Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Lặn Sâu Dưới Nước pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.35 KB, 4 trang )

Lặn Sâu Dưới Nước
Bs Vũ Quí Đài và Bs Trần Mạnh Ngô

Nhân dự một buổi học về bơi lặn trong kỳ nghỉ hè:

Vấn đề Sức khỏe Khi Lặn Sâu Dưới Nước (Scuba Diving)

Bs Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D., Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sàigòn.

Lặn dưới nước có bình hơi là một trong những môn thể thao phát triển nhanh nhất thế
giới. Hiện nay trên thế giới có hơn bốn triệu người lặn có chứng chỉ, và mỗi năm lại có
thêm độ 400 ngàn người được cấp chứng chỉ mới. Lặn dưới nước, nhất là lặn sâu, là sống
ở một môi trường khác với các điều kiện trên mặt đất, vì vậy người lặn phải có đủ sức
khỏe để chịu đựng. Ngoài ra có một số bệnh cấm kỵ không được lặn sâu. Các lớp huấn
luyện người lặn, dù là tập lặn chơi, cũng đều đòi hỏi chứng chỉ sức khỏe.
Môi trường dưới nước có gì lạ? - Có hai vấn đề quan trọng: một là sức ép thay đổi;
hai là vấn đề liên quan đến khí nitơ (nitrogen).
Sức ép dưới nước
Khi ta lặn xuống chừng mười mét, thì sức ép vào cơ thể tăng gấp đôi sức ép khí quyển
bình thường trên mặt đất. Trong người ta, có những phần rỗng mà lại có chất hơi như hai
lá phổi, phần giữa của tai, mấy cái xoang (hốc xương) ở mũi, ở trán., v.v.. Những phần đó
rất nhậy cảm với áp suất thay đổi từ bên ngoài. Còn nhớ hồi học ở trung học, có định luật
vật lý nói là áp suất và thể tích của một chất khí biến thiên theo tỉ số nghịch. Có nghĩa là
khi ta lặn sâu mà áp suất tăng, thì thể tích chất khí trong các phần rỗng nói trên giảm đi.
Ngược lại khi từ dưới sâu ngoi lên gần mặt nước, thì chất khí sẽ nở lớn ra vì áp suất giảm.
Nếu cơ thể không thích nghi được kịp thời, thì sẽ sinh chuyện. Thí dụ như người thở bằng
bình hơi ở dưới sâu, phổi đầy chất khí, khi ngoi lên nhanh, chất khí nở lớn đột ngột có thể
làm hại buồng phổi.
Vấn đề khí nitơ
Ở chương trình trung học cũng có một định luật nữa, về chất khí hòa tan trong nước : Khi
nhiệt độ không thay đổi thì số lượng khí hòa tan trong nước tỉ lệ thuận với áp suất của khí


đó. Trên mặt nước, thì khí ni-tơ trong các tế bào, các mô trong cơ thể ở trạng thái quân
bình.
Khi lặn sâu mà áp suất tăng lên thì số khí ni tơ vào cơ thể tăng lên, khi ta ngoi lên thì khí
ni tơ sẽ thoát bớt ra ngoài, trở lại mức cũ. Nhưng nếu ngoi lên quá nhanh thì số lượng khí
nitơ dư không thoát ra kịp, mắc kẹt lại trong cơ thể như những bọt hơi trong các mô, sinh
ra chứng bệnh giảm áp suất (decompression sickness).
Ở độ sâu chừng 30 mét, có thể bị chứng u-mê vì ni-tơ (nitrogen narcosis) ảnh hưởng tới
óc, sinh ra tình trạng đầu óc mất sáng suốt, cử động vụng về, và thay đổi cả tính tình.
Triệu chứng còn nặng hơn, nếu vừa mệt lại vừa lạnh, nhất là trước đó lại có uống rượu.
Xuống tới dộ sâu 90- 100 mét, thì có thể bị mê sảng, bất tỉnh có thể chết người được.
Những chứng bệnh cần chú ý
Chuyện thường thấy nhất, là vấn đề áp suất thay đổi ảnh hưởng vào tai (nhất là tai giữa,
và ống thông từ tai giữa vào cổ họng, gọi là ống Eustache) và những xoang ở mặt, làm ta
bị đau, và có thể gây bệnh về sau. Tai giữa hay bị hại lúc lặn xuống. Tai ngoài và tai
trong, thì khi xuống hay khi lên cũng có thể bị.
Nếu lỗ tai bị nghẹt, vì ráy tai đóng đầy, hay là vì ta nút kín lỗ tai khi bơi lặn, thì xuống
chừng hai, ba mét đã thấy khó chịu rồi. Sở dĩ như thế, là vì màng nhĩ không cảm nhận
được thay đổi về áp suất ở độ sâu, do đó cơ chế thích nghi không làm việc.
Ống Eustache làm cho áp suất ở tai giữa quân bình với áp suất của nước ở bên ngoài.
Những động tác sau đây làm cho ống Eustache mở ra: há miệng ngáp ngáp, nuốt (nước
miếng) nhiều lần, hay là mím miệng "rặn" nhè nhẹ kiểu gọi là Valsalva (Valsalva
maneuver). Khi máy bay từ trên cao đáp xuống, ta cũng ngáp ngáp hay là nhai kẹo cho dễ
chịu cũng là cùng một ý nghĩa như vậy.
Người ta khuyên những người lặn phải lo cho "tai được thông suốt", nghĩa là đều đều làm
những động tác nói trên khi lặn xuống. Nếu cảm thấy tai không thông, thì phải ngưng
không được lặn sâu thêm nữa.
Người đang bị nhiễm trùng tai giữa, người bị viêm mũi dị ứng hay bị cảm (làm ống
Eustache không thông) đều không được đi lặn. Những người đã mổ tai mà màng nhĩ bị
cứng vì sẹo mổ cũng không nên lặn sâu, vì màng nhĩ dễ bị rách do áp suất không đều. Mà
khi màng nhĩ bị rách ở dưới sâu, nước có nhiệt độ lạnh ùa vào bên trong tai sinh ói mửa

chóng mặt, có thể chết được.
Lặn sâu dưới nước đòi hỏi nhiều chịu đựng bền bỉ về sức khỏe, vì vậy quá 40 tuổi là phải
thử tim bằng cách chạy máy. Có nhiều trường hợp chết vì đứng tim trong khi bơi lặn. Vì
vậy, nói chung người bịnh tim không được chấp nhận. Nếu bị cao áp huyết ổn định thì
được nhưng cũng nên cNn thận.
Có nhiều người bị hen suyễn vẫn đi lặn được, nhưng bệnh nhân nào bị lên cơn suyễn mỗi
khi làm việc hay tập tành mệt thì cấm kỵ không được lặn, vì khi lặn như vậy thì phải mệt
nhọc thở bằng khí ép và khô, mà quanh mình lại lạnh dễ bị lên cơn khó thở nguy hiểm.
N gười có bệïnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý vì lượng đường trong máu không ổn định,
có thể bất chợt bị thấp quá làm cho bị xỉu. Trước khi lặn phải ăn uống cho no nê (không
được uống rượu), và phải thử máu đo lượng đường glucose.
Tóm tắt lại
Môn thể thao lặn sâu ngày càng thịnh hành, không những ở các nước kỹ nghệ, mà cả ở
các nước đang phát triển, kể cả Việt nam. N hững bãi biển như N ha Trang cũng có nhiều
"quán " quảng cáo lớp "scuba diving". Trước khi tham dự vào những chương trình bơi
lặn, phải biết rõ tình trạng sức khỏe của mình, và tìm hiểu xem lớp bơi lặn có đặc biệt chú
trọng tới vấn đề sức khỏe và an toàn của các tham dự viên hay không.
Trên đây chỉ là sơ lược một số vấn đề hay gặp. Còn muốn thực sự chơi môn bơi lặn, thì
nên khám tổng quát sức khỏe trước, và nếu có thể thì xin ý kiến của bác sĩ chuyên về thể
thao (sport medicine).
(Trang Web này chỉ nhằm cung cấp những thông tin cõ bản về sức khỏe và y tế. N ếu cần
chữa bệnh, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ của bạn).
Bs Vũ Quí Đài
Lặn sâu dưới nước

Bs Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D.

Sắp sửa tới mùa hè ai cũng thích bơi lội. N hưng môn thể thao độc đáo được nhiều thanh
niên nam nữ ở Mỹ ưa thích là lặn sâu dưới nước (diving).
Lặn sâu dưới nước được hâm mộ trong vòng 20 năm qua. Phần lớn người ta thích lặn

ngoài biển. N hưng nhiều người khoái lặn xung quanh đảo, hồ, suối, v..v..
Kể từ 1980, trung bình mỗi năm có 80 trường hợp bị tử vong vì lặn sâu và khoảng 1,000
người phải điều trị chứng bệnh làm giảm áp suất (decompression) do những biến chứng
thương tích trầm trọng khi lặn quá sâu dưới nước. Phần lớn là những biến chứng thương
tích thần kinh hay đôi khi gây tử vong.
Lặn sâu dưới nước liên hệ thương tích vì áp suất (barotrauma). Bởi vì khi lặn lên lặn
xuống, cơ thể bị thay đổi bất chợt theo môi trường áp suất xung quanh. Áp suất trong mô
phổi hay trong lỗ tai giữa (middle ear) không cân bằng được tức thời với áp suất xung
quanh. N ghĩa là khi lặn càng sâu, áp suất xung quanh càng tăng cao, và do đó khối lượng
trong phổi và tai giữa càng bị nhỏ lại. Theo định luật vật lý, nếu khối lượng quá lớn
nhưng áp suất không cân bằng được thì khoảng trống sẽ bị máu và nước dồn vào.
Áp suất tai và xoang cũng bị thay đổi khi lặn sâu:
Thay đổi áp xuất tai giữa và tai trong cùng khi trồi lên hay lặn sâu dưới nước sẽ làm
chóng mặt và gây triệu chứng thần kinh. Thay đổi áp suất tai giữa khi lặn sâu là thứ
thương tích thông thường của thợ lặn gây chảy máu tai và thủng màng nhĩ. Thêm triệu
chứng khác như đau tai, chóng mặt, hay điếc tai. Khi nhoi lên, vì áp suất tăng cao trong
tai giữa sẽ làm yếu thần kinh mặt làm tê liệt thần kinh số 7 (Bell’s palsy).
Áp suất thay đổi ảnh hưởng tiền đình (vestibules) làm chóng mặt. Cách chữa thông
thường là dùng thuốc làm tản máu (decongestants), thuốc kháng histamines
(antihistamines), và trụ sinh. Tất nhiên, thay đổi áp suất sẽ làm hư hại tai giữa.
Thương tích vì áp suất thay đổi ảnh hưởng phổi và coi là thương tích trầm trọng nhất.
Khi nhoi lên, áp suất xung quanh thay đổi, không khí trong phổi sẽ làm nở phổi. N hưng
nếu khí trong phổi không thể thoát ra bằng hơi thở sẽ làm rách túi phổi và những mô
xung quanh phổi. Tai nạn dễ xNy ra khi lặn mà nín thở, hay nếu bị vài thứ bệnh kinh niên
như nghẹt phổi hay suyễn.
N guy hiểm hơn nữa là nếu không khí tích tụ trong trung thất (mediastinum), dưới da,
trong mô phổi hay mạch máu có thể bị nghẹt vì không khí. Bọt không khí chạy lên não
gây tai biến mạch máu não, hay những triệu chứng khác như hôn mê, kinh phong, bại liệt,
chóng mặt, mắt hoa. Phải chữa trị cấp cứu bằng dưỡng khí, phục hồi áp suất
(recompression)

Bệnh gây ra bởi giảm áp suất (decompression):
Khi áp suất xung quanh giảm sẽ sinh bênh vì khí trơ (N itrogen) chạy vào máu và mô. Khí
trơ ảnh hưởng phổi, tai và hệ thống thần kinh. Triệu chứng nặng xuất hiện như: tê mình
và chân tay, tê quanh ngực, cẳng yếu, đau lưng, đau bụng dưới, không đại tiện hay tiểu
tiện được. Tủy sống bị chNy máu, sưng nước, mô thần kinh bị suy thoái. Khi não bị
thương tích làm tâm thần thay đổi, lẫn lộn, yếu sức, nhức đầu, đi đứng không vững, mắt
không thấy đường hay nhìn một thành hai. Hai chân bị tê liệt, nói không được.
N hức đầu coi là triệu chứng thông thường của người lặn. Có nhiều triệu chứng khác nhau
như nhức đầu một bên hay căng thẳng, người thấy bị lạnh, hay viêm xoang. N ếu nhức
đầu vì nghẹt hơi trong động mạch cần vào nhà thương cấp cứu.
Trúng độc vì dưỡng khí là bởi hít thở nhiều dưỡng khí quá độ. Triêu chứng như kinh
phong, chóng mặt, ói mửa, tê, mắt nhìn không rõ, hơi thở rồn rập.
N ói tóm lại, hiện nay có 9 triệu người Mỹ có bằng lặn sâu dưới nước. N ếu có những triệu
chứng thương tích khi lặn sẽ cần bác sĩ chuyên môn điều trị. Thương tích nặng vì lặn sâu
thường ảnh hưởng hệ thống thần kinh, tai, xoang và phổi. N ghẹt máu vì không khí, hơi
trơ, rất trầm trọng, gây kinh phong, tê liệt, v..v.. N ếu trước đây lâu rồi đã từng lặn sâu
dưới nước nhưng bây giờ mới thấy triệu chứng bất thường cũng vẫn nên tham khảo bác
sĩ.
Bài này giúp các bà mẹ hiểu rõ vấn đề nếu có con em thích môn thể thao lặn sâu dưới
nước.
Chú thích: N hững Định Luật về hơi trong bình thở khi lặn sâu dưới nước:
1) Định luật Boyle: Lượng hơi trong bình thay đổi ngược với độ áp. N ghĩa là áp suất càng
cao, lượng hơi trong bình càng nhỏ và ngược lại áp suất trong bình càng thấp lượng hơi
trong bình càng lớn.
2) Định luật Charles: Khối lượng hơi trong bình thay đổi với nhiệt độ. Thí dụ: Hơi lạnh,
lượng hơi thấp-Hơi nóng, lượng hơi nhiều.
3) Định luật về hơi: Áp xuất 1 X Khối lượng 1 (trong nhiệt độ 1) = Áp xuất 2 X Khối
lượng 2 (trong nhiệt độ 2).
4) Định luật Dalton: Luật từng phần áp suất, nghĩa là P=Pp1 + Pp2 + Pp3…. N ghĩa là
Tổng số áp suất (P) = tất cả tổng số từng phần áp suất (Pp) của khí trơ, dưỡng khí,

v…v…
5) Định luật Henry: Khi áp suất bình hơi tăng cao, lượng hơi hấp thụ vào cơ thể cũng
tăng cao Cuối cùng thì nồng độ hơi hấp thụ trong cơ thể có thể lên cao nhất.
N goài ra những người thích thể thao lặn sâu dưới nước còn phải thuộc lòng những áp suất
tuyệt đối. Tất nhiên những nhà chuyên nghiêp huấn luyện thể thao lặn sâu dưới nước sẽ
dẫn giải tường tận tất cả mọi kỹ thuật kể cả tập luyện thành thạo cho tới khi có thể tự
mình lặn sâu dưới nước. N hiều nguy hiểm bất ngờ có thể xNy ra, vậy mọi người cần lưu ý
và nên hỏi nhân viên huấn luyện cũng như bác sĩ chuyên khoa thể thao trước khi học bơi
lặn sâu dưới nước. (Bs Trần Mạnh Ngô).

×