Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đảng bộ tỉnh bình phước lãnh đạo công tác phát triển đảng trong cộng đồng dân tộc thiểu số (1997 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.91 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------

NGUYỄN THỊ BÍCH CHI

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƯỚC
LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG
TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ (1997 – 2010)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60. 22. 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Trần Thị Rồi

TP. Hồ Chí Minh - năm 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi, do Tiến sĩ Trần Thị Rồi hướng dẫn. Những số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Chi



BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CSDT

Chính sách dân tộc

CTQG

Chính trị quốc gia

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐNĐV

Đội ngũ đảng viên


KT – XH

Kinh tế - xã hội

Nxb

Nhà xuất bản

TCCSĐ

Tổ chức cơ sở đảng

UBND

Ủy ban nhân dân

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH PHƯỚC 2010

TỶ LỆ 1: 150.000
Nguồn:


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 9
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài ................ 9
6. Đóng góp khoa học của luận văn ……………………………………….10
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ………………………………………….10
8. Kết cấu của luận văn……………………………………………………..10
Chương 1 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN ĐẢNG TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH
BÌNH PHƯỚC TRƯỚC NĂM 1997
1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 11
1.2. Những biến đổi hành chính.................................................................... 13
1.3. Đặc điểm dân cư và dân tộc ................................................................... 14
1.4. Thực trạng công tác phát triển đảng trong cộng đồng DTTS ở tỉnh Bình
Phước trước năm 1997 ................................................................................. 19
Chương 2 - Q TRÌNH LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG
TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
BÌNH PHƯỚC (1997 - 2010)
2.1. Ý nghĩa và tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác phát triển đảng viên thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố ................................................ 23
2.2. Chính sách dân tộc và chủ trương phát triển Đảng trong cộng đồng
DTTS của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện
đại hố.......................................................................................................... 38


2.3. Q trình lãnh đạo cơng tác phát triển đảng trong cộng đồng DTTS của
Đảng bộ tỉnh Bình Phước (1997 - 2010) ....................................................... 54
Chương 3 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ Q TRÌNH LÃNH ĐẠO CƠNG

TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƯỚC (1997-2010)
3.1. Thuận lợi, khó khăn của cơng tác phát triển đảng trong cộng đồng DTTS
ở Bình Phước .............................................................................................. 79
3.2. Kinh nghiệm từ công tác phát triển đảng trong cộng đồng DTTS của
Đảng bộ tỉnh Bình Phước (1997-2010) ......................................................... 82
3.3. Đề xuất những giải pháp bước đầu trong nâng cao chất lượng của công
tác phát triển đảng trong cộng đồng DTTS của Đảng bộ tỉnh Bình Phước
(1997-2010) ................................................................................................. 85
KẾT LUẬN.................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 100
PHỤ LỤC .................................................................................................... 110


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển Đảng là một yêu cầu khách quan và là một nhiệm vụ quan
trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, nhằm tăng cường số
lượng và nâng cao chất lượng của ĐNĐV, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ lãnh
đạo cách mạng.
ĐNĐV là nhân tố cơ bản nhất cấu thành tổ chức đảng. Đội ngũ đơng
đảo và có chất lượng tốt, Đảng sẽ vững mạnh và ngược lại. Bởi vậy, xây dựng
ĐNĐV thật sự là những chiến sỹ tiên phong của giai cấp công nhân, đáp ứng
yêu cầu của cách mạng luôn là một nội dung chủ yếu của công tác xây dựng
Đảng, một trong những vấn đề cơ bản làm cho Đảng có năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu cao. Nhiệm vụ này đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm

2011): “Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có
phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của
Đảng và dân tộc”[56, tr.90].
Hiện nay, nước ta đang trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
và hội nhập quốc tế, phấn đấu thực hiện mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ
bản trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại hóa.
Nhiệm vụ to lớn đó đặt ra hàng loạt vấn đề mới mẻ, khó khăn, phức tạp đòi
hỏi ĐNĐV ở tất cả các địa phương trên cả nước phải được bổ sung, phát
triển, nâng cao trình độ, năng lực và bản lĩnh chính trị.
Bình Phước là tỉnh nằm trong khu vực miền Đông Nam bộ - một vùng
kinh tế quan trọng ở phía nam Việt Nam. Bình Phước cũng là địa phương có
thành phần dân tộc đa dạng và đông đảo nhất khu vực với 164.576 người


2

thuộc 40 DTTS, chiếm gần 19% dân số của tỉnh[28, tr.21]. Ngồi nhóm dân
cư tại chỗ sinh sống lâu đời là S’tiêng, Mnơng, Khmer, Châu Mạ, cịn lại là
các DTTS di cư từ nơi khác đến qua các thời kỳ khác nhau, đặc biệt trong
những thập niên gần đây như Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Chăm, Mông...
Mỗi dân tộc đều có ngơn ngữ, phong tục, tập qn, lễ hội riêng tạo nên bản
sắc văn hoá đặc trưng của từng dân tộc. Bên cạnh đó, giữa các dân tộc có sự
giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau đã làm nên bức tranh văn hóa dân tộc tỉnh
Bình Phước ngày càng phong phú, đa dạng. Các DTTS phân bố rộng khắp
trên địa bàn các huyện, thị trong tỉnh, sinh sống xen kẽ nhau, khơng có dân
tộc nào cư trú theo vùng lãnh địa riêng. Đa số đồng bào các DTTS cư trú ở
vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn, địa bàn có vị
trí đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phịng và mơi trường
sinh thái.Là một tỉnh miền núi, biên giới, có đơng đồng bào DTTS, lại nằm

trên hai tuyến quốc lộ 13, 14 và nhiều đường giao thông quan trọng khác kết
nối các tỉnh Tây Nguyên với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đơng Nam bộ,
Bình Phước có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế, quốc
phịng, an ninh của khu vực phía Nam và cả nước.
Chính vì Bình Phước là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng và có đơng
đồng bào DTTS cho nên các lực lượng phản động thường xuyên tiến hành các
hoạt động chống phá cách mạng. Đặc biệt, là lợi dụng sự thiếu hiểu biết của
đồng bào DTTS để mua chuộc họ gây khó khăn cho chính quyền địa phương
trong giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo cuộc sống yên bình cho nhân dân. Vì
vậy, nhiệm vụ phát triển đảng trong đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn tỉnh
Bình Phước là rất cần thiết, thơng qua những đảng viên ưu tú để đưa những
chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến gần với đồng bào hơn.


3

Cho nên kể từ ngày tái lập tỉnh 1/1/1997, Đảng bộ và Chính quyền tỉnh
Bình Phước ln coi vấn đề dân tộc là nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa
chiến lược trong việc phát triển KT - XH toàn tỉnh. Thực tế trong thời gian
qua, tỉnh cũng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm phát triển ĐNĐV trong cộng
đồng DTTS. ĐNĐV thuộc các DTTS đều đã có những bước phát triển về cả
số lượng và chất lượng, phẩm chất chính trị, trình độ văn hố, chun mơn
cũng như năng lực hoạt động không ngừng được nâng lên.
Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng và số lượng đảng viên trong cộng
đồng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước vẫn còn nhiều hạn chế,
chưa ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ của thời kì mới. Việc phát triển
Đảng, đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc mặc dù đã được chú trọng nhưng
chưa đáp ứng yêu cầu. Có cơ cấu đại diện đảng viên trong Đảng bộ tỉnh từng
dân tộc nhưng số lượng và chất lượng chưa tương xứng; cịn nhiều bất cập
trong cơng tác phát triển đảng, sử dựng và phát huy cán bộ đảng viên người

DTTS…
Việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và số lượng đảng
viên trong cộng đồng DTTS ở tỉnh Bình Phước là rất cần thiết, cấp bách và có
ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong giai đoạn hiện nay. Đó là lí do để tác giả chọn
nghiên cứu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lãnh đạo cơng tác phát triển Đảng
trong cộng đồng DTTS (1997 - 2010) làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, nhiều nhà khoa học và những người làm công tác
thực tiễn đã nghiên cứu quan điểm, chủ trương, biện pháp lớn nhằm phát triển
ĐNĐV và thực trạng công tác phát triển Đảng đối với các đối tượng khác
nhau. Cụ thể như:


4

Luận án tiến sĩ của Vũ Thế Kỳ Phát triển đảng viên trong sinh viên các
trường đại học công an nhân dân ở phía Bắc trong giai đoạn hiện nay. Luận
văn làm rõ vai trò, đặc điểm của sinh viên các trường đại học cơng an ở phía
Bắc, phân tích ý nghĩa và những yêu cầu của công tác phát triển đảng viên
trong sinh viên các trường đại học công an, khảo sát được thực trạng công tác
phá triển đảng viên sinh viên trong các trường đại học công an nhân dân ở
phía Bắc từ năm 1995 cho đến năm 2001, chỉ rõ ưu, khuyết điểm và nguyên
nhân, rút ra những kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp khả thi đẩy mạnh công
tác phát triển đảng viên trong sinh viên. Đây là luận văn chuyên bàn về công
tác phát triển đảng viên. Những nội dung của cơng trình này có giá trị tham
khảo để thực hiện luận văn.
Cao Thị Thanh Vân với Luận án tiến sĩ Nâng cao chất lượng ĐNĐV ở
nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước, (2002). Luận án đã trình bày có hệ thống, khái qt

những quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về vị trí, vai trị của
đảng viên, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam về xây dựng ĐNĐV, đặc điểm của nông thôn đồng bằng sông
Hồng, thực trạng chất lượng ĐNĐV ở vùng này, ưu, khuyết điểm và nguyên
nhân của thực trạng của công tác phát triển đảng viên ở đồng bằng sông
Hồng. Trên cơ sở phân tích thực trạng tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm,
đề xuất mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng
ĐNĐV ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước hiện nay. Các giải pháp được tác giả Luận án đề xuất: coi
trọng cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng; bồi dưỡng phẩm chất đạo đức,
trình độ, năng lực cho ĐNĐV, tăng cường công tác phát triển đảng viên trên
cơ sở cụ thể hoá tiêu chuẩn đảng viên, trẻ hoá ĐNĐV và bảo đảm chất lượng


5

ngay từ khâu kết nạp… Trong đó, nhiều vấn đề về phần kết nạp đảng viên có
giá trị tham khảo đối với luận văn.
Nguyễn Văn Giang với Luận án tiến sĩ Nâng cao chất lượng ĐNĐV
vùng có đồng bào Cơng giáo ở các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ trong giai
đoạn hiện nay. Tác giả phân tích, làm rõ hơn quan niệm về chất lượng ĐNĐV
vùng có đơng đồng bào Công giáo ở các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ.
Đồng thời, Luận án đã phân tích, đánh giá về thực trạng chất lượng ĐNĐV,
chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân của ưu, khuyết điểm, rút
ra được những kinh nghiệm về hoạt động nâng cao chất lượng ĐNĐV ở vùng
có nhiều đồng bào theo thiên chúa giáo. Luận án phân tích những thuận lợi
cũng như khó khăn, đồng thời đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất
lượng ĐNĐV vùng có đơng đồng bào Cơng giáo ở các tỉnh ven biển đồng
bằng Bắc bộ. Trong đó, có các vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp tăng
cường cơng tác phát triển đảng viên có giá trị tham khảo đối với luận văn.

Bùi Văn Khoa với Xây dựng ĐNĐV ở nông thôn đồng bằng sông Cửu
Long trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ (2005). Luận án đã làm rõ các
phạm trù, cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận
liên quan đến việc xây dựng ĐNĐV ở nông thôn đồng bằng sông Củu Long
như: quan niệm về ĐNĐV ở nơng thơn, vị trí, vai trị, đặc điểm của ĐNĐV ở
nơng thơn Đồng bằng sơng Cửu Long…phân tích thực trạng ĐNĐV ở vùng
này, chỉ ra ưu khuyết điểm, nguyên nhân và những kinh nghiệm và đề xuất
các giải pháp xây dựng ĐNĐV đến năm 2010. Những vấn đề mà tác giả nêu
trong luận văn về đồng bằng Tây Nam bộ có giá trị tham khảo khi thực hiện
đề tài về công tác phát triển Đảng ở 1 tỉnh thuộc khu vực Đơng Nam bộ.
Lít Thi Đệt Xay Nhạ Chắc với Luận án tiến sĩ (2009): Công tác phát
triển đảng viên ở nông thôn đồng bằng các tỉnh miền Trung nước Cộng hoà


6

Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã nêu lên vấn đề lí
luận về cơng tác phát triển đảng viên: quan niệm, vai trò, ý nghĩa và tiêu chí
đánh giá theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và của Đảng Nhân dân
cách mạng Lào, đi sâu vào phân tích đặc điểm của các tỉnh, của nhân dân, các
TCCSĐ ở nông thôn miền Trung nước Công hồ Dân chủ Nhân dân Lào.
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác phát triển đảng viên của các đảng bộ
ở nông thôn đồng bằng các tỉnh miền Trung nước Lào, tác giả đã đưa ra
những giải pháp chủ yếu tăng cường công tác phát triển đảng viên ở vùng
này. Nội dung của đề tài có giá trị tham khảo trong việc đề xuất phương
hướng, giải pháp nâng cao chất lượng của công tác phát triển đảng viên của
luận văn.
Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
văn như: Ngô Kim Ngân (1999): Về nâng cao chất lượng đảng viên trong sự
nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Lê Quang Thưởng (1996):

Một số vấn đề về công tác đảng viên trong tình hình hiện nay, Tạp chí Cộng
sản; Đặng Đình Phú (1996): Nâng cao chất lượng ĐNĐV ở các TCCSĐ
phường, xã ven đô trong công cuộc đổi mới hiện nay, Luận án phó tiến sĩ, Phí
Văn Chỉ (1999): Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ĐNĐV,
Nghiên cứu lý luận; Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1999): Vấn đề
xây dựng đảng ở vùng có đơng đồng bào theo đạo Thiên chúa ở miên Nam
hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ.
Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay do
PGS,TSKH Phan Xuân Sơn và Ths Lưu Văn Quảng chủ biên. Cuốn sách đã
trình bày những vấn đề cơ bản về dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng qua
các giai đoạn cách mạng; phân tích làm rõ những vấn đề đang đặt ra trong
việc thực hiện chính sách dân tộc và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm
thực hiện tốt chính sách dân tộc hiện nay.


7

Bên cạnh đó, nghiên cứu về cơng tác phát triển đội ngũ cán bộ DTTS đã
có nhiều cơng trình của các cá nhân và tập thể những nhà nghiên cứu ở những
cấp độ và quy mô khác nhau đã được công bố. Những năm gần đây đã xuất
hiện một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như: Xây dựng đội ngũ cán bộ
DTTS ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, luận
cứ và giải pháp của Lê Phương Thảo (NXB lý luận chính trị, 2005); Đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS vùng
cao biên giới trong thời kỳ đổi mới của Phạm Phương Lan (tạp chí giáo dục
lý luận số 1/2002); Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ của
Bùi Đình Phong, (NXB Lao động, Hà Nội, 2003); Về giáo dục đạo đức cách
mạng trong cán bộ đảng viên hiện nay, thực trạng và giải pháp của Đào Duy
Quát (NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007); Đánh giá quy hoạch luân
chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước của Trần Đình Hoan (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008).
Luận án Tiến sĩ Triết học Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc
trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Bình Phước của tác giả Phạm Minh Tâm.
Dưới góc độ chính trị - xã hội, Luận án phân tích những vấn đề về CSDT,
thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước, rút ra những bài học kinh nghiệm về
vấn đề này. Trên cơ sở đó làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn đổi mới thực hiện
CSDT nói chung, ở tỉnh Bình Dương, Bình Phước nói riêng.
Bùi Viết Trung với luận văn Thạc sỹ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước
lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các
DTTS (1997 - 2010). Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo, tổ chức, thực hiện
chính sách XĐGN của Đảng bộ tỉnh Bình Phước đối với đồng bào DTTS; tìm
hiểu việc thực hiện chính sách XĐGN của chính quyền địa phương đối với
đồng bào DTTS trong các lĩnh vực; đánh giá tác động của chính sách XĐGN
của Đảng và Nhà nước và tỉnh Bình Phước đối với đời sống của đồng bào


8

DTTS hiện nay; đề xuất một số giải pháp về việc thực hiện chính sách XĐGN
đối với đồng bào DTTS tỉnh Bình Phước.
Bên cạnh các nguồn tài liệu trên, chúng tơi cịn tiến hành thu thập, sử
dụng nguồn tư liệu là nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Bình Phước có
liên quan đến đề tài luận văn.
Những kết quả nghiên cứu trên đây là nguồn tài liệu quan trọng, là cơ sở
để chúng tôi tiếp thu, kế thừa, bổ sung và phát triển trong quá trình nghiên
cứu thực hiện đề tài luận văn này.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một cơng trình khoa học nào đi sâu
nghiên cứu, trình bày, phân tích, đánh giá một cách tồn diện về cơng tác phát
triển đảng viên trong cộng đồng DTTS ở tỉnh Bình Phước.

Trên nền tảng nghiên cứu của những cơng trình có đề cập đến những nội
dung ít nhiều liên quan, luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu một cách tương đối
hệ thống và toàn diện vấn đề phát đảng trong cộng đồng DTTS trên địa bàn
tỉnh Bình Phước – một vấn đề mang tính khoa học và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề phát
triển đảng trong cộng đồng DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trên cơ sở đó
rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất những phương hướng, giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao số lượng và chất lượng ĐNĐV là đồng bào dân tộc ít
người ở một địa phương có vị trí chiến lược rất quan trọng ở phía Nam của
đất nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về việc phát triển số lượng
và chất lượng đảng viên là đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh Bình
Phước giai đoạn 1997-2010.


9

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu chủ trương của
Đảng bộ tỉnh Bình Phước, thực trạng công tác phát triển Đảng, bước đầu đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phát triển đảng
trong cộng đồng DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn từ khi thành
lập tỉnh từ năm 1997 đến năm 2010.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát
triển Đảng.
Luận văn còn được thực hiện dựa trên cơ sở thực tiễn là công tác phát

triển Đảng của đảng bộ tỉnh Bình Phước, qua các hoạt động nghiên cứu của
bản thân như: khảo sát thực tế, tham khảo các văn bản, công văn…về công
tác phát triển đảng viên là đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả thực hiện luận văn đã vận dụng tổng hợp phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và một số phương pháp cụ thể
như phương pháp lịch sử, logic làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu, đồng thời
kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, điều tra xã
hội học... Trong đó, phương pháp lịch sử và phương pháp logic được sử dụng
chủ yếu.
6. Đóng góp khoa học của luận văn
Trình bày một cách có hệ thống chủ trương, đường lối của Trung ương
Đảng và của Đảng bộ tỉnh Bình Phước đối với cơng tác phát triển đảng trong
cộng đồng các DTTS.
Góp phần thấy rõ được thực trạng của cơng tác phát triển Đảng ở tỉnh
Bình Phước.


10

Đúc kết một số kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp để góp phần nâng
cao hiệu quả của cơng tác phát triển Đảng trong thời gian sắp tới tại địa
phương.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo của Đảng bộ tỉnh Bình Phước
trong cơng tác phát triển Đảng.
Nội dung và nguồn sử liệu trong luận văn góp phần phục vụ trong việc
giảng dạy và học tập phần lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử địa phương, phục vụ
cho người đọc quan tâm đến vấn đề phát triển đảng đối với đồng bào các
DTTS.

Luận văn cịn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy bộ
môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Bình Phước.
8. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương.


11

Chương 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN ĐẢNG TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC TRƯỚC NĂM 1997

1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Bình Phước nằm ở phía Tây Bắc khu vực Đơng Nam Bộ, có vị trí địa lý
từ 11o22’ đến 12o16’ vĩ độ Bắc, 102o8’ đến 107o28’ kinh độ Đơng. Bình
Phước là tỉnh miền núi, biên giới có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị,
kinh tế văn hóa xã hội ở khu vực Tây Nguyên và Đơng Nam bộ. Diện tích tự
nhiên là 6.855,99km2, dân số năm 2009 là 887.441 người[28, tr.31] phía Nam
giáp tỉnh Bình Dương, phía Bắc giáp tỉnh Đaklăk, phía Đơng giáp tỉnh Lâm
Đồng, Đồng Nai và phía Tây giáp 03 tỉnh Krache, Mundunkiri, Công Pông
Chàm của Vương quốc Campuchia với 240km đường biên giới.
* Điều kiện địa hình
Bình Phước ở vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên, địa hình
thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam (từ giáp Tây Nguyên xuống các tỉnh
Bình Dương, Đồng Nai, biên giới Campuchia). Độ dốc địa hình phụ thuộc
vào cấu tạo địa chất. Trên phù sa cổ và bazan thường có địa hình bằng phẳng

hơn trên nền cát đá trầm tích. Nhưng nhìn chung, độ dốc địa hình tồn vùng là
thấp, thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn ni.
* Khí hậu thời tiết
Bình Phước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ nóng đều
trong năm, từ trên 240C đến trên 26 0C, lượng mưa hàng năm lớn trên dưới
2.000 mm/năm. Có hai mùa, mùa khơ và mùa mưa, phân chia khá rõ ràng.


12

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, lượng mưa từ 5mm đến dưới 80mm hàng
tháng, độ ẩm khơng khí trong khoảng 70% - 75%. Mùa mưa từ tháng 05 đến
tháng 10, lượng mưa từ trên 100mm đến trên 450mm hàng tháng, độ ẩm
khơng khí trong khoảng 85% - 90%[30].
* Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: tỉnh có tổng diện tích tự nhiên là 6.855,99 km2, có 7
nhóm đất chính với 13 loại đất. Theo phân loại, đất chất lượng cao trở lên có
420.213 ha, chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung
bình là 252.066 ha, chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng
kém, hoặc cần đầu tư chỉ có 7.884 ha, chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm
nghiệp[30].
Tài nguyên rừng: tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước
chiếm 351.629 ha, bằng 51,3% tổng diện tích đất tồn tỉnh. Trong đó đất có
rừng là 165.701 ha, bằng 47,12% so diện tích đất lâm nghiệp. Vị trí của rừng
tỉnh Bình Phước đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường
sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hồ dịng chảy
của các con sơng[30].
Tài ngun khống sản: cho đến nay đã phát hiện được 91 mỏ, điểm
quặng, điểm khoáng với 20 loại khống sản có tiềm năng triển vọng khác
nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại. Trong đó

nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan), cao lanh, đá vơi… là
loại khống sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh.
Bình Phước có hệ thống sông suối tương đối nhiều với mật độ 0,7 0,8km/km2, bao gồm sơng Sài gịn, Sơng Bé, sơng Đồng Nai và nhiều suối
lớn. Ngồi ra cịn có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập


13

nước thuỷ điện Thác Mơ (dung tích 1,47 tỷ m3 ), đập thuỷ điện Cần Đơn, đập
thuỷ điện Sork Phú Miêng... Các vùng thấp dọc theo các con sông và suối,
nhất là phía Tây Nam tỉnh, nguồn nước khá phong phú có thể khai thác phục
vụ phát triển KT - XH[30].
1.2. Những biến đổi hành chính
Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hịa.
Giữa thế kỷ XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại sáu tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp
chia Nam Kỳ thành bốn khu vực lớn là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và BátXắc. Vùng đất Bình Phước thuộc khu vực Sài Gịn, trong đó vùng đất phía
Đơng thuộc tiểu khu Biên Hịa, vùng phía Tây Nam và phía Nam thuộc tiểu
khu Thủ Dầu Một. Năm 1889, thực dân Pháp đổi các tiểu khu thành các tỉnh,
Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hịa và Thủ Dầu Một. Từ đó cho đến
hết thời Pháp thuộc, bộ máy hành chính cơ bản khơng thay đổi[2, tr.8].
Sau năm 1954, trải qua hàng chục năm chiến tranh, vùng đất Bình Phước
bị chia cắt, sáp nhập nhiều lần tùy vào nhu cầu cai trị của thực dân, đế quốc
trong từng thời kỳ lịch sử. Đến ngày 30/01/1971, Trung ương Cục Miền Nam
quyết định thành lập Phân khu Bình Phước. Cuối năm 1972, Phân khu Bình
Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập[2, tr.9].
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, để đáp ứng yêu cầu phát
triển KT - XH, ngày 2/7/1976, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ra
quyết định thành lập tỉnh Sơng Bé bao gồm tỉnh Thủ Dầu Một, Bình Phước và
ba xã thuộc huyện Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh). Tháng 2/1978, huyện
Lộc Ninh được thành lập từ một số xã của huyện Phước Long và Bình Long.

Năm 1988, huyện Bù Đăng được thành lập từ một phần của huyện Phước
Long. Ngày 01/01/1997, tỉnh Bình Phước được tái lập, gồm 5 huyện phía Bắc
tỉnh Sơng Bé: Đồng Phú, Bình Long, Phước Long, Bù Đăng, Lộc Ninh, trung


14

tâm tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Đồng Xoài. Ngày 01/01/2000, thị xã Đồng Xồi
chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Ngày 01/5/2003, hai huyện
Chơn Thành và Bù Đốp chính thức đi vào hoạt động. Từ ngày 1/7/2009, tách
huyện Bình Long thành thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản, huyện Phước
Long thành thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập. Tồn tỉnh có 07 huyện
và 03 thị xã, với 110 xã, phường, thị trấn.
1.3. Đặc điểm dân cư và dân tộc
1.3.1. Khái quát chung về dân tộc thiểu số
Khái niệm dân tộc ở Việt Nam thường được hiểu theo hai nghĩa khác
nhau. Nghĩa thứ nhất là để chỉ một quốc gia dân tộc, phân biệt quốc gia dân
tộc này với quốc gia dân tộc khác trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc
trên thế giới. Ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộc Campuchia, dân tộc Trung
Hoa…. Nghĩa thứ hai là để chỉ một dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộc
khác trong một quốc gia dân tộc như dân tộc Mông, dân tộc Ê Đê, dân tộc
Khmer, dân tộc Kinh, dân tộc Chăm… ở Việt Nam.
Theo nghĩa là quốc gia dân tộc, dân tộc (Nation) là một cộng đồng
chính trị - xã hội, được quản lí bởi một Nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ
nhất định. Dân tộc (Nation) có những đặc trưng cơ bản:
Có một lãnh thổ chung, là vùng đất, vùng trời, vùng biển và thềm lục địa
(nếu có) mà ở đó các tộc người cùng nhau sinh sống.
Có một đời sống kinh tế chung, một chế độ kinh tế với một thị trường,
một đồng tiền thống nhất.
Có ngôn ngữ giao tiếp chung, trong quốc gia dân tộc.



15

Có tâm lý chung biểu hiện ở nền văn hóa, làm cho mỗi quốc gia dân tộc
có một bản sắc văn hóa riêng.
Có một thể chế chính trị với một Nhà nước thống nhất, để quản lý, điều
hành hoạt động của đất nước và quan hệ với các quốc gia dân tộc khác.
Những đặc trưng của dân tộc với ý nghĩa là quốc gia dân tộc như trên tạo
nên một thể thống nhất, đảm bảo cho sự cố kết dân tộc chặt chẽ và ổn định
của quốc gia dân tộc.
Theo nghĩa là một dân tộc trong quốc gia dân tộc: dân tộc là một cộng
đồng người (Ethnic) cùng có chung những đặc điểm tương đối bền vững về
ngôn ngữ, văn hóa và nhất là có ý thức tự giác tộc người.
Cộng đồng tộc người có thể sinh sống trong một quốc gia dân tộc, có thể
sinh sống trong nhiều quốc gia dân tộc. Ví dụ: người Thái sống ở Việt Nam, ở
Thái Lan, người Mông sinh sống ở Việt Nam, ở Lào, ở Trung Quốc…và có
những đặc trưng cơ bản là: các thành viên trong tộc người có chung một ý
thức tự giác tộc người, có chung một tiếng nói, có chung những đặc điểm về
đời sống văn hóa vật chất và tinh thần.
Trong một quốc gia dân tộc thường bao gồm nhiều dân tộc – tộc người,
thậm chí có nhiều chủng tộc khác nhau. Hiện nay, Liên Hợp Quốc có khoảng
200 quốc gia dân tộc thành viên thì đã có tới 180 quốc gia đa dân tộc. Nghĩa
là trong 180 quốc gia dân tộc đó, mỗi quốc gia dân tộc đều có nhiều dân tộc
cùng sinh sống[107, tr.10 - 11].
DTTS là dân tộc có số dân ít, cư trú trong một quốc gia đa dân tộc, trong
đó có một dân tộc có số dân đơng. Trong tiếng Việt, từ DTTS dùng để chỉ các
dân tộc có số lượng người ít hơn so với dân tộc Kinh, hồn tồn khơng có
nghĩa là phân biệt đối xử trong quan hệ xã hội.



16

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em. Trong đó, dân
tộc Kinh (Việt) chiếm 86,2% số dân, còn lại 53 dân tộc khác chiếm 13,8%
tổng số dân, 53 dân tộc nay được gọi là 53 DTTS ở Việt Nam[107, tr.12].
1.3.2. Đặc điểm tình hình dân cư và dân tộc thiểu số
Bình Phước là địa bàn sinh sống của 41 dân tộc, trong đó có 10 dân tộc
có số dân trên 1000 người (Kinh: 701.359 người, S’tiêng: 81.708 người, Tày:
23.228 người, Nùng: 23.198 người, Khmer: 15.578 người, Hoa: 9.770 người,
Mnông: 8.599 người, Dao: 3.254 người, Mường: 2.482 người và Thái: 1.196
người); có 3 dân tộc có số dân từ 500 đến dưới 1000 (Sán Chay: 767 người,
Hmơng: 586 người và Chăm: 568 người); có 3 dân tộc có số dân từ 100 đến
dưới 500 (Mạ: 432 người, Sán Dìu: 365 người và Chơ Ro: 130 người); Cịn
lại 25 dân tộc có số dân dưới 100 người. Có những dân tộc chỉ có dưới 5
người như dân tộc Co, Hà Nhì, Chu Ru, Kháng, Phù Lá, La ha, Phà Thẻn[29].
Bảng 1.1: Tổng hợp về dân số Bình Phước chia theo dân tộc
Dân tộc

Tổng số

Nam

Nữ

Kinh

727747

369403


358344

Tày

20630

10506

10124

Hoa

8242

4517

3725

Khơ me

12593

6360

6233

Mường

3142


1730

1412

Nùng

25581

13079

12502

Hmơng

628

306

322

Chăm

122

59

63

Mnơng


10278

5116

5162

S’tiêng

71823

36160

35663

Dân tộc khác

6655

3376

3279

Nguồn: Cục Thống kê Bình Phước (2010), Niêm giám thống kê 2009, tr. 31


17

Đồng bào các DTTS của tỉnh sinh sống trên tất cả 07 huyện và 03 thị xã
nhưng chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ; một số sinh

sống chung thành cộng đồng thơn, sóc riêng; hoặc sinh sống rải rác theo
nương rẫy, còn lại phần lớn sinh sống đan xen với người Kinh. Một số DTTS
có số dân đơng sống tập trung chủ yếu ở một số huyện như dân tộc S’tiêng ở
Phước Long, Lộc Ninh, Bình Long, Bù Đăng, dân tộc Tày, Nùng ở Bù Đăng.
Với 40 DTTS, tỉnh Bình Phước hiện là một trong số ít địa phương có số
lượng đồng bào DTTS tập trung sinh sống trên cùng một địa bàn. Đồng bào
DTTS ở Bình Phước được chia thành 2 nhóm: nhóm dân cư DTTS bản địa và
nhóm DTTS di cư từ nơi khác đến qua các thời kỳ khác nhau. Các DTTS bản
địa là S’tiêng, Khmer, Mnông.
Dân tộc S’tiêng là DTTS có số lượng người đơng nhất và có ảnh hưởng
lớn trong đời sống xã hội của tỉnh Bình Phước. Theo các sử liệu, vào thế kỷ
XVII, vùng đất Bình Phước vẫn còn là vùng rừng núi hoang vu với nhiều thú
dữ. Đó là địa bàn cư trú của những người Inđơnêdiêng cổ đại nói tiếng MơnKhmer, họ là tổ tiên của các dân tộc S’tiêng, Mnơng, Mạ…. Vì thế, ngơn ngữ
của người S’tiêng có nhiều nét gần gũi với ngơn ngữ Mnông, Cơ Ho, Mạ.
Người S’tiêng là một cộng đồng người thống nhất, có ý thức rõ rệt về thành
phần tộc người của mình. Trong tộc người S’tiêng cịn có nhiều nhóm địa
phương khác nhau, mỗi nhóm thường cư trú ở một địa bàn nhất định và có
những đặc điểm khác nhau thể hiện ở ngôn ngữ, tập quán và phương thức
canh tác.. với 4 nhóm chính: Bù Lơ, Bù Đek, Bù Biêk, Bù Lập[62, tr.47].
Dân tộc S’tiêng thường cư trú thành từng làng nhỏ, mỗi làng từ 10 đến
15 gia đình và làng nọ cách làng kia khá xa, trước đây họ thường sống du
canh du cư, nhưng những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và
Nhà nước nhằm phát triển kinh tế – xã hội trong đồng bào dân tộc, họ đã sống


18

định canh ổn định. Người S’tiêng có những phong tục, tập quán sinh hoạt văn
hoá mang bản sắc riêng như tục cúng lúa mới, cúng bà bóng, hội mừng nhà
mới, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả… vẫn được duy trì đến ngày nay.

Dân tộc Khmer: đặc trưng xã hội của người Khmer ở Bình Phước là cư
trú ở các phum, sóc, theo đạo Phật tiểu thừa và qua cấu trúc xã hội của nền
kinh tế tiểu nông[62, tr.37-38]. Dân tộc Khmer phần lớn theo đạo Phật, một
số ít khác theo đạo Bà La Môn. Thanh niên lớn lên phải xuống tóc đi tu, học
giáo lý Phật và học văn hố trước khi bước vào cuộc sống tự lập của người
trưởng thành. Là một dân tộc mộ đạo nên phần lớn các phum, sóc đều có chùa
để dân chúng đến tụng kinh, thờ Phật.
Dân tộc Mnông: là một bộ phận của dân tộc Mnông ở tỉnh Đăk Nông,
nơi tiếp giáp với miền núi tỉnh Bình Phước Nhưng trong người Mnơng ở miền
núi tỉnh Bình Phước cịn có những nhóm người Mnơng từ đất Campuchia di
cư sang sinh sống ở địa phương. Người Mnơng có tiếng nói thuộc ngữ hệ
Mơn - Khmer. Về mặt sinh hoạt xã hội, phong tục tập quán, đời sống kinh tế
và ngôn ngữ của người Mnông cũng rất gần gũi với người S’tiêng. Vì vậy, từ
lâu đời, giữa hai nhóm cư dân này đã có những quan hệ chặt chẽ với nhau, kể
cả về mặt hơn nhân.
Nhóm DTTS từ nơi khác đến chủ yếu là từ Miền Bắc di cư tự do vào,
phần lớn là người nghèo, cư trú ở vùng sâu, vùng xa. Đồng bào các dân tộc di
cư vào Bình Phước sinh sống gây nhiều khó khăn cho địa phương trong việc
giải quyết các vấn đề KT - XH như tình trạng phá rừng làm rẫy, tranh chấp
đất đai. Nhưng về lâu dài, đây chính là lực lượng lao động có tác dụng thúc
đẩy quá trình phát triển KT - XH của tỉnh. Đồng bào mang theo kinh nghiệm
sản xuất, vốn văn hóa dân tộc, nhưng họ lại chưa được trang bị kiến thức để
bảo vệ, khai thác hợp lý và bền vững vùng đất mới.


19

Tóm lại, thành phần dân tộc, cơ cấu dân cư ở Bình Phước ln biến đổi
khơng ngừng theo tiến trình phát triển của lịch sử. Từ chỗ chủ yếu chỉ có
người dân tộc S’tiêng, Khmer, Mnơng là những dân tộc bản địa cư trú lâu đời,

đến nay, ở Bình Phước có mặt hầu hết các dân tộc trong 54 dân tộc của Việt
Nam. Các dân tộc rất khác nhau về các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đây vừa là thách thức vừa là thuận lợi cho công cuộc phát triển toàn diện về
KT-XH trong đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
1.4. Thực trạng công tác phát triển đảng trong cộng đồng DTTS ở
tỉnh Bình Phước trước năm 1997
Sau ngày miền Nam được giải phóng (30/4/1975), với quan điểm chăm
lo phát triển vùng đồng bào các DTTS, Đảng ta ra Chỉ thị 53/CT-TW ngày
15-01-1977 "Về công tác dân tộc của các tỉnh miền Nam trong tình hình hiện
nay". Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sông
Bé đã ra Chỉ thị số 12/CT-TU ngày 27/7/1978 "Về công tác dân tộc của tỉnh
trong tình hình hiện nay". Đây là chỉ thị đầu tiên về DTTS ở Bình Phước từ
sau 30/4/1975. Chỉ thị đã đánh giá tình hình đồng bào DTTS, những việc làm
được, chưa làm được trong công tác dân tộc vùng DTTS sau giải phóng của
Đảng bộ và Chính quyền các cấp. Từ đó đề ra những nhiệm vụ cơng tác đến
hết năm 1978 và những năm tiếp theo với các nội dung cụ thể như: Đẩy mạnh
sản xuất, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống đi đôi với tổ chức tốt việc định
canh, định cư cho đồng bào các DTTS, tăng cường đội ngũ cán bộ là người
DTTS... .
Năm 1979, chiến tranh biên giới Tây Nam đã ảnh hưởng trực tiếp đến
vùng đồng bào các DTTS ở Bình Phước, nhất là những nơi tiếp giáp với biên
giới Campuchia như huyện Phước Long, Lộc Ninh.
Địa phương phải tiếp nhận một số lượng rất lớn dân di cư từ nhiều nơi
đến xây dựng kinh tế mới theo chủ trương của Đảng, trong đó có cả đồng bào


×