Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã việt xuân, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.34 KB, 126 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và
kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ một
học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc. Và trong quá trình thực hiện đề tài tại địa phương tôi luôn chấp
hành và thực hiện đúng mọi quy định của địa phương nơi tôi thực tập.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện khoá luận
Trần Đình Biển
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp đại học,
ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
các cá nhân trong và ngoài trường.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo
trong khoa Kinh tế và phát triển nông thôn cùng các thầy cô giáo trong trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tại
trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo – CN
Đồng Thanh Mai, người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian và tâm
huyết đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã Việt Xuân,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, cùng toàn thể các hộ gia đình và người
lao động trên địa bàn xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt
nội dung đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn khoá luận tốt nghiệp của
mình.
Trong quá trình thực hiện đề tài vì nhiều lý do chủ quan và khách quan


nên khóa luận của tôi không thể tránh khỏi những sai xót, hạn chế. Vậy nên
tôi rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô và bạn đọc để
khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Người thực hiện khóa luận
Trần Đình Biển
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Để xã hội và đời sống người dân ngày một phát triển thì những công
việc quan trọng hàng đầu mà chúng ta cần thực hiện đó là tạo việc làm và giải
quyết việc làm cho người lao động. Giải quyết việc làm luôn là một vấn đề
nóng hổi và còn là thách thức cần được quan tâm với mỗi chúng ta. Muốn đất
nước phát triển, đời sống người dân được nâng cao thì trước hết chúng ta cần
phải giải quyết việc làm cho người lao động và xóa đói giảm nghèo. Hiện nay
đất nước đang ngày một phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng
CNH-HĐH vậy nên vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn
đang cần được quan tâm sâu sắc và có những bước đi tích cực. Xã Việt Xuân,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là một xã có nguồn lao động dồi dào, trên
địa bàn xã ngoài những công việc nông nghiệp còn có nhiều ngành nghề phi
nông nghiệp, tuy nhiên vẫn còn có nhiều lao đông chưa có việc làm, hoặc có
nhưng những việc làm này không ổn định, không mang tính chuyên môn.
Trên những cơ sở đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc”.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu nghiên cứu chính là:
Đánh giá thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn xã Việt Xuân; phân tích chỉ ra những kết quả, hạn chế từ cơ sở đó
đề xuất những giải pháp tăng cường giải quyết việc làm nâng cao đời sống
của người dân.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, cần có những mục tiêu sau: Góp

phần hệ thống lý luận và thực tiễn việc làm lao động nông thôn, đánh giá thực
trạng việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân, phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã
Việt Xuân, đề xuất phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao
iii
động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân.
Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài là lao
động, việc làm cho lao động trên địa bàn xã Việt Xuân.
Chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận của đề tài, giúp hiểu sâu hơn về
đối tượng cần nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi đưa ra một số khái niệm cơ bản
về lao động nông thôn như sau: Việc làm, việc làm nông thôn, người có việc
làm, tạo việc làm, lao động, lao động nông thôn, đăc điểm của việc làm nông
thôn, đặc điểm của lao động nông thôn
Cùng với những lý luận này, nghiên cứu còn đề cập và làm sáng tỏ
những vấn đề như lý luận về giải quyết việc làm cho nông thôn và ý nghĩa tạo
việc làm cho lao động nông thôn, các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho
lao động nông thôn.
Như chúng ta đã biết, lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, là cơ sở để ta
tìm hiểu thực tiễn của vấn đề rõ hơn, sâu sắc hơn. Chúng tôi đã đưa ra cơ sở
thực tiễn như sau: Kinh nghiệm của một số nước về giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn,thực trạng phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại
Việt Nam, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn, kết quả giải quyết việc làm của một số địa
phương trong nước
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn tại điạ bàn
xã Việt Xuân, qua đó có một số vấn đề nổi bật như sau: Thưc trạng giải quyết
việc làm trên địa bàn xã Việt Xuân, phân tích đưa ra các kết quả đã đạt được
và những hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết việc làm cho lao đọng
trên địa bàn xã Việt Xuân. Chất lượng lao động của xã hiện nay còn thấp, chủ

yếu là lao động chỉ đạt trình độ trung học cơ sở, tỷ lệ lao động được tham gia
các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn và có các bằng cấp là rất thấp. Ngoài số
lao động làm việc trong các ngành nghề kinh tế khác nhau ra thì số người
iv
trong độ tuổi lao động hiện là học sinh, sinh viên tham gia học tập tại các
trường THPT, các trường đại học, cao đẳng… còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Những
lao động này thì chưa tham gia bất kì vào một ngành nghề kinh tế nào cho nên
khi nghiên cứu đề tài này thì chúng tôi không xét đến việc những lao động
này tham gia vào ngành kinh tế nào hay là trình độ văn hóa, chuyên môn của
họ mà chỉ đưa ra giải pháp giải quyết việc làm sau khi học tập xong. Số lượng
lao động trên địa bàn xã đã tăng theo mỗi năm, tuy nhiên chưa thể phát huy và
có những công việc ổn định nâng cao đời sống người lao động.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn của
Đảng, Nhà nước, xã Việt Xuân đã tạo ra được sự chuyển biến cơ bản về
nhận thức, phương thức tạo mở việc làm, đã huy động được mọi nguồn lực
cho đầu tư phát triển và việc làm. Chương trình giải quyết việc làm đã được
triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, các
tổ chức đoàn thể. Do vậy mà công tác giải quyết việc làm đã đạt được một số
kết quả tích cực về số lượng, chất lượng cũng như mức ổn định việc làm.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại trong việc giải quyết việc làm
như: Thứ nhất, tỷ lệ lao động thiếu và không có việc làm ổn định còn cao.
Thứ hai, chưa có những chủ chương thiết thực và khuyến khích giải quyết
việc làm. Thứ ba, số lao động đi xuất khẩu lao động chưa cao, chưa tương
xứng với tiềm năng. Thứ tư, số lao động bị mất việc làm do mất đất là nhiều
nhưng trong số đó thì lại rất ít lao động tìm được việc làm ổn định. Thứ
năm,trên địa bàn xã có nhiều công việc phi nông nghiệp rất tích cực, tuy
nhiên còn chưa áp dụng được những thế mạnh này vào giải quyết việc làm
Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại trên, chúng tôi đưa ra một số
giải pháp:
- Giải pháp 1: Bổ xung, hoàn thiện các chủ trương chính sách mới trong

giải quyết việc làm
v
- Giải pháp 2: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để phát triển và tạo ra
việc làm mới
- Giải pháp 3: Tổ chức đào tạo và giới thiệu việc làm
- Giải pháp 4: Phát triển các ngành nghề kinh tế
- Giải pháp 5: Tăng số lượng xuất khẩu lao động
- Giải pháp 6: Quan hệ hợp tác
Khóa luận đã đưa ra các giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm và tạo
cơ hội có việc làm cho người lao động nông thôn trong xã bây giờ và trong
tương lai. Những giải pháp này nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn lao
động để họ có cơ hội tham gia vào thị trường lao động trong và ngoài nước.
Trên cơ sở đó thì chúng tôi đưa ra kiến nghị đối với tỉnh, huyện và địa
phương nhằm góp phần giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn
trên địa bàn xã.
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
DANH MỤC BẢNG xvii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xviii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: 3
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý luận về việc làm, lao động nông thôn 3
2.1.1.Những lý luận chung về việc làm và việc làm nông thôn 3
2.1.2 Cơ sở lý luận về lao động nông thôn 7
2.1.3 Đặc điểm của việc làm nông thôn và lao động nông thôn 10
2.1.4 Nội dung của giải quyết việc làm cho lao đông nông thôn 14
2.1.5 Ý nghĩa tạo việc làm cho lao động nông thôn 16
2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động 19
2.2 Cơ sở thực tiễn 25
2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. 25
2.2.2 Thực trạng phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại Việt Nam 28
2.2.4 Kết quả giải quyết việc làm của một số địa phương 31
2.2.5 Bài học kinh nghiệm rút ra 34
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ 35
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1 Đăc điểm của địa bàn nghiên cứu 35
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 35
3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 38
3.1.3 Đánh giá đặc điểm địa bàn đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động trên địa
bàn xã Việt Xuân 44
3.2Phương pháp nghiên cứu 45
3.2.1 Phương pháp chọn điểm 45
Việt Xuân là một xã có tình hình phát triển kinh tế ổn định, với lực lương lao động
dồi dào vậy nên mỗi năm cần giải quyết rất nhiều việc làm cho những lao động mới
bước vào sản xuất trên địa bàn, và những lao động còn chưa có việc làm và không có
vii
việc làm thường xuyên. Từ lý do này nên tôi đã chọn địa bàn xã Việt Xuân để nghiên
cứu chủ đề này 45
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 46

- Số liệu thứ cấp: Đề tài thu thập nguồn tài liệu đã công bố bao gốm: nguồn tài liệu
từ sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu, số liệu của tổng cục thống kê, cùng với số
liệu thống kê và tài liệu của địa phương đã công bố trong 3 năm 2011,2012,2013 46
Với những số liệu này sẽ giúp cho em viết phần cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài,
bao gồm một số nội dung như sau: Dân số, lao động, điều kiên cơ sở hạ tầng,tình hình
phát triển kinh tế…của xã Việt Xuân 46
3.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 46
3.2.4 Phương pháp phân tíchdữ liệu 46
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1 Thực trạng việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân 47
4.2 Thực trạng về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân
59
4.2.1 Thực trạng phát triển các ngành nghề kinh tế 59
Chính quyền địa phương cần đầu tư và từng bước phát triển các ngành nghề kinh tế sản
xuất trên địa bàn xã để nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn. Mở rộng quy
mô sản xuất để tạo thêm nhiều việc làm và sử dụng sức lao động của người lao động
trên địa bàn xã. Từ đó tạo ra nhiều việc làm mới hơn nữa cho lao động nông thôn để
góp phần giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn xã Việt Xuân 59
4.2.1.1 Phát triển ngành kinh tế nông nghiệp 59
Chúng ta đang ở trong quá trình CNH-HĐH đất nước vậy nên xu hướng kinh tế sản
xuất phần lớn đang chuyển sang các ngành CN-DV. Các vùng sản xuất nông nghiệp
đang dần bị thu hẹp mất diện tích đất, cùng với đó là sự tiến bộ của KH-KT ngày càng
sử dụng đến nhiều máy móc để thay sức lao động là chính. Vậy nên ta thấy ngành nông
nghiệp ngày càng có mức sản xuất thấp đi, số lao động trong ngành cũng ngày một ít đi
và có nguy cơ bị thất nghiệp. Vậy nên chúng ta cần mở thêm mới những hoạt động, lĩnh
vực trong ngành nông nghiệp mà đang có xu hướng phát triển để tạo ra những việc làm
mới. Quan sát bảng 4.5 ta thấy tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trên địa bàn
xã năm 2011 là 15,97 tỷ đồng, trong đó trồng trọt chiếm 57,17% với 9,13 tỷ đồng và
chăn nuôi sản xuất ra 6,84 tỷ đồng chiếm 42,43% trong tổng cơ cấu sản xuất nông
nghiệp. Đến năm 2012 thì ngành nông nghiệp có xu hướng sản xuất giảm còn 15,64 tỷ

đồng, tuy nhiên trong đó thì cơ cấu sản xuất trồng trọt lại tăng lên là 9,29 tỷ với cơ cấu
chiếm 59,40%, còn lại là chăn nuôi với 6,36 tỷ đồng. Và đến năm 2013 thì tổng giá trị
sản xuất ngành nông nghiệp là 15,12 tỷ đồng, nó vẫn có xu hướng giảm. Trong năm
2013 thì trồng trọt chiếm 10,21 tỷ đồng với 67,53% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp,
và chăn nuôi là 4,91 tỷ đồng chiếm 32,47% cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp 59
Bảng 4.5 Kết quả phát triển ngành kinh tế nông nghiệp của xã qua 3 năm( 2011-2013) 61
(Nguồn: Ban thống kê xã Việt Xuân 2014) 61
Qua bảng số liệu trên ta thấy ngành nông nghiệp trên địa bàn xã đang có dấu hiệu sản
xuất ngày một giảm, mức sản xuất qua các năm giảm dần. Trên địa bàn trong những
năm gần đây đã và đang mở rộng cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông có sử dụng đến
diện tích đất nông nghiệp của người dân, nên rất nhiều lao động mất đất nông nghiệp để
sản xuất, ngoài ra còn có một số các công ty mua lại đất ruộng của người lao động để
mở địa bàn kinh doanh sản xuất, vậy nên sản xuất nông nghiệp ngày bị thu hẹp về quy
mô, và giảm thiểu số lao động đang có việc làm trong lĩnh vực này. Chính quyền địa
viii
phương và người dân cần đầu tư hơn, phát triển sản xuất nông nghiệp theo nhiều hướng
tích cực như trồng cây thâm canh, trồng bí…và mở rộng quy mô, trang trại của những
hộ chăn nuôi để nâng cao thu nhập cho người lao động và tạo ra nhiều việc làm mới hơn
nữa 62
4.2.1.2 Phát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp 62
Đất nước đang ngày một phát triển và đi lên, việc giao lưu học hỏi KH-KT để áp dụng
vào sản xuất là rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt là trong các ngành như CN-DV.
Chúng ta cần đầu tư và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống sản xuất để từ đó
nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng quy mô để tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông
thôn trên địa bàn.Người lao động trên địa bàn ngoài những công việc nông nghiệp ra thì
còn rất ham tìm tòi và kiếm những công việc phù hợp để tăng thu nhập. Trên địa bàn xã
có làng nghề dịch vụ vận tải đường thủy ở thôn Việt An, với thế mạnh của mình nằm
cạnh sông Phó Đáy chảy ra sông Hồng, làng nghề này rất phát triển và tạo ra nhiều công
ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn thôn, cũng như lao động trên địa bàn xã.
Vậy nên trên địa bàn xã luôn có mức sản xuất ở ngành dịch vụ rất cao. Từ bảng 4.7 ta có

thể thấy được giá trị sản xuất của ngành TM-DV tăng lên theo mỗi năm cả về cơ cấu và
số lượng, năm 2011 giá trị sản xuất của ngành đạt 52,67 tỷ đồng và chiếm đến 70,58%
trong cơ cấu tổng giá trị thu nhập của xã. Đến năm 2012 mức sản xuất đã tăng lên 61,04
tỷ đồng chiếm 73,37% trong tổng cơ cấu sản xuất. Đến năm 2013 ngành này vẫn có mức
sản xuất tăng rất mạnh mẽ và đáng mừng, ngành TM-DV đã đạt được 72,63 tỷ đồng và
chiếm 75,01% trong tổng giá trị sản xuất của toàn xã. Bên cạnh đó thì ngành TTCN-XD
cũng tăng dần theo mội năm, năm 2011 ngành này đạt 5,98 tỷ đồng và chiếm 8,01%
trong cơ cấu sản xuất, đến năm 2013 ngành TTCN-XD đã đạt 9,08 tỷ đồng và chiếm
9,37 % trong tổng cơ cấu sản xuất của xã 62
(Nguồn: Ban thống kê xã Việt Xuân 2014) 64
Bình quân qua 3 năm ngành TTCN-XD có tốc độ phát triển đạt 121,58% và ngành TM-
DV có tốc độ phát triển bình quân là 117,44%, đây là những kết quả khá tốt mà xã đã
đạt được. Các ngành này đã mở rộng và có quy mô lớn tạo ra rất nhiều những công việc
cho người lao động trên địa bàn. Cần phát huy và làm tốt hơn nữa để những ngành nghề
này tạo ra nhiều giá trị sản xuất hơn và nhất là tạo ra nhiều việc làm hơn, để giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã 65
4.2.2 Đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn 65
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy những lao động được điều tra đều được biết đến
các chương trình cũng như chủ trương đào tạo nghề của địa phương và nhà nước
thông qua các cách tuyên truyền khác nhau. Hầu hết lao động được biết đên các
chương trình này từ các cán bộ tuyên truyền của địa phương. Đây là một điều đáng
mừng và cần được phát huy hơn nữa, cần được tuyên truyền một cách thuyết phục để
không những người lao động biết đến các chương trình này mà họ còn tích cực tham
gia vào các lớp đào tạo việc làm này 66
4.2.2.3 Chương trình và phương pháp tổ chức đào tạo nghề 66
Qua số liệu điểu tra ở bảng 4.9 dưới đây thì hầu hết đánh giá của lao động được điều
tra trên địa bàn đều cho rằng những chương trình đào tạo nghề, các lớp tập huấn cho
lao động nông thôn đều mang lại những lợi ích nhất định về thu nhập và giải quyết
việc làm. Trong tất cả các ý kiến đánh giá thì không có ý kiến nào cho rằng đào tạo
nghề là không phù hợp với nhu cầu lao động. Trong số 80 lao động được điều tra có

54 lao động đánh giá đào tạo việc làm phù hợp với nhu cầu lao động, chiếm 67,50%.
Còn lại 26 người lao động cho rằng chương trình đào tạo nghề giúp tăng thu nhập cho
người lao động, chiếm 32,50% 69
ix
Bảng 4.9 Đánh giá của người lao động về chương trình đào tạo nghề 69
Nội Dung 69
Số lượng lao động(80) 69
CC(%) 69
Phù hợp nhu cấu lao động 69
54 69
67,50 69
Giúp tăng thu nhập 70
26 70
32,50 70
Đánh giá chung về khóa đào tạo 70
+ Rất tốt 70
38 70
47,50 70
+ Tốt 70
33 70
41,25 70
+ Bình thường, chưa tốt 70
9 70
11,25 70
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014) 70
Hầu hết qua các ý kiến đánh giá của người lao động thì họ đều nhận thấy rằng các
khóa đào tạo nghề cho lao động đều tôt và thực hiện được yêu cầu đưa ra là dạy nghề
cho người lao động. Trong đó có 38 lao động, chiếm 47,50% cho rằng các khóa đào
tạo là rất tốt, 33 lao động, chiếm 41,25% đánh giá khóa đào tạo là tốt và còn lại
11,25% đánh giá khóa đào tạo là trung bình. Qua đó ta thấy rằng phần lớn lao động

cho rằng các khóa đào tạo là tốt và phục vụ được cho quá trình giải quyết việc làm,
tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số lao động thấy rằng khóa đào tạo có nội dung
chưa tốt với 9 lao động được điều tra cho ý kiến như vậy. 70
4.2.2.4 Tình hình tham gia các lớp đào tạo của lao động 70
4.2.2.4 Tình hình ứng dụng của các lớp đào tạo 72
Để đầu tư mở được các lớp dạy nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã là rất
khó, tuy nhiên để các lớp, các chương trình đào tạo này mang lại hiệu quả lại là một
chuyện khó hơn. Không những hiệu quả trong quá trình giảng dạy, truyền đạt nghề,
mà điều quan trọng là cần đến hiệu quả, sự ứng dụng của các lớp đào tạo đến người
lao động sau khi theo học để họ áp dụng vào quá trình sản xuất, chế biến. Trong 200
lao động được điều tra thì chỉ có đến 30 lao động đã tham gia vào lớp chuyển giao kỹ
thuật, 13 lao động tham gia vào các khóa tham quan mô hình sản xuất. Dưới đây là ý
kiến đánh giá tính ứng dụng của các lao động điều tra đã tham gia học 72
Bảng: 4.12 Đánh giá ứng dụng của các lớp đào tạo vào sản xuất 73
Nội dung 73
Không ứng dụng được 73
Ứng dụng được một phần 73
Ứng dụng hiệu quả 73
Số lượng (người) 73
Cơ cấu 73
(%) 73
Số lượng ( người) 73
x
Cơ cấu (%) 73
Số lượng (người) 73
Cơ cấu (%) 73
Lớp tập huấn KT 73
30 73
8 73
26,67 73

15 73
50 73
7 73
23,33 73
Trình diễn mô hình 73
13 73
1 73
7,70 73
10 73
76,92 73
2 73
15,38 73
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014) 73
Trong số các lao động được điều tra, qua bảng 4. 12 ta có thể thấy rằng ý kiến của lao
động đánh giá về tính ứng dụng của các lớp đào tạo là khá thấp, chỉ có 7 lao động
tham gia đánh giá là qua quá trình được đào tạo thì có thể áp dụng hiệu quả các kiến
thức này vào trong sản xuất, số ý kiến này chỉ chiếm 23,33% trong số các lao động
điều tra đã tham gia học. Có đến 15 lao động, tương đương với 50% số lao động đã
tham gia cho rằng qua quá trình học thì chỉ áp dụng được một phần kiến thức vào sản
xuất, còn lại 26,67% lao động đã tham gia học các lớp đào tạo này cho rằng không thể
ứng dụng được gì vào thực tế sản xuất. Cũng tương tự như vậy, trong chương trình
tham quan mô hình sản xuất mới, thì chỉ có đến 2 lao động tham gia là đánh giá
chương trình có tính ứng dụng cao, chiếm 15,38%, còn lại 76,92 lao động được điều
tra khi đã học khóa này cho rằng chương trình có tính ứng dụng thấp, chỉ ứng dụng
được một phần. Còn lại 7,70% ý kiến của lao động được điều tra theo học thì cho rằng
chương trình không có tính ứng dụng vào thực tế. Qua những con số trên ta nhận thấy
rằng hiệu quả và tính ứng dụng của các chương trình này theo ý kiến đánh giá của các
học viên là chưa cao. Nguyên nhân có thể là do các lớp đào tạo cán bộ giảng dạy
truyền đạt một cách quá máy móc khó hiểu, ít có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị giảng dạy, nội dung hầu như là trên lý thuyết. Và một phần cũng có thể do

nhận biết của học viên còn hạn chế, các học viên còn chưa đánh giá, ý thức được tầm
quan trọng của các chương trình đào tạo vào trong sản xuất,cũng như giải quyết việc
làm 73
4.2.3 Xuất khẩu lao động và liên doanh với các công ty, doanh nghiêp 74
Một phần quan trọng không thể thiếu trong việc giải quyết việc làm là tư vấn hướng
nghiệp cho người lao động đi tham gia xuất khẩu lao động và đi lao động cho các
doanh nghiệp, công ty trên địa bàn và các địa bàn lân cận. Trong những năm qua xã
luôn có những chủ trương tư vấn lao động đi lao động nước ngoài, có văn phòng tư
vấn lao động cho người dân, có những tổ chức liên kết chính thức với chính quyền các
cấp trên như hội nông dân, đã tổ chức liên kết đi xuất khẩu lao động với các công ty
và trung tâm uy tín. Băng chứng cho thấy số lao động tham gia đi lao động nước
xi
ngoài trên địa bàn xã ngày một tăng, nó đã giúp giải quyết được việc làm cho một số
lao động trên địa bàn, và nâng cao thu nhập cho họ, cũng thư tổng giá trị sản xuất trên
địa bàn 74
Qua bảng số liệu ta thấy số lượng lao động tham gia xuất khẩu trên địa bàn xã tăng
lên theo mỗi năm. Năm 2011 trong tổng số 2517 lao động thì có 33 lao động tham gia
xuất khẩu, đạt 1,31%, đến năm 2012 thì số lao động đi xuất khẩu đã tăng lên 39 lao
động và đến năm 2013 thì có 1,64% lao động đi xuất khẩu nước ngoài với số lao động
là 42 người. Qua số liệu ta thấy số lao động đi xuất khẩu ngày một tăng vì đây là một
môi trường thuận lợi và có thu nhập tốt. Tuy nhiên so với tổng số lao động thì số
người đi xuất khẩu lao động vẫn còn ít, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lực lượng lao động
hàng năm. Như vậy số lao động được đưa đi xuất khẩu lao động tăng trong giai đoạn
2011-2013 còn chưa tương xứng với tiềm năng. Cần có những chính sách tuyên
truyền để khuyến khích người lao động tham gia xuất khẩu lao động để giải quyết
việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn xã Việt Xuân 75
Bên cạnh đó thì trên địa bàn xã cũng có 1 nhà máy sản xuất gạch men, và nhà máy
nước sạch đang được đưa vào xây dựng, và những địa bàn lân cận trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc, cũng như địa bàn TP Việt Trì tỉnh Phú Thọ có rất nhiều khu công nghiệp,
nhà máy có yêu cầu lượng công nhân rất lớn. Người dân lao động trên địa bàn nhận

thấy đây cũng là một hướng rất tốt và tích cực để giải quyết việc làm, nên đã có rất
nhiều lao động tham gia vào các công ty, doanh nghiệp này, từ đó đã giúp giải quyết
được một số việc làm cho lao động nông thôn 75
Bảng 4.14 Tình hình lao động tham gia làm việc vào các công ty lao động 76
Nội dung 76
Số lao động ( N=200) 76
Cơ cấu (%) 76
Lao động tại nhà máy gạch trên địa bàn xã 76
5 76
2,50 76
Lao động tại các công ty, nhà máy ở trong huyện, tỉnh 76
3 76
1,50 76
Lao động tại các công ty, nhà máy ngoài tỉnh 76
4 76
2,00 76
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014) 76
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình lao động tham gia vào các công ty, nhà máy tuy
chưa được cao, nhưng đây là một giải pháp hay để giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân, để vấn đề giải phóng sức lao động sẵn có trên
địa bàn làm việc tại địa phương và các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao
động có thể được thực hiên tốt. Trong các lao động được điều tra thì có 5 lao động
tham gia làm việc tại nhà máy gạch trên địa bàn, 3 lao động tham ra làm việc cho các
lao động cho các công ty, nhà may trên địa bàn huyện, tỉnh nhà. Và có 4 lao động
tham gia lam việc cho các cơ sở khác ngoài tỉnh. Tổng số các lao động tham gia làm
việc cho tất cả các cơ sở này chiếm 6% trong tổng số các lao động được điều tra. Tuy
nhiên, đây vẫn là một con số khiêm tốn, vì đây là một hướng hay cho việc giải quyết
việc làm cho người lao động. Nguyên nhân có thể là: 76
Hộp 4.2 : Ý kiến người lao động về trợ giúp của chính quyền 76
xii

Chúng tôi tự tìm kiếm việc làm ở các công ty, doanh nghiệp để có việc mà làm và
kiếm thêm tiền còn chi tiêu, tự đi nộp hồ sơ và xin làm công nhân, chứ không được hỗ
trợ gì từ chính quyền 76
Theo chị Chu Thị Sáu, thôn Phượng Lâu, xã Việt Xuân 76
(Nguồn: Số liệu điều tra 2014) 76
Qua ý kiến trên có thể thấy rằng để giải quyết việc làm cho người lao động, một
trong những hướng hay là giải phóng sức lao động sẵn có trên địa bàn để tham gia
làm việc cho các công ty, doanh nghiệp. Từ đó, chính quyền cần quân hệ, hợp tác và
liên kết với các công ty, doanh nghiệp để khi họ có nhu cầu tuyển lao động thì chính
quyền sẽ tham gia tuyên truyền hướng dẫn và giới thiệu cho người lao động nông thôn
trên địa bàn 76
4.2.4 Hỗ trợ cho người lao động trong giải quyết việc làm trên địa bàn xã Việt Xuân
77
4.2.4.1 Cơ sở hạ tầng 77
Để giải quyết việc làm cho tốt thì cần phải có cơ sở hạ tầng vững chắc và đầy đủ.
Hiện nay, trên địa bàn xã hệ thống giao thông còn chưa thực sự được tốt, thông tin
liên lạc chưa đáp ứng được sự phát triển của người dân. Ngoài ra cơ sở hạ tầng phục
vụ cho sự sản xuất, đào tạo nghề còn thiếu, hạn chế do nguồn vốn,sự đầu tư của trung
ương chính quyền còn chưa đủ. Các lớp đào tạo phục vụ đến 30 lao động mà máy
móc chỉ có từ 1-2 cái. Từ những thực tế trên cho thấy rằng nguồn lực để đào tào nghề,
sản xuất cho lao động nông thôn trên địa bàn còn rất hạn chế. 77
Hộp 4.3: Đánh giá về chất lượng lớp tập huấn của học viên 77
Tại lớp tập huấn tôi tham gia, giáo viên chỉ giảng dạy trên sách vở, mà không có
máy móc và thiết bị để thực hành, nên tôi không áp dụng được nhiều vào sản xuất 77
Theo ông Phan Văn Minh, thôn Diệm Xuân, xã Việt Xuân 77
(Nguồn: Số liệu điều tra 2014) 77
Trong thời gian tới thì địa phương cần chú trọng hơn và xin những nguồn kinh phí từ
trên để tiếp tục đầu tư cho quá trình đào tạo dạy nghề và phát triển mở rộng quy mô
cho các ngành sản xuất 77
4.2.4.2 Hỗ trợ vay vốn 77

Vốn là một phạm trù kinh tế trong nền kinh tế thj trường, là nguồn lực quan trọng để
phát triển kinh tế- xã hội. Đối với xã Việt Xuân thì vốn là một nhân tố vô cùng quan
trọng và cần thiết để phát triển kinh tế xã hội cũng như việc làm của người lao động
trên địa bàn xã. Nó thúc đẩy sự phát triển , chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nó giúp người
lao động có thể có nhiều cơ hội sản xuất, mở rộng quy mô làm ăn và tạo ra việc làm
mới cũng như củng cố những việc làm đang có. Vốn giúp cho đời sống người dân
được nâng cao, giảm nghèo và phát triển xã hội. 77
Hiên nay, trên địa bàn có các đoàn thể, tổ chức cho vay vốn từ các đơn vị như hội
phụ nữ, hội CCB, đoàn thanh niên. Qua bảng số liệu 4.15 ta thấy các hội và ban ngành
ở địa phương đã cho vay được cho rất nhiều lao động để giải quyết việc làm, đầu tư
làm ăn. Với mỗi hội thì số tiền cho hội viên vay là khác nhau, tuy nhiên cùng chung
đặc điểm cho vay trong thời hạn 3 năm và với mức lãi xuất thấp là 0.65% trên 1
tháng. Hội phụ nữ đã cho được 87 lao động vay vốn với mức vốn là 2.379 triệu đồng
trên mỗi lao động. Hội CCB cho 76 hội viên vay với mức vay là 2.142 triệu đồng trên
1 hội viên, hội nông dân cho vay được 73 hội viên với mức vay là 2.512 triệu đồng
trên 1 hội viên và đoàn thanh niên cho vay được 31 đội viên với 1,422 triệu đồng đói
với mỗi hội viên vay vốn. Nhìn chung trên địa bàn đã có những nguồn vốn vay rất
tích cực từ các hội với mức lãi xuất rất thấp, nó giúp người lao động trên địa bàn xã
xiii
Việt Xuân giải quyết được những khó khăn trong quá trình lao động sản xuất, từ đó
nó có ảnh hưởng tích cực đến quá trình giải quyết việc làm 78
Nguồn vốn 79
Đối tượng vay 79
Mục đích vay vốn 79
Hình thức vay 79
Số người vay 79
Số lượng vay 79
(triệu đồng) 79
Thời hạn 79
Vay(năm) 79

Lãi xuất 79
Vay(tháng) 79
Hội phụ nữ 79
Hội viên 79
Phục vụ sản xuất kinh doanh của lao động 79
Tín chấp 79
87 79
2.379 79
3 79
0.65 79
Hội CCB 79
Đoàn thanh niên 79
Hội nông dân 79
Cần có những chính sách khuyến khích và ưu đãi hơn nữa để có thể thực hiện tốt cho
quá trình hỗ trợ cho vay để tăng quy mô sản xuất, từ đó để giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân được đẩy mạnh và thực hiện được tốt hơn
nữa 80
Quan sát bảng 4.16 ta có thể nhận thấy giá trị quan trọng của việc hỗ trợ vay vốn cho
người lao động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân. Trong tổng số 200 lao động
được điều tra thì có 32 lao động được vay vốn còn lại 168 lao động chưa được vay
vốn, tuy nhiên trong số 32 lao động được vay vốn này thì có đến 14 lao động tạo ra
việc lam mới từ quá trình được vay vốn và có đến 17 lao động áp dụng được nguồn
vay vào trong quá trình sản xuất. Còn trong số 168 lao động không được cho vay vốn
thì chỉ có rất ít lao động tự tìm kiếm được việc làm mới, số còn lại thì không giải
quyết được vấn đề gì 80
Nội dung 81
Tổng số 81
Số lao động mới giải quyết được việc làm 81
Số lao động áp dụng nguồn vốn vay vào trong sản xuất kinh doanh 81
Số lao động được vay vốn mà chưa có việc làm( có mà chưa ổn định) 81

Số lao động được vay vốn 81
32 81
14 81
17 81
1 81
Số lao động không được vay vốn 81
168 81
xiv
4 81
0 81
0 81
Qua bảng trên thì ta thấy việc làm và việc tạo ra việc làm mới với những người lao
động được điều tra có phụ thuộc rất lớn đến nguồn vốn ưu đãi của chính quyền và các
tổ chức trên địa bàn xã. Từ đó ta nhận thấy một trong những công việc quan trọng của
việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là đầu tư và cho vay vốn với lãi xuất
ưu đãi cho lao động nông thôn trên địa bàn 82
4.2.4.3 Hỗ trợ thông tin 82
Chính quyền địa phương cần có những kế hoạch và cách triển khai hỗ trợ đến người
lao động thông tin đến công việc tại các công ty, doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển
dụng lao động, các chương trình đào tạo nghề, các chương trình đi xuất khẩu lao động
đến với người lao động trên địa bàn. Cần được nhật thông tin luôn mới và kịp thời qua
các loa phát thanh ở các thôn xóm, thông qua trưởng thôn, các cuộc họp dân 82
Hộp 4.4: Đánh giá của người dân về hỗ trợ thông tin trên địa bàn xã Việt Xuân 82
Chúng tôi ít được biết thông tin từ chính quyền đến các chương trình tuyển dụng
lao động, các chính sách liên quan đến giải quyết việc làm. Mà biết đến qua báo, đài,
truyền hình là chính. 82
Theo ông Chu Văn Mạnh, thôn Việt An, xã Việt Xuân 82
(Nguồn: Số liệu điều tra 2014) 82
Qua ý kiến của người dân về tình hình thông tin trên địa bàn xã, chúng ta có thể thấy
rằng trên địa bàn xã thì việc tuyên truyền thông tin đến người dân là còn hạn chế. Từ

đó chính quyền xã cần có nhiều hơn các chương trình tuyên truyền, hỗ trợ thông tin
đến với người nông dân trên địa bàn, nó có ích lợi trong việc giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn, giúp người dân có thể tìm kiếm được việc làm 82
4.2.5 Kết quả giải quyết việc làm trong 3 năm của xã Việt Xuân 82
4.2.6 Đánh giá về thực trạng giải quyết việc làm trên địa bàn xã Việt Xuân 84
4.2.6.1 Thành tựu 84
Trong 3 năm từ 2011 – 2013 thì nền kinh tế của xã đã có những bước phát triển tăng
lên theo mỗi năm. Năm 2011 với tổng giá trị sản xuất đạt 74,62 tỷ đồng và mức thu
nhập bình quân đầu người đạt 17,5 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2012 tổng giá
trị sản xuất của toàn xã là 83,19 tỷ đồng và mức thu nhập bình quân trên đầu người
đạt 18,97 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2013 tổng giá trị sản xuất của xã đạt 96,83
tỷ đồng và thu nhập bình quân trên đầu người là 24,27 triệu đồng/người/năm. Trong
khi tình hình thế giới đang gặp khủng hoảng về kinh tế mà xã Việt Xuân vẫn có mức
tăng cả về giá trị sản xuất và thu nhập, thì đây là một thành tựu to lớn 84
Chính quyền xã Việt Xuân luôn tích cực trong công cuộc giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn. Xã đã tổ chức được các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho lao động
nông thôn. Chính quyền xã còn thực hiện theo các chủ trương, chính sách của đảng và
nhà nước và chính quyền các cấp về việc giải quyết việc làm cho lao động. Ngoài ra
xã còn thực hiện các chương trình ưu đãi hỗ trợ cho nông dân vay vốn để tăng ra sản
xuất và tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó chính quyền xã còn tổ chức hoạt động hướng
nghiệp, tư vấn việc làm cho lao động với sự thực hiện của ban lao động việc làm xã.
Trên địa bàn xã ngày càng có số lao động tham gia lao động ở các công ty, doanh
nghiệp tăng lên tạo thêm nhiều việc làm cho lao động, nâng cao thu nhập. 84
Số lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động cũng tăng theo mỗi năm, đã góp phần
vào công ccuocj giải quyết việc làm cho lao động nông thôn,đây cũng là một trong
những thành tựu giải quyết việc làm đã đạt được trên địa bàn 85
xv
4.2.6.2 Hạn chế 85
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc giải quyết việc làm, thì vẫn tồn tại
một số hạn chế cần được khắc phục. Những hạn chế đó là: 85

Một là, Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực và ngành kinh tế chưa cân đối. Tuy
xu hướng chuyển dịch theo chiều hướng tốt nhưng số lao động được tạo việc làm
trong các ngành vẫn chưa đạt được kết quả cao 85
Hai là, đã tổ chức được các lớp tập huấn, đào tạo, tuy nhiên còn chưa đáp ứng được
nhu cầu học nghề của lao động, chất lượng các chương trình chưa cao 85
4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã 85
4.3.1 Các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước 85
Chính quyền địa phương còn có chính sách khuyến khích người lao động đi xuất khẩu
lao động để giải quyết việc làm và tăng thu nhập. 86
4.3.2 Phát triển kinh tế 86
4.4 Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn
ở xã việt xuân 91
4.4.1 Định hướng, mục tiêu giải quyết việc làm của xã việt xuân trong thời gian tới. 91
4.4.2 Các giải pháp cụ thể giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của xã Việt
Xuân trong thời gian tới 94
PHẨN V 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
5.1 Kết luận 98
5.2 Kiến nghị 100
5.2.1 Với nhà nước 100
5.2.2 Với chính quyền các cấp 100
5.2.3 Với doanh nghiệp, công ty, hộ gia đình 100
xvi
DANH MỤC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
DANH MỤC BẢNG xvii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xviii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1

PHẦN II: 3
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ 35
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
Bảng 3.1 cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã 37
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã năm (2011- 2013) 39
Bảng 3.3: Kết quả phát triển kinh tế của xã qua 3 năm (2011 - 2013) 43
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
Bảng 4.2: Lao động trong xã thiếu việc làm và không có việc làm ổn định năm
(2011 - 2013) 52
Bảng 4.6: Kết quả phát triển kinh tế các ngành phi nông nghiệp của xã qua 3 năm
(2011 - 2013) 64
Bảng 4.13: Số lao động đi xuất khẩu lao động của xã năm 2011-2013 74
PHẨN V 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
xvii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ Bình quân
BCH Ban chấp hành
CC Cơ cấu
CN – TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
TM – DV Thương mại – dịch vụ
CCB Cựu chiến binh
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
GDP Gross Domestic Product
GTSX Gía trị sản xuất
Ha Héc ta
HĐND Hội đồng nhân dân
ILO International Labour Organization
KH – KT khoa học – kỹ thuật

LLLĐ Lực lượng lao động
NĐ – CP nghị định – chính phủ
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SL Số lượng
TBXH Thương binh xã hội
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân
XKLĐ Xuất khẩu lao động
xviii
PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm là mối quan tâm hàng đầu của người lao động, là một trong
những vấn đề sống còn của toàn xã hội. Một trong những nỗi lo của toàn cầu
là thất nghiệp, thiếu việc làm.Vì vậy giải quyết việc làm là vấn đề xã hội
mang tính toàn cầu và đòi hỏi cấp bách trên toàn thế giới.
Theo tổng cục thống kê năm 2012 có đến trên 68% dân số nước ta đang
sống ở khu vực nông thôn, lực lượng này chiếm tới hơn 70% tổng lực lượng
lao động cả nước. Đây là một nguồn lực lao động dồi dào, đầy tiềm năng cho
sự phát triển kinh tế xã hội, là nơi cung cấp và hậu thuẫn đắc lực về nguồn
nhân lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Thêm vào đó, hầu hết các thị
trường lao động vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có nhiều khu
công nghiệp, khu chế xuất và ở ba vùng kinh tế trọng điểm. Ở vùng nông
thôn, vùng sâu vùng xa, thị trường lao động lại chưa phát triển nên dẫn đến
thực trạng là nơi thừa, nơi thiếu lao động. Đây cũng chính là hạn chế lớn nhất
của lao động nông thôn làm cho việc khai thác nguồn nhân lực ở đây vẫn còn
yếu kém. Tỷ lệ lao động ở nông thôn chiếm tới gần 70%, nhưng chỉ khoảng
13,4% trong số này được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Đây là thách thức lớn
đối với chính lao động nông thôn cũng như các nhà làm chính sách trước yêu
cầu CNH, HĐH nông thôn.

Nhìn chung, tình hình giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao
động ở nông thôn ở nước ta thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất
định tuy nhiên vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế. Lao độ vẫn ở trình độ thấp,
sử dụng máy móc còn thủ công và lạc hậu. Năng suất sản xuất tại nhiều ngành
nghề chưa cao, lao động không lành nghề dễ trở nên thất nghiệp. Vì vậy cần
phải có các giải pháp phù hợp giải quyết việc làm cho lao động nhằm chuyển
dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực hơn.
1
Xã Việt Xuân thuộc huyện Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc là nơi có
sự chuyển dịch về cơ cấu lao động lớn trong những năm qua. Và đã tạo ra rất
nhiều công việc cho lao động trên địa bàn xã. Tuy nhiên ở xã vẫn tồn tại
những khó khăn về giải quyết việc làm cho lao động như : chưa có những
chính sách khuyến khích để giúp người lao động có những suy nghĩ tích cực
để tìm kiếm và tạo ra những việc làm mới,ít được đầu tư cơ sở hạ tầng,và đào
tạo các ngành nghề cho các lao động chưa có việc làm còn ít. Để đánh giá cụ
thể về sự chuyển dịch lao động tại xã như thế nào, giải quyết việc làm cho lao
động ở xã đang ở mức độ nào,và những chính sách cụ thể về việc giải quyết
việc làm cho lao động tại xã, chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn tại địa bàn xã Việt Xuân- Vĩnh Tường- Vĩnh
Phúc”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
trên địa bàn xã.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn.

- Đánh giá thực trạng giải và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân, huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho
lao động trên địa bàn xã Việt Xuân.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
+ Đề tài tập trung nghiên cứu về các cách giải quyết việc làm cho lao
động trên địa bàn xã, các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho lao động nông
thôn tại xã( lao động trừ học sinh, sinh viên).
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Việt Xuân,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi về thời gian.
+ Số liệu phân tích thu thập từ năm 2011-2013
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2014 – 6/2014
PHẦN II:
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về việc làm, lao động nông thôn
2.1.1.Những lý luận chung về việc làm và việc làm nông thôn
2.1.1.1 Khái niệm việc làm
3
a. Khái niệm việc làm
Con người là động lực, động cơ, trung tâm của sự phát triển xã hội, với
nguồn lực của mình, con người cò thể tham gia đóng góp cho xã hội.
Việc làm là một khái niệm phức tạp, nó gắn với hoạt động thực tiễn

của con người Vì vậy để hiểu rõ việc làm chúng ta phải hiểu rõ người có
việc làm. Người có việc làm là những người trong độ tuổi lao động và đang
có việc làm ở các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội ( Bộ luật lao động, 2006).
Việc làm là một hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, có thu
nhập hoặc tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động, gia đình hoặc cộng
đồng (Chu Quang Tiến, 2001).
Việc làm trong bộ luật lao động Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam điều 13 chương II quy định: “Mọi hoat động tạo ra nguồn thu nhập
không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” ( Bộ luật lao động,
2006)
Theo quan điểm của Mác: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp
giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết như vốn, tư liệu sản xuất, công
nghệ,… để sử dụng sức lao động đó” ( Các Mác, 1984).
Một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn:
+ Hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và
các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ ra tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu
thức tạo ra thu nhập của việc làm.
+ Hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ ra tính pháp
lý của việc làm, quan điểm đó rõ rang hơn so với quan điểm của tổ chức ILO.
Hoạt động có ích không giới hạn về phạm vi, hành nghề và hoàn toàn phù hợp
với sự phát triển thị trường lao động ở VN trong quá trình phát triển nền kinh
tề nhiều thành phần.
Nhận thức về việc làm ngày càng mang tính tích cực và đổi mới hơn,
nếu như trước đây người ta cho rằng chỉ có việc trong xí nghiệp quốc doanh
4
và biên chế nhà nước mới là ổn định, là lâu dài. Thì suy nghĩ bây giờ đã rất
đổi mới, những người lao động sẵn sang tìm và làm các ngành nghề nào cần
thiết cho xã hội. Cùng với đó là sự thay đổi trong quan niệm của nhà nước
cũng đã góp phần lớn giải phóng sức lao động, thúc đẩy tạo việc làm và phát
triển thị trường lao động nước ta.

b. Phân loại việc làm
Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc. Tổ chức lao động quốc tế
phân “việc làm” thành các loại :
- Việc làm ổn định và việc làm tạm thời; Căn cứ vào số thời gian có
việc làm thường xuyên trong một năm.
- Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian; Căn cứ vào số
giờ thực hiện công việc trong một tuần.
- Việc làm chính và việc làm phụ; Căn cứ vào khối lượng thời gian
hoặc mức độ thu nhập trong việc thực hiện một công việc nào đó.
2.1.1.2 Việc làm nông thôn
Việc làm nông thôn là những công việc tạo ra thu nhập và người lao
động trực tiếp làm việc tại địa bàn nông thôn đó. Việc làm nông thôn bao gồm
cả việc làm về nông nghiệp và phi nông nghiệp, tuy nhiên việc làm về nông
nghiệp vẫn chiếm phần lớn. Có thể nói việc làm nông thôn phần lớn gắn với
những công việc xa xưa,tầm phát triển vẫn còn hạn chế,ít tiếp xúc với máy
móc và khoa học kĩ thuật tiến bộ nhiều. Vì vậy để phát triển việc làm nông
thôn và đời sống người lao động nông thôn chúng ta cần có những biện pháp
và chính sách tích cực để khuyến khích và thúc đẩy việc làm nông thôn, tạo ra
những việc làm mới, nâng cao chất lượng việc làm và áp dụng khoa học kĩ
thuật tiên tiến để nâng cao hiệu quả công việc và thu nhập cho lao động nông
thôn.
2.1.1.3 Người có việc làm
5
- Người có việc làm: Là người có đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong
các ngành kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề trước thời điểm điều tra
có thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là
có việc làm. Ở nhiều nước sử dụng mức chuẩn này là 1 giờ, ở Việt Nam mức
chuẩn này là 8 giờ (Chu Tiến Quang, 2001).
Riêng với những người trong tuần lễ tham khảo không có việc làm vì
các lý do bất khả kháng hoặc do nghỉ ốm, bị thai sản, nghỉ phép, nghỉ hè, đi

học có hưởng lượng, nhưng trước đó họ đã có một công việc nào đó với thời
gian thực tế làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là
có việc làm và họ sẽ tiếp tục trở lại chia làm việc bình thường sau thời gian
tạm nghỉ, vẫn được tính là người có việc làm.
Căn cứ vào chế độ làm việc, thời gian thực tế và nhu cầu làm thêm của
người được xác định là có việc làm trong tuần lễ trước điều tra. Người có việc
làm chia thành hai nhóm: Người đủ việc làm và người thiếu việc làm.
- Người đủ việc làm: Là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham
khảo lớn hơn hoặc bằng 36 giờ nhưng không có nhu cầu làm thêm, hoặc có số
giờ làm việc nhỏ hơn 36 tiếng nhưng bằng hoặc lớn hơn số giờ quy định đối
với người làm các công việc nặng nhọc, độc hại.
- Người thiếu việc làm: Là người có số thời gian làm việc trong tuần lễ
tham khảo dưới 36 giờ, hoặc ít hơn giờ chế độ quy định đối với các công việc
nặng nhọc, độc hại, có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sàng làm việc khi có việc.
2.1.1.4 Tạo việc làm
Tạo việc làm cho người lao động là giải quyết việc làm bằng nhiều
cách khác nhau.Khi tạo việc làm cho người lao động chúng ta sẽ tận dụng
được tối đa lực lượng lao động. Mục đích tạo ra việc làm cho những thất
nghiệp không có việc làm để nâng cao thu nhập cho lao động.
* Có những biện pháp giải quyết việc làm cơ bản.
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
6
- Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp
- Phát triển các ngành nghề truyền thống
- Cho các hộ vay vốn để sản xuất kinh doanh
2.1.2 Cơ sở lý luận về lao động nông thôn
2.1.2.1 Lý luận về lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các
vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình (Chu

Quang Tiến, 2001). Trong quá trình sản xuất, con người sử công cụ lao động
tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của
con người. Lao động là điều kiện chủ yếu chotồn tại của xã hội loài người, là
cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế ,văn hoá và xã hội.Nó là nhân tố quyết định
của bất cứ quá trình sản xuất nào.Như vậy động lực củaquá trình triến kinh tế,
xã hội quy tụ lại là ở con người. Con người với laođộngsáng tạo của họ đang
là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.Vì vậy, phải thực
sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năngthiên nhiên,
trước hết giải phóng người lao động,phát triển kiến thức và những khảnăng
sáng tạo của con người. Vai trò của người lao động đối với phát triển nềnkinh
tế đất nước nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng là rất quan trọng.
Lao động là hoạt động chính của xã hội, là nguồn gốc và động lực phát
triển để phát triển xã hội. Sự phát triển của lao động, sản xuất là thước đo sự
phát triển của xã hội. Theo Ănghen: Lao động đã sáng tạo ra con người và xã
hội loài người. Vì vậy, xã hội càng văn minh thì tính chất, hình thức và
phương pháp tổ chức lao động càng tiến bộ.
Dưới chủ nghĩa tư bản, lao động là hoạt động sáng tạo chính, nhưng là
lao động bắt buộc, lao động cưỡng bước, lao động sản xuất ra những sản
phẩm kỳ diệu cho người giàu những nó lại làm cho người nông dân bị bần
cùng hóa.
7

×