Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Nghiên cứu biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng Khung đảm bảo chất lượng của hệ thống thống kê Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.74 KB, 17 trang )

NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KHUNG ĐẢM
BẢO CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THỐNG KÊ VIỆT NAM

Cấp đề tài:

Bộ

Đơn vị thực hiện:

Viện Khoa học Thống kê

Chủ nhiệm:

ThS. Nguyễn Văn Đồn

LỜI NĨI ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập tồn cầu, nhu cầu thông tin thống kê ngày càng lớn
nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, ra quyết định, xây dựng và đánh giá các chính sách.
Chất lượng thống kê nói chung và chất lượng thơng tin thống kê nói riêng đang là
vấn đề được quan tâm của ba nhóm chủ thể: (i) Cung cấp thông tin cho ngành Thống
kê; (ii) Sản xuất và công bố thông tin thống kê; (iii) Sử dụng thông tin thống kê.
Nhằm đảm bảo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động về chất lượng thống
kê nói chung và áp dụng Khung đảm bảo chất lượng thống kê ở Việt Nam (VSQF)
nói riêng, Viện KHTK đã đề xuất lãnh đạo Tổng cục phê duyệt Đề tài cấp Bộ
“Nghiên cứu biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng Khung đảm bảo chất lượng của
hệ thống thống kê Việt Nam”.
Trong 2 năm thực hiện, đề tài đã hoàn thành tất cả các nội dung trong thuyết
minh đã được phê duyệt. Kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong Báo cáo tổng
hợp với hơn 200 trang giấy A4. Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu Đề tài này được
kết cấu như sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, Báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về chất lượng và đảm bảo chất lượng thống kê;


Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế về biên soạn tài liệu hướng dẫn Khung đảm bảo
chất lượng thống kê; Chương 3: Dự thảo tài liệu hướng dẫn Khung đảm bảo chất
lượng thống kê Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu các nội dung mới và khó, vừa có tính lý luận, vừa có tính
thực tiễn cao. Kết quả nghiên cứu gắn liền với công tác đào tạo và triển khai ứng
dụng trong thực tế công tác quản lý chất lượng thống kê của hệ thống thống kê nhà
nước. Ban Chủ nhiệm đề tài rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các chuyên
gia, nhà khoa học trong lĩnh vực quản lý chất lượng nói chung và chất lượng thống
34


kê nói riêng để hồn thiện kết quả nghiên cứu, đưa vào ứng dụng thực tế. Dưới đây
trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính của đề tài.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG
VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ

Chương này đề cập đến các nội dung:
- Các khái niệm, đặc điểm của chất lượng nói chung và chất lượng thống kê nói
riêng. Về cơ bản đề tài nhất trí với các khái niệm, đặc điểm chung của chất lượng
thống kê do đề tài có mã số 2.1.17-B13-14 đưa ra. Điều khác biệt của đề tài này là
đưa ra khái niệm chất lượng qui trình thống kê như sau: “Chất lượng quy trình sản
xuất thơng tin thống kê là mức độ đáp ứng các yêu cầu của quy trình sản xuất thơng
tin thống kê xét trên các tiêu chuẩn: Tính đúng đắn về phương pháp luận thống kê;
sự phù hợp giữa chi phí với hiệu quả; tính hợp lý của việc thực hiện các chương
trình thống kê; gánh nặng trả lời của các đối tượng cung cấp thông tin và các tiêu
chuẩn chất lượng khác”. Như vậy, chất lượng thống kê bao gồm chất lượng qui trình
sản xuất thông tin thống kê và chất lượng thông tin thống kê.
- Rà soát khung chất lượng thống kê do đề tài có mã số 2.1.17-B13-14 đề xuất.
Kết quả rà sốt đã chỉnh sửa, hồn thiện Khung đảm bảo chất lượng thống kê Việt

Nam.
- Thử nghiệm đánh giá chất lượng thống kê theo các tiêu chí trong khung
VSQF. Kết quả thử nghiệm cho thấy các tiêu chí chất lượng được đề xuất có tính
khả thi cao. Đề tài đã khơng đưa kết quả thử nghiệm vào đề tài, chỉ mang tính tham
khảo, khơng có giá trị pháp lý.

CHƯƠNG 2
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC BIÊN SOẠN
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KHUNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THỐNG


35


Chương này trình bày kinh nghiệm biên soạn tài liệu hướng dẫn khung đảm
bảo chất lượng thống kê của Liên hợp quốc, cũng như của Quỹ Tiền tệ quốc tế và
của Nam Phi.
Từ các nghiên cứu quốc tế và một số quốc gia, đề tài rút ra các bài học kinh
nghiệm cho việc biên soạn tài liệu hướng dẫn khung đảm bảo chất lượng thông kê
Việt Nam.
2.1. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN gNQAF
Cấu trúc của tài liệu hướng dẫn gNQAF: Ngoài các nội dung, như giới thiệu,
sử dụng gNQAF, liên hệ với các khung chất lượng khác, các khái niệm và thuật ngữ,
nội dung và dạng thức của tài liệu hướng dẫn, lời cảm ơn và gNQAF, Tài liệu hướng
dẫn gNQAF có kết cấu như Hộp 3 dưới đây.
Hộp 3: Cấu trúc Tài liệu hướng dẫn gNQAF
1. Bối cảnh chất lượng
1a. Bối cảnh và các vấn đề chủ yếu dẫn đến nhu cầu quản lý chất lượng
1b. Lợi ích và thách thức
1c. Mối quan hệ với các chính sách, chiến lược và các khung khác của cơ quan

thống kê, quá trình tiến triển theo thời gian
2. Các khái niệm và các khung chất lượng
2a. Các khái niệm và thuật ngữ
2b. Đối chiếu với các khung chất lượng hiện hành
3. Hướng dẫn đảm bảo chất lượng
3a. Quản lý hệ thống thống kê
[NQAF 1] Điều phối hệ thống thống kê quốc gia
[NQAF 2] Quản lý các mối quan hệ với người dùng và người cung cấp dữ liệu
[NQAF 3] Quản lý các tiêu chuẩn thống kê
3b. Quản lý môi trường thể chế
[NQAF 4] Đảm bảo tính độc lập về chun mơn
[NQAF 5] Đảm bảo tính cơng bằng và khách quan
36


[NQAF 6] Đảm bảo tính minh bạch
[NQAF 7] Đảm bảo tính bảo mật và an ninh thống kê
[NQAF 8] Đảm bảo cam kết chất lượng
[NQAF 9] Đảm bảo đầy đủ các nguồn lực
3c. Quản lý các quy trình thống kê
[NQAF 10] Đảm bảo sự phù hợp về phương pháp luận
[NQAF 11] Đảm bảo hiệu quả chi phí
[NQAF 12] Đảm bảo thực hiện hợp lý
[NQAF 13] Quản lý gánh nặng trả lời
3d. Quản lý kết quả thống kê
[NQAF14] Đảm bảo sự phù hợp
[NQAF15] Đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy
[NQAF16] Đảm bảo tính kịp thời và đúng lúc
[NQAF17] Đảm bảo khả năng tiếp cận và tính rõ ràng
[NQAF18] Đảm bảo tính chặt chẽ và khả năng so sánh

[NQAF19] Quản lý dữ liệu đặc tả
4. Đánh giá và báo cáo về chất lượng
4a. Đo lường chất lượng sản phẩm và quy trình - sử dụng các chỉ tiêu, mục tiêu
chất lượng, các biến và các mơ tả quy trình
4b. Thơng tin về chất lượng - các báo cáo chất lượng
4c. Thu nhận ý kiến phản hồi từ người dùng
4d. Thực hiện các đánh giá; ghi nhãn và chứng nhận
4e. Đảm bảo cải thiện chất lượng liên tục
5. Chất lượng và các khung quản lý khác
5a. Quản lý hiệu quả hoạt động
5b. Quản lý nguồn lực

37


5c. Các chuẩn mực đạo đức
5d. Cải thiện liên tục
5e. Quản trị
PHỤ LỤC
2.1.1. Bối cảnh chất lượng thống kê
Thành phần này bao gồm 03 nội dung: (i) Bối cảnh và các vấn đề chủ yếu dẫn
đến nhu cầu quản lý chất lượng; (ii) Những lợi ích và thách thức của việc xây dựng
và thực hiện một khung đảm bảo chất lượng thống kê; (iii) Mối quan hệ khung đảm
bảo chất lượng thống kê với các chính sách, chiến lược thống kê và các khung chất
lượng khác.
2.1.2. Các khái niệm và các khung chất lượng
Thành phần này bao gồm 02 nội dung: Các khái niệm và thuật ngữ; liên hệ, đối
chiếu với các khung chất lượng hiện có.
2.1.3. Hướng dẫn đảm bảo chất lượng thống kê
Đây là phần quan trọng nhất của Tài liệu hướng dẫn gNQAF. Phần này hướng

dẫn nội dung 19 tiêu chí chất lượng thống kê (được ký hiệu từ NQAF1 đến
NQAF19) được phân theo 4 chiều chất lượng: (1) Quản lý hệ thống thống kê có 3
tiêu chí, từ NQAF1 đến NQAF3; (2) Quản lý mơi trường thể chế có 6 tiêu chí, từ
NQAF4 đến NQAF9; (3) Quản lý các quy trình thống kê có 4 tiêu chí, từ NQAF10
đến NQAF13; (4) Quản lý kết quả thống kê có 6 tiêu chí, từ NQAF14 đến NQAF19.
Hướng dẫn từng NQAF theo cấu trúc chung, gồm 3 nội dung: (i) Mơ tả tiêu
chí; (ii) Các yếu tố cần đảm bảo; (iii) Các cơ chế hỗ trợ. Hộp 4 trình bày các nội
dung giải thích tiêu chí 6 “Đảm bảo tính minh bạch” (NQAF6).
Hộp 4: Giải thích tiêu chí “Đảm bảo tính minh bạch” (NQAF6)
(i) Mơ tả:
Các chính sách và thực hành thống kê, cũng như các điều khoản và điều kiện
của các cơ quan thống kê mà theo đó các số liệu TK được xây dựng (bao gồm cả cơ
sở và mục đích pháp lý về nhu cầu cần có các số liệu này), sản xuất và phổ biến phải
được ghi lại và công bố cho người dùng, người cung cấp thơng tin điều tra và tồn bộ
38


công chúng. Các sản phẩm của các cơ quan/đơn vị thống kê nên được xác định rõ
ràng, đúng bản chất.
(ii) Các yếu tố cần đảm bảo:
Ở cấp độ cơ quan thống kê quốc gia


Có cơng bố các điều khoản và điều kiện về xây dựng, sản xuất và phổ biến số
liệu thống kê cho cơng chúng?



Có cho phép việc tiếp cận số liệu thống kê trước công bố trong nội bộ chính
phủ? Nếu có thì việc tiếp cận số liệu thống kê trong nội bộ chính phủ được

cơng bố cơng khai?



Có quy trình tiêu chuẩn để đảm bảo rằng người trả lời hiểu được cơ sở pháp lý
của một cuộc điều tra và các quy định về bảo mật dữ liệu thu thập?



Sản phẩm của các cơ quan thống kê có được xác định rõ ràng, đúng bản chất?

• Có thông báo trước về những thay đổi lớn trong phương pháp, nguồn dữ liệu
và các kỹ thuật thống kê?
(iii) Các cơ chế hỗ trợ:
Tính minh bạch có thể được đảm bảo hiệu quả hơn nếu có các cơ chế hỗ trợ sau đây:


Luật hoặc một chính sách chính thức khác, trong đó u cầu phổ biến các chính
sách và thơng lệ thống kê, cũng như đưa ra quy trình phổ biến các chính sách
và thơng lệ đó. Các điều khoản và điều kiện được đưa vào luật / chính sách này
có thể là về mối quan hệ của đơn vị thống kê với cơ quan hoặc bộ chủ quản
(nếu có), thẩm quyền pháp lý về thu thập dữ liệu, yêu cầu công bố dữ liệu thu
thập được, các điều khoản tham chiếu về thủ trưởng đơn vị (thống kê trưởng /
giám đốc), các thủ tục và quy trình liên quan bảo mật thơng tin người trả lời.



Lập danh sách các cá nhân hoặc quan chức được chỉ định nắm giữ các vị trí
trong chính phủ, khơng thuộc cơ quan sản xuất số liệu và được tiếp cận với số
liệu trước công bố, được phổ biến lịch tiếp cận số liệu trước cơng bố. Điều này

nhằm đảm bảo minh bạch hồn tồn cho mọi tiếp cận số liệu trước cơng bố mà
chính phủ cho là cần thiết.



Có một quy trình lập kế hoạch minh bạch, trong đó bao gồm một kế hoạch
chiến lược xác định rõ các ưu tiên dài hạn hơn để cơng chúng có thể giám sát.
39




Có sẵn các dữ liệu đặc tả cần thiết để công chúng hiểu đúng về số liệu thống kê
cũng như sử dụng số liệu thống kê phù hợp (chẳng hạn như các khái niệm và
định nghĩa, nguồn dữ liệu, các biến và phân loại được sử dụng, các phương
pháp thu thập và xử lý dữ liệu, các chỉ tiêu về chất lượng thơng tin thống kê).

• Thơng báo cơng chúng lịch công bố số liệu và những thay đổi lịch cơng bố.


Thơng báo cho cơng chúng các chính sách và thực hành về sửa đổi số liệu.



Biểu tượng rõ ràng của các sản phẩm do cơ quan thống kê sản xuất, chẳng hạn
như sử dụng logo

2.1.4. Đánh giá và báo cáo về chất lượng
Việc đánh giá chất lượng số liệu thống kê một cách có hệ thống, được xuất
phát từ quy trình sản xuất thơng tin thống kê và sản phẩm thống kê sẽ cho phép cơ

quan thống kê kiểm soát và đánh giá được thực hiện các bước khác nhau trong quy
trình sản xuất số liệu thống kê, như: Thu thập, làm sạch dữ liệu, từ đó có thể phát
hiện ra tất cả các vấn đề có thể xảy ra liên quan đến chất lượng số liệu thống kê.
Mục đích của hoạt động này là để có các cơ chế ngăn chặn, giảm thiểu và đánh giá
các vấn đề có thể phát sinh trong quy trình sản xuất thơng tin thống kê và các yếu tố
ảnh hưởng đến các sản phẩm thống kê.
Tài liệu hướng dẫn cung cấp quy trình và các cơng cụ thực hiện đánh giá và
báo cáo về chất lượng thống kê: (i) Đo lường chất lượng sản phẩm và quy trình (sử
dụng các chỉ tiêu, mục tiêu chất lượng, các biến và các mô tả quy trình; (ii) Thơng
tin về chất lượng (các báo cáo chất lượng); (iii) Thu nhận ý kiến phản hồi từ người
dùng tin thống kê; (iv) Thực hiện các đánh giá; ghi nhãn và chứng nhận; (v) Đảm
bảo cải thiện chất lượng liên tục.
2.1.5. Chất lượng và các khung quản lý khác
Hầu hết các hoạt động và chức năng của một cơ quan thống kê đều tác động
đến chất lượng thông tin của cơ quan đó. Quản lý chất lượng khơng phải là một chức
năng quản lý riêng biệt mà là một khía cạnh trong việc quản lý tồn cơ quan, trong
đó phải được thực hiện trên tất cả các chương trình một cách đồng bộ, như: Quản lý
tài chính, quản lý nguồn nhân lực...
Để quản lý chất lượng, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính và có hiệu quả
hoạt động tổng thể, cơ quan thống kê sử dụng các khung để đạt được các mục tiêu
40


hay nhiệm vụ của mình. Các khung này là các công cụ hiệu quả để đảm bảo xác định
rõ các ưu tiên, cũng như xem xét các ưu tiên này một cách tổng thể, thay vì xem xét
từng phần rời rạc có thể dẫn đến các hoạt động khơng phù hợp và trùng lặp. Không
được xây dựng và thực hiện các khung này một cách biệt lập mà phải thông qua
tương tác chặt chẽ.
2.2 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHUNG ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ CỦA TỔ CHỨC QUỸ TIỀN TỆ THẾ GIỚI

- Quá trình xây dựng Khung đánh giá chất lượng dữ liệu: Từ năm 1995, IMF
bắt đầu xem xét vấn đề chất lượng số liệu của các nước thành viên cung cấp cho
IMF, thông qua hàng loạt các cuộc thảo luận. Năm 1997, Cơ quan thống kê (STA)
của IMF bắt đầu nghiên cứu xây dựng Khung đánh giá chất lượng dữ liệu (DQAF),
phiên bản mới nhất được công bố vào tháng 7 năm 2003.
- Cấu trúc của DQAF: DQAF phiên bản tháng 7 năm 2003 được cấu trúc tầng
từ 5 chiều chất lượng dữ liệu và một tập hợp các điều kiện tiên quyết để đánh giá
chất lượng dữ liệu được xác định là các thành phần quan trọng của chất lượng dữ
liệu. DQAF được tổ chức theo một cấu trúc tầng từ tổng quát/chung đến chi tiết cụ
thể/cụ thể hơn. DQAF có phạm vi tồn diện bao gồm các khía cạnh chất lượng khác
nhau về thu thập, xử lý và phổ biến dữ liệu.
- Cách sử dụng DQAF: DQAF cung cấp một cấu trúc để đánh giá các thực
hành hiện có trên cơ sở những thực hành tốt nhất, trong đó bao gồm các phương
pháp luận được quốc tế chấp nhận. DQAF đã được chứng minh là có giá trị cho ít
nhất ba nhóm người dùng: (i) Hướng dẫn nhân viên của IMF về việc sử dụng dữ liệu
trong đánh giá chính sách, biên soạn môđun Dữ liệu của Data ROSCs, và thiết kế hỗ
trợ kỹ thuật; (ii) Hướng dẫn các quốc gia thực hiện tự đánh giá; (iii) Hướng dẫn
người dùng dữ liệu đánh giá dữ liệu để phân tích chính sách, dự báo và hiệu quả
kinh tế.
Trên cơ sở DQAF, IMF phát triển 8 khung cụ thể cho 8 bộ dữ liệu riêng, gồm:
(1) Thống kê tài khoản quốc gia; (2) Chỉ số giá tiêu dùng; (3) Chỉ số giá sản xuất;
(4) Thống kê tài chính chính phủ; (5) Thống kê tiền tệ; (6) Thống kê cán cân thanh
toán; (7) Thống kê nợ nước ngồi; (8) Thu nhập hộ gia đình trong bối cảnh đói nghèo.
2.3. KINH NGHIỆM BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC
41


Do hạn chế về nguồn tài liệu tham khảo, phần này đề tài trình bày kinh nghiệm
biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng Khung đánh giá chất lượng thống kê của Nam

Phi. Theo đó Cơ quan Thống kê quốc gia Nam Phi (SSA) công bố Khung chất lượng
thống kê Nam Phi (SASQAF) phiên bản đầu tiên năm 2008; phiên bản lần thứ 2
năm 2010 với tên gọi: Khung đánh giá chất lượng thống kê của Nam Phi: Các tiêu
chuẩn và hướng dẫn thực hành. Cấu trúc tài liệu hướng dẫn SASQAF gồm 2 phần
chính: (1) Giới thiệu SASQAF: Phần này trình bày các nội dung: Bối cảnh; Mục
đích của tài liệu; Thuật ngữ hoặc các điều khoản; Định nghĩa chất lượng dữ liệu; (2)
Các khía cạnh chất lượng: Trình bày 9 chương: Chương 1: Điều kiện tiên quyết của
chất lượng; Chương 2: Tính phù hợp; Chương 3: Tính chính xác; Chương 4: Tính
kịp thời; Chương 5: Khả năng tiếp cận; Chương 6: Tính có thể giải thích được;
Chương 7: Tính so sánh và tính liên kết; Chương 8: Tính đúng đắn về phương pháp
luận; Chương 9: Tính nhất quán.
Nội dung tài liệu hướng dẫn sử dụng Khung đánh giá chất lượng thống kê của
Nam Phi, được biên soạn khá tỷ mỷ theo cấu trúc: Mô tả; các thành phần; hướng
dẫn. Đề tài lựa chọn “Hướng dẫn điều kiện tiên quyết của chất lượng” làm ví dụ
minh họa tại Hộp 5 sau đây:
Hộp 5: Hướng dẫn thực hiện Điều kiện tiên quyết của chất lượng
1.1

Mô tả

Các điều kiện tiên quyết của chất lượng dựa vào các điều kiện thể chế và tổ chức
có ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu. Nó xác định những thiết lập tối thiểu về điều
kiện cần thiết mà phải được đáp ứng để sản xuất số liệu thống kê chất lượng tốt. Do
đó, nó đảm nhiệm như nền tảng, trong đó các khía cạnh khác của chất lượng dữ
liệu nên được đặt lên đầu.
1.2


Các thành phần chính
Mơi trường pháp lý và thể chế, bao gồm bản ghi nhớ (MoU) hoặc các Thỏa thuận

Mức độ Dịch vụ (SLA).



Tính riêng tư và tính bảo mật.



Tính thơng ước của các nguồn



Chất lượng là nền tảng của cơng tác thống kê.
42


1.3

Hướng dẫn

Điều kiện tiên quyết liên quan đến các hiệp định thể chế trong đó có thể có ảnh
hưởng đáng kể đến hiệu quả và độ tin cậy của các cơ quan sản xuất số liệu thống
kê, và đến chất lượng của số liệu thống kê nói chung. Xem xét môi trường thể chế
liên kết với sản phẩm thống kê là quan trọng vì nó cho phép đánh giá về bối cảnh
xung quanh, mà có thể ảnh hưởng đến giá trị pháp lý/tính hiệu lực, độ tin cậy và sự
phù hợp của sản phẩm và cuối cùng là chất lượng của nó. Các khn khổ thể chế,
chẳng hạn như: Các Đạo luật và các hiệp định lập pháp khác, là cấu trúc thượng
tầng hình thành các cơ sở cần thiết cho tất cả các biện pháp khác, một cơ quan sản
xuất số liệu thống kê cần thiết cho việc cải thiện chất lượng ở đầu ra thống kê và
mức độ sản phẩm. Các vấn đề cần xem xét là những ủy quyền về sản xuất thống

kê, bảo mật dữ liệu, tính phù hợp của các nguồn lực, và cam kết chất lượng.
Trong bối cảnh của khung, các vấn đề pháp lý xung quanh các sản phẩm dữ liệu,
bao gồm: Nâng cao độ an toàn của sản phẩm dữ liệu và giảm thiểu trách nhiệm pháp
lý của sản phẩm. Bất kỳ nhà sản xuất thống kê nào (chủ sở hữu) cũng nên có thể
chứng minh sự ủy nhiệm rõ ràng theo một hoặc nhiều cách sau:


Một Đạo luật (ví dụ: Luật Thống kê hoặc luật của phịng ban).



Các Điều khoản tham chiếu cho phép các cơ quan thích hợp để uỷ thác cho các tổ
chức thu thập dữ liệu.



Biên bản ghi nhớ.



Cam kết mức độ dịch vụ.
Ngồi ra, Tài liệu hướng dẫn bao gồm Phụ lục A: Chuỗi giá trị thống kê

(SVC); Phụ lục B: Lập bản đồ chỉ số chất lượng cho các hoạt động trong Chuỗi giá
trị thống kê (SVC); Phụ lục C: Sự khác biệt giữa SASQAF xuất bản lần 1 và Các
tiêu chuẩn vận hành và hướng dẫn SASQAF.
Tuy nhiên, khung chất lượng của Nam Phi (SASQAF) không rõ ràng như
NQAF của UNSC và DQAF của IMF.
2.4. MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
2.4.1. Tổ chức biên soạn tài liệu

- Hình thành nhóm biên soạn Tài liệu hướng dẫn thực hiện Khung đảm bảo
chất lượng thống kê Việt Nam. Thành viên của nhóm này phải đảm bảo tính đại diện
43


cho các chủ thể: Sản xuất thông tin thống kê; sử dụng thông tin thống kê; cung cấp
thông tin thống kê. Thành viên đại diện cho chủ thể sản xuất thơng tin thống kê phải
có kiến thức và kinh nghiệm thống kê tốt
- Tham vấn nhiều đối tượng khác nhau, tổ chức các cuộc thảo luận theo từng
chuyên đề, lĩnh vực để đảm bảo sự nhất quán và đồng thuận trong từng chủ thể và
giữa ba chủ thể (nêu trên).
- Lựa chọn và lập danh sách các thuật ngữ chất lượng sử dụng trong Tài liệu
hướng dẫn thực hiện VSQF.
- Tính pháp lý của Tài liệu hướng dẫn thực hiện VSQF: Nhằm đảm bảo tính
pháp lý cao và đồng bộ với VSQF, Tài liệu hướng dẫn thực hiện VSQF phải là văn
bản pháp lý do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định ban hành.
2.4.2. Thành phần tài liệu hướng dẫn thực hiện VSQF
Qua nghiên cứu Tài liệu hướng dẫn NQAF của UNSC và kinh nghiệm biên
soạn Tài liệu hướng dẫn Khung đánh giá chất lượng số liệu của IMF và Nam phi, Đề
tài khuyến nghị Tài liệu hướng dẫn VSQF gồm 3 phần chính:
(1) Giới thiệu: Phần này trình bày các nội dung chính, như: Bối cảnh chất
lượng thống kê; Khung VSQF; đối tượng áp dụng Khung VSQF.
(2) Giải thích bộ tiêu chí chất lượng chất lượng thống kê: Phần này hướng
dẫn chi tiết từng tiêu chí chất lượng trong VSQF theo cấu trúc: Mô tả; Giải thích
các nội dung của tiêu chí, mỗi nội dung trình bày rõ ý nghĩa, nội dung, đối tượng
áp dụng, ví dụ.
(3) Đánh giá và báo cáo chất lượng thống kê: Phần này trình bày các nội dung:
Đánh giá chất lượng thống kê (Hình thức đánh giá và bộ cơng cụ đánh giá); Báo cáo
chất lượng thống kê.
Ngoài các thành phần chính nói trên, Tài liệu hướng dẫn VSQF cịn có các phụ

lục: Khung đảm bảo chất lượng Thống kê Việt Nam, Danh mục thuật ngữ chất lượng
Thống kê Việt Nam.
CHƯƠNG 3
DỰ THẢO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VSQF
3.1. MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VSQF
44


3.1.1. Mục đích biên soạn tài liệu hướng dẫn VSQF
VSQF là công cụ quản lý nhà nước về chất lượng thống kê một cách toàn
diện, đồng bộ, nhất quán và minh bạch; dùng để lượng hóa chất lượng thống kê
bằng các con số cụ thể, qua đó chỉ ra các vấn đề còn tồn tại của chất lượng thống kê
và đưa ra các chương trình hành động cụ thể nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng
thông tin thống kê theo chuẩn mực và thơng lệ quốc tế, góp phần nâng cao chất
lượng xây dựng và thực thi pháp luật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của
nước ta.
VSQF không chỉ cần thiết đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ
quan sản xuất thống kê để đảm bảo, đánh giá và cải thiện liên tục chất lượng thống
kê, mà còn làm giảm gánh nặng trả lời cho các đối tượng cung cấp thông tin cho các
cơ quan thống kê, đặc biệt mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các đối tượng sử
dụng thơng tin thống kê. Tài liệu hướng dẫn VSQF sẽ giúp các đối tượng sử dụng
VSQF hiểu đúng nội hàm, ý nghĩa, nội dung của từng tiêu chí; đảm bảo tính thống
nhất trong từng cơ quan, lĩnh vực thống kê và giữa các cơ quan, lĩnh vực thống kê
khác nhau trong việc áp dụng VSQF.
3.1.2. Nguyên tắc biên soạn tài liệu hướng dẫn VSQF
(1) Đảm bảo tính so sánh quốc tế: Các khái niệm, nội dung, các chiều/tiêu chí
phải theo chuẩn của UNSC. Cụ thể là nội dung các VSQF phải tuân thủ các khái
niệm, nội dung, phương pháp trong “Hướng dẫn mẫu khung chung đảm bảo chất
lượng quốc gia của UNSC”.
(2) Rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng: Tài liệu hướng dẫn VSQF không chỉ phục vụ

các chủ thể sản xuất thơng tin thống kê, mà cịn sử dụng cho các chủ thể cung cấp và
sử dụng thông tin thống kê và các đối tượng khác.
3.2. DỰ THẢO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VSQF
3.2.1. Bố cục cuốn tài liệu
Ngồi phần nói đầu, danh mục từ viết tắt, các phụ lục (đính kèm), Tài liệu
hướng dẫn VSQF được bố cục thành 3 phần:
Phần 1. Giới thiệu: Phần này trình bày các nội dung: Bối cảnh chất lượng
thống kê; Khung đảm bảo chất lượng Thống kê Việt Nam; Đối tượng áp dụng
VSQF.
45


Phần 2. Giải thích bộ tiêu chí chất lượng thống kê: Phần này giải thích chi tiết
từng tiêu chí chất lượng thuộc 4 chiều chất lượng (Quản lý hệ thống thống kê, Quản
lý môi trường thể chế, Quản lý các quy trình thống kê, Quản lý các sản phẩm thống
kê) với 19 tiêu chí chất lượng thống kê, được chi tiết thành 225 nội dung.
Phần 3. Đánh giá và báo cáo chất lượng thống kê: Phần này đề cập các nội
dung: Đánh giá chất lượng thống kê (Các hình thức đánh giá, bộ công cụ đánh giá,
tổ chức đánh giá); Báo cáo chất lượng thống kê. Dự thảo đầy đủ Tài liệu hướng dẫn
được trình bày trong Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài. Dưới đây là Mục
lục của Tài liệu.
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
PHẦN I: GIỚI THIỆU
Bối cảnh chất lượng thống kê
Khung đảm bảo chất lượng thống kê Việt nam
2.1. Cấu trúc Khung đảm bảo chất lượng thống kê Việt Nam
2.2. Các thành phần của Khung đảm bảo chất lượng thống kê Việt Nam
2.2.1. Giới thiệu Khung đảm bảo chất lượng thống kê Việt Nam
2.2.2. Mục đích, ích lợi của Khung đảm bảo chất lượng thống kê Việt Nam

2.2.3. Khái niệm chất lượng thống kê
2.2.4. Bộ tiêu chí chất lượng thống kê
2.2.5. Đánh giá và báo cáo chất lượng thống kê
2.3. Đối tượng áp dụng Khung đảm bảo chất lượng thống kê Việt Nam
PHẦN II: GIẢI THÍCH BỘ TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ
Chiều A – Quản lý hệ thống thống kê
Chiều B – Quản lý môi trường thể chế
Chiều C – Quản lý các quy trình thống kê
Chiều D – Quản lý thơng tin thống kê (các sản phẩm thống kê đầu ra)
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ
46


1. Đánh giá chất lượng thống kê
1.1. Hướng dẫn chi tiết thực hiện đánh giá độc lập
1.2. Hướng dẫn chi tiết thực hiện tự đánh giá
1.3. Hướng dẫn chi tiết thực hiện đánh giá đột xuất
2. Báo cáo chất lượng thống kê
2.1. Hướng dẫn chung
2.2. Hướng dẫn chi tiết
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Khung đảm bảo chất lượng thống kê Việt Nam
Phụ lục 2: Danh mục thuật ngữ chất lượng thống kê Việt Nam
3.2.2. Giao thức bộ tiêu chí chất lượng
Mục này trình bày chi tiết trong Phần III của Dự thảo tài liệu Hướng dẫn
khung đảm bảo chất lượng thống kê ở Việt Nam.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu và biên soạn tài liệu hướng dẫn Khung đảm bảo chất lượng Thống
kê Việt Nam là cần thiết và cấp bách có ý nghĩa thực tiễn và tính khả thi cao. Tài liệu
hướng dẫn được biên soạn không chỉ giải quyết vấn đề tiếp tục hoàn thiện Khung

đảm bảo chất lượng Thống kê Việt Nam, cụ thể là bộ tiêu chí chất lượng Thống kê
Việt Nam, mà cịn góp phần thực hiện nhiệm vụ “Biên soạn tài liệu hướng dẫn thực
hiện bộ tiêu chí chất lượng thống kê” đề cập trong Đề án tăng cường quản lý nhà
nước về chất lượng thống kê đến năm 2030 và góp phần thực hiện thành công Chiến
lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Kết quả nghiên cứu đề tài này đã đạt được mục tiêu và nội dung nghiên cứu được
phê duyệt, cụ thể là:
(1) Cung cấp những vấn đề chung về chất lượng và đảm bảo chất lượng thống
kê, theo đó khái niệm về chất lượng, đảm bảo chất lượng, đảm bảo chất lượng thống
kê được làm rõ và xem xét thực trạng đảm bảo chất lượng thống kê của TCTK qua
thử nghiệm VSQF, qua đó đề tài đề xuất hồn thiện VSQF áp dụng ở Việt Nam.

47


(2) Một số bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về biên soạn tài
liệu hướng dẫn Khung đảm bảo chất lượng Thống kê, như: (i) Nghiên cứu k huyến
nghị của UNSC về Tài liệu hướng dẫn gNQAF; (ii) Nghiên cứu kinh nghiệm biên
soạn tài liệu hướng dẫn Khung đánh giá chất lượng thống kê của IMF và của Nam
phi, theo đó một số bài học rút ra để tham khảo biên soạn Tài liệu hướng dẫn VSQF
ở Việt Nam, đó là: Tổ chức biên soạn tài liệu; thành phần Tài liệu hướng dẫn thực
hiện VSQF.
(3) Dự thảo tài liệu hướng dẫn Khung đảm bảo chất lượng của Hệ thống Thống
kê Việt Nam, nhằm cung cấp cho người sử dụng những thông tin giới thiệu chi tiết
về: (i) Khung đảm bảo chất lượng Thống kê Việt Nam (xem Phụ lục 1 đề cập trong
Tài liệu hướng dẫn); (ii) Nội dung giải thích cụ thể của từng tiêu chí chất lượng
thống kê; (iii) Hướng dẫn thực hiện đánh giá và báo cáo chất lượng thống kê. Dự
thảo Tài liệu hướng dẫn VSQF (nêu trên) là kết quả nghiên cứu khoa học làm tiền đề
để đơn vị thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống kê kế thừa và tiếp tục hoàn
thiện “Tài liệu hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí chất lượng thống kê” trình cấp có

thẩm quyền phê duyệt, phục vụ đào tạo và triển khai ứng dụng công tác quản lý chất
lượng thống kê trong hệ thống thống kê nhà nước.
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu còn một số hạn chế nhất định, cần tiếp tục triển
khai nghiên cứu tiếp trong tương lai, như: Biên soạn nội dung thuật ngữ chất lượng
thống kê, kết quả đề tài này trong Tài liệu hướng dẫn mới đề xuất “ Danh mục thuật
ngữ chất lượng thống kê”, v.v… UNSC ban hành Tài liệu hướng dẫn gNQAF và
đồng thời UNSC ban hành “Grossary” liên quan đến thuật ngữ chất lượng được sử
dụng trong Tài liệu hướng dẫn gNQAF.
Kiến nghị
Để kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao, Viện KHTK (đơn vị chủ trì đề
tài) kiến nghị Lãnh đạo TCTK một số nội dung công việc tiếp theo, như sau:
(1) Tiếp tục cập nhật và hoàn thiện Dự thảo Tài liệu hướng dẫn Khung VSQF
theo Bộ tiêu chí chất lượng thống kê đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định ban
hành; tổ chức công bố, phổ biến Bộ tiêu chí chất lượng thống kê và tài liệu hướng
dẫn sử dụng VSQF.
(2) Khẩn trương biên soạn và phổ biến cuốn thuật ngữ chất lượng thống kê để
áp dụng đồng bộ với Bộ tiêu chí chất lượng thống kê.
48


(3) Khẩn trưởng xây dựng bộ công cụ, phương pháp và quy trình đánh giá chất
lượng thống kê áp dụng ở Việt Nam.
(4) Bổ sung công việc quản lý chất lượng thống kê vào danh mục vị trí việc
làm và bố trí cơng chức đảm nhiệm cơng việc này ở từng đơn vị.
(5) Tổ chức tập huấn đội ngũ công chức, viên chức về kiến thức và kỹ năng
đánh giá chất lượng thống kê.
(6) Hàng năm, bố trí kinh phí thích đáng để thực hiện các cơng việc liên quan
đến quản lý chất lượng thống kê.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Công văn số 7171/BKHĐT-TCTK, V/v Kế hoạch
triển khai thực hiện Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thống kê
đến năm 2030 đối với Bộ, ngành, địa phương, ban hành ngày 31 tháng 8 năm
2017;
2. Quốc hội (2015), Luật số: 89/2015/QH13, Luật Thống kê, Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 23
tháng 11 năm 2015;
3. IMF (2003), IMF’s Data Quality Assessment Framework;
4. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 643/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án tăng
cường quản lý nhà nước về chất lượng thống kê đến năm 2030, ban hành ngày
11 tháng 7 năm 2017;
5. Tổng cục Thống kê (2017), Công văn số 662/TCTK-VTKE, V/v Kế hoạch triển
khai thực hiện Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thống kê đến
năm 2030 đối với hệ thống thống kê tập trung, ban hành ngày 14 tháng 9 năm
2017;
6. Tổng cục Thống kê (2015), Báo cáo Tổng hợp đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu khả
năng áp dụng Khung đảm bảo chất lượng thống kê quốc gia của Liên hợp quốc
vào Việt Nam”, Chủ nhiệm: TS. Vũ Thanh Liêm; Phó Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn
Văn Đồn;

49


7. Tổng cục Thống kê (2015), Báo cáo “Đánh giá chất lượng thống kê: Nhiệm vụ
trọng tâm và cấp bách của tồn ngành Thống kê”, Hội nghị triển khai cơng tác
năm 2015 của ngành Thống kê;
8. UNSC (2012), Mẫu Khung chung đảm bảo chất lượng quốc gia (g-NQAF);
9. UNSC (2012), Guideline for the template for generic national quality assurance
framewwork (NQAF);
10. UNSC (2013), NQAF check list for the review of NQAF lines 1-19;

11. UNSC (2012), Grossary;
12. UNSC, Detaled mapping of the NQAF to other frameworks;
Tài liệu số 8 đến 12, truy cập tại địa chỉ sau:
/>13. South African Statistical quality assessment framework: Operation standards
and guideline (first edition, 2010);
14. Một số tài liệu khác có liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài./.

50



×