Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CHO NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CÁ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.32 KB, 8 trang )

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CHO NHÀ ĐẦU TƯ
CHỨNG KHOÁN CÁ NHÂN
* Mục tiêu chung: Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về
phương pháp phân tích tài chính để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ
phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo biểu tài chính, khả năng sinh lời, dự báo
các rủi ro trong kinh doanh để từ đó có quyết định đầu tư chứng khoán đúng đắn.
* Mục tiêu cụ thể: Ngoài phần giới thiệu tổng quan về đầu tư chứng khoán
và các phương pháp phân tích tài chính, học phần còn trang bị cho người học
những kiến thức cơ bản về:
- Phương pháp phân tích chính sách tài chính trong doanh nghiệp, như chính
sách tạo nguồn, chính sách đầu tư, chính sách lợi nhuận và chi trả cổ tức.
- Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hình tài chính của doanh nghiệp, mối
quan hệ giữa các chỉ tiêu đó.
- Dự báo các rủi ro liên quan đến doanh nghiệp.
Trên cơ sở nhận thức được những kiến thức cơ bản về phương pháp phân
tích tài chính sẽ giúp các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân đưa ra các quyết định
đầu tư phù hợp nhất.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần đề cập đến phương pháp phân tích các chính sách tài chính, tình
hình tài chính, dự báo các rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và
ra quyết định đầu tư chứng khoán cá nhân.
Summary of the subject's content
The subject mentions to methods of analysing financal policies, financial positions,
forecast risks for company's business and making personal invesment decision.
Tài liệu tham khảo
1 Tài liệu tham khảo bắt buộc
[1] TS Đinh Văn sơn - Đại học Thương Mại chủ biên, "Giáo trình Tài chính
doanh nghiệp", NXB Thống kê, 2003
[2] PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm và TS Bạch Đức Hiển - Học viện Tài chính
chủ biên, "Giáo trình Tài chính doanh nghiệp", NXB Tài chính, 2007
[3] GS.TS Ngô Thế Chi và TS Nguyễn Trọng Cơ - Học viện Tài chính chủ


biên, "Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp", NXB Tài chính, 2005
.2 Tài liệu tham khảo khuyến khích
1
[4] PGS.TS Nguyễn Năng phúc, PGS.TS Nguyễn Văn Lợi, TS Nguyễn Ngọc
Quang chủ biên, "Phân tích tài chính công ty cổ phần", NXB tài chính, 2006
[5] PGS.TS Nguyễn Đăng Nam - Học viện Tài chính chủ biên, "Giáo trình Phân
tích và đầu tư chứng khoán", NXB Tài chính, 2006
[6] Phạm Việt Hào và Vũ Mạnh Thắng - chủ biên, "Phân tích tài chính và tài trợ
doanh nghiệp", NXB Thống kê, 1995
[7] Irwin Mc Graw- Hill, "International finance", 2001 ( NV0001772)
[8] http:// www.fpts.com.vn
[9] Tạp chí tài chính; Tạp chí chứng khoán
11. Đề cương chi tiết học phần
Nội dung Tài liệu
tham khảo
Ghi
chú
Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính cho
các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân
1.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư chứng khoán
cá nhân
1.1.1 Đầu tư chứng khoán
1.1.2 Đầu tư chứng khoán cá nhân
1.2 Các phương pháp phân tích tài chính
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu phân tích
1.2.2 Cơ cở dữ liệu
1.2.3 Các phương pháp phân tích tài chính
[3]
[5]
Chương 2: Phân tích chính sách tài chính của

các tổ chức phát hành và niêm yết chứng khoán
2.1 Phân tích chính sách đầu tư của tổ chức phát
hành và niêm yết chứng khoán
2.1.1 Phân tích chiến lược đầu tư
2.1.2 Phân tích cơ cấu đầu tư
2.1.3 Phân tích hiệu quả đầu tư
2.2 Phân tích chính sách tạo nguồn vốn của tổ
chức phát hành và niêm yết chứng khoán
2.2.1 Phân tích cơ cấu vốn mục tiêu
2.2.2 Phân tích hiệu quả của chính sách
2.3 Phân tích chính sách phân phối lợi nhuận và
chính sách chi trả cổ tức
2.3.1 Chính sách phân phối lợi nhuận
2.3.2 Chính sách chi trả cổ tức
[1]

[2]
[3]
Chương 3 : Phân tích tình hình tài chính của tổ
chức phát hành và niêm yết chứng khoán
3.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
3.2 Phân tích khả năng thanh toán
3.3 Phân tích khả năng hoạt động
[1]
[3]
[4]
2
3.4 Phân tích hệ số sinh lời và thu nhập
3.5 Phân tích giá trị thị trường của tổ chức phát
hành và niêm yết chứng khoán

3.6 Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ
số tài chính
Chương 4: Dự báo rủi ro trong đầu tư chứng khoán
4.1 Rủi ro và phân loại rủi ro
4.1.1 Khái niệm rủi ro
4.1.2 Phân loại rủi ro
4.2 Dự báo rủi ro
4.2.1 Dự báo rủi ro đối với tổ chức phát hành, niêm
yết chứng khoán
4.2.2 Dự báo rủi ro đối với thị trường chứng khoán
4.2 3 Dự báo khác
[3]
[5]
Chương 5: Ra quyết định đầu tư chứng khoán cá nhân
5.1 Đánh giá thực trạng và triển vọng phát triển
của tổ chức phát hành và niêm yết chứng khoán
5.2 Phân tích và đánh giá tiềm lực tài chính cá
nhân
5.3 Ra quyết định đầu tư chứng khoán cá nhân
[1]
[3]
[5]
Thảo luận
Ôn tập
12. Phân bổ thời gian và hướng dẫn thực hiện chương trình học phần
- Phân bổ thời gian
TT Chương Số tiết Lý thuyết Thực hành
1 Chương 1 3 3
2 Chương 2 3 3
3 Chương 3 12 9 3

4 Chương 4 3 3
5 Chương 5 12 9 3
Tổng 33 27 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CHO CÁC NHÀ
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CÁ NHÂN
1.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư chứng khoán cá nhân
1.1.1 Đầu tư chứng khoán
a. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư chứng khoán
3
● Khái niệm
Đầu tư là việc bỏ vốn vào một lĩnh vực nào đó để nhằm đạt được mục tiêu
xác định. Tương ứng với tính chất bỏ vốn và mục tiêu đầu tư, đầu tư bao gồm
nhiều loại như: Đầu tư cho tiêu dùng và đầu tư cho sản xuất kinh doanh, đầu tư của
Chính phủ và đầu tư của cá nhân, đầu tư không vì mục tiêu lợi nhuận và đầu tư vì
mục tiêu lợi nhuận…Đầu tư chứng khoán là một trong những loại đầu tư vì mục
tiêu lợi nhuận.
Đầu tư chứng khoán là hình thức đầu tư trong đó nhà đầu tư sử dụng các
nguồn vốn để mua chứng khoán nhằm mục tiêu chủ yếu là thu lợi nhuận.
Thu nhập mà nhà đầu tư nhận được thông qua hành vi bỏ vốn mua chứng
khoán của một tổ chức phát hành nào đó trước hết là lợi tức do chứng khoán mang
lại theo những kỳ hạn nhất định như : cổ tức, trái tức. Với khía cạnh này, chúng ta
mới chỉ đề cập đến các giao dịch chứng khoán trên thị trường sơ cấp khi tổ chức
phát hành phát hành chứng khoán ra thị trường để huy động vốn. Cùng với sự phát
triển của TTCK nhất là thị trường thứ cấp, hoạt động đầu tư còn được thực hiện
trên thị trường thứ cấp. Hơn thế nữa, đầu tư chứng khoán cũng không phải chỉ
nhằm mục tiêu hưởng thu nhập từ tổ chức phát hành (trừ trường hợp không có ý
định bán chứng khoán mà mình sở hữu) mà còn để tìm kiếm những khoản thu nhập
từ chênh lệch giá chứng khoán, thu nhập từ việc mua bán các chứng khoán phái
sinh, hoặc để phân tán rủi ro trong đầu tư. Ngoài ra, hoạt động đầu tư còn có thể
nhằm thực hiện các mục tiêu phi kinh tế theo chiến lược đầu tư của họ.

● Đặc điểm của đầu tư chứng khoán
Đầu tư chứng khoán có thể coi là một loại đầu tư cao cấp, một loại đầu tư chỉ
tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Đầu tư chứng khoán, nếu
so với các loại đầu tư khác có các đặc trưng riêng có sau:
- Thứ nhất, đầu tư chứng khoán là hình thức đầu tư tài chính linh hoạt do các
chứng khoán thường có tính thanh khoản khá cao. Xuất phát từ tính thanh khoản
của chứng khoán mà các nhà đầu tư có thể linh hoạt hóa trong việc đầu tư và rút
vốn đầu tư dưới hình thức mua và bán chứng khoán trên thị trường.
- Thứ hai, so với việc gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán thường đem lại mức
lợi nhuận kỳ vọng cao hơn nhưng rủi ro tiềm ẩn cũng cao hơn. Với đặc trưng này,
đầu tư chứng khoán phù hợp hơn với các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro
trong đầu tư để đổi lại anh ta sẽ có mức thu nhập kì vọng cao hơn.
- Thứ ba, mặc dù đầu tư chứng khoán được thực hiện ở kênh tài chính trực
tiếp nhưng các giao dịch này thường được thực hiện thông qua các trung gian để
giảm thiểu rủi ro. Với các điều kiện phát hành và niêm yết chứng khoán ngày càng
được hoàn thiện và chặt chẽ hơn để đảm bảo các chứng khoán có chất lượng được
giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên, rủi ro luôn là người bạn đồng hành bất đắc dĩ
của các nhà đầu tư. Khác với thị trường hàng hóa, dịch vụ thông thường các chứng
khoán thường được giao dịch thông qua các trung gian môi giới của thị trường.
Đặc trưng này vừa xuất phát từ yêu cầu khách quan do tính trừu tượng của chứng
khoán đồng thời cũng bắt nguồn từ cơ chế hoạt động của TTCK tập trung.
b. Các hình thức đầu tư chứng khoán
Có nhiều hình thức đầu tư chứng khoán khác nhau tùy theo tiêu thức phân
loại.
- Căn cứ vào công cụ đầu tư, đầu tư chứng khoán bao gồm: đầu tư cổ phiếu,
đầu tư trái phiếu của doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền
4
địa phương, đầu tư chứng chỉ quỹ đầu tư.
- Căn cứ và mục đích đầu tư, đầu tư chứng khoán bao gồm: đầu tư nhằm
hưởng lợi ích về kinh tế (cổ tức, trái tức, lãi vốn), đầu tư nhằm nắm giữ quyền

quản lý kiểm soát tổ chức phát hành.
- Căn cứ vào thời gian đầu tư, đầu tư chứng khoán bao gồm: đầu tư ngắn hạn,
đầu tư dài hạn.
Đầu tư ngắn hạn có thể thực hiện theo các hình thức sau :
+ Đầu tư vào trái phiếu ngắn hạn : hình thức đầu tư này thường thích hợp với
các nhà đầu tư ngại rủi ro. Do tính hoán tệ của các trái phiếu ngắn hạn cao nên chi
phí chuyển đổi thành tiền không lớn, thời gian chuyển đổi thành tiền ngắn.
+ Đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu dài hạn và bán đi khi cần thiết. Với hình
thức đầu tư này nhà đầu tư có thể thu được món lợi lớn qua các thương vụ đầu tư
nhưng mức độ rủi ro cũng rất cao và vì thế nó chỉ thích hợp với những nhà đầu tư
mạo hiểm.
Đầu tư dài hạn có thể thực hiện theo các hình thức sau :
+ Đầu tư vào cổ phiếu : Trong hình thức đầu tư này thu nhập của nhà đầu tư
không chỉ là cổ tức và giá trị cổ phiếu gia tăng theo thời gian mà nhà đầu tư còn là
chủ sở hữu, tham gia quản lí và kểm soát công ty tương ứng với tỉ lệ sở hữu cổ
phiếu.
+ Đầu tư vào trái phiếu dài hạn : trong hình thức này, nhà đầu tư nhận được
trái tức theo định kì nhất định nào đó, nhưng khác với đầu tư trái phiếu ngắn hạn,
lãi suất trái phiếu dài hạn thường cao hơn.
Việc phân chia hoạt động đầu tư theo thời gian chỉ có tính tương đối. Vì, thứ
nhất mục tiêu cuối cùng của tất cả các hoạt động đầu tư dù là ngắn hạn hay dài hạn
đều là tối đa hóa lợi ích ; thứ hai, sự chuyển giao giữa các hình thức đầu tư trên có
thể thực hiện một cách dễ dàng do phát sinh nhu cầu thanh toán đột xuất hoặc do
sự biến động giá cả trên thị trường. Vì thế một nhà đầu tư có ý định mua cổ phiếu
hoặc trái phiếu dài hạn và giữ chúng lâu dài, nhưng vì một lí do nào đó, ví dụ như
giá cổ phiếu tăng giảm quá mạnh, do nhu cầu chi tiêu đột xuất quá lớn họ sẽ bán
chứng khoán đó đi để chuyển hướng đầu tư hoặc đáp ứng nhu cầu thanh toán.
Ngược lại, một nhà đầu tư mua trái phiếu dài hạn hoặc cổ phiếu với mục đích đầu
tư ngắn hạn, nhưng do giá các chứng khoán đã đầu tư liên tục gia tăng nên họ có
thể quyết định nắm giữ chúng trong dài hạn.

c. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán
Do theo đuổi mục tiêu tìm kiếm lợi ích tối đa và hạn chế thấp nhất những rủi
ro cũng như đáp ứng nguyện vọng có thể dễ dàng chuyển chứng khoán thành tiền
khi cần thiết, nên trước khi ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần nghiên cứu và cân
nhắc các yếu tố sau:
● Thu nhập
Thu nhập là mục đích của đầu tư. Vì vậy thu nhập là yếu tố đầu tiên mà nhà
đầu tư cần quan tâm tính toán và phân tích trước khi ra quyết định đầu tư. Thu
nhập trong đầu tư chứng khoán thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: ví dụ: lợi
tức trái phiếu (trái tức), lợi tức cổ phiếu (cổ tức), chênh lệch giá trên thị trường,
chênh lệch giá trị sổ sách của cổ phiếu qua quá trình tích lũy vốn của công ty cũng
như sự xuất hiện của các tài sản vô hình… Do đó, để có thể đánh giá được mức thu
nhập trong hoạt động đầu tư, nhà đầu tư không chỉ quan tâm tới mức lãi suất, hoặc
các lợi tức hiện hành (đặc biệt đối với cổ phiếu) mà phải đặt sự chú ý nhiều hơn
5

×