Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Đảng bộ tỉnh bình dương lãnh đạo phát triển giáo dục đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 176 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

W”X

NGUYỄN HỮU HÀO

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
TRONG SỰ NGHIỆP CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ
GIAI ĐOẠN 1997-2007

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

W”X

NGUYỄN HỮU HÀO

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
TRONG SỰ NGHIỆP CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ
GIAI ĐOẠN 1997-2007


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 56

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. GVC. ĐỖ BÌNH ĐỊNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi do
Ths. GVC. ĐỖ BÌNH ĐỊNH trực tiếp hướng dẫn. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực. Nếu sai sót, tơi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
Tác giả

NGUYỄN HỮU HÀO


LỜI TRI ÂN
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu
Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Tp. HCM, Phòng Sau
Đại học, các Giáo sư, các Giảng viên khoa Lịch Sử, đã dìu dắt, giúp đỡ
cho tơi trong suốt q trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tơi xin được bày tỏ lịng tri ân sâu sắc đến Ths. GVC.
ĐỖ BÌNH ĐỊNH, thầy đã dành nhiều thời gian, cơng sức và hết lịng
hướng dẫn tôi từ lúc bắt đầu chọn đề tài cho đến khi luận văn được hồn

thành.
Nhân dịp này tơi cũng xin cảm ơn các cơ quan tỉnh Bình Dương:
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban tuyên giáo, Sở giáo dục và đào tạo,
Sở lao động-Thương binh xã hội, Trung tâm lưu trữ, Thư viện tỉnh…Đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi về mặt tài liệu trong quá trình
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Bằng tất cả lịng biết ơn chân thành và tình cảm nồng thắm nhất,
tơi xin gởi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã hỗ trợ
vật chất cũng như làm chỗ dựa tinh thần cho tôi trong thời gian học tập
và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp. HỒ CHÍ MINH, ngày 01 tháng 4 năm 2010
Tác giả


Mục lục 
DẪN LUẬN

1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

3

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài


6

4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

7

5. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

7

6. Đóng góp của đề tài

8

7. Kết cấu của đề tài

9

CHƯƠNG I .KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ,
XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỚC NĂM 1997
11
1.1. Điều kiện tự nhiên

11

1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Bình Dương trước năm 1997
1.2.1. Về phát triển nông nghiệp
1.2.2. Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
1.2.3. Về phát triển thương mại, dịch vụ


18
19
22
25

1.3.Tình hình phát triển giáo dục-đào tạo của tỉnh Bình Dương trước năm 1997
1.3.1. Giáo dục mầm non
1.3.2. Giáo dục tiểu học
1.3.3. Giáo dục trung học cơ sở
1.3.4. Giáo dục trung học phổ thông
1.3.5. Giáo dục nghề nghiệp
1.3.6. Giáo dục đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp

28
31
34
35
36
39
40

CHƯƠNG II. ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG LÃNH ĐẠO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO
DỤC-ĐÀO TẠO TRONG SỰ NGHIỆP CƠNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1997-2007) 46
2.1. Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển giáo
dục-đào tạo trong giai đoạn hiện nay
46
2.1.1. Chủ trương về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng ta
46
2.1.2. Chủ trương về phát triển giáo dục-đào tạo của Đảng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước
50
2.2. Tầm quan trọng của giáo dục-đào tạo đối với phát triển kinh tế, xã hội ở tỉnh Bình Dương thời
kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (1997-2007)
58
2.2.1. Tính tất yếu của giáo dục-đào tạo trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh
Bình Dương
58
2.2.2. Những quan điểm phát triển giáo dục-đào tạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1997-2007)
61
2.3. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo phát triển giáo dục-đào tạo ở Bình Dương thời kì cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa (1997-2007)
64
2.3.1. Mục tiêu của giáo dục-đào tạo đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bình
Dương
64
2.3.2. Đảng bộ Bình Dương chỉ đạo q trình phát triển xã hội hóa giáo dục-đào tạo của tỉnh
(1997-2007)
69


CHƯƠNG III . THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TRONG QUÁ TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA Ở TỈNH
BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997-2007
127
3.1. Thực trạng của giáo dục-đào tạo Bình Dương (1997-2007)
3.1.1. Thành tựu
3.2.1. Một số hạn chế

127

127
132

3.2. Một số ý kiến đề xuất
3.2.1. Những cơ hội phát triển và thách thức của giáo dục-đào tạo Bình Dương
3.2.2. Ý kiến đề xuất

136
136
137

KẾT LUẬN

143

PHỤ LỤC

148

TÀI LIỆU THAM KHẢO

162


1

DẪN LUẬN
1. Lí do chọn đề tài
Kinh nghiệm của các nước đã và đang phát triển trên thế giới hiện
nay cho thấy phát triển giáo dục-đào tạo là bí quyết thành cơng, là con

đường ngắn nhất đi tắt đón đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Mục đích của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người phát
triển tồn diện, có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của
khoa học, cơng nghệ; có đủ sức, đủ trình độ để cạnh tranh trong q trình
phân cơng lao động quốc tế. Phát triển giáo dục là biện pháp tốt nhất để
phát huy và làm trường tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc
và làm phong phú thêm tinh hoa văn hóa nhân loại.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học, truyền thống đó được
các thế hệ người Việt Nam giữ gìn và phát huy trong mọi thời đại, mọi
điều kiện. Việc coi trọng giáo dục, trọng dụng nhân tài được nhà nước ta
đặc biệt quan tâm (kể cả các triều đại phong kiến). Những câu chữ còn in
mãi trên bia đá như: “những người có đức có tài là nhân tố duy trì quốc
gia”, “hiền tài là ngun khí quốc gia” hay “học thức là tài sản lớn nhất
của quốc gia”. Hoàng đế Quang Trung đã ra chỉ dụ “muốn xây dựng đất
nước, trước hết phải phát triển giáo dục, muốn trị nước phải trọng dụng
người tài”. Điều này minh chứng cho thấy giáo dục hết sức cần thiết cho
quốc gia trong bất kì thời đại nào, vì “một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu”.
Nước ta từ khi tiến hành đổi mới, đặc biệt là nhiệm vụ đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hơn bao giờ hết Đảng ta xác định giáo dục
đóng vai trị then chốt trong sự nghiệp xây dựng xã hội và bảo vệ Tổ
Quốc, là một động lực đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn
lên trình độ tiên tiến của thế giới. Các Đại hội đại biểu sau này (Đại hội


2

VII, VIII, IX, X), Đảng ta liên tục khẳng định vai trò và tầm quan trọng
của giáo dục là “quốc sách hàng đầu” và phải “đi trước một bước” trong
tiến trình phát triển và đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Cố thủ

tướng Phạm Văn Đồng cũng nêu rõ giáo dục-đào tạo là nhân tố có tầm
quan trọng bậc nhất góp phần khơng chỉ làm nên sự nghiệp của một
người mà còn là động lực làm nên lịch sử của cả một dân tộc.
Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
với việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngay sau khi tái lập
(1997) đã có sự chuyển biến lớn về kinh tế, xã hội. Vốn là một tỉnh có vị
trí địa lí thuận lợi, chiến lược phát triển đúng đắn, huy động được nguồn
vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài…Do đó, từ một tỉnh thuần
nơng, nghèo nàn đã nhanh chóng trở thành một trong những tỉnh đứng
đầu cả nước về phát triển công nghiệp.
Phát triển công nghiệp cũng đồng nghĩa với việc lao động bằng kĩ
thuật, máy móc yêu cầu đặt ra cần đáp ứng được nguồn nhân lực có trình
độ, tay nghề. Ý thức sâu sắc điều đó, Đảng bộ tỉnh đã hết sức quan tâm và
chỉ đạo để ngành giáo dục-đào tạo Bình Dương phát triển kịp thời tạo
nguồn nhân lực cho tỉnh thời gian qua. Có thể nói 10 năm qua với vai trị
“nền tảng” và “động lực”, giáo dục-đào tạo là một trong những yếu tố
góp phần tạo nên thành công trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Bình Dương. Vì thế nghiên cứu về phát triển giáo dục-đào tạo ở
Bình Dương là vấn đề mang tính cấp thiết.
Với những lí do trên, chúng tơi đã mạnh dạn chọn vấn đề “Đảng
bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển giáo dục-đào tạo trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997-2007” làm luận
văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình.


3

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong giai đoạn này Đảng cộng sản Việt Nam có những Văn kiện
Đại hội, Nghị quyết, Báo cáo,… mang tính định hướng, chỉ đạo chung về

vấn đề giáo dục-đào tạo cho cả nước. Cùng với đó là các Văn kiện, Báo
cáo, Nghị quyết của Đảng bộ, các Sở, Ban ngành tỉnh Bình Dương về các
vấn đề xã hội. Những tài liệu này chứa đựng chính sách, chủ trương,
đường lối về tất cả các lĩnh vực nói chung và giáo dục-đào tạo nói riêng.
Có thể nói đây là những tư liệu đáng tin cậy để luận văn tham khảo.
Từ khi tái lập cho đến nay, đã có khá nhiều cơng trình, bài tham
luận của các nhà lãnh đạo cũng như các nhà khoa học viết về Bình Dương
được xuất bản, đăng tải trên các báo, tạp chí…phản ánh về tốc độ phát
triển kinh tế, xã hội của tỉnh:
Ngay trong năm đầu tái lập (1997), Tỉnh ủy đã kết hợp với Ủy ban
nhân dân tỉnh tổ chức cuộc Hội thảo khoa học với đề tài “Thủ Dầu MộtBình Dương 300 năm hình thành và phát triển”. Cuộc Hội thảo đã thu
hút và tập hợp nhiều bài viết có giá trị văn hóa, lịch sử của Bình Dương.
Tháng 1/1998 tỉnh thơng qua “báo cáo tình hình kinh tế, xã hội
năm 1997 phương hướng nhiệm vụ năm 1998 và “Nghị quyết về đánh
giá tình hình năm 1997 và phương hướng nhiệm vụ năm 1998”.
Phản ánh thế mạnh về phát triển kinh tế, xã hội (đặc biệt là lĩnh vực
cơng nghiệp) cũng như giới thiệu về Bình Dương trong thời kì đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; Sở văn hóa thơng tin tỉnh Bình Dương đã
xuất bản cơng trình “Bình Dương đất lành chim đậu” vào năm 1999.
Năm 2002 Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương có hai “Kỉ yếu”
tập 1, 2. Đến năm 2003, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương lại có thêm
“Kỉ yếu” tập 3. Những tập kỉ yếu này tập hợp nhiều bài báo cáo về nhiều
vấn đề văn hóa, giáo dục, an ninh…trên địa bàn Bình Dương.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương có cơng trình “Địa chí Bình
Dương” tập 4 về văn hóa, xã hội. Cơng trình này phản ánh rõ nét về văn


4

hóa, giáo dục từ thời kì kháng chiến chống Pháp đến năm 2003, qua đó

cũng cho thấy tiềm năng và định hướng phát triển của tỉnh nhà.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương với cơng trình “Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1930-1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
2003 và tập bản thảo về lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1975-2005)
(xuất bản vào cuối năm nay). Cơng trình khắc họa rõ nét quá trình lãnh
đạo của Đảng bộ từ khi cùng nhân dân tỉnh kháng chiến chống xâm lược
đến khi hịa bình và tiếp tục xây dựng, đổi mới, phát triển các lĩnh vực ở
Bình Dương.
Năm 2003, Chu Viết Luân đã tập hợp các bài viết của các cán bộ
lãnh đạo tỉnh về kinh tế, xã hội, vấn đề nguồn nhân lực…và xuất bản với
nhan đề “Bình Dương-thế và lực mới trong thế kỉ XXI”, Nxb. Chính trị
quốc gia.
Từ năm 1997 đến nay, hàng năm Cục thống kê tỉnh Bình Dương
đều cho xuất bản “Niên giám thống kê”. Những niên giám này nêu rõ số
liệu về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, kinh tế…Điều đó làm cơ sở cho
luận văn tham khảo một cách chính xác về số liệu phát triển của ngành
giáo dục-đào tạo.
Riêng về lĩnh vực phát triển giáo dục-đào tạo Bình Dương thì đã có
nhiều cơng văn chỉ đạo của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo tổng
kết hàng năm của Sở giáo dục-đào tạo, những kế hoạch, quy hoạch phát
triển giáo dục…
Ngày 13/5/1997, tỉnh ủy Bình Dương đã thơng qua “chương trình
hành động về giáo dục-đào tạo và khoa học công nghệ thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII”.
Ngày 5/11/1997, ủy ban nhân dân tỉnh có “báo cáo kết quả phổ
cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ tỉnh Bình Dương”.


5


Đến tháng 10/1998, tỉnh ủy Bình Dương đã có “báo cáo sơ kết hai
năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung
ương khóa VIII”.
Từ năm 1997 đến nay Sở giáo dục-đào tạo hàng năm đều có những
báo cáo tổng kết và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho năm học sau.
Ngày 27/1/2000, Sở giáo dục-đào tạo Bình Dương có “báo cáo
tổng kết 15 năm đổi mới (1986-2000) của ngành giáo dục”. Đặc biệt
trong thời gian này Sở hoàn thành “quy hoạch phát triển ngành giáo
dục và đào tạo tỉnh Bình Dương đến năm 2020”. Để phù hợp với tốc
độ phát triển kinh tế, xã hội ngày càng nhanh của Bình Dương, hiện nay
cơng trình này đã được điều chỉnh và được tỉnh ủy kí duyệt vào năm
2009.
Cũng như Sở giáo dục-đào tạo, hàng năm Sở lao động-thương binh
xã hội Bình Dương đều có “báo cáo thực trạng và định hướng cơng tác
quản lí và đào tạo nghề”. Những báo cáo này tạo cơ sở và cung cấp số
liệu tin cậy để luận văn tham khảo.
Năm 2004 Sở giáo dục-đào tạo Bình Dương đã cho xuất bản cơng
trình “Lịch sử giáo dục Bình Dương”. Nội dung cuốn sách nêu một
cách khái quát và có hệ thống về sự phát triển giáo dục-đào tạo ở Bình
Dương từ đầu thế kỉ XX đến năm 2003. Có thể nói đây là một cơng trình
được biên soạn cơng phu và khoa học.
Đồng thời còn nhiều bài viết đề cập trực tiếp đến vấn đề giáo dụcđào tạo Bình Dương được đăng tải trên các báo, tạp chí của tỉnh như:
Báo Bình Dương ngày 12/5/2000, số 510, trang 7 đã đăng bài
“Giáo dục Bình Dương 25 xây dựng và phát triển”.
Ngày 27/4/2001 báo Bình Dương số ra 656, trang 4 đã đăng bài
“Ngành giáo dục-đào tạo Bình Dương trước yêu cầu chuẩn hóa đội
ngũ giáo viên”.


6


Báo Lao động và xã hội, chuyên đề 3/2001, trang 45-46 đăng bài
của tác giả Hải Uyên với tiêu đề “Bình Dương với việc đổi mới cơng tác
đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động”.
Tác giả Hồ Văn Thơng có bài “Ngành giáo dục và đào tạo Bình
Dương thành tựu năm 2003”, đăng trên báo Bình Dương ngày
6/1/2003, số 1070, trang 5.
Báo Lao động và xã hội, số 228-229, tháng 12/2003, trang 50-51
đăng bài viết của tác giả Nguyễn Phùng Trung với nhan đề “Bình Dương
đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề”.
Báo Bình Dương số 1169, trang 5, ngày 6/5/2004 đã đăng bài nhận
xét của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Nguyễn Minh Hiển về vấn đề
phổ cập giáo dục của Bình Dương với nhan đề “Cơng tác phổ cập giáo
dục ở Bình Dương đã đạt kết quả tốt, nhưng nhiệm vụ cũng cịn nặng
nề”.
Ngồi ra trong q trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, tác giả còn
tham khảo các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về vấn đề giáo dục-đào tạo
nói chung và ở Bình Dương nói riêng.
Tất cả những tài liệu đáng tin cậy trên được tác giả luận văn tham
khảo, tập hợp và phân tích có hệ thống. Đồng thời, thơng qua q trình
nghiên cứu nhằm phản ánh sự phát triển, những thành tựu, bài học kinh
nghiệm của giáo dục-đào tạo Bình Dương giai đoạn 1997-2007.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu sự phát triển giáo dục-đào tạo Bình Dương dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, tác giả luận văn muốn làm rõ vị trí “quốc
sách”, vai trị “động lực” của giáo dục đối với quá trình phát nền kinh tế,
xã hội của tỉnh. Hơn nữa cịn góp phần làm cho xã hội thấy rõ được tầm
quan trọng của giáo dục-đào tạo trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.



7

Luận văn thể hiện một cách có hệ thống quá trình phát triển giáo
dục-đào tạo từ khi Bình Dương tái lập 1997 đến năm 2007. Thơng qua đó
nêu bật sự chuyển biến của các bậc học từ mẫu giáo đến đại học, nhằm
góp phần đào tạo kịp thời nguồn nhân lực cho tương xứng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế của tỉnh.
Trên cơ sở tìm hiểu sự phát triển của hệ thống giáo dục-đào tạo,
luận văn cũng làm rõ những thành tựu, những hạn chế mà ngành giáo dục
Bình Dương đã nỗ lực trong 10 năm qua. Đồng thời cũng chỉ rõ những cơ
hội phát triển, những thách thức cũng như một số đề xuất nhằm nâng cao
hơn nữa về giáo dục của tỉnh nhà.

4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Để giải quyết vấn đề này, tác giả đã dựa trên lập trường, quan
điểm, cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong q trình nghiên cứu và luận giải vấn đề, tác giả đã sử dụng
hai phương pháp luận khoa học chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp
chặt chẽ với phương pháp logic. Thông qua hai phương pháp này tác giả
đã tiến hành diễn đạt khái quát, phân tích, đồng thời xen kẽ những nhận
định cần thiết nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Ngoài hai phương pháp trên, tác giả còn vận dụng những phương
pháp khác nhằm bổ trợ cho quá trình nghiên cứu như: phương pháp so
sánh, phân tích, tổng hợp…

5. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Giới hạn về không gian nghiên cứu: địa bàn hành chính tỉnh Bình
Dương ngày nay được xác lập theo Nghị quyết kì họp thứ 10 Quốc hội

khóa IX ngày 12/11/1996 và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/1/1997.
Tỉnh bao gồm thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Tân
Uyên, Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo.


8

Giới hạn về thời gian nghiên cứu: từ năm 1997 đến năm 2007, tức
là 10 năm kể từ khi Bình Dương được tái lập. Trong thời gian này kinh tế
của tỉnh phát triển mạnh mẽ theo cơ cấu công nghiệp-dịch vụ-nơng, lâm
nghiệp, trở thành một trong những tỉnh điển hình của cả nước về phát
triển công nghiệp. Bộ mặt kinh tế, xã hội của Bình Dương có nhiều thay
đổi từ đó đã tác động một cách trực tiếp đến giáo dục-đào tạo. Đồng thời,
những năm đầu thế kỉ XX, Bình Dương cùng với cả nước quyết tâm thực
hiện mục tiêu “đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng,
tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường”[26, tr. 465].

6. Đóng góp của đề tài
Về mặt lí luận:
- Luận văn trước hết là sự nỗ lực sưu tầm, tập hợp, hệ thống nguồn
tư liệu cơ bản và đáng tin cậy để trình bày tương đối toàn diện, đầy đủ
chặng đường phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ Bình Dương kể từ khi tái lập tỉnh.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, các nhà
nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu đầy đủ và tồn diện hơn về giáo dục-đào tạo
Bình Dương. Đồng thời kết quả nghiên cứu của cơng trình có thể tham
khảo trong việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục để phục vụ sự

nghiệp cơng ngiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bình Dương.
- Tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề giáo dục-đào tạo của Bình Dương
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, đề tài đã góp phần vào luận giải tầm
quan trọng, tính thiết yếu của giáo dục-đào tạo trong thời kì đẩy mạnh sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bình Dương nói riêng và đất
nước nói chung.


9

Về mặt thực tiễn:
- Đây có thể được xem là cơng trình bước đầu nghiên cứu về giáo
dục-đào tạo từ khi tái lập tỉnh Bình Dương đến năm 2007. Luận văn góp
phần làm sáng tỏ hơn những thành tựu cũng như hạn chế, bất cập của nền
giáo dục-đào tạo Bình Dương thời gian qua.
- Luận văn cũng góp phần tổng kết thực tiễn hoạt động của ngành
giáo dục-đào tạo Bình Dương, từ đó đề xuất mang tính khái qt nhằm
đưa giáo dục phát triển hơn nữa trên địa bàn tỉnh.

7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mục lục, dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ
lục ra, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Ở chương này luận văn nêu một cách khái quát về điều
kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Bình Dương và trình
bày phác thảo về tình hình giáo dục-đào tạo trên địa bàn tỉnh trước khi
Bình Dương được tái lập (1997).
Chương 2: Đề tài nêu lên quá trình phát triển giáo dục-đào tạo ở
Bình Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong thời kì cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Đối với chương này tác giả làm rõ chủ trương của
Đảng về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề phát triển giáo dục hiện

nay; tầm quan trọng của giáo dục đối quá trình phát triển kinh tế, xã hội
và sự chỉ đạo của Đảng bộ Bình Dương về phát triển các bậc học từ mầm
non đến đại học.
Chương 3: Luận văn nêu lên những thành tựu, hạn chế, những cơ
hội và thách thức của quá trình phát triển giáo dục-đào tạo ở Bình Dương
(1997-2007), cũng như những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng và quy
mô về giáo dục của tỉnh trong thời gian tới.


10

Bản đồ hành chính TỈNH BÌNH DƯƠNG


11

CHƯƠNG I .KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ GIÁO
DỤC-ĐÀO TẠO CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỚC NĂM
1997
1.1. Điều kiện tự nhiên
Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía nam và là một trong những tỉnh tốt đẹp và có tiềm năng,
triển vọng nhất Nam Bộ. Bình Dương nằm trên địa bàn có vị trí chuyển
tiếp nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Phía
bắc giáp với tỉnh Bình Phước, phía đơng giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây
giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía nam giáp thành phố
Hồ Chí Minh, với diện tích tự nhiên là 2695,22km2 [19, tr. 17].
Nhìn tổng thể, Bình Dương là tỉnh bình ngun có địa bàn lượn
sóng yếu từ cao xuống thấp dần với độ cao từ 5-10 m so với mặt biển. Vị

trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10050’27’’ đến 11024’32’’ vĩ
độ bắc và từ 106020’ đến 106025’ kinh đơng [5, tr. 10]. Đây cũng là tỉnh
có nhiều vùng địa bàn khác nhau như: vùng địa hình núi thấp có lượn
sóng yếu; vùng có địa bàn bằng phẳng; vùng thung lũng bãi bồi. Bình
Dương cịn có vài ngọn núi thấp: núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậunúi Lấp Vò (huyện Dầu Tiếng) và một số đồi gợn sóng cao thấp khác
nhau nằm phân bố khắp trên địa bàn tỉnh.
Đất đai trên địa bàn tỉnh rất đa dạng, phong phú về chủng loại: loại
đất sám trên phù sa cổ có diện tích 200.000 ha, loại đất nâu vàng trên phù
sa cổ có khoảng 35.206 ha, loại đất phù sa Glây-đất dốc tụ, loại đất thấp
mùn Glây có khoảng 7.900 ha. Các loại đất này phân bố rộng khắp trên
địa bàn tỉnh và rất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây
ăn trái như: cao su, cà phê, điều, thuốc lá, đậu phộng, khoai mì, lúa, điều,
mía...Đặc biệt ở Lái Thiêu (Thuận An) có hệ thống kênh rạch chằng chịt,
đã hình thành những vườn cây ăn trái nổi tiếng như: măng cục, sầu riêng,


12

chôm chôm…đồng thời tạo cho nơi đây cảnh quan môi trường sinh thái
trong lành và hấp dẫn khách du lịch.
Cũng giống như các tỉnh khác ở miền Đông Nam Bộ, Bình Dương
có khí hậu nhiệt đới gió mùa-nắng nóng mưa nhiều, độ ẩm khá cao, một
năm được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa
thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 (dương lịch). Mùa
khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh
Bình Dương hầu như khơng có bão, mà chỉ bị ảnh hưởng từ những cơn
bão gần. Đây cũng là một trong những thuận lợi để phát triển kinh tế của
tỉnh nhà.
Địa bàn tỉnh Bình Dương có 3 con sơng lớn cùng với nhiều suối,
kênh, rạch. Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ,

bắt nguồn từ cao ngun Lâm Viên (tỉnh Lâm Đồng), sơng có chiều dài
635 km. Sông Đồng Nai đã cung cấp một giá trị lớn về nguồn nước cho
việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, trong giao thông vận tải và
nguồn thủy sản cho nhân dân. Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông
Đắc RơLáp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành
từ độ cao 1000 m. Đoạn sơng Bé chảy qua Bình Dương dài 80 km, do
sơng có độ dốc lớn, có nhiều đoạn có đá ngầm, nhiều thác ghềnh nên
không mấy thuận lợi cho giao thơng đường thủy của người dân.
Sơng Sài Gịn dài 256 km bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc
Ninh (tỉnh Bình Phước). Sơng có nhiều chi và phụ lưu, rạch, suối chảy
qua tỉnh Bình Dương về phía tây với độ dài 143 km tính từ Lái Thiêu đến
Dầu Tiếng. Sơng Sài Gịn có độ dốc nhỏ nên rất thuận lợi cho giao thông
vận tải, phát triển thủy sản và cung cấp nước cho sản xuất nơng nghiệp.
Sơng Thị Tính là phụ lưu của sơng Sài Gịn bắt nguồn từ đồi Căm Xe
thuộc huyện Bình Long-Bình Phước, chảy qua Bến Cát rồi lại đổ vào
sơng Sài Gịn ở đập Ơng Cộ. Hai con sơng Sài Gịn và sơng Thị Tính chở
nặng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở Bến Cát, thị xã Thủ Dầu


13

Một, Thuận An cùng với những cánh đồng chạy dọc theo sơng Đồng Nai.
Chính điều này đã tạo nên những vườn cây ăn trái xanh tốt, sum xê và
những cánh đồng lúa cho năng suất cao. Sơng Sài Gịn khơng chỉ có giá
trị về kinh tế mà cịn có giá trị về quân sự.
Với khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai màu mỡ cộng thêm có nhiều sơng
suối, kênh rạch nên rừng ở Bình Dương xưa kia phát triển mạnh và rất đa
dạng về chủng loại. Rừng mọc thành những khoảnh bạt ngàn với nhiều
loại gỗ quí hiếm (căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương…). Rừng
còn cho nhiều loại thảo dược làm thuốc chữa bệnh, nhiều loại củ lấy bột

như: củ mài, củ nần, rau tàu bay, cỏ chụp cùng nhiều loại cây khác như:
dâu, guồi, trâm…và nhiều loại động vật quí hiếm. Người dân trên địa bàn
tỉnh có thể khai thác được nhiều loại nhựa, dầu từ loại cây trai hay có thể
tìm được một nguồn lợi rất lớn nhờ khai thác lâm sản hoặc có thể và săn
bắt được nhiều động vật như “hổ, báo, thỏ rừng, sóc, lợn lịi, nai, hươi,
trâu rừng, tê giác, voi…” [81, tr. 214-215]. Tuy nhiên, hiện nay rừng ở
Bình Dương đã bị thu hẹp khá nhiều do bom đạn, chất hóa học của Mỹ
trong chiến tranh, do khai thác bừa bãi, thiếu ý thức của người dân.
Bình Dương có hệ thống giao thông (đặc biệt là đường bộ) rất quan
trọng, vì nó nối liền giữa các vùng trong và ngoài nước. Tuyến đường
quan trọng nhất của tỉnh là quốc lộ 13 (con đường chiến lược xuất phát từ
thành phố Hồ Chí Minh), chạy suốt chiều dài của tỉnh từ Nam lên Bắc,
qua tỉnh Bình Phước và nối liền Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây
là con đường có tầm chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự. Quốc lộ 14 từ
Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xồi, Bù Đăng (Bình
Phước) xun suốt vùng Tây Ngun rộng lớn. Quốc lộ này cũng được
xem là tuyến đường rất quan trọng của cả nước nói chung và của Bình
Dương nói riêng trong phát triển kinh tế đất nước. Ngồi ra cịn có những
liên tỉnh lộ như: liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng;
liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; liên tỉnh lộ 14 từ Bến Cát đi


14

Dầu Tiếng…và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư
trong tỉnh.
Thuở xa xưa Bình Dương vốn là một vùng đất hoang vu, núi rừng
rậm rạp đất đai chưa được mấy ai khai phá, chỉ có số ít cư dân bản địa
người Stiêng, Châu Ro, Châu Mạ, Mơ-Nông sinh sống. Là vùng đất mới
màu mỡ, khí hậu thuận hịa, nên Bình Dương rất dễ thu hút cư dân nhiều

nơi trên cả nước về đây làm ăn sinh sống. Trước hết là những người
nghèo từ đồng bằng Sông Hồng, từ miền Trung đã mạo hiểm đi tìm đất
sống. Với nghị lực vượt khó và ý chí vươn lên, họ đã vượt biển, vượt núi
đèo hội tụ về đây vỡ đất khai hoang, tự tạo cho mình mảnh đất sinh sống
và lập nghiệp. Chính điều đó đã hình thành ở cộng đồng người Bình
Dương một khả năng tự chủ, sáng tạo, đoàn kết, cần cù, tự do và hào
phóng.
Trong giai đoạn tỉnh phát triển mạnh mẽ về cơng nghiệp, hầu hết di
dân từ các tỉnh đến Bình Dương tham gia lao động tại các doanh nghiệp
trong các khu, cụm công nghiệp. Người lao động tập trung đông nhất ở
các huyện Dĩ An, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một và huyện Bến Cát. Năm
2007, tồn tỉnh có trên 300.000 lao động nhập cư. Đây là lực lượng lao
động, là nguồn nhân lực hết sức quan trọng góp phần phát triển kinh tế,
xã hội của tỉnh nhà. Nhiều người trong số đó đã có cuộc sống ổn định và
trở thành cư dân của Bình Dương, vừa góp phần tăng dân số, vừa thúc
đẩy q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa ở Bình Dương trở nên nhanh
chóng.
Tính đến ngày 31/12/2007, dân số tồn tỉnh Bình Dương là
1.090.930 người, trong đó nam 521.460 người và nữ là 569.470 người
[19, tr. 19]. Ngồi người Việt (người Kinh) Bình Dương cịn có khoảng
7.700 người dân tộc như: Khơme, Chăm, Tày, Nùng, Ta mun, Stiêng,
Châu Ro, Mường, Thái, Sán dìu, Sán chỉ, Dao, Tà Ôi, Êđê, Raglai…và
gần 20.000 người Hoa.


15

Như vậy, cư dân Bình Dương được tập hợp từ nhiều nguồn khác
nhau, xuất thân là dân “tứ xứ” vốn được kế thừa truyền thống lao động
cần cù, chịu thương chịu khó của người nơng dân lao động nghèo, một

nắng hai sương. Hơn nữa kế thừa đức tính dám nghĩ, dám làm của các thế
hệ cha anh-những người dám vượt biển, trèo non, đối mặt với rừng sâu,
thú dữ để khai phá vùng đất phương Nam. Những tính cách đó dưới tác
động của điều kiện tự nhiên, xã hội phương Nam làm cho cư dân Bình
Dương có thêm lịng nghĩa hiệp, mến khách và lòng chân thành. Rồi trải
qua các quá trình khai phá, lập làng, đấu tranh chống áp bức bất cơng và
chống xâm lược người Bình Dương ngày càng trưởng thành hơn, bản lĩnh
hơn trong cuộc sống, trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
Có thể nói Bình Dương là một trong những tỉnh chịu nhiều thay đổi
về mặt địa lí hành chính nhất nước ta. Do những tác động của những biến
cố chính trị, xã hội kể từ lúc Thống suất Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu
Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam (1698) kinh lí miền
Gia Định, thì địa lí Bình Dương liên tục thay đổi, vì “Bình Dương vốn
gắn liền với đất Gia Định-Đồng Nai xưa” [22, tr. 5].
Dưới thời các chúa Nguyễn vùng đất Bình Dương thuộc tổng Bình
An, tỉnh Biên Hịa. Đến thời Gia Long tổng Bình An được nâng lên thành
huyện Bình An, có hai tổng An Thủy và Phước Chánh bao gồm các vùng
đất Bến Cát, Dầu Tiếng, Hớn Quản, Lộc Ninh, Lái Thiêu và một phần đất
của huyện Ngãi An (Thủ Đức ngày nay), huyện lị đặt tại Phú Cường.
Khoảng thời gian “từ năm 1908 đến năm 1837, huyện Bình An được chia
làm 10 tổng là: Bình Chánh, Bình Điền, Bình Thiện, Bình Thổ, Bình
Hưng, An Bình, An Điền, An Thành, An Thổ, An Thủy. Từ năm 1837 về
sau, 4 tổng bắt đầu bằng chữ An được tách ra thành huyện Ngãi An” [5,
tr. 16].
Sau khi đánh chiếm được Nam kì, thực dân pháp cải tổ các đơn vị
hành chính cho phù hợp với chế độ thuộc địa. Lúc bấy giờ Pháp chia


16


Nam Kì thành bốn khu vực hành chính lớn: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long
và Bát Sác. Mỗi khu vực lớn này lại được chia thành nhiều khu hành
chính nhỏ. Trong đó khu vực Sài Gịn gồm năm tiểu khu: Tây Ninh, Thủ
Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa và Gia Định. Đến ngày 20 tháng 12 năm
1899 Pháp lại đổi khu thành tỉnh, khi đó tiểu khu Thủ Dầu Một thành tỉnh
Thủ Dầu Một.
Đến khi Mỹ thay chân Pháp, theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22-101956, chính quyền Sài Gịn chia Thủ Dầu Một ra thành hai tỉnh Bình
Dương và Bình Long và một số xã nhập vào tỉnh Phước Long. Năm
1959, chúng lại cắt một phần của tỉnh Biên Hịa và Bình Dương thành lập
tỉnh Phước Thành, nhưng năm 1965 chính quyền Sài Gịn giải thể tỉnh
này.
Về phía chính quyền kháng chiến, cách mạng tháng tám thành
công, Ủy Ban Nhân Dân và sau đó là Ủy Ban kháng chiến hành chính
được thành lập. Để thuận lợi trong việc lãnh đạo toàn dân kháng chiến
chống Pháp, Trung ương Cục miền Nam phân chia lại chiến trường Nam
Bộ. Phân liên khu miền Đông và phân liên khu miền Tây được thành lập,
đồng thời sát nhập một số tỉnh, trong đó có tỉnh Thủ Dầu Một được sát
nhập với tỉnh Biên Hòa thành tỉnh Thủ Biên.
Tháng 1 năm 1955, Xứ ủy Nam bộ quyết định tách tỉnh Thủ Biên
thành hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hịa. Thủ Dầu Một lúc đó gồm các
huyện: Lái Thiêu, Châu Thành, Bến Cát, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc
Ninh và các đồn điền cao su: Dầu Tiếng, Quản Lợi, Lộc Ninh với tổng số
65 xã và hơn 30 làng công nhân cao su. Tháng 9 năm 1960 Xứ ủy Nam
Bộ quyết định nhập tỉnh Thủ Dầu Một và tỉnh Biên Hòa thành tỉnh Thủ
Biên lần thứ hai.
Đến tháng 6 năm 1961 Xứ ủy lại tách tỉnh Thủ Biên thành hai tỉnh
Thủ Dầu Một và Biên Hòa, đồng thời thành lập thêm ba tỉnh mới: Phước
Thành, Bình Long, Phước Long theo địa bàn hành chính của chính quyền



17

Sài Gịn. Tỉnh Thủ Dầu Một lúc đó gồm các huyện: Lái Thiêu, Châu
Thành, Bến Cát, Dầu Tiếng.
Tháng 10 năm 1965, Trung ương Cục quyết định bố trí lại chiến
trường nên thành lập năm phân khu thành năm mũi tiến cơng vào Sài Gịn
và phân khu sáu nội đơ Sài Gịn (trong cuộc tiến cơng và nổi dậy tết mậu
thân 1968). Thủ Dầu Một bấy giờ thuộc phân khu năm gồm các huyện:
Tân Uyên, Phú Giáo, Châu Thành, Lái Thiêu, Bắc Thủ Đức, Dĩ An và thị
xã Thủ Dầu Một (Bến Cát và Dầu Tiếng thuộc phân khu 1).
Tháng 5 năm 1971, chính quyền cách mạng giải thể phân khu 5
thành lập phân khu Thủ Biên. Thực hiện chỉ thị 08/CT ngày 30/8/1972
của thường vụ Trung ương Cục, khu ủy Miền Đông được thành lập lại,
giải thể các phân khu thành lập lại các tỉnh. Tháng 10/1972 tỉnh Thủ Dầu
Một được tái thành lập. Đến tháng 10 năm 1973, Trung ương Cục quyết
định tách các huyện: Tân Uyên, Phú Giáo của Thủ Dầu Một, các xã phía
nam và đơng nam của Phước Long, Định Quán, Độc Lập của Biên Hòa
để thành lập tỉnh căn cứ Tân Phú. Cuối năm 1974, Phú Giáo và Tân Uyên
được trả về cho Thủ Dầu Một. Như vậy, đến đầu năm 1975, tỉnh Thủ Dầu
Một gồm các huyện: Bến Cát, Lái thiêu, Châu Thành, Tân Uyên, Dĩ An,
Phú Giáo, Dầu Tiếng và thị xã Thủ Dầu Một [5, tr. 18-19].
Sau giải phóng với quyết định số 16/QĐ75 (20/9/1975) của Trung
ương Cục nhằm giải thể các khu, phân khu, lập lại các đơn vị hành chính.
Ngày 8/7/1976 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quyết định sáp nhập các tỉnh Thủ Dầu Một, Bình Phước và bốn xã An
Bình, Bình An, Đơng Hịa, Tân Đơng Hiệp thành tỉnh Sơng Bé; gồm 8
huyện: Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long, Bù Đăng, Đồng Phú, Bến Cát,
Tân Uyên, Thuận An và một thị xã, tỉnh lị đặt tại Thủ Dầu Một. Ngày
6/11/1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết
định tách tỉnh Sơng Bé thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Trên cơ



18

sở đó ngày 1/1/1997 tỉnh Bình Dương chính thức được thành lập và tồn
tại cho đến ngày nay.
Sự thiếu ổn định về địa giới Bình Dương trong suốt tiến trình lịch
sử hơn 300 năm qua đã minh chứng cho sự năng động, náo nhiệt và đầy
ắp những biến cố lịch sử của vùng đất này. Sự thay đổi địa giới hành
chính ở mỗi giai đoạn cụ thể cũng gây cản trở không nhỏ đến sự phát
triển kinh tế, xã hội và các lĩnh vực khác cho Bình Dương trên 300 năm
qua. Trên cơ sở ổn định về cương giới, địa bàn tỉnh từ năm 1997 Bình
Dương đang có những bước tiến nhanh và vững chắc đến một xã hội
thịnh vượng, văn minh.

1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Bình
Dương trước năm 1997
Mười năm sau khi thống nhất đất nước, tình hình kinh tế nước ta
gặp nhiều khó khăn, lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Để khắc phục tình
trạng đó, Đảng ta tiến hành đổi mới tồn diện thơng qua Đại hội Đại biểu
tồn quốc lần VI (12/1986). Nghị quyết Đại hội Đảng lần này tạo nên sự
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cho các cấp lãnh đạo các ban, ngành
từ Trung ương đến địa phương, nhằm thực hiện những nhiệm vụ phát
triển nhanh chóng nền kinh tế, xã hội.
Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, các
cấp lãnh đạo tỉnh đã nhanh chóng tiếp cận những nhận thức mới về tư duy
kinh tế và các lĩnh vực khác. Tỉnh Sông Bé đã tiến hành đổi mới cơ chế
quản lí, xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện linh hoạt các chính sách kinh tế,
nhằm tích cực phát huy và khai thác tốt nhất các thế mạnh, tài nguyên của
tỉnh. Trong thời gian ngắn, tỉnh đã huy động được mọi thành phần kinh tế

tham gia sản xuất, kinh doanh và đã tận dụng, phát huy các tiềm năng thế
mạnh của từng ngành, từng vùng. Kinh tế của tỉnh từ đó dần dần ổn định,


19

từng lĩnh vực của các ngành đều đạt được những thành tựu và tiến bộ
quan trọng, tạo tiền đề cho bước phát triển trong những năm về sau.
Số liệu thống kê cho thấy khoảng 10 năm trước khi tái lập Bình
Dương, kinh tế của tỉnh phát triển đều và liên tục năm sau cao hơn năm
trước. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) các năm từ 1986 đến 1990 tăng
không cao, đạt bình quân hàng năm là 5%. Nhưng đến cuối năm 1991
mức tăng trưởng trở nên nhảy vọt từ 5 tỷ 714 triệu vượt lên 390 tỷ 252
triệu đồng (gấp 68,3 lần so với năm 1990). Đặc biệt trong giai đoạn 19911996, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng mạnh, năm 1996 đạt 2324 tỷ 642
triệu đồng (tăng gần 6 lần so với năm 1991) [10, tr. 28]. Bình quân thu
nhập đầu người đạt 3.312.000 đồng hơn gấp 7 lần so với năm 1990. Về
ngân sách của tỉnh từ năm 1986 đến năm 1996 số thu hàng năm tăng
nhanh. Năm 1996 đạt 693 tỷ 814 triệu đồng, tăng gấp 13,9 lần năm 1991
và gấp 62,3 lần so với năm 1986.
Nhờ đạt được những kết quả bước đầu, đã tạo tiền đề và điều kiện
cho bước phát triển tiếp theo trong những năm qua. Có thể nói trong thời
kì đầu xây dựng và phát triển, tỉnh Sơng Bé có điểm xuất phát thấp so với
các tỉnh, thành trong khu vực. Nhưng với ý chí quyết tâm, năng động và
sáng tạo, nên “từ một địa phương phải ăn độn khoai mì, bo bo trong
những năm sau giải phóng và ln thiếu hụt ngân sách, năm 1991 Sơng
Bé và hiện nay là Bình Dương đã cân đối được ngân sách và trở thành
một trong 16 địa phương cả nước nộp ngân sách cao cho nhà nước hành
năm” [96, tr. 19].
1.2.1. Về phát triển nông nghiệp
Thực hiện đổi mới theo Nghị quyết Đại hội VI, tỉnh Sông Bé đã

tiến hành chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chủ trương phát huy sức mạnh
cây, con ở từng vùng trên địa bàn. Tỉnh đã đẩy mạnh việc thực hiện 3
chương trình kinh tế lớn (lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng


×