Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

VẤN đề NHÀ nước PHÁP QUYỀN TRONG tư TƯỞNG JOHN LOCKE và ý NGHĨA HIỆN THỜI của nó đối với VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 162 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGƠ KHẮC SƠN

VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG
TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGƠ KHẮC SƠN

VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG
TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Minh Hoàn

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả

Ngơ Khắc Sơn


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....... 8

1.1. Những cơng trình nghiên cứu về John Locke, vấn đề nhà nước và
nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và các nhà tư
tưởng liên quan đến tư tưởng của John Locke........................................ 8
1.2. Những cơng trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền và nhà nước
pháp quyền Việt Nam ........................................................................... 13
Chương 2: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE
VÀ NHỮNG KIẾN GIẢI CỦA ÔNG VỀ VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC ................. 32

2.1. John Locke và những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng
của ơng .................................................................................................. 32
2.2. Triết học John Locke và những kiến giải của ông về nguồn gốc,
chức năng của nhà nước........................................................................ 46
Chương 3: VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE .. 63


3.1. Quan niệm về nhà nước pháp quyền ...................................................... 63
3.2. Nội dung vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke.......68
3.3. Ý nghĩa của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke . 97
Chương 4: Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ
TƯỞNG JOHN LOCKE ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY ............... 102

4.1. Quá trình đổi mới nhận thức và kiến tạo nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta ................................................... 102
4.2. Kế thừa vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke
trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay .............................................................................. 109
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 143
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................. 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 148


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lịch sử xã hội loài người từ trước đến nay trải qua nhiều hình thức nhà
nước khác nhau. Do yếu tố lịch sử - xã hội quy định, mỗi hình thức nhà nước
đều có vai trị lịch sử nhất định. Ngày nay, có thể khẳng định rằng, sự tồn tại
của nhà nước là tối cần thiết. Nhưng, quan trọng và cần thiết hơn là hiệu lực,
hiệu quả mà nó mang lại cho xã hội. Và, để thực hiện được điều đó, khơng gì
khác hơn, nhà nước phải thực thi tính pháp quyền của nó một cách đầy đủ để

chống lại sự lạm quyền và tùy tiện trong quản lý, điều hành mọi hoạt động
của bộ máy nhà nước. Đó chính là tư tưởng cốt lõi của lý luận về nhà nước
pháp quyền.
Cho đến nay, có thể khẳng định rằng, xét ở hình thức cai trị thì nhà
nước pháp quyền là mơ hình tổ chức nhà nước tiến bộ nhất trong lịch sử. So
với lịch sử lâu dài của hình thức nhà nước thần quyền và vương quyền, mơ
hình nhà nước pháp quyền xuất hiện chỉ hơn 200 năm. Hiện nay, trên thế giới
chưa nhiều nước tổ chức theo mơ hình nhà nước pháp quyền, nhưng xét về xu
thế dân chủ đang được rộng mở, thế giới đang phấn đấu cho một nhà nước
pháp quyền. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền dân chủ lâu đời, khai sinh
ra mơ hình nhà nước pháp quyền thì vẫn khơng đóng khung cho mình một mơ
hình gọi là lý tưởng, mà ln tìm con đường, biện pháp, hướng đi phù hợp với
xu thế phát triển mới của thời đại. Nói thế để thấy rằng, mơ hình nhà nước
pháp quyền khơng phải là cái có sẵn và rập khuôn, mỗi quốc gia - dân tộc tùy
thuộc vào lịch sử của mình, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
mà xác lập cho mình một mơ hình thích hợp và khả dụng nhất có thể.
Ở Việt Nam, trước bài phát biểu của Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị
lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (29.11.1991), về mặt ngơn từ,
trong các văn bản có tính quyết sách chính trị ở nước ta, thuật ngữ “nhà nước


2

pháp quyền” chưa được sử dụng, nhưng tư tưởng về nhà nước pháp quyền có
thể thấy trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1992. Đến Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013 thì thuật ngữ “nhà
nước pháp quyền” đã được sử dụng và tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã
được khẳng định trong nhiều chương, điều.
Trước Đại hội lần thứ VII, trong các Văn kiện và trong ngơn ngữ chính
trị thường ngày, khi nói đến chế độ chính trị, chế độ nhà nước ở Việt Nam,

thuật ngữ “chun chính vơ sản” thường được sử dụng với dụng ý phân biệt
nhà nước xã hội chủ nghĩa với nhà nước “dân chủ tư sản” ở các nước tư bản
chủ nghĩa... Cách hiểu, cách làm này dẫn đến hiện tượng, trong thực tế, chủ
thể cầm quyền thường nhấn mạnh chuyên chính mà “quên đi” dân chủ; nhấn
mạnh mặt bản chất giai cấp mà chưa chú tâm đến mặt bản chất xã hội của nhà
nước - cụ thể ở đây là yếu tố dân chủ và pháp luật trong quá trình vận hành
quyền lực nhà nước.
Đến Hội nghị Đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII, năm 1994),
thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” chính thức được sử dụng trong văn kiện của
Đảng với việc khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà
nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [30, tr.224]. Đây là lần đầu tiên
những nội dung, nguyên tắc, nhiệm vụ của nhà nước pháp quyền Việt Nam
được đề cập một cách chính thức trong các Văn kiện của Đảng. Nó thể hiện
một nhận thức mới mẻ hơn về những vấn đề lý luận trước đây bị cho là “nhạy
cảm”, trong đó có việc tranh cãi “có hay khơng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ?”. Điều này cũng phù hợp với xu thế đổi mới lúc đó, trong đó tiên
phong là đổi mới tư duy lý luận, đưa lý luận gắn với thực tiễn và nhờ đó đã
góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội” (Bổ sung, phát triển năm 2011) nêu ra trong Đại hội lần thứ XI, đã khẳng


3

định: xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội “có nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do
Đảng Cộng sản lãnh đạo” [381, tr.70]. Đây là một trong hai đặc trưng mới
thêm vào 6 đặc trưng của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội nêu ra trong Đại hội lần thứ VII. Cũng với ý nghĩa đó,
Đảng ta xác định “xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân” là một trong những phương hướng chủ yếu
xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó thể hiện một
bước tiến mới của quá trình nhận thức về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng là quyết tâm xây dựng nhà nước pháp
quyền của Đảng, Nhà nước ta.
Như vậy, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được
hiến định và đã được Đảng ta xác lập trong các văn kiện của Đảng (thể hiện
đậm nét nhất trong hai Cương lĩnh xác lập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội - văn bản có tính tun ngơn chính trị của Đảng). Từ đây nó trở thành
một cơng cụ hữu hiệu, là “cây gậy” định hướng q trình đổi mới chính trị và
đổi mới mọi mặt đời sống xã hội ở Việt Nam.
Từ nhận thức trên có thể khẳng định rằng: vấn đề nhà nước pháp quyền
trong lịch sử và việc vận dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền của một nhà tư
tưởng cụ thể nào vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở các quốc gia dân tộc luôn là vấn đề lớn, mang tính lịch sử - xã hội.
Định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền nước ta được Đảng ta
khẳng định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân; nhà nước pháp quyền Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Thế nhưng, để xây dựng và
từng bước hồn thiện mơ hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì
chúng ta khơng chỉ dựa hồn tồn vào cách tiếp cận mác-xít mà phải biết kế
thừa những giá trị tư tưởng nhân loại. Trong đó, nổi lên tư tưởng về nhà nước


4

pháp quyền của John Locke - nhà triết học chính trị vĩ đại không chỉ của châu
Âu mà cả thế giới.
John Locke được xem là người khơi nguồn tri thức cho phong trào

Khai sáng. Trong hệ thống tư tưởng triết học chính trị của ơng, tư tưởng về
nhà nước pháp quyền là nổi bật nhất. Tầm mức lớn lao và ảnh hưởng sâu rộng
của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke đã thôi thúc
nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều thế hệ trên thế giới khai thác và tìm cách luận
giải để vận dụng trong quá trình tạo lập nhà nước hợp lý, có hiệu quả.
Đề tài Luận án tôi nghiên cứu: “Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư
tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời của nó đối với Việt Nam” hy vọng
sẽ góp một phần vào sự tìm kiếm và thể nghiệm chung đó.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích cách đặt vấn đề của John Locke về nhà nước, làm
rõ những nội dung cơ bản, giá trị và hạn chế của vấn đề nhà nước pháp quyền
trong tư tưởng của John Locke, Luận án kế thừa một cách có chọn lọc giá trị
thực tiễn của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Thứ nhất, chỉ rõ các điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng của John
Locke về vấn đề nhà nước. Bên cạnh đó chỉ ra mối liên hệ nội tại của hệ
thống triết học của John Locke và tác động của nó đến việc hình thành quan
điểm của John Locke về vấn đề nhà nước.
Thứ hai, xác định những nội dung của vấn đề nhà nước pháp quyền
trong tư tưởng của John Locke, từ đó chỉ ra ý nghĩa của vấn đề nhà nước pháp
quyền trong hệ thống tư tưởng của John Locke.
Thứ ba, chỉ ra những giá trị thực tiễn của vấn đề nhà nước pháp quyền
trong tư tưởng của John Locke cần vận dụng trong quá trình xây dựng và từng


5

bước hồn thiện các thiết chế chính trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận của Luận án
Luận án dựa trên cơ sở lý luận về nhà nước của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta, đặc biệt là những những thành tựu lý
luận trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam liên quan đến vấn đề nhà nước pháp
quyền.
3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học với các phương pháp
nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
như: lôgic - lịch sử, so sánh - đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,
trừu tượng hóa, văn bản học...
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án lấy vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John
Locke làm đối tượng nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào 4 vấn đề cơ bản là: tư
tưởng quyền lực thuộc về nhân dân, tính thượng tơn pháp luật, tư tưởng phân
chia quyền lực, vấn đề quyền con người, quyền công dân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án chủ yếu dựa vào tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền
– Chính quyền dân sự” John Locke viết năm 1689, do Lê Tuấn Huy dịch sang
tiếng Việt, Nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2007.
(Tác phẩm “Khảo luận thứ nhất về chính quyền” chưa được dịch sang
tiếng Việt, nó được in chung trong “Two Treatises of Government: In The
Former the False Principles and Foundation of Sir Robert Filmer and His
Followers, are Detected and Overthrown. The Latter is An Essay Concerning
the True Original Extent and End of Civil Government” London: Awnsham


6


and John Churchill. 1698. Trong “Khảo luận thứ nhất về chính quyền” Locke
chủ yếu phê phán cách thức bảo vệ chủ nghĩa chuyên chế vương quyền trên
quan điểm “thần trị” của Sir Robert Filmer (1588 - 1653) qua tác phẩm “Nền
gia trưởng, hay là quyền lực tự nhiên của vua chúa” (Patriacha, or the natural
power of Kings) xuất bản năm 1680. Tác phẩm này (theo dịch giả Lê Tuấn
Huy) chưa luận bàn nhiều đến chính quyền dân sự).
- Phạm vi thời gian và khơng gian nghiên cứu: q trình xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1991 đến nay.
5. Đóng góp của Luận án
Luận án đi sâu phân tích một cách có hệ thống những nội dung cơ bản
cấu thành vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. Chỉ ra
những giá trị, hạn chế của từng nội dung.
Luận án kế thừa những giá trị cốt lõi, hạt nhân hợp lý trong quan niệm
của John Locke về vấn đề nhà nước pháp quyền – những điểm tương đồng
với quan niệm mác-xít để vận dụng trong quá trình xây dựng và từng bước
hồn chỉnh mơ hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Ý nghĩa của Luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án là cơng trình nghiên cứu chun sâu và có tính hệ thống vấn đề
nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke, bổ sung, làm phong phú
thêm lý luận về nhà nước pháp quyền nói chung và rút ra ý nghĩa của nó đối
với việc xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên sau đại học,
những nhà nghiên cứu quan tâm đến triết học phương Tây nói chung, triết học
chính trị nói riêng và những ai nghiên cứu về mơ hình nhà nước pháp quyền
trên thế giới và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



7

Luận án cũng có thể là tư liệu tham khảo cho những nhà hoạch định
đường lối, nhà lãnh đạo trong việc tìm kiếm, thể nghiệm con đường, biện
pháp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay.
7. Bố cục của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận án được kết cấu làm 4 chương, 9 tiết.


8

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ JOHN LOCKE, VẤN ĐỀ
NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE
VÀ CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG LIÊN QUAN ĐẾN TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE

Samuel Enoch Stump & Donald C. Abel trong Nhập môn triết học
phương Tây [77] đã giới thiệu dưới dạng bài đọc một cách khái lược chương
II, chương VII, chương IX tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền của
John Locke. Mặc dù trình bày hết sức sơ lược trong 4 trang nhưng Bài đọc
này đã khái quát được logic của tác phẩm, qua việc bắt đầu lịch sử xã hội từ
trạng thái tự nhiên, đến việc giải thích vì sao con người cần phải tham gia vào
xã hội chính trị qua việc ký kết với nhau bản khế ước để ủy quyền cho nhà
nước thay mình thực thi và bảo vệ các quyền tự nhiên của mình, đồng thời chỉ

ra mục đích của xã hội chính trị và chính quyền là để bảo vệ “mạng sống,
quyền tự do và tài sản” của các công dân trong nhà nước. Logic trình bày của
tác giả đã giúp tơi hệ thống hóa được những vấn đề cốt lõi trong tác phẩm
Khảo luận thứ hai về chính quyền của John Locke, nhất là trong tìm hiểu và
luận giải về nguồn gốc và bản chất của nhà nước.
Lê Tuấn Huy trong Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [51] đã chỉ ra những đóng
góp của Montesquieu về tinh thần pháp quyền và những nguyên tắc để thực
thi nó. Nội dung tư tưởng của Montesquieu có những điểm thống nhất với
John Locke, có những điểm bổ sung, hồn thiện tư tưởng của John Locke,
cũng có những điểm chưa vượt qua quan niệm của John Locke về pháp
quyền. Tuy nhiên, quan trọng hơn, những tư tưởng ấy của nhà tư tưởng vĩ đại


9

Montesquieu cùng với John Locke là những gợi mở tuyệt vời có thể kế thừa
trong q trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nguyễn Thị Hồi trong Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc
tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước [49] đã giành 30 trang (từ trang 4473) để trình bày và phân tích tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước (phân
quyền) của John Locke, chủ yếu là trong tác phẩm “Hai chuyên luận về chính
quyền”. Trong sách, tác giả phân tích mối quan hệ, giới hạn và sự phụ thuộc
giữa cơ quan lập pháp và hành pháp, quyền lực lập pháp và quyền lực hành
pháp theo quan niệm của Locke. Bên cạnh đó, tác giả cịn phân tích, chỉ ra
mối quan hệ, sự phụ thuộc giữa quyền hành pháp và liên bang theo quan niệm
của Locke, về đặc quyền hành động của chính phủ, về sự tan rã của chính
quyền khi quyền lực bị lạm dụng. Trong các mối quan hệ đó, tác giả cũng chỉ
ra quan niệm nhất quán, xuyên xuốt của John Locke về vai trò tối thượng của
nhân dân, vai trò quyết định của nhân dân trong các mối quan hệ cơng việc
của chính quyền và các cơ quan quyền lực nhà nước. Có thể khẳng định, phần

nghiên cứu về John Locke trong sách này là sâu nhất trong các nghiên cứu về
John Locke khi tác phẩm “Two treatises of Government” chưa được dịch sang
tiếng Việt. Logic các vấn đề tác giả giới thiệu trong sách đã bao quát nội dung
chính yếu của tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền
dân sự” do Lê Tuấn Huy dịch sau này (2007). Đây là nội dung rất gần nội
dung Luận án của tôi.
Đinh Ngọc Thạch trong bài viết Một số tư tưởng triết học chính trị của
Gi.Lốccơ: Thực chất và ý nghĩa lịch sử [85] đã trình bày tư tưởng về nhà
nước pháp quyền với tư cách sản phẩm tất yếu của xã hội công dân, về quyền
con người, về mối quan hệ giữa quyền và luật pháp, về sự phân quyền trong
quyền lực nhà nước, về sự tự do của công dân trong quan niệm của John
Locke và có đặt trong sự so sánh với quan điểm của các nhà triết học trước và


10

sau ông. Trong bài viết, tác giả đã khẳng định quan điểm của John Locke:
“nhà nước là sự kế thừa và củng cố các quyền con người đã có trong trạng
thái tự nhiên”. Đây là tư tưởng cốt yếu của John Locke và là sự dẫn dắt quan
trọng và xuyên suốt toàn bộ tư tưởng về vấn đề nhà nước pháp quyền của
John Locke. Điều khẳng định này đã nói lên thực chất vấn đề nhà nước pháp
quyền trong tư tưởng của John Locke và là một gợi ý quan trọng cho tôi trong
định hướng nghiên cứu vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John
Locke trong Luận án.
Dagobert D. Runes trong Lịch sử triết học từ cổ đại đến cận hiện đại
[16] dù chỉ giới thiệu về John Locke trong hơn 1 trang sách nhưng đã đưa ra
nhiều khẳng định quan trọng: (1) “Có một sự kiện không thể chối cãi được là
những mầm mống của bản tuyên ngôn độc lập Mỹ nằm trong tập thứ hai của
cuốn Two Treatises on Government (Hai khái luận về chính quyền của John
Locke)” [16, tr.335], (2) “Trong nhiều thập niên của thế kỷ 18, người Mỹ rất

có lý khi cho mình là những người thừa kế ý chí chính trị của Locke, điều mà
người ta xao lãng ở Anh, quê hương của triết gia. Chủ nghĩa tự do Anh đã
mạnh lên khi trở lại với Locke, mà những ý tưởng, với Montesquieu và
Voltaire là trung gian, đã chinh phục nước Pháp và sau đó đã thấm đượm tinh
thần của Hà Lan và Scandinavia” [16, tr.335-336]. Hai khẳng định trên của
tác giả đã nói lên tầm vóc lớn lao và ảnh hưởng của tư tưởng John Locke đối
với nhiều quốc gia và nhiều nhà tư tưởng lỗi lạc sau ông. Điều này đã giúp tơi
mở rộng góc nhìn về những đánh giá giá trị và hạn chế cũng như tầm ảnh
hưởng của tư tưởng John Locke trong lịch sử nhân loại.
Trần Văn Phòng, Nguyễn Thanh Hải trong Tư tưởng của J.Locke về
tính chủ thể của nhân dân đối với chính quyền [68] đã trình bày những nội
dung cơ bản của tư tưởng về chính quyền của John Locke. Trong bài, các tác
giả đã phân tích một cách có hệ thống q trình ra đời, tồn tại, tổ chức hoạt


11

động của các cơ quan quyền lực trong chính quyền dân sự và đặc biệt nhấn
mạnh quan điểm cốt lõi trong tư tưởng về chính quyền của John Locke, đó là
vai trò tối thượng của nhân dân, quyền lực của nhân dân trong chính quyền
dân sự. Các tác giả cũng nêu bật được những giá trị mang tính thời đại và
những hạn chế cơ bản trong tư tưởng về chính quyền của John Locke. Đây là
những gợi ý quan trọng cho tơi trong q trình làm Luận án.
Nguyễn Thị Châu Loan trong Luận án Tiến sĩ Triết học chính trị J.J.
Rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay [58] đã trình bày quan niệm của Rousseau về triết học
chính trị và những quan niệm nền tảng về triết học chính trị của Rousseau như
quan niệm về quyền tự nhiên, về nguồn gốc của sự bất bình đẳng, về ý chí
chung, về chủ quyền tối cao, về khế ước xã hội… Đặc biệt, Luận án trình bày
một cách cơ bản tư tưởng của Rousseau về nhà nước pháp quyền với quan

điểm đây là thiết chế thực hiện các quyền tự nhiên của con người và nó được
cụ thể hóa thơng qua phương thức tổ chức, phân định, phân chia và kiểm soát
quyền lực nhà nước – dù là được cụ thể hóa như thế nhưng Rousseau khẳng
định quyền lực nhà nước là khơng thể phân chia, do nó là quyền lực của nhân
dân giao cho nhà nước nên nhà nước khơng có quyền phân chia – đây là cốt
lõi của tư tưởng tập quyền không được nhiều nhà nước pháp quyền tư sản kế
thừa. Trong nội dung tư tưởng về triết học chính trị và nhà nước pháp quyền
của Rousseau có những quan niệm gần giống với John Locke, kế thừa và phát
triển vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. Thế nên
nội dung Luận án có giá trị tham chiếu đối với Luận án của tôi. Luận án của
tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John
Locke với những quan niệm ban đầu còn chưa đầy đủ, rõ ràng như Rousseau
nhưng đã mang tính hệ thống, tính cách mạng triệt để. Có thể khẳng định, tư
tưởng của John Locke về vấn đề nhà nước pháp quyền đã tạo nguồn cảm


12

hứng và khai mở tư tưởng của các nhà Khai sáng sau này, trong đó có
Rousseau, Motesquieu.
Nguyễn Đăng Dung trong Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất,
có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa ba quyền theo tinh thần của
Hiến pháp năm 2013 [20] đã khẳng định rằng: từ lâu học thuyết phân quyền
“đã trở thành xương sống của việc tổ chức quyền lực nhà nước khắp nơi trên
thế giới” [20, tr.3]. Tác giả đã phân tích và luận giải rằng: sự thống nhất
quyền lực nhà nước nằm trong sự phân quyền và việc tổ chức tốt các chức
năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tinh thần này đã từng được John Locke
và Montesquieu khẳng định. Đồng thời, tác giả cịn phân tích mối quan hệ tác
động qua lại giữa cơ quan lập pháp và hành pháp, xem nó như là cơ sở để tạo
nên sự thống nhất và kiểm sốt quyền lực. Từ đó, tác giả đi đến việc khẳng

định phải xác lập một nền hành pháp mạnh, kể cả việc hành pháp can thiệp
vào lập pháp. Đây là lý lẽ đã được John Locke phân tích. Việc này cũng cần
thiết ở Việt Nam hiện nay. Ở góc độ này thì có thể khẳng định rằng: cơ chế
phân quyền theo tư tưởng của John Locke đáng để chúng ta lưu tâm trong
việc xác lập phương thức phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa ba cơ quan
quyền lực nhà nước, nhất là giữa cơ quan lập pháp và hành pháp.
Nguyễn Đình Tường, Lê Văn Tùng trong Vấn đề giáo dục đạo đức qua
một số lý thuyết triết học giáo dục phương Tây [102] đã phân tích các lý
thuyết giáo dục đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây, trong đó các tác
giả có dẫn ra tư tưởng tabula rasa của John Locke, xem như là luận điểm gốc
của chủ nghĩa hành vi (Behaviorism) trong giáo dục. Dẫn ra luận điểm của
John Locke trong tác phẩm Một số tư tưởng giáo dục (Some Thoughts
concerning Education – còn dịch là Một số suy nghĩ về giáo dục - tg) viết năm
1693: “sự trải nghiệm về việc học (và thực hành) là cơ sở của hiểu biết và
chúng thể hiện ra một cách khác nhau ở những cá nhân khác nhau… Giáo dục
đạo đức là con đường đưa trẻ em đến đức hạnh, lịch thiệp và học tập” [102,


13

tr.70]. Quan điểm này ngoài việc khẳng định sự cần thiết của giáo dục đối với
việc hoàn thiện nhân cách của con người, nó cịn thể hiện chủ nghĩa duy
nghiệm trong quan niệm của John Locke. Quan điểm nhận thức luận này của
ông đã được thống nhất từ trước và nó có tác động rất lớn đến những trải
nghiệm thực tiễn của ông, giúp ông đúc rút thực tiễn nước Anh thành những
lý luận vượt thời đại, nhất là trong các quan niệm về nhà nước của ông.
Đỗ Thị Kim Hoa trong Quyền con người trong tư tưởng của John
Locke về nhà nước [45] đã phân tích quan niệm của John Locke về các quyền
tự nhiên của con người như: quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu, quyền
bình đẳng và khẳng định rằng: việc đảm bảo thực hiện các quyền này là “cơ

sở cho sự tồn tại của chính quyền dân sự. Nó phản ánh chân thực sự hiện diện
của một nhà nước pháp quyền. Phải có được sự đảm bảo các quyền đó thì nhà
nước mới là nhà nước pháp quyền” [45, tr.57]. Qua phân tích nội dung tư
tưởng các quyền con người theo quan niệm của John Locke, tác giả cũng chỉ
ra những giá trị và hạn chế trong quan niệm này của John Locke, cuối cùng đi
đến khẳng định: “Mặc dù còn mang những hạn chế về mặt thế giới quan, hạn
chế của lịch sử, nhưng những tư tưởng của ơng đã góp phần làm giàu có thêm
kho tàng lý luận về nhà nước pháp quyền của nhân loại” [45, tr.63].
1.2. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM

Lê Minh Quân trong Mối quan hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp
quyền với sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa [72] đã
luận giải mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước pháp quyền với sự phát triển
của xã hội thông qua những dẫn chứng trong lịch sử tư tưởng về nhà nước
pháp quyền nhân loại. Từ đó tác giả khẳng định tính tất yếu của việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trên cơ sở những kiến
giải đó, tác giả đã đề xuất những phương hướng cơ bản giải quyết mối quan
hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với sự phát triển


14

của xã hội Việt Nam. Đây là những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quan
trọng khẳng định là “có” nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nó đang
được xây dựng ở Việt Nam, rằng nó là giá trị của nhân loại, không phải là
“đặc sản” của nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có thể kế thừa
và phát triển trong quá trình xây dựng, củng cố và hồn thiện mơ hình của nhà
nước mình. Luận án này rất có giá trị tham khảo, nhất là ở những kiến giải,
kết luận về mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng nhà nước pháp quyền với

phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đỗ Quang Khắc trong Thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao
động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay [54] đã
phân tích một cách khá cơ bản thực trạng thực thi quyền lực chính trị của
nhân dân lao động ở nước ta trong thời kỳ đổi mới; chỉ ra nguyên nhân của
những hạn chế trong việc thực thi quyền lực đó và bước đầu đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền lực chính trị của nhân dân
lao động ở nước ta. Luận án đã nêu lên một vấn đề bức thiết trong xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nội dung lý luận của
Luận án có những gợi ý quan trọng cho Luận án của tôi. Từ Luận án này tơi
nhận thức rằng: quyền lực chính trị của nhân dân trong nhà nước xã hội chủ
nghĩa là rất rộng, trong đảm bảo xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì càng rộng lớn, không chỉ dừng lại trong phạm
vi hệ thống chính trị. Thế nên, bên cạnh hệ thống chính trị, trong nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền lực của nhân dân còn phải thể
hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội.
Nguyễn Đăng Thơng trong Nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng
giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước trong quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền ở nước ta hiện nay [93] đề cập đến việc thực hiện chức năng
giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước nói chung và Nhà nước xã hội chủ


15

nghĩa ở nước ta nói riêng - nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ cơ sở lý luận đó, Luận án nêu, luận giải tính chất, nội dung của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đề xuất những nhân tố đảm
bảo cho việc thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khơng dừng lại ở đó, tác giả cịn nêu
ra những tồn tại và hạn chế trong việc thực hiện chức năng giai cấp và chức

năng xã hội của Nhà nước ta thời gian qua, qua đó cũng đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chức năng giai cấp và chức năng
xã hội trong q trình xây dựng và hồn thiện nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Cách tiếp cận vấn đề của Luận án rất hợp lý và có tính
thực tiễn. Đến nay, dù thực tế nước ta đã thay đổi và đạt được nhiều kết quả
nhưng cách tiếp cận và vấn đề nghiên cứu của Luận án vẫn luôn có giá trị.
Vũ Anh Tuấn trong Vai trị của pháp luật trong việc đảm bảo công
bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay [101] đã đưa ra quan niệm về cơng bằng xã
hội và luận chứng ý nghĩa của nó trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Tác giả
đã khẳng định rằng: để đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình đổi mới ở
nước ta phải dựa trên nền tảng pháp luật, đảm bảo tính tối thượng của pháp
luật trong thi hành các chính sách xã hội. Tác giả tiếp cận nghiên cứu vấn đề
dưới góc độ lý luận về pháp luật, thông qua việc nghiên cứu, phân tích, khái
quát những cái riêng, cái đặc thù của các luật đơn lẻ để khẳng định cái chung,
cái phổ biến – vai trị của pháp luật trong q trình thực hiện công bằng xã hội
ở Việt Nam. Hướng tiếp cận nghiên cứu này phản ánh một khía cạnh của vấn
đề nhà nước pháp quyền – tính thượng tơn pháp luật, là mặt rất quan trọng có
giá trị tham khảo cho Luận án của tơi.
Đào Ngọc Tuấn trong Tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng
nhà nước pháp quyền Việt Nam [99] luận giải sự kết hợp tính phổ biến và tính
đặc thù trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, trên cơ sở đó chỉ ra


16

tính đặc thù của nhà nước pháp quyền Việt Nam. Nội dung này được gắn kết
với nền tảng lý luận được tác giả dẫn ra, đó là logic và lịch sử hình thành và
phát triển khái niệm nhà nước pháp quyền. Luận án còn lý giải cội nguồn của
lý luận về nhà nước pháp quyền và chỉ ra tính tất yếu và đặc thù trong xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Phạm Ngọc Anh – Bùi Đình Phong trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam [2] đã trình bày quan niệm,
quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp
quyền kiểu mới ở Việt Nam – đó là Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân
mang bản chất giai cấp cơng nhân, trong đó đặt ra yêu cầu để thực thi một
cách có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân thì nguyên tắc là phải thống
nhất thượng tôn pháp luật gắn với thực hành đạo đức, tổ chức bộ máy và đội
ngũ cán bộ công chức trong Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân phải đại
diện cho quyền lợi và ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, phải
là công bộc của dân, thực thi quyền lực công và bảo vệ nhân dân… Cùng với
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước pháp quyền, tác phẩm đã
góp phần củng cố quan điểm mác-xít về xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp
quyền Việt Nam. Đây là nội dung có tính định hướng về mặt quan điểm quan
trọng cho Luận án của tôi.
Đỗ Trung Hiếu trong Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt
Nam hiện nay [44] đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề dân chủ đặt trong mối quan
hệ với nhà nước. Trong sách này tác giả đã trình bày một cách có hệ thống
tiến trình dân chủ hóa nhà nước trong lịch sử nhân loại với điểm nhấn là
nghiên cứu tác động của thời đại tồn cầu hóa ngày nay đối với sự biến đổi
nhà nước và nền dân chủ, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia
chịu ảnh hưởng sâu sắc của xu thế này. Với Việt Nam, quá trình hội nhập
quốc tế sâu rộng đã đặt ra yêu cầu nhà nước phải mở rộng nền dân chủ và xây


17

dựng nhà nước pháp quyền là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy
q trình dân chủ hóa. Dù chỉ là thể hiện cách tiếp cận và đặt vấn đề nhưng
trong sách này, tác giả đã gợi mở cho tôi nhiều vấn đề cần phải tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn trong Luận án của mình, đó là mối quan hệ biện chứng

giữa nhà nước pháp quyền và phát huy dân chủ, giữa dân chủ và pháp luật,
giữa xây dựng nhà nước pháp quyền với xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật…
Trần Ngọc Đường trong Quyền con người quyền công dân trong nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [37] đã tiếp cận nghiên cứu vấn
đề Quyền con người, quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam gắn với q trình tồn cầu hóa và xu thế nhân loại đang tiến
lên xây dựng, quản lý xã hội theo mơ hình nước pháp quyền – mơ hình ưu
việt và hiệu quả nhất cho đến nay. Trong sách này, tác giả cũng trình bày
bước phát triển quan niệm về Quyền con người, quyền công dân trong các bản
Hiến pháp của nước ta, trong đó khẳng định những tiến bộ trong quan niệm về
Quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 1992 so với các Hiến
pháp trước. Cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề quan niệm Quyền con người,
quyền công dân của tác giả rất hợp lý và dẫn chứng rõ ràng nhưng bị những
giới hạn lịch sử. Đến nay, có thể khẳng định quan niệm về Quyền con người,
quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 đã có những tiến bộ vượt bậc so
với các quan niệm trong các Hiến pháp trước và quan niệm về Quyền con
người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 đã tiệm cận với quan niệm
về Quyền con người, quyền công dân trong Hiến chương và các văn bản liên
quan vấn đề này của Liên hợp quốc và nhân loại tiến bộ.
Mai Đình Chiến trong Vận dụng quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam [10] trình bày lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và


18

kiến trúc thượng tầng và việc vận dụng quy luật về sự phù hợp giữa cơ sở hạ
tầng với kiến trúc thượng tầng trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam. Trong Luận án, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của nhà nước pháp

quyền mang sắc thái Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp vận dụng
mối quan hệ này trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Việc luận
giải từ góc độ triết học vấn đề nhà nước pháp quyền và chỉ ra đặc thù của nhà
nước pháp quyền Việt Nam là những cơ sở quan trọng cho Luận án của tơi.
Đào Trí Úc (chủ biên) trong Mơ hình tổ chức hoạt động của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [103] đã trình bày một cách khá cơ
bản về đặc trưng, các yêu cầu, đòi hỏi và nguyên tắc của việc xây dựng nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam. Từ đó nhóm tác giả đã đi sâu trình bày mơ hình
tổng thể về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp,
chính quyền địa phương… Những nội dung này có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc
và làm rõ hơn mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nó
có giá trị tham khảo đối với Luận án của tôi.
Đỗ Tiến Sâm trong Trung Quốc với việc xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa [78] đã luận giải quan niệm cơ bản của Trung Quốc
về nhà nước pháp quyền, sự cần thiết phải xây dựng nhà nước pháp quyền và
những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra,
tác giả cịn đi vào phân tích hệ thống thiết chế đảm bảo xây dựng thành cơng
mơ hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, trong đó khơng
qn đề cập vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những nội
dung lý luận và thực tiễn này có giá trị tham chiếu đối với nước ta trong xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – mô hình tương tự Trung Quốc.
Luận án của tơi ngồi sự thống nhất với tác giả về sự cần thiết xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn đi sâu phân tích chi tiết hệ thống thiết


19

chế đảm bảo thực hiện có hiệu quả mơ hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.

Hồ Xuân Quang trong Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ 1996 đến năm 2006 [70]
đã nêu và đánh giá quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua hai kỳ Đại hội lần thứ VIII và IX (từ 6/1996
- 4/2006). Trong đó có rút ra những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm.
Luận án tuy không đi sâu vào trình bày nội dung về nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng đã chỉ ra tiến trình thay đổi nhận thức, tư duy,
hành động của Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Nội dung của Luận án giúp tôi định hướng được quan điểm chỉ đạo,
chủ trương trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Mặc dù thuộc chuyên ngành Lịch sử nhưng Luận án đã có ý
nghĩa quan trọng đối với tơi trong q trình viết, hồn chỉnh Luận án của mình.
Trong Luận án của tơi đã tiếp tục trình bày q trình đổi mới tư duy về nhà
nước pháp quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng trình bày quá
trình đổi mới nhận thức về nhà nước pháp quyền của Nhà nước ta trong các bản
Hiến pháp từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013.
Trương Quốc Chính trong Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà
nước xã hội chủ nghĩa và việc vận dụng để xây dựng nhà nước của dân, do
dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay [11] nghiên cứu quan điểm của Mác,
Ăngghen, Lênin về nhà nước, nhà nước xã hội chủ nghĩa và áp dụng quan
điểm đó trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, tác giả Luận án đã nêu ra và luận
giải một số quan điểm có tính ngun tắc trong xây dựng nhà nước xã hội chủ
nghĩa Việt Nam – nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân. Luận án của tơi cũng thống nhất những quan điểm có tính nguyên tắc như:


20

tính thượng tơn pháp luật, quyền lực thuộc về nhân dân, vấn đề về vai trò lãnh

đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Cơ sở lý luận của Luận án là tư liệu tham khảo bổ ích cho
Luận án của tơi, giúp tơi củng cố lập trường mác-xít-lênin-nít.
Phạm Ngọc Dũng trong Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng nhà nước pháp quyền [21] đã trình bày một
cách có hệ thống quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước pháp
quyền, về sự vận dụng sáng tạo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà
nước pháp quyền của Hồ Chí Minh và Đảng ta, về vấn đề xây dựng và hoàn
thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam theo quan niệm của chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, đặc sắc nhất là tác giả đã giới
thiệu, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền dân chủ nhân
dân (từ trang 86-112) với những khẳng định: (1) Nhà nước dân chủ nhân dân
phải là nhà nước có nền dân chủ thực sự và tồn diện, (2) Nhà nước pháp
quyền dân chủ nhân dân phải là nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng hệ
thống pháp luật dân chủ, (3) Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân phải là
công cụ bảo vệ và phát triển con người và quyền con người, (4) Nhà nước
pháp quyền phải là nhà nước có sự phân quyền trong việc thực hiện quyền lực
nhà nước. Những khẳng định trên là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng
định hướng cơ sở lý luận và những nội dung thực tiễn trong Luận án của tôi.
Trần Ngọc Liêu trong Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà
nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [57]
tiếp cận nghiên cứu vấn đề nhà nước trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin
và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước để giải quyết
những vấn đề đang đặt ra trong quá trình tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung tư tưởng về nhà nước
theo quan niệm mác-xít được tác giả nêu lên có một số nội dung trùng hợp với


21

quan niệm về nhà nước pháp quyền của John Locke. Những vấn đề lý luận đặt

ra trong Luận án của tác giả có giá trị tham khảo quan trọng đối với Luận án
của tơi, ở chỗ nó như “cây gậy” định hướng cho lập trường mác-xít.
Cao Anh Đơ trong Phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam [3535] đã
luận giải vấn đề nguồn gốc của quyền lực nhà nước - từ nhân dân - quyền lực
cơng cộng, mang tính giai cấp, tính xã hội và được tất cả các chủ thể trong xã
hội phục tùng, lý giải việc cần thiết phải phân công cho các cơ quan nhà nước
để tránh lạm quyền, tha hóa quyền lực. Tuy nhiên, Luận án chưa nêu, phân
tích nội dung, mối quan hệ phân công, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực
nhà nước từ phương diện lý luận. Điều này làm hạn chế góc nhìn, góc tiếp
cận. Do đó dẫn đến những khó khăn trong luận giải những vấn đề thực tiễn
Việt Nam mà trong Luận án tác giả cũng thừa nhận. Đây là một điểm lưu ý
cho tôi trong Luận án của mình.
Mai Thị Thanh trong Hình thức nhà nước và vấn đề xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [88] tiếp cận vấn đề nhà nước dưới
góc độ hình thức chính trị của nhà nước để chỉ ra tính hợp lý của việc lựa
chọn hình thức chính thể cộng hịa dân chủ của nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (trước đây là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – nhà
nước kiểu mới), đồng thời làm rõ tính tất yếu của việc cai trị theo hình thức
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong sách, tác giả cũng
khơng qn chỉ ra những bất cập của hình thức nhà nước kiểu mới này ở
nước ta trước những yêu cầu của thực tiễn đổi mới. Từ đó đề ra những
phương hướng nhằm nâng cao chất lượng của nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Nguyễn Thị Thúy Vân trong Khái niệm nhà nước pháp quyền từ cách
tiếp cận triết học [107] đã tập trung phân tích 4 quan điểm đặc trưng về nhà


×