Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Thực trạng và một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn xã quang minh huyện bắc quang tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM VÀ TĂNG THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ QUANG MINH, HUYỆN BẮC QUANG,
TỈNH HÀ GIANG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa

: Kinh tế và phát triển nơng thơn

Khóa học

: 2015 - 2019

Thái Nguyên, 2019




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM VÀ TĂNG THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ QUANG MINH, HUYỆN BẮC QUANG,
TỈNH HÀ GIANG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K47 - PTNT


Khoa

: Kinh tế và phát triển nơng thơn

Khóa học

: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Đặng Thị Bích Huệ

Thái Nguyên, 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm Khoa Kinh Tế và Phát Triển nông thôn và Cô giáo hướng dẫn Th.s.
Đặng Thị Bích Huệ em đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp đề tài:
“Thực trạng và một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập
lao động trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang”.
Để hồn thành được khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình nghiên cứu và
rèn luyện tại trường Đại học Nơng lâm Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm
ơn cô giáo hướng dẫn Th.S Đặng Thị Bích Huệ đã tận tình, chu đáo, hướng
dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy – HĐND – UBND
và các đoàn thể trong xã Quang Minh đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để
em có thể hồn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian em thực tập tại

cơ quan.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài,
nhưng do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân cịn hạn chế. Vì vậy, bài
khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
góp ý của thầy, cơ giáo và các bạn để khóa luận được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 5 tháng 3 năm 2019
Người thực hiện

Nguyễn Thị Minh Huyền


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu đất xã Quang Minh năm 2017 ........................ 23
Bảng 4.2: Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế xã Quang Minh giai đoạn 2015 - 2017 .. 25
Bảng 4.3: Bảng diện tích, sản lượng, cơ cấu các loại cây trồng của xã Quang
Minh giai đoạn 2015 - 2017 ............................................................................ 26
Bảng 4.4: Cơ cấu các loại vật nuôi trên địa bàn xã Quang Minh ................... 28
năm 2015 - 2017.............................................................................................. 28
Bảng 4.5: Tình hình dân số và lao động xã Quang Minh năm 2017 .............. 29
Bảng 4.6: Thực trạng lao động của xã Quang Minh theo nhóm tuổi và giới tính....31
Bảng 4.7: Lực lượng lao động phân theo nhóm ngành ................................. 32
Bảng 4.8: Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra .............................................. 33
Bảng 4.9: Trình độ học vấn của lao động trong hộ điều tra ........................... 34
Bảng 4.10: Trình độ chun mơn kỹ thuật của lao động các hộ điều tra ....... 35
Bảng 4.11: Phân bổ lao động tại các hộ điều tra............................................. 37
Bảng 4.12: Thực trạng việc làm của lao động tại các hộ điều tra ................... 38
Bảng 4.13: Thu nhập của các hộ điều tra ........................................................ 39

Bảng 4.14: Tỷ suất sử dụng công, thời gian lao động của các hộ điều tra ..... 39


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIÊT TẮT

SL

: Số lượng

CC

: Cơ cấu

BQ

: Bình qn

NN

: Nơng nghiệp

TM-DV

: Thương mại dịch vụ

TB

: Trung bình


TH

: Trung học

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thơng

ĐH-CĐ

: Đại học cao đẳng

DT

: Diện tích

NSBQ

: Năng suất bình qn

ĐVT

: Đơn vị tính

KT


: Kinh tế

XH

: Xã hội



: Lao động


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIÊT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm về lao động và lao động nông thôn ....................................... 4

2.1.2. Khái niệm về việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp ............................ 5
2.1.3. Vai trò của việc làm đối với người lao động và lao động nông thôn ..... 6
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm lao động nông thôn ...................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11
2.2.1. Kinh nghiệm về sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở một số quốc
gia trên thế giới................................................................................................ 11
2.2.2. Tình hình sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn ở một số địa phương ở Việt Nam ............................................................ 14
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18


v

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 18
3.4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 20
3.4.3. Phương pháp thống kê mô tả................................................................. 20
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 21
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 22
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 22
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................... 25
4.2. Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn tại xã Quang
Minh ................................................................................................................ 31

4.2.1. Tình hình phân bổ lao động trên địa bàn xã Quang Minh .................... 31
4.3. Một số thuận lợi và khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động
nơng thôn trên địa bàn xã Quang Minh........................................................... 40
4.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 40
4.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 40
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 45
5.2.1. Đối với chính quyền xã địa phương ...................................................... 45
5.2.2. Đối với người lao động ......................................................................... 45


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tích
đáng kể, nhất là phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đời sống của
người dân ở nơng thơn đã có nhiều thay đổi. Vấn đề giải quyết việc làm hết
sức to lớn đến với đời sống xã hội, ở nước ta vấn đề lao động việc làm được
quan tâm và trên thế giới. Hầu hết các quốc gia, kể cả các nước phát triển và
các nước phát triển đều phải quan tâm tới.
Hiện nay tốc độ tăng dân số ở nông thôn khá cao mà quỹ đất canh tác
lại có hạn và có xu hướng giảm dần do quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, q
trình đơ thị hóa làm mức ruộng đất bình qn trên người đã thấp lại càng thấp
hơn. Lao động nông nghiệp làm theo thời vụ mà đất đai là tư liệu sản xuất có
ít nên số ngày cơng lao động trong năm thường rất thấp. Nông thôn là nơi cư
trú của người dân sinh sống, lao động nơng thơn có trình độ học vấn thấp lại
khơng được đào tạo nên khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật, cơng nghệ vào sản xuất cịn hạn chế. Đất nước ta đang trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Người chưa có việc làm và thiếu việc
làm tăng cao, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ, tệ nạn xã hội gia tăng…
Trong đó vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề kinh
tế xã hội bức xúc và nhạy cảm hiện nay, nó là yếu tố mang tính hai mặt thúc
đẩy hoặc kìm hãm nền kinh tế. Mặt khác sự phát triển nông nghiệp và kinh tế
xã hội ở nông thơn nhằm thực hiện xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách
giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo, tạo việc làm
nâng cao đời sống và thu nhập cho nơng dân, tăng sự đóng góp cho xã hội.
Quang Minh là xã nằm sát trung tâm thị trấn việt quang huyện Bắc
Quang. Phần lớn là sản xuất nơng nghiệp, trình độ nơng nghiệp chưa cao vấn


2

đề lao động nơng thơn cịn dư thừa đang cịn là bất cập cần được giúp đỡ và
giải quyết.
Xuất phát từ lý do trên em tiến hành nghiên cứu đề tài:
Thực trạng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập
cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang,
tỉnh Hà Giang.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng việc làm của lao động nông thôn ở xã Quang
Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp chủ
yếu nhằm sử dụng lao động hợp lý hơn và nâng cao thu nhập cho lao động
nông thôn tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng việc làm của lao động nông thôn ở xã
Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

- Xác định được những thuận lợi, khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc
làm cho người lao động cũng như những nguyên nhân thiếu việc làm của
người dân xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho lao động nông thôn ở xã Quang Minh, huyện Bắc Quang,
tỉnh Hà Giang.
1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường và
ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn.
- Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lý số liệu, viết báo cáo.
- Giúp hiểu thêm về tình hình lao động, việc làm và tình hình kinh tế xã
hội tại địa phương.


3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nhận thức được những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra
những giải pháp nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông
thôn trên địa bàn huyện, để từ đó có hướng đi đúng đắn.
- Là tài liệu tham khảo cho các sinh viên khóa sau có cùng hướng
nghiên cứu.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Khái niệm về lao động và lao động nông thơn
2.1.1.1. Lao động
Có nhiều cách để nhận biết thế nào là lao động có nhiều quan điểm
khác nhau về vấn đề này. Theo Mác: “Lao động là một hoạt động có mục đích
để sáng tạo ra giá trị sử dụng” và “Lao động là kết hợp giữa sức lao động của
con người và tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động”
Ph.ăng ghen viết: “ Khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi
của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp
những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng lao động là một
cái gì vơ cùng lớn lao hơn nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên toàn bộ
đời sống loài người, và như thế một mức mà một ý nghĩa nào đó,chúng ta
phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản thân lồi người”.[8]
Vì vậy phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các
tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người lao động, phát triển kiến
thức và những khả năng sáng tạo của con người. Vai trò của người lao động
đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế nơng thơn nói
riêng là rất quan trọng.
2.1.1.2. Lao động nơng thôn
Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng và hoạt động trong
hệ thống kinh tế nông thôn.
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc
ở nông thôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến
60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động.


5

Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông
thôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang
có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.

Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn
mà lực lượng tham gia sản xuất nơng nghiệp khơng chỉ có những người trong
độ tuổi lao động mà cịn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham
gia sản xuất với những cơng việc phù hợp với mình. Từ khái niệm nguồn lao
động ở nông thôn mà ta thấy lao động ở nông thôn rất dồi dào, nhưng đây
cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn.[10]
2.1.2. Khái niệm về việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm về việc làm, thiếu việc làm
Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung người lao động được coi
là có việc làm và được xã hội thừa nhận là người làm việc trong thành phần
kinh tế quốc doanh, khu vực nhà nước và khu vực kinh tế tập thể. Trong cơ
chế đó nhà nước bố trí việc làm cho người lao động.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, quan niệm về việc làm đã thay đổi một cách căn bản. Theo điều
13 chương 3 Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1994 đã ban hành: "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp
luật cấm đều được thừa nhận là việc làm". Với quan niệm về việc làm như
trên sẽ làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn
để giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người. Điều
này được thể hiện trên hai góc độ:
Thị trường việc làm được mở rộng bao gồm tất cả các thành phần kinh
tế, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và cũng không hạn chế về mặt
khơng gian (trong nước, ngồi nước....).
Người lao động được tự do hành nghề được tự do liên doanh, liên kết tự
do thuê mướn lao động theo pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước để tự


6

tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động. Để hiểu thêm về khái niệm

việc làm ta cần hiểu thêm hai khái niệm sau:
Thứ nhất việc làm đầy đủ : Theo định nghĩa việc làm đầy đủ trong cuốn
sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam, thì việc làm đầy đủ là sự
thoả mãn nhu cầu việc làm của bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh
tế quốc dân. Hay nói cách khác việc làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi người có
khả năng lao động, muốn làm việc thì đều có thể tìm được việc làm trong thời
gian ngắn.
Thứ hai thiếu việc làm: Được hiểu là không tạo được điều kiện cho
người lao động sử dụng hết thời gian lao động của mình.[10]
2.1.2.2. Khái niệm về thất nghiệp
Thất nghiệp: là tình trạng người trong độ tuổi lao động,có khả năng lao
động, chưa có việc làm và đang tìm việc làm.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại
tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng khơng
thể tìm được việc làm được mức tiền đang được thịnh hành”.[6]
Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu để xác định mức độ thất nghiệp. Tỷ lệ thất
nghiệp là phần trăm số người thất nghiệp số người thất nghiệp so với tổng số
người trong lực lượng lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp = U/Lx100
Trong đó : U: Số người khơng có việc làm (thất nghiệp)
L: Tổng số lao động xã hội
2.1.3. Vai trò của việc làm đối với người lao động và lao động nông thôn
Việc làm gắn với kinh tế thị trường, khi khơng có việc làm con người
sẽ trở thành thất nghiệp. Nạn thất nghiệp là một thực tế nan giải của mọi quốc
gia, cho dù trình độ phát triển cao hay kém phát triển. Khi thất nghiệp ở mức
cao, sản xuất kém, tài nguyên không được sử dụng hết, thu nhập của người


7


dân giảm sút, khó khăn kinh tế tràn sang lĩnh vực xã hội nhiều hiện tượng tiêu
cực phát triển.
Trong nông nghiệp hiện tượng thiếu việc làm như hiện nay là một số
đòi hỏi gay gắt cần giải quyết, người dân thiếu việc làm có thu nhập thấp
khơng đảm bảo về mặt vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống. Việc học
hành của thanh thiếu niên cũng như sinh hoạt còn hạn chế dẫn đến tệ nạn xã
hội như: Cờ bạc, trộm cắp, ma túy... gia tăng gây bất ổn định an ninh xã hội,
làm xói mịn nếp sống lành mạnh, có thể phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền
thống, gây tổn thương tâm lý và niềm tin cho nhiều người.
Tình trạng thiếu việc làm ở nơng thơn cịn dẫn đến tình trạng lo ngại là
người lao động tràn ra thành phố và các khu cơng nghiệp tìm kiếm việc làm
tạo nên sức ép dân số cũng như các vấn đề xã hội của khu vực đô thị. Mặt
khác, lao động nơng thơn ra thành phố tìm việc làm phần lớn có trình độ thấp,
do vậy họ thường phải làm các công việc nặng nhọc với đồng lương thấp và
họ phải chịu nhiều rủi ro bất chắc, môi trường lao động độc hại, chỗ ở chật
chội,... Bên cạnh đó quản lý nhân khẩu gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng
đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội ở các nơi họ ra đi lên các nơi
họ đến. Hơn nữa sự di dân tự do dưới tác động khó khăn lường như khai thác,
chặt phá rừng bừa bãi, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, giải quyết
việc làm lao động nông thôn để tránh hiệu quả xấu trong kinh tế của
vùng.[15]
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm lao động nông thôn
2.1.4.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên, môi trường.
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vì nó
vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động là cơ sở quan trọng hàng
đầu của sản xuất vật chất, tạo ra việc làm cho người lao động.
Tài nguyên thiên nhiên là một phạm trù kinh tế rộng lớn. Đối với một
quốc gia, nó bao gồm tất cả những gì có trong vùng trời, vùng biển, trên mặt



8

đất, trong lịng đất, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý đều tác động đến sự phát
triển giàu có hay nghèo đói của mỗi quốc gia, đặc biệt là có ảnh hưởng lớn
đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Lịch sử phát triển của
nhân loại cho thấy: Ở quốc gia nào hoặc ở vùng nào có điều kiện thiên nhiên
thuận lợi, tài nguyên phong phú thì ở nơi đó có điều kiện thuận lợi hơn đối
với vấn đề giải quyết việc làm và cơ cấu việc làm ở những nơi này cũng
phong phú đa dạng hơn so với những nơi khác. Việt Nam có nguồn tài
nguyên phong phú, đa dạng. Nhờ đó đã góp phần tạo ra nhiều việc làm cho
người lao động, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, làm thay đổi mọi mặt đời sống
kinh tế - xã hội trong những năm qua. Tuy nhiên, do tốc độ gia tăng dân số
trong quá khứ quá nhanh nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng
nhiều, tốc độ tạo việc làm không thể tăng kịp với tốc độ gia tăng của nguồn
lao động. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay địi hỏi phải phát huy và khai thác có
hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng với các nguồn lực khác như lao
động, vốn, công nghệ để tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, đảm
bảo cho nền kinh tế tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, đưa sự nghiệp đổi
mới đất nước tiếp tục đi lên. Tuy vậy, có những quốc gia thậm chí một địa
phương nào đó của một quốc gia có nguồn tài nguyên nghèo nàn, khan hiếm
như Nhật Bản mà vẫn tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Bởi vì, họ
đã xây dựng được chính sách và giải pháp về việc làm đúng đắn và khoa học.
Việc làm và thu nhập chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phát triển kinh tế,
cơ cấu ngành nghề, trình độ ứng dụng khoa học và cơng nghệ vào sản xuất.
Các yếu tố này, đến lượt mình lại chịu tác động không nhỏ của điều kiện tự
nhiên, mơi trường sinh thái. Vì thế, điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái là
yếu tố quan trọng tác động lên việc làm và thu nhập ở nông thôn. Tuy tác
động của điều kiện tự nhiên lên việc làm và thu nhập mang tính gián tiếp,
nhưng nó ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơ cấu, quy mô và chất luợng của việc
làm tại các địa phương, đặc biệt là vùng nông thôn.



9

Trong điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý đóng vai trị là một yếu tố có tác
động mạnh. Vị trí địa lý của một địa phương đã tạo ra cho địa phương đó
những thuận lợi hoặc những khó khăn nhất định. Đối với những địa phương
nằm ở vùng sâu, vùng xa, hạ tầng cơ sở thường thấp kém, giao thơng đi lại
khó khăn dẫn theo kinh tế phát triển chậm và kèm theo nó là hạn chế nhu cầu
về việc làm, hoặc chỉ có những việc làm có thu nhập thấp. Ở những vùng như
thế, nền kinh tế hầu như chỉ mang tính tự cung tự cấp, kinh tế hàng hố phát
triển khó khăn vì thế người lao động chỉ có thể tìm được việc làm ở ngành
trồng trọt hoặc chăn ni. Tính chất tự cấp tự túc của các nền kinh tế tại các
địa phương này không tạo cho người làm nơng nghiệp có thu nhập cao và
cũng không thể tạo ra các cơ sở kinh tế quy mơ lớn vì thế cũng khơng có một
thị trường lao động có nhu cầu và quy mơ lớn. Ngược lại, nếu địa phương
nằm ở một vị trí thuận tiện cho việc giao thơng thì kinh tế ln có được
những khả năng phát triển như: Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài dễ dàng; dễ
dàng tiếp xúc và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản
xuất tiên tiến; điều kiện thông thương tốt sẽ tạo điều kiện cho kinh tế hàng
hoá phát triển, và đến lượt mình nền kinh tế hàng hố sẽ tạo cho địa phương
đó điều kiện để phát triển cơng nghiệp, thủ cơng nghiệp hoặc các ngành nghề
có quy mơ lớn vì khơng chỉ sản xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của địa
phương mà còn bán ra thị trường bên ngoài. Như vậy, tất nhiên tạo ra một thị
trường lao động phong phú, quy mơ và có điều kiện để có thu nhập cao.[13]
2.1.4.2. Các nhân tố về dân số và chính sách vĩ mơ
Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động, quy mơ
và cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô và cơ cấu của nguồn
lao động. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân số là: Phong
tục, tập quán của từng nước, trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế

và chính sách của từng nước đối với vấn đề khuyến khích hoặc hạn chế sinh
đẻ. Từ đó nó ảnh hưởng đến quy mơ của dân số, đến nguồn lao động. Tình


10

hình tăng dân số trên thế giới hiện nay có sự khác nhau giữa các nước. Nhìn
chung các nước phát triển có mức sống cao thì tỷ lệ tăng dân số thấp: Ngược
lại ở những nước kém phát triển thì tỷ lệ tăng dân số cao. Tỷ lệ tăng dân số
của thế giới hiện nay là 1,8%, ở các nước Châu á là 2 - 3% và các nước Châu
Phi là 3 - 4%. Còn ở Việt Nam con số này là 1.47% (năm 2003) và 1.44%
(năm 2004). Hiện nay 3/4 dân số sống ở các nước đang phát triển, ở đó dân số
tăng nhanh trong khi đó phát triển kinh tế tăng chậm, làm cho mức sống của
dân cư không tăng lên được và tạo ra áp lực lớn trong việc giải quyết việc
làm. Do đó kế hoạch hố dân số đi đôi với phát triển kinh tế là vấn đề quan
tâm của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam chúng ta. Đặc biệt ở
nơng thơn hiện nay tỷ lệ tăng dân số vẫn cao hơn thành thị và tỷ lệ phụ nữ
sinh con thứ 3 ở nông thôn cao gấp đôi so với thành thị (24% so với
13%).[14]
2.1.4.3. Các nhân tố về giáo dục, công nghệ
Chất lượng lao động nơng nghiệp
Trình độ chun mơn của lao động nơng thơn cịn thấp kém, phần lớn
đều chưa qua đào tạo. Điều đáng lưu ý nhất là công tác giáo dục đào tạo về
chuyên môn tay nghề chưa bắt kịp với yêu cầu quá trình phát triển kinh tế
hiện nay và u cầu của cơng việc địi hỏi. Lao động ở khu vực nông thôn dồi
dào nhưng lại là lao động thủ công, cơ bắp, làm việc theo cảm tính, theo kinh
nghiệm, khơng có trình độ chun mơn nên trong q trình phân cơng sử
dụng lao động gặp nhiều khó khăn.
Máy móc, thiết bị
Đối với lĩnh vực lao động - việc làm, sự việc phát triển của khoa học

công nghệ mang lại nhiều cơ hội để người phát huy khả năng của mình nhưng
đồng thời cũng tạo ra khơng ít thách thức. Kinh nghiệm của nước phát triển
cho thấy, việc phổ biến các phương tiện tự hóa sẽ làm cho những nước có sức


11

lao động rẻ và dư thừa bị mất dân ưu thế. Xu hướng hiện nay là tăng lao động
khoa học kỹ thuật và giảm lao động đơn giản, kỹ năng thấp.
Như vậy trong xã hội hiện nay, chất lượng nguồn lực đóng vai trị quan
trọng trong q trình tìm kiếm việc làm. Các quốc gia không lường trước
được hiện tượng này của sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ dẫn đến tình
trạng mất sự cân đối trong nguồn nhân lực. Vì vậy, khi phát triển khoa học
cơng nghệ, chắc chắn phải ra xu hướng ra tăng thất nghiệp của đội ngũ công
nhân không làng nghề ngày ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh
nghiệp liên doanh với nước ngồi, sử dụng cơng nghệ tiên tiến cũng khơng
tuyển dụng đủ lao động vì tỷ lệ lao động được đào tạo còn thấp. Thực tế cho
thấy trang thiết bị máy móc càng cải thiện đại thì nguy cơ thất nghiệp ngày
càng cao. Do đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp cơ bản để
hạn chế thất nghiệp.[9]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm về sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở một số
quốc gia trên thế giới
2.2.1.1. Nhật Bản
Sau năm 1945, nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề do chiến tranh
số hộ tăng lên do người thất nghiệp ở khu vực thành thị di cư xuống. Trước
năm 1945, số hộ ở nông thôn khoảng 5,5 triệu, năm 1960 là 6,18 triệu hộ.
Nhật Bản đã có chính sách hữu hiệu nhằm thực hiện cơng nghiệp hóa nơng
thơn theo hướng đa dạng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn.
Trong quá trình hiện đại hóa nơng nghiệp Nhật Bản, các loại máy phục

vụ nông nghiệp được trang bị cho các hộ gia đình là máy móc đơn giản, rẻ
tiền, đắt tiền, (máy gặt đập, máy kéo lúa...) được trang bị sử dụng chung. Đến
những năm 1990 nông dân Nhật Bản đã đủ máy móc thiết bị nhằm cơ giới
hóa trong cơng tác nơng nghiệp. Cơ giới hóa đạt 98% - 100% khâu làm đất,
tưới tiêu 100% gặt đập 99% sấy thóc 95%. Do vậy chi phí sản xuất ra một tạ


12

thóc giảm từ 60 dân cơng xuống cịn 8 dân công. Giá trị sản phảm nông
nghiệp của Nhật Bản năm 1990 tăng 30 lần so với năm 1960. Do năng suất
lao động tăng lên chi phí lao động giảm, hàng chục triệu lao động từ nông
nghiệp đã chuyển sang công nghiệp. Tỷ trọng lao động công nghiệp đã giảm
đi nhanh chóng. Năm 1950 là 45%, năm 1990 là 6,3% trong tổng lao động
toàn xã hội. Cơ cấu kinh tế của các trại gia đình ở Nhật Bản đã chuyển từ dịch
vụ thuần nơng sang nơng cơng nghiệp
Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản cũng đã chú trọng đến phát triển nền
công nghiệp nông thôn. Công nghiệp nông thôn ra đời góp phần quan trọng
trong phát triển kinh tế nơng thơn mà điển hình là mơ hình xí nghiệp, gia đình
thường làm nhiệm vụ gia công chi tiết máy đơn giản. Người lao động khơng
địi hỏi trình độ kỹ thuật cao, chỉ cần bồi dưỡng trong thời gian ngắn là đủ
kiến thức đảm nhận các công việc chế tạo đơn giản. Do đó, một bộ phận lớn
lao động nơng thơn đã giải quyết việc làm, đồng thời di chuyển dần lao động
từ nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp. Các ngành tiểu thủ cơng nghiệp
truyền thống cũng được khuyến khích phát triển. Vào năm 1970, tỉnh OITA
(Tây nam Nhật Bản) đã có phong trào “mỗi thơn làng một sản phẩm” nhằm
khai thác các ngành nghề cổ tuyền ở nông thôn và làm tăng mức sống cũng
như tốc độ đơ thị hóa của nông thôn Nhật Bản.
Như vậy, Ở Nhật Bản đã thành cơng chính sách chuyển đổi cơ cấu
ngành nơng thơn thúc đẩy các ngành dịch vụ thương mại, tín dụng, kỹ thuật,

và những ngành chế biến nông lâm thủy sản cũng phát triển.[12]
2.2.1.2. Đài Loan
Chính sách phát triển cơng nghiệp hóa ở Đài Loan kết hợp chặt chẽ với
cơng nghiệp với nông nghiệp, từ đô thị xuống nông thôn, đồng thời phát triển
cả công nghiệp đô thị và công nghiệp nơng thơn với nơi dung, hình thức thức
thích hợp đan xen nhau.


13

Những năm 50 của thế kỷ XX. Chính phủ Đài Loan rất chú trọng và
chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho mơ hình kinh tế trang trại ở nơng
thơn phát triển thơng qua những biện phát tích cực để hiện đại hóa nơng
nghiệp. Đó là tác động cơng nghệ sinh học và cây trồng vật nuôi. Do vậy,
năng suất tăng lên rõ rệt. Sản xuất nông nghiệp ở Đài Loan được hiện đại hóa
cao cả về điện khí hóa, thủy lợi hóa hóa học hóa và cơ giới hóa trong các khâu
sản xuất. Máy móc sử dụng trong nơng nghiệp là các loại máy nhỏ phù hợp
với điều kiện sản xuất của trang trại quy mô nhỏ. Năm 1990, 98% diện tích
lúa, 70% lượng ngũ cốc được sử dụng máy móc.
Đài Loan đã xây dựng được xí nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng nơng
thơn, năm 1993, có trên 700.00 xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm 98% tổng xí
nghiệp 60% tổng số lao động ngành công nghiệp. Các ngành nghề thủ công
nghiệp ở Đài Loan được phát triển một cách nhanh chóng. Các xí nghiệp theo
mơ hình gia đình cũng được hình thành. Kinh tế dịch vụ tiêu dùng, vật tư kỹ
thuật cho nơng nghiệp.
Cơng nghiệp hóa nơng thơn ở Đài Loan đã thu được những thành tựu
quan trọng. Thu nhập hộ nông dân năm 1972 tăng lên hai lần so với năm
1952. Năm 1952, bình quân thu nhập đầu người ở nông thôn nông nghiệp chỉ
là 122 USD thì đến năm 1990 là 5648 USD, tức là trong vịng ba thập kỷ, Đài
Loan đã nâng thu nhập, bình quân đầu người lĩnh vực nông nghiệp lên 42,29

lần. Sự tăng thu nhập chủ yếu do nguồn thu nhập ngoài nông nghiệp, năm
1952 chiếm 13% năm 1996 chiếm 34%, năm 1979 chiếm 69%. Cơng nghiệp
hóa nơng thơn thúc đẩy sự hình thành các liên hiệp nơng – cơng nghiệp, phát
trển công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị nơng
sản, thực phẩm. Cơng nghiệp hóa nông thôn đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
lao động xã hội. Năm 1952, ở Đài Loan lao động nông nghiệp chiếm 56%, lao
động công nghiệp chiếm 16,9%, lao động dịch vụ chiếm 27%. Đến năm 1992,
lao động nông nghiệp giảm cịn 12,8%, lao động cơng nghiệp tăng lên 40,2%.


14

Lao động dịch vụ tăng lên 46,9%. Đến đầu năm 2000 lao động nông nghiệp ở
Đài Loan chiếm 6% trong khi đó, lao động dịch vụ 58,2%, cơng nghiệp
35,8%, nơng nghiệp 6%. Tuy nhiên, đến năm 2011 thì tỷ lệ lao động thất
nghiệp là 4,28%, đây là một thách thức lớn cho Đài Loan qua những năm tiếp
theo.[12]
2.2.2. Tình hình sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn ở một số địa phương ở Việt Nam
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm giải
quyết việc làm cho lao động nông thơn. Điều đó được thể hiện ở nhiều chính
sách như chính sách đất đai, chính sách tín dụng nơng thơn, chính sách phát
triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố và đa dạng hố sản phẩm
nơng nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư vào nơng nghiệp và nơng thơn.
Thứ nhất, chính sách đất đai: Người nơng dân ln gắn với đất đai bởi
đó là tư liệu sản xuất trực tiếp của họ. Kể từ khoán 100, khoán 10 cho đến
Luật Đất đai năm 2003, Đảng và Nhà nước ta đã từng thực hiện việc giao đất
cho nông dân. Đất đai trở thành nguồn sinh lợi chủ yếu của nông dân. Họ có
quyền tự chủ với đất đai. Điều đó làm cho nguồn vốn, kỹ thuật và lực lượng
lao động ở nơng thơn được giải phóng. Việc làm trong nơng thôn được tạo ra

nhiều hơn, thu nhập của nông dân được nâng cao. Hiện nay, để nông nghiệp
phát triển cao hơn cần dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất tạo điều kiện phát
triển mạnh kinh tế trang trại. Trên phạm vi cả nước, xu hướng này đang được
khuyến khích phát triển mạnh mẽ.
Thứ hai, chính sách tín dụng nơng thôn: Vốn là yêu cầu thiết yếu cho
phát triển sản xuất nói chung và nơng nghiệp nơng thơn nói riêng. Đặc biệt
nơng dân nước ta cịn nghèo nên u cầu về vốn ngày càng cần thiết. Từ thực
tế đó, Nhà nước đã chỉ đạo hình thành mạng lưới tín dụng cho nông dân rộng
khắp trên cả nước nhằm cung cấp vốn kịp thời cho nông dân. Hiện nay, một
cơ sở kinh doanh được vay đến 500 triệu đồng, hộ gia đình được vay tới 20


15

triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản
xuất kinh doanh và tạo việc làm. Nhờ nguồn vốn ưu đãi đó, lao động nơng
thơn có thể mở rộng sản xuất, phát triển các ngành nghề, tạo việc làm cho bản
thân và giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác trong gia đình, làng xã.
Thứ ba, phát triển nơng nghiệp hàng hố, đa dạng hố sản phẩm nơng
nghiệp và nơng thơn: Thực chất của chính sách này là thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn và trang trại,
phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn. Cùng với sự giúp đỡ
của Nhà nước, những năm qua kinh tế hộ và trang trại ngày càng phát triển,
nhiều loại cây trồng và con gia súc mới được đưa vào sản xuất mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Khoa học - công nghệ được áp dụng làm cho năng suất cây
trồng và vật ni ngày càng tăng. Trong khi đó các ngành phi nông nghiệp
cũng phát triển mạnh đã giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của nông dân.
Thứ tư, chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
Trong những năm qua nước ta đã đưa hàng chục vạn lao động đi làm việc ở
nước ngoài. Chương trình này có ý nghĩa to lớn trong giải quyết việc làm và

tăng thu nhập cho lao động. Điều đó góp phần quan trọng xố đói giảm nghèo
và tạo việc làm mới trong nước. Về lâu dài hơn, chương trình cũng tạo ra một
đội ngũ công nhân lành nghề do học được kỹ thuật và kinh nghiệm từ các
nước mà họ đến làm việc.
Thứ năm, chương trình quốc gia giải quyết việc làm cho lao động nơng
thơn: Để chính sách giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước
ta đã có nhiều chương trình giải quyết việc làm cụ thể như: Nghị quyết
120/HĐBT ngày 11/4/1992 về những chủ trương, phương hướng và biện pháp
giải quyết việc làm trong những năm tới. Từ chương trình này, nguồn vốn 120
được hình thành từ ngân sách nhà nước, thu từ lao động làm việc ở nước
ngoài và từ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Quỹ 120 thực hiện cho vay với lãi
suất thấp nhằm tạo việc làm mới, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Với


16

nông nghiệp nông thôn, quỳ hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển
nông lâm ngư nghiệp, mở mang và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp
trong nơng thơn. Chương trình 327 phủ xanh đất trống, đồi trọc, phát triển
nông lâm kết hợp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, phát triển
kinh tế bền vững.
Thứ sáu, chương trình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn: Ngày
27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ - TTg
phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" (gọi
tắt là Đề án 1956). Trong Quyết định này, Đảng và Nhà nước đã khẳng định:
"Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của
các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Nhà
nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, có
chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với

mọi lao động nơng thơn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã
hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn". Đề án 1956 đã đề ra mục
tiêu tổng quát: "Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao
động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức
xã. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng
thu nhập của lao động nơng thơn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và
cơ cấu kinh tế, phục vụ sư nghiêp công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiêp,
nơng thơn.
Cơng tác đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn thực sự là một trong
những bước đột phá đáng kể trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở
nông thôn. Trước đây, người lao động ở nông thôn hầu như không được đào
tạo, họ chủ yếu chỉ lao động bằng kinh nghiệm cá nhân, khơng có nhiều điều
kiện tiếp cận với những kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nên hiệu quả sản
xuất không cao, lao động manh mún, nhỏ lẻ. Ngày nay, nhờ có cơng tác đào


17

tạo nghề, một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp đã có thể tiếp cận
được với kỹ thuật và cơng nghệ tiên tiến, có định hướng phát triển nghề
nghiệp, sản xuất theo hướng bền vững. Đây là một bước đột phá trong việc
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở nước ta thời gian qua.
Trong những năm qua, mặc dù vấn đề giải quyết việc làm cho lao động
ở nơng thơn đã được tiến hành nhưng nhìn chung vẫn còn chậm và còn nhiều
bất cập. Do nền kinh tế nói chung và kinh tế nơng nghiệp nói riêng cịn chậm
phát triển, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm nên chưa tạo ra
nhiều việc làm cho lao động nơng thơn. Do q trình đơ thị hóa đang diễn ra
ngày càng nhanh chóng nên ở nhiều vùng nông thôn nước ta, nông dân bị thu
hồi đất nơng nghiệp; trong khi đó, trình độ của lao động nơng nghiệp cịn hạn
chế tỉ lệ lao động nơng thơn khơng có việc làm, thiếu việc làm đang có xu

hướng gia tăng. Hơn nữa, công tác đào tạo nghề cho lao động ở nơng thơn
được triển khai cịn chậm. Tính đến cuối năm 2015, mới tổ chức dạy nghề cho
132.148 lao động nông thôn, đạt 27,1% kế hoạch năm; trong đó có 92.322
người đã học xong, 67.052 người có việc làm (đạt 72,6%) chủ yếu là tự tạo
việc làm. Ở nhiều bộ, ngành, địa phương, cán bộ và xã hội nhận thức chưa
đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đào tạo nghề chỉ là cứu
cánh, có tính thời điểm, khơng phải là vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục
và có hệ thống. Những hạn chế đó đang làm cản trở đến việc tạo việc làm cho
lao động nông thôn nước ta thời gian qua.[11]


18

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lao động - việc làm của
người lao động nông thôn trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang
,tỉnh Hà Giang.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Quang
Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình trạng việc làm và giải
pháp tạo việc làm cho lao động trong khu vực nông thôn trên địa bàn xã
Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang trong thời gian từ năm 2015
đến năm 2017.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Xã Quang Minh - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang
- Thời gian nghiên cứu: Từ 13/8/2018 đến ngày 23/12/2018

3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn xã Quang Minh.
- Đánh giá thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên
địa bàn xã Quang Minh.
- Một số thuận lợi và khó khăn trong giải quyết việc làm cho người lao
động trên địa bàn xã Quang Minh.
- Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao
động nông thôn trên địa bàn xã Quang Minh.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp


×