác nhau?
+ So với bi kịch của nhân vật Chị Dậu và Lão Hạc, Nam
Cao có phát hiện mới mẻ nào về người nông dân trước cách
mạng qua bi kịch của nhân vật Chí Phèo?
- Học sinh suy nghĩ và trả lời: để đồng cảm với người nông
dân, để tố cáo thế lực thống trị…
- Giáo viên khẳng định thêm để thấy giá trị hiện thực và nhân
đạo của tác hấy người nơnphẩm
c. Q trình hồi sinh
(……)
2.3.3. Hành trình đưa hệ thống câu hỏi mở theo sáu cấp độ nhận thức
của Bloom trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo” vào thế giới tâm hồn học
sinh.
Soạn thảo được một hệ thống câu hỏi mở theo các cấp độ nhận thức
Bloom trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo” thể hiện tài năng, tâm huyết của
một giáo viên nhưng sử dụng hệ thống câu hỏi ấy thành công, hiệu quả, chạm

được đến trái tim người học, khơi dậy được sự hợp tác, hứng thú của các em lại
là “nghệ thuật” riêng của những người đứng trên bục giảng. Và nếu ví cơng
việc giảng dạy như một nghệ thuật thì mỗi giáo viên sẽ là những nghệ sĩ thực
thụ trong hành trình chinh phục những tâm hồn vốn đang dần vô cảm, trơ lì với
mơn học Ngữ văn. Chính bởi điều đó mà trong q trình giảng dạy tác phẩm
“Chí Phèo”, ngồi việc đưa ra những câu hỏi theo hướng mở, tôi còn rất chú ý
đến hành vi, thái độ của học sinh để kịp thời hỗ trợ, động viên, khích lệ và
đồng hành với các em đi đến đích cuối cùng của câu hỏi ấy.
Dưới đây là hành trình mà tơi đã đưa hệ thống câu hỏi mở theo thang
Bloom trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo” chạm đến lãnh địa trong thế giới
tâm hồn học sinh, thúc đẩy tính tích cực, thu hút học sinh tham gia vào hoạt
động học trên lớp:
12


Thứ nhất, hệ thống câu hỏi mà tôi đưa ra bao giờ cũng ở cấp độ từ thấp
đến cao tùy thuộc vào tình huống, nội dung kiến thức bài học. Câu hỏi khơng
q dễ cũng khơng q khó để tránh sự nhàm chán hay tạo ra sự căng thẳng
cho học sinh. Câu hỏi ln đảm bảo tính vừa sức, ngắn gọn, rõ ràng, không đa
nghĩa. Câu hỏi được thiết kế và vận dụng phù hợp với các đối tượng học sinh
theo từng lớp và theo năng lực tiếp nhận của học sinh. Soạn thảo được hệ
thống câu hỏi hoàn chỉnh sẽ là nấc thang đầu tiên trong việc tiếp cận với hệ
thống kiến thức tác phẩm.
Thứ hai, tôi cũng rất chú ý tới hình thức đưa ra câu hỏi cho học sinh.
Bằng nhiều con đường khác nhau, tơi có thể hỏi trực tiếp hoặc viết câu hỏi vào
phiếu chuẩn bị, phiếu học tập, chiếu máy, viết bảng để nhóm hoặc cá nhân chủ
động tìm hiểu về kiến thức của nội dung này. Làm cách này sẽ tạo cơ hội cho
tất cả học sinh suy nghĩ và phát biểu ý kiến. Khi gọi học sinh, tôi không tập
trung vào một vài cá nhân, khuyến khích các ý kiến của học sinh thụ động. Đối
với đối với những câu hỏi ở mức độ khó hơn, cần sự tư duy và sáng tạo, tôi sẽ

dành thời gian cho học sinh suy nghĩ, cảm nhận.
Thứ ba, trong tình huống đưa ra câu hỏi mà học sinh bối rối, khơng có học
sinh nào trả lời được thì tơi đã linh hoạt theo hướng đổi câu hỏi hoặc đưa thêm
các câu hỏi nhỏ gợi ý để dễ dàng cho học sinh. Ngay cả khi học sinh chưa trả
lời được câu hỏi, tôi cố gắng tránh những áp lực, căng thăng, giữ điềm tĩnh và
tôn trọng học sinh. Bên cạnh đó, tơi thường chủ động làm chủ kiến thức, làm
chủ câu hỏi, tránh nhắc lại câu hỏi và câu trả lời của học sinh nhiều lần.
Thứ tư, thành công của mỗi giờ dạy không chỉ là những kiến thức đã
truyền đạt được cho học sinh mà còn là những ấn tượng, tình cảm của các em
dành cho những người đứng trên bục giảng. Điều đó hồn tồn phụ thuộc vào
sự cởi mở, thân thiện, sự gần gũi, ấm áp trong ánh mắt, cử chỉ, hành động giao
tiếp của giáo viên đối với học sinh qua mỗi câu hỏi trên lớp. Đây chính là cách
mà tơi “truyền lửa” thắp lên tình u của học trị trong mỗi bài giảng. Sau mỗi
câu trả lời của học sinh, tôi thường có những động thái tích cực để khuyến
khích, trân trọng học sinh hay đơn giản là những món quà nhỏ để kịp thời động
viên, khích lệ các em.
Chẳng hạn:
- Cảm ơn em.
- Đúng rồi. Em có suy nghĩ rất hay.
- Đó là một ý tưởng độc đáo.
- Điều em nói rất đúng nhưng em có thể bổ sung thêm để đủ ý hơn
khơng?
- Ai có thể giúp bạn trả lời câu hỏi này không?
- Cô chưa hiểu rõ lắm. Em có thể lí giải ngắn gọn hơn được khơng?
- Em hãy cố gắng hơn nữa nhé! Cô tin chắc em sẽ có cảm nhận tốt hơn!
Bên cạnh đó, để giờ học đạt hiệu quả cao, kĩ thuật đặt câu hỏi cần được
kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác để tăng cường sự tham gia
tích cực của học sinh, tạo cảm giác thoải mái cho học sinh.
13



2.3.4. Từ hệ thống câu hỏi mở theo sáu cấp độ nhận thức của Bloom trong dạy
học tác phẩm “Chí Phèo” đến những bài viết đầy sáng tạo.
Hiệu quả của hệ thống câu hỏi mở theo thang Bloom sử dụng trong dạy
học tác phẩm “Chí Phèo” khơng chỉ thể hiện ở giờ học trên lớp qua thái độ
hứng thú, khả năng hoạt động tích cực của học sinh mà cịn được cụ thể hóa
qua những bài viết vận dụng đầy sáng tạo. Từ hệ thống câu hỏi đến những bài
viết chất lượng là thước đo chuẩn xác nhất để đánh giá sự thành công trong kĩ
năng soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi của giáo viên. Qua mỗi bài viết,
học sinh có thể nói lên những hiểu biết của bản thân về tác phẩm, liên hệ đến
những vấn đề cụ thể của cuộc sống, phân tích, đánh giá những khía cạnh nội
dung và nghệ thuật một cách sâu sắc. Và đặc biệt, các em có thể đồng sáng tạo
với nhà văn, góp phần tạo nên sức sống lâu bền của một kiệt tác văn chương.
Từ những trang bị kiến thức trong tác phẩm đã giúp các em hình thành những
kĩ năng sống như kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm, chủ động,
bản lĩnh, tự tin trước những tình huống thực tế và tiến tới bồi đắp, ni dưỡng
tâm hồn cho học sinh. Đó mới là đích đến cuối cùng của một giờ học Ngữ văn
theo hướng đổi mới.
Bởi vậy, sau bài học, tôi đã cho học sinh viết bài để kiểm tra khả năng
nắm bắt kiến thức cũng như hiệu quả từ việc vận dụng hệ thống câu hỏi mở
theo thang Bloom của học sinh ở tác phẩm “Chí Phèo”. Hình thức kiểm tra có
thể là là 15 phút, viết bài hệ số 2 với thời gian 90 phút, hoặc giao về nhà để các
em làm và nộp theo thời hạn quy định. Và kết quả mà tơi thu được thực sự là
những tín hiệu đáng mừng.
Ví dụ ở đề bài: Để cho nhân vật Chí Phèo tự sát, Nam Cao đã bộc lộ tư tưởng
nhân đạo sâu sắc, mới mẻ nhưng cũng đồng thời phản ánh một hiện thực khắc
nghiệt? Hãy nêu ý kiến của bản thân em?
Tôi đã yêu cầu học sinh trả lời qua một đoạn văn trong thời gian 15 phút. Học
sinh đã nêu ra nhận thức của mình như sau:
“Giá trị của một tác phẩm trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư

tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm chứ không phải là cái tư
tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy” (Nguyễn Khải). Đi xuyên suốt tác phẩm “Chí
Phèo”, chúng ta thấy rõ giá trị nhân đạo của ngòi bút Nam Cao. Khi để cho nhân
vật Chí Phèo tự sát nhà văn đã nhận thức được đây là kết quả tất yếu của quá trình
hồi sinh, khẳng định bản chất tốt đẹp của con người hồn tồn có thể chiến thắng
sự tha hóa. Và từ đó, nhà văn cũng đã đặt ra vấn đề về quyền sống của con người:
con người phải được “sống chứ không phải tồn tại”, sống phải được thừa nhận.
Tuy nhiên, cái chết ấy cũng đã phản ánh hiện thực khắc nghiệt nhất, xã hội tàn bạo
ấy đã bóp nghẹt quyền sống của con người, đẩy con người đến bước đường cùng.
Trước đây, để tồn tại, Chí Phèo đã phải bán linh hồn cho quỷ dữ, giờ đây, khi linh
hồn người đã trở về, Chí lại phải tự mình đoạn tuyệt với cuộc đời vì khơng cịn một
lối thốt nào cho hắn. Nhà văn đã cất lên tiếng nói tố cáo đanh thép chế độ thực
dân phong kiến và gióng lên tiếng chng cảnh tỉnh hãy cứu lấy con người.
(Bài làm cho em Thiều Thị Lan Anh - lớp 11A7)
Một học sinh khác thì cho rằng:
14


“Nghệ thuật là sự vươn tới, níu giữ mãi tính người cho con người”. Suy cho
cùng, giá trị cao cả nhất trong mỗi tác phẩm nghệ thuật đó chính là niềm cảm
thơng và xót xa đối với con người. Điều đặc biệt hơn “Nhà văn phải là người đi
tìm, gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” (Nguyễn
Minh Châu). Và ta thấy được tư tưởng nhân đạo là tư tưởng xuyên suốt trong tác
phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Khi nhân vật Chí Phèo tha hóa và đứng chênh
vênh giữa bờ vực sâu thẳm, thị Nở xuất hiện như một “vị thần” cứu rỗi tâm hồn
Chí, đánh thức bản chất lương thiện trong Chí sống lại. Khi bị thị Nở cự tuyệt, Chí
đã đến nhà Bá Kiến giết chết hắn và tự kết liễu đời mình. Để Chí Phèo tự sát, Nam
Cao đã khẳng định sự tất thắng của cái thiện, sự trở lại mạnh mẽ trong nhân tính
của Chí Phèo. Nam Cao cũng đã phản ánh bộ mặt tàn ác của xã hội xưa đẩy con
người đến bước đường cùng, không lối thốt. Cái chết của Chí Phèo là một lời kết

án đanh thép cái xã hội vơ nhân tính ấy.
(Bài làm của em Lê Thị Nguyệt Hằng lớp 11A4)
Cùng một vấn đề ấy, một học sinh nữa lại lí giải:
Khi bị thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo rơi vào bi kịch thực sự của một con
người bị chối bỏ quyền làm người. Chí phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết.
Và Chí đã lựa chọn cái chết. Đây là một sự lựa chọn đầy nhân tính. Dẫu phải
chết nhưng đó là cái chết mở ra ý nghĩa sống cao đẹp, sống phải được làm
người chân chính. Để Chí Phèo tự sát, Nam Cao đã khẳng định nhân cách cao
đẹp của Chí Phèo. Nhà văn cũng đã tố cáo xã hội thực dân và phong kiến mà
trực tiếp là Bá Kiến, một kẻ nham hiểm, lọc lõi, nham hiểm đã đẩy cuộc đời
Chí đến bên bờ vực thẳm. Từ đó, nhà văn muốn mỗi chúng ta phải sống có ý
nghĩa, biết u thương đồng loại và ln có ý thức giữ gìn nhân cách của
mình.
(Bài làm của em Lương Thị Châm lớp 11A7)
Tôi rất trân trọng những bài viết này của học sinh như trân trọng những
bước đi hiệu quả trong việc giảng dạy tác phẩm “Chí Phèo” từ việc vận dụng
hệ thống câu hỏi mở theo sáu cấp độ nhận thức của Bloom. Học sinh đã chủ
động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và tạo lập văn bản, rèn luyện được kĩ
năng sống và khả năng tư duy, sáng tạo. Đây chính là động lực, là định hướng
để tơi tiếp tục có những bước đi đột phá hơn trong dạy học tác phẩm “Chí
Phèo” và nhiều tác phẩm khác.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Bài dạy học tác phẩm “Chí Phèo” có sử dụng hệ thống câu hỏi mở theo
sáu cấp độ nhận thức của Bloom được áp dụng ở 3 lớp 11A2, 11A4 và 11A7
của trường THPT Đông Sơn 1. Ba lớp được lựa chọn trên cơ sở có sự tương
đồng về số lượng và năng lực tiếp nhận. Lớp nào cũng có học sinh giỏi, khá và
trung bình về học lực; đa số các em đều có ý thức học tập tốt. Tổng số học sinh
tham gia học tập cả ba lớp là 118 em. Các tiết dạy của bài “Chí Phèo” diễn ra
trong năm học 2020 - 2021 theo Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn mà tổ Ngữ
văn Trường THPT Đông Sơn 1 xây dựng.

Qua những tiết dạy học trên lớp, bằng việc bám sát thiết kế theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, trong q trình tổ chức dạy học, tơi ln
15


quan sát để nhận thức về thái độ, hành vi, các kĩ năng của học sinh đạt được
như thế nào để uốn nắn, bổ sung và phát huy kịp thời. Qua quan sát, tôi nhận
thấy việc sử dụng hệ thống câu hỏi mở mang lại kết quả khả quan được ghi lại
trong mẫu phiếu đánh giá và bảng tổng hợp sau đây:
Thống kê kết quả qua quan sát trước và sau khi nghiên cứu đề tài:
Mức độ đối
Không hứng
Rất hứng thú
Hứng thú
Ít hứng thú
với bài học
thú
118 học sinh
10
15
45
48
Bảng 1: Trước khi nghiên cứu đề tài.
Mức độ đối
Không hứng
Rất hứng thú
Hứng thú
Ít hứng thú
với bài học
thú

118 học sinh
75
43
0
0
Bảng 2: Sau khi nghiên cứu đề tài.
Sau bài học, tôi tiến hành kiểm tra bằng hình thức tự luận làm bài viết số
3 trên lớp trong thời gian 90 phút. Kết quả thu được từ các bài kiểm tra của các
em như sau:
Tổng số
Bài kiểm
Điểm 8-9 Điểm 7-8
Điểm 5-6 Điểm dưới
học sinh
tra
5
Bài 15 phút
10
31
50
27
118
Bài viết 03
8
40
45
25
Bảng 1: Trước khi nghiên cứu đề tài.
Tổng số
Bài kiểm

Điểm 8-9 Điểm 7-8
Điểm 5-6 Điểm dưới
học sinh
tra
5
Bài 15 phút
70
40
8
0
118
Bài viết 03
43
50
25
0
Bảng 2: Sau khi nghiên cứu đề tài.
Nhìn vào hai bảng thống kê trên có thể thấy, học sinh đã hứng thú hơn
rất nhiều trong giờ học. Phân môn đọc hiểu văn bản Ngữ văn giờ đây không
chỉ là dừng lại ở việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng mà còn hướng tới
bồi đắp tâm hồn, “chảy” vào trong cuộc sống của các em để trở thành nguồn
năng lực dồi dào giúp các em sống đúng và sống vững. Hơn thế nữa, chất
lượng các bài viết cũng đã cải thiện rõ rệt so với trước khi áp dụng hệ thống
câu hỏi mở theo thang Bloom cho tác phẩm “Chí Phèo”. Khi học sinh hứng
thú với bài học, tiết học, mọi năng lực sẽ tự nhiên mà hình thành, mài rũa sáng
lấp lánh. Và tơi nhận thấy, tình u đối với tác phẩm “Chí Phèo” nói riêng và
mơn Ngữ Văn nói chung giờ đây như một ngọn lửa ấm nóng, có sức lan tỏa
mạnh mẽ.

16



3. Kết luận
3.1. Kết luận
Trên cơ sở lí luận khoa học về dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh, về những cấp độ nhận thức trong đề xuất của nhà khoa học giáo
dục hàng đầu của Mỹ và thế giới Benjamin Bloom, cùng với kinh nghiệm dạy
học trong 12 năm qua kết hợp với khảo sát tình hình thực tế dạy học tác phẩm
“Chí Phèo” ở cả giáo viên và học sinh, tôi đã xác định được cách thiết lập vấn
đề cho đề tài. Từ đó, tơi tiến hành xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi mở
theo các mức độ nhận thức của Bloom trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo”.
Trên cơ sở đó, kế hoạch bài dạy học tác phẩm “Chí Phèo” theo hướng sử dụng
câu hỏi mở theo các cấp độ nhạn thức của Bloom đã được thiết kế một cách
khoa học, hiệu quả.
Dựa vào những định hướng và biện pháp đã trình bày, tôi đã tiến hành
dạy học trên các lớp 11 được phân công tại Trường Trung học phổ thông Đông
Sơn 1, Thanh Hóa. Qua quan sát q trình học tập, chúng tôi nhận thấy kết quả
thu được khá khả quan. Niềm hạnh phúc lớn nhất của người giáo viên là thấy
các em hào hứng, say mê, tích cực trong mọi hoạt động của bài học. Đây cũng
là động lực để chúng tôi tiếp tục tiến hành và nhân rộng cách làm này.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan
tâm học sinh học được cái gì đến quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua
việc học. Mơn Ngữ văn nói chung và các bài đọc hiểu văn bản trong chương
trình Trung học phổ thơng cũng khơng là ngoại lệ. Để làm được việc đó, nhất
định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối
“truyền thụ một chiều” sang cách dạy học vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ
để phát triển phẩm chất và năng lực người học.
Trong guồng quay đó, tơi rất mong mỗi giáo viên cần thay đổi quan
niệm dạy học theo hướng kích thích tính tích cực, hứng thú của học sinh. Học

sinh khơng phải cái bình chứa để đổ đầy kiến thức mà giống như một ngọn lửa
cần được thắp sáng. Và chính giáo viên là những người nhen nhóm thắp lên
ngọn lửa ấy. Chỉ có học sinh u mến học Văn thì mơn Văn mới thật sự khởi
sắc trong bối cảnh như hiện nay. Việc thay đổi cần bắt đầu từ thay đổi phương
pháp dạy học, trong đó thay đổi cách đặt câu hỏi là vấn đề cốt lõi của người
giáo viên dạy Văn.
3.2. Kiến nghị và đề xuất
Đối với các cấp quản lý giáo dục: Cần quan tâm, chỉ đạo sát sao việc
thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, kịp thời khen thưởng, động
viên những giáo viên đã có sáng tạo và thu được kết quả cao trong giảng dạy.
Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Cần phối hợp các trường Trung học
phổ thông tổ chức thường xuyên các đợt tập huấn để nâng cao chất lượng bộ
môn, tạo điều kiện cho các giáo viên trong tỉnh trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Đối với nhà trường: Cần trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện hiện
đại để hỗ trợ công tác giảng dạy. Thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần
17


đổi mới và nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng các phương pháp, phương
tiện dạy học. Đồng thời, nên có những nhận xét, đánh giá chất lượng dạy học
của giáo viên sau mỗi đợt thi chất lượng tập trung trong nhà trường để nâng
cao tinh thần trách nhiệm của mỗi giáo viên.
Đối với giáo viên bộ môn Ngữ văn: Thường xuyên học hỏi, tích cực đổi
mới phương pháp dạy học, tích cực dự giờ thăm lớp, trau dồi chuyên mơn, sử
dụng hợp lí có hiệu quả đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý
và hiệu quả, phát huy năng lực tư duy của học sinh, góp phần chung thực hiện
nhiệm vụ giáo dục của nghành. Việc sử dụng câu hỏi mở theo thang Bloom nên
được tiến hành thường xuyên, linh hoạt ở nhiều tác phẩm và phù hợp với đối
tượng học sinh ở từng lớp.
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2021

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
ĐƠN VỊ
nghiệm của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.
Người viết
Chu Thị Nguyệt
Ch

18


I.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
II.
14.
15.
16.
17.

18.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, luận văn, báo cáo, tài liệu
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng –
Chương trình tổng thể.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng – Môn
Ngữ văn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Hướng dẫn dạy học theo chương trình
giáo dục phổ thơng mới môn Ngữ văn (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên và cán
bộ quản lí).
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học
Ngữ văn THPT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực
nghề nghiệp giáo viên - Tăng cường năng lực dạy học của giáo viên .
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu hội thảo xây dựng chương trình
giáo dục phổ thơng theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh
môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông.
Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên) (2018), Dạy học phát triển năng lực
môn Ngữ văn Trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.
Vũ Thị Khánh Hòa (2012), Xây dựng hệ thống câu hỏi hiệu quả trong
dạy học tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, Luận văn Thạc sĩ giáo
dục học, Đại học quốc gia Hà Nội
Nguyễn Lăng Bình (2017), Dạy học tích cực, một số phương pháp và kĩ
thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm.
Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo khoa Ngữ văn 11,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
Phạm Thị Thu Hương (Chủ biên) (2017), Giáo trình thực hành dạy học

Ngữ văn ở trường phổ thơng, NXB Đại học Sư phạm.
Phạm Thị Thu Hương (Chủ biên) (2019), Phát triển năng lực đọc hiểu
văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập, NXB Đại học Sư phạm.
Bài trong tạp chí
Bùi Mạnh Hùng (2014), Phác thảo chương trình Ngữ văn theo định
hướng phát triển năng lực, Tạp chí khoa học Trường ĐHSP TP Hồ Chí
Minh, số 56.
Đặng Thành Hưng (2012), Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực,
Tạp chí Quản lí Giáo dục.
Đỗ Ngọc Thống (2014), Đổi mới căn bản tồn diện chương trình Ngữ
văn, Tạp chí Khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh, số 56.
Hồng Hịa Bình (2015), Năng lực và đánh giá theo năng lực, Tạp chí
Khoa học, ĐHSP Tp Hồ Chí Minh, số 6.
Lê Hải Anh (2017), Xây dựng hệ thống câu hỏi theo định hướng phát
triển năng lực học sinh trong dạy học truyện ngắn Nam Cao ở trường phổ
19


thơng, tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN,
TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Chu Thị Nguyệt
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Đông Sơn 1
STT

Tên đề tài SKKN

1


Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả phần Đọc - hiểu
trong Đề thi THPT quốc
gia môn Ngữ văn cho học
sinh lớp 12 ở Trường
THPT Triệu Sơn 5.
Một số biện pháp nhằm
khắc sâu những giá trị đạo
đức, lối sống cho học sinh
qua tác phẩm “Chiếc
thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu.
Xây dựng hệ thống câu hỏi
mở theo sáu cấp độ nhận
thức của Bloom trong dạy
học tác phẩm “Chí Phèo”
của Nam Cao.

2

3

Cấp đánh giá, xếp
loại (Ngành GD
cấp, huyện/tỉnh)

Kết quả
đánh giá,
xếp loại (A,

B hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Ngành GD tỉnh
Thanh Hóa

C

2015 - 2016

Ngành GD tỉnh
Thanh Hóa

B

2017 - 2018

Ngành GD tỉnh
Thanh Hóa

Đang đề
nghị

2020-2021

20




×