Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH CỦA NGUYỄN THI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG TỰ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.69 KB, 21 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

BÀI TẬP LỚN

ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN DẠY HỌC
TRUYỆN NGẮN NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH CỦA
NGUYỄN THI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12
THPT
THEO ĐỊNH HƯỚNG TỰ HỌC

Người hướng dẫn: ThS. Lê Quang
Hùng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị
Thùy Trang

1


Đồng Nai, 2019
MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU

Tư tưởng đổi mới trong dạy học nói chung, dạy học bộ mơn
nói riêng đã xuất hiện được 33 năm, kể từ năm 1986 cho tới nay.
Qua một khoảng thời gian dài thì sức nóng của việc đổi mới
phương pháp dạy học vẫn không hề thuyên giảm. Hơn hết, thời


đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học công nghệ hiện đại
phát triển, song song với sự phát triển vượt bậc đó thì trình độ dân
trí ngày một cao, nền Giáo dục Việt Nam cũng từ đó mà được cải
tiến đáng kể. Công cuộc đổi mới trong dạy học và dạy học Ngữ
Văn có nhiều thay đổi, nhiều chuyển biến tích cực như cải cách
giáo dục, chữ viết, đổi mới về mục tiêu, chương trình, giáo trình,
phương pháp dạy học, thay đổi sách giáo khoa… Mặc dù có nhiều
đổi mới là thế nhưng trên thực tế thì cơng cuộc khảo sát đổi mới
dạy học và dạy học Ngữ Văn vẫn chưa được như kỳ vọng.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho việc đổi mới dạy học và dạy
học Ngữ Văn bị ảnh hưởng nhưng nguyên nhân chính dẫn đến sự
phê phán, phản đối, thậm chí tranh cãi của phần lớn dư luận lại là
do chính bộ sách giáo khoa. Sở dĩ chúng tơi nêu lên lí do như vậy
là bởi vì tính chính xác và phù hợp trong sách giáo khoa chưa thật
sự hoàn thiện đối với việc giảng dạy của giáo viên và học tập của
học sinh dẫn đến nhiều vấn đề bất cập.
Thời gian học chính khóa trong từng mơn học được phân bổ đồng
loạt đối với tất cả các trường trong cả nước chưa tương thích với
nội dung học tập cũng như khối lượng kiến thức quá tải trong từng
tiết học. Giáo viên không được quyền chủ động bố trí thời lượng
dạy học phù hợp với học sinh và điều kiện thực tế của lớp mình
dẫn đến việc giảng dạy của giáo viên cũng như quá trình của học
3


sinh cịn nhiều thiếu xót. Để khắc phục tình trạng trên thì phương
pháp tự học là một lựa chọn tối ưu.
Trong phạm vi bài tập học phần Lý luận và Phương pháo dạy học
Ngữ Văn, chúng tôi chọn hệ thống câu hỏi hướng dẫn dạy học tác
phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi làm đề tài

nghiên cứu. Chúng tôi nhận thấy hệ thống câu hỏi hướng dẫn dạy
học trong Những đứa con trong gia đình là chưa tương thích
với nội dung học tập. Vì thế chúng tơi làm bài này để tìm cách
điều chỉnh hệ thống câu hỏi này theo cách mà chúng tôi đã chọn
bằng cách phối hợp linh hoạt các phương tiện.
Bên cạnh đó, chúng tôi thực hiện yêu cầu nghiên cứu khoa học và
học tập đối với sinh viên cũng như là việc tích lũy được những kinh
nghiệm cho bản thân trong quá trình dạy học trong tương lai.
Ngoài các phần mở đầu, kết thúc, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của bài tập được chúng tơi trình bày theo hệ thống sau:
1. Một số vẫn đề chung về dạy học đổi mới
2. Câu hỏi hướng dẫn dạy học truyện ngắn Những đứa con

trong gia đình của Nguyễn Thi

4


NỘI DUNG CHÍNH

1.Một số vấn đề chung
1.1. Hiện tượng quá tải và vấn đề giảm tải.
Quá tải là một hiện tượng tất yếu của đời sống hiện đại mà
hầu như mọi lĩnh vực xã hội, mọi khía cạnh cuộc sống đều khó mà
tránh khỏi. Giáo dục cũng khơng phải là một ngoại lệ. Quá tải thực
chất là sự mâu thuẫn giữa thời gian với khối lượng kiến thức và
mục đích cần đạt được trong giáo dục nói chung và việc dạy học
Ngữ Văn nói riêng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quá tải trong
dạy học Ngữ Văn: nội dung giáo dục cịn nặng về lí thuyết; nhiều

nội dung không thiết thực; phương pháp dạy học khiến học sinh
thiếu hứng thú cho bài học, khơng phát huy được tính tích cực của
học sinh trong việc khám phá, thực hành và vận dụng kiến thức…
Bỏ qua những nguyên nhân trên, chúng tôi chủ yếu muốn khai
thác sự quá tải giữa dung lượng kiến thức mà học sinh tiếp nhận
so với thời lượng một tiết học ở trường Trung học phổ thông.
Trên thực tế, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở một số trường
Trung học phổ thông cũng như bản thân đã được trải nghiệm khi
còn học ở trường cấp 3, chúng tôi nhận thấy thời lượng học ở
5


trường trong một tiết là quá ít, 45 phút là khơng đủ để cho giáo
viên có thể hồn thành được tiết dạy một cách trọn vẹn, quy củ;
học sinh cũng không đảm bảo được việc nắm bắt rõ vấn đề, khơng
có thời gian củng cố lại bài học.
Sau rất nhiều lần chỉnh lí Sách giáo khoa
1.2. Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học.
“Trong quá trình tìm kiếm con đường đổi mới phương pháp
dạy học cho nhà trường Việt Nam, tư tưởng “dạy học lấy học sinh
làm trung tâm” đã được lựa chọn và thể hiện trong chỉ thị năm
học 1994 – 1995 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, nó đã được xem như
là một trong những tư tưởng quan trọng nhất trong việc đổi mới
phương pháp giáo dục” [6;tr.105]. Hiện nay, lý thuyết dạy học
hiện đại hết sức chú ý tới vai trò chủ thể của học sinh, coi học sinh
là nhân tố tích cực, giữ một vai trị trung tâm của q trình dạy
học nói chung và q trình học Ngữ Văn nói riêng.
Việc đổi mới hình thức dạy học được xác định rõ ở hai mục
tiêu quan trọng. Thứ nhất, hình thành và phát triển cho học sinh
những phẩm chất cao đẹp, tạo cho học sinh cơ hội khám phá bản

thân và thế giới xung quanh; giúp cho học sinh thấy rõ vai trò của
bộ môn Ngữ Văn đối với đời sống con người. Thứ hai, việc đổi mới
hình thức dạy học giúp học sinh phát triển các năng lực chung như
sự tự chủ, tự học, các phương pháp giao tiếp, làm việc nhóm, khả
năng tự giải quyết vấn đề.
Điểm khác biệt nhất so với chương trình Ngữ Văn mới được
xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của
người học, để từ đó giáo viên có hướng để lựa chọn nội dung dạy
học. Hệ thống kiến thức nền tảng về văn học được tích hợp một
cách logic và tự nhiên giúp hình thành và phát triển con người
nhân văn, biết tiếp nhận, cảm thụ các tác phẩm văn học. Đây
6


chính là cách tiếp cận mới thể hiện rõ ràng trong quá trình xây
dựng chương trình học Ngữ Văn với tính chất là một mơn học cơng
cụ. Trong nhiều hình thức phát triển theo hướng đổi mới thì chúng
tơi tập trung vào khả năng tự học.
Nhà bác học vĩ đại Charles Robert Darwin, người khiến nhân
loại sững sờ trước bộ óc vĩ đại của ông đã rất khiêm tốn khi phát
biểu rằng: “Tơi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi
đều đã thu nhận được bằng cách tự học”. Câu nói trên nhằm
khẳng định sự quan trọng và cần thiết của việc tự học.
Trước hết, tự học có nghĩa là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích,…), và có
khi phải sử dụng các cơng cụ cùng với phẩm chất của mình, cả
nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, kiên trì, nhẫn nại,
có chí tiến thủ…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của
nhân loại, biến lĩnh vực đó thành cái sở hữu riêng của mình.
Để phát huy được tính tích cực và chủ động trong việc học,

bên cạnh sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình học thì việc
tự học đóng vai trị rất quan trọng giúp cho học sinh làm chủ được
kiến thức. Năng lực tự học thể hiện ở khả năng mỗi người trong
việc chủ động lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động học tập
theo mục tiêu đã đặt ra, chủ động tìm kiếm những thông tin bài
học.
Thông qua việc tự học môn Ngữ Văn, học sinh có thể chủ
động tiếp thu kiến thức, rèn luyện các kĩ năng của bản thân, phát
huy được mặt tích cực và hạn chế. Từ đó giáo viên cũng có thể
nắm bắt được trình độ của mỗi học sinh và đưa ra những phương
pháp hướng dẫn tự học, giám sát và hỗ trợ học sinh để từng bước
hình thành và phát triển như đúng những gì mà nền Giáo dục nước
nhà mong đợi.
7


Dựa trên nguồn tài liệu có sẵn là Sách giáo khoa bộ môn Ngữ
Văn THPT, học sinh bám sát cấu trúc, câu hỏi được biên soạn để
hoàn thành mục tiêu tự học. Tuy nhiên cũng cần chú ý về độ chính
xác của sách, mà cụ thể là hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài
Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi lại chưa hồn tồn
chính xác về mặt câu từ, cũng như chưa có những câu hỏi phù hợp
đáp ứng được đầy đủ về mặt nội dung. Đòi hỏi giáo viên phải đưa
ra được những biện pháp cũng như các câu hỏi phù hợp để hướng
dẫn học sinh tự học truyện ngắn Những đứa con trong gia đình để
đạt được hiệu quả cũng như chất lượng cao mà chúng tôi đang
hướng đến.
2. Câu hỏi hướng dẫn dạy học trong truyện ngắn.
2.1 Vai trò và tiêu chuẩn câu hỏi trong dạy học.
Câu hỏi chính là một phương tiện dạy học, một công cụ

không thể thiếu đối với cả giáo viên và học sinh xuyên suốt bài
học.
Về cơ bản, hệ thống câu hỏi là một định hướng quan trọng
giúp giáo viên thiết kế bài giảng và triển khai bài giảng trên lớp.
Câu hỏi trong dạy học có nhiều mục đích khác nhau. Giáo viên sử
dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn dạy học để tổ chức, dẫn dắt giờ
học, kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh. Hoặc cũng
có thể là câu hỏi để gợi ý suy nghĩ, hoặc để định hướng tự học… Vì
vậy, giáo viên cần bám sát hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa
để tránh sự hiểu sai vấn đề trong quá trình tiếp nhận của học sinh.
Câu hỏi không chỉ quan trọng với giáo viên mà cịn có tác
động to lớn đến học sinh. Có câu hỏi, học sinh mới có định hướng
rõ ràng để tự học tập ở nhà, tìm hiểu bài học dưới sự hướng dẫn
của giáo viên khi ở trên lớp. Học sinh nếu muốn tranh luận, thảo
luận về câu hỏi thì trước hết phải có thời gian tự học, tự tìm hiểu
8


tác phẩm ở nhà thì khi đến lớp việc trao đổi giữa cơ trị, bạn bè
mới phát huy được tác dụng. Như vậy, hệ thống câu hỏi lại càng
trở nên quan trọng đối với học sinh trong quá trình cảm thụ tác
phẩm.
Vì vậy hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa có vai trị rất
quan trọng, địi hỏi có sự chính xác tuyệt đối. Một câu hỏi khi đưa
ra phải đảm bảo được những tiêu chuẩn như kích thích sự tìm tịi
cũng như phải phù hợp với u cầu của người đọc, trực tiếp, rõ
ràng và hơn hết là câu hỏi đưa ra khơng phải nhằm mục đích đánh
đố học sinh… Hệ thống câu hỏi sách giáo khoa nếu được xây dựng
một cách khoa học thì sẽ phát huy được tính tích cực trong q
trình dạy và học của giáo viên, học sinh.

2.2 Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài tác phẩm
“Những đứa con trong gia đình” Ngữ Văn 12.
2.2.1 Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK.
2.2.1.1 Khảo sát định lượng.
Về hệ thống câu hỏi, tác phẩm Những đứa con trong gia đình
của Nguyễn Thi trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 có 5 câu:
1. Đoạn trích Những đứa con trong gia đình được trần thuật
chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có
tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách
nhân vật?
2. Tác phẩm kể chuyện một gia đình nơng dân Nam Bộ.
Truyền thống nào đã gắn bó những người con trong gia đình với
nhau? (Chú ý mối quan hệ của Chiến, Việt với má và chú Năm.)
3. Phân tích và so sánh tính cách các nhân vật Chiến, Việt để
làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con.

9


4. Phân tích những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong
đoạn trích này.
5. Đối với anh (chị), đoạn văn nào cảm động nhất? Vì sao?
Theo chúng tơi, cơ cấu số lượng của hệ thống câu hỏi hướng
dẫn dạy học trong SGK như vậy chưa thật sự hợp lý. Mặc dù thời
gian cho một giờ học, bài học là có giới hạn và không thể giải
quyết tất cả những vấn đề của tác phẩm trong khuôn khổ thời
gian hạn chế đó, nhưng hệ thống câu hỏi vẫn cần phải đủ để có
những định hướng, những gợi ý tìm hiểu cần thiết về những vấn
đề cơ bản nhất của một bài học. Hơn nữa, bước đầu tiên trong quá
trình tiếp cận, lĩnh hội tác phẩm văn học của học sinh là diễn ra ở

nhà, cho nên sự bó buộc về thời gian không quá mức chặt chẽ như
khi học sinh học bài trên lớp. Mặt khác, cũng cần phải tính đến tác
dụng của hệ thống câu hỏi hướng dẫn dạy học đối với việc định
hướng để học sinh có thể tiếp tục học, cũng như việc tự học sau
này. Vì vậy, số lượng 5 câu hỏi hướng dẫn cho bài học về tác phẩm
Những đứa con trong gia đình là chưa đáp ứng đủ các yêu cầu dạy
học.
2.2.1.2. Khảo sát định tính.
Về nội dung, tính chất của hệ thống câu hỏi hướng dẫn dạy
học, chúng tôi nhận thấy hầu hết các câu hỏi của SGK đều tập
trung vào khai thác nội dung tác phẩm. Trong khi số câu hỏi về
nghệ thuật thì lại q ít, khơng đủ để học sinh có thể hiểu rõ được
hiệu quả nghệ thuật tác giả sử dụng thơng qua đó nhằm nói lên
điều gì. Chẳng hạn câu hỏi số 1 viết “Cách trần thuật này có tác
dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách
nhân vật”. Thực tế, cách trần thuật đó khơng có tác dụng gì cả,
bởi cho dù có đứng ở góc nhìn nào thì cũng là thủ pháp tác giả.

10


Ở một số câu hỏi, từ ngữ, thuật ngữ được sử dụng chưa chính
xác, chưa phù hợp, lượng thơng tin đưa ra bị dư thừa. Chẳng hạn
câu 2 trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình viết “Tác
phẩm kể chuyện một gia đình nơng dân Nam Bộ”. Chỉ cần tìm
hiểu tác phẩm, ta cũng dễ dàng nhận biết đây là tác phẩm viết về
người nơng dân Nam Bộ.
Khơng có câu hỏi liên hệ các tác phẩm, mặc dù có những
tp nhân vật mà người dạy hồn tồn có thể và rất cần phải tạo
một mối liên hệ. Điển hình là nhân vật Mị trong Rừng xà nu và

nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình, hồn cảnh lúc
nhỏ đều có nét tương đương khi Mị thì cịn trẻ, Mị có những khao
khát cháy bỏng, Chiến thì cũng chỉ mới lớn thơi; nó chỉ có sự khác
biệt về thời đại Mị sống trong thời kì thực dân phong kiến, cịn
Chiến thì sống trong thời Đế Quốc. Chính nét tương đồng và khác
biệt tạo ra một sợi dây liên kết giữa các tác phẩm, có tác dụng
đem lại cái nhìn bao quát về chiều dài lịch sử cũng như hệ thống
kiến thức văn học.
2.2.2 Định hướng điều chỉnh.
2.2.2.1 Thay đổi một số từ ngữ và cách diễn đạt.
Câu hỏi dạy học cần ngắn gọn, nêu rõ ràng và chính xác nội
dung cần hỏi để người được hỏi tập trung suy nghĩ, tìm phương án
trả lời. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy một số điểm sau đây
cần điều chỉnh:
Cụ thể ở câu hỏi số 1 có vế thứ hai được viết là : “…Cách
trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và
khắc họa tính cách nhân vật?”. Chúng tơi đề nghị viết lại thật rõ
và chính xác là “…Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào
đối với kết cấu truyện và việc khắc họa tính cách nhân vật?”.

11


Ở câu hỏi số 2, nội dung của câu hỏi là: “Tác phẩm kể
chuyện một gia đình nơng dân Nam Bộ. Truyền thống nào đã gắn
bó những người con trong gia đình với nhau? (Chú ý mối quan hệ
của Chiến, Việt với má và chú Năm)”. Theo chúng tôi, dụng ý của
người biên soạn là nhấn mạnh bối cảnh Nam Bộ, nhắc nhở HS
rằng họ đang tìm hiểu một tác phẩm về vùng đất và con người
Nam Bộ. Có thể chất Nam Bộ có những ý nghĩa, ảnh hưởng nhất

định nào đó đến truyền thống, đến sự gắn kết của những đứa con
trong gia đình này lại với nhau. Nhưng theo chúng tôi, cái gọi là
“chất Nam Bộ” đậm và nhuyễn của từng chi tiết, từng trích đoạn,
của cả tác phẩm đã tạo được những ấn tượng đáng kể đối với
người đọc, người học tác phẩm này và làm cho phần dẫn dắt “Tác
phẩm kể chuyện một gia đình nơng dân Nam Bộ” của câu hỏi trở
nên không cần thiết. Theo chúng tôi, phần này nên lược bỏ để câu
hỏi gọn gàng hơn và có độ tập trung cao hơn.
2.2.2.2 Bổ sung loại hình câu hỏi liên tưởng, so sánh.
Loại câu hỏi liên tưởng, so sánh có tác dụng giúp cho HS có
cái nhìn bao qt, hệ thống về các tác phẩm văn học. Điều này
là vô cùng quan trọng. Như đã trình bày ở trên, chúng tơi nhận
thấy trong hệ thống câu hỏi hướng dẫn dạy học tác phẩm Những
đứa con trong gia đình của SGK chưa có câu hỏi liên tưởng, so
sánh.
Chúng tôi đề xuất ý kiến bổ sung loại hình câu hỏi này vào
hệ thống câu hỏi đã có của SGK. Sự liên tưởng, so sánh ở đây có
thể là tương đồng hoặc tương phản giữa các nhân vật, các tác
phẩm đã học, đã đọc:
+ Nhân vật Việt (Những đứa con trong gia đình) với Tnú
(Rừng xà nu). Họ đều là những người anh hùng trong chiến tranh
cứu nước và giữ nước, nhưng giữa hai nhân vật vẫn có rất nhiều
12


những điểm khác biệt về tính cách, phẩm chất. Việt anh hùng mà
vẫn rất trẻ con, ngây thơ, hồn nhiên và bình thường đến mức đáng
yêu, gần gũi. Tnú anh hùng một cách dữ dội, gai góc ngay từ tuổi
ấu thơ và có phần duy ý chí. Hướng được HS vào góc độ này, có
thể chúng ta sẽ tạo được cho các em thói quen làm việc với cái

nhìn tồn diện, đa chiều rất cần thiết.
+ Nhân vật Chiến (Những đứa con trong gia đình) với Mị (Vợ
chồng A Phủ). Cũng có thể đặt ra cho HS những câu hỏi liên tưởng,
so sánh. Giải quyết các câu hỏi ấy, HS sẽ nhận ra được những
điểm giống và khác nhau giữa các nhân vật, trong cách thể hiện
của các tác giả về khát vọng sống - khát vọng bản năng mà cao
quý của con người.
Điều này rất cần cho cái nhìn có tính liên tục và hệ thống
trong kiến thức văn học của HS. Chúng tôi đề xuất ý kiến bổ sung
vào hệ thống câu hỏi của bài một câu hỏi về vấn đề này.
2.2.2.3 Bổ sung loại hình câu hỏi về nghệ thuật tác
phẩm.
Loại câu hỏi về những thủ pháp, những chi tiết nghệ thuật
đặc sắc làm bật lên nội dung, tư tưởng tác phẩm chúng tôi nhận
thấy là khá ít trong hệ thống câu hỏi hướng dẫn của SGK. Tỷ lệ
giữa những câu hỏi này với những câu hỏi về nội dung là chưa cân
xứng. Để khắc phục, chúng tôi đề xuất phương hướng tăng cường
cho hệ thống những câu hỏi về nghệ thuật tác phẩm, tập trung
vào những thủ pháp, những chi tiết nghệ thuật đắt giá. Một mặt,
việc này sẽ tạo sự cân đối cần thiết cho những yêu cầu của hệ
thống câu hỏi. Mặt khác nó góp phần hình thành cho HS kỹ năng
tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn học theo tinh thần của Thi pháp
học hiện đại. Tức là lĩnh hội, cảm thụ tác phẩm bằng và từ chính
cái “hình thức mang tính nội dung” của nó.
13


Đối với tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn
Thi, những chi tiết thể hiện sự hồn nhiên, làm nên tính cách
người anh hùng nhưng vẫn trẻ con, đời thường (khơng phải mẫu

nhân vật duy ý chí) của nhân vật Việt cũng cần được xây dựng
thành các câu hỏi về chi tiết nghệ thuật, bổ sung vào hệ thống
câu hỏi đã có trong SGK.
2.3. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài theo hướng
tự học.
2.3.1. Mơ hình chung.
Dựa trên cấp độ và đặc thù của nhận thức, Thạc sỹ Lê Quang
Hùng đã xây dựng và đề xuất mô hình chung cho hệ thống câu hỏi
dạy học truyện ngắn Những đứa con trong gia đình trong Hệ
thống câu hỏi hướng dẫn dạy học tác phẩm văn chương
trong sách giáo khoa Ngữ Văn trung học phổ thông (Luận
văn) với số lượng, tỷ lệ các loại hình câu hỏi như sau:

Loại hình câu hỏi
Câu hỏi tái hiện để học sinh nắm bắt nội dung và
những điểm sang thẩm mỹ của tác phẩm
Câu hỏi liên kết
Câu hỏi liên tưởng, so sánh
Câu hỏi sáng tạo
Cộng

SL
3

Tỷ lệ %
37,5

3
1
1

8

37,5
12,5
12,5
100

Chúng tôi đưa ra 3 câu hỏi tái hiện (loại câu hỏi có yêu cầu
thấp, HS chỉ cần ghi nhớ và trình bày lại các kiến thức một cách
chính xác, có hệ thống, có chọn lọc) bởi theo quan điểm dạy học
đổi mới, mặc dù GV cần phải tăng cường sử dụng những câu hỏi
có yêu cầu cao, nhưng cũng không thể coi nhẹ loại câu hỏi có u
cầu thấp. Nếu HS khơng có được sự chuẩn bị, tích lũy kiến thức
đến một mức độ nhất định thì khơng thể tư duy, sáng tạo được.
14


Loại câu hỏi liên kết cũng được chúng tôi đưa ra với số lượng
3 câu/bài. Sở dĩ chúng tơi có sự cân đối như vậy là bởi loại câu hỏi
này có tác dụng rất lớn trong việc tạo cho HS cái nhìn có tính hệ
thống, đảm bảo tính chỉnh thể của tác phẩm văn học. Điều này là
vô cùng cần thiết bởi chỉnh thể là một tính chất nổi bật của tác
phẩm văn học. Chỉ trong tính chỉnh thể, hình thức và nội dung đích
thực của tác phẩm mới xuất hiện, HS mới có thể tiếp nhận, cảm
thụ tác phẩm một cách đầy đủ, sâu sắc.
Loại câu hỏi liên tưởng, so sánh và câu hỏi sáng tạo là những
loại câu hỏi có tác dụng kích thích, phát huy tính tích cực, sáng
tạo của HS. Nhưng do các loại câu hỏi này có yêu cầu và độ khó
cao, thường dành cho HS khá, giỏi (số học sinh này trên thực tế
không nhiều), nên chúng tơi chỉ đưa vào mơ hình chung mỗi loại 1

câu.

2.3.2. Hệ thống câu hỏi mới.
Từ phương hướng hoàn thiện hệ thống câu hỏi hướng dẫn
học bài đã trình bày và mơ hình chung đã đề xuất, chúng tôi xây
dựng lại hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài tác phẩm Những đứa
con trong gia đình trong SGK Ngữ văn lớp 12 với số lượng trung
bình là 7 câu. Hệ thống câu hỏi được sắp xếp theo trình tự từ dễ
đến khó theo quy luật nhận thức và tiêu chí về tính sư phạm của
hệ thống câu hỏi hướng dẫn. Do đó, những câu hỏi có độ khó cao
chúng tôi sắp xếp ở cuối hệ thống câu hỏi.
Cụ thể:
Bài: Những đứa con trong gia đình
1. Đoạn trích Những đứa con trong gia đình được trần thuật
chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có
tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và việc khắc họa tính
15


cách nhân vật?
2. Truyền thống nào đã gắn bó những người con trong gia
đình với nhau? (Chú ý mối quan hệ của Chiến, Việt với má và chú
Năm.)
3. Phân tích và so sánh tính cách các nhân vật Chiến, Việt để
làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con.
4. Anh (chị) có nhận thấy nhân vật Việt rất gần gũi, rất thật
và đời thường không? Điều gì đem lại cho anh (chị) cảm nhận ấy?
5. Anh (chị) thử so sánh Việt với nhân vật Tnú trong truyện
ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, từ đó nêu lên những
nhận xét của mình về hai hình tượng nhân vật anh hùng này?

6. Phân tích những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong
đoạn trích.
7. Đối với anh (chị), đoạn văn nào cảm động nhất? Vì sao?
Nhìn một cách tổng quát và khách quan thì hệ thống câu hỏi
mới mà chúng tơi vừa đề xuất có ưu điểm là đã khắc phục được
một số hạn chế trong hệ thống câu hỏi hướng dẫn dạy học của
SGK. So với hệ thống câu hỏi trong SGK Ngữ văn hiện hành, hệ
thống câu hỏi do chúng tơi đề xuất đã có sự cân đối hơn giữa câu
hỏi về nội dung và câu hỏi về nghệ thuật tác phẩm, đã bổ sung
được những dạng câu hỏi liên kết, câu hỏi liên tưởng so sánh
nhằm tạo ra cái nhìn mang tính chỉnh thể, bao quát cho học sinh
trong quá trình học tập.
Ở những câu hỏi có tính chất q bao qt, cồng kềnh,
chúng tôi đã tách thành những câu hỏi cụ thể hơn. Những câu quá
khó hoặc quá dễ cũng đã được điều chỉnh nhằm đáp ứng tiêu chí
vừa sức cho HS.
Một số điểm chưa chính xác, chưa phù hợp trong từ ngữ,
cách diễn đạt ở một số câu hỏi của SGK cũng đã được chúng tôi
16


điều chỉnh lại.
Hệ thống mới đề xuất đã được tính tốn, cân nhắc để có một
số lượng và tỷ lệ các loại câu hỏi cân đối và hợp lý hơn theo mơ
hình chung đã đề xuất.
Tiểu kết
Từ những cơ sở lý luận về câu hỏi và thực tế tình hình sử
dụng hệ thống câu hỏi ở một số trường THPT mà chúng tôi khoanh
vùng điều tra, thực trạng hệ thống CHHDDH truyện ngắn Những
đứa con trong gia đình trong SGK Ngữ văn lớp 12 hiện hành đã

được chúng tôi khảo sát, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng và khách
quan như một hình thức phản biện cho nó. Bên cạnh đó, chúng tơi
mạnh dạn đề xuất phương hướng tiếp tục hồn thiện hệ thống câu
hỏi này nhằm góp phần làm cho nó tiện dụng hơn, phù hợp hơn
trên tinh thần hạn chế đến mức thấp nhất những thay đổi, xáo
trộn không cần thiết.
2.4 Kiểm tra, đánh giá và sử dụng kết quả tự học của

học sinh.
Kiểm tra và đánh giá kết quả tự học nhằm tao ra môi trường
học tập phù hợp để hỗ trợ trực tiếp việc hướng dẫn tự học của
giáo viên và việc tự học của học sinh. Qua đó xem xét việc học
sinh đã tự học như thế nào, học được bao nhiêu.
2.4.1 Những định hướng dạy học

2.4.2 Giáo án thể nghiệm

17


18


KẾT LUẬN
Việc biên soạn SGK, trong đó có biên soạn hệ thống CHHDDH là một cơng
việc vơ cùng khó khăn, phức tạp. Sau nhiều lần biên soạn, chỉnh lý sách giáo khoa
cũng như câu hỏi hướng dẫn dạy học đã khắc phục được nhiều hạn chế của những
lần xuất bản trước, song vẫn còn một số điểm chưa được khắc phục hồn tồn,
trong đó có những hạn chế nằm trong hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
Vai trò của hệ thống câu hỏi hướng dẫn dạy học là vô cùng quan trọng và

không thể thiếu đối với cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Một hệ
thống câu hỏi hoàn chỉnh, khoa học sẽ đem lại những thuận lợi đáng kể cho
người sử dụng, đặc biệt là học sinh trong vai trị chủ thể của mình. Khơng chỉ
thế mà nó cũng sẽ góp phần đem lại những hiệu quả cao cho hoạt động dạy học
mà cụ thể là dạy học tác phẩm văn chương ở trường phổ thơng.
Để có thể phát huy tốt vai trị của mình, hệ thống câu hỏi hướng dẫn dạy học
phải được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học, chặt chẽ,
với những tiêu chí cơ bản bắt buộc phải tuân thủ. Việc xác lập cơ sở lý luận, cơ sở
thực tiễn và những tiêu chí cơ bản là cơng việc đầu tiên mang tính chất nền tảng,
định hướng cho các bước tiếp theo của quy trình xây dựng hệ thống câu hỏi hướng
dẫn dạy học trong SGK.
Thực trạng hệ thống câu hỏi hướng dẫn dạy học truyện ngắn Những đứa
con trong gia đình trong SGK Ngữ văn lớp 12 THPT, ban cơ bản cùng tình hình
thực tế của việc sử dụng hệ thống câu hỏi này ở cả giáo viên và học sinh được
chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát một cách khách quan và đảm bảo tính khoa
học. Một số điểm hạn chế trong hệ thống câu hỏi hướng dẫn dạy học đã được
chúng tơi nêu rõ từ góc nhìn của chính những người trực tiếp sử dụng. Những hạn
chế đó là một trong những ngun nhân chính dẫn tới tình hình chưa khả quan của
việc sử dụng hệ thống câu hỏi ở nhiều giáo viên và học sinh tại các trường THPT.
Tính tiện dụng chưa đạt được trạng thái tối ưu nên hiệu quả của hệ thống câu hỏi
đối với quá trình dạy học cũng chưa được phát huy ở mức độ cao nhất.
Xuất phát từ những cơ sở khoa học của đề tài, chúng tôi mạnh dạn đề xuất
một số phương hướng thay đổi, điều chỉnh đối với hệ thống câu hỏi hướng dẫn dạy
19


học truyện ngắn Những đứa con trong gia đình- Nguyễn Thi trong SGK Ngữ văn
lớp 12, THPT hiện hành nhằm góp phần làm cho hệ thống câu hỏi này hồn thiện
hơn và tiện dụng hơn. Cụ thể, chúng tôi tiếp tục hồn thiện hệ thống câu hỏi đã có
bằng sự điều chỉnh những thiếu sót, bất cập đã phát hiện và bổ sung vào hệ thống

những loại hình câu hỏi cần thiết chưa có hoặc cịn thiếu.
Mọi đề xuất mới của chúng tôi đều dựa trên nền tảng hệ thống câu hỏi hướng
dẫn dạy học đã có và cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất việc gây ra những xáo
trộn, thay đổi không cần thiết cho hệ thống câu hỏi trong SGK.
Thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn góp một phần cơng sức nhỏ bé cho
việc hồn thiện hơn nữa hệ thống câu hỏi hướng dẫn dạy học đã có trong SGK Ngữ
văn lớp 12 THPT hiện hành. Có thể những đề xuất của chúng tơi cho hệ thống câu
hỏi trong SGK chưa phải là hoàn thiện nhất, nhưng chắc chắn đã đặt ra được một
vấn đề rất thực tế và cần thiết để các nhà biên soạn chương trình và SGK lưu tâm
và tiếp tục nghiên cứu.
Chúng tơi hy vọng những đề xuất của mình sẽ giúp cho việc sử dụng hệ
thống câu hỏi hướng dẫn dạy học trong SGK của giáo viên và học sinh thuận lợi
hơn, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác dạy và học văn ở các
trường THPT. Hy vọng đây cũng là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa và giá trị
thực tiễn nhất định đối với các bạn sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2019), Ngữ Văn 12 tập 2, NXB GD, Hà Nội.
2. Lê Quang Hùng (2010), Hệ thống câu hỏi hướng dẫn dạy học

tác phẩm văn chương trong sách giáo khoa Ngữ Văn trung
học phổ thông (luận văn), Đại học Huế.
3. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Phương pháp dạy học

văn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
4. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống


và đổi mới, NXB GD, Hà Nội.

21



×