Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch sinh thái khu ramsar láng sen, huyện tân hưng, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 132 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ DIỆU MINH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI KHU RAMSAR LÁNG
SEN, HUYỆN TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN

Chuyên ngành

: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Mã chuyên ngành: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng Nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Lâm………………………………..
Người phản biện 1 : TS. Lê Hoàng Anh .......................................................................
Người phản biện 2 : PGS.TS. Phạm Nguyễn Kim Tuyến ............................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 03 tháng 08 năm 2019.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Lê Hùng Anh .................................... - Chủ tịch Hội đồng
2. TS. Lê Hoàng Anh .......................................... - Phản biện 1


3. PGS.TS. Phạm Nguyễn Kim Tuyến................ - Phản biện 2
4. PGS.TS. Đinh Đại Gái .................................... - Ủy viên
5. TS. Trần Trí Dũng ........................................... - Thư ký

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN&QLMT


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trần Thị Diệu Minh

MSHV: 16007451

Ngày, tháng, năm sinh: 13/12/1992

Nơi sinh: Long An

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

Mã chuyên ngành: 60.85.01.01

I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường gắn với phát

triển du lịch sinh thái khu Ramsar Láng Sen, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường và hoạt động du lịch sinh thái tại
Khu Ramsar Láng Sen.
2. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Khu Ramsar Láng Sen.
3. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch sinh thái tại Khu
Ramsar Láng Sen.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo Quyết định số 450/QĐ-ĐHCN về việc giao
đề tài cho học viên và cử người hướng dẫn luận văn Thạc sĩ của Trường Đại học
Công nghiệp TP.HCM ngày 22 tháng 01 năm 2018.
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
V. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Minh Lâm
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

VIỆN TRƯỞNG


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành báo cáo này tơi đã nhận được nhiều sự trợ giúp từ quý thầy cô, bạn
bè, đồng nghiệp. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến với TS Nguyễn Minh
Lâm đã cung cấp những kinh nghiệm, kiến thức quý báu cũng như những tài liệu
chun mơn và tận tình hướng dẫn, ln động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy, cô - Viện Khoa học Công nghệ và Quản
lý Mơi trường đã tận tình hỗ trợ tài liệu, đóng góp ý kiến cũng như động viên tơi rất
nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn, đã truyền đạt những kiến thức quý
báu trong suốt quá trình đào tạo cao học tại trường.

Xin cảm ơn các cơ quan chuyên môn của huyện Tân Hưng, UBND xã Vĩnh Lợi,
Vĩnh Đại, Vĩnh Châu A huyện Tân Hưng, đặc biệt là Ban quản lý Khu Ramsar
Láng Sen và các cô, chú, bác sống tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
được khảo sát, phỏng vấn, thu thập tài liệu trong thời gian thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã giúp
đỡ và động viên tinh thần cho tơi hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp.

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Khu Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen được công ước Ramsar quốc tế UNESCO công nhận là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam, khu Ramsar thứ 2227 thế
giới. Đây là khu vực bảo tồn đa dạng sinh học với nhiều động vật, thực vật, cảnh
quan phong phú,... Bên cạnh đó hoạt động của cộng đồng dân cư cũng gây ra một số
áp lực đối với môi trường tại Khu Ramsar Láng Sen.
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có
tính hấp dẫn cao, tạo sự thu hút của cộng đồng với thế giới tự nhiên. Du lịch sinh
thái còn là một mơ hình phát triển bền vững theo phương thức khai thác nguồn tài
nguyên có sẵn để phục vụ đời sống của người dân địa phương nhưng không làm tổn
thương đến môi trường. Đây là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng trên cả góc
độ kinh tế và mơi trường. Tuy có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái
nhưng hiện nay Khu Ramsar Láng Sen vẫn còn nhiều hạn chế trong việc khai thác
các tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch
sinh thái khu Ramsar Láng Sen, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An” được thực hiện
với 2 mục tiêu: (1) Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ môi
trường tại Khu Ramsar Láng Sen; (2) Xây dựng giải pháp phát triển du lịch sinh
thái gắn với bảo vệ môi trường tại Khu Ramsar Láng Sen.
Tác giả đã phỏng vấn 90 hộ dân thuộc cộng đồng dân cư Khu Ramsar Láng Sen,
100 khách tham quan và 60 cán bộ quản lý, chính quyền địa phương. Qua kết quả

điều tra khảo sát và phân tích tổng hợp tài liệu, đề tài đã đề xuất giải pháp phát triển
du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ môi trường tại Khu Ramsar Láng Sen.
Từ khóa: Du lịch sinh thái, bảo vệ mơi trường, khu Ramsar Láng Sen

v


ABSTRACT
Lang Sen wetland conservation area is reconized as the seventh Ramssar in Viet
Nam, as the two thousand two hundred twenty seventh Ramssar in the world by the
International Ramsar Convention–UNESCO. This is a biodiversity area with a lot of
animals, plants, plentiful views...In addition, the activities of the community also
caused some pressure on the environment in the Lang Sen Ramsar Area.
Ecotourism is a type of tourism based on nature and indigenous culture is highly
attractive, creating the attraction of the community to the natural world. Ecotourism
is also a sustainable development model that exploits the resources available to
serve the lives of local people but does not harm the environment. This is a potential
business area, both economically and environmentally. However there is a great
potential for ecotourism development but Lang Sen Ramsar still has many
limitations in exploiting the potential for ecotourism development and
environmental protection.
The thesis of “Research and propose solutions to protect environment and develop
ecotourism of Lang Sen Ramsar in Tan Hung district, Long An province” is done
with two aims: (1) Evaluating the potential of ecotourism development in
combination with environmental protection in Lang Sen Ramsar; (3) Proposing
solutions for ecotourism development in combination with environmental protection
in Lang Sen Ramsar.
The author interviewed ninety households of the Lang Sen Ramsar area ‘s
community, one hundred tourists and sixty managers of the Lang Sen Ramsar area
and local goverment. Based on the results of the survey, analysis and summarize of

document, the thesis has proposed solutions to protect the environment and
ecotourism development for the Lang Sen Ramsar area.
Key words: Resource Management Model, Ramsar Lang Sen Zone

vi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Trần Thị Diệu Minh, hiện đang cơng tác tại Phịng Tài ngun và Mơi
trường huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, là tác giả của luận văn “Nghiên cứu đề
xuất giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái khu Ramsar Láng
Sen, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An”, xin cam đoan như sau:
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Minh Lâm, những kết quả và số liệu trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa được các tác giả công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của các tác giả khác; tài liệu tham
khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.
Tôi xin cam đoan các nội dung ghi trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về toàn bộ nội dung nghiên cứu và kết quả của luận văn.
Học viên

Trần Thị Diệu Minh

vii


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... xii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... xiii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................xiv
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.

Đặt vấn đề ......................................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2

2.1

Mục tiêu tổng quát .........................................................................................2

2.2

Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2

3.1

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2

3.2

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................2


4.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................................................3

4.1

Cách tiếp cận ..................................................................................................3

4.2

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3

5.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...........................................................................3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4

1.1

Một số hiểu biết chung ...................................................................................4

1.1.1

Một số vấn đề liên quan về môi trường và BVMT ........................................4

1.1.2


Du lịch sinh thái .............................................................................................5

1.1.2.1 Khái niệm về du lịch sinh thái .......................................................................5
1.1.2.2 Tài nguyên DLST...........................................................................................7
1.1.2.3 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường .............................8
1.1.3

Một số hiểu biết chung về Công ước Ramsar ................................................9

1.1.3.1 Giới thiệu chung về Công ước Ramsar ..........................................................9
1.1.3.2 Định nghĩa về đất ngập nước .......................................................................11
1.2

DLST kết hợp với BVMT ............................................................................12

viii


1.2.1

DLST kết hợp với BVMT tại một số nước ..................................................12

1.2.2

DLST kết hợp BVMT tại Việt Nam ............................................................15

1.2.2.1 DLST tại Khu Ramsar Xuân Thủy ..............................................................16
1.2.2.2 DLST tại Khu Ramsar Bàu Sấu – VQG Cát Tiên .......................................17
1.2.2.3 Một số nghiên cứu khác về DLST ...............................................................18
1.3


Giới thiệu về Khu Ramsar Láng Sen ...........................................................20

1.3.1

Vị trí địa lý ...................................................................................................20

1.3.2

Địa hình, địa mạo .........................................................................................21

1.3.3

Chế độ thủy văn ...........................................................................................22

1.3.4

Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................23

1.3.4.1 Sự phân bố dân cư ........................................................................................23
1.3.4.2 Kinh tế-xã hội...............................................................................................24
1.3.5

Phân khu quản lý tài nguyên tại khu Ramsar Láng Sen ..............................24

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 26

2.1


Nội dung nghiên cứu ....................................................................................26

2.2

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................26

2.2.1

Phương pháp điều tra, thu thập, kế thừa tài liệu ..........................................26

2.2.2

Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp thơng tin ........................................28

2.2.3

Phương pháp phân tích thế mạnh điểm yếu (SWOT) ..................................29

2.2.4

Phương pháp chuyên gia ..............................................................................30

CHƯƠNG 3
3.1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 31

Thực trạng công tác BVMT và hoạt động DLST tại Khu Ramsar Láng Sen ..
.................................................................................................................31


3.1.1

Hiện trạng môi trường khu Ramsar Láng Sen .............................................31

3.1.1.1 Tính chất đất.................................................................................................31
3.1.1.2 Chất lượng nước ...........................................................................................31
3.1.2

Sức ép đối với môi trường ...........................................................................32

3.1.2.1 Sức ép từ cộng đồng cư dân khu vực vùng đệm ..........................................32
3.1.2.2 Các tác động do thay đổi khí hậu .................................................................37
3.1.3

Đánh giá thực trạng cơng tác BVMT tại Khu Ramsar Láng Sen ................38

ix


3.1.3.1 Những thành tựu đạt được trong công tác BVMT tại Khu Ramsar Láng Sen
....................................................................................................................................................... 40

3.1.3.2 Một số tồn tại, hạn chế trong công tác BVMT tại Khu Ramsar Láng Sen ..41
3.1.4

Tình hình phát triển hoạt động DLST của Khu Ramsar Láng Sen ..............41

3.2


Đánh giá tiềm năng DLST tại Khu Ramsar Láng Sen .................................43

3.2.1

Tài nguyên và đa dạng sinh học tại Khu Ramsar Láng Sen ........................43

3.2.1.1 Thực vật và lớp phủ thực vật .......................................................................43
3.2.1.2 Hệ sinh thái ..................................................................................................44
3.2.1.3 Động vật trên cạn .........................................................................................51
3.2.1.4 Nguồn thủy sản ............................................................................................55
3.2.2

Hạ tầng phục vụ du lịch ...............................................................................57

3.2.3

Sức hút khách du lịch của Khu Ramsar Láng Sen .......................................58

3.3

Cơ chế, chính sách và những tồn tại trong công tác quản lý du lịch kết hợp
BVMT tại Khu Ramsar Láng Sen ................................................................66

3.3.1

Các chính sách và cơ chế quản lý các KBT thiên nhiên ở Việt Nam ..........66

3.3.2

Đánh giá công tác quản lý du lịch kết hợp BVMT tại Khu Ramsar Láng Sen

......................................................................................................................69

3.3.2.1 Thành tựu đạt được ......................................................................................69
3.3.2.2 Những điểm cịn hạn chế .............................................................................70
3.4

Phân tích SWOT về khả năng hoạt động DLST và xây dựng mơ hình DLST
tại Khu Ramsar Láng Sen ............................................................................71

3.4.1

Phân tích SWOT về khả năng hoạt động DLST tại Khu Ramsar Láng Sen 71

3.4.2

Xây dựng mơ hình DLST tại Khu Ramsar Láng Sen ..................................74

3.4.2.1 Mục tiêu xây dựng mơ hình .........................................................................74
3.4.2.2 Ngun tắc xây dựng mơ hình .....................................................................74
3.4.2.3 Quan điểm xây dựng mơ hình ......................................................................75
3.4.2.4 Mơ hình tổ chức phát triển DLST tại Khu Ramsar Láng Sen .....................76
3.4.2.5 Dự đoán các vấn đề nảy sinh khi triển khai thực hiện .................................79
3.4.2.6 Tổ chức hoạt động DLST.............................................................................81

x


3.5

Đề xuất giải pháp phát triển DLST kết hợp BVMT tại Khu Ramsar Láng

Sen ................................................................................................................85

3.5.1

Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý ........................................................85

3.5.2

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ...............................................................87

3.5.3

Giải pháp về xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch ...............88

3.5.4

Giải pháp kinh tế ..........................................................................................89

3.5.5

Giải pháp công nghệ để bảo vệ tài nguyên và môi trường ..........................92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 97
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 99
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN ....................................................... 118

xi



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc DLST [3] ..............................................................................6
Hình 1.2 Vị trí địa lý và địa giới hành chính khu Ramsar Láng Sen [14] ................21
Hình 1.3 Bản đồ phân bố dân cư trong khu vực Láng Sen [14] ...............................23
Hình 3.4 Xếp hạng kinh tế hộ gia đình cộng đồng khu Ramsar Láng Sen ...............33
Hình 3.5 Cị Ốc (Anastomus oscitans) [16] ..............................................................53
Hình 3.6 Số lượng các lồi chim từ năm 2013 – 2017 [16] ......................................53
Hình 3.7 Số lượng chim nước theo 5 nhóm chính năm 2017 [16] ...........................54
Hình 3.8 Sếu Đầu Đỏ (Grus antigone) [16] ..............................................................55
Hình 3.9 Mơ hình tổ chức phát triển DLST tại Khu Ramsar Láng Sen....................76
Hình 3.10 Vị trí các điểm DLST trong Khu Ramsar Láng Sen [14] ........................81
Hình 3.11 Tuyến DLST kết hợp Khu Ramsar Láng Sen trong khu vực ĐTM .........85

xii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Các hoạt động trong thực hiện nhiệm vụ của phòng chức năng................39
Bảng 3.2 Các hệ sinh thái trong Khu Ramsar Láng Sen [16] ...................................44
Bảng 3.3 Những lồi tìm thấy ở Láng Sen có trong Sách Đỏ Việt Nam [14] ..........52
Bảng 3.4 Tính hấp dẫn của tài nguyên DLST tại khu Ramsar Láng Sen .................59
Bảng 3.5 Thời vụ du lịch của tài nguyên DLST tại Khu Ramsar Láng Sen [17] .....61
Bảng 3.6 Sức chứa du khách của tài nguyên du lịch sinh thái tại Khu Ramsar Láng
Sen [17] ......................................................................................................62
Bảng 3.7 Tính bền vững của tài nguyên du lịch các cảnh quan sinh thái tại Khu
Ramsar Láng Sen [17] ...............................................................................64
Bảng 3.8 Cảm nhận về tính an tồn của hoạt động du lịch tại các điểm thuộc Khu
Ramsar [17]................................................................................................65
Bảng 3.9 Khung phân tích SWOT về khả năng hoạt động DLST tại Khu Ramsar
Láng Sen. ...................................................................................................71

Bảng 3.10 Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch .......................75
Bảng 3.11 Các địa điểm du lịch có thể kết nối với Khu Ramsar Láng Sen ..............84

xiii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVMT

Bảo vệ mơi trường

BQL

Ban quản lý

DLST

Du lịch sinh thái

ĐNN

Đất ngập nước

ĐDSH

Đa dạng sinh học


ĐTM

Đồng Tháp Mười

HST

Hệ sinh thái

KBT

Khu bảo tồn

UBND

Ủy ban nhân dân

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

Ramsar

Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng
quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước.

VQG

Vườn quốc gia


xiv


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Khu bảo tồn (KBT) đất ngập nước (ĐNN) Láng Sen được thành lập theo quyết định
số 199/QĐ-UB ngày 19/01/2004 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Long An vừa
được tổ chức Công ước Ramsar ra quyết định cơng nhận là Khu Ramsar (vùng đất
ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn) thứ 7 của Việt
Nam và thứ 2.227 của thế giới vào ngày 22-5-2015. Sự kiện này được xem là một
dấu mốc quan trọng trong việc khẳng định giá trị của Khu Ramsar Láng Sen với
việc bảo tồn và phát triển du lịch.
Hiện nay phần lớn các Khu Ramsar ở Việt Nam như Vườn quốc gia (VQG) Tràm
Chim, vùng đất ngập nước Bàu Sấu thuộc VQG Cát Tiên,... đã đầu tư khai thác tiềm
năng, thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái (DLST). Song song với kết quả về
phát huy các lợi ích về kinh tế, văn hố và xã hội thì áp lực đối với cơng tác bảo tồn
tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT) cũng là vấn đề cấp thiết cần phải giải
quyết.
Khu Ramsar Láng Sen được đánh giá là một khu có các hệ sinh thái (HST) tiêu biểu
cịn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) cần phải được thực hiện công tác bảo
tồn tài nguyên tự nhiên của khu vực này. Khu Láng Sen là nơi sinh sống của sinh
vật với tính đa dạng như thuỷ vực nước chảy, đai rừng tự nhiên, đồng cỏ ngập nước
theo mùa, lung, trấp, ruộng lúa, đê nhân tạo,… Môi trường khu Ramsar trong lành
với rừng tràm bạc ngàn, thảm thực vật phong phú, phong cảnh đẹp, gần gủi với
thiên nhiên... Các yếu tố này đều góp phần quan trọng trong việc thu hút khách
tham quan du lịch và cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển DLST trong tương lai.
Tuy nhiên, Khu Ramsar Láng Sen cũng đang chịu những áp lực rất lớn từ cộng
đồng sống ở vùng đệm cũng như các hoạt động phát triển trong khu vực, cơng tác
BVMT cịn nhiều tồn tại, hạn chế... Vì vậy, chính quyền địa phương tỉnh Long An
rất quan tâm trong việc tìm ra các giải pháp hiệu quả để vừa phát triển DLST khu

Ramsar Láng Sen vừa phát huy các thành quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, phát

1


triển cộng đồng, phát huy các lợi ích về BVMT để đảm bảo tính bền vững cho khu
Ramsar Láng Sen. Việc tiến hành nghiên cứu các giải pháp BVMT và phát triển
DLST là hướng đi mới, là giải pháp nhằm mục tiêu giải quyết hài hòa các vần đề
cấp thiết đặt ra.
Với những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo
vệ môi trường gắn với phát triển du lịch sinh thái khu Ramsar Láng Sen, huyện
Tân Hưng, tỉnh Long An” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Nhằm hiểu rõ tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch sinh thái, thực
trạng công tác BVMT ở Khu Ramsar Láng Sen, từ đó đề xuất các định hướng và
giải pháp để nâng cao khả năng hoạt động và góp phần bảo tồn tài nguyên môi
trường du lịch, đồng thời đem lại lợi ích cho người dân địa phương.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tiềm năng phát triển DLST kết hợp công tác BVMT tại khu Ramsar
Láng Sen.
- Xây dựng giải pháp phát triển DLST kết hợp với BVMT tại Khu Ramsar Láng
Sen.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là các giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển
DLST khu Ramsar Láng Sen.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu chủ yếu ở khu Ramsar Láng Sen
với diện tích tự nhiên là 5030 ha thuộc các xã Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu A, Vĩnh Đại.


2


+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về tình hình hiện tại, các số liệu được sử dụng
chủ yếu được thống kê từ 2005 đến nay.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
Mối quan hệ giữa hoạt động du lịch, con người và môi trường là “mối quan hệ
động”, tương tác với nhau và phụ thuộc vào các thành phần: dân cư, du khách, khả
năng đáp ứng của mơi trường (đất, nước, khơng khí), chính sách quản lý của địa
phương,… Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các yếu tố trên là cơ sở khoa học cho
việc đánh giá tiềm năng, các yếu tố tác động và sự phát triển của du lịch. Các giải
pháp tổng hợp để BVMT trong phát triển du lịch bao gồm: Các giải pháp quản lý,
các giải pháp kỹ thuật - công nghệ, các giải pháp giáo dục huấn luyện,… Tất cả các
giải pháp này được nghiên cứu tích hợp trong một chủ thể thống nhất là phát triển
DLST và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho Khu Ramsar Láng Sen.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này gồm:
- Phương pháp điều tra, thu thập, kế thừa tài liệu
- Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp thông tin
- Phương pháp phân tích thế mạnh điểm yếu (SWOT)
- Phương pháp chuyên gia
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đưa ra được giải pháp BVMT và phát triển DLST ở Láng Sen. Có thể tham mưu
lãnh đạo địa phương áp dụng trong việc quản lý và phát triển KBT .
- Đánh giá tiềm năng DLST có thể đưa vào hoạt động chung trong hệ DLST khu
vực ĐTM và vùng ĐBSCL.
- Nâng cao ý thức bảo vệ TNTN và môi trường ở địa phương.


3


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số hiểu biết chung
1.1.1 Một số vấn đề liên quan về môi trường và BVMT
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với
sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Theo Lê Huy Bá (2006), môi
trường gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng
tồn tại trong một khơng gian bao quanh con người và yếu tố này có quan hệ mật
thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên cá thể sinh vật hay con ngừời để cùng tồn
tại và phát triển.
Mơi trường có thể được phân loại như sau:
- Phân loại môi trường theo các tác nhân: bao gồm môi trường tự nhiên (Natural
environment) là môi trường do thiên nhiên tạo ra: sông, biển, đất… và môi trường
nhân tạo (Artifical environment) là môi trường chịu sự tác động của con người: môi
trường đô thị, làng mạc, chợ búa, trường học…
- Phân loại môi trường theo sự sống: môi trường vật lý (Physical environment) là
thành phần vô sinh của mơi trường tự nhiên, gồm có thạch quyển, thủy quyển và khí
quyển. Mơi trường sinh học (Bio-environment hay Environmental biology) là thành
phần hữu sinh của mơi trường, hay nói cách khác là mơi trường mà ở đó có diễn ra
sự sống. Môi trường sinh học bao gồm các hệ sinh thái, các quần thể thực vật, động
vật, vi sinh vật và cả con ngừời, tồn tại và phát triển trên cơ sở và đặc điểm của các
thành phần môi trường vật lý. [1]
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối,
cải thiện, phục hồi mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

nhằm giữ môi trường trong lành. [2]

4


Con người và mơi trường có mối quan hệ hữu cơ vì vậy con người muốn bảo vệ an
tồn cuộc sống của mình thì phải BVMT. BVMT là bảo vệ chính cuộc sống của con
người. BVMT được thực hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau: cấp độ cá nhân; cấp độ
cộng đồng; cấp độ địa phương, vùng; cấp độ quốc gia; cấp độ quốc tế.
1.1.2 Du lịch sinh thái
1.1.2.1 Khái niệm về du lịch sinh thái
Theo hiệp hội du lịch thế giới “DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực
thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa
phương”. Còn ở Việt Nam DLST được định nghĩa là “loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên và văn hố bản địa, gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ
lực bảo vệ và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương”.
Theo Lê Huy Bá (2006), “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc
thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du
ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng
là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu
về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát
triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”. [1]
Theo quy chế quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia, Khu bảo
tồn thiên nhiên ban hành kèm Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn: “Du lịch sinh thái là hình
thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham
gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu
hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch trong tương
lai”.

Nhìn chung cách nhìn nhận về DLST hiện nay cũng khá đa dạng và có những khác
biệt nhất định, tuy nhiên những nội dung cơ bản mà DLST cần phải có mà đa số các
chuyên gia và tổ chức quốc tế đều thống nhất, đó là:

5


- DLST là một loại hình phát triển du lịch bền vững, được quản lý bền vững.
- Là loại hình dựa vào thiên nhiên là chính (đặc biệt là ở những khu vực còn hoang
sơ, được bảo tồn tương đối tốt).
- Có hỗ trợ bảo tồn (khơng làm thay đổi tính tồn vẹn của hệ sinh thái, nguồn thu
được từ hoạt động DLST được đầu tư cho công tác bảo tồn, BVMT…);
- Có các hoạt động, hình thức giáo dục về mơi trường và sinh thái.
- Có sự tham gia chia sẻ lợi ích cộng đồng (khuyến khích sự tham gia cộng đồng
trong các hoạt động và dịch vụ cho DLST như hướng dẫn viên địa phương, kinh
doanh lưu trú, ăn uống, tạo các sản phẩm bổ trợ khác…).

Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc DLST [3]
Theo Phạm Trung Lương (2002), hoạt động DLST cần tuân theo một số nguyên tắc:
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về mơi trường, qua đó
tạo ý thức tham gia vào các nổ lực bảo tồn.
- BVMT và duy trì hệ sinh thái

6


- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. [3]
1.1.2.2 Tài nguyên DLST
Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc các

khu DLST; bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn,
các cơng trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn cho nhu
cầu về DLST.
Lấy thiên nhiên và văn hóa bản địa làm cơ sở để phát triển, tài nguyên DLST là một
bộ phận cấu thành trong tài nguyên du lịch, bao gồm các giá trị của tự nhiên thể
hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển
khơng tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy vậy, không phải bất cứ mọi giá trị
tự nhiên và văn hóa bản địa đều được xem là tài nguyên DLST, mà chỉ có các thành
phần và các tổng thể tự nhiên, các giá trị văn hóa gắn với một hệ sinh thái cụ thể có
thể được khai thác, được sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục
đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng mới được xem là tài nguyên
DLST.
Nói chung, tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú. Một số loại tài nguyên
DLST chính thường được khai thác và phục vụ nhu cầu của khách DLST bao gồm:
- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với
nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, các khu BTTN, các khu
dự trữ sinh quyển...)
- Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, làng hoa...)
- Các giá trị văn hóa bản địa có sự hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh
hoạt truyền thống dân tộc... [1]

7


1.1.2.3 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường
Mối quan hệ giữa DLST và bảo tồn tự nhiên là mối quan hệ qua lại thể hiện ở 3
dạng:
- Quan hệ cùng tồn tại: khi có rất ít mối quan hệ giữa hoạt động du lịch và bảo tồn
tự nhiên hoặc cả hai tồn tại một cách độc lập.

- Quan hệ cộng sinh: trong đó cả du lịch và bảo tồn tự nhiên đều nhận được những
lợi ích từ mối quan hệ này và có sự hỗ trợ lẫn nhau.
- Quan hệ mâu thuẫn: khi sự hiện của du lịch, nhất là du lịch đại chúng làm tổn hại
đến nổ lực bảo tồn tự nhiên.
Mối quan hệ này ở dạng nào là tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó mức độ sử
dụng và quản lý tài nguyên là yếu tố quan trọng. Điều này thường được thể hiện
thông qua các giai đoạn phát triển du lịch.
Ở giai đoạn đầu, khi hoạt động du lịch mới phát triển, mức độ sử dụng tài nguyên
còn thấp, mối quan hệ thường thể hiện ở dạng quan hệ cùng tồn tại. Lúc này hoạt
động du lịch và bảo tồn tự nhiên ít có ảnh hưởng đến nhau và cùng song song tồn
tại. Tuy nhiên dạng quan hệ này rất khó duy trì lâu dài, đặc biệt khi hoạt động du
lịch phát triển hơn với mức độ sử dụng tài nguyên cao hơn và những tác động đến
môi trường cũng rõ rệt hơn.
Giai đoạn tiếp theo, mối quan hệ có thể phát triển theo hướng tích cực nếu hoạt
động du lịch được quản lý quy hoạch phù hợp với các quy luật tự nhiên, có lợi cho
bảo tồn và du lịch. Mối quan hệ này được xem là quan hệ cộng sinh. Trong đó
những giá trị của tự nhiên vẫn được bảo tồn, thậm chí ở điều kiện tốt hơn, trong khi
chất lượng sản phẩm du lịch được đảm bảo, lợi ích của ngành du lịch và khu vực
được tăng cường.
Trong trường hợp ngược lại, khi du lịch phát triển mà khơng quan tâm đến cơng tác
bảo tồn thì mối quan hệ sẽ trở thành mâu thuẫn. Thậm chí, ngay cả khi mối quan hệ

8


này đang là cộng sinh, song nếu không được duy trì và phát triển tốt, sẽ dễ chuyển
sang quan hệ mâu thuẫn. Trong thực tế điều này thường xảy ra, đặc biệt trong
trường hợp du lịch phát triển với mục đích đơn thuần vì lợi ích kinh tế.
Vì vậy, việc nhận thức và đánh giá một cách đầy đủ những lợi ích lâu dài, nhiều mặt
trong quy hoạch phát triển DLST là rất cần thiết. DLST cần xem vấn đề bảo vệ mơi

trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu, coi đây là một trong những
nguyên tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ, bởi vì :
- Việc BVMT và duy trì các HST chính là mục tiêu hoạt động của DLST.
- Sự tồn tại của DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển
hình. Sự xuống cấp của mơi trường, sự suy thoái các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự
đi xuống của hoại động DLST [3].
1.1.3 Một số hiểu biết chung về Công ước Ramsar
1.1.3.1 Giới thiệu chung về Cơng ước Ramsar
Tiêu đề chính thức của cơng ước là The Convention on Wetlands of International
Importance, especially as Waterfowl Habitat (Cơng ước về các vùng đất ngập nước
có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các lồi chim nước). Cơng
ước về các vùng đất ngập nước là một hiệp ước liên chính phủ được thông qua ngày
02 tháng 02 năm 1971 tại thành phố Ramsar ở phía bờ nam biển Caspian của Iran.
Do đó, mặc dù ngày nay thường được viết là “Công ước về các vùng Đất ngập nước
(Ramsar, Iran, 1971)” nhưng Công ước này thường được biết đến dưới tên gọi
“Công ước Ramsar”. Công ước Ramsar là hiệp ước đầu tiên trong số những Cơng
ước liên chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
Công ước Ramsar là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý
và thích đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn
ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở
thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận các chức năng sinh thái học

9


nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa và
kinh tế của chúng.
Tháng 01/1989 Vùng Đất ngập nước ở cửa sông ven biển thuộc huyện Xn Thuỷ
chính thức gia nhập cơng nhận công ước Ramsar, là điểm Ramsar thứ 50 của thế

giới, đồng thời là quốc gia đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước này và lấy
vùng ngập nước Xuân Thủy ở cửa sông Hồng làm khu Ramsar đầu tiên của Việt
Nam. [4]
Ramsar có tất cả 9 tiêu chí để cơng nhận, được chia thành hai nhóm tiêu chí chính
bao gồm:
Nhóm A - sự độc đáo và hiếm có của vùng ĐNN:
- Tiêu chí 1: Vùng ĐNN được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu vùng đó bao
gồm các lồi động, thực vật q hiếm, đặc trưng và điển hình xét về đặc tính tự
nhiên hoặc gần với tự nhiên của vùng ĐNN, mà được tìm thấy trong khu vực sinh
địa lý thích hợp.
Nhóm B - tầm quan trọng quốc tế về bảo tồn ĐDSH
- Tiêu chí 2: Vùng ĐNN được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó đóng vai trị
hỗ trợ cho các HST đang bị đe dọa hoặc các lồi có nguy cơ bị nguy hiểm hoặc cực
kỳ nguy hiểm (Các tiêu chí dựa trên chủng loại và HST).
- Tiêu chí 3: Vùng ĐNN được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó đóng vai trị
hỗ trợ cho các lồi động, thực vật có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì ĐDSH tại
một vùng sinh địa lý cụ thể.
- Tiêu chí 4: Vùng ĐNN được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó đóng vai trị
hỗ trợ cho các loài động, thực vật đang trong giai đoạn quyết định trong vòng đời
hoặc cung cấp nơi trú ẩn cho các loài này khi chúng gặp những điều kiện nguy
hiểm.

10


- Tiêu chí 5: Vùng ĐNN được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó thường
xuyên hỗ trợ từ 20.000 cá thể loài chim nước trở lên (Các tiêu chí dựa trên các lồi
chim nước).
- Tiêu chí 6: Vùng ĐNN được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó thường
xuyên hỗ trợ 1% số lượng một lồi hoặc phân lồi chim nước.

- Tiêu chí 7: Vùng ĐNN được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó hỗ trợ một tỷ
lệ đáng kể các lồi, phân loài và các họ cá bản địa, các giai đoạn lịch sử trong vòng
đời, sự tương tác giữa các lồi hoặc số lượng mà có tính đại diện cho lợi ích của
vùng ĐNN hoặc các giá trị và bằng cách ấy, đóng góp vào sự ĐDSH của tồn cầu.
- Tiêu chí 8: Vùng ĐNN được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó cung cấp một
nguồn thức ăn quan trọng cho các loài cá, là nơi sinh sản, ni dưỡng và đường di
cư mà nhờ đó các lồi cá có thể sinh sơi nảy nở tại vùng ĐNN hay ở nơi khác tuỳ
thuộc vào điều kiện cụ thể.
- Tiêu chí 9: Vùng ĐNN được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó thường
xuyên hỗ trợ 1% số lượng một loài hoặc phân loài động vật, phi gia cầm sống phụ
thuộc vào vùng ĐNN (Tiêu chí đặc biệt dựa vào taxon). [5]
1.1.3.2 Định nghĩa về đất ngập nước
Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học về ĐNN đã xác định được những điểm
chung của ĐNN thuộc các loại hình khác nhau, đó là chúng đều có nước nơng hoặc
đất bão hồ nước, tồn trữ các chất hữu cơ thực vật phân huỷ chậm, và nuôi dưỡng
rất nhiều lồi động vật, thực vật thích ứng với điều kiện bão hoà nước. Tuỳ thuộc
vào sự khác nhau về loại hình, phân bố cùng với những mục đích sử dụng khác
nhau mà người ta định nghĩa về ĐNN rất khác nhau.
Trên thế giới hiện đã có trên 50 định nghĩa về ĐNN (Mitsch and Gosselink, 1986 &
1993; Dugan, 1990). Nhiều tài liệu ở các nước như Canada, Hoa Kỳ và Úc (Zoltai,
1979), (33 CFR323.2 (c); 1984) (trong Hoàng Văn Thắng, 1995), Uỷ ban ĐNN của
Liên Hiệp Quốc (UN Committee on Characterization of Wetlands, 1995) (trong Vũ

11


×