Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

sang kien kinh nghiem su 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.07 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ</b>


<b>TRƯỜNG THPT TRUNG GIÁP</b>


<i>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</i>


<b>LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG</b>



<b>ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN PHÙ NINH TRONG</b>


<b>KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946 – 1954)</b>



Họ và tên người viết:

<b>Bùi Thu Hà</b>


Tổ: Văn - Sử - Địa



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>



Trong giáo dục thế hệ trẻ, bộ môn lịch sử có vị trí, ý nghĩa quan trọng.
Nó khơng chỉ giúp cho học sinh hiểu biết quá trình phát triển của xã hội loài người
và dân tộc từ lúc xuất hiện đến nay mà cịn có tác dụng giáo dục tình cảm, quan
điểm, tư tưởng, củng cố những bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh trong hiện
tại và tương lai.


Tuy nhiên, trong q trình hiện đại hố đất nước ngày nay, do sự tác động
mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường nên nhiều người đã coi lịch sử là môn phụ, cho
rằng học sử là để “mua vui”, để ‘chiêm ngưỡng cái đẹp của quá khứ”. Vì thế dẫn
tới tình trạng hạ thấp chất lượng dạy học lịch sử, làm ảnh hưởng không nhỏ tới thế
hệ trẻ. Những quan điểm như vậy đều bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản là không
hiểu đúng, đủ về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử nói chung
và vị trí, ý nghĩa của việc dạy học lịch sử ở trường phổ thơng nói riêng.


Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, chức năng của khoa học lịch sử là khơi phục,
miêu tả, giải thích hiện thực lịch sử 1 cách chính xác, đúng đắn và phục vụ xã hội


con người. Trên cơ sở thực hiện tốt chức năng của mình, lịch sử góp phần vào
nhiệm vụ giáo dục tình cảm, thẩm mỹ, tư tưởng, đạo đức cho nhân dân, phục vụ
các nhiệm vụ chính trị trước mắt cũng như lâu dài. Chính bởi tầm quan trọng ấy
của bộ môn mà từ nhiều năm nay bên cạnh việc dạy lịch sử thế giới, lịch sử dân
tộc, các trường phổ thơng cịn chú trọng tới lịch sử lịch sử địa phương để giáo dục
tình cảm đối với quê hương, đất nước trong từng thế hệ học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

biết ấy, học sinh càng thấy yêu quê hương, tự hào và có trách nhiệm với việc xây
dựng và bảo vệ quê hương mình.


Đối với học sinh bậc THPT, mỗi kỳ đều có ít nhất 1 tiết học lịch sử địa
phương. Tuy nhiên, khó khăn của các giáo viên là nguồn tư liệu lịch sử địa phương
được lưu trữ trong các thư viện hay ghi chép trên báo chí ít hơn nhiều so với các
vấn đề chung của tồn quốc. Thêm vào đó, việc nghiên cứu lịch sử địa phương địi
hỏi giáo viên khơng chỉ hiểu biết lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc, phương pháp
luận sử học, các phương pháp nghiên cứu lịch sử cụ thể mà cịn phải biết tổ chức
nghiên cứu, biết làm cơng tác quần chúng, xử lý, xác minh, làm việc với các nguồn
sử liệu địa phương, biết biên soạn tài liệu,bài giảng có chất lượng. Khơng những
thế, về phía học sinh cũng cần phải có niềm đam mê lịch sử, biết cách xử lý, sưu
tầm tư liệu lịch sử một cách chính xác. Những khó khăn ấy khiến cho cơng tác
giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường phổ thông chưa đạt được kết quả như
mong muốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>



<b>1. Cơ sở lý luận </b>


Trước hết, cần hiểu địa phương là một đơn vị hành chính của đất nước, có
những mối quan hệ với cả nước và là một bộ phận cấu thành nên đất nước, song
cũng có những sắc thái riêng của vùng mình. Nhà trường gắn với địa phương đó là


đối tượng nghiên cứu trong hoạt động ngoại khoá của giáo viên và học sinh.


Trong phạm vi nhà trường, lịch sử địa phương giới thiệu cho học sinh gồm
hai loại kiến thức chủ yếu sau


Một là, lịch sử các đơn vị hành chính (xã, huyện..), những đơn vị này được
hình thành tương đối ổn định và phát triển với những hoạt động kinh tế - xã hội,
chính trị, văn hố, giáo dục của mình trong sự phát triển của đất nước, bên cạnh
những truyền thống của dân tộc có những đặc thù riêng... Lịch sử địa phương giúp
học sinh hiểu rõ hơn lịch sử dân tộc, nắm được các quy luật phát triển của lịch sử
dân tộc và đặc điểm riêng của địa phương mình.


Hai là, một số sự kiện lịch sử địa phương có liên quan mật thiết hay trở
thành những biến cố lịch sử của dân tộc như phong trào cách mạng 30 -31, toàn
quốc kháng chiến 1946, chiến thắng Điện Biên Phủ....


Trong dạy học lịch sử ở các trường phổ thơng, có thể sử dụng tài liệu lịch sử
địa phương ở hai trường hợp: sử dụng trong bài có liên quan đến 1 sự kiện chung
của lịch sử dân tộc được quy định trong chương trình SGK để liên hệ, đối chiếu,
minh hoạ, dẫn chứng; hay tiến hành dạy học các tiết lịch sử địa phương được quy
định trong chương trình hay tổ chức các hoạt động ngoại khố về lịch sử địa
phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

kiến thức ngồi sách vở. Thứ hai, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương khơng phải là
mục đích riêng rẽ, mà nhằm góp phần giải quyết những nhiệm vụ chung của việc
dạy học lịch sử. Thứ ba, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương không chỉ nhằm nâng
cao chất lượng kiến thức lịch sử mà còn gắn các em với đời sống xã hội.


Việc biên soạn, giảng dạy về lịch sử địa phương của giáo viên và học sinh
cần phải trải qua những công việc chủ yếu sau:



Sưu tầm, chỉnh lý, kiểm tra tư liệu: đây là công đoạn rất quan trọng để bảo
đảm chất lượng của cơng trình nghiên cứu. Để có thể sưu tầm thành cơng phải dựa
trên các nguồn tài liệu: tài liệu thành văn, tài liệu hiện vật, tài liệu dân tộc học, tài
liệu ngôn ngữ học, tài liệu truyền miệng.


Sau khi sưu tầm đủ tài liệu thì phải tiến hành biên soạn- là bước quan trọng
để xây dựng bài giảng. Giáo viên có thể tiến hành theo các bước: xây dựng đề
cương, sắp xếp tư liệu, phân công và hướng dẫn học sinh, thông qua bản thảo, sửa
chữa và lấy ý kiến của đồng nghiệp hay nhân dân địa phương để có thể hồn thiện
bài giảng.


Đó là những cơ sở lý luận vững chắc để cho các giáo viên có thể hồn thành
bài soạn giảng về lịch sử địa phương của mình tốt nhất.


<b>2. Thực trạng của vấn đề </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

những tài liệu thành văn ít ỏi ấy lại có những mâu thuẫn về số liệu và thời gian: ví
dụ như trong cuốn “Một số tư liệu lịch sử tỉnh Phú Thọ” của Sở Giáo dục và Đào
tạo Phú Thọ, trang 145, khi miêu tả về trận Trạm Thản – Chân Mộng có ghi: “sau
1 ngày chiến đấu, ta tiêu diệt được hơn 400 tên địch, phá huỷ 44 xe cơ giới trong
đó có 17 xe tăng, xe bọc thép....”; nhưng trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Phù
Ninh” của BCH Đảng bộ xã, tại trang 75, cũng miêu tả trận đánh này lại ghi: “Chỉ
trong 20 phút chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt hơn 400 tên sỹ quan và binh lính của
giặc, phá huỷ 44 xe cơ giới, trong đó có 1 xe tăng, xe bọc thép...”, trong cuốn
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ” của BCH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, tại trang 249 lại
ghi:”Chỉ trong 20 phút chiến đấu, 31 xe cơ giới đã bị tan xác...”. Vậy, đâu là số
liệu chính xác nhất: 44 hay 31 xe cơ giới, 1 hay 17 xe tăng, diễn ra trong 20 phút
hay 1 ngày? Hay cũng trong trận Trạm Thản – Chân Mộng, giữa các sách cũng có
sự chênh lệch về thời gian diễn ra: cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Phù Ninh” ghi:


“Đúng như dự đoán của ta 11giờ 20 phút ngày 17 tháng 11 năm 1952, đội hình
hành quân của địch từ Đoan Hùng rút lui theo đường Quốc lộ 2, về đến Chân
Mộng đã lọt vào trận địa phục kích của ta...”(trang 75), cuốn ‘Lịch sử Đảng bộ
huyện Phù Ninh” lại ghi: “7 giờ sáng, bộ phận lớn quân địch trên đường rút từ
Đoan Hùng về tới đồi Chân Mộng...” (trang 107), trong cuốn “Một số tư liệu lịch
sử tỉnh Phú Thọ” lại đưa ra mốc thời gian khác: “10h20 phút ngày 17/11 đội hình
hành quân của địch lọt vào trận địa phục kích...”. Vậy, mốc thời gian nào là chính
xác?


Cịn trận Đồi Chị – Núi Quyết cũng có những sự chênh lệch nhau về số liệu
giữa các tư liệu: trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Phù Ninh” trang 108 có ghi:
“Riêng lực lượng vũ trang Phù Ninh tiêu diệt 45 tên, bắt sống 10 tên....”, cuốn
“Lịch sử Đảng bộ xã Phù Ninh” ghi: “trong đó lực lượng vũ trang huyện Phù Ninh
tiêu diệt được 40 tên, bắt sống 10 tên...”?


Bên cạnh đó, những tài liệu ghi chép từ thời chống Pháp của các xã là rất ít
ỏi, hầu như khơng giữ lại được. Ngay cả phịng lưu trữ Huyện uỷ cũng khơng có
nhiều tài liệu thời chống Pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

tham gia các trận đánh đó đều khơng cịn nữa, phần nhiều đã hi sinh trong chiến
trận, phần còn lại đã qua thời kỳ trí tuệ minh mẫn, khơng thể tường thuật được 1
cách chính xác, chi tiết nữa.


Để khắc phục những khó khăn đó, tơi đã chủ động tìm kiếm những nguồn tài
liệu thành văn và những nguồn tư liệu truyền miệng để từ đó tìm ra điểm chung,
thống nhất giữa các văn bản để tiến gần nhất tới sự thực lịch sử. Để làm được điều
đó, tơi đã đi tới hai địa phương –là nơi diễn ra hai trận đánh lớn mà tơi tìm hiểu là
xã Trạm Thản và xã Phù Ninh để có thể hiểu rõ hơn sự kiện mình tìm hiểu. Tiếp
đó, tơi tìm hiểu và gặp gỡ một số nhân chứng còn lại của hai trận đánh, nghe họ kể
về diễn biến trận đánh, ghi nhớ lại và so sánh với các văn bản đã tiếp xúc. Tôi chia


học sinh làm hai nhóm, đi tới từng xã để tìm hiểu tình hình. Bên cạnh đó, tơi cũng
tìm hiểu sự kiện lịch sử thơng qua những hiện vật cịn sót lại của trận đánh: chiếc
xe tăng ở Trạm Thản hay khu vực Đồi Trò – Nũi Quyết – nơi diễn ra trận đánh.
Sau khi có những tư liệu cần thiết, tôi cùng học sinh lựa chọn, thống kê lại theo
trình tự thời gian, so sánh các tư liệu với nhau để tìm ra sự trùng khớp để có thể tái
hiện lại sự kiện lịch sử.


<b>3.Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề</b>


Sưu tầm, giảng dạy lịch sử địa phương là cơng tác khoa học, địi hỏi người
tiến hành hiểu rõ mục đích, ý nghĩa quan trọng của việc làm này. Đặc biệt, đối với
học sinh -lực lượng chủ yếu trong việc sưu tầm tài liệu, cần phải chuẩn bị kỹ càng
về các mặt: tư tưởng, phương pháp cơ bản của công tác sưu tầm... Cần phải xác
định khơng gian và thời gian có liên quan đến nội dung chủ đề nghiên cứu để chỉ
đạo học sinh sưu tầm tài liệu cho đúng. Sau đó, chia học sinh làm hai nhóm: mỗi
nhóm tìm hiểu về một trận đánh. Yêu cầu các nhóm đưa ra các ý tưởng, thảo luận
cùng nhau để tìm ra biện pháp tốt nhất. Thống nhất giữa các nhóm thời gian hồn
thành. Đây là bước vơ cùng quan trọng, nếu làm tốt bước này thì sẽ thu được một
bài soạn giảng về lịch sử địa phương hoàn chỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

việc thu thập và sử dụng nhiều nguồn sử liệu là điều kiện quan trọng giúp người
biên soạn hiểu được bản chất của vấn đề.Trong bước sưu tầm tài liệu, tài liệu tin
cậy nhất có thể nói tới đầu tiên là tài liệu thành văn. Đây là loại tư liệu rất quý đối
với công tác nghiên cứu lịch sử địa phương, có giá trị đóng góp nhất định vào cơng
việc làm sáng tỏ các vấn đề quan trọng. Tuy nhiên cũng cần kiểm tra độ chính xác
và tin cậy của các nguồn tài liệu này vì đơi khi cũng có những lầm lẫn như những
trường hợp đã trình bày ở trên. Chính vì thế mà tơi cùng học sinh phải tìm hiểu dựa
trên tài liệu truyền miệng để qua đó có thể khẳng định chính xác mốc thời gian
diễn ra trận đánh cũng như kết quả thu được.



Sau khi đã sưu tầm tư liệu một cách đầy đủ, kiểm tra độ tin cậy của tư liệu
thì bước sang giai đoạn biên soạn. Đây là bước quan trọng để xây dựng bài giảng
lịch sử địa phương. Việc biên soạn phải tiến hành theo các bước sau:


Xây dựng đề cương lịch sử địa phương.


Sắp xếp các tài liệu đã chỉnh lí, xác minh theo những phần, nội dung mà đề
cương đã lập.


Phân công, hướng dẫn học sinh, tranh thủ ý kiến những người có hiểu biết
về vấn đề đang làm.


Thông qua bản sơ thảo trước các cấp lãnh đạo địa phương và nhà trường.
Sửa chữa, lấy ý kiến đông đảo quần chúng địa phương.


Đưa vào giảng dạy trong nhà trường.


Đó là những bước quan trọng để có thể hồn chỉnh bài soạn của mình nhất,
hơn nữa nhờ sự thông qua các cấp lãnh đạo địa phương và nhân dân địa phương có
thể giúp tơi chỉnh sửa bài soạn sao cho sát với thực tế đã diễn ra nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm</b>


Thơng qua những bước tìm hiểu sưu tầm tư liệu và biên soạn, tơi đã có một
bài giảng lịch sử địa phương hoàn chỉnh như sau


Sau thắng lợi tại trận biên giới thu – đông 1950, ta liên tiếp mở các chiến
dịch Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt... Trong các chiến dịch này đều có sự giúp
sức của nhân dân Phù Ninh. Đảng bộ đã động viên thanh niên hăng hái tòng quân,
huy động một lực lượnh dân quân lớn tham gia phục vụ các chiến dịch. Đặc biệt,


trong chiến dịch Hồ Bình


Trong lúc Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ đang ra sức ...
thì ngàu 28 tháng 10 năm 1952 quân Pháp bắt đầu mở chiến dịch Loren với một
lực lượng lớn gômg 3 vạn quân tinh nhuệ tấn công Đoan Hùng và Sông Thao. Sau
khi chốt một số cứ điểm ở hữu ngạn Sông Thao, ngày 2 tháng 11 năm 1952, thực
dân Pháp tấn công tả ngạn, đánh chiếm thị xã Phú Thọ, rải quân chiếm giữ quốc lộ
số 2 và các tuyến đường giao thông Phú thọ - Phú Hộ, Ngọc Tháp – Gò Gai, Cao ị
Mại – Tiên Kiên – Phù Lỗ. Ở các vị trí chiếm đóng, chúng xây dựng cơng sự, móc
nối với bọn phản động để xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng ta, đốt phá nhà
dân, bắt giết trâu bị, cướp tài sản của nhân dân.


Về phía nhân dân ta, khi Pháp đánh Phú Thọ, bộ đội địa phương cùng dân
quân du kích huyện đã anh dũng bám sát trận địa, chặn đánh địch ở nhiều nơi gây
cho chúng nhiều thiệt hại. Tiêu biểu nhất là trận Trạm Thản – Chân Mơng và Đồi
Trị – Núi Quyết.


Về trận Trạm Thản – Chân Mộng: trong khi dàn mỏng lực lượng trên một
chiến tuyến dài 80km, lại bị chặn đánh ở khắp nơi, thực dân Pháp ngày càng gặp
nhiều khó khăn về hậu cần và liên lạc, quân số bị hao hụt nhiều, tinh thần binh lính
mệt mỏi khiến thực dân Pháp duộc phải kết thúc sớm trận càn. Phán đoán được kế
hoạch của địch, Bộ tư lệnh điều Trung đoàn 36 về Phú Thọ, cùng với các đơn vị
bạn, bộ đội địa phương và dân quân du kích huyện Phù Ninh chặn đánh địch. Bộ
chỉ huy mặt trận Phú Thọ cùng ban chỉ huy Trung đoàn Bắc - Bắc quyết định chặn
đánh địch trên Quốc lộ hai, đoạn đường Chân Mộng - Trạm Thản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

của địch, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực của ta tiêu diệt địch. Bên cạnh đó, dân
qn du kích các xã trên cùng với bộ đội địa phương huyện Phù Ninh được lệnh
phối hợp chặt chẽ với Trung đoàn 36, Sư đoàn 308 tổ chức chặn đánh địch ở Chân
Mộng - Trạm Thản. Các đơn vị bộ đội chủ lực được dân quân du kích dẫn đường,


nhân dân che chở nên khoảng 5h sáng ngày 17 tháng 11 năm 1952 đã lặng lẽ
chiếm lĩnh trận địa. Tiểu đoàn 72 bộ đội địa phương điều đại đội 310 do đồng chí
Thăng chỉ huy, chia làm 3 trung đội phối hợp và dẫn đường cho các tiểu đoàn chủ
lực. Đại đội 319 phục kích ở đoạn đường Phú Hộ, đại đội 315 phục kích ở khu vực
Phú Lộc cùng nhân dân địa phương cản đường, đánh kiềm chế giam chân địch trên
đường chúng rút lui, tạo thời cơ để bộ đội chủ lực tiêu diệt nhiều sinh lực địch
7h sáng, bộ phận lớn quân địch trên đường rút từ Đoan Hùng về tới đồi
Chân Mộng.Quân địch di chuyển chậm chạp và thận trọng, Nửa giờ sau, đoàn xe
dài gần ba cây số nối đi nhau bị vào trận địa phục kích của ta. Khi các đơn vị
tiền tiêu và chủ tướng đã đi qua an tồn thì lính thuộc tiểu đồn lê dương số 2 tỏ ra
chủ quan. Xe cơ giới vướng quân bộ nên chay chậm chạp. Các sỹ quan tiền trạm
thuộc binh đoàn cơ động số 1 (GM1) ngồi trong xe ung dung hút thuốc lá. Thời cơ
diệt giặc đã đến.


9 giờ 45 phút, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 36 - đồng chí Hồng Sơn hạ
lệnh nổ súng. Các cỡ súng của ta từ đồi cao hai bên đường đồng loạt nhả đạn vào
đội hình bộ binh và xe địch. Thủ pháo, lựu đạn của chiến sỹ ta từ dốc đứng thành
vại tới tấp ném xuống ầm ầm. Chiếc xe đi đầu trúng đạn SKZ của ta, quay ngang
đổ kềnh trở thành vật cản khiến các xe sau khơng thốt được. Hàng trăm chiến sỹ
xung kích của ra như những mũi tên xuyên qua các vạt rừng, phóng thẳng xuống
mặt đường nhằm địch mà tiêu diệt. Suốt chiều dài hơn 2km, các đơn vị bộ đội chủ
lực được sự phối hợp chặt chẽ của bộ đội địa phương huyện và lực lượng dân quân
các xã đã khiến cho thực dân Pháp bó tay. Chỉ trong 20 phút chiến đấu, ta đã tiêu
diệt được 31 xe cơ giới cùng hàng trăm tên địch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

và xe bọc thép. Đây là trận đánh phá huỷ nhiều xe cơ giới nhất ở Đông Dương từ
trước tới nay.


Sau chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản, dân qn du kích xã Đơng Quan,
Chi Lăng trong đó có 3 tổ du kích thơn do ông Vị, ông Trọng và ông Hạnh phụ


trách cùng lực lượng bộ đội (gồm hai tiểu đoàn của trung đồn 36) tấn cơng địch ở
Đồi Chị – Núi Quyết (xã Phù Ninh) do 2 đại đội địch nắm giữ. Trận chiến diễn ra
rất ác liệt. Từ trên đồi cao, đại bác địch thi nhau bắn xối xả chặn mũi tiến công của
quân ta. Tuy nhiên với sự mưu trí, dũng cảm và thơng thạo địa hình, đồng chí trinh
sát Nguyễn Văn Trọng đã tìm đường đưa bộ đội vượt đồi cao, chiếm lĩnh trận địa.
Trong vòng 30 phút, quân ta đã làm chủ trận địa, tiêu diệt được 180 tên địch, bắt
sống 76 tên. Riêng lực lượng vũ trang huyện Phù Ninh đã tiêu diệt được 45 tên, bắt
sống 10 tên, đưa tổng số quân địch bị tiêu diệt và bắt sống trong trận Chân Mộng
-Trạm Thản, Đồi Chò – Núi Quyết lên tới hơn 600 tên.


Ngày 25 tháng 11 năm 1952, địch rút khỏi Phú Thọ, chiến dịch Loren thất
bại. Tính chung tồn chiến dịch, quân ta đã tiêu diệt hơn 2.000 tên địch. Đây là
trận càn lớn nhất và cũng là trận càn cuối cùng của thực dân Pháp lên vùng tự do
Phú Thọ. Đóng góp chung vào thắng lợi ấy của tỉnh nhà có cơng lao khơng nhỏ
của nhân dân huyện Phù Ninh, đặc biệt là hai xã Trạm Thản và Phù Ninh.


III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận


Lịch sử địa phương được giảng dạy trong trường phổ thông là một trong
những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức học sinh về q hương mình. Giáo
dục cho các em lịng yêu quê hương, hình thành những khái niệm về nghĩa vụ đối
với quê hương, làm cho học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa
phương và lịch sử dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12></div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, <i>Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (Tập 1),</i>
NXB Chính trị quốc gia 2000.



2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phù Ninh, <i>Lịch sử Đảng bộ huyện Phù Ninh</i>
<i>(1939 – 2002), </i>2003.


3. Ban chấp hành Đảng bộ xã Phù Ninh, <i>Lịch sử Đảng bộ xã Phù Ninh (1939 –</i>
<i>2004), </i>2005.


4. Sở giáo dục & đào tạo Phú Thọ, <i>Một số tư liệu lịch sử tỉnh Phú Thọ, </i>2009.


5. Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị (cb), <i>Phương pháp dạy học lịch sử, </i>NXB giáo
dục, 2003.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×