Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên của nhà trường đối với nỗ lực học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 122 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT
ĐỘNG GIẢNG DẠY VÀ HỖ TRỢ SINH VIÊN CỦA
NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NỖ LỰC HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN
Mã số đề tài: 183.CB01
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Thu Trang
Thành viên đề tài: TS. Ngô Ngọc Hưng
ThS. Trần Anh Dũng
Đơn vị thực hiện: Khoa Khoa học Cơ bản

Thành phố Hồ Chí Minh, 2019


LỜI CÁM ƠN
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Cơng nghiệp Tp. HCM đã cấp
kinh phí và tạo điểu kiện thuận lợi để nhóm có thể hồn thành đề tài nghiên cứu này
Nhóm nghiên cứu cũng cám ơn các thầy, cô đã đồng ý và hỗ trợ cho nhóm tiến hành khảo
sát tại lớp học của mình. Và nhóm đặc biệt cám ơn các em sinh viên tham gia khảo sát.
Những thơng tin có giá trị do các em cung cấp đã góp phần đáng kể vào thành cơng của
nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cám ơn các góp ý của các giảng viên trong khoa Khoa
học Cơ bản, các thầy, cô trong Hội đồng phản biện. Ý kiến đóng góp quý báu của các


thầy, cơ đã giúp cho nghiên cứu được hồn thiện hơn.


PHẦN I. THƠNG TIN CHUNG
I. Thơng tin tổng qt
1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên
của nhà trường đối với nỗ lực học tập của sinh viên
1.2. Mã số: 183.CB 01
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
Họ và tên

Đơn vị cơng tác

Vai trị thực hiện đề tài

1 TS. Nguyễn Thị Thu Trang

Khoa Khoa học Cơ bản

Chủ nhiệm đề tài

2 TS. Ngô Ngọc Hưng

Khoa Khoa học Cơ bản

Thành viên

3 ThS. Trần Anh Dũng

Khoa Khoa học Cơ bản


Thành viên

TT
(học hàm, học vị)

1.4. Đơn vị chủ trì: Khoa Khoa học Cơ bản, trường Đại học Cơng nghiệp Tp. HCM
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng:

từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018

1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng 6 năm 2019
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 05 năm 2019
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): Khơng có thay đổi
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài:. 20 triệu đồng.
II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặt vấn đề:
Nỗ lực học tập của sinh viên là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định
đến thành tích học tập, sự phát triển trí tuệ và nhân cách của sinh viên trong thời gian học
đại học. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, theo quan sát, hiện tượng sinh viên lơ là, ít
chuyên cần trong học tập đang ngày càng trở nên phổ biến tại các trường đại học Việt
Nam và điều này đang gây ra một số hệ lụy cho giáo dục đại học ở Việt Nam. Trước hết,
số sinh viên bị cảnh báo học vụ hay bị buộc thôi học tăng đột biến, tỷ lệ sinh viên tốt
nghiệp đúng thời hạn giảm. Đáng lo ngại hơn, do sinh viên không chuyên cần học tập, họ
khơng tích lũy đủ kiến thức và kỹ năng để gia nhập vào thị trường lao động. Tỷ lệ sinh


viên ra trường thất nghiệp cao cũng gây ra một số tác động tiêu cực đến các trường đại
học. Đầu tiên, nó làm dấy lên những chỉ trích, nghi ngờ về năng lực đào tạo của các

trường đại học. Tiếp theo, nó có thể làm giảm sức thu hút của giáo dục đại học đối với
học sinh và phụ huynh, dẫn đến số lượng học sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường đại
học giảm và làm cho cuộc cạnh tranh tuyển sinh giữa các trường đại học diễn ra càng
ngày càng gay gắt. Những lý do nêu trên cho thấy đã đến lúc các trường đại học Việt
Nam cần lưu tâm hơn đến nỗ lực học tập của sinh viên và quan trọng hơn, cần tìm ra các
biện pháp để thúc đẩy sinh viên nỗ lực học tập để nâng cao chất lượng đào tạo của mình.
2. Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu ảnh hưởng của các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ
sinh viên của trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM đối với nỗ lực học tập của sinh
viên.
- Mục tiêu cụ thể:
 Xác định mức độ nỗ lực học tập của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ tư hệ đại
học chính quy trường Đại học Cơng nghiệp Tp. HCM.
 Tìm hiểu đánh giá của sinh viên về các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên
của Nhà trường.
 Xác định mức độ ảnh hưởng của các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên của
Nhà trường đối với nỗ lực học tập của sinh viên.
 Thu thập số liệu đánh giá của sinh viên về các kết quả học tập, kết quả rèn luyện
và phát triển về nhân cách mà sinh viên đạt được trong quá trình học tập tại
Trường.
 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ nỗ lực của sinh viên.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu
trong và ngồi nước liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý thuyết
cho đề tài.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng phiếu khảo sát để thu thập thông tin về nỗ
lực học tập của sinh viên và đánh giá của sinh viên về các hoạt động giảng dạy và
hỗ trợ sinh viên của Nhà trường.
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để thực hiện các
phép tính thống kê mơ tả và thống kê suy luận.



4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
-

Sinh viên trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM chưa nỗ lực nhiều trong học tập.
Sinh viên còn chưa đầu tư nhiều thời gian và công sức vào học tập và các hoạt động
liên quan đến học tập.

-

Đánh giá của sinh viên về các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên của Nhà
trường có những điểm tích cực và một số điểm cần hồn thiện. Ví dụ, sinh viên
đánh giá cao hoạt động giảng dạy của giảng viên và sự hỗ trợ của Nhà trường. Tuy
nhiên, thách thức học thuật của Nhà trường đặt ra cho sinh viên chưa cao, tương tác
giữa giảng viên và sinh viên còn hạn chế, chất lượng tương tác giữa sinh viên với
bạn học, với giảng viên và nhân viên phòng ban cũng không được đánh giá cao.

- Các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên của Nhà trường có ảnh hưởng tích cực
đến nỗ lực học tập của sinh viên. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn chưa cao. Chỉ
có 5 trong số 10 nhân tố giảng dạy và hỗ trợ sinh viên được đưa vào mơ hình nghiên
cứu có ảnh hưởng đến nỗ lực học tập của sinh viên nhưng hệ số ảnh hưởng còn
thấp. Các nhân tố có ảnh hưởng bao gồm Chiến lược học tập, Tương tác giữa giảng
viên và sinh viên, Áp lực thi cử, Hợp tác trong học tập, Chất lượng tương tác (sắp
xếp theo thứ tự giảm dần). Ba trong số 5 nhân tố khơng có ảnh hưởng đến nỗ lực
học tập của sinh viên liên quan đến thách thức học thuật mà Nhà trường đặt ra cho
sinh viên. Hoạt động giảng dạy hiệu quả của giảng viên và sự hỗ trợ của Nhà trường
tuy được sinh viên đánh giá cao nhưng lại khơng có ảnh hưởng đến nỗ lực học tập
của sinh viên.

- Trải nghiệm học tập tại trường Đại học Cơng nghiệp Tp. HCM đóng góp đáng kể
vào phát triển nhân cách của sinh viên nhưng chỉ đóng góp ở mức tương đối với
việc tích lũy kiến thức, phát triển kỹ năng học tập và chuẩn bị cho nghề nghiệp
tương lai của họ.
- Để nâng cao nỗ lực học tập của sinh viên, trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM
cần có những cải tiến trong phương pháp kiểm tra, đánh giá; nâng cao mức độ thách
thức học thuật trong cả chương trình đào tạo và kiểm tra, đánh giá; tạo điều kiện
cho sinh viên tương tác nhiều hơn với giảng viên; cải thiện chất lượng tương tác của
sinh viên đối với các thành viên khác trong Nhà trường; khuyến khích sinh viên sử
dụng các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ sinh viên của Nhà trường.


5. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận
Nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu đề ra: phần nào phác họa được thực trạng nỗ lực
học tập của sinh viên và các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh viên ở trường Đại học Công
nghiệp Tp. HCM; xác định được những hoạt động có tác động tích cực đến nỗ lực học
tập và các hoạt động cần phải cải thiện; thu thập được các thông tin đánh giá của sinh
viên về kết quả học tập và rèn luyện; đề ra được một số giải pháp có tính khả thi nhằm
nâng cao nỗ lực học tập ở trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM.
Về mặt lý luận, qua việc phản ánh bản chất, các kiểu mẫu của nỗ lực học tập của sinh
viên và các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh viên tại một trường đại học Việt Nam và chỉ
ra các đặc trưng riêng này được hình thành và bị tác động ra sao dưới ảnh hưởng của các
yếu tố như giáo dục, văn hóa, xã hội ở Việt nam cũng như kiểm tra tác động của các hoạt
động của nhà trường đối với nỗ lực học tập, nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định
vào hệ thống tri thức của Việt Nam và thế giới về nỗ lực học tập của sinh viên và vai trị
của nhà trường trong việc khuyến khích sinh viên nỗ lực học tập. Nghiên cứu cịn đặt nền
móng cho các nghiên cứu chuyên sâu về đề tài này ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã cung cấp cho trường Đại học Công nghiệp Tp.
HCM những thông tin hữu ích về các hoạt động dạy và học của mình. Dựa trên các thơng
tin này, Nhà trường có thể tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao nỗ lực học tập của sinh

viên, qua đó, nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín của Nhà trường. Ở phạm vi rộng hơn,
kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các nhà giáo dục, các nhà quản lý, và các nhà nghiên
cứu hiểu thêm về các hoạt động học tập của sinh viên, các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ
sinh viên của các trường đại học Việt Nam và mối quan hệ giữa hoạt động học tập của
sinh viên và hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh viên của nhà trường. Dựa trên các hiểu biết
này họ có thể tìm ra các giải pháp hữu hiệu hơn để nâng cao chất lượng của giáo dục đại
học Việt Nam.
6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Tóm tắt
Nghiên cứu định lượng này được thực hiện nhằm (i) tìm hiểu thực trạng nỗ lực học tập
của sinh viên, các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh viên của trường Đại học Công nghiệp
Tp. HCM; (ii) xác định ảnh hưởng của các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh viên của Nhà
trường đối với nỗ lực học tập của sinh viên; (iii) tìm hiểu đánh giá của sinh viên về các


kết quả học tập, kết quả rèn luyện và phát triển về nhân cách mà sinh viên đạt được từ trải
nghiệm học tập tại Trường.
Về nỗ lực học tập của sinh viên và các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh viên của Nhà
trường, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng (i) nỗ lực học tập của sinh viên chưa cao; (ii)
sinh viên đánh giá cao hoạt động giảng dạy của giảng viên và sự hỗ trợ của Nhà trường;
(iii) thách thức học thuật chưa cao; (iv) mức độ tương tác giữa sinh viên và giảng viên
còn hạn chế, chất lượng tương tác của sinh viên với giảng viên và nhân viên chưa cao.
Các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh viên của Nhà trường được khảo sát có ảnh hưởng
tích cực đến nỗ lực học tập của sinh viên nhưng mức độ ảnh hưởng chưa cao. Trải
nghiệm học tập tại trường có rất nhiều đóng góp đối với sự phát triển về nhân cách của
sinh viên nhưng chỉ đóng góp ở mức tương đối với sự tích lũy kiến thức, phát triển các kỹ
năng học tập và sự chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai của họ.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề xuất 6 giải pháp nâng cao nỗ lực
học tập của sinh viên: cải thiện phương pháp kiểm tra, đánh giá; nâng cao thách thức học
thuật; tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tương tác nhiều hơn với giảng viên; cải thiện

chất lượng tương tác giữa sinh viên và các thành viên khác trong Nhà trường; khuyến
khích sinh viên sử dụng các trung tâm, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ của Nhà trường; tiến hành
thêm một số nghiên cứu về nỗ lực học tập của sinh viên và hoạt đông giảng dạy và hỗ trợ
sinh viên của nhà trường.
Abstract
This quantitative study aimed at (i) investigating student academic effort and teaching
and supportive practices of Industrial University of Ho Chi Minh city; (ii) examining the
influence of the university’s teaching and supportive practices on student academic
effort; (iii) inquiring student evaluation of the learning outcomes and personality
development outcomes they have gained from their learning experience at the university.
Concerning student academic effort, institutional teaching and supportive practices,
the research findings showed (i) low level of student academic effort; (ii) students’ high
rating of lecturers’ teaching practices and the university’s support; (iii) low level of
academic challenge; and (iv) limited interaction between students and lecturers and low
quality of students’ interaction with lecturers and professional staff.
Surveyed institutional teaching and supportive practices had a positive effect on
student academic effort, but the level of the effect was not high. Learning experience at


the university greatly contributed to students’ personality development, but relatively
contributed to their knowledge accumulation, learning skill development and work
preparation.
Based on the research findings, the researchers proposed 6 solutions for promoting
student academic effort: improving testing and assessment practices; increasing the
degree of academic challenge; creating favorable conditions for more student-lecturer
interaction; improving the quality of interactions between students and other agents of
socialization in the campus; encouraging students to use institutional supportive activities
and services; conducting more studies on student academic effort and institutional
teaching and supporting practices.
III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo

3.1. Kết quả nghiên cứu ( sản phẩm dạng 1,2,3)
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu
TT

kinh tế - kỹ thuật

Tên sản phẩm

Đăng ký
1

Số liệu nghiên cứu

Nhiều

Đạt được
Nhiều, đầy đủ và phù
hợp cho các mục tiêu
nghiên cứu

2

Báo cáo nghiên cứu

1

1

3


Bài báo

3

3

3.2. Kết quả đào tạo

TT

Họ và tên

Thời gian

Tên đề tài

thực hiện đề tài

Tên chuyên đề nếu là NCS
Tên luận văn nếu là Cao học

Nghiên cứu sinh

Học viên cao học
Sinh viên Đại học

Đã bảo vệ


IV. Tình hình sử dụng kinh phí

T

Nội dung chi

T
A

Chi phí trực tiếp

1

Th khốn chun mơn

2

Ngun, nhiên vật liệu, cây con..

3

Thiết bị, dụng cụ

4

Cơng tác phí

5

Dịch vụ th ngồi

6


Hội nghị, hội thảo,thù lao nghiệm thu giữa kỳ

7

In ấn, Văn phòng phẩm

8

Chi phí khác

B

Chi phí gián tiếp

1

Quản lý phí

2

Chi phí điện, nước
Tổng số

Kinh phí

Kinh phí

được duyệt


thực hiện

(triệu đồng)

(triệu đồng)

18.000.000

18.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

20.000.000

20.000.000

Ghi
chú

V. Kiến nghị ( về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài)
Để nâng cao nỗ lực học tập của sinh viên, trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM cần
thực hiện một số thay đổi, cải tiến trong chương trinh đào tạo và kiểm tra, đánh giá. Nhà
trường cũng cần có những chủ trương, chính sách thích hợp để xây dựng một môi trường
học tập thân thiện hơn như thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ sinh

viên, tăng cả số lượng lẫn chất lượng tương tác giữa sinh viên và các thành viên khác
trong Nhà trường.
Cần có thêm nhiều nghiên cứu về nỗ lực học tập của sinh viên và các hoạt động giảng
dạy, hỗ trợ sinh viên của nhà trường.
VI. Phụ lục sản phẩm ( liệt kê minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)
Sản phẩm nghiên cứu: 3 bài báo
+ Nỗ lực học tập của sinh viên và các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh viên tại
trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM (Giấy nhận đăng bài của Tạp chí Khoa học
và Cơng nghệ trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM).


+ Một số nhân tố ảnh hưởng đến nỗ lực học tập của sinh viên trường Đại học Công
nghiệp Tp. HCM (Giấy nhận đăng bài của Tạp chí Khoa học và Công nghệ trường
Đại học Công nghiệp Tp. HCM).
+ A study of student engagement at Industrial University of Ho Chi Minh city (Giấy
xác nhận đăng bài của Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật).

Chủ nhiệm đề tài

Tp. HCM, ngày ........ tháng 06 năm 2019
Phòng QLKH&HTQT
KHOA KHCB
Trưởng (đơn vị)

TS. Nguyễn Thị Thu Trang

TS. Ngô Ngọc Hưng


PHẦN II

BÁO CÁO CHI TIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Ý nghĩa Khoa học và Thực tiễn ............................................................................. 2
2.1. Ý nghĩa Khoa học .............................................................................................. 2
2.2. Ý nghĩa Thực tiễn .............................................................................................. 4
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 5
3.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 5
3.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 6
6. Hạn chế của đề tài nghiên cứu ............................................................................... 6
7. Cấu trúc của báo cáo tổng kết đề tài ..................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỖ LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VÀ
CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, HỖ TRỢ SINH VIÊN CỦA NHÀ
TRƯỜNG ............................................................................................. 9
1.1. Nỗ lực học tập của sinh viên ............................................................................... 9
1.2. Hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên của nhà trường ................................ 11
1.3. Khảo sát đo lường nỗ lực học tập của sinh viên và hoạt động giảng day, hỗ trợ
sinh viên của nhà trường ..................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY,
HỖ TRỢ SINH VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
Tp. HCM ĐỐI VỚI NỖ LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ......... 21

2.1. Tổ chức nghiên cứu .............................................................................................. 21
2.1.1. Chọn mẫu ........................................................................................................ 22
2.1.2. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ....................................................................... 23
2.1.3. Tiến hành khảo sát .......................................................................................... 24
i


2.1.4. Xây dựng thang đo ........................................................................................ 25
2.1.5. Xử lý dữ liệu .................................................................................................. 28
2.1.5.1. Chuẩn bị dữ liệu ...................................................................................... 28
2.1.5.2. Phân tích dữ liệu...................................................................................... 28
2.1.5.3. Mơ hình nghiên cứu ............................................................................... 29
2.1.5.4. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 30
2.2. Thực trạng về các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh viên của Nhà trường và nỗ
lực học tập của sinh viên ...................................................................................... 30
2.2.1. Thực trạng về các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh viên của Nhà trường..... 32
2.2.1.1. Chủ đề 1: Thách thức học thuật .............................................................. 32
3.2.1.2. Chủ đề 2: Hợp tác trong học tập ............................................................. 34
3.2.1.3. Chủ đề 3: Trải nghiệm cùng giảng viên .................................................. 34
3.2.1.4. Chủ đề 4: Môi trường học tập ................................................................. 36
3.2.1.5. Chủ đề 5: Áp lực thi cử ........................................................................... 37
2.2.2. Thực trạng về nỗ lực học tập của sinh viên .................................................... 37
2.3. Sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên trong NLHT và đánh giá của sinh viên về
các HĐGD&HT của Nhà trường ........................................................................ 38
2.3.1. Sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên theo giới tính...................................... 38
2.3.2. Sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên theo năm học ..................................... 39
2.3.3. Sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên theo ngành học................................... 41
2.4. Ảnh hưởng của các HĐGD&HT của Nhà trường đối với NLHT của sinh viên
................................................................................................................................ 42
2.4.1. Phân tích tương quan ...................................................................................... 42

2.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ..................................................................... 43
2.5. Đánh giá của sinh viên về kết quả học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách
................................................................................................................................ 49
2.5.1. Kiến thức và kỹ năng học tập ......................................................................... 49
2.5.2. Phát triển nhân cách........................................................................................ 51
2.5.3. Chuẩn bị cho nghề nghiệp .............................................................................. 52
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NỖ LỰC HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP Tp. HCM ..... 55
3.1. Nguyên tắc xây dựng giải pháp .......................................................................... 55
ii


3.2. Cơ sở xây dựng giải pháp .................................................................................... 55
3.3. Các giải pháp nâng cao nỗ lực học tập của sinh viên ....................................... 56
3.3.1. Giải pháp 1: Cải thiện phương pháp kiểm tra, đánh giá ................................. 56
3.3.1.1. Mục đích và ý nghĩa ................................................................................ 56
3.3.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành ............................................................. 56
3.3.2. Giải pháp 2: Tạo ra các thách thức học thuật đối với sinh viên ..................... 57
3.3.2.1. Mục đích và ý nghĩa ................................................................................ 57
3.3.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành ............................................................. 58
3.3.3. Giải pháp 3: Tạo điều kiện để nâng cao mức độ tương tác giữa sinh viên và
giảng viên ................................................................................. 58
3.3.3.1. Mục đích và ý nghĩa ................................................................................ 58
3.3.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành ............................................................. 59
3.3.4. Giải pháp 4: Cải thiện chất lượng tương tác giữa sinh viên và giảng viên, nhân
viên phòng ban ......................................................................... 59
3.3.4.1. Mục đích và ý nghĩa ................................................................................ 59
3.3.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành ............................................................. 60
3.3.5. Giải pháp 5: Khuyến khích sinh viên sử dụng các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ
sinh viên của Nhà trường ......................................................... 60

3.3.5.1. Mục đích và ý nghĩa ................................................................................ 60
3.3.5.2. Nội dung và cách thức tiến hành ............................................................. 60
3.3.6. Giải pháp 6: Tiến hành thêm các nghiên cứu về nỗ lực học tập của sinh viên và
mối quan hệ giữa nỗ lực học tập của sinh viên và các hoạt động
giảng dạy của Nhà trường ........................................................ 61
3.3.6.1. Mục đích và ý nghĩa ................................................................................ 61
3.3.6.2. Nội dung và cách thức tiến hành ............................................................. 61
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 63
4.1. Kết luận ................................................................................................................. 63
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 65
4.2.1. Đối với Ban Lành đạo Nhà trường, các Viện, Khoa, Trung tâm ................... 66
4.2.2. Đối với giảng viên .......................................................................................... 66
4.2.3. Đối với các trung tâm hỗ trợ sinh viên và các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường
................................................................................................................................ 67
iii


4.2.4. Đối với sinh viên ............................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 69
PHỤ LỤC A: Phiếu khảo sát nỗ lực học tập của sinh viên và các hoạt động giảng
dạy, hỗ trợ sinh viên của nhà trường .............................................. 74
PHỤ LỤC B: Tần số xuất hiện, tỷ lệ % của các mục hỏi trong thang đo nỗ lực học
tập và hoạt động giảng dạy, hỗ trợ của nhà trường ...................... 80
PHỤ LỤC C: So sánh tỷ lệ % của các mục hỏi trong thang đo nỗ lực học tập và
hoạt động giảng dạy, hỗ trợ của nhà trường với NSSE 2018 ....... 85

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Đặc điểm mẫu khảo sát ................................................................................... 25
Bảng 2: Các thang đo NLHT của sinh viên và các HĐGD&HT của nhà trường ......... 27
Bảng 3: Hệ số Cronbach’s alpha của các nhân tố ......................................................... 28
Bảng 4: Trung bình (means) và độ lệch chuẩn (SD) của các nhân tố .......................... 30
Bảng 5: Giá trị trung bình các nhân tố/ chỉ báo của Việt Nam và Mỹ ......................... 31
Bảng 6: So sánh giá trị trung bình các nhân tố dựa trên giới tính ................................ 39
Bảng 7: So sánh giá trị trung bình các nhân tố dựa trên năm học ................................ 40
Bảng 8: So sánh giá trị trung bình các nhân tố dựa trên ngành học ............................. 41
Bảng 9: Tương quan giữa các HĐGD&HT của nhà trường và NLHT của sinh viên .. 42
Bảng 10: Tóm tắt mơ hình hồi quy ............................................................................... 43
Bảng 11: Kết quả phân tích hồi quy về ảnh hưởng của các HĐGD&HT của nhà trường
đối với NLHT của sinh viên .......................................................................... 44
Bảng 12: Ý kiến của sinh viên về các nhân tố có ảnh hưởng cao nhất đến NLHT ...... 49
Bảng 13: Đánh giá của sinh viên về các kết quả học tập và phát triển nhân cách mà sinh
viên đạt được từ trải nghiệm học tập tại trường ............................................ 50

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Mơ hình nghiên cứu ......................................................................................... 30

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

CCSSE


Community College Survey of Student Engagement

2

CSR

College Survey Report

3

HĐGD&HT

Hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên

4

LMS

Learning Management System

5

M

Mean = Giá trị trung bình

6

N/A


Not available= Khơng có dữ liệu tương ứng

7

NLHT

Nỗ lực học tập

8

NSSE

National Survey of Student Engagement

9

NXB

Nhà xuất bản

10

PBL

Project-Based Learning

11

SD


Standard Deviation = Độ lệch chuẩn

12

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

13

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

14

VN

Việt Nam

STT

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hai thập niên vừa qua, giáo dục Đại học Việt Nam đã có những bước phát
triển mạnh mẽ. Quy mơ đào tạo đại học gia tăng đáng kể cả về số lượng các trường đại

học lẫn số lượng sinh viên đại học. Cụ thể, chỉ trong vòng 12 năm, từ năm 1999 đến
2010, số trường đại học đã tăng gấp 2,5 lần, số sinh viên tăng gần 142% (Bộ Giáo dục và
Đào tạo, 2013). Việc mở rộng quy mô đào tạo đại học đã đáp ứng được nhu cầu học tập
to lớn của người dân và đã cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao cần thiết cho
công cuộc đổi mới về kinh tế và xã hội của đất nước (Ministry of Education and Training,
2009). Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh chóng này cũng đã làm cho hệ thống giáo dục
đại học của Việt Nam bị quá tải. Tốc độ phát triển của đội ngũ giảng viên cũng như sự
đầu tư mở rộng, cải thiện cơ sở vật chất đã không thể theo kịp với quy mô tăng trưởng
của hệ thống. Sự thiếu cân bằng này đã phần nào làm cho chất lượng giáo dục đại học
Việt Nam có phần giảm sút. Sự giảm sút về chất lượng có thể nhìn thấy qua số lượng sinh
viên bị cảnh báo học vụ hay buộc thôi học ngày càng tăng, tỷ lệ sinh viên hồn thành
chương trình học đúng thời hạn ngày càng thấp. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ thất nghiệp của
sinh viên tốt nghiệp đại học đang tăng cao trong những năm gần đây. Theo thống kê mới
nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong quý 2/2018, có hơn 126.900 sinh
viên tốt nghiệp đã khơng thể gia nhập vào thị trường lao động. Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp
cao sau khi tốt nghiệp cũng có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến chính các trường
đại học. Nó làm giảm sức hấp dẫn của giáo dục đại học đối với phụ huynh và học sinh.
Phụ huynh và học sinh sẽ cân nhắc có nên thi vào đại học hay khơng và điều này có thể
dẫn đến sự sụt giảm trong số lượng học sinh đăng ký tuyển sinh vào đại học. Một số học
sinh gia đình có điều kiện sẽ nghĩ đến việc học đại học ở nước ngồi thay vì học trong
nước. Nhu cầu học đại học trong nước giảm có thể sẽ làm cho cuộc cạnh tranh trong
tuyển sinh giữa các trường đại học ngày càng khốc liệt hơn.
Khơng ngạc nhiên, khi có khá nhiều chỉ trích trên các diễn đàn hay trên phương tiện
thông tin đại chúng về chất lượng đào tạo của giáo dục đại học Việt Nam. Đa số các chỉ
trích đều cho rằng các trường đại học với hạn chế về năng lực đào tạo và sự thiếu hiệu
quả trong tổ chức đào tạo phải chịu trách nhiệm chính cho các hiện tượng đáng lo ngại
nêu trên. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số nhà nghiên cứu và chuyên gia về
giáo dục đại học Việt nam (Nguyễn Thị Thu Trang & Đỗ Văn Dũng, 2018; Tran, 2014)
1



đã chỉ ra rằng chính sự thiếu chuyên cần, thiếu ý thức học tập của sinh viên là một trong
những nguyên nhân gây ra sự sụt giảm về chất lượng đào tạo. Nhiều sinh viên không
dành đủ thời gian cho việc học tập, không chuyên tâm, không cần cù học tập, có thái độ
thụ động trong học tập và khơng tích cực tham gia vào các hoạt động liên quan đến học
tập. Những sinh viên này sẽ khơng thể tích lũy đủ kiến thức và kỹ năng để hoàn thành
chương trình học cũng như tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo sau khi
tốt nghiệp. Điều này cho thấy việc nâng cao chất lượng đào tạo không thể tách rời với
việc nâng cao nỗ lực học tập và tham gia vào các hoạt động liên quan đến học tập của
sinh viên và đã đến lúc các nhà quản lý và nghiên cứu giáo dục đại học ở Việt Nam cần
quan tâm hơn đến nỗ lực học tập của sinh viên.
Trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM, cũng như tất cả các trường đại học khác ở
Việt Nam, đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới và cải thiện chất lượng các
chương trình đào tạo của mình. Để thực hiện thành cơng điều này, như đã phân tích ở
trên, Nhà trường cần phải chú ý hơn đến nỗ lực học tập của sinh viên, và quan trọng hơn,
cần tìm ra những biện pháp để có thể thúc đẩy sinh viên nỗ lực học tập.
Xuất phát từ nhận thức về các yêu cầu nêu trên và từ những quan sát về thực trạng
học tập của sinh viên trường Đại học Cơng nghiệp Tp. HCM, nhóm nghiên cứu quyết
định thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của hoạt động giảng dạy và hỗ
trợ của Nhà trường đối với nỗ lực học tập của sinh viên. Nghiên cứu sẽ giúp kiểm tra
mức độ nỗ lực mà sinh viên trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM dành cho học tập, tìm
hiểu đánh giá của sinh viên đối với các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên của Nhà
trường, cũng như xác định mức độ ảnh hưởng của các hoạt động này đối với nỗ lực học
tập của sinh viên. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu có thể đưa ra các kiến
nghị nhằm giúp Nhà trường nâng cao nỗ lực học tập của sinh viên, qua đó, nâng cao chất
lượng đào tạo để hoàn thành được mục tiêu chiến lược mà Nhà trường đã đề ra, đó là đáp
ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp cho xã hội.

2. Ý nghĩa Khoa học và Thực tiễn
2.1. Ý nghĩa Khoa học

Nỗ lực học tập của sinh viên và các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên của nhà
trường, hai khía cạnh chính của khái niệm ‘student engagement’ 1, hiện đang là một trong
‘Student Engagement’ là một khái niệm có nội hàm khá rộng và khơng có từ tiếng Việt tương đương. Vì vậy,
trong báo cáo này, khái niệm ‘Student Engagement’ vẫn được gọi tên theo tiếng Anh, không dịch sang tiếng Việt.

1

2


số những chủ đề được quan tâm hàng đầu của các học giả trong lĩnh vực giáo dục đại học
trên toàn thế giới. ‘Student engagement’ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của hàng
nghìn nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các trường đại học, là chủ
đề nổi bật của nhiều cuộc thảo luận về các chính sách giáo dục và là đề tài thu hút được
rất nhiều sự chú ý trên các phương tiện thông tin đại chúng (Kuh, 2009; Trowler, 2010).
Sự quan tâm đến nỗ lực học tập của sinh viên và các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh
viên của nhà trường còn được thể hiện qua các cuộc khảo sát cấp quốc gia về ‘student
engagement’ được tổ chức hàng năm tại nhiều nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ,
Canada, New Zealand, Trung Quốc, Nhật Bản…Các cuộc khảo sát về ‘student
engagement’ được xem như công cụ giúp xác định chất lượng đào tạo của giáo dục đại
học tại các quốc gia này (Coates, 2005).
Mặc dù nỗ lực học tập của sinh viên và các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên
của nhà trường được nghiên cứu sâu rộng ở nhiều nước trên thế giới, thế nhưng, ở Việt
Nam, theo hiểu biết của nhóm nghiên cứu, hiện nay chưa có nhiều các nghiên cứu về chủ
đề này và trong các nghiên cứu đó, hai khía cạnh của chủ đề đa phần được nghiên cứu một
cách riêng lẻ, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về mối quan hệ giữa chúng. Nghiên cứu
này được thực hiện, trước hết, sẽ giúp tìm hiểu về bản chất, về các kiểu mẫu, các đặc
trưng riêng của nỗ lực học tập của sinh viên cũng như các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh
viên tại một trường đại học Việt Nam. Nghiên cứu sẽ phần nào giúp kiểm tra xem các đặc
trưng riêng này được hình thành và bị tác động ra sao dưới ảnh hưởng của các yếu tố như

giáo dục, văn hóa, xã hội ở Việt nam. Quan trọng hơn, nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu
các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên của nhà trường có tác động ra sao đến nỗ lực
học tập của sinh viên. Trong các nghiên cứu trên thế giới, nỗ lực học tập của sinh viên và
các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh viên của nhà trường được gộp chung trong khái niệm
‘student engagement’ và đa số các nghiên cứu này chủ yếu tìm hiểu ‘student engagement’
có ảnh hưởng như thế nào đối với các kết quả học tập và phát triển nhân cách của sinh
viên. Ở Việt nam, chỉ mới có một luận án tiến sĩ nghiên cứu cả về nỗ lực học tập của sinh
viên và các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh viên của nhà trường trong hệ thống giáo dục
đại học Việt Nam. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung (1) mô tả nỗ lực học tập của sinh viên
và các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh viên của nhà trường như hai khía cạnh khơng tách
rời của ‘student engagement’ và (2) kiểm tra ảnh hưởng của ‘student engagement’ đối với
các kết quả học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách của sinh viên. Luận án không kiểm
3


tra mối quan hệ giữa nỗ lực học tập của sinh viên và các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh
viên của nhà trường. Những phân tích trên cho thấy kết quả của nghiên cứu này sẽ có
những đóng góp nhất định vào hệ thống tri thức của Việt Nam và thế giới về nỗ lực học
tập của sinh viên và các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh viên của nhà trường. Nghiên cứu
cũng đặt nền móng cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về chủ đề này ở Việt Nam trong
tương lai.
2.2. Ý nghĩa Thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ phản ánh các đánh giá của sinh viên trường Đại học Công
nghiệp Tp. HCM về mức độ nỗ lực mà họ dành cho học tập cũng như các đánh giá của họ
về những hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên của Nhà trường. Nghiên cứu cũng cung
cấp các số liệu về đánh giá của sinh viên về các kết quả học tập, rèn luyện và phát triển
nhân cách mà Nhà trường đã đem lại cho sinh viên trong thời gian theo học tại Trường.
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các hoạt động hỗ trợ sinh
viên đối với nỗ lực học tập của sinh viên. Đây có thể xem là một kênh thơng tin hữu ích
về chất lượng đào tạo của Nhà trường. Các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ của Nhà trường

được khảo sát trong nghiên cứu này liên quan đến nhiều khía cạnh bao gồm thách thức
học thuật Nhà trường đặt ra cho sinh viên, hiệu quả giảng dạy của giảng viên, sự hỗ trợ
của Nhà trường dành cho sinh viên trong học tập và đời sống, mức độ và chất lượng
tương tác của sinh viên với bạn học, giảng viên và nhân viên phòng ban. Dữ liệu thu thập
được về các hoạt động này cũng như về nỗ lực học tập của sinh viên sẽ giúp Nhà trường
xác định những mặt tích cực trong các hoạt động dạy và học cũng như những mặt cần cải
thiện để nâng cao chất lượng đào tạo. Dựa trên kết quả nghiên cứu, Nhà trường có thể tìm
ra những giải pháp nhằm khuyến khích sinh viên nỗ lực học tập, nỗ lực tham gia vào các
hoạt động học tập. Nỗ lực học tập và rèn luyện của sinh viên càng cao, kết quả học tập,
rèn luyện và phát triển nhân cách của sinh viên càng tốt. Điều này sẽ giúp sinh viên có
thêm nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến, qua đó sẽ giúp tăng cao uy tín của Nhà trường
trong xã hội. Ở phạm vi rộng hơn, kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các nhà giáo dục,
các nhà quản lý, và các nhà nghiên cứu giáo dục hiểu thêm về các hoạt động học tập của
sinh viên, các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên của các trường đại học Việt Nam.
Dựa trên các hiểu biết này họ có thể tìm ra các giải pháp hữu hiệu hơn để nâng cao chất
lượng của giáo dục đại học Việt Nam.

4


3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu ảnh hưởng của các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ
sinh viên của trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM đối với nỗ lực học tập của
sinh viên.
- Mục tiêu cụ thể:
 Xác định mức độ nỗ lực học tập của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ tư hệ
đại học chính quy trường Đại học Cơng nghiệp Tp. HCM.
 Tìm hiểu đánh giá của sinh viên về các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh
viên của Nhà trường.

 Xác định mức độ ảnh hưởng của các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên
của Nhà trường đối với nỗ lực học tập của sinh viên.
 Thu thập số liệu đánh giá của sinh viên về các kết quả học tập, kết quả rèn
luyện và phát triển về nhân cách mà sinh viên đạt được trong quá trình học
tập tại Trường.
 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ nỗ lực của sinh viên.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu: Căn cứ trên mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu sẽ tập trung trả
lời 4 câu hỏi sau:
1. Sinh viên trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM nỗ lực học tập ở mức độ nào?
2. Sinh viên đánh giá ra sao về các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên của
Nhà trường?
3. Những hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh viên của Nhà trường có ảnh hưởng
như thế nào đối với nỗ lực học tập của sinh viên?
4. Sinh viên đánh giá như thế nào về kết quả học tập, kết quả rèn luyện và phát
triển về nhân cách mà họ đạt được trong thời gian theo học tại Trường?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ sinh
viên của trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM đối với nỗ lực học tập của sinh
viên.
-

Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên đại học năm thứ nhất và năm thứ tư hệ chính
quy đang theo học tại trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM. Sinh viên năm
thứ nhất và năm thứ tư được chọn lựa là đối tượng khảo sát do năm thứ nhất và
5


năm thứ tư là 2 cột mốc quan trọng nhất trong cả quá trình học tập đại học của
sinh viên. Năm thứ nhất đặt nền móng cho cả q trình học tập, năm thứ tư là

năm kết thúc quá trình. Sinh viên năm thứ tư, do có thời gian học tập tại trường
lâu nhất, sẽ có thể đưa ra những đánh giá tồn diện và chính xác về tồn bộ trải
nghiệm hoc tập của họ tại trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài
liệu trong và ngồi nước liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý
thuyết cho đề tài.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng phiếu khảo sát để thu thập thông tin về
nỗ lực học tập của sinh viên và đánh giá của sinh viên về các hoạt động giảng
dạy và hỗ trợ sinh viên của Nhà trường.

- Phương pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để thực hiện các
phép tính thống kê mơ tả và thống kê suy luận. Thống kê mơ tả được sử dụng
để tìm hiểu các đặc điểm của nỗ lực học tập của sinh viên, hoạt động giảng dạy,
hỗ trợ sinh viên của Nhà trường, và kết quả học tập, kết quả rèn luyện và phát
triển nhân cách của sinh viên. Phân tích tương quan và phân tích hồi quy đa
biến được thực hiện để xác định ảnh hưởng của các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ
sinh viên của Nhà trường đối với nỗ lực học tập của sinh viên. Các HĐGD&HT
của Nhà trường được sắp xếp vào 10 nhân tố, đóng vai trị như biến độc lập
trong mơ hình nghiên cứu.

6. Hạn chế của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu có một số hạn chế như sau:
- Nghiên cứu sử dụng phiếu câu hỏi tự đánh giá của sinh viên để thu thập dữ
liệu. Loại phiếu câu hỏi này chủ yếu sử dụng các câu hỏi đóng với phần trả
lời là các chọn lựa cho trước. Các câu trả lời này có thể khơng phản ánh được
chính xác hay đầy đủ cảm xúc thật của người trả lời đối với vấn đề được
khảo sát. Bên cạnh đó, theo một số nhà nghiên cứu, trong các khảo sát sinh
viên tự đánh giá, sinh viên có khuynh hướng đánh giá thấp hay đánh giá cao

các trải nghiệm học tập của họ, đặc biệt, sinh viên đôi khi thổi phồng khả
năng hay thành tích của họ. Để giải quyết vấn đề này, trong các nghiên cứu
tiếp theo, có thể sử dụng thiết kế nghiên cứu hỗn hợp kết hợp giữa phương
6


pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Các hình thức thu thập dữ liệu
thông qua phỏng vấn, thảo luận nhóm, quan sát … sẽ bổ sung thêm những
thơng tin chưa thể thu thập bằng phiếu khảo sát. Ngoài ra, trong kỷ nguyên
số, nhà nghiên cứu có thể kết hợp sử dụng kết quả thu thập từ phiếu khảo sát
và dữ liệu các cơ sở dữ liệu lớn (big data) của nhà trường như dữ liệu về kết
quả học tập và rèn luyện của sinh viên, dữ liệu thu được từ các hệ thống quản
lý học tập trực tuyến (Learning Management Systems – LMS) … Đây sẽ là
xu hướng nghiên cứu phổ biến trong tương lai.
- Giống như phiên bản gốc được sử dụng ở Mỹ CSR, phiếu khảo sát của
nghiên cứu này chủ yếu thu thập thông tin về hành vi học tập của sinh viên
nhưng chưa chú trọng đúng mức những khía cạnh khác như cảm xúc, kỳ
vọng, mục tiêu, động cơ học tập của sinh viên trong quá trình học tập tại
trường. Những nghiên cứu tiếp theo về đề tài này cần phải được bổ sung
thêm các nội dung trên.

- Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên việc hiệu chỉnh phiếu khảo sát CSR
của Mỹ. Do những khác biệt về văn hóa và giáo dục giữa đào tạo giáo dục
đại học ở Việt Nam và Mỹ, phiếu khảo sát có thể chưa phản ánh được chính
xác bản chất của NLHT của sinh viên và HĐGD&HT của nhà trường ở
Việt Nam. Phiếu khảo sát có thể chưa nắm bắt được hết các hành vi, các
trải nghiệm, các yếu tố có liên quan hay có ảnh hưởng đến NLHT của sinh
viên và HĐGD&HT của nhà trường. Các nghiên cứu trong tương lai có thể
hướng đến việc xây dựng nội dung phiếu khảo sát phù hợp với các đặc
trưng riêng về giáo dục và văn hóa ở Việt Nam.


7. Cấu trúc của báo cáo tổng kết đề tài
Báo cáo tổng kết đề tài có 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về nỗ lực học tập của sinh viên và các hoạt động giảng
dạy, hỗ trợ sinh viên của nhà trường
Chương này sẽ tổng quan các tài liệu trong nước và nước ngoài liên
quan đến các nội dung: nỗ lực học tập của sinh viên, hoạt động giảng
dạy, hỗ trợ sinh viên của nhà trường, và các khảo sát đo lường nỗ lực
học tập của sinh viên và đánh giá của sinh viên về các hoạt động giảng
dạy và hỗ trợ của nhà trường.
7


Chương 2: Xác định ảnh hưởng của các hoạt động giảng dạy, hỗ trợ sinh viên của
trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM đối với nỗ lực học tập của sinh
viên
Chương này (i) mơ tả quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và các
phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu được sử dụng để hồn thành
được các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu; (ii) trình bày và thảo luận kết
quả phân tích dữ liệu.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao nỗ lực học tập của sinh viên trường Đại
học Công nghiệp Tp. HCM
Chương này đề xuất những giải pháp trường Đại học Công nghiệp Tp.
HCM có thể thực hiện để nâng cao nỗ lực học tập của sinh viên. Ngồi
ra, nhóm nghiên cứu cịn đề xuất các hướng phát triển nghiên cứu mới
của đề tài.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
Chương này nêu bật những kết quả nghiên cứu chính và đưa ra các
khuyến nghị nhằm nâng cao nỗ lực học tập của sinh viên tại trường Đại
học Công nghiệp TP. HCM.


8


×