Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Chuyen de Am nhac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.88 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD& ĐT BẢO LẠC


TRƯỜNG PTDTBT- THCS HUY GIÁP


<b>CHUY£N §Ị</b>


Làm thế nào để học sinh có thể HọC tốt phân mơn


HọC HáT trong chơng trình Âm nhạc THCS



<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ:</b>


Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, gồm giọng hát và âm thanh của các loại nhạc
cụ. Giáo dục và giảng dạy Âm nhạc cho học sinh phổ thông không nhằm đào tạo các
em trở thành những người làm nghề Âm nhạc mà thông qua môn học này để tác động
vào đời sống tinh thần của các em, nhằm góp phần cùng các môn học khác thực hiện
mục tiêu của nhà trường, mục tiêu cấp học.


<b>II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:</b>


Để hướng tới và đạt được mục đích cuối cùng của mục tiêu và nhiệm vụ của môn
Âm nhạc ở trường THCS là tạo nên một" Trình độ văn hố Âm nhạc nhất định" bao
gồm sự hiểu biết, năng lực thực hành tối thiểu và năng lực cảm thụ Âm nhạc của học
sinh. Do đó, địi hỏi người giáo viên trực tiếp đứng lớp phải có sự đầu tư về thời gian
thích đáng để tìm tịi, nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp tối ưu trong quá trình tổ
chức hoạt động học tập cho các em.


Là một giáo viên giảng dạy bộ mơn Âm nhạc, để giờ" Học hát" có hiệu quả như
mong muốn, tôi đã lựa chọn một số phương pháp phù hợp với phân môn, phù hợp với
khả năng của bản thân và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Sau nữa là sự phối
hợp một cách hợp lí các phương pháp đó trong từng tiết dạy, để phù hợp với trình độ
tiếp thu của từng đối tượng học sinh.



<b>III. GIẢI PHÁP GIẢNG DẠY PHÂN MÔN HỌC HÁT:</b>


Học hát chính là sự kết hợp của nhiều yếu tố, để học sinh có thể học tốt phân mơn
học hát trong chương trình Âm nhạc THCS, trước hết người giáo viên cần nắm vững
những hiểu biết nhất định, tiếp đến là ln tìm tịi những phương pháp đổi mới, cuối
cùng là vận dụng các phương pháp vào giảng dạy phù hợp với học sinh.


Các bước dạy phân môn học hát gồm:
- Giới thiệu bài.


- Hát mẫu.
- Tìm hiểu bài.
- Luyện thanh.
- Dạy từng câu.
- Hát cả bài.


- Củng cố, kiểm tra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b> </b>Để học sinh có thể học tốt nhất giáo viên cần tạo hứng thú cho học sinh ngay từ
đầu tiết học, giáo viên cần lựa chọn nhiều phương pháp khi áp dụng vào từng dạng bài
và tuỳ vào từng đối tượng học sinh. Nhưng phương pháp hiệu quả nhất phải kể đến đó
là phương pháp trực quan. Phương pháp này sẽ tạo cho học sinh sự chú ý, tò mò,
hứng thú khi vào học hát.


VD: Khi giới thiệu một bài hát mới giáo viên có thể treo những bức tranh về nội
dung của bài hát hay treo một tấm bản đồ về một vùng đối với những bài dân ca.


<b>2. Hát mẫu:</b>



<b> </b>Giáo viên mở đĩa nhạc hoặc trình bày một cách chính xác bài hát để học sinh có
thể cảm nhận một cách khái quát về bài hát. Khi hát mẫu xong giáo viên nên đặt vài
câu hỏi để tạo cho học sinh có tích cực, chủ động trong học tập.


VD: Em có cảm nhận gì về bài hát này ?


Khi đặt câu hỏi, giáo viên không nên đặt câu hỏi quá dễ cho học sinh, như vậy học
sinh sẽ không chủ động và sẽ kém phát triển. Nếu học sinh khơng trả lời được thì giáo
viên có thể gợi ý.


VD: Em có cảm nhận gì về bài hát này ? Về sắc thái , về tiết tấu ?


<b>3. Tìm hiểu bài:</b>


<b> </b>Tìm hiểu bài khơng chỉ đơn thuần là tìm hiểu sơ qua về tác giả, tác phẩm mà tìm
hiểu bài là tìm hiểu sâu về nội dung bài học, ở đây là tìm hiểu về bản nhạc nói cách
khác là tìm hiểu về các kí hiệu Âm nhạc. Đây chính là phần quan trọng để học sinh có
thể hát đúng sắc thái bài hát. Qua đó tìm hiểu bài cịn giúp học sinh ôn lại các kiến
thức đã học và cịn giúp các em có thể học tốt hơn trong phân môn Tập đọc nhạc.


<b>4. Luyện thanh:</b>


Luyện thanh ở đầu tiết học có tác dụng khởi động, làm mềm mại cơ quan cảm âm
và phát âm của học sinh. Nhưng chúng ta không nên quan niệm rằng luyện thanh càng
khó thì càng hát tốt hơn. Vì đặc điểm cơ thể học sinh THCS cơ quan phát âm cịn non
nớt, nếu luyện thanh q khó, q cao sẽ dẫn đến vỡ giọng, hỏng giọng. Nên giáo
viên chỉ cần luyện thanh ở chuỗi âm ngắn, đơn giản.


<b>5. Hát từng câu:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>6. Hát cả bài:</b>


Sau khi học sinh đã hát được cơ bản giáo viên cho học sinh hát đầy đủ cả bài. Giáo
viên chỉ nên cho học sinh hát không có nhạc hoặc hát cùng với tiếng đàn đã thu sẵn
chứ không nên đệm đàn cho học sinh hát. Như vậy giáo viên có thể nghe một cách tốt
nhất để phát hiện và sửa những chỗ sai hoặc những học sinh hát chưa đúng. Tiếp theo
giáo viên cho học sinh hát kết hợp với gõ đệm có như vậy học sinh sẽ phát triển hơn
cũng như hát đúng trường độ trong các câu ngân dài.


<b>7. Củng cố, kiểm tra:</b>


Có nhiều cách để giáo viên củng cố lại bài học, giáo viên có thể chia lớp thành hai
tổ: Tổ 1 hát, tổ 2 gõ đệm và ngược lại. Phương pháp này giúp học sinh nhạy cảm hơn
trong Âm nhạc cũng như thích thú hơn trước khi kết thúc bài học.


<b>IV. Kết luận:</b>


Qua thực tế giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở, cùng với
những kiến thức đã học tơi đã cố gắng tìm tịi, áp dụng và đã rút được một số kinh
nghiệm cho bản thân. Vậy để học sinh có thể học tốt phân mơn học hát trong chương
trình Âm nhạc Trung học cơ sở địi hỏi người giáo viên khơng chỉ ln nâng cao vốn
Âm nhạc của mình mà người giáo viên phải ln tìm tịi, học hỏi trong giảng dạy đưa
tới một phương pháp đó là " Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực". Tơi
tin rằng đó khơng chỉ là phương pháp của tôi, phương pháp giảng dạy trong mơn Âm
nhạc mà là đó chính là phương pháp đổi mới trong nhà trường Trung học cơ sở.


Trên đây chỉ là cách nhìn nhận chủ quan của tôi trên đối tượng học sinh nhất định,
chắc chắn cịn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong đồng nghiệp góp ý để cho tơi có
thể hoàn thiện hơn.



<i> Huy Giáp, ngày 12 tháng 03 năm 2012</i>
<b>Người viết chuyên đề</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×