Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Su dung phuong phap day hoc giai quyet van de sinh12 Nang cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.43 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Mục lục</b>



<b>Trang</b>



<b>Phần I: MỞ ĐẦU</b>



I. ĐẶT VẤN ĐỀ . . . 2
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI . . . 3


<b>Phần II: NỘI DUNG</b>



A. CƠ SỞ LÍ LUẬN . . . 4
B. THỰC TIỄN GIẢNG DẠY . . . 6


<b>Phần III: KẾT LUẬN</b>

<b>VÀ ĐỀ XUẤT</b>

. . . 14


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>I.</b> <b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, khối lượng kiến thức ngày càng nhiều, sự phát
triển không ngừng của thời đại, xã hội và sự thay đổi về tâm sinh lí của học sinh. Vì vậy
giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với thời đại mới, phù hợp với đối
tượng mới(chủ thể mới). Đó là các phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung
tâm nhằm phát huy tính sáng tạo của người học. Như vậy chúng ta đã thay đổi mục tiêu từ
việc học sinh phải ghi nhớ, tiếp nhận thụ động bài học bằng khả năng tìm kiếm, xử lí và
phát hiện thơng tin của học sinh. Bởi lẽ chúng ta đã bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên
của công nghệ sinh học và công nghệ thông tin.


Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở nước ta còn chậm, Nghị
quyết Trung ương 2 khoá VIII đã nhận định “ phương pháp giáo dục và đào tạo ở nước ta
chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học”. Chính điều này


đã làm hạn chế chất lượng dạy và học ở trường phổ thông hiện nay.


Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục của chúng ta từng bước được đổi
mới. Đảng ta xác định: Giáo dục- đào tạo là “Quốc sách hàng đầu”, “là động lực đưa đất
nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến trên thế giới”. Công cuộc
đổi mới đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đang đặt ra những địi hỏi
bức xúc. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học là xu hướng tất yếu của lý luận dạy học và
là yêu cầu cấp bách của thực tiễn giáo dục phổ thơng hiện nay. Có nhiều phương pháp dạy
học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm để nâng cao chất lượng dạy học nhưng đề tài chỉ
đề cập đến phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và áp dụng trong chương “Tính quy
luật của hiện tượng di truyền” sinh học 12 Nâng cao. Đây là chương có nội dung kiến
thức khó, trừu tượng, vận dụng tốn học, giáo viên đảm bảo cho học sinh biết được một
cách sáng tạo các phương pháp nghiên cứu của khoa học hiện đại ở trình độ vừa sức và
cần thiết, học sinh phải hiểu bản chất của các hiện tượng di truyền, các quy luật di truyền
từ đó vận dụng để làm bài tập. Vì vậy tơi chọn đề tài:


<b>“SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỂ DẠY</b>
<b>CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN SINH HỌC 12 NÂNG CAO”</b>


<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>1.</b> <b>ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI </b>


Đối tượng của đề tài là sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn để giảng dạy
các quy luật di truyền liên kết hồn tồn, liên kết khơng hồn tồn, di truyền theo dịng mẹ
ở mơn sinh học lớp 12 Nâng cao.


<b>2.</b> <b>MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI</b>


Nâng cao chất lượng giảng dạy, phát huy tính tích cực của học sinh, tạo hứng thú


cho học sinh trong tiết học bằng cách đưa ra các vấn đề.


<b>3.</b> <b>PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>


Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: thu thập các tài liệu liên quan tới phương pháp
dạy học giải quyết vấn đề, logic học, …v…v…


Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tiến hành hành dạy và đánh giá chất lượng
giảng dạy ở từng lớp.


Sử dụng tốn học thống kê: phân tích và đánh giá kết quả thu được.


<b>PHẦN II: NỘI DUNG</b>



<b>A.</b> <b>CƠ SỞ LÍ LUẬN</b>


<b>I.</b> <b>ĐẶC ĐIỂM DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

phát huy tư duy độc lập sáng tạo của người học. Dạy học giải quyết vấn đề là một trong
các phương pháp dạy học tích cực với quan điểm lấy học sinh là trung tâm quá trình dạy
học. Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nghĩa là thầy, cô giáo tổ chức hoạt
động nhận thức cho học sinh theo con đường tạo các tình huống có vấn đề, các mâu thuẫn
giữa các đã biết và cái chưa biết và sau đó giải quyết vấn đề đặt ra. Thực chất của phương
pháp là tổ chức hoạt động tìm tịi sáng tạo của học sinh nhằm giải quyết những vấn đề
mới đối với họ.


<b>1. Tình huống có vấn đề trong q trình dạy học </b>


Dạy học giải quyết vấn đề là việc giáo viên đặt câu hỏi hoặc nêu vấn đề và bài tốn
có vấn đề, cịn học sinh thì tự lực suy nghĩ, thảo luận, giải đáp dưới sự định hướng của


giáo viên. Quá trình suy nghĩ, thảo luận, giải đáp là điều kiện tốt để kích thích tính năng
động sáng tạo, sự độc lập suy nghĩ của học sinh.


Theo M.I Macmutơp tình huống có vấn đề là sự trở ngại về trí tuệ của con người,
xuất hiện khi người đó chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện của quá trình thực tại.
Như vậy, vấn đề là một câu hỏi của chủ thể nhận thức nảy sinh trong tình huống vốn hiểu
biết của bản thân chưa đủ để giải thích, nhận thức các hiện tượng, sự vật khách quan.


Học sinh trong quá trình nhận thức vốn tri thức chung cuả nhân loại, đã vấp phải
tình huống giữa vốn hiểu biết của bản thân với nội dung một khái niệm, qui luật mới nào
đó thì sẽ xuất hiện vấn đề đó là vấn đề học tập.


Vấn đề là một câu hỏi nảy sinh được đặt ra cho chủ thể, mà chủ thể chưa biết lời
giải từ trước và phải tìm tịi sáng tạo lời giải, nhưng chủ thể đã có sẵn một số phương tiện
ban đầu để sử dụng thích hợp vào việc tìm tịi đó. Vấn đề có tính chủ quan của chủ thể
nhận thức, bao hàm nhu cầu hiểu biết đối tượng mới vượt qua khỏi giới hạn vốn tri thức
đã có ở bản thân(mâu thuẫn chủ quan). Như vậy, trong cùng một tình huống thì có thể nảy
sinh vấn đề ở chủ thể nhận thức này mà khơng có vấn đề ở chủ thể khác. Trong quá trình
dạy học, giáo viên tạo tình huống phải phù hợp với khả năng cuả học sinh, có tỷ lệ hợp lý
giữa cái đã biết và cái chưa biết. Vấn đề học tập phải vừa sức cuả học sinh để các em có
khả năng giải quyết vấn đề đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Bài tốn có vấn đề là bài tốn xuất hiện dưới hình thức có tính chất nghiên cứu
một vấn đề với những điều kiện hay thông số cho trước, trong chương “Tính quy luật của
hiện tượng di truyền” sinh học 12 Nâng cao thì các bài tốn có vấn đề là các thí nghiệm
của các nhà khoa học, giải quyết được các vấn đề mới trong các thí nghiệm đó thì học
sinh hiểu được nội dung của bài học.


<b>2. Đặc trưng của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề</b>



Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp phức hợp, có 3 đặc
trưng cơ bản:


- Thứ nhất, phương pháp này bao gồm (một hoặc một chuỗi) vấn đề nhận thức chứa đựng
mâu thuẫn giữa cái cho và cái tìm, được cấu trúc một cách sư phạm làm cho mâu thuẫn
mang tính chất Ơrixtic, chứ khơng phải là tái hiện, đó là bài tốn nêu vấn đề Ơrixtic, hạt
nhân của phương pháp dạy học này.


- Thứ hai, chính mâu thuẫn Ơrixtic của bài tốn hoặc của vấn đề đã được học sinh tự giác
chấp nhận như một yêu cầu bên trong, bức thiết, phải giải quyết bằng được, lúc đó học
sinh được đặt trong tình huống có vấn đề.


- Thứ ba, trong và bằng cách tổ chức giải bài toán Ơrixtic, giải quyết vấn đề, học sinh
chiếm lĩnh được cả kiến thức, cách thức giải và cả niềm vui sướng của nhận thức.


<b>II.</b> <b>CÁC BƯỚC CỦA DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>


Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
thường như sau:


<b>1. Tạo tình huống có vấn đề </b>


Giáo viên trình bày các thí nghiệm, đặt các câu hỏi làm xuất hiện mâu thuẫn trong
học sinh giữa các kiến thức đã biết và kiến thức chưa biết.


<b>2.Giải quyết vấn đề</b>


Nhiệm vụ của bước này là tìm các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề. Để
tìm các phương án, đặt các giả thuyết giải quyết vấn đề, cần so sánh, liên hệ với những
cách giải quyết các vấn đề tương tự đã biết cũng như tìm các phương án giải quyết mới.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Trong dạy học giải quyết vấn đề học sinh có thể đưa ra các giả thuyết khác nhau về
cùng một vấn đề, giáo viên cần lựa chọn và tập trung sự trao đổi thảo luận của học sinh
vào một vài giả thuyết điển hình.


Trong bước này cần quyết định phương án giải quyết vấn đề, tức là cần giải quyết
vấn đề. Các phương án giải quyết đã được tìm ra cần được phân tích, so sánh và đánh giá
xem có thực hiện được việc giải quyết vấn đề hay khơng. Nếu có nhiều phương án có thể
giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu việc kiểm tra các phương án
đã đề xuất đưa đến kết quả là khơng giải quyết được vấn đề thì cần trở lại giai đoạn tìm
kiếm phương án giải quyết mới. Khi đã quyết định được phương án thích hợp, giải quyết
được vấn đề tức là đã kết thúc việc giải quyết vấn đề.


<b>3.Kết luận vấn đề</b>


Đưa ra kết luận sau khi vấn đề được giải quyết, đó cũng là nội dung mới của bài.


<b>B.</b> <b>THỰC TIỄN GIẢNG DẠY</b>


Trong q trình giảng dạy mơn sinh học 12 Nâng cao, tôi đã tiến hành giảng dạy
quy luật di truyền liên kết hồn tồn, di truyền liên kết khơng hồn tồn, di truyền theo
dịng mẹ bằng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.


Ở phần này, tôi chỉ trình bày phần nội dung có thể sử dụng phương pháp dạy học
giải quyết vấn đề, các nội dung cịn lại của tiết học có thể sử dụng phương pháp phù hợp
khác để dạy(không sử dụng được phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nên không trình
bày trong đề tài)


<b>Vận dụng: TIẾT 14: DI TRUYỀN LIÊN KẾT</b>



Các bước dạy quy luật di truyền liên kết hoàn toàn


<b>Chia bảng kiểm tra bài cũ bằng bài tập như sau(ghi một bên góc bảng):</b>


Ở đậu Hà Lan các tính trạng hạt vàng(A), vỏ trơn(B) trội hồn tồn so với các tính trạng
hạt xanh(a), vỏ nhăn(b); các cặp alen này di truyền độc lập. Lai cây mẹ hạt vàng, vỏ trơn
thuần chủng với cây bố hạt xanh, vỏ nhăn thu được F1 toàn cây hạt vàng, vỏ trơn. Đem các


cây F1 lai phân tích thì Fa thu được bốn loại kiểu hình với tỉ lệ: 1 hạt vàng, vỏ trơn : 1 hạt


vàng, vỏ nhăn : 1 hạt xanh, vỏ trơn : 1 hạt xanh, vỏ nhăn. Viết sơ đồ lai từ P → Fa?


<b>Học sinh: </b>


Ptc ♀ AABB x


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

G P AB
ab


F1 AaBb


F1 lai phân tích AaBb x


aabb


G AB , aB , Ab , ab
ab


Fa 1 AaBb : 1 aaBb : 1 Aabb : 1 aabb



Sau khi sửa bài cho học sinh(khơng xóa bảng), tơi tiến hành các bước dạy quy luật
di truyền liên kết hoàn tồn:


<b>Tóm tắt thí nghiệm của Moocgan:</b>


Ptc ruồi giấm thân xám, cánh dài x ruồi giấm thân đen, cánh cụt


F1: 100% thân xám, cánh dài


đực F1 thân xám, cánh dài x cái thân đen, cánh cụt (lai phân tích)


Fa : 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt


<b>Giáo viên mở đầu bằng các câu hỏi </b>


<b>Giáo viên: </b> Ptc, F1 thu được đồng loạt ruồi giấm thân xám, cánh dài. Điều này cho phép ta


kết luận gì?


<b>Học sinh: </b>Tính trạng thân xám trội hơn thân đen, cánh dài trội hơn cánh cụt


<b>Giáo viên: </b>Đây là phép lai mấy cặp tính trạng? Đó là tính trạng nào?


<b>Học sinh: </b>Hai cặp tính trạng: tính trạng màu sắc thân và tính trạng độ dài cánh


<b>Giáo viên: </b>(Chỉ lên bảng cho so sánh kết quả của hai bài tập)Kết quả thí nghiệm thu
được ở Fa có gì khác so với thí nghiệm của Menđen khi lai phân tích hai cặp tính
trạng(bài tập kiểm tra bài cũ)?


<b>Học sinh: </b>Menđen thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ : 1 : 1 : 1 : 1; phép lai của Moocgan


thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ: 1 : 1.


<b>Giáo viên:</b> (Chỉ lên bảng cho so sánh hai bài tập)Kiểu gen ở F1 trong hai thí nghiệm?


<b>Học sinh: </b>Bố mẹ thuần chủng nên F1 dị hợp hai cặp gen


<b>Giáo viên:</b> Vì sao F1 đều dị hợp hai cặp gen mà trong thí nghiệm của Moocgan chỉ tạo ra


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Đây là câu hỏi có vấn đề.</b> Đến đây trong học sinh sẽ xuất hiện sự mâu thuẫn giữa cái đã
biết là dị hợp về 2 cặp gen thì cho 4 loại giao tử nhưng vì sao trong thí nghiệm này cho 2
loại giao tử. Các em sẽ đặt các giả thuyết, tìm các phương án trả lời khác nhau. Giáo viên
sau khi để các em thảo luận, có thể dùng các câu hỏi để gợi mở vấn đề.


<b>Giáo viên:</b> Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình thu được ở Fa trong thí nghiệm của Mooagan
giống với phép lai mấy cặp tính trạng?


<b>Học sinh: </b>Phép lai một cặp tính trạng


<b>Giáo viên:</b> Ruồi giấm cái trong phép lai phân tích cho mấy loại giao tử?


<b>Học sinh: </b>Một loại giao tử


<b>Giáo viên:</b> Fa thu được 2 tổ hợp thì ruồi đực F1 cho mấy loại giao tử?


<b>Học sinh: </b>Hai loại giao tử


<b>Giáo viên: </b>Vậy giải thích như thế nào dị hợp 2 cặp gen cho 2 loại giao tử? Các em có
những phương án giải thích nào?


<b>Học sinh: </b>Giả thiết rằng 2 cặp gen qui định 2 tính trạng màu sắc thân và tính trạng độ dài


cánh nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể


<b>Giáo viên: </b>Điều này có thể xảy ra hay khơng? Lấy ví dụ minh họa?


<b>Học sinh: </b>Có thể, vì ở người bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 46 mà có tới 25000 gen;
như vậy trên một nhiễm sắc thể chứa rất nhiều gen<i>(Học sinh đã học ở bài Điều hòa hoạt </i>
<i>động của gen) </i>


<b>Giáo viên: </b>Các cặp gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thì khi giảm phân chúng phân
li như thế nào?


<b>Học sinh: </b>Phân li cùng nhau trong quá trình giảm phân


<b>Giáo viên: </b>Dị hợp 2 cặp gen nhưng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể<b>, </b>trong quá trình
giảm phân chúng phân li cùng nhau do đó tạo 2 loại giao tử. Hướng dẫn học sinh cách viết
kiểu gen khi các gen cùngnằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể. Viết sơ đồ lai?


<b>Học sinh: </b>Viết sơ đồ lai


<b>Giáo viên: </b>Rút ra kết luận quy luật di truyền liên kết hoàn toàn(khi các gen cùng nằm trên
một cặp nhiễm sắc thể)?


<b>Học sinh: </b>Các gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể cùng phân li và tổ hợp cùng nhau trong quá
trình giảm phân và thụ tinh đưa đến sự di truyền đồng thời của nhóm tính trạng do chúng
quy định


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Học sinh: </b>Các gen qui định các tính trạng khác nhau nằm trên cùng 1 nhiễm sắc thể thì
phân ly cùng nhau trong quá trình phân bào và tạo thành nhóm gen liên kết, nhóm tính
trạng liên kết



<b>Giáo viên: </b>Cách tính số nhóm gen liên kết, nhóm tính trạng liên kết?


<b>Học sinh: </b>Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của
lồi đó. Số nhóm tính trạng liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết


<b>Giáo viên: </b>Ở người 2n = 46, có bao nhiêunhóm gen liên kết, nhóm tính trạng liên kết?


<b>Học sinh: </b>n = 23, có 23nhóm gen liên kết, nhóm tính trạng liên kết


Các bước dạy quy luật di truyền liên kết khơng hồn tồn


<b>Tóm tắt thí nghiệm của Moocgan:</b>


Ptc ruồi giấm thân xám, cánh dài x ruồi giấm thân đen, cánh cụt


F1: 100% ruồi giấm thân xám, cánh dài


cái F1 thân xám, cánh dài x đực thân đen, cánh cụt (lai phân tích)


Fa : 0,415 thân xám, cánh dài : 0,415 thân đen, cánh cụt : 0,085 thân xám, cánh cụt :
0,085 thân đen, cánh dài


<b>Tương tự như thí nghiệm di truyền liên kết hồn tồn, giáo viên đặt các câu hỏi giúp </b>
<b>học sinh có thể xác định tương quan trội - lặn của các tính trạng đem lai, xác định </b>
<b>kiểu gen ở F1</b>


<b>Giáo viên: </b>Trong thí nghiệm này của Moocgan kết quả ở Fa có gì khác so với thí nghiệm
liên kết gen ở trên? Khác với phép lai phân tích của Menđen như thế nào?


<b>Học sinh:</b> Fa thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau, Fa phân li kiểu hình


khơng theo tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1


<b>Giáo viên:</b> Ở thí nghiệm trên các em đã biết gen qui định tính trạng màu sắc thân và gen
qui định độ dài cánh cùng nằm trên một nhiễm sắc thể. Vậy vì sao các cặp gen nằm trên
một cặp nhiễm sắc thể lại cho kết quả lai phân tích với 4 loại kiểu hình, tỉ lệ 0,415 :
0,415 : 0,085 : 0,085?


<b>Đây là câu hỏi có vấn đề,</b> trong học sinh xuất hiện mâu thuẫn và các em tìm các phương
án, đặt các giả thuyết để trả lời. Giáo viên sau khi để các em thảo luận, có thể dùng các
câu hỏi để gợi mở vấn đề.


<b>Giáo viên:</b> Ruồi đực trong phép lai phân tích cho mấy loại giao tử?


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>Giáo viên:</b> Để thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau, ruồi cái trong phép lai
phân tích cho mấy loại giao tử?


<b>Học sinh: </b>Bốn loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau


<b>Giáo viên:</b> Vì sao xuất hiện các loại giao tử khơng do liên kết gen hoàn toàn tạo thành?
Trong quá trình giảm phân tạo giao tử xảy ra hiện tượng gì? Các em giải thích như thế nào
về hiện tượng trên?


<b>Học sinh: </b>Giả thuyết rằng trong quá trình giảm phân tạo giao tử, ở một số tế bào các gen
có hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn tạo các giao tử hốn vị


<b>Giáo viên:</b> Hiện tượng này có thể xảy ra hay khơng?


<b>Học sinh: </b>Có thể, vì trong q trình giảm phân vào kì đầu I, các nhiễm sắc thể bắt chéo
trao đổi các đoạn gen với nhau



<b>Giáo viên:</b> Qui ước gen? Viết sơ đồ lai?


<b>Học sinh: </b>Viết sơ đồ lai


<b>Giáo viên:</b> Hoán vị gen ở ruồi giấm chỉ xảy ra ở giới nào?


<b>Học sinh: </b>Giới cái, không xảy ra ở giới đực


<b>Giáo viên:</b> Tỉ lệ giao tử hốn vị biểu hiện tần số hóan vị gen(f). Cơng thức tính tần số
hốn vị gen?


<b>Học sinh: </b>f =


tổng các loại giao tử hoán vị(hoặc tổng cá thể có tái tổ hợp gen)


tổng các loại giao tử tạo ra(hoặc tổng cá thể tạo ra) x100%


<b>Giáo viên:</b> Các giao tử hốn vị có tỉ lệ như thế nào so với giao tử bình thường?


<b>Học sinh: </b>Nhỏ hơn giao tử bình thường nên tần số hốn vị gen(f) thường nhỏ hơn 50%


<b>Giáo viên: </b>Vị trí các gen phân bố trên nhiễm sắc thể ảnh hưởng như thế nào tới tần số
hoán vị gen?


<b>Học sinh: </b>Các gen càng nằm gần nhau thì tần số hốn vị gen càng nhỏ, các gen càng nằm
xa nhau thì tần số hốn vị gen càng lớn


<b>Vận dụng: TIẾT 16: DI TRUYỀN NGOÀI NHIỄM SẮC THỂ</b>
<b>Cho bài tập như sau(ghi một bên góc bảng):</b>



Ở đậu Hà Lan các tính trạng hạt vàng(A) trội hồn tồn so với các tính trạng hạt xanh(a).


<b>Phép lai thuận:</b> Lai cây mẹ hạt vàng thuần chủng với cây bố hạt xanh thu được F1 toàn


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Phép lai nghịch:</b> Lai cây bố hạt vàng thuần chủng với cây mẹ hạt xanh thu được F1 toàn


cây hạt vàng.


Viết sơ đồ lai từ P → F1 trong các phép lai trên?


<b>Học sinh: </b>
<b>Phép lai thuận:</b>


Ptc ♀ AA x


♂ aa


G P A a
F1 Aa(hạt vàng)


<b>Phép lai nghịch:</b>


Ptc ♂ AA x


♀ aa


G P A a
F1 Aa(hạt vàng)


Các bước dạy di truyền theo dịng mẹ



<b>Tóm tắt thí nghiệm của Coren:</b>


<i><b>Lai thuận nghịch ở cây hoa phấn</b></i>
<i><b>-Phép lai thuận: </b></i>


P mẹ cây lá đốm x bố cây lá xanh
F1 100% cây lá đốm


<i><b>-Phép lai nghịch:</b></i>


P mẹ cây lá xanh x bố cây lá đốm
F1 100% cây lá xanh


<b>Giáo viên mở đầu bằng các câu hỏi </b>


<b>Giáo viên: </b>Đây là phép lai mấy cặp tính trạng? Đó là tính trạng nào?


<b>Học sinh: </b>Một cặp tính trạng, tính trạng màu sắc lá


<b>Giáo viên: </b>F1 của phép lai thuận và lai nghịch của Coren có gì giống so với phép lai 1 tính


của Menden?


<b>Học sinh: </b>F1 trong phép lai lai thuận và lai nghịch đồng tính, thu được một loại kiểu hình


<b>Giáo viên: </b>F1 của phép lai thuận và lai nghịch của Coren có gì khác so với phép lai 1 tính


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Học sinh: </b>Kết quảF1 trong phép lai thuận và lai nghịch của Coren khác nhau còn F1 trong



phép lai lai thuận và lai nghịch của Menden là giống nhau


<b>Giáo viên: </b>Nhận xét kiểu hình của F1 trong phép lai thuận và lai nghịch so với mẹ?


<b>Học sinh:</b> Kiểu hình của F1 trong phép lai thuận và lai nghịch giống mẹ: mẹ cây lá đốm


thì F1 cây lá đốm, mẹ cây lá xanh thì F1 cây lá xanh.


<b>Giáo viên: </b>Các emhãy giải thích hiện tượng trên?


<b>Đây là câu hỏi có vấn đề</b>, mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh xuất hiện, chưa biết
giải quyết. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm tìm phương án giải quyết vấn đề. Sau
khi thảo luận nhóm xong thì giáo viên cho học sinh phát biểu và hướng học sinh đến giả
thuyết đúng bằng các câu hỏi gợi mở.


<b>Giáo viên: </b>Nhân của hợp tử F1 trong phép lai thuận và lai nghịch của Menden so với nhau


như thế nào?


<b>Học sinh: </b> Giống nhau


<b>Giáo viên: </b>Nhân của hợp tử F1 trong phép lai thuận và lai nghịch của Coren so với nhau


như thế nào?


<b>Học sinh: </b> Giống nhau


<b>Giáo viên: </b>Nhân của hợp tử F1 trong phép lai thuận và lai nghịch của Coren giống nhau.


Vậy tính trạng màu sắc lá cây có phụ thuộc vào gen trong nhân tế bào không?



<b>Học sinh: </b> Không


<b>Giáo viên: </b>Tế bào chất của hợp tử F1 trong phép lai thuận và lai nghịch của Coren so với


nhau như thế nào?


<b>Học sinh: </b>


-Phép lai thuận: tế bào chất chứa tế bào chất nhiều của tế bào sinh dục mẹ cây lá đốm
-Phép lai nghịch: tế bào chất chứa tế bào chất nhiều của tế bào sinh dục mẹ cây lá xanh


<b>Giáo viên: </b>Vậy tính trạng màu lá cây hoa phấn phụ thuộc vào thành phần nào của tế bào?


<b>Học sinh:</b><i><b> Giả thiết rằng tính trạng màu lá cây do gen trong tế bào chất của tế bào sinh </b></i>
dục cái qui định


<b>Giáo viên: </b>Hiện tượng trên có thể xảy ra khơng?


<b>Học sinh:</b><i><b> Có thể, trong thụ tinh giao tử đực có kích thước nhỏ, giao tử cái có kích thước </b></i>
lớn và hợp tử được tạo thành có tế bào chất chủ yếu của tế bào sinh dục cái. Trong tế bào
chất có các bào quan như: ti thể, lục lạp có chứa ADN


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>Học sinh:</b><i><b> Di truyền theo dịng mẹ có kết quả lai thuận và lai nghịch là khác nhau, con lai </b></i>
thường mang tính trạng của mẹ


<b>PHẦN III:</b>

<i> </i>

<b>KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT</b>

<i> </i>



<b>I. </b> <b>KẾT LUẬN</b>



Trong q trình giảng dạy bộ mơn Sinh học lớp 12 Nâng cao tại trường, khi sử
dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để dạy qui luật di truyền liên kết, di truyền
ngoài nhiễm sắc thể. Sau mỗi tiết học tôi tiến hành kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu và
vận dụng kiến thức vào làm bài tập của học sinh, theo kết quả điều tra thì mức độ hiểu bài
của các em chiếm 96,7%.


Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bộ mơn Sinh học 12 nói
riêng là cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy.


Bên cạnh đó đổi mới phương pháp dạy học còn nâng cao năng lực giải quyết vấn đề
của học sinh, phát huy tính tích cực của của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Trong quá trình giảng dạy, theo tơi giáo viên cần mạnh dạn và tích cực đổi mới
phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn, phù hợp với từng nội dung và phù hợp
với đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng giảng dạy.


Tuy nhiên đổi mới phương pháp dạy học cần có nhiều thời gian đầu tư, tốn nhiều
cơng sức, cần có nhiều thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại…v..v.. để phục vụ quá trình
dạy học nên cũng là vấn đề gây khó khăn cho giáo viên.


Do điều kiện nên đề tài cịn nhiều thiếu sót mong được sự đóng góp ý kiến của q
đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.


Xin chân thành cảm ơn!


<i>Tác giả: Nguyễn Thị Thùy</i>


<b>Tài liệu tham khảo</b>




<b>1. </b>Phạm Thành Hổ,2003. Di truyền học. Nhà xuất bản giáo dục.


<b>2. </b>Trần Bá Hoành, 1996. Kỹ thuật dạy học sinh học. Nhà xuất bản giáo dục.


<b>3.</b> Ngô Văn Hưng, 2008. Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 mơn
sinh học. Nhà xuất bản giáo dục.


<b>4.</b> Nguyễn Kỳ, 1995. Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm. Nhà
xuất bản giáo dục.


<b>5.</b> Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn Duệ, 2003. Dạy học sinh học ở trường THPT. Nhà
xuất bản giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15></div>

<!--links-->

×