Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đạo đức nho giáo với việc xây dựng các giá trị đạo đức gia đình việt nam hiện nay công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka lần thứ 11 năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 112 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GiẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-EURÉKA
LẦN THỨ 11 NĂM 2009

TÊN CƠNG TRÌNH:
ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO VỚI VIỆC XÂY DỰNG CÁC
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURÉKA”
LẦN THỨ 11 NĂM 2009

TÊN CƠNG TRÌNH
ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO VỚI VIỆC XÂY DỰNG CÁC
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: XÃ HỘI
CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC

Họ và Tên tác giả, nhóm tác giả
Trưởng nhóm:
ĐÀO TẤN THÀNH
NGUYỄN VĂN BA


Giới tính

Sinh viên năm thứ

NAM
NAM

4
4

Người hướng dẫn: TS. HÀ THIÊN SƠN
Lĩnh vực chuyên môn: TRIẾT HỌC
Đơn vị công tác: ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.............................................1
CẤP THÀNH PHỐ - 2009 ..................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................5
CHƯƠNG 1 : ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN
HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA NHO GIÁO........................... 13
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận........................................... 13
1. 2. Khái quát chung về trường phái triết học Nho giáo ............................ 18
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ THỰC CHẤT TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA
NHO GIÁO........................................................................................................ 29
2.1. Khái niệm đạo đức và quan niệm đạo đức của trường phái triết học
Nho giáo ......................................................................................................... 29
2.2. Những vấn đề của đạo đức Nho giáo ..................................................... 32
2.3. Đạo đức trong gia đình theo quan niệm của Nho giáo.......................... 52

2.4. Về giá trị và hạn chế của đạo đức Nho giáo .......................................... 59
CHƯƠNG 3 : VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO VỚI VIỆC XÂY
DỰNG CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY ....... 66
3.1. Vai trò của các giá trị đạo đức gia đình Việt Nam trong tiến phát triển
hiện nay.......................................................................................................... 66
3.2. Thực trạng các giá trị đạo đức gia đình Việt Nam giai đoạn hiện nay. 71
3.3. Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức Nho giáo trong phát triển các giá
trị đạo đức gia đình Việt nam hiện nay ........................................................ 83
KẾT LUẬN...................................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 108


TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP THÀNH PHỐ - 2009

Đề tài “ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO VỚI VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIÁ TRỊ
ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY” đã trình bày một cách khái
quát về các giá trị đạo đức của Nho giáo, cũng như việc dùng “đức trị” để ổn định
trật tự xã hội trong bối cảnh nhiễu nhương, hỗn loạn đương thời. Từ những giá trị
đạo đức đó của Nho giáo, nó đã được nhân dân Việt Nam nói riêng và người
phương Đơng nói chung vận dụng vào việc xây dựng các giá trị đạo đức của gia
đình, góp phần xây dựng một xã hội bền vững, thịnh trị. Ngoài phần mở đầu, kết
luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: chúng tơi trình bày một cách khái quát về những điều kiện kinh
tế - xã hội và tiền đề lý luận hình thành tư tưởng đạo đức của Nho giáo, gồm 2 tiết:
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận
Đó là khoảng thế kỉ XII tr.CN bộ tộc Chu nổi lên và tới thế kỉ XI tr.CN
Chu Vũ Vương đã diệt vua Trụ và lập nên nhà Chu, xã hội nhà Chu trải thời kì
hưng thịnh cho tới thời kỳ Chu mạt là thời kì suy yếu của nhà Chu, chiến tranh
triền miên, tàn khốc, trật tự xã hội đảo lộn, lòng dân ly tan. Đây cũng là lúc mà

đạo lý, nhân luân bị đảo lộn. Chính trong bối cảnh ấy Nho gia ra đời.
1.2. Khái quát triết học Nho giáo và tư tưởng đạo đức Nho giáo
Triết học Nho giáo ra đời gắn liền với tên tuổi của Khổng tử. Tư tưởng chủ
đạo của ông chịu sự chi phối của thế giới quan mà ông đã hấp thụ của người Trung
Quốc cổ đại. Đó là vũ trụ lúc đầu chỉ là cõi hỗn mang, mênh mông, mờ mịt. Trong
cái hỗn mang ấy có cái lý gọi là thái cực. Cái đầu mối giải quyết mọi vấn đề của
xã hội loạn lạc đương thời, theo Khổng Tử chính là đạo đức.

1


Chương 2: chúng tơi trình bày về nội dung và thực chất tư tưởng đạo đức
của Nho giáo, gồm 4 tiết nhu sau:
2.1. Khái niệm đạo đức và quan niệm đạo đức của Nho giáo
Chúng tơi trình bày các khái niệm về đạo đức và quan niệm đạo đức của
Nho giáo như sau: theo Khổng Tử thì đạo chính là con đường phải theo, đạo gồm
năm mối quan hệ cơ bản giữa con người: “Quân thần dã, phụ tử dã, phu phụ dã,
côn đệ dã, bằng hữu chi giao dã, ngũ dã thiên hạ chi đạt đạo dã” (Trung dung).
Đức là trí, nhân, dũng, sau này được mở rộng thành ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ,
trí, tín. Tam cương liên kết với ngũ thường là năm đức: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
2. 2. Các vấn đề của đạo đức Nho giáo
2. 2. 1. Đạo đức xã hội
Nổi bật với thuyết “Chính danh”, ở đây theo Khổng Tử có nghĩa là cần phải
xác định rõ địa vị, danh phận của mỗi người trong xã hội, kèm theo đó là những
quyền lợi và nghĩa vụ mà địa vị đó đem lại. Khổng Tử giải thích, “chính danh là
làm cho mọi việc ngay thẳng”, là “vua phải làm trọn đạo vua, bề tôi phải làm trọn
đạo bề tôi, cha phải làm trọn đạo cha, con phải làm trọn đạo con…(quân quân,
thần thần, phụ phụ, tử tử).
2.2.2. Đạo đức cá nhân
Gồm đức Nhân, đức Lễ, đức Nghĩa, đức Trí, đức Tín

2.3. Đạo đức trong gia đình theo quan niệm của Nho giáo
Nho giáo xây dựng nên những mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình. “Cha ra
cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ, thế là Nho gia
đạo chính” (Kinh dịch). Trong ba mối quan hệ ấy, thì quan hệ cha con, anh em
tiêu biểu bằng chữ hiếu và chữ đễ.

2


2.4. Về giá trị và hạn chế của đạo đức Nho giáo
Giá trị: tư tưởng Nho giáo đã đưa xã hội trở về với con đường hữu đạo, có
tơn ti trật tự trong bối cảnh nhiễu nhương, rối loạn của xã hội đương thời, đặc biệt
là thuyết chính danh.
Hạn chế: tư tưởng Nho giáo còn bị chi phối bởi tư tưởng “thiên mệnh”. Hiếu
trong quan niệm của Nho giáo còn biến thành vị kỉ và hẹp hòi khi chỉ biết yêu
thương và đùm bọc những thành viên trong giòng họ gây ra sự tranh giành và đấu
đá giữa các dòng họ làm mất đoàn kết giữa nội bộ các gia đình, dịng họ…
Chương 3: chúng tơi trình bày về vai trò đạo đức của Nho giáo với việc xây
dựng các giá trị đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay, gồm 3 tiết như sau:
3.1. Vai trò của đạo đức gia đình Việt Nam trong tiến phát triển xã hội
Gia đình và đạo đức gia đình có vai trị quan trọng trong việc xây dựng thành
công nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời xây dựng
một xã hội trật tự, ổn định và bền vững.
3.2. Thực trạng đạo đức gia đình Việt Nam giai đoạn hiện nay
Nổi bật đầu tiên trong vấn đề đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay là trong
hơn nhân nổi lên tính thực dụng, vụ lợi. Biểu hiện thứ hai nữa là hiện tượng đạo
đức trong gia đình ở nước ta hiện nay là lối sống thiếu trách nhiệm, thiếu gương
mẫu trong quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái và ngược lại. Biểu
hiện thứ ba là hiện trạng tiêu cực của chữ hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay.
3.3. Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức của Nho giáo trong việc phát triển

các giá trị đạo đức gia đình Việt nam hiện nay
Thứ nhất, chúng ta tiếp thu tư tưởng hiếu đễ ở giá trị đạo đức của trường
phái Nho giáo. Thứ hai, tiếp thu quan điểm giáo dục đạo đức gia đình theo tưởng
lễ và chính danh.
Như vậy học thuyết Nho giáo đã đưa xã hội bấy giờ trở về con đường hữu
đạo nhằm thoát khỏi cảnh loạn lạc, nhiễu nhương do cương thường, lễ nghĩa bị
đảo lộn. Từ những giá trị đạo đức ấy của Nho giáo, Đảng và nhân dân ta đã vận
3


dụng vào việc xây dựng mơ hình gia đình chồng vợ hòa thuận, cha từ con hiếu,
anh em biết thương u đùm bọc lẫn nhau. Đó là thành trì vững chắc ngăn chặn
sự xâm hại những tư tưởng thực dụng, vị kỉ, lối sống gấp chỉ biết tới hôm nay mà
không biết tới ngày mai./.

4


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức và vai trị của nó là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận tới rất
nhiều trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đặc biệt là ở các triết gia phương Đông.
Ngay từ thời cổ đại, các nhà tư tưởng đã đề cập tới vấn đề đạo đức, vai trị và
ý nghĩa của nó đối với cá nhân và xã hội, chính vì thế ngay từ thời đó, các nhà tư
tưởng đã đặc biệt chú trọng tới vấn đề đạo đức con người, xem vấn đề đạo đức con
người là cơ sở và là nền tảng trong việc hướng tới xây dựng một xã hội yên bình
thịnh trị.
Đối với Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong
thời kì hội nhập thì bên cạnh những thuận lợi do q trình tồn cầu hóa đem lại thì

vấn đề đạo đức nói chung, đạo đức gia đình nói riêng đang là một vấn đề được
quan tâm và đồng thời nó cũng là một trong những vấn đề được đặt ra một cách
cấp thiết, thậm chí đây được xem là một trong những vấn đề chính yếu có vai trị
quyết định sự thành bại của chúng ta trong công cuộc xây dựng đất nước tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Do đó vấn đề đạo đức, đặc biệt là các giá trị đạo đức gia đình
ln được Đảng, nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm, xem nó như là một
trong những nền tảng quan trọng để thiết lập một xã hội bền vững.
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của đạo đức và đạo đức gia
đình - nền tảng của đạo đức xã hội trong chiến lược xây dựng đất nước giai đoạn
hiện nay và mai sau, Đảng, nhà nước ta đã đề ra những chủ trương và chính sách
cụ thể, đồng thời kết hợp với tồn bộ các đồn thể và các lực lượng xã hội tích cực
tham gia vào chiến lược giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc,
mà trước hết là các giá trị đạo đức trong gia đình. Đồng thời qua đó vận dụng và
phát huy một cách sáng tạo có chọn lọc các giá trị tinh hoa đạo đức của nhân loại

5


trong chiến lược bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức trong chiến lược phát triển
đất nước giai đoạn hiện nay và mai sau.
Chính vì vậy, trong q trình nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị tư tưởng đạo
đức của nhân loại, bên cạnh rất nhiều trường phái, học giả với các học thuyết về
đạo đức của mình thì trường phái Nho giáo đã nổi lên với hệ thống tư tưởng đạo
đức của mình. Với hệ thống những tư tưởng đó, trường phái triết học Nho giáo đã
góp phần đặt nền móng cho luân lý ở Trung Quốc thời kì cổ đại với một hệ thống
chặt chẽ nhằm hướng tới một xã hội lý tưởng. Việt Nam trong thời kì hội nhập,
thuận lợi có nhiều song khó khăn cũng khơng phải ít. Chính vì vậy, vấn đề giữ gìn
và bảo vệ và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đặc biệt là các
giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam - một trong những cơ sở vững chắc
đồng thời là nền tảng của đạo đức xã hội sẽ là điều vô cùng quan trọng nhằm bảo

tồn và phát huy các giá trị nhân văn của dân tộc và quan trọng hơn hết là giữ gìn và
phát huy các giá trị tốt đẹp, thuần phong mỹ tục trên bước đường xây dựng đất
nước lên sánh vai cùng với nhân loại và thời đại.
Chính từ trên cơ sở nhận thức đó, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Đối với
xã hội, gia đình là một tế bào, là một trong các tổ chức cơ sở để thực hiện chủ
trương chính sách và pháp luật của nhà nước về tất cả các mặt như kinh tế, chính
trị, giáo dục văn hóa, dân số, mơi trường…, đối với mỗi thành viên, gia đình là cái
nơi thân u, ni dưỡng và nâng đỡ mình suốt đời, là mơi trường để hình thành và
phát triển nhân cách trong cả cuộc đời, là nơi để thế hệ trẻ rèn luyện lối sống có
tình nghĩa, có đạo lý để làm hành trang cho cuộc đời, là nơi để thế hệ già có thể di
dưỡng tinh thần, đem kinh nghiệm sống truyền lại cho con cháu. Dù đối với xã hội
hay với cá nhân thì gia đình đếu có vai trị to lớn, cần phải chăm lo xây dựng gia
đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc”1.

1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb.
Sự thật, Hà Nội, 1991.

6


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam lại một
lần nữa khẳng định: “Nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc bồi dưỡng các
thành viên có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và
là tế bào lành mạnh của xã hội”2. Chính vì vậy, nếu chúng ta biết tiếp thu và kế
thừa các giá trị trong hệ thống tư tưởng đạo đức của Nho giáo sẽ là điều cần thiết
và bổ ích trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của hệ thống giá
trị đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay và mai sau. Đó cũng chính là lý do thúc

đẩy chúng tơi nghiên cứu đề tài này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Triết học của trường phái Nho giáo nói chung và tư tưởng đạo đức của
trường phái Nho giáo nói riêng đã được khá nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nước đề cập nghiên cứu. Có thể khái quát các tác phẩm nghiên cứu thành hai nhóm
sau:
Thứ nhất, đó là các tác phẩm nghiên cứu về văn hóa phương Đơng nói chung
và lịch sử triết học Trung Quốc nói riêng, trong đó có đề cập tới các vấn đề thuộc
về đạo đức trong tư tưởng đạo đức của trường phái Nho giáo, các tác phẩm tiêu
biểu là:
Tác phẩm Đại cương triết học Trung Quốc, quyển 1 và 2 của Giản Chi
Nguyễn Hiến Lê, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1992. Trong tác phẩm này, tác giả đã
phân tích một cách khá sâu sắc các nguyên lý trong hệ thống tư tưởng của trường
phái Nho giáo trong sự đan xen, so sánh với các học thuyết triết học khác của
Trung Quốc qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Tác phẩm Phương Đơng gợi những điểm nhìn tham chiếu của Cao xuân Huy,
Nxb. Văn học, 1995. Trong phần thứ nhất chủ toàn và chủ biệt, hai ngã rẽ trong
triết học Đơng – Tây, tác giả đã trình bày sự khác nhau cơ bản giữa các học thuyết
triết học phương Đông và phương Tây. Phần thứ hai tác giả đã phân tích những tư

2

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 2001.

7


tưởng cơ bản của trường phái triết học Nho giáo và một số trường phái triết học
Trung Quốc thời kì cổ đại.
Tác phẩm Đại cương triết học Trung Quốc của Dỗn Chính (chủ biên), Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1977. Trong phần hai, chương 2 Nho giáo, tác giả đã
phân tích điều kiện lịch sử và những tiền đề lý luận nảy sinh ra các học thuyết triết
học của Trung Quốc, đồng thời tác giả cũng đã trình bày có hệ thống những quan
điểm triết học của trường phái Nho giáo, sự kế thừa và phát triển của các học
thuyết qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Tác phẩm Lịch sử triết học Trung Quốc của Hà Thúc Minh, Nxb. TP. Hồ Chí
Minh, 1996. Trong chương 1, phần 2, 4, 6 và chương 2, phần 2 tác giả đã phân tích
những nội dung cơ bản của hệ thống các học thuyết của trường phái triết học Nho
giáo
Tác phẩm Lịch sử triết học phương Đông của Nguyễn Đăng Thục, Nxb.TP.
Hồ Chí Minh, 1991, tập 2, từ chương 2 đến chương 8, tác giả đã tập trung trình bày
triết lý trong hệ thống tư tưởng của triết học Khổng giáo về các vấn đề thuộc về vũ
trụ, nhân sinh quan. Tập 4 phần chiết trung Nho giáo tác giả đã khái quát các vấn
đề thuộc về nhân sinh quan, triết học đạo đức trong hệ thống tư tưởng của phái
Nho giáo.
Tác phẩm Đạo Đức phương Đơng cổ đại của Vũ Tình, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1998. Trong chương 1, phần 1, tác giả đã phân tích những mặt tích
cực và hạn chế trong hệ thống tư tưởng đạo đức của trường phái Nho Giáo trong
tổng thể đão đức Phương Đơng nói chung.
Tác phẩm Tích hợp văn hóa Đơng Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai
của Nguyễn Hoàng Phương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1995. Bằng phương pháp tiếp
cận đặc biệt là toán học, tác giả đã chứng minh sự huyền bí đặc sắc của Kinh Dịch
– kho tàng triết học phương Đông. Qua chứng minh trên, tác giả cho thấy sự tích

8


hợp của đa văn hóa Đơng – Tây và định hướng cho một số vấn đề giáo dục trong
tương lai.
Thứ hai, một số tác phẩm nghiên cứu những nguyên lý cơ bản trong tư tưởng

triết học của trường phái Nho giáo, quá trình du nhập tư tưởng của Nho giáo vào
Việt Nam và sự ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam như:
Tác phẩm Khổng học đăng của Phan Bội Châu, Nxb. Anh Minh, Huế, 1957.
Tác giả đã đúc kết những tinh hoa của Khổng học và nêu rõ những bước thăng
trầm của Khổng học qua các triều đại Trung Quốc. Qua đó chứng minh tư tưởng
Khổng học mang tính nhân văn sâu sắc.
Tác phẩm Nho giáo của Trần Trọng Kim, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1992. Tác
giả đã trình bày có hệ thống những nội dung cơ bản của trương phái Nho giáo từ
thời kì Khổng Tử cho tới nhà Thanh.
Tác phẩm Nho giáo xưa và nay của Quang Đạm, Nxb. Văn hóa, 1994. Tác
giả đã phân tích khá sâu sắc những nội dung cơ bản trong hệ thống tư tưởng của
trường phái Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó tới Việt Nam.
Tác phẩm Nho giáo và sự phát triển của Nho giáo ở Việt Nam của Vũ Khiêu,
Nxb. Khoa học xã hội, 1997. Tác giả đã phân tích q trình du nhập của Nho giáo
vào Việt Nam, đặc biệt là vấn đề cần khai thác Nho giáo trong sự nghiếp đổi mới
hiện nay, qua đó chỉ rõ kinh nghiệm vận dụng Nho giáo ở các nước như Nhật Bản
và Singapore.
Tác phẩm Nho học và Nho học ở Việt Nam của Nguyễn Tài Thư, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1977, tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản của Nho học,
vai trò của nó trong lịch sử và hiện tại ở Trung Quốc và Việt Nam. Tác giả nêu rõ
cần phải phát huy truyền thống Nho học để xây dựng con người trong giai đoạn
cơng nghiếp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Tác phẩm Một số vấn đề Nho giáo ở Việt Nam của Phan Đại Dỗn, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tác giả đã phân tích rõ sự tồn tại và phát triển của

9


Nho giáo ở Việt Nam từ thế kỉ XV tới thế kỉ XIX đồng thời vạch rõ những yếu tố
hợp lý của nó cần được khai thác, phát huy trong q trình đổi mới.

Ngồi ra cịn có các tác phẩm nước ngoài nghiên cứu về tư tưởng triết học
Nho giáo như:
Tác phẩm Lịch sử văn minh Trung Hoa của Will Durant, Trung tâm thông tin
đại học Sư Phạm, TP. Hồ Chí Minh, 1990 (Nguyễn Hiến Lê dịch). Trong chương
một, phần hai, tác giả đã lý giải những tư tưởng của trường phái Nho giáo và coi đó
là những đóng góp quý báu trong lịch sử văn minh Trung Quốc.
Tác phẩm Nho giáo với Trung Quốc ngày nay của Vi Chính Thơng (sách
tham khảo), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tác giả đã phân tích những
nguyên lý cơ bản của Nho giáo, đồng thời vạch rõ những tích cực và hạn chế của
nó trong xã hội Trung Quốc ngày nay.
Tác phẩm Đại cương triết học sử Trung Quốc của Phùng Hữu Lan (Pung Yu
Lan), (bản dịch của Nguyễn Văn Đương), Nxb. Thanh niên, trung tâm nghiên cứu
quốc học, 1999, trong chương 4, tác giả đã phân tích những quan niệm cơ bản của
Nho giáo.
Qua quá trình tìm hiểu, chúng ta nhận thấy rằng, các tác phẩm của các nhà
khoa học trong nước và ngoài nước thường chỉ dừng lại ở các vấn đề như: Nội
dung cơ bản của các học thuyết trong hệ thống tư tưởng của trường phái Nho giáo,
hoặc đi sâu vào một số vấn đề cụ thể hoặc tìm hiểu ảnh hưởng của tư tưởng Nho
giáo đối với xã hội Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử, tuy nhiên vấn đề đạo
đức và việc kế thừa những tư tưởng về đạo đức gia đình chưa được nghiên cứu
hoặc nghiên cứu chưa có chun sâu, chính vì vậy, đề tài này khơng mong muốn sẽ
bao qt toàn bộ nội dung tư tưởng của các học thuyết trong triết học Nho giáo mà
chỉ làm rõ các phạm trù, quan điểm về đạo đức và đạo đức gia đình trong hệ thống
các học thuyết của trường phái Nho giáo. Từ đó xem xét và liên hệ vấn đề này

10


trong q trình xây dựng và phát triển hồn thiện hơn các giá trị đạo đức gia đình
Việt Nam thời kì hội nhập cũng nhu trong tương lai một cách thiết thực hơn.

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài
Đề tài làm rõ quan điểm của trường phái Nho giáo về vần đề đạo đức. Từ đó
xem xét vai trị và ảnh hưởng của nó tới việc xây dựng và hoàn thiện các giá trị đạo
đức trong gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài lý giải các quan niệm của Nho giáo về các vấn đề của đạo đức. Xem
xét nhận định, đánh giá vai trò của đạo đức và phương hướng giải quyết vấn đề
đạo đức ra sao? Trên cơ sở đó nhóm tác giả sẽ cố gắng chỉ ra những yếu tố tích cực
nhằm vận dụng vào giải quyết một số vấn đề thực trạng suy thoái đạo đức, đặc biệt
là đạo đức trong gia đình ở nước ta giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Để nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là vấn đề lý luận về đạo đức
và vai trò của đạo đức trong đời sống.
Phương pháp nghiên cứu
Dùng phương pháp sưu tập, so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm tìm hiểu quan
niệm của Nho giáo về vần đề đạo đức và đạo đức trong gia đình.
5. Đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở luận giải những quan niệm và phương pháp của trường phái Nho
giáo về vấn đề của đạo đức và đạo đức gia đình, nhóm tác giả sẽ cố gắng vạch ra
những tích cực và hạn chế trong hệ thống tư tưởng đạo đức của trường phái Nho
giáo, từ đó tạo cơ sở cho việc xây dựng các chính sách và đường lối thích hợp

11


trong q trình bảo vệ, xây dựng và hồn thiện các giá trị đạo đức trong gia đình
trước những tác động của thời kì hội nhập ở nước ta hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở làm rõ quan niệm của trường phái Nho giáo về vấn đề đạo đức,
vai trị và ảnh hưởng của nó đố với vấn đề giữ gìn, bảo vệ và phát triển các giá trị
đạo đức gia đình Việt Nam trước chuyển biến của thời đại, đề tài có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu triết học, xã họi học, giáo dục học, tâm
lý học…
Ý nghĩa thực tiễn
Từ những vấn đề lý luận trên, nhóm tác giả sẽ cố gắng chỉ ra những vấn đề
góp phần tạo ra nội lực nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua việc giải
quyết đúng đắn vai trò và ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với vấn đề đạo đức
gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Phù hợp với mục đích và nhiệm vụ đã nêu, đề tài được kết cấu gồm: phần mở
đầu, ba chương, chín tiết, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.

12


CHƯƠNG 1 : ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ
LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA NHO GIÁO

Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, tư tưởng của con người cũng khác
nhau và được xem như là biểu trưng của tinh hoa, tinh thần của thời đại đó. Sự ra
đời của một học thuyết một tư tưởng khơng phải là sự ngẫu nhiên mà chính là kết
quả phản ánh những điều kiện lịch sử xã hội và cũng chính là sự kế thừa của những
học thuyết lý luận trước đó. Nó khơng ra đời trên mảnh đất trống không mà bao
giờ cũng trên mảnh đất hiện thực, kế thừa những giá trị hợp lý tinh túy của thời đại
trước đó. Ph.ĂngGhen đã nhận xét: “Tư tưởng lý luận của thời đại là sản phẩm của
một thời kỳ lịch sử do đó trong những thời đại khác nhau thì nó cũng có hình thức

hồn tồn khác nhau chính vì vậy mà cũng có nội dung hồn tồn khác nhau”.
Như vậy, có thể nói rằng tư tưởng của con người chính là sản phẩm của thời
đại, là sự phản ánh thời đại lịch sử nhất định. Nó chịu sự quy định và chi phối của
thời đại và đạo đức học Nho giáo cũng khơng nằm ngồi sự quy định ấy. Chính vì
vậy, để tìm hiểu tư tưởng đạo đức của trường phái triết học Nho giáo thì chúng ta
khơng thể khơng tìm hiểu những điều kiện kinh tế chính trị xã hội và tiền đề lý
luận tơn giáo cho sự ra đời của tư tưởng đạo đức trong trường phái Nho giáo.
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận
Lịch sử xã hội luôn là tiền đề quan trọng để cho những tư tưởng triết học phát
triển. Lịch sử triết học Trung Quốc luôn gắn liền với lịch sử xã hội Trung Quốc.
Lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại bắt đầu với quá trình xã hội Trung Quốc bước
vào thời kì Xuân Thu – Chiến Quốc. Đây cũng là thời kỳ tan rã của chế độ chiếm
hữu nô lệ bắt đầu từ thời kỳ phong kiến sơ kỳ. Chế độ chiếm hữu nô lệ đã tồn tại
và phát triền từ triều Hạ sang triều Thương và đến cuối thời tâ Chu thì khủng
hoảng và tan rã. Xã hội Trung Quốc trải qua thời kỳ giao thời chuyển từ chế độ
tông tộc sang chế độ gia trưởng, các giá trị tư tưởng đạo đức cũng bị băng hoại,

13


những giá trị tư tưởng còn manh nha đang trên con đường xác lập. Sự biến đổi của
xã hội trên tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… đã tạo tiền đề
cho con người thốt khỏi sự chi phối của thế giới quan thần thoại tơn giáo, thần bí
truyền thống, cũng chính vì vậy mà tư tưởng triết học cũng bị ảnh hưởng và bị chi
phối.
Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, sự phát sinh và phát triển của tư
tưởng triết học Trung Quốc cổ đại gắn liền với quá trình biến đổi của điều kiện
kinh tế, xã hội và sự phát triển của khoa học ở Trung Quốc đương đại.
Xuất phát từ quan niệm tôn giáo khi cho rằng trời người hợp nhất, người Chu
cho rằng, tổ tiên của mình là các vua trước đó có đức mà sáng cùng Thượng đế,

nhận được mệnh trời mà “hưởng nước”, “hưởng dân”… Vì vậy các vua sau phải
kính đức đó, phải bồi đắp để con cháu được hưởng lâu dài. Hiếu là nhớ tổ tiên, biết
giữ gìn khn phép cho tổ tiên để nhận mệnh hưởng dân mãi mãi. Đó chính là
quan niệm đạo đức nhằm tuyên truyền và cũng cố địa vị của giai cấp quý tộc, bảo
vệ nhà nước chuyên chính thị tộc. Song sự ổn định của nhà Chu chẳng được bao
lâu thì những mâu thuẫn nội tại của nhà Chu đã nãy sinh đặc biệt là mâu thuẫn giữa
những người lao động có cuộc sống nghèo khổ, lam lũ với đẳng cấp thượng lưu, sa
đọa và những kẻ nắm quyền hành tranh tước với nhau.
Thế kỷ IX tr.CN, nội bộ nhà Chu ngày càng lục đục lại phải tiến hành những
cuộc chiến tranh triền miên với các bộ tộc Kinh Man, Nghiêm Doãn Khương,
Nhung ở biên giới, nhân dân lao động ngày càng lầm than cơ cực, xã hội nhà Chu
đã phân hóa thì nay lại càng bị phân hóa sâu sắc dẫn tới những xung đột.
Năm 770 tr.CN, Hạo Kinh bị các tộc Nghiêm Doãn, Nhung tàn phá. Chu
Bình Vương buộc phải dời đơ về Lạc Ấp đánh dấu một giai đoạn mới của nhà Chu
mà sử sách gọi là Chu mạt thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc.
Thời kỳ Chu mạt là thời kì suy yếu của nhà Chu, mọi quyền lực đều bị lung
lay tới tận gốc, chiến tranh triền miên, tàn khốc, trật tự xã hội đảo lộn, lòng dân ly

14


tan. Khắp Trung Quốc rộng lớn diễn ra cảnh: “đánh nhau tranh thành thây chết đầy
thành, đánh nhau giành đất thì thây chết đầy đồng”. Đây cũng là lúc mà đạo lý,
nhân luân bị đảo lộn, mặc cho thần dân bị khuynh gia, bại sản vua chúa chỉ lo nới
rộng quyền vương, truyền bá và hưởng lạc bất chấp đạo lý, đúng là cảnh “vua
không ra vua, tôi không ra tơi, cha khơng ra cha, con khơng ra con”.
Chính trong thời đại lịch sử chuyển biến sơi động đó đã đặt ra một loạt vấn
đề xã hội và triết học mới, buộc các nhà tư tưởng phải quan tâm và lý giải. Đó cũng
chính là ngun nhân làm xuất hiện hàng loạt các trường phái triết học. Họ đấu
tranh với nhau hết sức gay gắt trên lĩnh vực tư tưởng tạo nên một khơng khí sơi

động thời kì này. Lịch sử gọi thời kì này là “bách gia chư tử” trăm nhà trăm thầy,
“bách gia tranh minh” trăm nhà đua tiếng.
Sự đa dạng và phong phú của các học thuyết triết học thời kỳ Xuân Thu –
Chiến Quốc đã thực sự trở thành đỉnh điểm của toàn bộ đời sống tinh thần Trung
Quốc thời kỳ cổ đại. Các nhà tư tưởng thời kỳ bấy giờ đã đưa ra nhiều học thuyết
tìm cách lý giải và đề xuất các biện pháp với mong muốn ổn định lại trật tự xã hội
như:
Mặc gia cho rằng chiến tranh là đau khổ vì con người khơng thương u
nhau, do đó họ đã chủ trương kiêm ái, thượng đồng, thượng hiền. Với Pháp gia thì
họ lại cho rằng xã hội loạn lạc là do pháp luật khơng có phổ biến và khơng có
nghiêm minh, do đó họ đã chủ trương dùng pháp trị nhằm bình ổn xã hội…
Khác với các trường phái triết học khác, Nho giáo chủ trương “nhân trị” cho
tất cả mọi người để thiên hạ trở về con đường hữu đạo. Có thể nói rằng qua các
thời kì hình thành và phát triển khác nhau, tuy quan điểm có khác nhau nhưng nét
chung nhất ở học thuyết của Nho giáo chính là học thuyết về chính trị đạo đức.
Bàn về con người, về đạo làm người Nho giáo dùng nhân trị, đức trị để tổ chức nhà
nước và quản lý xã hội.

15


Trong quan niệm của Nho giáo, chính trị và đạo đức thường xuyên thống
nhất và gắn kết với nhau, đạo đức cũng là chính trị. Đối nhân xử thế có đạo đức
đồng thời cũng có nghĩa là làm chính trị. Vì vậy, Nho giáo trước hết là học thuyết
về đạo đức. Nhà nghiên cứu Cao Xuân Huy cho rằng: “Cả thế giới quan Nho giáo
cũng nhuốm màu luân lý, Nho giáo có luân lý cả vũ trụ, cả Thượng đế trong học
thuyết đạo đức chính trị của nó”3.
Trong quan niệm về thế giới, xuất phát từ tư tưởng chu dịch, Khổng Tử cho
rằng: “trời chỉ là giới tự nhiên trong đó có bốn mùa thay đổi, trăm vật sinh trưởng,
tuy nhiên ông lại cũng cho rằng trời là một lực luợng có thể chi phối cả số phận và

hoạt động của con người do đó con người phải sợ mệnh trời”. Theo Khổng Tử thì
người qn tử có ba điều phải sợ đó là: “sợ mệnh trời, sợ lời thánh nhân và sợ bậc
đại nhân4”.
Tuy nhiên, Khổng Tử lại không tán thành quan điểm, con người cứ nhắm mắt
phải dựa vào thiên mệnh. Đối với quỷ thần một mặt ông tỏ thái độ hồi nghi khi
cho rằng quỷ thần khơng có tác dụng chi phối đời sống con người. Ơng kêu gọi
mọi người hãy chú trọng vào việc làm của mình bởi: “đạo thờ người chưa biết thì
sao biết đạo thờ quỷ. Khơng hiểu được con người khi sống thì khơng có tư cách nói
chuyện con người khi đã chết”5. Theo Khổng Tử, trí thơng minh, khơn ngoan của
con người đối lập với mê tín quỷ thần, nhưng mặt khác ông lại rất coi trong việc
cúng tế và ông cho rằng: “cúng tế xem như có thần”.
Như vậy, trong quan niệm về thế giới, tư tưởng của Khổng Tử luôn có tính
chất mâu thuẫn, khi chống lại chủ nghĩa thần bí, tơn giáo đương thời. Ơng thừa
nhận, sự vật hiện tượng trong tự nhiên luôn luôn vận động và biến đổi, không phụ
thuộc vào mệnh lệnh của trời nhưng mặt khác ơng lại cho rằng trời có ý chí và có
thể chi phối vận mệnh con người, đó là bước thụt lùi trong tư tưởng triết học của
3

Cao Xuân Huy, Tư tưởng phương Đơng gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995,
tr. 152.
4
Đồn Trung Cịn: “dịch giả” Tứ thơ – Mạnh Tử - Thượng Mạnh Tử, Nxb,Khai trí, Sài Gịn, 1950, tr. 263.
5
Sđd: tr. 167

16


ông. Cũng như thế một mặt Khổng Tử tuyên truyền sức mạnh của quỷ thần, nhưng
mặt khác ông lại nhấn mạnh tới vai trò của hoạt động con người trong đời sống.

Thực chất những mâu thuẫn trong tư tưởng, tâm trạng, và thái độ của Khổng Tử là
phản ánh những mâu thuẫn của đời sống hiện thực. Xu thế phát triển của lịch sử xã hội đã giúp cho Khổng Tử có quan điểm tiến bộ, thốt ly khỏi chủ nghĩa thần bí,
duy tâm, đặt ra vấn đề con người lên hàng đầu để giải quyết nhưng do hiện trạng
xã hội và lợi ích giai cấp, Khổng Tử đã quay lại với chủ nghĩa duy tâm, tuyên
truyền sức mạnh của trời, thần thánh hóa quyền lực của thế lực cầm quyền trên mặt
đất, duy trì trật tự xã hội theo lễ nghĩa nhà Chu.
Trái với Khổng Tử trong quan niệm về thế giới, phát triển quan điểm thiên
mệnh của Khổng Tử và đẩy thế giới quan ấy lên tới đỉnh cao của chủ nghĩa duy
tâm, Mạnh Tử cho rằng: “chẳng có việc gì xảy ra mà khơng do mệnh trời, mình
nên tùy thuận mà nhận lấy cái mệnh chính đáng ấy”6. Mạnh Tử cho rằng, vũ trụ,
vạn vật đều tồn tại trong ý thức của con người, quan niệm đạo đức trời phú cho con
người. Ông đưa ra quan điểm: “vạn vật đều có đầy đủ trong ta, ta tự xét mình mà
thành trật tự thì có vui thú nào lớn hơn nữa”7. Ơng dạy mọi người khơng phải đi
tìm chân lý ngoài thế giới khách quan mà chỉ cần suy xét trong tâm “tận tâm” của
mình mà thơi. Tâm là cái chủ thế trong tinh thần, là cái thần linh trời phú cho ta để
suy nghĩ. Nhờ tâm mà ta có thể phân biệt được mọi điều phải trái, thiện ác, để ứng
phó với vạn vật, vạn sự, vì thế ơng khun con người phải “tu tâm dưỡng tính”.
Tn Tử trong quan điểm về thế giới, ông đã khẳng định quy luật phát triển
khách quan của tự nhiên và khắc phục những thiếu sót của quan điểm mục đích
luận và định mệnh luận của các nhà triết học trước kia. Không những thế, ông đã
giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Ông cho
rằng con người có thể cải tạo tự nhiên và con người không nên chờ đợi vào tự
nhiên ban phát một cách bị động. Phải vận dụng khả năng, tài trí của mình, dựa vào

6
7

Sđd: tr. 217.
Sđd: tr. 219.


17


quy luật của tự nhiên mà sáng tạo ra của cải, sản vật để phục vụ cho đời sống con
người.
Tóm lại, xây dựng học thuyết đạo đức xử thế của mình, trong khn khổ và
hình thái kinh tế xã hội nhà Chu do “thành hiền” lập ra, Nho giáo đã trình bày, biểu
lộ một vũ trụ quan, nhân sinh quan phù hợp rõ ràng với hình thái ấy. Đi vào quan
hệ tam cương ngũ thường, đi vào quan hệ giữa người với người, giữa người với gia
đình và xã hội…vũ trụ quan và nhân sinh quan ấy ngày càng chi phối, khống chế
chặt chẽ ý thức con người cùng hệ tư tưởng Nho giáo trong tâm hồn mình từ một
mức tối thiểu nào đó trở lên “cái chính của quan niệm Nho học là quan niệm trời
người hợp nhất, lý luận nhân đạo lấy trung dung làm nguyên tắc, căn cứ vào dịch
đạo để thuyết minh nhân đạo, căn cứ vào đạo đức để thuyết minh luân lý, căn cứ
vào luân lý để thuyết minh tư tưởng nhân văn lấy con người làm gốc.
1. 2. Khái quát chung về trường phái triết học Nho giáo
Nho giáo là một trong những trường phái triết học lớn thời Xuân Thu Chiến Quốc. Từ lâu nay khi nghiên cứu và tìm hiểu về tư tưởng triết học của
trường phái Nho giáo đã có rất nhiều tài liệu cho rằng Nho gia hay Nho giáo được
bắt đầu từ Khổng Tử song về thực chất thì Nho giáo có cội nguồn từ xa xưa trong
lịch sử Trung Quốc thời cổ đại.
Xét về nguồn gốc của ngơn ngữ thì chữ nho được tạo bởi chữ nhân và chữ
nhu. Nhân là người cịn nhu chính là cần dùng, là chờ đợi. Như vậy chữ nho ở đây
chính là muốn nói đến những người mà xã hội đang cần dùng, đang chờ đợi. Bàn
về chữ nho sách thuyết văn giải tự có viết “nho là tên gọi của các thuật sĩ”cịn sách
Hán thư có viết: “người có đạo thuật gọi là nho”. Cách giải thích của Hán thư hợp
với thuyết văn giải tự. Nho ở đây được hiểu là người có đạo thuật để dạy những
người khác. Sách pháp mơn của Dương Hùng có viết: người thơng thiên địa thì
được gọi là nho, cịn sách Luận Hồnh của Vương Sung thì lại viết: người có thể
giảng được một kim gọi là nho.


18


Với quan điểm thiên nhân tương dữ đồng thời trên cơ sở coi đạo đức của các
bậc đế vương thời trước là chính đạo, “ thực chất chữ nho ở đây chính là chỉ những
người thơng thạo sách thánh hiền, thông thạo lẽ tự nhiên của trời đất, giúp người
đời có thể thực hiện đúng đạo trong xử lý nhân tình thế thái”.
Trước thời Xuân thu, những nhà nho thường được gọi là sĩ, sĩ thông thạo văn
chương, lục nghệ, nên được dùng vào việc trị nước. Sĩ chịu sự cai quản trực tiếp
của các quan tư đồ nên đã có thời người Trung Quốc gọi Nho giáo là do tư đồ mà
ra. Đến thời mình, Khổng Tử đã hệ thống lại những tư tưởng của Nho giáo, nâng
nó lên thành học thuyết mà trong đó ơng đã định rõ những vấn đề như: Sự biến hóa
của trời đất có liên quan tới vận mệnh của con người,nghi lễ trong tế tự, các quy
định về luân thường đạo lý trong xã hội. Cũng chính từ đây, Nho gia hay Nho giáo
cũng bắt đầu gắn với tên tuổi của Khổng Tử, người đời sau còn gọi là Nho giáo
hay Khổng giáo.
Sau khi Khổng Tử qua đời, Nho giáo được chia làm nhiều phái, mỗi phái
khai thác tư tưởng của Khổng Tử ở những khía cạnh khác nhau và ở những giai
đoạn lịch sử khác nhau, các nhà tư tưởng cũng đến với Nho giáo một cách khác
nhau, tuy nhiên ở bình diện đạo đức thì nổi lên Mạnh Tử và Tuân Tử.
Khổng Tử tên là Khổng Khâu, tự Trong Ni, sinh năm 551 tr. CN tại nước Lỗ,
cha là Thúc Lương Ngột, một võ quan triều đình. Năm 549 tr.CN, Thúc Lương
Ngột qua đời để lại một người vợ góa và một đứa con thơ với gia tài khơng lấy gì
làm sung túc.
Khi còn nhỏ, do gia cảnh nghèo túng, Khổng Khâu phải làm lụng vất vả
nhiều, tuy vậy, Khổng Khâu vẫn có điều kiện học sớm và học nhiều, tiếp xúc với
các tầng lớp trên đương thời. Ham học hỏi và ham hiểu biết lễ nghĩa là những nét
nổi bật trong tồn bộ hình ảnh con người ấy hồi cịn ít tuổi. Sử sách có chép rằng,
hồi mới ba tuổi cậu bé họ Khổng đã tỏ ra hứng thú với trò cúng tế, ham học và học
nhiều, hiểu biết sâu rộng là một ưu thế của Khổng Khâu, người đương thời khâm

phục Khổng Khâu về mặt ấy. Chính Khổng Khâu cũng cảm thấy hào hứng và đã tự
19


lịng nói ra sự hào hứng ấy: “một ấp mười nhà ắt phải có người trung tín như Khâu
này thơi, song khơng có ai ham học như Khâu đâu” (thập nhất chi ấp tất hữu trung
tín như Khâu giả yên, bất như Khâu chi hiếu học giả). Luận ngữ, thiên công dã
tràng.
Tinh thần ham học như trên không chỉ biểu hiện rõ đối với các sách kinh điển,
Khổng Khâu nhắc nhủ mọi người bắt đầu học phải học lễ (lễ nghi), nhạc (âm nhạc),
xạ (bắn cung nỏ), ngự (cưỡi ngựa, đánh xe), thư (viết), sộ (tính tốn). Trong trường
hợp của mình, đối với các đồ đệ bậc cao, Khổng Khâu phân thành bốn khoa: đức
hạnh, ngơn ngữ, chính sự và văn học. Là người nước Lỗ, Khổng Khâu tìm hiểu
nước Lỗ nhiều nhất. Trong đời mình ơng học ở nước Lỗ, dạy ở nước Lỗ và cũng
muốn hành đạo ở nước Lỗ trước hết bởi vì nước Lỗ là nước cha mẹ (phụ mẫu chi
bang) của họ Khổng. Tuy nhiên, nước Lỗ vẫn còn một ý nghĩa đặc biệt nữa đó là
ngồi chính nước Chu ra, nước Lỗ là nước gần gũi với nhà Chu hơn cả. Xưa kia
khi thừa kế sự nghiệp của Văn Vương mà diệt Ân Trụ, giành được thiên hạ mà lập
ra nhà Chu thì vua Vũ đem nước Lỗ cấp cho em ruột là Chu Cơng Đán, từ đó nước
Lỗ trở thành nước con cháu Chu Công, một thần tượng mà Khổng Khâu suốt đời
sùng bái và “thỉnh thoảng lại được gặp lại trong giấc mơ”.
Khổng Khâu được sử sách cổ Trung Quốc coi là nhà hiền triết đầu tiên mở
trường dạy học, thu nhận học trị nhiều nơi đến càng học càng đơng, học trò học
say sưa, Khổng Khâu dạy cũng say sưa. Thầy đã nói sự say sưa, tận tụy của mình
trong hai cơng việc đó : “học khơng chán, dạy người khơng mỏi (học nhân bất yếm,
hối nhân bất quyện - Luận ngữ, thiên thuật nhi) và ý chí phấn đấu hành động cũng
thật kiên trì. Chính thầy cũng đã tự đánh giá: “nếu bảo là thánh và nhân thì ta đâu
dám nhận, phải chăng là làm không biết chán, dạy người khơng mỏi thì cũng có thể
nói như thế được đấy. (nhược thánh dự nhân tắc ngô khởi cảm, ức vi chi bất yếm,
hối nhân bất quyện, tắc khả vị văn dĩ nhi hĩ – luận ngữ thiên thuật nhi). Ngày 18

tháng 2 năm 479 trước công nguyên Khổng Tử mất.

20


Tư tưởng chủ đạo của Khổng Tử chịu sự chi phối của thế giới quan mà ông
đã hấp thụ của người Trung Quốc cổ đại. Đó là :Vũ trụ lúc đầu chỉ là cõi hỗn mang,
mênh mông, mờ mịt. Trong cái hỗn mang ấy có cái lý gọi là thái cực. Thái cực vơ
hình, huyền diệu chứa đựng hai mặt tiềm ẩn đối lập nhau là âm và dương. Âm –
dương tương tác chuyển hóa dẩn đến mọi sự biến đổi vô cùng vô tận gọi là đạo.
Theo đạo âm – dương sẽ sinh ra con người và vạn vật. Như vậy tính đa dạng của
vũ trụ đều có chung nguồn, chung gốc mà Khổng Tử gọi là “nhất dĩ quán chi” tức
là một đầu mối. Cái đầu mối giải quyết mọi vấn đề của xã hội loạn lạc đương thời,
theo Khổng Tử chính là đạo đức, ơng đã từng nói: “dẫn đạo nhân bằng chính lệnh,
làm cho nhân dân nhất tề nghe theo bằng hình phạt, dân có thể tránh khỏi tội nhưng
không biết hổ thẹn. Dẫn đạo nhân dân bằng đạo đức, làm cho nhân dân nhất tề
nghe theo bằng lễ độ, dân biết hổ thẹn mà trở về đường chính “ Đạo chi dĩ chính, tề
chi dĩ lễ, hữu sĩ thả cách”. Vì vậy “người làm đạo đức để làm chính trị chẳng khác
gì một ngơi sao Bắc Đẩu chỉ đứng một chổ mà các ngôi sao khác đều phải hướng
về” (Vi chính dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở nhi, chúng tinh cũng chi).
Nhìn vào sự nghiệp của Khổng Tử trên lĩnh vực học thuật và đạo lý, ngoài
việc san định học thuật và đạo lý, ngoài việc san định các cuốn thi thư, dịch lễ và
viết cuốn Xn Thu cịn có nhiều câu thầy nói, viết do các đệ tử ghi lại ở sách này,
sách khác, nhưng không thành những trước tác riêng hồn chỉnh. Khổng Khâu
cũng từng giới thiệu mình là một học giả thuật lại chứ khơng tự mình làm ra “thuật
nhi bất tác, luận ngữ, thiên thuật nhi”. Về sau các đồ đệ của thầy Khổng so sánh
thầy với thánh khác từ thời Tây Chu trở về trước. Đã ca ngợi thầy là vị thánh, là
đại thành, tức là gộp được những thành tựu của các vị khác “tập kì đại thành”. Cả
hai cách nói trên làm tốt ra ý nghĩa rõ ràng là Khổng Khâu không sáng tạo ra cái
gì hẳn riêng mình. Lần lượt tìm hiểu vũ trụ quan, nhân sinh quan, thái độ với cuộc

đấu tranh xã hội, nhận thức luận và phương pháp luận của Khổng Khâu, chúng ta
có thể kết luận rõ thêm về vấn đề ấy.

21


Trải qua những tháng, năm dạy người không mệt mỏi, Khổng Khâu trước sau
thu nhận gần ba ngàn đệ tử. Trường tư đầu tiên ấy cũng là một trường học lớn. Các
nước ấy khi thì đặt bên giịng sơng Tứ của nước Lỗ, khi thì đi triền miên gần khắp
vùng trung tâm Hoa Hạ, có nơi nghe vang tiếng hát, tiếng đàn, có nơi nhốn nháo
cảnh tượng giặc giã.
Trong ba nghìn đệ tử, có 72 người được gọi là hiền bao gồm cả những người
gọi là triết. Xuất sắc nhất có Nhan Uyên và Tăng Sâm. Nhan Uyên chết sớm nên
khơng thấy để lại trước tác gì. Tăng Sâm vào học sau nhưng lại được coi là người
lĩnh hội tốt nhất của thầy Khổng. Viết cuốn Đại học, Tăng Sâm gắn chặt triết học
với chính trị và đồ đệ của Tăng Sâm hình thành một trường phái triết học có uy tín.
Sau thế hệ Tăng Sâm, trong hàng ngũ học trò của Tăng Sâm, người được các
nhà Nho đề cao nhất là Khổng Cấp, thường được gọi là Tử Tư nhiều hơn, Tử Tư là
cháu đích tơn của Khồng Khâu, con của Khổng Lý tức Bá Ngư. Từ thế hệ Tăng
Sâm tới thế hệ Khổng Cấp sự phân hóa của Khổng giáo thành những trường phái
khác nhau ít nhiều càng ngày càng rõ dần. Tử Tư được gọi là đích phái và những
sách do Tử Tư viết sau này được gọi là chân truyền.
Sang thời Chiến Quốc sự bất đồng giữa các hiền triết làm nổ ra cuộc tranh
luận sôi nổi và rộng rãi. Bản thân các nhà nho cũng có quan điểm, những đạo lý
chống nhau. Từ bên ngồi, Dương Chu, Mặc Địch và các triết gia khác đưa ra các
luận điểm bài xích Nho giáo, giữa lúc ấy nổi lên một ngọn cờ mới là Mạnh Kha,
thường được gọi là Mạnh Tử. Ông là người nước Lỗ, sinh ở huyện Trâu vào năm
thứ tư đời Liệt Vương nhà Chu, Mạnh Kha thuộc dòng đồ đệ của Tử Tư, cũng đi
nhiều nước, gặp vua này, vua nọ trong hàng ngũ chư hầu nhà Chu, Mạnh Kha ra
sức bảo vệ và đề cao Nho giáo, thường xuyên tỏ thái độ tôn sùng vương đạo, khinh

bỉ bá đạo, tôn sùng nhân nghĩa, khinh bỉ thói mưu lợi. Thuyết tính thiện, quan điểm
dân vi quý và lập trường chống chiến tranh là điểm nổi bật của tư tưởng Mạnh Kha.
Các nhà Nho thường ca ngợi Mạnh Kha là một nhà Nho hiền triết, biện luận hùng
hồn và sắc sảo về triết học cũng như về chính trị, nhưng do địi hỏi nóng bỏng của

22


×