Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tìm hiểu vai trò nhiệm vụ chức năng của cán bộ nông nghiệp xã phú đô huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.66 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
–––––––––––––––––––––

DƯƠNG HỮU TỒN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VAI TRỊ, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA
CÁN BỘ NÔNG NGHIỆP XÃ PHÚ ĐƠ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUN

Hệ đào tạo

:

Chính quy

Định hướng đề tài
Chun ngành

:
:

Hướng ứng dụng
Kinh tế nơng nghiệp

Khoa
Khóa học

:


:

Kinh tế và PTNT
2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
–––––––––––––––––––––

DƯƠNG HỮU TỒN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VAI TRỊ, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA
CÁN BỘ NÔNG NGHIỆP XÃ PHÚ ĐÔ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chun ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:

:
:
:

Chính quy
Hướng ứng dụng
Kinh tế nông nghiệp
Kinh tế và PTNT
2013 - 2017
Ths Đỗ Trung Hiếu

Cán bộ cơ sở hướng dẫn

: Lý Văn Dén

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành báo cáo
thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch theo kế hoạch của trường Đại học Nơng Lâm
Thái Ngun với tên đề tài: “Tìm hiểu vai trị, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ
nơng nghiệp xã Phú Đô - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên”.
Có được kết quả này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Kinh tế & PTNT, cùng với tồn thể thầy cơ trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên nơi đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập nghiên cứu tại trường, để em có những kiến thức nền tảng phục vụ
cho công việc thực tập, cũng như công việc thực tế của em sau khi ra trường.

Cho phép em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Th.S Đỗ Trung Hiếu Giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ tận tình và đầy trách nhiệm để em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND xã Phú Đơ, các
phịng ban, cán bộ, công chức xã Phú Đô đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp
những thơng tin và số liệu cần thiết để phục vụ cho bài báo cáo. Đặc biệt, em
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới anh Lý Văn Dén đã giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ
bảo tận tình, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong q trình cơng tác, đó là
những kiến thức vơ cùng hữu ích cho em sau khi ra trường.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình anh Vi Văn Có đã tạo
điều kiện giúp đỡ em về nơi ăn ở, nơi sinh hoạt, nơi làm việc thoải mái nhất,
đã coi em như một thành viên trong gia đình trong suốt thời gian thực tập tại
địa phương.
Với vốn kiến thức cịn nhiều hạn chế, do đó bài khóa luận này khơng
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em được
hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Dương Hữu Toàn


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế năm 2016 .......................... 15
Bảng 3.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu xã hội năm 2016............................ 19



iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức xã Phú Đô .................................................. 32


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
NĐ - CP
LĐTBXH
MTTQ
CBCC
CBNN
CNH - HĐH
CHQS
CT - XH
HĐND
KH
ANQP
KTXH
ANTT
HND
NTM
THCS

TH
KTNN
THPT
TTLT
BNN
TTg
BNV
GCNQSDĐ
UBND
KT và PTNT

Nguyên nghĩa
Nghị định - Chính phủ
Lao động thương binh xã hội
Măt trận tổ quốc
Cán bộ cơng chức
Cán bộ nơng nghiệp
Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
Chỉ huy qn sự
Chính trị - xã hội
Hội đồng nhân dân
Kế hoạch
An Ninh Quốc Phòng
Kinh tế xã hội
An ninh trật tự
Hội Nông Dân
Nông thôn mới
Trung học cơ sở
Thực Hiện
Kinh tế nông nghiệp

Trung học phổ thông
Thông Tư Liên Tịch
Bộ Nông Nghiệp
Thủ tướng
Bộ Nội Vụ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Uỷ ban nhân dân
Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập .................................................. 1
1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ .................................................................... 3
1.2.2. Về thái độ, kỹ năng làm việc ................................................................ 3
1.2.3. Về kỹ năng sống ................................................................................... 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ........................................................ 4
1.3.1. Nội dung thực tập ................................................................................. 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện ......................................................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập ................................................................ 5
Phần 2: TỔNG QUAN ................................................................................. 6

2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 6
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ................................ 6
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ........................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 8
2.2.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương ........................................................ 8
2.2.2. Bài học kinh nghiệm thực tiễn từ các địa phương ............................... 11
Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................ 13
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................... 13


vi

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ....................................................... 13
3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của UBND xã Phú Đơ .......................... 23
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập............ 24
3.2. Kết quả thực tập .................................................................................... 25
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập 25
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập ..................................................................... 31
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế .................................................. 39
3.2.4. Đề xuất giải pháp ................................................................................ 41
Phần 4: KẾT LUẬN ................................................................................... 43
4.1. Kết luận ................................................................................................. 43
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 44
4.2.1. Đối với UBND xã Phú Đô .................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 46
I. Tiếng việt .................................................................................................. 46
II. Internet .................................................................................................... 46
PHỤ LỤC



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Để thúc đẩy tiến trình CNH - HĐH với mục tiêu đưa đất nước ta trở
thành nước công nghiệp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế
hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, quốc phòng an ninh
vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Phấn đấu đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam tiến lên xây dựng
nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản
lý của nhà nước, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Và với điểm xuất
phát còn rất thấp như vậy, cơ sở vật chất lại nghèo nàn, kết cấu hạ tầng nông
thôn yếu kém, lao động thuần nông chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã
hội, năng suất ruộng đất và năng suất lao động cịn thấp… là điều hết sức khó
khăn đối với nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên sau mấy chục năm năm
thực hiện đổi mới, hiện nay bộ mặt nơng nghiệp nước ta đã có sự thay đổi.
Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn như năm 2015 với tỷ trọng khoảng 17% trong GDP, ngành nơng
nghiệp tiếp tục có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng GDP chung. Theo
báo cáo thống kê năm 2015 và triển khai hoạt động năm 2016 của Bộ Nông
Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 2,41%
tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2015 ước đạt 30,45 tỷ USD tăng
0,2% so với năm 2014 và xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt kim ngạch
hơn 1 tỉ USD/năm.


2


Sản xuất nơng nghiệp có được những thành cơng như vậy khơng thể
khơng nói tới vai trị tích cực của cán bộ nơng nghiệp. Cán bộ nơng nghiệp
đóng vai trị quan trọng vào quá trình đào tạo rèn luyện tay nghề cho nông
dân, tư vấn giúp nông dân nắm bắt được các chủ trương, chính sách về nơng,
lâm nghiệp của đảng và nhà nước mang lại nhiều kiến thức và kỹ thuật, thông
tin về thị trường. để thúc đẩy sản xuất cải thiện đời sống, góp phần xây dựng
và phát triển nơng thơn mới.
Nhận thức vai trị quan trọng của cán bộ nơng nghiệp, chính phủ đã ban
hành một số nghị định như: Nghị định số 01/2008/NĐ - CP ngày 03 tháng 01
năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội Vụ hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên
môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà
nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để
các tổ chức chuyên ngành thuộc Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nơng Thơn
có cơ sở tuyển chọn, hợp đồng hoặc điều động, hướng dẫn hoạt động đối với
đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật về công tác trên địa bàn xã.
Nghị định số 13/NĐ - CP ra đời 2/3/1993, nghị định số 56/NĐ - CP ra đời
ngày 26/4/2005, và mới nhất là nghị định số 02/2010NĐ - CP ban hành ngày
8/1/2010 góp phần hồn thiện hệ thống khuyến nơng từ trung ương đến địa
phương, giúp nơng dân có cơ hội tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới nâng cao chất lượng, và khả năng cạnh tranh nhờ đó tăng thu nhập và cải
thiện đời sống của dân cư vùng nông thôn.
Thực tế hiện nay đội ngũ cán bộ nông nghiệp xã họ vẫn chưa phát huy
được hết vai trị, năng lực của mình. Nhằm nâng cao vai trò, hiểu rõ chức
năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp em đã tiến hành chọn đề tài: “Tìm


3


hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ nông nghiệp xã Phú Đô,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài tốt nghiệp đại học.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về chun mơn nghiệp vụ
- Tìm hiểu khái qt vai trị, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nơng
nghiệp xã Phú Đô.
- Nắm vững kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành về kinh tế nông
nghiệp(KTNN).
- Không ngừng học tập trau dồi thêm kiến thức để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
1.2.2. Về thái độ, kỹ năng làm việc
- Chấp hành nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập.
- Năng động, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm cao trong cơng việc.
- Có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, làm việc theo kế hoạch
đã được quy định trong thời gian thực tập.
- Sẵn sàng tham gia các chương trình, đề tài, dự án đang triển khai tại
địa phương nhằm bổ trợ thêm kiến thức về chuyên ngành(KTNN).
- Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc được giao, làm đến
nơi đến chốn, chính xác, kịp thời do đơn vị thực tập phân công.

- Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và chuẩn
bị số liệu để viết báo cáo thực tập.

- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị
thực tập.
1.2.3. Về kỹ năng sống
- Giao tiếp, ứng xử trung thực, lịch sự, nhã nhặn, luôn giữ thái độ
khiêm nhường và cầu thị.



4

- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng
không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Hòa nhã với các cán bộ tại nơi thực tập.
- Chủ động tiếp cận cơng việc và sẵn sàng hỗ trợ phịng ban để có thể
hồn thành các cơng việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân.
- Thật sự thích nghi và hội nhập với môi trường làm việc.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh quốc phịng (ANQP) của xã Phú Đơ.
- Tìm hiểu bộ máy, tổ chức quản lý và mơi trường làm việc của UBND xã.
- Tìm hiểu khái quát vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông
nghiệp xã Phú Đô.
- Tham gia các hoạt động phong trào do UBND xã tổ chức trong thời
gian thực tập.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ nông
nghiệp tại UBND xã.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp quan sát: Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và xử
lý công việc của cán bộ xã nói chung và cán bộ nơng nghiệp nói riêng.
- Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp thu thập thơng tin dựa trên
cơ sở q trình giao tiếp bằng lời nói để tìm hiểu một số thơng tin của cán bộ
cơng chức cấp xã
- Tìm hiểu thơng tin qua các tài liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng kết,
thống kê tình hình kinh tế xã hội của xã.



5

- Tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích thông tin: Những thông tin, số
liệu thu thập được để tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin
cần thiết cho đề tài.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian Thực tập
Từ ngày 15/02/2016 đến ngày 23/04/2017
1.4.2. Địa điểm Thực tập
UBND xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.


6

Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập

- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách Nhà nước.

- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh, huyện. Trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng

nhân quốc phịng. Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn
vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo
nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư,
Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.

- Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một
chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

- Hội đồng nhân dân cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương (cấp xã), đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân


7

dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ
quan nhà nước cấp trên.

- Ủy ban nhân dân cấp xã là Do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu là cơ
quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà
nước cấp trên.

- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng
đất đai để trồng trọt và chăn nuôi khai thác cây trồng vật nuôi làm tư liệu lao
động chủ yếu tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công

nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên
ngành: trồng trọt, chăn ni, chế biến nơng sản, theo nghĩa rộng cịn bao gồm
cả lâm nghiệp, thủy sản.

- Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của
nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa
phát triển.

- Cán bộ nông nghiệp cấp xã là những người trực tiếp chỉ đạo hoặc trực
tiếp làm công tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã. Đây là
những người trực tiếp tiếp cận với nông dân và tổ chức chỉ đạo hoặc triển khai
các hoạt động nông nghiệp cho nông dân.

- Cán bộ lãnh đạo xã là công dân Việt Nam được bầu cử giữ chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm kỳ: Thường trực Đảng ủy, HĐND,
UBND, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội và có được hưởng lương từ
ngân sách Nhà nước.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Luật Cán bộ công chức năm 2008:
+ Chương 1 điều 4: Cán bộ, công chức
+ Chương 5 Điều 61: Chức vụ chức danh của Cán bộ công chức cấp xã


8

+ Chương 5 Điều 62: Nghĩa vụ, quyền hạn của cán bộ công chức cấp xã.
- Nghị định 92/2009 NĐ - CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức
danh số lượng, chế độ chính sách đối với Cán bộ cơng chức(CBCC) xã.
- Nghị định số 01/2008/NĐ - CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương
2.2.1.1. Xã Ân Hịa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM là một trong
những chủ trương quan trọng mà huyện Kim Sơn đã và đang thực hiện trong
nhiều năm qua. Để làm tốt được điều này rất cần có một đội ngũ cán bộ, cơng
chức xã tâm huyết và có năng lực.
Tại xã Ân Hòa, một trong 5 đơn vị của huyện Kim Sơn dự kiến về đích
NTM trong năm 2016 đã phát huy tốt vai trò của người cán bộ cấp xã, triển
khai xây dựng NTM trúng với lòng dân, được nhân dân ủng hộ và thực hiện.
Với tổng số cán bộ, công chức là 22 người, trong đó có 10 cán bộ và 12 cơng
chức. Số cán bộ, cơng chức có trình độ đại học trở lên có 16 người và 18
người có bằng trung cấp lý luận chính trị. Trong việc triển khai xây dựng
NTM, hầu hết cán bộ, công chức xã đã phát huy tốt trình độ chun mơn,
nghiệp vụ, thực hiện có hiệu quả chức trách, nhiệm vụ được giao. Chính vì
vậy, Ân Hịa đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong xây
dựng nơng thơn mới để thực hiện được 17/19 tiêu chí đến thời điểm hiện nay.
Là một cán bộ cấp xã ông Vũ Quốc Hồng, Chủ tịch HND xã Ân Hịa,
huyện Kim Sơn chia sẻ: "Bản thân tôi luôn không ngừng học hỏi, nâng cao
trình độ, tìm ra những cây, con có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đồng đất địa
phương để có những hướng đi đúng đắn, nâng cao thu nhập cho người dân".


9

Hiện nay, tổng số cán bộ công chức cấp xã, thị trấn của huyện Kim Sơn
là 536 người, thiếu 38 người so với định mức được giao. Trong đó có 2 cán
bộ và 36 cơng chức chưa được kiện tồn. Số cán bộ, chủ chốt đạt chuẩn
100%. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng

được nâng lên. Năng lực cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu cấp uỷ, chính
quyền ở các xã, thị trấn ngày càng được phát huy. Các đoàn thể thực hiện tốt
vai trị giám sát của mình, đặc biệt là cơng tác giám sát các hoạt động của
chính quyền cấp xã.
Hàng năm, đội ngũ này luôn được bồi dưỡng, đào tạo các lớp ngắn hạn,
dài hạn do Sở Nội vụ và các cơ quan chun mơn có liên quan tổ chức. Trong
năm 2015 đã tổ chức hàng chục lớp bồi dưỡng cho hàng trăm cán bộ, công
chức cấp xã, qua đó nâng cao trình độ năng lực, góp phần ổn định chính trị,
phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đặc biệt, tỷ lệ công chức cấp xã
được tuyển dụng những năm gần đây có trình độ đại học trở lên khá cao,
chiếm trên 70%. Tuy nhiên, tại một số xã vẫn cịn tồn tại những khó khăn,
nhất định dẫn đến hoạt động vẫn chưa được hiệu quả.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thời
gian tới, huyện Kim Sơn cần tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp ủy các cấp; phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, cơ quan cấp huyện với
đảng ủy các xã, thị trấn trong việc bồi dưỡng cán bộ, coi đây là sự đổi mới
hình thức bồi dưỡng có hiệu quả. Cùng với đó, nâng cao trình độ cho đội ngũ
cán bộ, cơng chức nói chung, đáp ứng u cầu trong bố trí, sử dụng cán bộ,
cơng chức ở các cấp; thực hiện việc điều động, luân chuyển cán bộ của huyện
đi cơ sở để trực tiếp hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ công chức cơ sở. Đây
được xác định là hình thức bồi dưỡng có hiệu quả thiết thực và cần được nhân
rộng hơn nữa trong thời gian tới.


10

2.2.1.2. Xã Sỹ Hai, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Xã Sỹ Hai là một trong những xã thực hiện hiệu quả chuẩn hóa về
chun mơn. Hầu hết các CBCC ở đây tuổi đời đều rất trẻ. Chủ tịch UBND,
Bí thư Đảng ủy xã mới ngồi 30 tuổi, cịn đội ngũ cán bộ cũng chỉ từ 25 - 40

tuổi. Chủ tịch UBND xã Nông Văn Sống cho biết: Thực hiện công tác chuẩn
hóa đội ngũ CBCC cấp cơ sở theo Đề án 03 của Tỉnh ủy, mấy năm gần đây,
cùng với việc tuyển CBCC có trình độ cao đẳng, đại học, xã rất chú trọng
công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và lý
luận cho CBCC. Xây dựng đội ngũ CBCC theo hướng trẻ hóa, có năng lực,
trình độ để đảm nhiệm các chức danh chủ chốt và một số đoàn thể khác.
Riêng về chuyên mơn, xã đã cử 2 đồng chí đi học đại học, 2 đồng chí đi học
trung cấp, cao đẳng để tạo nguồn, 6 đồng chí đi học kiến thức quốc phịng.
Đến nay, 100% CBCC của xã có trình độ chun môn từ trung cấp trở lên.
Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, luân chuyển, điều động, thu hút trí thức trẻ tăng cường về xã và ban hành
một số chế độ, chính sách hỗ trợ nghỉ việc đối với CBCC cấp xã không đạt
chuẩn; tổ chức lớp và cử CBCC cấp xã, cán bộ dự nguồn tham gia các khóa đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và
kiến thức quản lý nhà nước..., tỷ lệ CBCC cấp xã chưa đạt chuẩn về trình độ
chuyên môn và kiến thức quản lý nhà nước đã giảm đáng kể. Tạo sự đổi mới và
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong giai đoạn đổi mới đất nước.
2.2.1.3. Xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập, tỉnh Phó Thọ
Xã Đồng Thịnh hiện có 24 CBCC, trong đó 1/2 là người dân tộc thiểu
số. Là xã miền núi khó khăn, bên cạnh sự quan tâm đầu tư của Trung ương,
của tỉnh và huyện, xã đã cố gắng phát huy nội lực, trong đó chú trọng phát


11

huy năng lực, trí tuệ của đội ngũ CBCC xã, nhất là đội ngũ CBCC là người
dân tộc thiểu số. Ông Nguyễn Thắng Cảnh - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Để
nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCC, xã rất chú trọng việc chọn cử đối tượng

đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng do tỉnh, huyện tổ chức. Đến nay, đội ngũ
CBCC của xã có trình độ đại học là 8 đồng chí, cao đẳng 1 đồng chí, trung
cấp 7 đồng chí. Hiện xã có 8 đồng chí đang theo học đại học; 17 đồng chí học
trung cấp lý luận chính trị, 2 đồng chí đang theo lớp học trung cấp lý luận
chính trị”.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm thực tiễn từ các địa phương
Qua những kinh nghiệm thành công của một số địa phương, để nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, xã Phú Đơ có thể áp dụng
một số kinh nghiệm sau đây:
Thứ nhất, đổi mới, nâng cao chất lượng tuyển dụng, bố trí, sử dụng
CBCC cấp xã. Đổi mới, quy trình lựa chọn, giới thiệu nhân sự đối với các
chức danh cán bộ cấp xã theo hướng cơng khai hố, dân chủ hố, bảo đảm
tính cạnh tranh cơng bằng, khách quan; có cơ chế phối hợp, quản lý, giám sát
chặt chẽ của các cấp, các ngành trong quá trình bầu cử, tuyển chọn cán bộ.
Thứ hai, chuẩn hóa các chức danh cán bộ, cơng chức: có ý nghĩa rất
quan trọng để bố trí, sử dụng CBCC một cách đúng đắn và chính xác; là căn
cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và thực
hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi
cán bộ phấn đấu, rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân.
Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch, tiêu chuẩn chức danh công
chức, viên chức; chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh
đạo, quản lý và đội ngũ công chức, viên chức. Thực hiện bồi dưỡng bắt buộc
theo quy định đối với CBCC xã.


12

Thứ tư, hồn thiện cơng tác thu hút, quy hoạch và sử dụng CBCC. Đẩy
mạnh việc tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học chính quy có
chun mơn phù hợp về công tác tại xã,. Tổ chức thi tuyển công chức đảm

bảo khách quan, công bằng và mang tính cạnh tranh cao. Chỉ đưa vào quy
hoạch hoặc giới thiệu để bầu vào chức danh cán bộ những người có đủ tiêu
chuẩn theo quy định, có điều kiện và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được
giao; tăng cường bố trí sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ được đào tạo cơ bản, đã
qua thử thách trong thực tiễn, có triển vọng phát triển; thực hiện tốt cơng tác
ln chuyển cán bộ. Đồng thời, khơng bố trí những cán bộ khơng có khả năng
hồn thành nhiệm vụ, xử lý nghiêm khắc đối với những người không chấp
hành chủ trương điều động, luân chuyển của cấp có thẩm quyền.
Thứ năm, Công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật có ý
nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng CBCC cấp xã. Thông
qua hoạt động này nhằm phát hiện những tiêu cực, bất cập nảy sinh từ cán bộ
và cơng tác cán bộ. Qua đó, động viên khen thưởng những nhân tố tích cực,
xử lý kịp thời những sai phạm, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và
chính quyền. Việc đánh giá CBCC phải đảm bảo nội dung, quy trình theo quy
định, cơng khai, dân chủ với tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch. Gắn đánh giá với
cơng tác tự phê bình, phê bình và thực hiện nghiêm túc việc tổ chức lấy phiếu
tín nhiệm với các chức danh chủ chốt; tạo điều kiện để nhân dân tích cực
tham gia giám sát, đánh giá và góp ý cho đội ngũ CBCC. Kiên quyết xử lý
nghiêm những cán bộ vi phạm, nhiều khuyết điểm, không hoàn thành nhiệm
vụ được giao.


13

Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

Phú Đơ là một xã nằm ở phía Đơng của huyện Phú Lương, nằm cách trung
tâm huyện 20 km về phía Đơng, là vùng giáp danh giữa hai huyện Đồng Hỷ và
Phú Lương.
Phía Bắc tiếp giáp với xã Yên Lạc, huyện Phú Lương.
Phía Đơng tiếp giáp với xã Văn Lăng, xã Hịa Bình, huyện Đồng Hỷ.
Phía Nam tiếp giáp với xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ.
Phía Tây tiếp giáp với xã Tức Tranh, huyện Phú Lương.
Xã Phú Đơ gồm có 25 xóm: Na Sàng, Phú Thọ, Phú Đô 1, Phú Đô 2, Vu
1, Vu 2, Núi Phật, Phú Bắc, Pháng 1, Pháng 2, Pháng 3, Cúc Lùng, Khe Vàng
1, Khe Vàng 2, Khe Vàng 3, xóm Mới, Phú Nam 1, Phú Nam 2, Phú Nam 3,
Phú Nam 4, Phú Nam 5, Phú Nam 6, Phú Nam 7, Phú Nam 8, Ao Cống.
b. Diện tích tự nhiên:
Xã Phú Đơ có diện tích tự nhiên là 2.258,8 ha chủ yếu là đồi núi trung
du, đất rừng và núi đá vơi. Tổng diện tích trồng chè 500 ha, diện tích trồng lúa
178 ha, diện tích cịn lại trồng hoa màu, đất chuyên dùng, đất thổ cư, đất
nghĩa địa 680,8 ha; đất lâm nghiệp 900 ha.
c. Đặc điểm địa hình:
- Địa hình tự nhiên:
Xã có địa hình khá phức tạp, tỷ lệ đồi núi chiếm phần lớn diện tích và
xen giữa là các cánh đồng nằm rải rác ở khắp các khu vực trong xã. Thấp dần
từ Bắc xuống Nam.


14

- Đặc điểm khí hậu:
Xã chịu sự chi phối của vùng nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, chia thành
2 mùa rõ rệt, mùa lạnh và mùa nóng rất thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát
triển. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C. Nhiệt độ bình quân cao
nhất trong mùa nóng là 27,20C. Lượng mưa trung bình từ 2.000mm đến

2.100mm/năm.
d. Tài nguyên:
- Đất đai:
Thuộc loại đất vùng trung du Bắc Bộ đất đồi thấp màu mỡ trung bình
phù hợp cho cây trồng các loại như: Chè, cây ăn quả, keo và một số diện tích
ít trồng cây lúa nước.
- Hiện trạng rừng:
Chủ yếu là rừng trồng (rừng keo), số ít là rừng tự nhiên và rừng phịng hộ
chủ yếu là do nhân dân tự quản lý, chăm sóc và bảo vệ. Tổng diện tích 900 ha.
- Mặt nước:
Trữ lượng nước giảm dần từ Bắc xuống Nam, có một hồ chứa nước
nằm tại xóm Cúc Lùng với diện tích 4,9 ha và một số đập ngăn nước nhỏ; xã
có dịng sơng Cầu chảy men theo bờ phía Đơng của xã qua địa bàn 3 xóm, có
bến cát sỏi nằm ở xóm Cúc Lùng. Diện tích mặt nước ni trồng thủy sản là
16 ha.
- Khống sản:
Có 1 mỏ Chì kẽm chưa khai thác (xóm Pháng 1).
3.1.1.2. Nhân Lực
- Tổng số hộ của toàn xã là: 1.527 hộ.
- Tổng số nhân khẩu: Xã có 6.125 nhân khẩu:
+ Nữ: 2.998 khẩu
+ Nam: 3.127 khẩu


15

- Lao động: Trong độ tuổi lao động là 4.437 người. Trong đó Nữ 2.184
người chiếm gần 50%.
- Trình độ văn hóa: Ở mức thấp, xã đã phổ cập trung học phổ thông cơ
sở trong độ tuổi, tỷ lệ học sinh tham gia Trung học phổ thông, Cao đảng, cao

đảng nghề, Đại học chiếm 3%.
- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo với tổng số lao động: Tỷ lệ lao động
qua đà tạo chiếm 18%, còn lại là lao động phổ thông trong nông lâm nghiệp
chiếm 82%.
- Cơ cấu lao động: tỷ lệ lao động trong nông, lâm nghiệp chiến 70%, tỷ
lệ lao động trong ngành thương mại, dịch vụ, xây dựng là 30%.
3.1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Căn cứ vào báo cáo “Tình hình thực hiện các nhiệm vụ Kinh tế - Xã Hội
năm 2016, phương hướng nhiệm vụ 2017” của UBND xã Phú Đô, những
thành tựu đã đạt được của xã được trình bày cụ thể như sau:
a. Điều kiện kinh tế
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế năm 2016
Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

KH
Ước TH so
TH năm
năm
với KH đề
2016
2016
ra (%)

1. Chỉ tiêu về sản xuất nơng, lâm
nghiệp
- Sản lượng lương thực có hạt


Tấn

1.585

1.624

102

- Sản lượng chè búp tươi

Tấn

4.689,8

4.700

101

- Trồng mới, trồng lại chè

ha

37

44

119

- Trồng mới, trồng lại rừng


ha

50

70

151

Tr. đồng

370

389,352

105,2

ha

40

40,3

101

2. Thu cân đối trên địa bàn
3. Cấp đổi, cấp mới GCNQSD đất

(Nguồn: UBND xã Phú Đô năm 2016)



16

Qua bảng ta thấy
Sản xuất nông - lâm nghiệp:
- Cây lương thực: Tổng diện tích lúa gieo cấy ước đạt 296ha = 100%
kế hoạch, năng suất bình quân ước đạt 53tạ/ha = 1.569tấn = 102% Kế hoạch.
Diện tích cây màu (cây ngô) trong năm 2016 ước đạt 13,1ha, năng suất bình
quân ước đạt 40tạ/ha = 52,5tấn = 128% KH. Sản lượng lương thực cây có hạt
năm 2016 ước đạt 1.624tấn = 102% chỉ tiêu giao và = 102% kế hoạch năm.
Cây màu: (rau, đậu, đỗ, khoai, sắn…) diện tích gieo trồng ước đạt 50ha chủ
yếu sản xuất nhỏ lẻ phục vụ đời sống hàng ngày của các hộ gia đình.
- Cây chè: Trồng mới và trồng lại ước đạt 44ha/37ha = 119% kế hoạch
năm. Tổng diện tích chè tồn xã 500ha, chè cho thu hoạch 470ha, năng suất
bình quân tăng so cùng kỳ, tổng sản lượng chè búp tươi ước đạt 4.700 tấn =
101% kế hoạch.
- Lâm nghiệp: Tập trung và thực hiện tốt công tác trồng rừng năm 2016,
đã trồng mới, trồng lại diện tích rừng ước đạt 77/50ha = 151% kế hoạch
huyện giao, tăng 8ha so với cùng kỳ, cơng tác quản lý, chăm sóc rừng, phịng
chống cháy rừng được thực hiện tốt, khơng có vụ cháy rừng nào xảy ra trên
địa bàn.
Công tác bảo vệ rừng đã phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Phú Lương
xử lý kịp thời các vụ việc khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại rừng phịng
hộ xóm Na Sàng.
- Chăn ni thú y: Làm tốt cơng tác phịng chống dịch bệnh trên đàn gia
súc, gia cầm trong năm 2016 khơng có dịch bệnh lớn nào bùng phát, tuy nhiên
còn xảy ra tình trạng lợn mắc dịch tả chết ở một số xóm trên địa bàn xã. Tổng
đàn trâu, bị trên tồn xã hiện khoảng 270 con, đàn lợn khoảng 3.800 con, đàn
gia cầm khoảng 20.000 con, nhìn chung đàn gia súc, gia cầm được duy trì ổn
định. Cơng tác triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gia



17

súc, gia cầm được chỉ đạo thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Thực hiện và
hồn thành kế hoạch tiêm phịng dại trên đàn chó năm 2016.
- Tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật: Trong năm 2016 UBND xã
đã phối hợp với các phịng ban của huyện, các cơng ty vật tư nông nghiệp tổ
chức được 04 lớp tập huấn với 450 lượt người tham dự. Tổ chức được 02 đợt đi
tham quan học tập mơ hình sản xuất tại Hưng Yên với 84 lượt người tham gia.
- Công tác thủy lợi: Đã kiện toàn Ban chỉ đạo, ban quản lý thủy nông xã
năm 2016. Chỉ đạo các Tổ thủy nơng, các xóm quản lý tốt các cơng trình đảm
bảo nước phục vụ tưới tiêu sản xuất vụ thu và sản xuất chè đông năm 2016.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp - thương mại - dịch vụ:
Các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
trên địa bàn ổn định, sản xuất kinh doanh được quản lý chặt chẽ, khơng có
trường hợp vi phạm trong sản xuất kinh doanh phải xử lý. Tổng giá trị sản
xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tồn xã ước đạt trên 11
tỷ đồng.
Tài ngun - Mơi trường:
- Kết quả thực hiện cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận Quyền sử dụng
đất năm 2016 ước đạt như sau:
+ Cấp mới GCNQSD Đất: 5,3ha/5ha = 106% KH.
+ Cấp đổi GCNQSD Đất: 35ha/35ha = 100% KH.
- Kết quả thực hiện chỉnh lý GCNQSD Đất sau hiến đất: 110 hộ/120 hộ
= 91,6 KH.
- Hòa giải tranh chấp đất đai: Đã tiếp nhận 09 vụ tranh chấp đất đai và
đã thực hiện hịa giải thành 07 vụ, hịa giải khơng thành 02 vụ. Đều thực hiện
đúng thời gian quy định, không để vụ việc nào kéo dài.
- Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản được quản lý tốt, chặt chẽ.



×