Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số kinh nghiệm sử dụng kênh hình giúp nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí lớp 4c trường tiểu học quảng tiến 1 TP sầm sơn thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.39 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Mở đầu

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung

2

2.1. Cơ sở lí luận


2

2.2. Thực trạng vấn đề

3

2.3. Các giải pháp thực hiện

4

Giải pháp 1: Phát huy tối đa và sử dụng kênh hình đúng lúc đúng
chỗ mang lại cho học sinh hiệu quả cao nhất của bài học.
Giải pháp 2: Lựa chọn hình thức tổ chức thực hiện việc sử dụng
kênh hình trong quá trình dạy học.
Giải pháp 3: Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua tranh ảnh
tự sưu tầm.

4
11
13

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

15

3. Kết luận, kiến nghị

16

3.1. Kết luận


16

3.2. Kiến nghị

17


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Lịch sử và Địa lí ở cấp Tiểu học là mơn học bắt buộc, được dạy học ở lớp
4 và lớp 5. Môn học được xây dựng trên cơ sở môn Tự nhiên và Xã hội các lớp
1, 2, 3 và là cơ sở để học mơn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở.
Mơn Lịch sử và Địa lí cấp Tiểu học chú trọng tổ chức các hoạt động dạy
học để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá; chú trọng rèn luyện cho học sinh
biết cách sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách suy luận để
tìm tịi và phát hiện kiến thức mới; tăng cường phối hợp tự học với học tập, thảo
luận theo nhóm, đóng vai, làm dự án nghiên cứu; đa dạng hố các hình thức tổ
chức học tập, kết hợp việc học trên lớp với các hoạt động xã hội; tổ chức, hướng
dẫn và tạo cơ hội cho học sinh thực hành, trải nghiệm, tiếp xúc với thực tiễn để
tìm kiếm, thu thập thơng tin, phát hiện và giải quyết vấn đề.
Đối với địa lí, dạy học gắn liền với việc khai thác kiến thức từ các nguồn
tư liệu lược đồ, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh, số liệu; chú trọng dạy
học khám phá, quan sát thực địa; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh như: thảo luận, đóng vai, làm dự
án nghiên cứu,... nhằm khơi dậy và ni dưỡng trí tị mị, sự ham hiểu biết khám
phá của học sinh đối với thiên nhiên và đời sống xã hội, từ đó hình thành năng
lực tự học và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
Mơn Địa lí lớp 4 hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm,
mối quan hệ địa lí đơn giản và bước đầu hình thành rèn luyện một số kĩ năng sử

dụng kênh hình địa lí cho các em. Hơn nữa, việc sử dụng các biện pháp và
phương tiện dạy học đã trở thành yêu cầu thiết yếu trong dạy học đổi mới
phương pháp hiện nay. Trong các phương tiện dạy học thì kênh hình đã được
đặc biệt chú ý. Vì vai trị của kênh hình trong sách giáo khoa địa lí vơ cùng to
lớn: Hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trìu tượng của kiến thức.Tạo điều
kiện cần thiết cho học sinh thực hành để rèn luyện các kĩ năng. Giúp giáo viên
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh. Giúp cho giáo viên hướng dẫn học sinh kiến thức mới, rèn luyện kĩ
năng. Hỗ trợ giáo viên trong việc nâng cao kiến thức và thiết kế bài dạy.
Trong sách giáo khoa Địa lí 4, kênh hình nhiều so với sách cũ, minh hoạ
cho việc tìm hiểu chứng minh những thơng tin có giá trị liên quan đến kiến thức
bài học rất nhiều nhưng thực trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ
động, chưa biết khai thác, tìm tòi, sưu tầm, mở rộng kiến thức từ việc thu nhận
thơng tin trên kênh hình đã học. Kênh hình sách giáo khoa quan trọng như vậy
nhưng cách sử dụng kênh hình như thế nào là cần thiết. Do vậy, việc xây dựng
đề tài: “Một số kinh nghiệm sử dụng kênh hình giúp nâng cao chất


2

lượng trong dạy học mơn Địa lí 4” là một việc làm cần thiết để phục vụ cho việc
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của bản thân và giúp các em phát huy tính
độc lập, sáng tạo, tư duy trong q trình học tập.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp các em biết sử dụng kênh hình, biểu tượng địa lí trong sách giáo khoa
trên cơ sở quan sát trực quan để khai thác kiến thức từ kênh hình (Bản đồ, bảng số
liệu, mơ hình, biểu đồ,…) hình thành kiến thức cơ bản đáp ứng mục tiêu bài học đề
ra, giúp nâng cao chất lượng môn học. Qua những năm thực hiện chương trình thay
sách lớp 4, tơi đã nghiên cứu cách thuận tiện nhất về việc sử dụng bản đồ, lược đồ,
tranh ảnh, quy trình, bảng biểu,… ở mơn Địa lí 4, đảm bảo chức năng làm nguồn

tri thức và minh hoạ cho kênh chữ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 sử dụng kênh hình giúp nâng cao
chất lượng trong dạy học mơn Địa lí lớp 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, quan sát giữa giáo viên và học sinh.
- Thu thập các thông tin, các số liệu thống kê và các vấn đề có liên quan trực
tiếp đến đề tài nghiên cứu
- Tham khảo ý kiến giáo viên trong các trường Tiểu học lân cận về hướng
nghiên cứu đề tài. Tiến hành thực nghiệm để xem xét hiệu quả và tính khả thi của
việc sử dụng kênh hình địa lí ở Tiểu học theo hướng dạy học tích cực
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Xuất phát từ đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học là từ trực quan
sinh động đến tư duy trìu tượng. Chính vì thế mà việc tìm ra kiến thức từ những
trang sách kín chữ sẽ làm cho trẻ vô cùng ngại ngần, chán nản dẫn đến việc tìm ra
kiến thức bài sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Dân gian đã từng nói “Trăm nghe khơng
bằng một thấy…trăm thấy khơng bằng một nhìn”, học sinh cấp Tiểu học là lứa
tuổi học tập theo hứng thú và chủ yếu là cảm tính. Đồng thời lứa tuổi này cịn
mang các đặc điểm tâm lí hồn nhiên, ngộ nghĩnh và hiếu động các em thích vui
chơi, thích được quan sát và đặc biệt là quan sát các hình ảnh trong tranh. Mặt khác
đối với học sinh Tiểu học việc ghi nhớ thì rất nhanh nhưng để nhớ một nội dung,
một vấn đề nào đó thì lại rất khó cho nên các nhà khoa học đã nhận định rằng lứa
tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi "Chóng nhớ, mau quên". Muốn học sinh nhớ
được vấn đề nào đó thì ngồi việc thường xun phải củng cố, ơn tập về nội dung
đó thì kênh hình cũng là dụng cụ hỗ trợ cho học sinh khắc sâu được kiến thức một
cách nhanh nhất và khó quên nhất. Hơn nữa lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi


3


mang đặc điểm nhận thức, tư duy trực quan và cụ thể. Các em không những nhận
thức tốt các vấn đề mang tính cụ thể mà cịn rất có hứng thú khi khai thác, tìm hiểu
các vấn đề mang tính cụ thể, đồng thời các em cũng rất ưa thích các vấn đề trực
quan mang tính bắt mắt mà các em có thể quan sát một cách dễ dàng.
2.2. Thực trạng vấn đề:
2.2.1. Thực trạng về chương trình SGK Địa lí 4:
* Chương trình Địa lý 4 gồm tất cả 32 bài và chung Lịch sử - Địa lí 3 bài.
Trong đó gồm các bài học và 4 bài ơn tập.
Phần 1: Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và
trung du.
Phần 2: Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng.
Phần 3: Vùng biển Việt Nam.
* Hệ thống kênh hình gồm có:
- Tranh hình thành biểu tượng địa lý: Núi, đồi núi, ruộng bậc thang, phong
cảnh, đồng bằng, dân tộc, chợ phiên, lễ hội,...
- Tranh quy trình sản xuất: sản xuất chè, đồ gốm,...
- Lược đồ.
- Bản đồ.
- Bảng số liệu.
2.2.2. Thực trạng trong học sinh:
Hơn 20 năm trực tiếp giảng dạy tôi được phân công dạy hai khối lớp 4 và 5.
Năm học 2020 – 2021 tôi trực tiếp chủ nhiệm lớp 4C – Trường Tiểu học Quảng Tiến 1.
Qua thực tế giảng dạy mơn Địa lí lớp 4, tôi thấy môn học này là một môn
học khá trừu tượng. Chủ yếu học sinh chỉ học thuộc kiến thức một cách máy móc
mà khơng cần biết nội dung bài học như thế nào. Mỗi bài học Địa lí đều có cấu
trúc ba phần. Phần cung cấp kiến bằng kênh chữ, kênh hình. Phần các câu hỏi hoặc
yêu cầu hoạt động. Phần tóm tắt trọng tâm của bài được đóng khung. Khác với
sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội các lớp 1,2,3 trong sách giáo khoa Lịch sử và
Địa lí 4, kênh chữ đóng vai trị chủ yếu trong việc cung cấp kiến thức. Tuy nhiên

kênh hình vẫn đóng vai trị quan trọng. Nó khơng chỉ là sự minh họa cho kênh chữ
mà còn là nguồn cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Trong khi
đó, hầu hết học sinh khối 4 nói chung và lớp tơi đang chủ nhiệm nói riêng chưa
biết vận dụng kênh hình để nắm được kiến thức bài học. Học sinh chưa khắc sâu
được kiến thức dẫn tới chóng quên những kiến thức đã học. Vì vậy mà học sinh ít
hứng thú học tập cho khơng khí lớp học nặng nề, các em hiểu biết vào thực tế còn
hạn chế, giờ học đạt hiệu quả chưa cao.


4

Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới kết quả học tập mơn Địa lí của
học sinh chưa cao song chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
- Giáo viên chưa có biện pháp tối ưu để hướng dẫn học sinh khai thác nội
dung bài học qua kênh hình.
- Một số em cịn xem nhẹ mơn học này và chưa tích cực học tập.
- Học sinh chưa thường xuyên chuẩn bị bài trước khi học bài mới.
Để đáp ứng được mục tiêu chương trình và mục tiêu mơn học đề ra cũng là
nhằm khắc phục được tình trạng học tập của học sinh nêu trên bản thân tôi đã suy
nghĩ và tìm ra một số biện pháp thực hiện trong quá trình dạy học.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1. Giải pháp 1: Phát huy tối đa và sử dụng kênh hình đúng lúc đúng
chỗ mang lại cho học sinh hiệu quả cao nhất của bài học.
Trong quá trình dạy học và nghiên cứu mơn Địa Lí 4 tơi nhận thấy rằng sách
giáo khoa được biên soạn rất công phu, chất lượng hình ảnh phong phú và đa dạng,
màu sắc cực kì bắt mắt nên học sinh có nhiều hứng thú trong học tập và u thích
mơn học hơn.
Với quan điểm tranh ảnh và hình vẽ khơng phải là minh họa mà là nguồn
kiến thức mở để khai thác và truyền tải kiến thức bài học. Kênh hình khơng chỉ
giúp học sinh nhận thức các sự vật, hiện tượng địa lí một cách thuận lợi, sinh động

hơn mà còn là nguồn tri thức để học sinh khai thác, tìm tịi phát hiện ra những kiến
thức mới ẩn trong kênh hình. Những kiến thức này chỉ có được khi học sinh biết
kết hợp những kiến thức địa lí đã có với kĩ năng khai thác kênh hình.
Việc sử dụng kênh hình góp phần tích cực cho học sinh, trước tiên làm cho
dễ tiếp thu trong q trình nhận thức sau đó giáo dục thẩm mĩ cho các em. Một
hình vẽ đẹp, một mơ hình cân đối, gam màu hợp lí, đều tạo nên những rung cảm đa
dạng trong tâm hồn trẻ thơ. Kênh hình giúp cho nhận thức cảm tính được nhanh
chóng, đúng bản chất ở nhiều góc cạnh khác nhau. Thơng qua kênh hình và nghệ
thuật biểu diễn của giáo viên sẽ góp phần nâng cao hứng thú trong học tập, tập
trung mạnh mẽ vào bài học của học sinh.
Như vậy, kênh hình có vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của
q trình dạy dạy học. Vai trị của kênh hình thật đúng với một câu ngạn ngữ:
“Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm.”
Để khai thác tốt hình ảnh mang lại hiệu quả cao trong học tập giáo viên cần
hướng dẫn học sinh các bước khai thác hình ảnh như sau:
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh vẽ, hình ảnh để có tư duy về nội dung.
Giáo viên nêu câu hỏi và nêu vấn đề tổ chức hướng dẫn ch học sinh trả lời câu hỏi.
Bước 2: Học sinh trình bày câu trả lời để hiểu nội dung trang ảnh miêu tả.


5

Bước 3: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và hoàn thiện câu trả lời.
*Đối với ảnh chụp:
Ví dụ 1: Ảnh một phần của dãy núi Hồng Liên Sơn: Dùng để dạy học Bài
1: Dãy núi Hoàng Liên Sơn, nhằm hình thành cho học sinh rõ hơn biểu tượng về
dãy Hoàng Liên Sơn, dãy núi cao, đồ sộ, đỉnh nhọn, sườn núi dốc,…

Tuy nhiên nếu giáo viên chỉ xuất hiện tranh trên với vai trò giới thiệu dãy
núi Hoàng Liên Sơn và học sinh xem tranh, biết đến một ngọn núi cao với màu sắc

tranh đẹp thì thật sự sẽ thất bại. Sau khi xuất hiện tranh giáo viên sẽ đưa ra một hệ
thống câu hỏi :
? Đỉnh núi Phan-xi-păng có độ cao là bao nhiêu?
? Theo em, tại sao có thể nói đỉnh núi Phan-xi-păng là “nóc nhà” của Tổ
quốc ta?
? Em hãy mơ tả đỉnh núi Phan-xi-păng.
Cuối cùng học sinh phải nói được, viết được hoặc vẽ được một số kiến thức
trọng tâm của bài như sau:
Hình vẽ 1: Sơ đồ tư duy học sinh thu hoạch sau bài học “Dãy Hoàng Liên Sơn”


6

Ví dụ 2: - Đưa tranh hình 1, trang 77: Ruộng bậc thang ở Hoàng Liên Sơn.
và một số loại cây trồng trên ruộng bậc thang


7

Học sinh quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi như sau:
? Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng cây gì? Ở đâu?
- Ngồi ra họ cịn trồng lanh để dệt vải và trồng rau, cây ăn quả xứ lạnh.
? Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? (đỉnh núi, sườn núi hay thung lũng)
- Ruộng bậc thang được làm ở sườn núi.
? Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
- Vì sườn núi dốc nên phải làm ruộng bậc thang là để giữ nước, chống xói mịn.
Cuối cùng học sinh phải rút ra được kiến thức:
Hình vẽ 2: Sơ đồ tư duy học sinh thu hoạch sau bài học “Hoạt động sản xuất
của người dân ở Hoàng Liên Sơn”



8

Ví dụ 3: - Đưa tranh hình 1 và hình 2 Hồ Xuân Hương và Thác Cam Ly
trang 94 và một số tranh về Đà Lạt, học sinh phải xâu chuỗi lại các hình ảnh và nêu
lên được kiến thức của bài học:

Hình vẽ 3: Sơ đồ tư duy học sinh thu hoạch sau bài học “Thành phố Đà Lạt”


9

Đối với lược đồ
+ Lược đồ: Trong sách giáo khoa là lược đồ chi tiết giúp học sinh quan sát
tìm các biểu tượng địa lý trong phần nghiên cứu kết hợp với đọc thông tin trong
sách giáo khoa. Khi dạy tơi sử dụng lược đồ trống (ví dụ 3 lược đồ Tây Nguyên)
và thẻ về một số chi tiết riêng như tên gọi, mũi tên bằng bìa để học sinh tìm hiểu
lược đồ sách giáo khoa và gắn được vào lược đồ trống hồn chỉnh.
Việc này với mục đích xác lập mối quan hệ địa lý đơn giản giữa các yếu tố
địa hình thiên nhiên và các hoạt động sản xuất của con người đồng thời rèn luyện
được kỹ năng sử dụng bản đồ.
Ví dụ: Khi dạy bài 5 Tây Nguyên với lược đồ các cao nguyên ở Tây
Nguyên.
Cao nguyên

Độ cao trung bình

Kon Tum


500m

Đăk Lắk

400m

Lâm Viên

1500m

Di Linh

1000m

Giáo viên yêu cầu học sinh:
? Hãy sắp xếp các cao nguyên từ thấp đến cao


10

Học sinh sẽ dùng các thẻ dời có tên các cao nguyên và điền vào lược đồ trống.
Cuối cùng học sinh rút ra kiến thức bài: Vùng đất Tây Nguyên cao, rộng lớn
bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao , thấp khác nhau.

Đối với tranh quy trình: Thay tranh tôi chỉ vẽ sơ đồ dùng chữ rời và mũi tên
để diễn tả quy trình.
Ví dụ: Quy trình chế biến chè.
Hái chè

Phân loại


Vò sấy

Sản phẩm.


11

Khi thực hiện sơ đồ này, học sinh đã quan sát tranh ảnh liên hoàn ở sách giáo
khoa và đọc thông tin, các em chỉ việc sắp xếp theo những gì đã quan sát và tìm hiểu
được. Cách này giúp học sinh tự tái hiện kiến thức vừa thực hành nên nhớ lâu hơn.
Đối với bảng số liệu:
Tuỳ từng số liệu tôi sử dụng bảng ép trắng. Học sinh đọc thơng tin và đính số
lên bảng là được bảng số liệu cụ thể giúp học sinh nhận biết so sánh nhanh.
Ví dụ: Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên trang 87- 88.
Đưa bảng trống có ghi cây cơng nghiệp. u cầu học sinh đính diện tích vào hồn
thành bảng, học sinh so sánh được loại cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất.
Đối với bản đồ: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh các bước khi làm việc
với bản đồ:
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ.
Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ.
Bước 3: Tìm vị trí của đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu.
Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản
của đối tượng.
Bước 5: Xác lập mối liên hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành
phần như địa hình, khí hậu và sơng ngịi; thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con
người trên cơ sở học sinh biết kết hợp những kiến thức bản đồ và kiến thức địa lí
để so sánh, phân tích.
Ví dụ: Bài 5: Tây Nguyên
- Những kiến thức trong bài học sinh cần khai thác qua bản đồ:

+ Nhận biết vị trí của Tây Nguyên.
+ Nêu tên các cao nguyên ở Tây Nguyên.
- Hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh làm việc với bản đồ:
(Học sinh Quan sát lược đồ Tây Nguyên- trang 82)
Câu 1: Khoanh vào ý mà em cho là đúng:
Tây Nguyên nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn?
A. Phía Bắc

B. Phía Đơng

C. Phía Nam

D. Phía Tây

Câu 2: Hãy đọc tên các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam.
2.3.2. Giải pháp 2: Lựa chọn hình thức tổ chức thực hiện việc sử dụng
kênh hình trong quá trình dạy học
* Xác định cách thức tổ chức thực hiện dạy học:


12

+ Ở môn Địa lý 4 cũng như một số môn học khác, muốn xác định được cách
tổ chức dạy học phù hợp thì giáo viên phải nắm được mục tiêu, kiến thức từng bài.
Sau đó giáo viên dạy học sinh theo quy trình sau:
Giáo viên đặt ra vấn đề cần giải quyết trong bài thơng qua các tình huống có
vấn đề hoặc tìm hiểu kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến nội dung bài.
Giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác các kiến thức trong sách giáo khoa,
tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, …Qua đó các em được biết sự kiện, hiện tượng địa lí diễn
ra như thế nào.

Trên cơ sở các hình ảnh địa lí đã được hình thành, giáo viên đặt ra các câu
hỏi, đưa ra các bài tập … và vận dụng các hình thức tổ chức dạy học (cá nhân,
nhóm, cả lớp) giúp học sinh bước đầu biết so sánh các điểm giống và khác nhau,
phân tích các đặc điểm , tổng hợp những nét chung của các hiện tượng Địa lí.
Từ những hiểu biết trên, giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày dưới các
hình thức khác nhau (nói, viết, vẽ,…)về một hiện tượng Địa lí sinh động và chính
xác; đồng thời các em cũng biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống
trong việc bảo vệ thiên nhiên, mơi trường và di sản văn hóa.
+ Một số hình thức thường được tổ chức trong khi dạy học là:
* Học cá nhân: Đối với bài có những thơng tin có sẵn ở Sách giáo khoa
(SGK), các dữ kiện có sẵn để học sinh rút ra kết luận chủ yếu, có sự giúp đỡ, hỗ trợ
bổ sung của lớp, của giáo viên.
* Làm việc cả lớp: Với những bài sử dụng bản đồ, lược đồ phóng to hoặc
sau khi học sinh tìm hiểu cá nhân, nhóm thì giáo viên cho học sinh làm việc cả lớp
để trình bày ý kiến của mình.
Ví dụ: Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ (Trang 98 SGK):
Để tìm hiểu về vị trí của đồng bằng Bắc Bộ, tơi cho học sinh hoạt động
dưới hình thức làm việc cả lớp:
+ Giáo viên chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt
Nam và yêu cầu học sinh dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ
SGK.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên
bản đồ.
+ Giáo viên chỉ bản đồ và nói cho học sinh biết đồng bàng Bắc Bộ có dạng
hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
* Thảo luận nhóm: Đối với những yêu cầu kiến thức cao hơn, có tính trừu
tượng hơn. Thường u cầu tri thức này cần có được địi hỏi các em phải động não,
dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Thời gian đòi hỏi phải dài hơn học cá nhân và phù
hợp với từng đối tượng học sinh. Ngoài ra giáo viên phải phân nhóm theo đối



13

tượng (Giỏi - khá - trung bình - yếu) mà giáo viên giao việc, để học sinh có thể tìm
hiểu theo trình độ kiến thức của mình. Tránh tình trạng nhàm chán vì kiến thức quá
cao so với trình độ hiện có.
* Thảo luận theo cặp: Cũng là hình thức học nhóm nhưng có tính chất trao
đổi thơng tin nhiều hơn. Thời gian làm việc nhiều hơn thời gian tìm hiểu bài cá nhân.
Ví dụ: Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
(SGK trang 87- 88- 89)
Với bài này, theo tôi nên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm để tìm
hiểu các loại cây trồng ở Tây Nguyên.
Hoạt động: Tìm hiểu các loại cây trồng ở Tây Nguyên (Thảo luận theo
nhóm)
Bước 1:
- Dựa vào kênh chữ và kênh hình trong SGK ở mục 1, học sinh thảo luận
trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên? (quan sát lược đồ hình 1)
Chúng thuộc loại cây gì? ( Cây cơng nghiệp hay cây lương thực hoặc rau màu).
+ Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây? (Quan sát bảng
số liệu).
+ Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
( Đọc mục 1 trong SGK)
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Giáo viên dẫn dắt, giúp các nhóm hồn thiện phần trình bày của mình.
- Giáo viên giải thích thêm cho biết về sự hình thành “ Đất đỏ ba dan ”
* Tổ chức trò chơi: Trò chơi là hoạt động tạo hứng thú cho học sinh trong
học tập. Nó giúp các em khắc sâu được kiến thức đã học.
Hoạt động này tôi thường tổ chức cho học sinh chơi vào phần củng cố bài,
hoặc những bài ơn tập.

Ví dụ: Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ (trang 98 SGK)
- Nội dung trò chơi: Nối các mũi tên vào sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa khí
hậu, sơng ngịi và hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
- Hình thức chơi: Chia lớp thành 3 đội. Đại diện mỗi nhóm gắn mũi tên bằng
bìa vào chỗ thích hợp trên bảng nhóm có nội dung như sau:
→ Nước sơng dâng lên nhanh 
→ gây lũ lụt 
→ đắp
Ví dụ: Mùa hạ 
đê ngăn lũ.

- GV nêu luật chơi – thời gian chơi


14

- GV tổ chức chơi.
- GV đánh giá.
2.3.3. Giải pháp 3: Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua tranh
ảnh tự sưu tầm.
Trong quá trình giảng dạy mỗi giáo viên có thể tạo ra hứng thú học tập cho
học sinh bằng nhiều cách khác nhau:
Tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh, giúp học sinh có niềm đam mê với
môn học.
- Tạo hứng thú cho học sinh trong từng khâu lên lớp.
- Mở bài hấp dẫn bằng nhiều cách khác nhau, khơi gợi sự tò mò, ham học
hỏi của học sinh.
- Trong từng nội dung của bài học: sử dụng nhiều phương pháp sinh động,
phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh, hướng đến dạy học cá thể, sử dụng
kiến thức liên môn trong giảng dạy giúp học sinh vận dụng kiến thức để giải thích

được các vấn đề thực tế, qua đó rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh; ứng dụng
Công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng, tổ chức các trị chơi,…làm cho tiết học
trở nên sơi nổi, học sinh cảm thấy hứng thú hơn.
- Tổ chức cho học sinh đi tham quan ngoại khóa, tổ chức Câu lạc bộ Địa lí tạo
sân chơi lành mạnh cho các em, cung cấp cho các em thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Song đối với lớp tôi việc giáo viên yêu cầu học sinh trực tiếp bắt tay vào sưu tầm
tranh, ảnh, các tư liệu có liên quan đến bài học là vơ cùng cần thiết.
Thông qua tư liệu, tranh ảnh tự sưu tầm mà học sinh hứng thú học tập, tích
cực tìm tòi kiến thức trong bài học và các em khắc sâu được kiến thức. Đồng thời
qua đó giáo dục cho các em niềm tự hào về quê hương đất nước, ý thức tôn trọng,
bảo vệ các thành quả lao động của con người, truyền thống văn hóa của dân tộc và
biết chia sẻ với người dân những khó khăn do thiên tai gây ra.
Để bài dạy đạt hiệu quả, cuối bài học, tơi thường dặn dị học sinh về nhà học
bài cũ và chuẩn bị cho bài mới. Với những bài cần có thêm những tư liệu, tranh ảnh
tơi khích lệ học sinh sưu tầm theo tổ nhóm (hoặc cá nhân )phục vụ cho bài học.
Ví dụ: Dạy bài 15: Thủ đô Hà Nội (Trang 109-SGK).
- Để chuẩn bị cho bài dạy này, tôi cho học sinh sưu tầm một số tranh ảnh
như: Hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ, khu phố mới, hội trường Ba Đình, chợ Đồng
Xuân, ảnh các trường đại học, viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam, các nhà máy lớn ở
Hà Nội v.v.
- Hoạt động tìm hiểu về những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố cổ đang ngày càng phát triển:


15

Học sinh làm việc theo nhóm: Các nhóm dựa vào tranh ảnh về Hồ Hoàn
Kiếm, khu phố cổ, khu phố mới và vốn hiểu biết của mình thảo luận, tìm hiểu kiến
thức theo gợi ý:
Thủ đơ Hà Nội cịn có tên gọi nào khác ?

Khu phố cổ có đặc điểm gì (nhà cửa , đường phố …)?
Khu phố mới có đặc điểm gì ?
Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội.
+ Hà Nội - trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước:
Học sinh làm việc theo nhóm: Các nhóm dựa vào tranh ảnh về hội trường Ba
Đình, chợ Đồng Xuân, ảnh các trường đại học, viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam,
viện nghiên cứu, các nhà máy lớn ở Hà Nội v.v. và vốn hiểu biết của mình thảo
luận theo gợi ý:
Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
+ Trung tâm chính trị (nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của
đất nước)- Học sinh quan sát tranh ảnh về hội trường Ba Đình.
+ Trung tâm văn hóa, khoa học: Học sinh quan sát tranh, ảnh các trường đại
học, viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện nghiên cứu.
+ Trung tâm kinh tế lớn của cả nước: Học sinh quan sát tranh, ảnh về các
nhà máy lớn ở Hà Nội.
Từ việc dựa vào SGK, tranh, ảnh mà các em nêu được những đặc điểm tiêu
biểu của thành phố Hà Nội. Thơng qua đó giáo dục cho các em niềm tự hào về quê
hương đất nước, ý thức tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua một thời gian thực hiện bản thân tôi đã biết khai thác phát huy tối đa và
sử dụng kênh hình đúng lúc đúng chỗ mang lại cho học sinh hiệu quả cao nhất của
bài học, thực hiện rất tốt về việc lập kế hoạch và thực hiện giảng dạy. Cung cấp
biểu tượng địa lý, xây dựmg mối quan hệ địa lý đơn giản, minh hoạ tốt cho kênh
chữ, so sánh được chính xác qua bảng số liệu. Cả thầy và trò đạt được mục tiêu bài
học đã đề ra.
+ Rèn cho học sinh khai thác thơng tin trong kênh hình ở SGK.
+ Rèn cho học sinh biết sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa và tự sưu tầm.
+ Kích thích tính năng động, sáng tạo cho học sinh.
+ Các em có ý thức tự học và biết cách học mơn Địa lí. Từ đó biết cách vận
dụng vào các môn học khác.



16

+ Kết quả học tập môn Địa lý của học sinh lớp 4C được nâng lên rõ rệt, thể
hiện cụ thể qua từng học kì. Trong kì thi kiểm tra cuối kỳ I, qua chấm bài, tôi đã
thống kê chất lượng như sau:
Kết quả trước khi áp dụng sáng kiến:
Sĩ số
26

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

TL

SL

TL

SL

TL

8


30,7 %

14

54%

4

15,3 %

Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến:
Sĩ số
26

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

TL

SL

TL

SL


TL

14

53,8 %

12

46,2%

0

0%

3. Kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận:
Sau một năm thực hiện sáng kiến “Một số kinh nghiệm sử dụng kênh hình
giúp nâng cao chất lượng trong dạy học mơn địa lí 4” tơi đã thực hiện và rút ra
được những kinh nghiệm sau:
1. Muốn chuyển tải nội dung môn học đến cho học sinh một cách hiệu quả
nhất thì người giáo viên ngồi kiến thức mơn học vững vàng, thường xuyên học
tập để trau dồi nâng cao trình độ nghiệp vụ thì người giáo viên phải thật sự yêu
nghề, hiểu rõ đặc điểm học sinh của lớp mình, tin tưởng vào khả năng học tập của
từng em và tôn trọng ý kiến của các em.
2. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, lập kế hoạch dạy học, biết tổ
chức hoạt động học tập cho học sinh một cách linh hoạt và sáng tạo, nắm và tìm
hiểu kiến thức trong kênh hình để thực hiện giảng dạy khỏi lúng túng khi sử dụng
trên lớp.
3. Thành thạo tin học và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Biết

sưu tầm các nguồn tư liệu trên các trang Web điện tử để tiết học thêm phong phú
và sinh động. Sử dụng bản đồ, lược đồ trống giảm bớt thời gian vẽ, tăng tính hiệu
quả kinh tế vì sử dụng đựơc nhiều lần trên một lược đồ.
4. Biết khơi gợi sự hứng thú say mê học tập trong học sinh, giúp các em
hăng say sưu tầm tranh ảnh , tư liệu, bản đồ, bảng số liệu,…phục vụ cho bài học,
môn học đạt yêu cầu. Thúc đẩy quá trình hợp tác, phối hợp của học sinh giúp nâng
dần chất lượng thực chất mơn học. Từ đó, tạo cho học sinh có khả năng học tốt
mơn Địa lí.


17

5. Công bằng đối với tất cả các học sinh, kiên nhẫn, biết lắng nghe và biết
cách gợi mở vốn tri thức sẵn có ở mỗi em, xử lí kịp thời các tình huống sư phạm,
thơng tin phản hồi từ phía học sinh
6. Đánh giá hợp lí, kịp thời và khoa học kết quả học tập của học sinh và cuối
cùng mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng học sinh noi theo.
Trên đây là một vài kinh nghiệm tôi đã nghiên cứu thực hiện giảng dạy môn
Địa lí 4 đạt hiệu quả nhất.
2. Kiến nghị:
Để sáng kiến “Một số kinh nghiệm sử dụng kênh hình giúp nâng cao chất
lượng trong dạy học mơn địa lí 4” tơi xin đề nghị:
Đối với giáo viên trong quá trình dạy học cần kết hợp linh hoạt và nhuần
nhuyễn nhiều phương pháp dạy học trong khi lên lớp.
Ngay từ những lớp nhỏ hình thành cho học sinh ngay từ đầu những kĩ năng
cần thiết để đọc, hiểu, sử dụng được thông tin kênh hình. Bản thân người thầy phải
cập nhật thơng tin trên mọi lĩnh vực môn địa lý.
Trên đây là đề xuất sáng kiến của tôi. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến
của các đồng nghiệp, của Ban Giám hiệu nhà trường và của cấp trên.
Xin chân thành cảm ơn!


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Thi

Sầm Sơn, ngày 24 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.
Người viết:

Nguyễn Thị Hạnh


18

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học các môn học lớp 4 tập 2:
2. Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 4.
3. Sách giáo viên Lịch sử và Địa lý lớp 4.
4. Chuẩn kiến thức và kỹ năng lớp 4.
5. Tài liệu tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học



×