Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.86 KB, 127 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
o0o
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NHUẾ DƯƠNG,
HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN
Sinh viên thực hiện : Đặng Quang Qúy
Chuyên ngành đào tạo : Phát triển nông thôn
Lớp : K56 - PTNTB
Niên khóa : 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Tất Thắng
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ
rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề
tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương
nơi thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Đặng Quang Qúy
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được đề tài
tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo
Khoa Kinh tế & phát triển nông thôn – Trường Học Viện Nông nghiệp Hà


Nội những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này. Đặc biệt, tôi xin bày
tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Tất Thắng, người đã dành
nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND xã Nhuế
Dương và các ban ngành đoàn thể của xã, các hộ gia đình, người lao động tại
xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã tận tình giúp đỡ, chỉ
bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập và
hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích
lệ, cổ vũ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan, khóa
luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được
sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và độc giả để khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Đặng Quang Qúy
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Lao động, việc làm luôn là một trong những nhân tố quyết định đến sự
tăng trưởng kinh tế và phát triển của đất nước. Vì thế tạo việc làm cho người
lao động nông thôn là vấn đề cấp thiết cần được toàn thể xã hội quan tâm. Tạo
điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt nhằm phát triển kinh tế -
xã hội, mặt khác là hướng cơ bản để xóa đói giảm nghèo, là cơ sở để cải thiện
và nâng cao đời sống cho người dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội, tạo đông lực thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.

Nhuế Dương là một xã thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng, người
dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính mà diện tích canh tác có hạn. Dân
số ngày càng tăng, tính ổn định bền vững trong việc làm và hiệu quả tạo việc
làm còn thấp, hơn thế nữa tỉ lệ lao động đã qua đào tạo thấp dẫn đến tính
trạng người lao động thiếu việc làm. Điều này đã tạo ra một áp lực lớn cho
việc phát triển kinh tế - xã hội của xã. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi đã tiến
hành lựa chon và nghiên cứu đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn trên địa bàn xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”.
Để thực hiện được điều đó cần đưa ra mục tiêu cho đề tài. Mục tiêu
chung của đề tài là: ” Trên cơ sở đánh giá thực trạng về giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn ở xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng
Yên; phân tích chỉ ra những kết quả, hạn chế từ đó đề xuất giải pháp hoàn
thiện hơn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn nghiên
cứu” được cụ thể hóa bằng bốn mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, Góp phần hệ
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn.Thứ hai, Phân tích, đánh giá thực trạng và chỉ rõ những yếu tố ảnh hưởng
đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã xã Nhuế Dương, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.Thứ ba, Đề xuất các giải pháp giải quyết việc
làm tốt hơn cho lao động nông thôn xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu, tỉnh
Hưng Yên trong thời gian tới.
iii
Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm: Đối tượng nghiên cứu là các giải
pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn xã Nhuế Dương, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Chủ thể nghiên cứu trực tiếp là những người lao
động trong nông thôn xã Nhuế Dương, cơ quan trức năng như: UBND xã
Nhuế Dương, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh.
Cơ sở lý luận của đề tài bao gồm các vấn đề lao động, việc làm và giải
quyết việc làm. Bên cạnh những lý luận về vai trò, ý nghĩa của giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề chủ
yếu như nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm

cho lao động nông thôn. Nội dung giải quyết việc làm bao gồm: Phát triển
các ngành kinh tế cho giải quyết việc làm; Nâng cao trình độ cho người lao
động bằng hoạt động đào tạo nghề và tập huấn khuyến nông; hỗ trợ các nguồn
lực cho giải quyết việc làm như hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ cở sở hạ tầng, hỗ trợ
khoa học kỹ thuật và xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, đề tài còn nêu ra được
các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm.
Khi nghiên cứu thực tiễn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
ở một số nước trên thế giới và nước ta nói chung, nghiên cứu đã rút ra một
số bài học kinh nghiệm cho giải quyết việc làm ở xã Nhuế Dương. Ngoài ra
nghiên cứu cũng khái quát được đặc điểm địa bàn nghiên cứu và đưa ra
phương pháp nghiên cứu để làm rõ hơn hoạt động giải quyết việc làm được
triển khai tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu đề tài đã cho ta thấy một số vấn đề nổi bật về lao
động, việc làm và quá trình thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm trên
địa bàn xã: Nhuế Dương là một xã đồng bằng, lao động nông nghiệp là chủ
yếu chiếm phần lớn trong cơ cấu ngành nghề lao động. Số lượng lao động liên
tục tăng qua các năm nhưng chất lượng lao động hiện nay của xã còn thấp,
chủ yếu là chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động được tham gia đào tạo nghề còn
thấp. Hiện nay, trên địa bàn xã cũng đang thực hiện các giải pháp giải quyết
iv
việc làm sau: Thứ nhất, Phát triển các ngành kinh tế cho giải quyết việc làm.
Thứ hai, nâng cao trình độ cho lao động nông thôn bằng các hoạt động đào
tạo nghề và tập huấn khuyến nông cho lao động nông thôn. Thứ ba, hỗ trợ
nguồn lực cho giải quyết việc làn như hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ cơ sở hạ tầng và
khoa học kỹ thuật cho người dân mở rộng sản xuất. Thứ tư, xuất khẩu lao
động nhưng giải pháp này chưa thực sự đi vào thực tế tại địa phương.
Quá trình triển khai các hoạt động giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn tại xã Nhuế Dương có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác
thực hiện như: Cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà
nước và địa phương. Nguồn lực đầu tư cho giải quyết việc làm. Năng lực và

trình độ của cán bộ địa phương.Yếu tố từ bản thân người lao động. Thị trường
lao động.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn tại xã Nhuế Dương, đề tài đề xuất một số giải pháp
như sau: (1) Bổ sung, hoàn thiện những chủ trương, chính sách cho vấn đề
giải quyết việc làm; (2) Giải pháp phát triển ngành nghề kinh tế; (3) Giải pháp
về đầu tư nguồn lực cho giải quyết việc làm như: hỗ trợ hạ tầng cơ sở, hỗ trợ
vay vốn và hỗ trợ khoa học kỹ thuật ; (4) Giải pháp nâng cao trình độ và năng
lực cho cán bộ địa phương; (5) Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của
nguồn lao động như tăng cường đào tạo nghề và đẩy mạnh hoạt động tập huấn
khuyến nông; (6) Giải pháp về thị trường lao động – xuất khẩu lao động.
Cuối cùng, để các giải pháp đưa đạt được hiệu quả tôi đưa ra kiến nghị
đối với cơ quan Nhà nước và bản thân người lao động. Các kiến nghị này nếu
được thực hiện tốt thì công tác giải quyết việc làm tại xã Nhuế Dương sẽ đạt
được những kết quả đáng khích lệ, giải quyết phần nào việc làm cho người
lao động đồng thời phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
v
MỤC LỤC
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp,
ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp
đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường ii
Hà Nội, ngày tháng năm 2015 ii
Sinh viên ii
1.4 Câu h i nghiên c uỏ ứ 4
B ng 3.1 Tình hình s d ng t c a xã Nhu D ng-huy n Khoái ả ử ụ đấ ủ ế ươ ệ
Châu, t nh H ng Yên 3 n m qua (n m 2012 – 2014)ỉ ư ă ă 34
B ng 3.2: Tình hình dân s xã Nhu D ng qua 3 n m g n ây ả ố ế ươ ă ầ đ
( 2012 – 2014) 37
B ng 3.4 Di n tích gieo tr ng v s n l ng l ng th c c a xã qua 3 ả ệ ồ à ả ượ ươ ự ủ
n mă 40

B ng 4.1 Tình hình nhân kh u v lao ng c a xã Nhu D ng giai ả ẩ à độ ủ ế ươ
o n 2012 – 2014đ ạ 48
B ng 4.2 ánh giá th c tr ng dân s theo trình h c v n qua 3 n mả Đ ự ạ ố độ ọ ấ ă
2012 - 2014 50
B ng 4.3 S l ng lao ng c a xã Nhu D ng theo trình chuyênả ố ượ độ ủ ế ươ độ
môn qua 3 n m 2012 – 2014ă 51
B ng 4.4 Tình hình lao ng c i u traả độ đượ đ ề 53
B ng 4.5 Tình hình vi c l m theo ng nh ngh c a lao ng c ả ệ à à ề ủ độ đượ
i u trađề 54
B ng 4.6 Ho t ng nh m phát tri n các ng nh kinh t c a xãả ạ độ ằ ể à ế ủ 57
B ng 4.7 S lao ng c gi i quy t vi c l m thông qua vi c phát ả ố độ đượ ả ế ệ à ệ
tri n các ng nh ngh kinh tể à ề ế 57
B ng 4.8 S lao ng i u tra ã tham gia h c nghả ố độ đề đ ọ ề 58
B ng 4.9 Nhu c u h c ngh c a lao ng i u traả ầ ọ ề ủ độ đ ề 59
Hộp 4.1: Mong muốn đào tạo ngề của người dân 60
B ng 4.10 Ho t ng khuy n nông t i xã Nhu D ngả ạ độ ế ạ ế ươ 62
B ng 4.11 S lao ng sau khi THKN bi t cách áp d ng v o th c t ả ố độ ế ụ à ự ế
v có vi c l mà ệ à 63
B ng 4.12 S lao ng c i u tra tham gia t p hu n khuy n nôngả ố độ đượ đề ậ ấ ế
63
Hộp 4.2 Tăng thu nhập từ chuyển từ trồng lúa sang trồng nhãn 65
Hộp 4.3 Tham gia lớp học khuyến nông đem lại… 65
B ng 4.14 S l ng, v t l s l n vay v n c a lao ng i u traả ố ượ à ỷ ệ ố ầ ố ủ độ đề 68
B ng 4.15 S l ng lao ng vay v n v s lao ng c GQVL sau ả ố ượ độ ố à ố độ đượ
khi vay v n qua i u traố đề 68
B ng 4.16 Ý ki n c a ng i lao ng i u tra theo khó kh n vay v nả ế ủ ườ độ đề ă ồ 68
Hộp 4.4 Ý kiến của người lao động về vay vốn 69
vi
B ng 4.17 Tình hình xu t kh u lao ng t i xã Nhu D ng (2011 –ả ấ ẩ độ ạ ế ươ
2013) 72

Hộp 4.5 Ý kiến xuất khẩu lao động của người dân 73
Hộp 4.6: Các chính sách phát triển kinh tế nông thôn 76
B ng 4.18 M c d nh h ng c a di n tích, th i gian s d ng t ai ả ứ ộả ưở ủ ệ ờ ử ụ đấ đ
t i gi i quy t vi c l mớ ả ế ệ à 78
Hộp 4.7: Mở rộng xưởng hàn này nhưng mà lượng vốn có hạn 80
B ng 4.19 Th c tr ng trình cán b c s xã Nhu D ng n m ả ự ạ độ ộ ơ ở ế ươ ă
2014 81
B ng 4.20 Ý ki n c a ng i lao ng i u tra v nh h ng c a ch t ả ế ủ ườ độ đ ề ềả ưở ủ ấ
l ng Lao ng t i v n vi c l m c a lao ng nông thônượ độ ớ ấ đề ệ à ủ độ 82
4.4 Quan i m, nh h ng, m c tiêu v gi i pháp gi i quy t vi c l m cho để đị ướ ụ à ả ả ế ệ à
lao ng nông thôn xã Nhu D ngđộ ế ươ 84
5.1 K t lu nế ậ 98
5.2 Ki n nghế ị 100
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của xã Nhuế Dương-huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng
Yên 3 năm qua (năm 2012 – 2014) 34
Bảng 3.2: Tình hình dân số xã Nhuế Dương qua 3 năm gần đây ( 2012 – 2014) 37
Bảng 3.4 Diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực của xã qua 3 năm 40
Bảng 4.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Nhuế Dương giai đoạn 2012 –
2014 48
Bảng 4.2 Đánh giá thực trạng dân số theo trình độ học vấn qua 3 năm 2012 - 2014
50
Bảng 4.3 Số lượng lao động của xã Nhuế Dương theo trình độ chuyên môn qua 3
năm 2012 – 2014 51
Bảng 4.4 Tình hình lao động được điều tra 53
Bảng 4.5 Tình hình việc làm theo ngành nghề của lao động được điều tra 54
Bảng 4.6 Hoạt động nhằm phát triển các ngành kinh tế của xã 57
Bảng 4.7 Số lao động được giải quyết việc làm thông qua việc phát triển các ngành
nghề kinh tế 57

Bảng 4.8 Số lao động điều tra đã tham gia học nghề 58
Bảng 4.9 Nhu cầu học nghề của lao động điều tra 59
Bảng 4.10 Hoạt động khuyến nông tại xã Nhuế Dương 62
Bảng 4.11 Số lao động sau khi THKN biết cách áp dụng vào thực tế và có việc làm
63
Bảng 4.12 Số lao động được điều tra tham gia tập huấn khuyến nông 63
Bảng 4.14 Số lượng, và tỷ lệ số lần vay vốn của lao động điều tra 68
Bảng 4.15 Số lượng lao động vay vốn và số lao động được GQVL sau khi vay vốn
qua điều tra 68
Bảng 4.16 Ý kiến của người lao động điều tra theo khó khăn vay vồn 68
Bảng 4.17 Tình hình xuất khẩu lao động tại xã Nhuế Dương (2011 – 2013) 72
viii
Bảng 4.18 Mức dộ ảnh hưởng của diện tích, thời gian sử dụng đất đai tới giải quyết
việc làm 78
Bảng 4.19 Thực trạng trình độ cán bộ cơ sở xã Nhuế Dương năm 2014 81
Bảng 4.20 Ý kiến của người lao động điều tra về ảnh hưởng của chất lượng Lao
động tới vấn đề việc làm của lao động nông thôn 82
ix
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Mong muốn đào tạo ngề của người dân 60
Hộp 4.2 Tăng thu nhập từ chuyển từ trồng lúa sang trồng nhãn 65
Hộp 4.3 Tham gia lớp học khuyến nông đem lại… 65
Hộp 4.4 Ý kiến của người lao động về vay vốn 69
Hộp 4.5 Ý kiến xuất khẩu lao động của người dân 73
Hộp 4.6: Các chính sách phát triển kinh tế nông thôn 76
Hộp 4.7: Mở rộng xưởng hàn này nhưng mà lượng vốn có hạn 80
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ Bình quân
CC Cơ cấu

CCB Cựu chiến binh
CNH – HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CN – TTCN – XD Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
GQVL Giải quyết việc làm
KHKT Khoa học kỹ thuật
LĐ Lao động
LĐTBXH Lao động thương binh xã hội
NH CS & XH Ngân hàng chính sách và xã hội
NN Nông nghiệp
SL Số lượng
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TM – DV Thương mai dịch vụ
UBND Ủy ban nhân dân
xi
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Lao động (LĐ), việc làm luôn là một trong những vấn đề quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế, ổn định xã hội của mỗi quốc gia, là nhân
tố quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế và phát triển của đất nước. Ở nước ta
hiện nay, dân số ngày một gia tăng đã tạo ra sức ép về việc làm cho toàn xã
hội. Thất nghiêp, thiếu việc làm đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, cản trở quá
trình vận động và phát triển kinh tế đất nước. Ở nông thôn với sự tăng lên của
lao động nông thôn, quỹ đất nông nghiệp có xu hướng giảm do quá trình đô
thị hóa và công nghiệp hóa, nên diện tích bình quân đất trên đâu người ngày
càng giảm. Đất trật người đông, lao động thừa, việc làm thiếu là tất yếu. Vì
thế tạo việc làm cho người lao động nông thôn là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết
cần được toàn thể xã hội quan tâm. Tạo điều kiện cho người lao động có việc
làm, một mặt nhằm phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác là hướng cơ bản để

xóa đói giảm nghèo, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân,
góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo
đông lực manh mẽ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH –
HĐH) đất nước.
Nhuế Dương là một xã thuộc khu nam của huyện Khoái Châu, tỉnh
Hưng yên thuộc trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Với điều kiện đất
đai màu mỡ được phù xa sông Hồng bồi đắp nên ngành nông nghiệp ở đây rất
phát triển. Không những thế, trong một vài năm gần đây ngành thương mại và
dịch vụ được chính quyền địa phương chú trọng nên đã tạo cho địa phương sự
đa dạng về thành phần kinh tế tạo ra nhiều việc làm mỗi năm, góp phần phát
triển nền kinh tế của xã. Với sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với
công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, xã Nhuế Dương đã đạt
được những thành tựu đáng khích lệ.
1
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác giải quyết viêc
làm tại xã vẫn còn những hạn chế, những vẫn đề “nóng” cần quan tâm giải
quyết như: Đào tạo nghề ở xã chưa được phát triển, xã chưa mở được các lớp
đào tạo nghề cho người dân,và tập huấn khuyến nông còn ít; chất lượng việc
làm chưa cao, tính ổn định bền vững trong việc làm và hiệu quả tạo việc làm
còn thấp dẫn đến tính trạng người lao động thiếu việc làm. Vì vậy, làm thế
nào để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn xã Nhuế Dương, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên là câu hỏi cần được trả lời. Đây cũng là đòi hỏi
bức xúc của các Bộ ngành, ủy ban nhân dân (UBND), các ban ngành của
huyện, của tỉnh Hưng Yên cần quan tâm giải quyết.
Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn như tác giả Lê A Hương (2008), Khuât Văn Thành
(2009) và Hoàng Thị Nhiêm (2013) cùng nhiều tác giả khác, họ đều nghiên cứu
về vấn đề ”lao động, việc làm ở nông thôn”. Nhưng ở xã Nhuế Dương vẫn
chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề ”lao động, viêc làm, giải quyết việc
làm” cho người dân nông thôn.

Xuất phát từ vấn đề trên, tôi đã tiến hành lựa chon và nghiên cứu đề tài:
“Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Nhuế Dương,
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn ở xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; phân tích
chỉ ra những kết quả, hạn chế từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn về giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn nghiên cứu.
2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn.
Phân tích, đánh giá thực trạng và chỉ rõ những yếu tố ảnh hưởng đến giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã xã Nhuế Dương, huyện Khoái
Châu, tỉnh Hưng Yên.
Đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm tốt hơn cho lao động nông
thôn xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Chủ thể nghiên cứu trực tiếp là những người lao động trong nông thôn
xã Nhuế Dương, cơ quan trức năng như: UBND xã Nhuế Dương, hội nông
dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập chung nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về công tác giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn, những khó khăn trong việc tìm kiếm
việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn xã Nhuế

Dương, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
1.3.2.2 Phạm vi về không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu trên phạm vi địa bàn xã Nhuế Dương,
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
1.3.2.3 Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2012 – 2014. Số liệu điều tra
được thực hiện trong năm 2015.
Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 6 năm 2015.
3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình lao động, việc làm và giải quyết việc làm tại xã Nhuế
Dương, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm cho
người lao động nông thôn?
- Giải pháp giải quyết việc làm có hiệu quả cho người lao động nông
thôn tại địa bàn nghiên cứu là gì?
4
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.1 Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về lao động, nông thôn
• Lao động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước (Bùi Đức
Hoàng, 2009).
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua đó con
người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích nhằm

đáp ứng nhu cầu nào đó của con người (Lương Thu Hương, 2014).
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra những
sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Trong quá trình lao động, con
người tiếp xúc với tự nhiên, với công cụ sản xuất và kỹ năng lao động con
người đã làm thay đổi đối tượng lao động cho phù hợp với như cầu và mong
muốn của mình (Nguyễn Văn Ba, 2009).
Như vậy, lao động được hiểu là hoạt động có mục đích và quan trọng
nhất của con người, để tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần nhằm thỏa
mãn những nhu cầu về đời sống của bản thân, gia đình và xã hội.
• Nguồn lao động
Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) là một bộ phận dân số trong
độ tuổi quy định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những
người không có việc làm đang tích cực làm việc (Nguyễn Xuân Định, 2013).
Nguồn lao động là lực lượng cơ bản của sản xuất xã hội, bao gồm toàn
bộ những người có khả năng tham gia lao động (Lê A Hướng , 2008).
5
Theo từ điển Thuật ngữ Lao động pháp: “ Nguồn lao động không gồm
những người có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu làm việc” (Trần
Phong, 2010).
Nói đến nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động trong nông nghiệp
thường xét đến hai khía cạnh đó là số lượng lao động và chất lượng lao động.
+ Số lượng lao động
Là toàn bộ những người nằm trong độ tuổi quy định (nam từ 15 – 60
tuổi, nữ từ 15 – 55 tuổi) có khả năng tham gia lao động. Ngoài ra do quá trình
sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp những người không nằm trong độ tuổi
quy định nhưng vẫn có khả năng tham gia lao động thì vẫn được coi là bộ
phận của nguồn lao động, tuy nhiên khả năng lao động của họ còn hạn chế
nên họ được coi là lao động phụ (Mai Thị Huyền, 2006).
+ Chất lượng lao động
Chất lượng lao động chính là sức lao động của bản thân người lao

động, chất lượng sức lao động thể hiện sức khỏe, trình đô lành nghề, trình độ
văn hóa, nhận thức khoa học kỹ thuật và trình độ kinh tế tổ chức (Mai Thị
Huyền, 2006.)
• Nông thôn
Một số ý kiến cho rằng: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính
cơ sở là UBND xã” (Nguyễn Thị Kim Hồng , 2013).
“Nông thôn là vùng lãnh thổ mà ở đó dân cư chủ yếu sống bằng nghề
nông nghiệp” (Nguyễn Thị Thuận, 2014).
Do đó, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo
thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các nước trên thế
giới. Ở Việt Nam, nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở
đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét
trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Kinh tế nông thôn là
6
một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông
thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế vừa có những đặc điểm riêng gắn liền
với nông nghiệp, nông thôn.
• Lao động nông thôn
Lao động nông thôn là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất tao
ra sản phẩm của những người sống ở nông thôn. Do đó, lao động nông thôn
bao gồm: lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch
vụ ở nông thôn (Lê A Hướng , 2008).
Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất mùa vụ của công việc ở nông thôn mà
lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ
tuổi lao động mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi tham gia vào quá
trình sản xuất với những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình.
2.1.1.2 Một số khái niệm về việc làm, giải quyết việc làm
• Việc làm

Các nhà khoa học kinh tế Anh cho rằng: “việc làm theo nghĩa rộng là
toàn bộ hoạt động kinh tế của xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến
cách kiếm sống của một con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu
chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế” (Khuất Văn Thành,
2009).
Theo Điều 9 Bộ luật Lao động năm 2012 đã định nghĩa: “Việc làm là
hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”, tức danh từ
“việc làm” bao gồm một phạm vi rất rộng: từ những công việc được thực hiện
trong các nhà máy, công sở đến các hoạt động hợp pháp tại khu vực phi chính
quy (vốn trước đây không được coi là việc làm), các công việc nội trợ và chăm
sóc con cái trong gia đình đều được coi là việc làm (Nguyễn Xuân Luận, 2014).
Từ quan niệm trên cho thấy, khái niệm việc làm gồm các nội dung sau:
+ Là hoạt động của con người.
+ Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập.
7
+ Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm.
Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:
+ Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.
+ Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhập
cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho
công việc đó. Đó có thể là các công việc trong các nhà máy, công sở, các
công việc nội trợ, chăm sóc con cái, đều được coi là việc làm.
Những người không thuộc lực lượng lao động: bao gồm các đối tượng
là học sinh, những người mất khả năng lao động, nội trợ và những người đã
nghỉ làm việc vì lý do sức khỏe, tuổi cao (Đào Thị Giang, 2013).
Người có việc làm là những người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân
số hoạt động kinh tế đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc
lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật hoặc đang làm công việc không được hưởng
tiền lương, tiền công hay lợi nhuận trong các công việc sản xuất kinh doanh
của hộ gia đình. Khái niệm người có việc làm còn bao gồm những người có

sức lao động, có việc làm nhưng chưa chấp nhận làm việc, hoặc chưa sẵn
sàng làm việc, thậm chí không chịu làm việc. Trên thực tế, do phân biệt người
có việc làm không chịu làm việc và người không có việc làm thực sự có
những khó khăn nên những đối tượng này được liệt kê vào những người
không có việc làm. Cách thức này tuy có tiện về thống kê, nhưng không phản
ánh chính xác thực tiễn (Đào Thị Giang, 2013).
Trong số người có việc làm, căn cứ vào số giờ thực tế làm việc và nhu
cầu làm thêm của người được coi là có việc làm, người ta lại chia ra thành
người đủ việc làm và người thiếu việc làm.
Người đủ việc làm gồm những người có số giờ làm việc trong tuần lễ
lớn hơn hoặc bằng 40 giờ; hoặc những người có số giờ nhỏ hơn 40, nhưng
không có nhu cầu làm thêm; hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn
8
40, nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ quy định đối với những người làm các công
trình nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành (Đào Thị Giang, 2013).
Người thiếu việc làm: Thiếu việc làm là tình trạng người lao động
không có đủ việc làm theo thời gian quy định trong tuần, trong tháng hoặc
làm những công việc có thu nhập quá thấp không đảm bảo cuộc sống nên
muốn làm việc thêm để có thu nhập. Người thiếu việc làm là những người
trong khoảng thời gian xác định của cuộc điều tra có tổng số giờ làm việc nhỏ
hơn số giờ quy định trong tuần, trong tháng hoặc trong năm và có nhu cầu làm
thêm giờ; hoặc là những người có tổng số giờ làm việc bằng số giờ quy định
trong tuần, tháng, năm nhưng có thu nhập quá thấp nên muốn làm thêm để có
thu nhập.Theo quy định, là những người có tổng số giờ làm việc trong 1 tuần
dưới 48 giờ đến 8 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn quy định đối với những
người làm công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành của nhà nước,
có nhu cầu làm thêm giờ và đã sẵn sàng làm việc nhưng không có việc để làm
(Đào Thị Giang, 2013).
Người không có việc làm: Là những người đang tích cực tìm việc làm
nhưng chưa làm việc hoặc đang chờ được trở lại làm việc. Tổ chức ILO đưa

ra các tiêu thức sau: Xét trong một khoảng thời gian nhất định, những người
thất nghiệp là những người có khả năng làm việc nhưng không có việc làm và
tích cực tìm việc làm (Đào Thị Giang, 2013).
Thất nghiệp: Theo quan niệm của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thất
nghiệp là người có khả năng làm việc, nhu cầu tìm kiếm việc làm nhưng
không có việc làm. Những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao
động, có sức lao động nhưng chưa có việc làm, ñang có nhu cầu làm việc
nhưng chưa tìm được việc làm (Phạm Thị Hiền, 2010).
• Giải quyết việc làm (GQVL)
Giải quyết việc làm (tạo việc làm) là quá trình tạo ra điều kiện và môi
trường đảm bảo cho mội người có khả năng lao dộngđều có cơ hội làm việc.
9
bao gồm tổng thể các biện pháp kinh tế, tổ chức của nhà nước, các tổ chức
kinh tế và của chính người lao động, tác động đến các hoạt động kinh tế - xã
hội nhằm cải biến môi trường pháp lý, tạo ra các điều kiện vật chất nâng cao
trình độ người lao động và liên kết các yếu tố đó để tạo ra việc làm mới, thu
hút người lao động vào các hoạt động đó (Nguyễn Thị Thuận, 2014).
Như vậy giải quyết việc làm cho người lao động là đưa người lao động
vào làm việc để tạo ra hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của thị trường nhằm
nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.
2.1.2 Vai trò của giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn
• Nâng cao thu nhập cho người dân, tạo nguồn thu ổn định, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân.
Việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lao động là một trong những
điều kiện cần để phát triển kinh tế đất nước. Nếu chúng ta sử dụng hợp lý
nguồn lao động, giải quyết được việc làm cho người lao động nông thôn sẽ
giúp thu nhập của người lao động tăng lên, tạo điểu kiện nâng cao mức sống
của người dân nông thôn, đây là điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, giáo
dục, y tế ở nông thôn, là điều kiện quan trọng trong viêc hình thành nguồn
nhân lực chất lượng cao, từ đó thúc đẩy quy mô và tốc độ phát triển của nền

kinh tế đất nước.
Phần lớn dân số Việt Nam hiện nay đang sống ở khu vực nông thôn và
là việc trong nghành nông nghiệp. Vì vậy giải quyết việc làm cho người dân
nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó góp phần tăng thu nhập cho
người dân, hạn chế sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và
nông thôn, giữa các tầng lớp nhân dân. Đối với khu vực kinh tế nông nghiệp
việc giải quyết việc làm trong giai đoạn vận động phát triển kinh tế là yêu cầu
cấp bách hiện nay.
• Ổn định an ninh ,chính trị, an toàn xã hội
10
Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn sẽ góp phần ổn định
chính trị, giảm các tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh trật tự của thôn xóm, làng
xã cũng như của đất nước. Khi việc làm trở lên khan hiếm một bộ phận người
lao động không có việc lám sẽ dẫn tới phạm pháp gia tăng, tệ nạn ngày càng
nhiều, từ đó làm tăng ngánh nặng cho xã hội, làm mất niềm tin của người dân
đối với Đảng và Nhà nước. Vì vậy giải quyết việc là cho người lao động sẽ
góp phần phát triển kinh tế và ổn định chính trị của mỗi quốc gia.
• Giúp tăng trưởng và phát triển nến kinh tế đất nước
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có vai trò hết sức quan
trọng đến phát triển và ổn định nền kinh tế. Nước ta là một nước nông nghiệp,
nên tạo việc làm cho lao động nông thôn là điều kiện tiền đề để phát triển nền
kinh tế, tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước trong thời kì hội nhập
kinh tế quốc tế. Sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào nguồn
nhân lực và nguồn vốn trong đó sử dụng hợp lý nguồn lao động quyết định rất
lớn đến sự ổn định kinh tế chính trị - xã hội của một đất nước.
Tạo việc làm cho người lao động góp phần xây dựng nông thôn mới,
thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Khi
giải quyết được việc làm cho người lao động nông thôn, là một công cuộc
trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
2.1.3 Đặc điểm của giải quyết việc làm lao động nông thôn

Lao động nông thôn mang tính thời vụ cao, đây là một đặc thù không
thể xóa bỏ được của lao động nông thôn. Nguyên nhân là do đối tượng của
sản xuất nông nghiệp là những cây trông, vật nuôi chúng là những sinh vật
sống có những qui luật sinh trưởng, phát triển riêng khó có thể thay đổi được,
hơn thế nữa sản xuất nông nghiệp còn phải chịu sự chi phối mạnh mẽ của các
yếu tố tự nhiên. Do đó, quá trình sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, người
lao động có nhiều thời gian nông nhàn.
Lao động nông thôn có trình độ có trình độ chuyên môn thấp, ít chuyên
sâu. Nguồn lao động nước ta tuy đông về số lượng nhưng sự phát triển về nguồn
lực nước ta còn nhiều hạn chế. Lao động nông thôn chiếm phần lớn lao động của
11
cả nước ta, tuy nhiên nguồn nhân lực nông nghiệp chưa phát huy hết tiềm năng
vốn có, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, vì thế trình độ
chuyên môn của lao động còn thấp, kỹ thuật lạc hậu.
Khả năng tiếp cận thị trường của lao động nông thôn thường kém,
thiếu khả năng nắm bắt sử lý thông tin thị trường. Do đó sẽ hạn chế khả năng
phát triển sản xuất. Do thông tin nắm bắt chậm, khả năng phán đoán thị
trường kém dẫn đến người dân khó theo kịp thị yếu của thị trường. Thường
thì khi nào nhu cầu của thị trường tăng mạnh về một sản phẩm nông sản nào
đó, người dân mới biết, họ sẽ đổ xô đi sản suất, gây dư thừa, hiệu quả kinh tế
đem lại thấp.
• Khi đưa ra các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn,
cần chú ý tới đặc điểm của lao động nông thôn để có những giải pháp hữu hiệu.
Thứ nhất: Lao động nông thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp, cho nên tao
việc làm cho lao động nông thôn trước tiên phải thực hiện các giải pháp phát
triển nông nghiệp sau đó mới đào tạo thêm nghề mới cho lao động nông thôn.
Thứ hai: Lao động nông thôn có tính mùa vụ cao, tạo việc làm cho lao
động nông thôn tức là giảm tính chất lao động vùa vụ, tăng năng suất lao
động và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Thứ ba: Chất lượng lao động nông thôn thấp, việc làm đơn giản, ít

chuyến sâu, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm; tạo việc làm cho lao động nông
thôn chính là việc nâng cao trình độ cho người lao động nông thôn.
Thứ tư: Khả năng nắm bắt thông tin, tiếp cận thị trường của người dân
còn kém, vì thế cần chú trọng công tác tuyên truyền tăng khả năng nhận thức,
nắm bắt thông tin của người dân.
Thứ năm: Các chủ trương, chính sách và định hướng việc làm ở nông
thôn cần phù hợp với đặc điểm của vùng. Các giải pháp tạo việc làm cho
người lao động nông thôn cần diễn ra trong thời gian dài để người lao động
nông thôn có đủ thời gian thích ứng với các điều kiện việc làm đó.
12
2.1.4 Nội dung của giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
2.1.4.1 Phát triển các ngành kinh tế cho giải quyết việc làm
Các ngành kinh tế phát triển, kéo theo đó là số việc làm trong các ngành
cũng tăng theo, từ đó số lao động được giải việc làm tăng lên. Vì thế, phát triển
các ngành nghề kinh tế là điều kiện quan trọng để giải quyết việc làm.
Phát triển các ngành nghề kinh tế và đa dạng hóa sản xuất là khả năng
rất hiện thực để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có hiệu quả, ít tốn
kém và có tính lâu bền. Mỗi địa phương có những tiềm năng, lợi thế riêng cho
việc phát triển từng ngành nghề kinh tế, đặc biệt là các ngành nghề nông
nghiệp. Việc đa dạng hóa ngành nghề và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp sang các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao đã không chỉ giúp
tăng thu nhập, cải thiện đời sống mà còn tạo thêm được nhiều việc làm mới
cho người lao động cũng như rút ngắn được khoảng thời gian nông nhàn.
Do vậy, Nhà nước cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để người lao động có
điều kiện phát triển các ngành nghề phù hợp, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa
phương phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động nông thôn
2.1.4.2 Nâng cao trình độ cho lao động nông thôn
2.1.4.2.1 Đào tạo nghề
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là quá trình trang bị kiến thức về
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giúp nâng cao tay nghề cho lao động nông

thôn. Từ đó cải thiện chất lượng lao động, đáp ứng những yêu cầu cần thiết
của công việc, cũng như yêu cầu từ thị trường việc làm. Giúp người lao động
có khả năng theo kịp với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, góp phần phát
triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn. Đây cũng là
con đường ngắn nhất để đưa khoa học công nghệ về nông thôn.
2.1.4.2.2 Tập huấn khuyến nông
Khuyến nông là một quá trình hướng dẫn, giúp đỡ nông dân nắm bắt
được và áp dụng được các thông tin về kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, quản lý, thị
13

×