Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Sang kien kinh nghiem Mi thuat tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.54 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Sáng kiến năm học: 2008-2009.</b></i>


<i><b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b></i>


<b>TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHĨM </b>


<b>TRONG MƠN MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC.</b>



<i><b>Giáo viên: Trần Ngọc Lân.</b></i>



<i><b>Đơn vị: Trường tiểu học Gia Tường.</b></i>



<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ:</b>


<i><b>a, Lý do chọn đề tài:</b></i>


Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào mơi trường học
tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp.
Trong nhóm học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác
với nhau. Cụ thể:


+ Đem lại cho học sinh cơ hội sử dụng các kiến thức và kĩ năng mà các em
được lĩnh hội và rèn luyện.


+ Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình.
+ Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng
hợp, đánh giá...).


Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ
năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách
nhiệm của từng cá nhân, các em có thể cùng làm với nhau những cơng việc mà một
mình khơng thể tự làm được trong một thời gian nhất định.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nếu tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ Mĩ thuật ở tiểu học thì hiệu quả
sẽ cao, tạo được hứng thú cho học sinh.


<i><b>b, Mục đích:</b></i>


- Tổ chức dạy học theo nhóm trong mơn Mĩ thuật ở tiểu học sẽ tạo cho học
sinh hồn thành bài vẽ của mình trong khoảng thời gian quy định khoảng 35-40
phút, giáo viên có bài để đánh giá học sinh ngay tại cuối tiết học, nếu được nhận
xét nhiều bài trong tiết học học sinh sẽ biết được những điểm đã làm được và
những điểm cần phải bổ sung, so sánh được bài của mình với bạn, giúp giáo viên
phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về mơn học.


- Phát huy được tính tập thể, phối hợp cùng suy nghĩ, cùng làm việc, tranh
luận thảo luận để cùng có hướng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, cụ thể hoàn
thành yêu cầu bài vẽ.


- Tổ chức dạy học theo nhóm trong mơn Mĩ thuật ở tiểu học sẽ có lợi cho học
sinh vì các em có năng khiếu vẽ nhưng chưa chắc đã biết cách quan sát, nhận xét sự
vật -> diễn tả sự vật bằng lời cho người khác hiểu ý định của mình một cách lưu
lốt... học sinh có thể bổ sung cho nhau về cách quan sát, nhận xét; đánh giá sự vật
một cách đầy đủ hay theo đúng yêu cầu của bài học, theo sự gợi ý của giáo viên.
Giúp các nhút nhát diễn đạt kém...có điều kiện rèn luyện và dần khẳng định bản
thân


- Tổ chức dạy học theo nhóm trong mơn Mĩ thuật ở tiểu học sẽ nâng cao được
vai trò của giáo viên, giáo viên đóng vai trị là người gợi mở, hướng dẫn, kích thích
và hỗ trợ học sinh, đóng vai trò gần như một trọng tài của lớp...


<i><b>c, Đối tượng nghiên cứu:</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>d, Phạm vi nghiêm cứu:</b></i>


Môn mĩ thuật dạy ở khối 1,2,3,4,5 Trường tiểu học Gia Tường. Nhằm giúp
học sinh thêm hứng thú khi học Mĩ thuật, giúp học sinh hoàn thành bài học của bản
thân theo yêu cầu bai học và đúng thời gian quy định.


<i><b>e, Phương pháp:</b></i>


Để đạt đợc những mục địch nói trên tôi sử dụng một số phơng pháp nghiên
cứu sau :


-Phương pháp tìm hiểu tư liệu.


-Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
-Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu.


-Phối hợp các phương pháp để kiểm tra đánh giá.


<b>2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:</b>


<i><b>a, Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:</b></i>


Trong môn mĩ thuật ở tiểu học các em thường phụ thuộc vào giáo viên khi
thực hành bài vẽ, các em thường làm theo giáo viên, lấy bài giáo viên minh hoạ để
làm mẫu cho tất cả các bài vẽ, các em quan sát và làm theo hầu như không có tính
sáng tạo... Nếu soi vào mục tiêu của mơn Mĩ thuật ở tiểu học là “...cung cấp cho
học sinh một số kiến thức ban đầu về mĩ thuật, giúp các em tạo ra cái đẹp bằng
cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm riêng...” thì rõ ràng cách các em tạo ra các bài vẽ
dạng nêu trên là chưa đạt yêu cầu vì hầu hết các bài đều gần giống nhau, không
thấy cái riêng, không thấy sự sáng tạo.



<i><b>b, Cơ sở thực tế của vấn đề nghiên cứu:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Mỗi tiết Mĩ thuật tổ chức được nhiều hình thức cho học sinh tham gia bài học
thì các em sẽ hứng thú hơn, trong các hình thức tổ chức đó thì tổ chức hoạt động
nhóm là rất quan trọng, một bài không nhất thiết là hoạt động nào cũng cần hoạt
động nhóm mới có hiệu quả, mà tuỳ vào yêu cầu để áp dụng hoạt động nhóm sẽ có
hiệu quả cao hơn.


<i><b>c, Các giải pháp:</b></i>


Để khắc phục được những nhược điểm nêu trên, tuỳ vào dạng bài ở từng khối
lớp để đưa ra các hoạt động nhóm sao cho có hiệu quả:


- Ở lớp 1,2,3: Với các dạng bài: <i>Thường thức mĩ thuật - Tập nặn tạo dáng</i> nên
tổ chức hoạt động nhóm ở các bước quan sát, nhận xét - thực hành thì chắc chắn
các em sẽ có những sản phẩm đẹp:


<b>Cụ thể:</b>


<i><b>* Bài 9 - Xem tranh phong cảnh - Lớp1:</b></i>


H: Tranh phong cảnh khác những thể loại khác ở điểm nào?


+ Với câu hỏi dạng này để giáo viên chốt lại vấn đề của bài thì học sinh lớp 1
sẽ gặp khó khăn.


+ Lúc này nếu đưa hoạt động nhóm vào thì có thể học sinh sẽ có câu trả lời
đúng ý giáo viên cần: Các em háy thảo luận nhóm đơi trong vịng 3 phút và cho
biết Tranh phong cảnh khác những thể loại khác ở điểm nào? Các em có sự thảo


luận và đưa ra được câu trả lời.


<i><b>* Bài 5 - Tập nặn tạo dáng tự do: Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật - Lớp 2:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

ta có thể đưa nhóm 4 cùng làm. Lệnh: Với nhóm 4 người các em có thể xé dán một
con vật hoặc nhiều con vật theo ý thích với thời gian 10 phút, 10 phút bắt đầu. Sau
10 phút chắc chắn sẽ có sản phẩm để giáo viên nhận xét.


<i><b>* Bài 26 - Vẽ màu vào hình có sẵn - Lớp3:</b></i>


H: Các em chọn màu như thế nào để tơ vào nền? Chọn màu gì để tơ vào hình
ảnh chính, hình ảnh phụ của tranh?


+ Yêu cầu ở phần thực hành: Hãy tô màu theo ý thích vào hình có sẵn?


Các câu hỏi và u cầu trên nếu gắn vào nhóm thì học sinh thực hiện một
cách dễ dàng và có hiệu quả hơn, đặc biệt là phần tơ màu sẽ có nhiều bài có màu
sắc đa dạng khác nhau và sẽ hoàn thành đúng thời gian quy định.


Ở các lớp 4,5: Với các dạng bài Vẽ tranh đề tài Thường thức mĩ thuật
-Tập nặn tạo dáng.


<i><b>* Bài 3: Vẽ tranh: Đề tài trường em - Lớp 4:</b></i>


Học sinh sẽ phải vẽ hình ảnh chính là các bạn học sinh (vẽ người) đây là một
yêu cầu khó với các em học sinh. Phần thực hành vẽ có thể chia nhóm 4 để học
sinh cùng vẽ tranh, trong nhóm sẽ có em vẽ được hình người, hoặc mỗi bạn vẽ một
hình người với dáng vẻ khác nhau thì tranh sẽ thêm sinh động.


<i><b>* Bài 11: TTMT: Xem tranh của hoạ sĩ - Lớp 5:</b></i>



H: Bức tranh vẽ về đề tài nào?


H: Trong tranh có những hình ảnh nào? Đâu là hình ảnh chính, đâu là hình
ảnh phụ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>3. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:</b>


<b>a, Ý nghĩa: </b>


Như vậy, việc tổ chức dạy học theo nhóm đối với mơn Mĩ thuật ở tiểu học
nếu được tổ chức xen kẽ lồng ghép vào nội dung của từng tiết sẽ có hiệu quả như
mong muốn. Học sinh được học tập thông qua giao tiếp, trao đổi, tranh luận với
nhau, chia sẻ và tự phản ánh, đưa ra được ý kiến cá nhân góp ý cùng tập thể, các
em có nhiều cơ hội để diễn đạt ý nghĩa của mình, có cơ hội học hỏi từ các bạn các
kĩ năng, cách diễn đạt bằng lời hay bằng hình ảnh một vấn đề cặn kẽ và tỷ mỉ
hơn.Cuối cùng là các em thích học mơn Mĩ thuật, các em hiểu và yêu mến cái đẹp
và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống, sinh hoạt, học tập hằng
ngày. Tạo điều kiện cho học sinh học các mơn khác hiệu quả hơn và một bộ phận
có năng khiếu, sở trường có thể học tiếp các ngành nghề có liên quan đến mĩ thuật.


<b>b, Những khuyến nghị:</b>


Nếu hoạt động nhóm được tổ chức hợp lý và thường xuyên trong từng giờ mĩ
thuật để học sinh yêu thích mơn học và góp phần giáo dục thẩm mĩ, giáo dục nhân
cách học sinh.


<i>Trên đây là những ý kiến nhỏ của bản thân tôi đưa ra để cùng bàn luận và</i>
<i>tham khảo để dạy môn mĩ thuật ở tiểu học có hiệu quả. <b>Mong được đồng nghiệp</b></i>
<i><b>góp ý, bổ sung.</b></i>



<i><b>Gia Tường, ngày 10 tháng 4 năm 2009.</b></i>


<b>NGƯỜI VIẾT:</b>


</div>

<!--links-->

×