Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở sản xuất nấm thanh hưng tại xã tiên hội huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.53 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

LÂU VĂN VINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT NẤM THANH HƢNG TẠI XÃ TIÊN HỘI,
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017


Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

LÂU VĂN VINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT NẤM THANH HƢNG TẠI XÃ TIÊN HỘI,
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo
Định hƣớng đề tài
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn
Cán bộ cơ sở

: Chính quy
: Hƣớng ứng dụng
: Phát triển nông thôn
: K45 – PTNT- N02
: Kinh tế & PTNT
: 2013 - 2017
: ThS. Nguyễn Thị Giang

: Lã Văn Hƣng

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận “ Tìm hiểu cơ cấu tổ
chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở sản xuất nấm Thanh
Hưng tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Ngun’’ tơi đã nhận đƣợc
sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ
lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu khóa luận này.
Trƣớc hết tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn, Phịng Đào tạo
trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo, những ngƣời
đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt q trình học tập.
Đặc biệt tơi xin gửi đến cô giáo Th.S Nguyễn Thị Giang ngƣời đã trực
tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành
khóa luận này lời cảm ơn sâu sắc.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn UBND Xã Tiên Hội, cơ sở sản xuất
nấm Thanh Hƣng trên địa bàn xóm Tiên Trƣờng 1 đã giúp đỡ, cung cấp thơng
tin, số liệu cho tơi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu khóa luận này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn
chế khóa luận của tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót,
tơi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp q báu của các thầy, cơ giáo
cùng tồn thể bạn đọc để tơi học thêm đƣợc kinh nghiệm và sẽ hồn thành tốt
hơn bài khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên

ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Lâu Văn Vinh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 ................................................... 25
Bảng 3.2. Tỷ lệ trộn mùn cƣa và bột dinh dƣỡng. .......................................... 37
Bảng 3.3. Chi phí đầu tƣ trang thiết bị của CSSX nấm Thanh Hƣng ............. 40
Bảng 3.4. Chi phí cây giống/1 năm của CSSX nấm Thanh Hƣng .................. 41
Bảng 3.5. Chi phí nhân cơng, ngun liệu hàng năm của CSSX nấm............ 41
Bảng 3.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế năm 2016 ................................. 43
Bảng 3.7. Doanh thu của cơ sở năm 2016 ...................................................... 45


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CSSX nấm Thanh Hƣng ........................ 34
Hình 3.2. Các kênh tiêu thụ nấm của cơ sở sản xuất nấm Thanh Hƣng ......... 47


iv


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

GO

: Gía trị sản xuất

VA

: Giá trị gia tăng

IC

: Chi phí trung gian

UBND

: Ủy ban nhân dân

CSSX

: Cơ sở sản xuất

CCTC

: Cơ cấu tổ chức

SXKD

: Sản xuất kinh doanh


TP

: Thành phố

BNN PTNT

: Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn



: Quyết định

KHCN

: Khoa học công nghệ

CS

: Cơ cở

HĐND

: Hội đồng nhân dân



: Lao động


v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập ................................................ 1
1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.2.1. Về chuyên môn................................................................................. 2
1.2.2. Về thái độ ......................................................................................... 2
1.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc ................................................. 2
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện ...................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập ............................................................................. 3
1.3.2. Phƣơng pháp thực hiện..................................................................... 3
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập ............................................................... 6
1.4.1. Thời gian thực tập ............................................................................ 6
1.4.2. Địa điểm thực tập ............................................................................. 6
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 7
2.1.Về cơ sở lý luận ....................................................................................... 7
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập .......................... 7
2.1.2. Bản chất của cơ cấu tổ chức ........................................................... 11
2.1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển cơ cấu tổ chức và hoạt
động sản xuất nấm .................................................................................... 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 18
2.2.1. Tình hình phát triển nghề trồng nấm trên thế giới ......................... 18


vi


2.2.2. Tình hình phát triển nghề trồng nấm ở Việt Nam .......................... 20
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP................................................................... 24
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu ................ 24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Tiên Hội ............................................... 24
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội .......................................................... 27
3.1.3. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của thôn Tiên Trƣờng 1 ......... 31
3.1.4. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở sản xuấn nấm
Thanh Hƣng ............................................................................................. 31
3.1.5. Những thuận lợi khó khăn liên quan đến nội dung thực tập .......... 32
3.2. Kết quả thực tập .................................................................................... 34
3.2.1. Mơ tả tóm tắt những công việc đã làm tại cơ sở sản xuất nấm ...... 34
3.2.2. Phân tích chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở sản
xuất nấm Thanh Hƣng .............................................................................. 39
3.2.3. Các kênh tiêu thụ nấm của cơ sở sản xuất nấm Thanh Hƣng ........ 47
3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 48
3.4. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 49
Phần 4. KẾT LUẬN ...................................................................................... 50
4.1. Kết luận ................................................................................................. 50
4.2. Kiến Nghị .............................................................................................. 51
4.2.1. Chính quyền địa phƣơng ................................................................ 51
4.2.2. Đối với cơ sở sản xuất nấm Thanh Hƣng ...................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập

Trong những năm gần đây ở nƣớc ta, phong trào trồng nấm ăn đã phát
triển khá mạnh trên nhiều địa phƣơng và đã sử dụng có hiệu quả các nguồn
nguyên liệu phế phụ phẩm của ngành Nông – Lâm nghiệp để trồng nấm, tạo
ra sản lƣợng nấm ăn các loại tƣơng đối lớn. Do đó đã góp phần giải quyết việc
làm cho nhiều lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn,
cung cấp nguồn thực phẩm nấm ra thị trƣờng và làm tăng thu nhập, cải thiện
đời sống ngƣời nông dân.
Trong thực tế nhiều tổ chức cá nhân đã tiến hành sản xuất nấm ăn song
kết quả cịn thấp do nhiều ngun nhân trong đó có nguyên nhân về cơ cấu tổ
chức, để đáp ứng yêu cầu phát triển của nghề trồng nấm ăn và nâng cao năng
suất, chất lƣợng nấm ăn cũng nhƣ đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao và bền
vững thì các cơ sở sản xuất nấm cần phải có cơ cấu tổ chức, cơ cấu tổ chức sẽ
góp phần quản lý nghiêm ngặt các quy trình sản xuất, thúc đẩy hoạt động sản
xuất kinh doanh tốt hơn đem lại thu nhập cao và ổn định hơn, nâng cao vai trò
trách nhiệm cho từng cán bộ, công nhân trong cơ sở sản xuất, tạo sự liên kết
chặt chẽ với nhau bởi những mục đích xác định và hành động để đạt đến mục
tiêu chung, góp phần phát triển giúp cho cơ sở đạt hiệu quả kinh tế cao, tăng
thêm nông sản hàng hóa khơng chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mà cịn tạo ra
nguồn thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, dễ kiểm sốt, tạo lịng tin cho
ngƣời tiêu dùng và xây dựng nên thƣơng hiệu nấm làm tăng giá trị sản phẩm.
Để đáp ứng yêu cầu đó em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt
động sản xuất kinh doanh tại cơ sở sản xuất nấm Thanh Hưng tại xã Tiên
Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Ngun” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.


2

1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về chuyên môn
- Nắm đƣợc cơ cấu tổ chức của cơ sở sản xuất nấm Thanh Hƣng.

- Xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của hoạt động
sản xuất nấm của cơ sở.
- Biết cách làm một số công việc liên quan đến việc trồng và chăm sóc
nấm sị.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất của cơ sở sản xuất nấm Thanh Hƣng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cơ sở sản xuất nấm Thanh
Hƣng trên địa bàn xã Tiên hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Về thái độ
- Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định cuả cơ sở sẩn xuất trong
thời gian thực tập về thời gian, giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.
- Chủ động sẵn sàng trong các công việc hỗ trợ chủ cơ sở và các công
nhân trong các hoạt động sản xuất kinh doanh nấm của cơ sở.
1.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
* Kỹ năng sống
- Tự tin trong cơng việc, giao tiếp tốt sống hịa đồng thân tiện với ngƣời
dân tại cơ sở.
- Biết lắng nghe, quan sát và học hỏi từ nhữnng ngƣời khác.
* Kỹ năng làm việc
- Học đƣợc cách sắp xếp, bố trí thời gian công việc trong học tập, nghiên
cứu, làm việc một cách khoa học.
- Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong tập thể.


3

1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội tại xã Tiên Hội và thôn Tiên Trƣờng 1
- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của cơ sở sản xuất nấm
Thanh Hƣng

-Tham gia vào hoạt động sản xuất nấm sị và một số cơng việc liên quan
tại cơ sở
- Nắm đƣợc cơ cấu tổ chức cơ sở sản xuất nấm
- Đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế của cơ sở sản xuất nấm
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lƣợng và số
lƣợng nấm tại cơ sở sản xuất nấm
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp là phƣơng pháp thu thập các
thơng tin, số liệu có sẵn thƣờng có trong các báo cáo khuyến nông hoặc các
tài liệu đã công bố. Các thông tin này thƣờng đƣợc thu thập từ các cơ quan, tổ
chức, văn phòng.
- Trong phạm vi đề tài em thu thập các số liệu đã đƣợc công bố liên quan
đến vấn đề nghiên cứu tại UBND xã Tiên Hội, xóm Tiên trƣờng 1 và cơ sở
sản xuất nấm Thanh Hƣng.
+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tiên Hội, xóm Tiên
trƣờng 1.
+ Số liệu thống kê của UBND xã thu thập ở trên báo, trên internet liên
quan tới phát cơ cấu tổ chức của cơ sở sản xuất.
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp PRA: PRA là một loạt các biện pháp tiếp cận và phƣơng
pháp khuyến khích lơi cuốn ngƣời dân tham gia cùng chia sẻ thảo luận, phân


4

tích kiến thức của họ về đời sống, điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch
thảo luận cũng nhƣ thực hiện và giám sát, đánh giá. Đề tài này đã sử dụng
các công cụ PRA sau:

- Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với chủ cơ sở
để tìm hiểu về quá trình triển khai, sắp xếp bố trí nhân lực và cơng việc tại cơ
sở sản xuất nấm. Tìm hiểu vai trị của chủ cơ và các hoạt động của từng ngƣời
trong tổ chức. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và xu hƣớng thực hiện
trong tƣơng lai.
- Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự vật,
sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát
trực tiếp cũng là một phƣơng cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời của
ngƣời lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong quá trình nghiên cứu đề
tài em sử dụng phƣơng pháp quan sát trực tiếp thực trạng công tác tổ chức và
hoạt động sản xuất của cơ cở sản xuất nấm Thanh Hƣng.
1.3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê: Đƣợc coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối
quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra
những kết luận, nhằm đƣa ra các giải pháp có tính khoa học cũng nhƣ thực tế
trong việc phát triển kinh tế cho cơ sở.
- Phương pháp chuyên khảo: Dùng để thu thập và lựa chọn các thông tin,
tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngồi nƣớc có liên quan đến đề tài.
Thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng
vào thực tiễn để quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất của cơ sở sản xuất nấm.
- Phương pháp hạch tốn chi phí sản xuất kinh doanh: Phƣơng pháp này
địi hỏi ngƣời chủ quản lý cơ sở phải ghi chép tỷ mỷ, thƣờng xuyên, liên tục suốt
trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm biết đƣợc các yếu tố đầu vào, đầu ra


5

từ đó biết đƣợc thu nhập của cơ sở sản xuất nấm trong một kỳ sản xuất kinh
doanh, thông qua kết quả đó rút ra các kết luận nhằm định hƣớng cho kỳ tới.
1.3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá

* Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
+ GO giá trị sản xuất (Gross Output

Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ i; Qi khối lƣợng sản phẩm thứ i.
Vậy GO là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ đƣợc tạo ra trong một thời
gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với cơ sở sản xuất nơng nghiệp
thƣờng ngƣời ta tính cho một năm (vì trong một năm thì hầu hết các sản phẩm
nơng nghiệp đã có đủ thời gian sinh trƣởng và cho sản phẩm)
+ VA giá trị gia tăng (Value Added)
VA = GO - IC
Trong đó: IC là chi phí trung gian (Intermediate Cost)
IC
Trong đó: Ci khoản chi phí thứ i. Vậy IC là tồn bộ chi phí vật chất
thƣờng xun và các dịch vụ đƣợc sử dụng trong tất cả quá trình sản xuất của
cơ sở nhƣ các chi phí: Giống, mùn cƣa, túi ni lơng, các loại chi phí khác,…
Hay VA = V + C + M
Trong đó:
V là chi phí lao động sống.
C là giá trị hồn vốn cố định (hay trong kinh tế thƣờng gọi đó là khấu
hao tài sản cố định)
M là giá trị thặng dƣ.


6

Vậy VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó phản
ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ
sở sản xuất trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định.
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của trang trại
+ Hiệu quả sử dụng đất

GO/m2 canh tác (Giá trị sản xuất sản phẩm trên 1m2 canh tác)
VA/m2 canh tác (Giá trị gia tăng của sản phẩm trên 1m2 canh tác)
+ Hiệu quả sản xuất trên chi phí GO/IC (Tỷ suất giá trị nói lên chất
lƣợng sản xuất kinh doanh của trang trại, với mức độ đầu tƣ một đồng chi phí
trung gian thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần).
VA/IC (Tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn, chỉ
tiêu này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu đƣợc giá
trị gia tăng là bao nhiêu).
+ Hiệu quả sử dụng lao động, năng suất lao động
GO/LĐ (giá trị gia tăng do một lao động tạo ra)
VA/LĐ (Giá trị tăng thêm trên lao động)
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian thực tập
- Thời gian: Từ ngày 20 tháng 1 năm 2017 đến ngày 30 tháng 5 năm 2017.
1.4.2. Địa điểm thực tập
- Địa điểm: Xóm Tiên Trƣờng 1, xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.


7

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm về tổ chức
Tổ chức có thể đƣợc định nghĩa theo các cách khác nhau. Theo Ducan
(1981), tổ chức là một tập hợp các cá nhân riêng lẻ tƣơng tác lẫn nhau, cùng
làm việc hƣớng tới những mục tiêu chung và mối quan hệ làm việc của họ
đƣợc xác định theo cơ cấu nhất định, tổ chức cũng đƣợc coi là một hệ thống
các hoạt động do hai hay nhiều ngƣời phối hợp hoạt động với nhau nhằm đạt

đƣợc mục tiêu chung. Theo định nghĩa này tổ chức bao gồm các yếu tố cấu
thành sau:
+ Những ngƣời trong tổ chức đều phải làm việc hƣớng tới một mục tiêu
chung của tổ chức.
+ Phối hợp các nỗ lực của những con ngƣời trong tổ chức là nền tảng tạo
nên tổ chức.
+ Tuy nhiên ngoài nguồn lực con ngƣời, để đảm sự hoạt động của tổ
chức cần phải có các nguồn lực khác nhƣ tài chính, cơng nghệ, nhà xƣởng...
+ Để phối hợp các nỗ lực của con ngƣời trong tổ chức nhằm sử dụng
hiệu quả các nguồn lực trong tổ chức và đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức thì cần
có hệ thống quyền lực và quản lý.
+ Cơ cấu tổ chức đƣợc thể hiện thông qua sơ đồ cơ cấu tổ chức. Sơ đồ tổ
chức là hình vẽ thể hiện vị trí, mối quan hệ báo cáo và các kênh thơng tin
(giao tiếp) chính thức trong tổ chức biểu thị mối quan hệ chính thức giữa
những ngƣời quản lý ở các cấp với những nhân viên trong tổ chức. Sơ đồ cơ
cấu tổ chức định dạng tổ chức và cho biết mối quan hệ báo cáo và quyền lực


8

trong tổ chức, sơ đồ cơ cấu tổ chức cho biết số cấp quản lý, cấp quyền lực tồn
tại trong tổ chức, các đƣờng nối các vị trí trong sơ đồ cho thấy các kênh thơng
tin chính thức đƣợc sử dụng để thực hiện quyền lực trong tổ chức[4]
- Chức năng của tổ chức là hoạt động quản trị nhằm thiết lập một hệ
thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận
có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lƣợc
của tổ chức.
*Khái niệm cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các nhiệm vụ mối quan hệ báo cáo và
quyền lực nhằm duy trì sự hoạt động của tổ chức, cơ cấu tổ chức xác định cách

thức phân chia, tập hợp và phối hợp các nhiệm vụ công việc trong tổ chức nhằm
đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức. Nhƣ vậy cơ cấu tổ chức phải đảm bảo:
+ Bố trí, sắp xếp, phối hợp hiệu quả các hoạt động của con ngƣời trong
tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tổ chức, góp phần tăng
cƣờng hoạt động chung của tổ chức.
+ Quản lý và kiểm soát các hoạt động của tổ chức.
+ Linh hoạt giúp tổ chức thích nghi nhanh chóng với những thay đổi của
mơi trƣờng bên ngồi.
+ Khuyến khích sự tham gia của ngƣời lao động vào hoạt động chung
của tổ chức và tạo động lực cho ngƣời lao động trong tổ chức [10].
* Khái niệm cơ cấu tổ chức nhân sự
- Theo giáo sƣ ngƣời Mỹ Dimock: “Cơ cấu tổ chức nhân sự bao gồm
toàn bộ các biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và
giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra có liên quan tới 1 cơng việc nào đó’’


9

Vậy cơ cấu tổ chức nhân sự đƣợc hiểu là một trong các chức năng cơ bản
của quá trình quản trị, giải quyết tất cả các vấn đề liên quan tới con ngƣời gắn
với công việc của họ trong bất cứ tổ chức nào.
- Cơ cấu tổ chức nhân sự là một q trình vừa mang tính khoa học vừa
mang tính nghệ thuật và cơ cấu tổ chức nhân sự là một lĩnh vực gắn bó nhiều
đến văn hóa tổ chức và chứa đựng nhiều giá trị nhân văn hơn bất cứ một lĩnh
vực quản trị nào khác [10].
2.1.1.2. Tổ chức lao động và quá trình lao động
- Trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, có nhiều hình thức tổ chức, bố trí
lao động cho các bộ phận nhƣ: quản lý kỹ thuật, đội sản xuất, bán hàng, tài
chính,.. Do đó các cơ sở sản xuất kinh doanh phải lựa chọn các hình thức tổ

chức và cơ cấu một cách hợp lý khi tiến hành các hoạt động sản xuất cụ thể.
- Để lựa chọn hình thức tổ chức và cơ cấu lao động hợp lý, chủ cơ sở cần
dựa vào các yêu cầu cơ bản sau:
+ Phƣơng hƣớng và quy mô sản xuất của cơ sở
Các cơ sở sản xuất có phƣơng hƣớng và quy mơ sản xuất khác nhau thì
việc lựa chọn hình thức tổ chức lao động cũng khác nhau, nếu cơ sở sản xuất
kinh doanh có quy mơ lớn thì săp xếp cơ cấu tổ chức thành các đội sản xuất,
dịch vụ, xƣởng chế biến sản phẩm, thị trƣờng, kế toán... Nếu cơ sở sản xuất
có quy mơ nhỏ thì có thể tổ chức thành các tổ nhóm sản xuất.
+ Trình độ, quy mơ trang bị máy móc, thiết bị, cơng cụ lao động
Đây là căn cứ quan trọng trong việc lựa chọn hình thức tổ chức lao động
trong các cơ sở sản xuất. Nếu cơ sở sản xuất trang bị máy móc thiết bị cao,
quy mơ trang bị lớn thì sẽ lựa chọn các hình thức đội, tổ dịch vụ, nhà máy hay
xƣởng chế biến. Nếu trang bị máy móc thiết bị thấp, quy mơ trang bị nhỏ thì
tổ chức đƣợc các hoạt động do cá nhân lao động quản lý đảm nhiệm.
+ Trình độ, năng lực tổ chức quản lý của chủ cở sản xuất kinh doanh.


10

Trình độ và năng lực quản lý của chủ cơ sở sẽ cho phép lựa chọn các
hình thức tổ chức lao động có quy mơ lớn. Nếu trình độ và năng lực tổ chức
quản lý thấp thì lựa chọn hình thức tổ chức lao động có quy mơ vừa và nhỏ
nhƣ tổ nhóm sản xuất dịch vụ và khốn sản phẩm cuối cùng cho tổ, nhóm, cá
nhân và hộ gia đình [4].
* Những yêu cầu khi thiết kế cơ cấu tổ chức
Việc xây dựng bất kỳ một cơ cấu tổ chức ở một quy mô nào cũng phải
đảm bảo những yêu cầu sau:
- Phù hợp với mục tiêu và tầm quản lý: Việc xây dựng cơ cấu tổ chức
phải dựa trên thực trạng và phản ánh thực trạng của tổ chức

- Tính cân đối: Việc phân chia các bộ phận các chức năng phải đảm bảo
tính hợp lý về cả số lƣợng và chất lƣợng của các mối quan hệ về trách nhiệm và
quyền hạn. Đồng thời việc xây dựng cơ cấu cũng phải chú ý đến tính năng động
sáng tạo cao, có khả năng cao nhất trong việc thực hiện mục tiêu đã xác định.
- Tính tin cậy: Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính chính xác của tất cả các
thơng tin đƣợc sử dụng và nhờ đó bảo đảm sự phối hợp tốt nhất các hoạt động
và nhiệm của tất cả các bộ phận trong tổ chức.
- Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức phải có khả năng thích ứng nhanh với
bất kỳ thay đổi nào xảy ra trong tổ chức cũng nhƣ ngồi mơi trƣờng.
- Tính hiệu quả kinh tế: Cơ cấu tổ chức phải sử dụng chi phí thấp nhất về
cả phƣơng tiện kinh tế và nhân lực, giữ chi phí đầu vào và kết quả đầu ra,
tránh tình trạng kồng kềnh tốn kém và hiệu quả thấp.
* Trong quá trình lao động phải tuân thủ các nguyên tắc sau
- Sắp xếp theo nghề nghiệp đƣợc đào tạo, xuất phát từ yêu cầu công
việc để bố trí, sắp xếp cho phù hợp. Mọi cơng việc đều do ngƣời đƣợc đào
tạo đảm nhận.


11

- Sắp xếp theo hƣớng chun mơn hóa: Chun mơn hóa sẽ giúp ngƣời
lao động đi sâu vào nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm.
- Nhiệm vụ xác định rõ ràng: Mỗi ngƣời cần phải hiểu rõ mình cầp phải
làm gì? Trong thời gian nào? Nếu hồn thành sẽ đƣợc gì? Nếu không, Trách
nhiệm sẽ ra sao?
- Sắp xếp, sử dụng ngƣời lao động phù hợp với chuyên môn và các thuộc
tính tâm lý cũng nhƣ kết quả phấn đấu về mọi mặt.
- Sắp xếp phải tạo điều kiện cho phát huy ƣu điểm, khắc phục nhƣợc
điểm [4].
2.1.2. Bản chất của cơ cấu tổ chức

- Bản chất của chức năng tổ chức là thiết kế một cấu trúc tổ chức hiệu
quả nhằm đảm bảo cho các hoạt động quản trị đạt đƣợc mục tiêu của nó. Nói
cách khác, chức năng của tổ chức bao gồm các công việc liên quan đến các
công việc xác định và phân chia công việc phải làm, những ngƣời hoặc nhóm
ngƣời nào sẽ làm việc gì, ai chịu trách nhiệm về những kết quả nào, các công
việc sẽ đƣợc phối hợp với nhau nhƣ thế nào, ai sẽ báo cáo cho ai những quyết
định làm ra ở cấp nào hay bộ phận nào.
2.1.2.1. Vai trò của cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức giúp cho nhân viên làm việc cùng nhau một cách hiệu
quả bằng cách:
+ Phân chia con ngƣời và các nguồn lực khác cho các hoạt động.
+ Làm rõ trách nhiệm của các nhân viên và sự nỗ lực hợp tác của họ bằng cách
thông qua các bản mô tả công việc, các sơ đồ tổ chức và quyền hành trực tuyến..
+ Cho phép nhân viên biết đƣợc những gì đang kỳ vọng của họ thông
qua các quy tắc, các thủ tục hoạt động và tiêu chuẩn công việc.
+ Thiết kế các tiến trình để thu thập và đánh giá thơng tin giúp các nhà
quản trị đƣa ra các quyết định và giải quyết các vấn đề [10].


12

2.1.2.2. Vai trò của cơ cấu tổ chức nhân sự
- Yếu tố giúp ta nhận biết đƣợc một cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động
tốt hay không hoạt động tốt thành cơng hay khơng thành cơng chính là lực
lƣợng nhân sự của nó, lực lƣợng nhân sự có lịng nhiệt thành và có nhiều sáng
kiến hay trong cơng việc. Mọi thứ cịn lại là máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất,
cơng nghệ kỹ thuật đều có thể mua, học hỏi, sao chép. Vậy có thể khẳng định
rằng cơ cấu tổ chức nhân sự có vai trị thiết yếu đơí với sự tồn tại và phát triển
của một cơ sở sản xuất kinh doanh hay của một công ty doanh nghiệp [12].
2.1.2.3. Ý nghĩa của cơ cấu tổ chức đối với tổ chức

+ Đây là hình thức phân cơng lao động trong tổ chức.
+ Cơ cấu tổ chức có tác động đến quá trình hoạt động của hệ thống quản lí.
+ Cơ cấu tổ chức một mặt phản ánh tính chất, nhiệm vụ, chức năng của
tổ chức, mặt khác nó tác động trở lại đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ và cao hơn là phát triển tổ chức tăng năng suất lao động.
2.1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơ cấu tổ chức
* Khái niệm
- Hiệu quả của cơ cấu tổ chức của một cơ sở sản xuất là hiệu quả phản
ánh kết quả thực hiện của mục tiêu về nhân sự mà chủ thể đặt ra trong một
giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có kết quả đó.
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơ cấu tổ chức
- Hiệu quả cơ cấu tổ chức nhân sự của cơ sở sản xuất nấm Thanh Hƣng
đƣợc đánh giá thông qua một hoặc một số chỉ tiêu nhất định, những chỉ tiêu
hiệu quả này phụ thuộc vào các mục tiêu hoạt động của các chủ thể đạt hiệu
quả hay không.
Cũng nhƣ các hoạt động kinh tế, trong hoạt động cơ cấu tổ chức nhân sự,
cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể về hoạt động nhân sự. Các mục tiêu đó thƣờng
là các mục tiêu sau đây:


13

+ Chi phí cho lao động nhỏ nhất.
+ Giá trị (lợi nhuận) do ngƣời lao động tạo ra lớn nhất.
+ Đạt đƣợc sự ổn định nội bộ, tạo việc làm đầy đủ cho ngƣời lao động và
khơng có tình trạng dƣ thừa lao động.
+ Ngƣời lao động làm đúng chuyên mơn mà mình đƣợc học và đã có
kinh nghiệm.
+ Nâng cao chất lƣợng lao động.
+ Tăng thu nhập của ngƣời lao động .

+ Đảm bảo công bằng giữa ngƣời lao động .
+ Thái độ chấp hành và trung thành của ngƣời lao động đối với cơ sở sản
xuất kinh doanh [11].
- Các mục tiêu trên có thể quy tụ thành các mục tiêu cơ bản, quyết định
sự tồn tại của một cơ sở sản xuất kinh doanh hay một doanh nghiệp, đó là
đảm bảo nguồn nhân lực có chất lƣợng, trình độ để thực hiện cơng việc và có
thái độ chấp hành, trung thành với CSSX kinh doanh đồng thời đạt đƣợc sự
ổn định nhân sự. Với mục tiêu đó thì các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của
CCTC nhân sự trong CSSX là nguồn nhân sự có chất lƣợng, có kinh nghiệm
sản xuất, đƣợc tham gia các lớp tập huấn và đạt đƣợc sự ổn định trong giai
đoạn đề ra mục tiêu đó.
2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ cấu tổ chức và hoạt
động sản xuất nấm
2.1.3.1. Các nhân tố bên ngồi
* Về chính sách phát triển của nghề nấm
Trong những năm gần đây, các Bộ, các Ngành đã có những văn bản,
chính sách khuyến khích cho nghề nấm phát triển.
Quyết định số 1831 QĐ -TT ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc phê duyệt chƣơng trình“Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao
tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn


14

và miền núi giai đoạn 2011- 2015’’ trong đó triển khai các dự án sản xuất
giống nấm nuôi trồng nấm ăn – nấm dƣợc liệu tại hơn 10 tỉnh thành phố trong
thời gian từ 2012 – 2015.
Quyết định số 2441/ QĐ/TT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến
năm 2020’’

Quyết định số 439/ QĐ - TT ngày 16 tháng4 năm 2012 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc phê duyệt “Danh mục sản phẩm quốc gia” thuộc chương
trình phát triển sản phẩm quốc gia’’ thực hiện từ năm 2012 đến năm 2020.
Trong đó có sản phẩm nấm ăn và nấm dƣợc liệu.
Quyết định số 2690/ QĐ/BNN - KHCN ngày 12 tháng11 năm 2013 của
Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc phê duyệt Đề án khung phát
triển “sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu’’[2].
* Môi trường pháp lý
- Môi trƣờng pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình kinh doanh, mọi
doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ nhƣ nhau trong phạm vi hoạt động của
mình. Trong nền kinh tế thị trƣờng mở cửa hội nhập không thể tránh khỏi hiện
tƣợng những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh sẽ thâu tóm những doanh
nghiệp nhỏ. Nhà nƣớc đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp “yếu thế ”
có thể duy trì hoạt động SXKD của mình và điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất cho
phù hợp với cơ chế, đƣờng lối kinh tế chung cho tồn xã hội.
- Tính cơng bằng và nghiêm minh của luật pháp ở bất kỳ mức độ nào đều
có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của các cơ sở SXKD. Nếu môi
trƣờng kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả tổng
thể sẽ lớn hơn, ngƣợc lại, nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành những hoạt động
kinh doanh bất chính, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận thƣơng mại, vi
phạm các quy định về bảo vệ môi trƣờng làm hại tới xã hội.


15

* Về chính sách lao động
- Nhà nƣớc khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các cơ sở mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh, tạo đƣợc nhiều việc làm cho lao động nông thôn,
ƣu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông
nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Các chủ cơ sở đƣợc thuê lao động không hạn

chế về số lƣợng trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với ngƣời lao động
theo quy định của pháp luật về lao động.
- Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ
trang trại đƣợc ƣu tiên vay vốn thuộc chƣơng trình giải quyết việc làm, xố
đói giảm nghèo để tạo việc làm cho lao động tại chỗ thu hút lao động ở các
vùng đông dân cƣ đến phát triển sản xuất.
* Về thông tin
- Để làm bất kỳ một khâu nào của quá trình SXKD cần phải có thơng tin, vì
thơng tin bao trùm lên các lĩnh vực, thông tin để điều tra khai thác thị trƣờng cho
ra một sản phẩm mới, thông tin về kỹ thuật sản xuất, thông tin về thị trƣờng tiêu
thụ sản phẩm, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin về kinh nghiệm
thành công hay nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp đi trƣớc. Doanh
nghiệp muốn hoạt động SXKD của mình có hiệu quả thì phải có một hệ thống
thơng tin đầy đủ, kịp thời, chính xác. Ngày nay thông tin đƣợc coi là đối tƣợng
kinh doanh, nền kinh tế thị trƣờng là nền kinh tế thơng tin hố.
- Biết khai thác và sử dụng thơng tin một cách hợp lý thì việc thành cơng
trong kinh doanh là rất cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh, giúp doanh
nghiệp xác định phƣơng hƣớng kinh doanh tận dụng đƣợc thời cơ hợp lý
mang lại kết quả kinh doanh thắng lợi.
- Trƣớc khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cơ sở sản xuất nấm
Thanh Hƣng đã chú trọng tìm hiểu các thơng tin về nhu cầu tiêu thụ nấm trên thị
trƣờng. Nghiên cứu cách thức sắp xếp cơ cấu tổ chức, các chính sách, các thơng


16

tin về kỹ thuật sản xuất, thông tin về sản phẩm và mong muốn của khách hàng
để từ đó sản xuất ra sản phẩm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.
* Về nguyên liệu
- Đây cũng là bộ phận đóng vai trị quan trọng đối với kết quả hoạt động

SXKD. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngồi những yếu tố nền
tảng cơ sở thì ngun liệu đóng vai trị quyết định, có nó thì hoạt động SXKD
mới đƣợc tiến hành.
- Kế hoạch SXKD có thực hiện thắng lợi đƣợc hay không phần lớn phụ
thuộc vào nguồn ngun liệu có đƣợc đảm bảo hay khơng, Nƣớc ta là nƣớc
nông nghiệp, giàu tiềm năng về lâm nghiệp, nguồn phế phụ liệu sẵn có khắp
nơi, dồi dào, rẻ tiền nhƣ: rơm ra, mùn cƣa, bã mía, thân cây gỗ và lõi ngô,
thân cây đậu… vừa giải quyết về mặt môi trƣờng và đồng thời tạo ra sản
phẩm mới, trong q trình sản xuất hầu nhƣ khơng có thứ gì phải nhập ngoại
hoặc khó tìm.
- Các ngun liệu để trồng nấm rất dễ kiếm, nguyên liệu đầu vào của
nghề trồng nấm, ta có thể tự túc đến 90%.
* Về thời tiết
Điều kiện tự nhiên của nƣớc ta rất thích hợp cho nấm phát triển, có thể
phân vùng nhƣ khu vục phía Nam tập trung ni trồng các loại chịu nhiệt cao
nhƣ nấm rơm, mộc nhĩ..Khu vục phía Bắc tập trung nuôi trồng nấm chịu lạnh
nhƣ nấm Mỡ, nấm Hƣơng, nấm sò..hoặc lựa chọn chủng giống theo mùa vụ.
* Về thị trường tiêu thụ nấm ăn
Thị trƣờng tiêu thụ nấm sò ngày càng đƣợc mở rộng. Giá bán nấm tƣơi
tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... cao gấp 2 – 3 lần
giá thành sản xuất. Riêng TP Hà Nội trung bình mỗi ngày tiêu thụ khoảng 40
đến 50 tấn nấm tƣơi các loại [1]. Nhu cầu ăn nấm của nhân dân ngày càng
tăng do nhiều ngƣời đã hiểu đƣợc giá trị dinh dƣỡng và làm thuốc của nấm.
Trong tình hình thơng dụng hiện nay nhƣ thịt, cá, rau có biến động nhiều về


17

giá cả, đặc biệt là về vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm, thì nấm ăn là nguồn
thực phẩm sạch an toàn ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng chú trọng.

Thị trƣờng trong nƣớc tăng cao do nhu cầu ăn nấm ngày càng tăng, do
nhiều ngƣời đã hiểu đƣợc giá trị dinh dƣỡng của nấm. Số lƣợng nấm cung cấp
ra thị trƣờng chƣa nhiều và chƣa đều, nhất là các ngày cuối tuần, ngày lễ tết
thƣờng bị “cháy nấm” và giá cao gấp 2 – 3 lần ngày thƣờng.
2.1.3.2. Nhóm yếu tố bên trong
- Con ngƣời - chủ cơ sở
+ Trình độ học vấn:
Chủ cơ sở là ngƣời lãnh đạo cơ sở, đứng đầu cơ sở có kiến thức về
chuyên mơn và trình độ quản lý nhất định. Đây là nhân tố thành cơng cốt lõi
mang tính phổ biến, mà cơ sở sản xuất kinh doanh thành công nào cũng có nó.
Sản xuất nấm là một nghề mới, địi hỏi chủ cơ sở phải có sự đầu tƣ đồng
bộ về tri tri thức, kinh tế và quyết tâm cao mới phát triển bền vững đƣợc.
+ Thông minh, nhạy bén, sáng tạo
Ngồi trình độ học vấn, chủ cơ sở cịn có lịng nhiệt tình và tâm huyết với
nghề, ln tìm tịi và áp dụng có sáng tạo những cơng nghệ, kỹ thuật tiên tiến.
Điều mà phần lớn các cơ sở hiện nay chƣa có là trình độ quản trị kinh doanh.
2.1.3.3. Lựa chọn cơ cấu tổ chức
Không một loại chuyên môn hóa nào là tốt nhất cho mọi hồn cảnh. Các
nhà quản trị phải lựa chọn cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với nhu cầu tổ
chức của mình, dựa vào nhu cầu lao động và quy mô của cơ sở sản xuất nấm,
chủ cơ sở đã lựa chọn mô hình cơ cấu tổ chức theo cơ cấu tổ chức trực tuyến.
* Đặc điểm: Tuân thủ nguyên tắc một thủ trƣởng, đảm bảo cấp dƣới chỉ
có một cấp trên phụ trách duy nhất. Mối quan hệ trong tổ chức đƣợc thiết lập
theo chiều dọc và hoạt động quản trị đƣợc tiến hành theo tuyến.
* Ƣu điểm: Cơ cấu tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ, xác định trách
nhiệm, quyền hạn rõ ràng.


×