Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Đảng bộ huyện nhà bè (tp hcm) lãnh đạo công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 1996 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THẠCH KIM HIẾU

ĐẢNG BỘ HUYỆN NHÀ BÈ LÃNH ĐẠO Q TRÌNH
CƠNG NGHIỆP HĨA – HIỆN ĐẠI HĨA NƠNG NGHIỆP,
NƠNG THƠN GIAI ĐOẠN 1996 - 2006

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 8 – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THẠCH KIM HIẾU

ĐẢNG BỘ HUYỆN NHÀ BÈ LÃNH ĐẠO Q TRÌNH
CƠNG NGHIỆP HĨA – HIỆN ĐẠI HĨA NƠNG NGHIỆP,
NƠNG THƠN GIAI ĐOẠN 1996 - 2006
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 - 22 - 56

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 8 – 2010



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

THẠCH KIM HIẾU


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCH:

: Ban chấp hành

CNH

: Công nghiệp hóa

HĐH

: Hiện đại hóa

HTX

: Hợp tác xã

KCN

: Khu cơng nghiệp


KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KT-VH-XH : Kinh tế - văn hóa – xã hội
TM-DV

: Thương mại – dịch vụ

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBND TP

: Ủy ban nhân dân Thành phố

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo

XHCN


: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu: ...................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ............................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:..................................................................... 7
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: ..................................................... 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: ......................................................... 8
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài:............................................................................. 9
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HUYỆN NHÀ BÈ (1986 – 1996) ................... 10
1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Nhà Bè. ....10
1.1.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên: ..................................................................... 10
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:....................................................................... 12
1.2. Sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn Nhà Bè giai đoạn 1986 – 1996: . 14
1.2.1. Nông thôn Nhà Bè giai đoạn 1986 – 1991: ........................................... 15
1.2.2. Nông nghiệp và nông thôn Nhà Bè trong giai đoạn thực hiện kế
hoạch 5 năm 1991 – 1995. .................................................................................. 24
CHƯƠNG II : ĐẢNG BỘ NHÀ BÈ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CƠNG NGHIỆP HĨA – HIỆN ĐẠI HĨA NƠNG NGHIỆP NÔNG THÔN
(1996 – 2006) ........................................................................................................ 30
2.1. Sự lãnh đạo của Đảng bộ trong giai đọan từ 1996 -2001: ......................... 30
2.2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ giai đọan từ 2001 -2006 ..................................... 60
CHƯƠNG 3 : THÀNH TỰU, KINH NGHIỆM BAN ĐẦU TỪ CƠNG
NGHIỆP HĨA – HIỆN ĐẠI HĨA NƠNG NGHIỆP NÔNG THÔN NHÀ BÈ
(1996 – 2006) ........................................................................................................ 89
3.1. Những thành tựu chủ yếu: ............................................................................. 89

3.1.1. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực:................. 89
3.1.2. Kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác hình thành và phát triển vững
chắc, đa dạng........................................................................................................ 95


3.1.3. Cơ sở hạ tầng không ngừng phát triển, đời sống nông dân, nông
thôn thay đổi theo hướng ngày càng no ấm văn minh. .............................. 99
3.2. Những hạn chế chính:................................................................................... 103
3.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế: ...................................... 105
3.3.1. Nguyên nhân chủ quan: ........................................................................ 105
3.3.2. Nguyên nhân khách quan: .................................................................... 106
3.4. Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn của
Nhà Bè (1996-2006) ............................................................................................... 107
PHỤ LỤC........................................................................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 127


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu:
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề chiến lược trong quá trình
lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay. Theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của
ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trơng
mong vào nơng dân, trơng cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giầu thì
nước ta giầu. Nơng nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [48, tr 43]. Chính vì vậy, xây
dựng một nền nông nghiệp phát triển dựa trên cơ sở khoa học kỹ thuật hiện đại; xây
dựng nông thôn mới, đưa nông thôn nước ta ngày càng văn minh, giàu mạnh; đời
sống người nông dân ngày càng no ấm, sung túc là nội dung được các kỳ Đại hội
Đảng hết sức quan tâm. Xây dựng chiến lược về nông dân, nông nghiệp, nông thôn
trong thời kỳ đổi mới đã được Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng

Cộng sản Việt Nam (khóa VII, tháng 6 – 1993) đề cập trong Nghị quyết “Tiếp tục
đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”. Nghị quyết đã đánh giá thực
trạng nông nghiệp, nông thôn nước ta, xác định mục tiêu, quan điểm đổi mới và
phát triển kinh tế - xã hội nông thôn từ 1993 -2000 đồng thời đề ra phương
hướng và giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội nông thôn,
xây dựng nông thôn mới theo định hướng XHCN. Nghị quyết Trung ương 5 là một
bước phát triển mới về đường lối đổi mới trong nông nghiệp. Đảng ta đã đưa ra một
hệ thống quan điểm đồng bộ về ba vấn đề lớn: nông nghiệp, nông thôn và nông
dân; gắn phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới với nâng cao
đời sống của nơng dân. Trong đó, Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế
hộ, phát triển một bước quan điểm về kinh tế hợp tác, chính sách kinh tế nhiều
thành phần; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH; giải
quyết vấn đề cơng bằng xã hội, xố đói giảm nghèo... nổi bật là sự đổi mới về
chính sách ruộng đất, có tác động đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội nơng thơn trong
q trình đổi mới. Tiếp theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VII), Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII (6 -1996) của Đảng đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp

1


hố, hiện đại hố với trọng tâm là cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp,
nơng thơn. “Nội dung cơ bản của cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong những
năm còn lại của thập kỷ 90 là: đặc biệt coi trọng cơng nghiệp hố, hiện đại hố
nơng nghiệp và nơng thơn, phát triển tồn diện nơng, lâm, ngư nghiệp gắn với
công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển các ngành nghề, làng nghề
truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu, các dịch vụ cho sản xuất và đời sống nông
dân, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, tiến tới hình thành nơng
thơn mới văn minh, hiện đại”. Q trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về
phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã thực sự khơi dậy được nguồn động lực

to lớn của nông dân, đạt được những thành tựu quan trọng. Sản xuất nông nghiệp
phát triển tương đối toàn diện, liên tục, với tốc độ cao; đã tạo được những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực là gạo, cà phê (đứng thứ 2 thế giới)... Đời sống đại bộ phận nông
dân được cải thiện, bộ mặt nơng thơn có nhiều đổi mới, tiến bộ. Những thành tựu đó
góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục khẳng
định vị trí quan trọng của nơng nghiệp ở nước ta.
Nhà Bè là một trong 5 huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh và có
q trình lịch sử phát triển lâu dài cùng với sự phát triển của Sài Gịn – Thành phố
Hồ Chí Minh. Năm 1997, huyện Nhà Bè cũ được chính thức chia tách thành hai đơn
vị hành chính là quận 7 và huyện Nhà Bè. Huyện Nhà Bè mới gồm 6 xã nông thôn
và một phần thị trấn, diện tích 10.040 ha, với khoảng 60.000 nhân khẩu (tương
đương dân số Nhà Bè lúc mới giải phóng). Cơ sở vật chất vừa thiếu, vừa yếu,
đường giao thơng nơng thơn xuống cấp, tồn huyện chỉ có dưới 10 km đường nhựa.
Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt rất thiếu thốn. Nơng nghiệp chưa
tìm được hướng đi vững chắc. Mặt bằng dân trí thấp. Đời sống của nơng dân nói
chung nhất là bộ phận thuộc diện chính sách và dân nghèo cịn thấp so với mặt bằng
chung của thành phố. Vận dụng đường lối CNH nơng nghiệp, HĐH nơng thơn của
Đảng, những chính sách về phát triển nông thôn ngoại thành của Thành ủy, UBND
Thành phố, cơ cấu kinh tế Nhà Bè đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng cơng

2


nghiệp – thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp; trong 05 năm từ
2005 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành kinh tế do Huyện quản lý
đạt trên 26,67%, trong đó ngành CN-TTCN là 24,75%, TM-DV là 29,77% và nông
nghiệp đạt 1,44%. Cơ cấu lao động của huyện đã chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hóa, hiện nay có 90% lao động trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ và các
nghề phi nông nghiệp, lao động nơng nghiệp cịn lại khoảng 10%. Chính những kết
quả tích cực đó từ sự phát triển kinh tế mà đời sống người dân trong huyện ngày

càng no ấm; văn hóa, giáo dục đều tiến bộ; cơ sở hạ tầng được cải thiện, bộ mặt
nông thôn Nhà Bè ngày càng được khang trang, đẹp đẽ hơn. Tuy nhiên, quá trình
phát triển theo hướng CNH – HĐH của huyện trong 10 năm từ 1996 đến 2006 vẫn
còn tồn tại những hạn chế nhất định, cả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như
trong xây dựng nông thôn... Điều này khơng chỉ là thực trạng ở Nhà Bè nói riêng
mà còn ở những huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương
khác trên cả nước. Do đó, nghiên cứu sự vận dụng đường lối CNH – HĐH nông
nghiệp, nông thôn của Đảng trên một địa bàn mang tính đặc thù, điển hình như
huyện Nhà Bè trở thành là một yêu cầu cấp bách, nhằm lý giải những thành cơng
cũng như hạn chế của q trình đổi mới nơng nghiệp, nơng thơn thời gian qua, từ đó
rút ra những kinh nghiệm bước đầu, góp phần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây
dựng nông thôn mới của huyện trong thời gian tới là việc làm có ý nghĩa khoa học
cả về lí luận và thực tiễn. Đó là lý do tác giả luận văn chọn đề tài “Đảng bộ Huyện
Nhà Bè lãnh đạo quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn giai đoạn
1996 - 2006” để viết luận văn Thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản
Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
CNH – HĐH nơng nghiệp nơng thơn có vị trí quan trọng trong quá trình cách
mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) cũng như trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Chính
vì vậy đường lối, chủ trương của Đảng trên lĩnh vực này được các nhà lý luận, các
nhà lãnh đạo quan tâm nghiên cứu. Trên phạm vi cả nước đã có nhiều cơng trình

3


của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Có thể kể
ra một số cơng trình nghiên cứu khoa học như sau:
-

Nơng nghiệp, nông thôn Việt Nam - 20 năm đổi mới và phát triển của tác giả

Đặng Kim Sơn, Nxb Chính trị Quốc gia, 2006.

-

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn : Một số vấn đề lý luận
và thực hiện do tác giả Hồng Vinh chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, 1998.

-

Nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2002) của Nguyễn Sinh
Các, Nxb Thống kê, 2003.

-

Con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn Việt Nam do
Đào Duy Quát, Nguyễn Viết Thơng, Cao Đức Phát đồng chủ biên, Nxb Chính trị
Quốc gia, 2002

-

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn Việt Nam và chương
trình đẩy mạnh xuất khẩu nơng sản do Nguyễn Hữu Khải chủ biên, Nxb Thống
kê, 2003.

-

Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam : Tuyển tập của tác giả
Nguyễn Hữu Tiến, Nxb Nông nghiệp, 2008.

-


Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong q trình
cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn do tác giả Vũ Năng Dũng
làm chủ biên, Nxb Nông nghiệp, 2004.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, những vấn đề về phát triển sản xuất nông nghiệp,

xây dựng nông thôn mới, trước hết được đề cập trong các Văn kiện Đại hội Đảng bộ
Thành phố lần thứ VI (tháng 5 năm 1996), lần thứ VII (tháng 12 năm 2000), lần
thứ VIII (tháng 12 năm 2005). Trong các Báo cáo chính trị tại các kỳ Đại hội, Đảng
bộ đều có sự đánh giá, tổng kết về kết quả của sự phát triển nông nghiệp, xây dựng
nông thôn mới ở các huyện ngoại thành của thành phố. Trên cơ sở đó, Đảng bộ đề
ra những quan điểm, chính sách cụ thể vận dụng đường lối CNH - HĐH nông
nghiệp, nông thôn vào điều kiện đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh, một thành
phố lớn nhất của cả nước, công nghiệp, dịch vụ tương đối phát triển nhưng vẫn còn

4


một vùng nơng thơn rộng lớn (tương đương diện tích tỉnh Thái Bình) và trên 1,2
triệu nơng dân.
Về các cơng trình khoa học nghiên cứu đến lĩnh vực này ở Thành phố Hồ
Chí Minh, phải kể đến các tác phẩm như:
-

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 30 năm xây dựng và phát triển (1975-2005)
Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2005 và Kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí
Minh dấu ấn 30 năm. Nxb Thơng tấn, 2005.

-


Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, 2002 và
tác phẩm Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành
Thành phố Hồ Chí Minh. Nxb Khoa học Xã hội , 2001.

-

Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ở Thành phố Hồ Chí Minh của Trương
Thị Minh Sâm, Nxb Khoa học Xã hội, 2002 và cơng trình Xu hướng phát triển
cơng nghiệp chế biến ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thống kê , 2000.

-

Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo & các giải pháp xóa đói giảm
nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn Thành
phố Hồ Chí Minh, Nxb Lao động - Xã hội , 2001.

-

Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đơ thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh,
Nxb Trẻ , 1999.
Nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Nhà Bè, giai đoạn từ năm

1996 đến nay, đã có những cơng trình đáng chú ý như sau:
-

Lịch sử Đảng bộ huyện Nhà Bè (1975 – 2005), Ban Tuyên giáo Huyện ủy Nhà
Bè, Nxb Tổng hợp TP. HCM, 2007. Đây khơng chỉ là cơng trình tái hiện lại lịch
sử về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Nhà Bè trong 30 năm mà còn thể
hiện được sự phát triển đi lên của kinh tế - xã hội, sự thay đổi trong cơ cấu kinh
tế mà quan trọng nhất là trong nông nghiệp của huyện từ 1975 đến 2005. Tuy

nhiên, với tính chất là một cơng trình nghiên cứu về lịch sử đảng bộ Huyện, phải
giải quyết nhiều vấn đề khác nhau nên tập thể tác giả của chưa thể hiện được
một cách khái quát và hệ thống về quá trình lãnh đạo sự nghiệp CNH – HĐH
nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện. Nhưng những số liệu đưa ra và

5


những đánh giá bước đầu về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, cụ thể là trên lĩnh
vực kinh tế đã được tác giả luận văn tham khảo và vận dụng trong quá trình
nghiên cứu của mình.
-

Nhà Bè hồi sinh từ cơng nghiệp của nhóm tác giả Nguyễn Văn Kích - Phan
Chánh Dưỡng – Tôn Sĩ Kinh gồm ba tập, Nhà xuất bản TP.HCM năm 2006. Tập
1: Khu chế xuất Tân Thuận bước đột phá. Tập 2: Phú Mỹ Hưng đô thị phát triển
bền vững. Tập 3: Hiệp Phước trên đường tiến ra biển Đơng. Đây có thể xem
như là cơng trình nghiên cứu cơng phu của tập thể tác giả về những thay đổi
quan trọng của bộ mặt nông thơn Nhà Bè thể hiện ở ba cơng trình trọng điểm:
Khu chế xuất Tân Thuận, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng và Khu công nghiệp Hiệp
Phước. Trong 3 tập trên của bộ sách, tác giả luận văn đều có sự tham khảo nhất
định nhưng trực tiếp nhất là Tập 3: Hiệp Phước trên đường tiến ra biển Đông
bởi từ sau chia tách năm 1997 thì cơng trình quan trọng nhất nằm trên địa phận
Huyện Nhà Bè là Khu công nghiệp Hiệp Phước mà sắp tới theo quy hoạch
chung của Thành phố sẽ trở thành khu phức hợp công nghiệp – đô thị - cảng
Hiệp Phước, địa bàn quan trọng trong chiến lược tiến ra biển Đơng của Thành
phố Hồ Chí Minh trong tương lai.
Từ quá trình tổng hợp nêu trên, có thể thấy được sự quan tâm của Đảng ta,

các nhà khoa học đến q trình CNH – HĐH nơng nghiệp, nơng thơn ở nước ta nói

chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy vậy, nghiên cứu lĩnh vực này ở một
địa bàn cụ thể, với sự lãnh đạo của Đảng bộ Huyện Nhà Bè trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, ổn định, phát triển đời sống của
nông dân, đến nay vẫn chưa có một cơng trình nào trình bày, tổng kết một cách hệ
thống trên cơ sở phương pháp của khoa học lịch sử. Kế thừa kết quả nghiên cứu
của những tác giả đi trước, trong phạm vi của đề tài, tác giả luận văn sẽ tập trung
làm rõ, bước đầu đánh giá những thành công, hạn chế; rút ra những kinh nghiệm
của việc “Đảng bộ Huyện Nhà Bè lãnh đạo q trình CNH – HĐH nơng nghiệp,
nơng thơn giai đoạn 1996 - 2006”.

6


3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
-

Mục đích của đề tài là làm rõ quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Nhà Bè
trong giai đoạn từ 1996 đến 2006 với những nội dung chủ yếu như chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, hồn thiện cơ sở hạ tầng nơng thơn, nâng cao
mức sống của người nông dân cả về vật chất và tinh thần… đồng thời rút ra
những thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm ban đầu trong quá trình lãnh
đạo của Đảng bộ huyện.

-

Nhiệm vụ của đề tài là giải quyết những vấn đề cụ thể sau:
 Làm rõ những đặc điểm về điều kiện địa lý, tự nhiên và kinh tế - xã hội của
huyện Nhà Bè trước khi chia tách vào năm 1997.
 Trình bày về q trình vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước về CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, những quan điểm chỉ đạo của
Thành ủy, UBND Thành phố về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ngoại
thành của Đảng bộ huyện Nhà Bè qua các giai đoạn cụ thể. Từ đó tổng hợp
những kết quả đạt được trên các lĩnh vực chủ yếu.
 Đánh giá về những thành tựu cũng như những hạn chế trong quá trình lãnh
đạo phát triển nơng nghiệp, nơng thơn của Đảng bộ huyện Nhà Bè trong giai
đoạn từ 1996 đến 2006. Đồng thời, luận văn cũng sẽ rút ra những kinh nghiệm
bước đầu trong sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện trên lĩnh vực này.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài vận dụng những quan

điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân, nông
nghiệp, nông thôn để nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Nhà Bè đối
với q trình CNH – HĐH nơng nghiệp, nơng thơn từ năm 1996 đến năm 2006.

7


Phương pháp nghiên cứu chủ yếu để là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic. Ngoài ra, các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối
chiếu, điền dã, phỏng vấn… cũng được sử dụng.
Nguồn tư liệu: Văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Đảng bộ các cấp; Kế
hoạch, Chương trình Quyết định, Thơng tri, Thơng báo …của các cấp chính quyền
tại thành phố Hồ Chí Minh, huyện Nhà Bè về CNH –HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Đây là nhóm tư liệu cơ bản, liên quan tới hệ thống quan điểm, chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước nhằm định hướng cho việc nghiên cứu, xem xét, đánh
giá thực tiễn. Các cơng trình, tác phẩm, luận văn, luận án, bài báo, kỷ yếu hội thảo
khoa học, công báo nhà nước của các cơ quan quản lý có thẩm quyền (Cục thống kê
Thành phố, Thơng báo của Văn phịng Thành ủy, Văn phòng UBND TP theo định
kỳ)… đã được cơng bố là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị giúp cho tác giả luận

văn kế thừa, có cách nhìn phong phú, đa dạng, ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau về
đề tài.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
-

Đối tượng nghiên cứu: sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Nhà Bè đối với quá
trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn từ 1996 đến 2006, chủ yếu tập trung
vào những vấn đề cơ bản như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ
tầng và ổn định, nâng cao đời sống nhân dân trong Huyện.

-

Phạm vi nghiên cứu: về không gian là địa bàn Huyện Nhà Bè, nhưng để làm rõ
các vấn đề liên quan luận văn cịn có sự mở rộng tham khảo ra các huyện ngoại
thành khác của Thành phố Hồ Chí Minh như Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc
Mơn. Về thời gian: đề tài được nghiên cứu giới hạn trong giai đoạn từ 1996 –
2006, nhưng được đặt trong một tiến trình phát triển lịch sử với những mối liên
hệ với các thời kỳ trước và sau đó, đặc biệt là trong những năm đổi mới.

8


6. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
-

Về mặt lí luận: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Nhà Bè đối với CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn trong 10 năm đầu
thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, đề tài bước đầu tổng kết mang tính
khoa học về những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm trên lĩnh vực này,
chứ không chỉ dừng lại ở mô tả thực tế, thực tiễn.


-

Về mặt thực tiễn: là một sản phẩm khoa học, luận văn có thể được sử dụng làm
tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản
Việt Nam; những người quan tâm đến vấn đề CNH – HĐH nơng nghiệp, nơng
thơn. Ngồi ra, đề tài cịn có thể làm tư liệu giảng dạy lịch sử Đảng bộ địa
phương; cung cấp thêm thông tin tư liệu cho cấp ủy, chính quyền địa phương
trong quá trình hoạt động lãnh đạo, quản lý tại địa bàn huyện Nhà Bè.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được

chia thành 3 chương, 8 tiết.

9


CHƯƠNG 1

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HUYỆN NHÀ BÈ (1986 – 1996)

1.1.

Điều kiện địa lý tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Nhà Bè.

1.1.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên:
Huyện Nhà Bè nằm về phía Đơng Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Nam
giáp huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An). Phía Đơng giáp huyện Cần Giờ và huyện
Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai). Phía Tây giáp huyện Bình Chánh và phía Bắc giáp

Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau giải phóng, dân số Huyện Nhà Bè khoảng 63.029 người, diện tích
96,8km2. Đến tháng 4/1997, sau khi chia tách Huyện, thì dân số Nhà Bè cịn lại
cũng tương đương 63.000 dân với diện tích khoảng 10.040km2. Đến năm 1999, số
liệu điều tra thống nhất, dân số Nhà Bè là 63.450 người, trong đó có 32.015 là nữ.
Năm 2002, dân số Huyện tăng lên 67.688 người, trong đó nữ chiếm 37.773 người.
Thị trấn Nhà Bè có số dân cao nhất với 17.264 nhân khẩu, ít nhất là xã Phước Lộc
với 4.641 nhân khẩu. Số người trong độ tuổi lao động toàn Huyện là 45.075 người;
số người trong độ tuổi lao động có việc làm là 33.369 người, số người có nhu cầu
lao động trên 1.881 người.
Huyện Nhà Bè có một hệ thống sơng ngịi thuận lợi cho việc mở rộng mạng
lưới giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu
đủ sức tiếp nhận các tàu có tải trọng lớn cập cảng. Nhờ có nhiều sơng ngịi Nhà Bè
có điều kiện để xây dựng các cảng nước sâu tiếp nhận tàu bè có trọng tải lớn. Do
đó, địa bàn Nhà Bè có vị trí quan trọng về nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế
của thành phố Hồ Chí Minh.
Địa hình Nhà Bè nằm trong khu vực bản lề chuyển tiếp giữa miền Đông
Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, ở cuối hướng dốc của địa hình thành phố,
lại gần biển nên độ cao trung bình của tồn huyện thấp. Nhà Bè cũng là huyện có

10


nhiều ao hồ, sông rạch chằng chịt, sông rạch ở đây chịu sự lên xuống hàng ngày của
thủy triểu. Lượng mưu trung bình hàng năm phân bố khơng đều, mùa mưa được bắt
đầu từ tháng 5 đến tháng 11, đây là quãng thời gian người dân tiến hành trồng trọt,
canh tác vì có nguồn nước ngọt khá dồi dào. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trên
vùng đất Nhà bè xảy ra tình trạng đất đai nứt nẻ, phần lớn diện tích bị nước mặn
xâm thực. Do ở gần cửa sông, tiếp giáp với biển, nên nguồn nước ngọt dành cho
sinh hoạt và sản xuất của huyện rất khó khăn, vào mùa khô thường xuyên thiếu

nước. Những năm gần đây, hiện tượng sạt lở đất đai xảy ra thường xuyên ảnh
hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân. Nằm trong khu vực hạ lưu sơng Sài
Gịn và sơng Đồng Nai, ở cuối hướng dốc của địa hình của thành phố lại gần biển
cho nên rất thấp, nơi thấp nhất là 0,6m nơi cao nhất là 1,6m so với mặt biển; độ cao
trung bình là 1,3m. Nhà Bè thuộc vùng trũng, đất mặn chiếm 75% diện tích tự
nhiên, đất phèn chiếm khoảng 10%. Mặc dù được xác định phát triển theo hướng
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - fịch vụ và nông nghiệp nhưng
trong khoảng 10 năm đầu sau khi chia tách, nông nghiệp vẫn đóng vai trị quan
trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Trong một thời gian dài trước đây, Nhà Bè là một huyện thuần nông, nhân
dân làm lúa một vụ, trồng dừa lấy lá và trái là chủ yếu; hiệu quả kinh tế thấp; đời
sống cư dân khó khăn. Ngồi ra, đất đai dùng để canh tác phần lớn đều nhiễm mặn
vào mùa khô (từ 6 đến 8 tháng). Thực trạng đó làm cho năng suất lúa của đồng
ruộng Nhà Bè rất thấp, đạt khoảng từ 1,5 đến 2,5 tấn/ha và chỉ cấy được một vụ
trong năm. Bên cạnh nghề trồng lúa, với những rừng dừa nước có diện tích khá lớn,
người nơng dân có thể chặt đem bán làm vật liệu xây dựng. Một bộ phận người dân
dựa vào hệ thống sơng ngịi dày đặc để đánh bắt thuỷ sản, tăng thêm thu nhập cho
gia đình. Nhưng với điều kiện tự nhiên nhiều bất lợi, đời sống của đại bộ phận nhân
dân Nhà Bè gặp khơng ít khó khăn.
Những năm gần đây, với sự nỗ lực của chính quyền địa phương cùng với sự
đầu tư của Thành phố, kinh tế - xã hội Nhà Bè đã có nhiều thay đổi quan trọng. Thị
trấn Nhà Bè và một số xã từng bước chuyển mình trong q trình đơ thị hóa, chỉ

11


cịn 4 xã bán nơng là Phước Lộc, Phước Kiển, Long Thới và Nhơn Đức. Khi đã
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thì hệ thống sơng ngịi, vị trí địa lý lại trở thành một lợi
thế của Nhà Bè mà các địa phương khác khơng có trong q trình CNH nơng
nghiệp, góp phần HĐH nơng thơn [77, tr11-13].

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
Trước giải phóng, đất đai ở Nhà Bè hầu hết bị bỏ hoang hóa, số đất canh tác
đa phần do địa chủ nắm giữ. Do ảnh hưởng của nước phèn, mặn sản xuất lúa độc
canh một vụ năng suất thấp đã dẫn đến 30% số dân luôn thiếu ăn từ 1 đến 3 tháng
trong năm. Các cơ sở cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp có hoạt động nhưng khơng
đáng kể. Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, thống nhất Tổ quốc, Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân huyện Nhà Bè bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh,
xây dựng quê hương và đã gặt hái được những kết quả đáng tự hào trên lĩnh vực
phát triển kinh tế.
Về nông nghiệp, giai đoạn từ 1975 đến 1985, phong trào thủy lợi được coi
trọng và đẩy mạnh thực hiện, nhờ vậy diện tích đất canh tác được nâng cao, giá trị
sản lượng nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể, năm 1985 đã tăng gấp 5 lần so với
1976. Từ năm 1986 đến 1997 sản xuất nơng nghiệp tại Huyện có bước chuyển
mạnh về cơ cấu cây, con, cho giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ ổn định.
Từ năm 1997, (sau chia tách Huyện) nông nghiệp Nhà Bè tiếp tục gặt hái được
nhiều kết quả khả quan, trong đó cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã chuyển dịch mạnh
mẽ từ trồng lúa một vụ năng suất kém sang các mơ hình sản xuất tổng hợp và các
loại cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả cao. Thành công của Huyện là đã phát triển
được con tôm sú cho giá trị kinh tế đồng thời phát huy có hiệu quả nhiều mặt từ các
loại vật nuôi là thế mạnh truyền thống của Huyện như cá, heo, vịt….
Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Những năm đầu sau giải phóng, cơng
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Huyện rất manh mún, kém phát triển. Sau một thời
gian cố gắng ổn định, từ năm 1975 đến năm 1985 tổng giá trị sản lượng của ngành
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp không ngừng tăng lên (mức tăng bình quân hàng
năm từ 10 đến 30%). Từ năm 1986 đến 1988, giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình

12


quân hàng năm là 21%. Từ năm 1989 đến 1994, tốc độ tăng trưởng bình qn của

ngành cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp dao động từ 10 đến 17%. Giai đoạn từ
1994 đến 1997, tiếp tục tăng cao. Đặc biệt, huyện đã xây dựng và đưa vào hoạt
động Khu chế xuất Tân Thuận một trong những khu chế xuất thành công nhất nước.
Năm 1997, sau chia tách, Nhà Bè cịn lại một phần thị trấn và 6 xã nơng thôn, ngành
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp lại rơi vào tình trạng kém phát triển. Sau 3 năm
phấn đấu nỗ lực của toàn Đảng bộ và nhân dân Huyện, ngành cơng nghiệp - tiểu thủ
cơng nghiệp đã có bước phát triển ban đầu.
Về thương mại - dịch vụ: Trước năm 1975, lĩnh vực hoạt động thương mại
của Huyện mang tính chất hộ gia đình và chỉ tập trung ở các xã đơ thị hóa. Từ 1975
-1985, huyện đã xây dựng được một hệ thống thương nghiệp quốc doanh và hợp tác
xã đến nông thôn, đảm bảo lưu thông phân phối và phục vụ nhu cầu đời sống nhân
dân. Từ năm 1986 đến 1997, thương mại dịch vụ của Huyện gia tăng rất nhanh theo
chuyển biến của cơ cấu thị trường. Sau năm 1997, mặc dù ở lĩnh vực này gặp
nghiều khó khăn nhưng sau vài năm ổn định và phát triển, đến nay có sự chuyển
biến tích cực.
Việc đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật được Đảng bộ, chính
quyền đặc biệt quan tâm. Từ sau giải phóng đến năm 1997, cơ sở hạ tầng kỹ thuật
tại huyện phát triển nhanh, làm cho một phần phía bắc của huyện trở thành khu vực
đô thị và được tách ra để thành lập quận mới là quận 7. Huyện Nhà Bè còn lại với
cơ sở hạ tầng vừa thiếu vừa yếu. Gần 8 năm qua, huyện tập trung và dành ưu tiên
cho đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Từ một huyện với 8 km đường nhựa ban đầu và
một số hệ thống, trường lớp, trạm y tế… xuống cấp, đến nay cơ sở hạ tầng đã được
đầu tư đồng bộ và tương đối hoàn chỉnh với những trục đường chính được nâng cấp,
mở rộng, làm mới, trải nhựa nối huyện với các khu vực lân cận, tạo tiền đề phát
triển; hệ thống trường lớp khang trang, hệ thống y tế được đầu tư vật chất, v.v…làm
cho bộ mặt nơng thơn thay đổi nhanh chóng và tươi sáng hơn.

13



1.2.

Sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn Nhà Bè giai đoạn 1986 – 1996:
Sau năm 1975, cùng với nhân dân thành phố, nông dân Nhà Bè bước vào

một thời kỳ cách mạng mới bằng một khí thế sục sôi xây dựng lại quê hương. Từ
1975 đến 1985, những nỗ lực vượt bậc, từng bước vượt qua những khó khăn thử
thách của Đảng bộ và nhân dân, kinh tế Huyện đã đem lại nhiều thành tựu quan
trọng làm nền tảng ban đầu cho việc hoàn thành cải tạo XHCN về nơng nghiệp,
người nơng dân đã làm quen và hịa nhập vào cách làm ăn tập thể với hình thức tập
đồn và các HTX nơng nghiệp là phổ biến. Bên cạnh đó, với sự tìm tịi, sáng tạo của
người nơng dân, trong các lĩnh vực kinh tế đã bắt đầu xuất hiện những mơ hình sản
xuất, chăn ni có hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội, đưa
đến sự yên tâm, phấn khởi cho nhân dân trong huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đáng khích lệ thì trong thời
gian này, sự phát triển đi lên của Nhà Bè cũng bắt đầu bộc lộ những hạn chế, tồn tại
nhất định. Những mặt hạn chế đó một phần bắt nguồn từ chính sự lãnh đạo của
Đảng bộ huyện với tư tưởng nơng dân cịn thể hiện rõ nét; một phần cũng bắt nguồn
từ những tư duy về quản lý, lãnh đạo của nền kinh tế kế hoạch hóa, quan liêu bao
cấp đang duy trì ở nước ta. Chính vì vậy nên mặc dù trải qua 10 năm xây dựng
nhưng cơ sở vật chất của huyện vẫn còn nhỏ bé, nghèo nàn và phân tán nên tốc độ
tăng trưởng kinh tế cịn chậm, khơng cân đối được ngân sách, không đáp ứng được
yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; đời sống nhân dân cịn gặp nhiều
khó khăn về vật chất lẫn tinh thần; khoảng cách về sự phát triển giữa các xã nơng
thơn và các xã đơ thị cịn ở mức cách biệt quá xa.
Đối với vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện có thể thấy rằng dù đã rất nỗ lực,
cố gắng nhưng nhiều cán bộ, đảng viên, các đồng chí lãnh đạo vẫn chưa thật sự phát
huy hết sự chủ động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong việc đưa chủ trương,
đường lối của Đảng và Nhà nước, chính sách của thành phố vận dụng vào điều kiện
thực tế của huyện. Trong quản lý kinh tế, Đảng bộ huyện còn phạm những sai lầm

trong việc xác định cơ cấu kinh tế huyện; vạch ra các mục tiêu thiếu cơ sở khoa học

14


và thực tiễn. Nhưng một trong những vấn đề mang tính quyết định là Đảng bộ
huyện chưa biết tận dụng khai thác hết tiềm năng thế mạnh của huyện cũng như
phối hợp một cách đồng bộ với các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn để tập
trung giải quyết những vấn đề cấp bách về sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
Những đặc điểm trên đây chính là bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội để Đảng
bộ và nhân dân Nhà Bè bước vào giai đoạn mới 1986 – 1996, giai đoạn đặc biệt
trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử thành phố, lịch sử huyện Nhà bè nói
riêng, cả nước tiến hành cơng cuộc Đổi mới.
1.2.1. Nông thôn Nhà Bè giai đoạn 1986 – 1991:
Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi
mới bắt đầu từ năm 1986 đã có tác động quan trọng đến đời sống kinh tế - xã hội
của nông dân ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nói chung và nơng dân Nhà Bè
nói riêng. Trong sản xuất nơng nghiệp, mơ hình hợp tác xã và tập đoàn sản xuất đã
bắt đầu phát huy những tác dụng tích cực của cung cách làm ăn tập thể, đặc biệt là
từ khi Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IV về Cải tiến
cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động
trong HTX nông nghiệp được ban hành. Người nông dân và các hộ xã viên ở Nhà
Bè đã bước đầu được khôi phục lại quyền tự chủ về ruộng đất, chủ động hơn trong
các quá trình sản xuất; tư tưởng, tâm lý cũng dần ổn định; đã có sự gắn bó nhất định
đối với sản xuất; sự thụ động, ỷ lại đã dần được đẩy lùi… Tuy nhiên, cũng như
nhiều địa phương khác trong cả nước, phong trào tập thể hóa nơng nghiệp ở thành
phố Hồ Chí Minh nói chung và Nhà Bè nói riêng vẫn chưa thể tạo ra được sự thay
đổi quan trọng, cũng như chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế; đặc biệt là
chưa thật sự xứng tầm với vai trị của một đơ thị lớn, một trung tâm về kinh tế, công
nghiệp, thương mại và dịch vụ. Ở Nhà Bè cũng như các huyện ngoại thành, tình

trạng này cịn là do trong sản xuất, các ngành chức năng trong huyện chưa chú trọng
đến việc tìm các giống cây, con thích hợp, chưa đặt ra vấn đề cần phải phá thế độc

15


canh cây lúa năng suất thấp, thời tiết còn ảnh hưởng nhiều đến q trình canh tác
của nơng dân.
Trước những tình hình như trên, Đại hội Đảng bộ huyện Nhà Bè lần thứ IV
diễn ra từ ngày 03 đến ngày 07 tháng 10 năm 1986 đã nhất trí cần phải đẩy mạnh
hơn nữa những thắng lợi đã giành được, xóa bỏ những hạn chế còn tồn tại, quyết
tâm xây dựng nơng thơn mới tồn diện, hình thành cho được cơ cấu kinh tế nông
nghiệp – ngư nghiệp – công nghiệp – dịch vụ - xuất khẩu trên địa bàn huyện. Về
mặt kinh tế và đời sống, Đại hội đề ra hai mục tiêu:
1. Đẩy nhanh tốc độ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp,
gắn công nghiệp với nơng nghiệp sớm hình thành cơ cấu nơng – ngư – công
nghiệp – dịch vụ và xuất khẩu. Đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp tồn diện
theo hướng thâm canh, tăng năng suất phát triển vùng lúa cao sản, vùng nuôi
tôm cá tự nhiên.
2. Phấn đấu ổn định và cải thiện một bước đời sống của nhân dân lao động, cán
bộ công nhân viên và lực lượng vũ trang. Trên cơ sở từng bước ổn định và
phát triển sản xuất, thiết lập trật tự lưu thông phân phối, tăng cường hệ thống
thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và phát triển dịch vụ cảng ổn định và chấn
chỉnh chiếm lĩnh một bước quan trọng thị trường….
Để đẩy mạnh sản xuất, Đại hội chủ trương cần kiên quyết khắc phục những
sự thụ động trong lãnh đạo, chỉ đạo; yêu cầu các ngành chức năng, đặc biệt là ngành
công nghiệp và nông nghiệp phải có những giải pháp căn cơ, đồng bộ nhằm biến
những tiềm năng về đất đai và lao động thành những thế mạnh, lợi thế so sánh trong
sản xuất, kinh doanh của Huyện.
Đối với ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, Đại hội nhất trí cần bằng

mọi biện pháp trong đó chú trọng phát huy việc liên doanh, liên kết và khai thác sự
hỗ trợ của các cơ quan xí nghiệp Trung ương và thành phố trên địa bàn huyện cũng
như các địa phương khác để bảo đảm nhịp độ phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu

16


thủ công nghiệp trên địa bàn huyện mỗi năm tăng 30% giá trị sản lượng trong đó
giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng từ 35 – 40%.
Đối với nông nghiệp, Đại hội cho rằng trong thời gian tới, cần có những biện
pháp tích cực để chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật ni nhằm hình thành cho
được vùng lúa cao sản với diện tích đến năm 1988 đạt 300 ha, vùng nuôi tôm cá tự
nhiên và vùng sản xuất cây cơng nghiệp có sản lượng trong đó phải thành lập được
một nơng trường trồng dừa có quy mơ tập trung từ 250 đến 300 ha.; tập trung mọi
nỗ lực nhằm đưa năng suất lúa bình quân năm 1988 đạt từ 4 đến 4,5 tấn/ha. Đối với
ngành chăn nuôi, Đại hội cũng xác định hai giống con chủ lực nhất của huyện là
heo và vịt. Mục tiêu phấn đấu cụ thể đến năm 1988 là đàn heo đạt 15.000 con, trong
đó khu vực quốc doanh và tập thể: 4.500 con (chủ yếu cung cấp con giống), khu
vực nhân dân 10.500 con trong đó đạt tiêu chuẩn xuất khẩu 4.500 con. Đàn vịt đến
năm 1988 phải đạt 200.000 con. Với ngành ngư nghiệp, Đại hội vạch ra chỉ tiêu
năm 1988 đạt diện tích mặt nước ni tơm cá tự nhiên là 3.000 ha, năng suất bình
quân 100kg/ha/vụ.
Đối với lĩnh vực phân phối lưu thông, Đại hội chủ trương từng bước thiết lập
cho được trật tự mới cả trên mặt trận sản xuất và mặt trận lưu thông phân phối, quản
lý chặt chẽ và thu mua tận gốc tuyệt đại bộ phận nơng sản hàng hóa sản xuất trong
Huyện. Trên cơ sở đó có sự đầu tư đúng mức, đồng thời cải tạo và củng cố mạng
lưới thương nghiệp XHCN, ổn định và chiếm lĩnh một bước quan trọng thị trường,
chi phối giá cả, đấu tranh chống đầu cơ, buôn lậu. Tốc độ phát triển bình quân
ngành thương nghiệp XHCN từ 25 đến 30% khối lượng hàng hóa mua vào bán ra.
Thu mua hàng hóa nơng sản sản xuất tại địa phương đạt tỷ lệ từ 70 đến 75%. Mở

rộng điểm bán đến các xã, tập đoàn sản xuất và hợp tác xã nông nghiệp. Đến năm
1988, chuyển từ 70 đến 80% tiểu thương vào tổ chức Nhà nước quản lý, cải tạo và
sắp xếp dịch vụ tư nhân. Tăng cường công tác quản lý thị trường, quản lý giá cả,
chống đầu cơ, buôn lậu. Xuất khẩu đến năm 1988 kim ngạch đạt từ 4 đến 4,5 triệu
rúp/đôla. Sử dụng 70% ngoại tệ phục vụ cho sản xuất.

17


Để ổn định và đảm bảo đời sống cho nhân dân trong Huyện, Đại hội nhấn
mạnh cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết 02 của Thành ủy và Chỉ thị 54 của UBND
TP. Phấn đấu xóa tình trạng thiếu ăn của nông dân vào các thời kỳ giáp hạt, đồng
thời cố gắng cân đối nhu cầu về thực phẩm tiêu dùng khác trên cơ sở giành một
phần cho xuất khẩu.
Thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế
của huyện. Đại hội đã nhất trí cho rằng cần phải có những quan điểm và biện pháp
lãnh đạo, chỉ đạo cũng như tổ chức thực hiện đúng đắn, nhạy bén, chính xác, khắc
phục triệt để những hạn chế, yếu kém đã tồn tại trong thời kỳ trước đó.
Trong những năm đầu vận dụng đường lối Đổi mới của Đảng, Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IV và Nghị quyết Đảng bộ huyện, cũng chính là
những năm nền kinh tế - xã hội Nhà Bè gặp khơng ít khó khăn. Về chủ quan là do
việc thể chế hóa chính sách cịn chậm; sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới giằng co
quyết liệt; tư tưởng bao cấp, nếp nghĩ, cung cách làm ăn cũ đã thấm sâu và trở thành
thói quen khó sửa của nhiều người. Đội ngũ cán bộ vốn đã mỏng, lại hạn chế về
năng lực quản lý, điều hành, thiếu nhạy bén, mạnh dạn trong chỉ đạo sản xuất kinh
doanh. Về khách quan: cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế chưa được xây dựng đồng bộ,
tác động không nhỏ tới việc khai thác tiềm năng của huyện. Nông nghiệp cịn phụ
thuộc nhiều vào thiên nhiên, thời tiết khơng thuận lợi. Tình hình biến động, giá cả
phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Trên mặt trận nông nghiệp, nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân trong Huyện

là làm cho năng suất lúa tăng lên, sản xuất nông nghiệp phát triển, làm cho nơng
dân có thu nhập ngày một cao hơn qua sản phẩm nơng nghiệp. Chính vì vậy, từ
1988, Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo đề ra nhiều chủ trương, biện
pháp để xây dựng, phát triển nông nghiệp như giải quyết phân bón cho nơng dân
(mặc dù huyện phải bù lỗ); cho nông dân vay lúa ăn lúc làm mùa cũng như lúc giáp
hạt, tổ chức thí điểm nuôi tôm cá, cua lột; đầu tư xây dựng trại tôm giống, củng cố
trại heo, tổ chức công ty dịch vụ cây trồng… Mặt khác, xuất phát từ thực tiễn, Ban

18


chấp hành Đảng bộ đã kiên quyết thay đổi một số chủ trương do Đại hội đảng bộ
đề ra, nay xét thấy không phù hợp như ngừng phát triển trồng dừa tập trung; không
đầu tư làm thủy lợi theo quy mô lớn mà làm thủy lợi nhỏ, nội đồng; chuyển diện
tích trồng cói sang trồng lúa. Tuy vậy, cuối cùng chỉ tiêu về cây con mà Đại hội đề
ra đã không đạt được do chủ trương không phù hợp. Trong đó việc xác định cơ cấu
kinh tế khơng phù hợp, chưa phân tích đúng mức về tình hình thực tế và hiệu quả
kinh tế thiết thực khi lấy nông nghiệp (mà chủ yếu là cây lúa) làm hàng đầu trong
khi đó lúa của huyện Nhà Bè chỉ có một vụ là chủ yếu, lại phụ thuộc rất nhiều vào
thiên nhiên, nông dân làm lúa không đủ ăn, ruộng đất manh mún, tự túc, tự cấp là
chính (thực tế cũng chưa thể tự túc). Do vậy nếu cứ bám theo hướng cây lúa mà
lãnh đạo, người nông dân không thể cải thiện được đời sống, huyện sẽ phải tiếp tục
bao cấp nuôi người nông dân trong khi các nguồn thu ngân sách huyện chưa thể tự
cân đối.
Thực tế cho thấy rằng mặc dù có sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị
và nhân dân trong huyện nhưng hầu hết các chỉ tiêu mà Đại hội lần thứ IV Đảng bộ
Huyện đề ra đều không đạt. Năng suất lúa chỉ đạt 3,2 tấn/ha năm 1987 và 3 tấn/ha
năm 1988 (chỉ tiêu Đại hội IV của Đảng bộ Huyện đề ra là 4-4,5 tấn/ha vào năm
1988) do sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, không chủ động được
nguồn nước, khả năng làm lúa tăng vụ khơng có triển vọng. Điều đó khiến cho

bình qn lương thực trong nhân khẩu nơng nghiệp giảm 14% so với năm 1985
(cịn 335kg/ đầu người năm 1988 so với 339 kg/ đầu người năm 1985). Điển hình
như tại xã Phước Kiển, tình hình sản xuất nơng nghiệp trong vụ mùa 1988 – 1989
gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai, thời tiết thất thường, ít mưa, vùng thủy lợi bị
lở, bể, độ phèn trong đất tăng cao. Năng suất lúa do đó bị giảm sút: năm 1988: 3
tấn, năm 1989: 3,5 tấn; tồn xã có 267 hộ bị thiệt hại với diện tích trồng lúa là
43,569 ha, mức độ thiệt hại bình quân lên đến 40 – 50% [4, tr. 141]
Qua quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Huyện trong giai
đoạn này cũng cho thấy hạn chế của Huyện là chưa xác định được giống cây trồng
cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước để thay thế cây lúa năng suất

19


×