Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện Lực Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 193 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
-------------------------

NGUYỄN THỊ DỊU

KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
-------------------------

NGUYỄN THỊ DỊU

KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH
TẠI CONG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THANH
VIEN ĐIỆN LỰC HẢI DƢƠNG
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. Đoàn Vân Anh

Hà Nội - 2017




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung luận văn: “Kế tốn doanh thu, chi phí, kết
quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện Lực Hải
Dương” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của PGS,TS.
Đồn Vân Anh. Các số liệu trích dẫn trung thực, luận văn khơng trùng lặp với các
cơng trình nghiên cứu tương tự khác.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Dịu

năm 2017


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện và hồn thành đề tài, em đã nhận được sự quan tâm,
góp ý của các thầy giáo, cô giáo Khoa Sau đại học, Khoa Kế toán - Kiểm toán,
Trường Đại học Thương mại. Em cũng nhận được sự giúp đỡ của cán bộ, nhân viên
trong công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
Trước hết, em xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Thương mại, đặc biệt
là những thầy cô đã tận tình dạy bảo em suốt thời gian em học tập tại trường.

Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS,TS. Đồn Vân Anh, Khoa Kế tốn
Kiểm tốn - Trường Đại học Thương mại đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Đồng thời, em xin cảm ơn các anh chị cán bộ, nhân viên trong công ty TNHH
MTV Điện lực Hải Dương đã giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn tới bố (mẹ), anh (chị), bạn bè đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho em hoàn thành luận văn của mình.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng tuy nhiên vẫn
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy (cơ) để em hồn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Dịu


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................6

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................................8
7. Kết cấu luận văn ....................................................................................................9
CHƢƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TỐN DOANH THU, CHI PHÍ,
KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ..........................10
1.1. Khái niệm, phân loại doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong doanh
nghiệp sản xuất và nhiệm vụ kế toán ....................................................................10
1.1.1. Khái niệm, phân loại doanh thu trong doanh nghiệp ..............................10
1.1.2. Khái niệm, phân loại chi phí trong doanh nghiệp ...................................14
1.1.3. Khái niệm, phân loại kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp ......................20
1.1.4. Nhiệm vụ kế tốn doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh .....................22
1.2. Kế tốn doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp .....................23
1.2.1. Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh theo quy định của một số
chuẩn mực kế toán ...................................................................................................23
1.2.2. Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh theo quy định của
chế độ kế toán. .........................................................................................................34
1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới về kế toán doanh thu, chi phí,
kết quả kinh doanh và bài học cho Việt Nam. ......................................................42


iv

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về kế tốn doanh thu, chi
phí, kết quả kinh doanh ...........................................................................................42
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..........................................................45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................47
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CƠNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC HẢI DƢƠNG ............48
2.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV Điện Lực Hải Dƣơng ...........................48
2.1.1 Khái quát về công ty TNHH MTV Điện Lực Hải Dương .........................48

2.1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực
Hải Dương ................................................................................................................49
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tại công ty TNHH MTV
Điện lực Hải Dương .................................................................................................50
2.1.4. Đặc điểm tổ chức cơng tác kế tốn tại cơng ty TNHH MTV Điện lực Hải
Dương .......................................................................................................................52
2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại cơng ty
TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng. ........................................................................55
2.2.1. Kế toán doanh thu, chi phí hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
tại cơng ty. ................................................................................................................55
2.2.2. Kế tốn doanh thu tài chính và chi phí tài chính tại cơng ty...................71
2.2.3. Kế tốn thu nhập khác và chi phí khác tại cơng ty ..................................73
2.2.4. Kế tốn kết quả kinh doanh tại cơng ty ....................................................77
2.2.5. Trình bày thơng tin doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trên
BCTC tại công ty ...................................................................................................83
2.3.Đánh giá thực trạng kế tốn doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại
công ty TNHH MTV Điện lực Hài Dƣơng ............................................................83
2.3.1.Ưu điểm .......................................................................................................83
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân .................................................................84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................88


v

CHUƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KẾ TỐN DOANH THU, CHI
PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CƠNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC
HẢI DUƠNG ............................................................................................................89
3.1. Nguyên tắc hoàn thiện kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng.......................................................89
3.2. Một số giải pháp hồn thiện kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh

doanh tại cơng ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng ...........................................90
3.2.1 Hồn thiện kế tốn doanh thu, thu nhập ..................................................90
3.2.2. Hồn thiện kế tốn chi phí ........................................................................94
3.2.3. Hồn thiện về kế tốn kết quả kinh doanh ...............................................99
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp .................................................................100
3.3.1. Về phía Nhà nước ....................................................................................100
3.3.2. Về phía các tổ chức đào tạo, tư vấn về quản lý kinh tế, kế toán ...........101
3.3.3. Về phía cơng ty .........................................................................................101
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................102
KẾT LUẬN ............................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BCTC
BH
BTC
CCDV
CKTT
CMKT
CP
CTGS
DN
DT
GTGT
HĐTC

HĐKD
KQKD
KTQT
KTTC
LN
NKC
NPT
PP
QL
TK
TN
TNDN
TNHH
TS
TSCĐ
TT
SX
SXKD

Nghĩa đầy đủ
Báo cáo tài chính
Bán hàng
Bộ Tài chính
Cung cấp dịch vụ
Chiết khấu thanh tốn
Chuẩn mực kế tốn
Chi phí
Chứng từ ghi sổ
Doanh nghiệp
Doanh thu

Giá trị gia tăng
Hoạt động tài chính
Hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh
Kế tốn quản trị
Kế tốn tài chính
Lợi nhuận
Nhật ký chung
Nợ phải thu
Phương pháp
Quản lý
Tài khoản
Thu nhập
Thu nhập doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản
Tài sản cố định
Thông tin
Sản xuất
Sản xuất kinh doanh


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nguyên lý sản xuất điện của nhà máy điện ................................49
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty ....................................................50
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tốn tại Cơng ty ...........................................53
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện thời điểm ghi nhận doanh thu tại công ty ...........56



viii

PHỤ LỤC

Số phụ

Tên phụ lục

lục
1

Mẫu phiếu khảo sát

1.1

Sơ đồ kế toán DT BH và CCDC theo PP kê khai thường xun

1.2

Sơ đồ kế tốn doanh thu hoạt động tài chính

1.3

Sơ đồ kế toán thu nhập khác

1.4

Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán


1.5

Sơ đồ kế tốn chi phí hoạt động tài chính

1.6

Sơ đồ kế tốn chi phí bán hàng

1.7

Sơ đồ kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp

1.8

Sơ đồ kế tốn Chi phí khác

1.9

Sơ đồ kế tốn kết quả hoạt động kinh doanh

1.9.1

Hóa đơn GTGT tiền điện

1.9.2

Biên nhận thanh tốn tiền điện

1.9.3


Giấy báo tiền điện

1.9.4

Hợp đồng cung cấp điện cho tổ chức kinh doanh

1.9.5

Phiếu thu

2

Giấy báo có

2.1

Bảng cân đối Tài khoản công ty năm 2015

2.2

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015

2.3

Chứng từ ghi sổ

2.4

Chứng từ ghi sổ


2.5

Chứng từ ghi sổ

2.6

Chứng từ ghi sổ

2.7

Chứng từ ghi sổ


ix

2.8

Phiếu chi

2.9

Phiếu chi

3

Chứng từ ghi sổ

3.1

Chứng từ ghi sổ


3.2

Sổ cái TK 511

3.3

Sổ cái TK 515

3.4

Sổ cái TK 641

3.5

Sổ cái TK 642

3.6

Sổ cái TK 632

3.7

Sổ cái TK 635

3.8

Sổ cái TK 711

3.9.


Sổ cái TK 811

4

Sổ cái TK 911

4.1

Bảng chấm công tháng 12/2015 Đội 1-Điện của cơng ty

4.2

Bảng thanh tốn tiền lương tháng 12/2015 đội 1-Điện công ty

4.3

Sổ chi tiết TK 5111

4.4

Sổ chi tiết bán hàng năm 2015

4.5

Sổ chi tiết TK 5151

4.6

Sổ chi tiết TK 6411


4.7

Sổ chi tiết TK 6429

4.8

Sổ chi tiết TK 6324

4.9

Sổ chi tiết TK 63511

5

Sổ chi tiết TK 71111

5.1

Sổ chi tiết TK 81123

5.2

Sổ chi tiết TK 9111

5.3.1

Mẫu Sổ chi tiêt TK 51111

5.3.2


Mẫu sổ chi tiết TK 5111

5.3.3

Mẫu sổ chi tiết TK 5111


x

5.4

Mẫu sổ chi tiết TK 515

5.5

Mẫu sổ chi tiết TK 7111

5.6.1

Mẫu Sổ chi tiêt TK 63211

5.6.2

Mẫu sổ chi tiết TK 6321

5.6.3

Mẫu sổ chi tiết TK 6321


5.7

Mẫu sổ chi tiết TK 6351

5.8.1

Mẫu Sổ chi tiêt TK 911111

5.8.2

Mẫu sổ chi tiết TK 91111

5.8.3

Mẫu sổ chi tiết TK 9111

5.9

Mẫu sổ chi tiết TK 9111


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (LN) luôn là mục
tiêu cơ bản của các doanh nghiệp (DN), chi phối mọi hoạt động của DN. Để phân
tích, đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), doanh nghiệp
cần dựa trên hai chỉ tiêu cơ bản: chi phí (CP) DN bỏ ra và doanh thu (DT) thu được.
Muốn xác định đúng CP bỏ ra, DT thu được thì DN phải hạch tốn đúng doanh thu,
chi phí. Do vậy, tổ chức tốt kế tốn DT, CP để đảm bảo xác định đúng kết quả kinh

doanh (KQKD) của DN là yêu cầu cấp bách và ngày càng phải hồn thiện. Đồng
thời, tổ chức tốt cơng tác kế toán DT, CP giúp DN đưa ra những chiến lược và có
những quyết định đúng đắn.
Cơng tác kế tốn DT, CP, xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng trong việc quản lý chi phí kinh doanh, nó giúp cho nguồn vốn của DN
lưu thơng dễ dàng hơn và hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Hay nói cách khác, quản
lý chi phí quyết định đến khả năng sinh lời cũng như khả năng tồn tại của hầu hết
các DN không kể là quy mô lớn hay nhỏ.
Hiện nay, doanh nghiệp điện lực là một trong những ngành độc quyền và có
tầm quan trọng rất quan trọng đối với đời sống của người dân, góp phần thúc đẩy
nền kinh tế phát triển. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện,việc tiêu thụ
điện năng của nước ta mỗi năm rất cao, do vậy việc hạch toán cơng tác kế tốn
doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh vô cùng cần thiết và quan trọng tránh gây
nhầm lẫn sai sót. Trên thực tế, cơng tác kế tốn DT, CP, xác định KQKD trong công
ty điện lực vẫn cịn một số khó khăn, vướng mắc như sự chưa thống nhất trong quy
định về hạch toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và cách lập báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của kế toán DT, CP và
KQKD trong việc giúp cho Nhà quản trị đưa ra các quyết định SXKD đúng, xuất
phát từ những bất cập trong kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại cơng
ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương. Tôi lựa chọn đề tài “Kế tốn doanh thu, chi
phí, kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương” làm đề tài


2
nghiên cứu của mình. Mục đích chính của đề tài là tìm ra ngun nhân những hạn
chế trong cơng tác kế tốn doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại cơng ty TNHH
MTV Điện lực Hải Dương, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao cơng
tác kế tốn tại cơng ty nói chung và cơng tác doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh
doanh tại cơng ty TNHH MTV Điện lực nói riêng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nội dung về kế tốn doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh đã được nhiều tác
giả nói đến thơng qua các luận văn, luận án, bài báo, tạp chí. Sau đây, tơi xin trình
bày một số luận văn, luận án, bài báo nghiên cứu về kế tốn doanh thu, chi phí, kết
quả kinh doanh, cụ thể như sau:
Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh bảo vệ năm 2015 tại Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân với đề tài “Hoàn thiện kế tốn chi phí, doanh thu và kết
quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tổng Công ty thép Việt
Nam”. Luận án đã đưa ra được các vấn đề sau:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kế toán CP, DT,
KQKD trong các DNSX.
Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu CMKT quốc tế về kế tốn CP, DT, KQKD và
mơ hình kế toán của 2 nước Pháp, Mỹ. Luận án đã chỉ ra mơ hình tổ chức bộ máy
kế tốn áp dụng cho các DNSX ở Việt Nam nên theo mơ hình kết hợp giữa KTTC
và KTQT trên cùng một hệ thống kế toán.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kế toán CP, DT, KQKD trong các
DN SX thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam, tác giả đã đưa ra những bất cập và
đề xuất một số giải pháp hồn thiện kế tốn CP, DT, KQKD trong các DN SX thép
thuộc Tổng Cơng ty Thép Việt Nam dưới góc độ KTTC và KTQT.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Anh Thủy bảo vệ năm 2009 tại Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân với đề tài “Hồn thiện kế tốn bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh trong các doanh nghiệp thiết bị y tế trên địa bàn Hà Nội”. Trong bài luận
văn của mình tác giả đã đưa ra những ưu điểm trong kế toán BH và xác định KQKD
của các DN kinh doanh thiết bị y tế trên địa bàn Hà Nội như sau: Việc tổ chức lập


3
và luân chuyển chứng từ được thực hiện chặt chẽ, các tài khoản TK sử dụng đã
được chi tiết theo từng HĐKD, từng đơn vị trực thuộc, sổ sách chi tiết và tổng hợp
được thiết kế với mẫu sổ đơn giản nhưng vẫn đảm bảo cung cấp thông tin cho ban
lãnh đạo. Bên cạnh những ưu điểm đạt được vẫn cịn một số hạn chế như: Kế tốn

chưa theo dõi chi tiết DT, CP và KQKD của từng mặt hàng trong DN, hơn nữa công
ty vi phạm nguyên tắc ghi nhận DT, CP. Thành cơng chính của luận văn là tác giả
đã phân tích được thực trạng của kế tốn BH và xác định KQKD, tác giả cũng đã
đưa ra được giải pháp hồn thiện kế tốn BH và xác định KQKD dưới góc độ
KTTC và KTQT. Trên góc độ kế tốn tài chính, tác giả đề xuất nên xác định đúng
thời điểm ghi nhận DT; hồn thiện kế tốn CP; phân bổ CP BH và CP QL DN nhằm
đảm bảo ngun tắc phù hợp. Dưới góc độ kế tốn quản trị tác giả đề xuất lập dự
toán DT, CP và KQKD.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Thị Thu Thủy bảo vệ năm 2011 tại Trường
Đại học Thương mại với đề tài “Kế tốn chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh
tại các công ty TNHH kinh doanh máy tính trên địa bàn thành phố Hà Nội”
Trong luận văn của mình, tác giả nêu ra cơng tác kế tốn DT, CP, KQKD tại
các DN thương mại nói chung và tại các công ty TNHH kinh doanh máy tính trên
địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện, đầy
đủ, hệ thống và khoa học. Trong bài viết của mình, tác giả cũng cho rằng việc QL và
tổ chức hạch toán DT, CP và KQKD kịp thời, đầy đủ, khoa học là rất cần thiết cho
mỗi DN. Qua đó, tác giả nhấn mạnh rằng việc QL và tổ chức tốt hạch tốn DT, CP,
KQKD là rất cần thiết nhằm mục đích, kiểm tra, giám sát đồng thời cung cấp TT kịp
thời cho quá trình ra quyết định của Nhà quản trị. Luận văn cũng trình bày khái quát
những lý luận cơ bản về DT, CP và KQKD trong các DN thương mại theo chế độ kế
toán hiện hành; Nghiên cứu và khảo sát thực trạng về kế toán DT, CP và KQKD tại
các cơng ty TNHH kinh doanh máy tính trên địa bàn thành phố Hà Nội; Qua đó đánh
giá và đưa ra một số giải pháp hồn thiện kế tốn DT, CP và KQKD tại các công ty
TNHH kinh doanh máy tính trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong luận văn của


4
mình, tác giả chỉ trình bày, phân tích kế tốn DT, CP và KQKD dưới góc độ KTTC
mà chưa làm rõ được kế tốn DT, CP và KQKD dưới góc độ KTQT.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Đoàn Thị Kim Oanh bảo vệ năm 2009 tại Trường

Đại học Kinh tế Quốc dân với đề tài “Hồn thiện kế tốn chi phí, doanh thu và xác
định kết quả dịch vụ viễn thông tại các đơn vị thuộc Tổng công ty viễn thơng qn đội
Viettel”. Thành cơng chính của luận văn là tác giả đã hệ thống hóa được các vấn đề
lý luận cơ bản về kế toán CP, DT và xác định KQKD dưới góc độ KTTC và KTQT.
Trên cơ sở đó tác giả đã phân tích thực trạng và phương hướng hồn thiện kế tốn
CP, DT và xác định KQKD dưới cả 2 góc độ KTTC và KTQT.
Bài viết “Kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh thương mại ở một
số nước phát triển và bài học cho Việt Nam” của tác giả Trần Hải Long, Trường
Đại học Thương mại đăng trên Tạp chí nghiên cứu tài chính kế tốn số 04 (129),
2014, trang 50 - 52. Bài viết đã trình bày kế tốn DT, CP và KQKD thương mại
theo kế toán Mỹ, kế toán Pháp và đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong
từng hệ thống kế toán, tác giả đã nêu ra được khái niệm, bản chất, phân loại CP
thương mại trong HĐKD thương mại; thời điểm ghi nhận DT, KQKD và các khái
niệm liên quan tới giảm trừ DT. Bài viết cũng nhấn mạnh rằng “Hệ thống kế toán
pháp quy định chặt chẽ và cụ thể cho từng phần hành kế toán, tạo ra sự thống nhất
trong hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồng thời đảm bảo tính so sánh
được của các số liệu kế toán qua các thời kỳ của DN”. Song tác giả cũng nhấn mạnh
việc hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế trở nên phức tạp, làm giảm bớt sự chủ động
của kế toán. Bên cạnh việc nêu cơng tác kế tốn DT, CP và KQKD thương mại theo
kế toán Mỹ, Pháp, bài viết cũng nêu ra bài học kinh nghiệm cho các DN thương mại
ở Việt Nam.
Bài viết “Kế tốn chi phí - thu nhập - xác định kết quả theo mơ hình kế toán
Mỹ, Pháp và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Phạm Tiến
Hưng, Học viện Tài chính đăng trên Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 07
(132), trang 65 - 67, 2014. Trong bài viết này, tác giả đưa ra hai mơ hình kế tốn chi
phí – Thu nhập - xác định KQKD ở hai cường quốc kinh tế là Mỹ, Pháp và rút ra


5
những bài học kinh nghiệp cho Việt Nam. Trong bài viết, tác giả nêu ra được 8

quyết định của Nhà quản lý ảnh hưởng tới TS, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu xoay
quanh phương trình kế tốn “TS = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu”. Bài viết chỉ ra
rằng trong 8 loại nghiệp vụ liên quan tới 8 quyết định có hai loại nghiệp vụ làm phát
sinh CP và hai nghiệp vụ làm phát sinh thu nhập. Ngoài ra, bài viết cũng nêu ra
được hai cơ chế QL CP kinh doanh đó là cơ chế QL CP kinh doanh theo bản chất
kinh tế của CP và cơ chế QL CP kinh doanh theo quá trình tuần hồn và chu chuyển
vốn. Từ đó, tác giả chỉ rõ ở Việt Nam, các DN theo cơ chế thứ hai cịn các ngân
hàng hay các đơn vị hành chính sự nghiệp theo cơ chế thứ nhất. Đồng thời, trong
bài viết tác giả cũng đưa ra một số ý kiến liên quan tới mơ hình QL và kế tốn CP,
thu nhập và KQKD ở Việt Nam. Bài viết chỉ dừng lại ở việc phân tích và định
hướng cơ chế Quản lý chi phí và thu nhập trong cơng tác kế tốn mà chưa đưa ra
những giải pháp cụ thể.
Các đề tài nghiên cứu và các bài viết trên đã đưa ra những nội dung cơ bản của
kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp dưới góc độ
kế tốn tài chính và kế tốn quản trị. Từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện kế tốn
DT, CP và KQKD dưới cả hai góc độ đó để ứng dụng vào các ngành cụ thể theo
phạm vi nghiên cứu khác nhau của từng đề tài. Mặc dù vậy, đến nay chưa có đề tài
nghiên cứu nào về những nội dung và giải pháp nhằm hoàn thiện kế tốn DT, CP và
KQKD tại cơng ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương. Đề tài “Kế toán
doanh thu, chi phí , kết quả kinh doanh tại cơng ty TNHH một thành viên điện lực
Hải Dương ” sẽ góp phần đưa ra các giải pháp hồn thiện kế tốn doanh thu, chi
phí, kết quả kinh doanh của cơng ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương
dưới góc độ kế tốn tài chính có tính thuyết phục và tính khả thi cao.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận về kế tốn doanh
thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.


6

Thứ hai, nghiên cứu, phân tích, đánh giá và khảo sát thực trạng về cơng tác kế
tốn doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh tại cơng ty TNHH MTV Điện
lực Hải Dương dưới góc độ kế tốn tài chính.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tế khảo sát, luận văn đề xuất một số giải
pháp nhằm khắc phục những bất cập trong việc vận dụng chế độ kế toán, chuẩn
mực kế toán , luật kế toán vào việc hạch toán DT, CP và KQKD tại cơng ty TNHH
MTV Điện lực Hải Dương. Qua đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp hồn thiện
cơng tác kế tốn taị cơng ty trong thời gian tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, để đạt được mục tiêu nghiên
cứu tác giả đã kết hợp sử dụng các phương pháp (PP) nghiên cứu như: PP tiếp cận
thông tin (TT), PP thu thập dữ liệu và PP xử lý, phân tích dữ liệu. Cụ thể việc áp
dụng các PP nghiên cứu như sau:
a) Phương pháp tiếp cận thông tin
Luận văn vận dụng cơ sở lý luận về kế toán DT, CP và KQKD để phân tích
thực trạng cơng tác kế tốn DT, CP và KQKD tại công ty TNHH MTV Điện lực
Hải Dương. Đồng thời sử dụng các PP nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu, xử
lý thơng tin thu được.
PP nghiên cứu định tính: PP nghiên cứu này được tác giả thực hiện thông qua
việc quan sát, phỏng vấn sâu và khảo sát các đối tượng cung cấp TT như các nhân
viên thuộc Phịng Kế tốn, các nhân viên Phòng kinh doanh và các phòng ban khác
như phòng vật tư, phịng kỹ thuật, đội vận hành lưới điện,phịng cơng nghệ thông tin,
đội quản lý điện kế, đội quản lý khách hàng... tại công ty. PP này giúp tác giả có cái
nhìn tổng qt về cơng tác kế tốn doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại cơng
ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương
b) Phương pháp thu thập dữ liệu
Để thu thập dữ liệu cung cấp tốt nhất cho quá trình nghiên cứu và thực hiện đề
tài của mình, tác giả sử dụng các PP thu thập dữ liệu như PP quan sát, điều tra qua
các phiếu điều tra hay các bảng hỏi (Phụ lục 1).



7
- PP quan sát: Dựa trên các chứng từ, sổ sách có liên quan tới phần hành kế tốn
DT, CP và KQKD tác giả sẽ lọc ra được các TT liên quan tới nội dung nghiên cứu.
- PP khác:
+ PP tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về cơng ty như kỷ yếu, trang website,…
+ PP tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu kế toán như: Luật kế toán, chế độ kế
toán, chuẩn mực kế toán.
+ PP sưu tầm, nghiên cứu các bài viết của các chuyên gia trên sách báo, tạp
chí, các luận văn, luận án, internet,…
c) Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu
Các thơng tin, dữ liệu thu thập được từ phương pháp thu thập dữ liệu sẽ tồn tại
chủ yếu dưới hai dạng: thơng tin định tính và thông tin định lượng. Các thông tin thu
được sẽ được tác giả xử lý để xây dựng các luận cứ, phục vụ cho việc chứng minh
hoặc bác bỏ các giả thuyết khoa học. Đồng thời, các dữ liệu thu thập được sẽ được
tác giả phân loại, sàng lọc, sắp xếp phân tích, tổng hợp qua cơng cụ hỗ trợ bằng phần
mềm: Microsoft office Word, Microsoft office Excel để đưa ra các đánh giá tổng
hợp, các ý kiến đề xuất về cơng kế tốn doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại
công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
d) Quy trình nghiên cứu
Đề tài có phạm vi nghiên cứu là kế tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương. Tác giả đã tiến hành gửi
phiếu điều tra đến các phịng ban của cơng ty để thu thập thơng tin phục vụ cho
cơng tác nghiên cứu. Ngồi ra, tác giả thực hiện việc quan sát, ghi, sao chép số liệu
đối với hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính của cơng ty để phục vụ cho nghiên cứu
của luận văn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
b) Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận văn thực hiện nghiên cứu kế toán CP,


8
DT, KQKD tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận văn khảo sát, nghiên cứu về kế tốn CP,
DT, KQKD dưới góc độ kế tốn tài chính, trong đó:
+ Về kế tốn chi phí: Khảo sát, nghiên cứu về kế tốn Chi phí cần thiết nên
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Về kế toán doanh thu: Khảo sát, nghiên cứu về kế toán doanh thu BH &
CCDV, kế toán DT bán hàng nội bộ, kế toán DT HĐTC và Thu nhập khác.
+ Về kế toán kết quả kinh doanh: Khảo sát, nghiên cứu về kế toán kết quả kinh
doanh trước thuế.
Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu kế tốn thực tế của cơng ty trong 2 năm 20142015 ; Đề xuất hồn thiện kế tốn CP, DT và KQKD trong những năm tiếp theo.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
a) Ý nghĩa về mặt lý luận
Về mặt lý luận, luận văn góp phần làm rõ bản chất của kế tốn chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất về mặt kế tốn tài chính.
b) Ý nghĩa về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại cơng ty
TNHH MTV Điện lực hải Dương là một sản phẩm khoa học có ý nghĩa cho nhiều
đối tượng.
- Đối với người làm cơng tác kế tốn tại Cơng ty TNHH MTV Điện lực Hải
Dương: Luận văn giúp người thực hiện công việc kế tốn có cái nhìn tổng quan về
cơng tác kế tốn hiện tại của cơng ty. Từ đó, đưa ra cho riêng mình những phương
pháp kế tốn doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh một cách chính xác, hiệu quả
và phù hợp nhất với công ty;
- Đối với bản thân: Bổ sung kiến thức thực tế còn thiếu chưa được học tập tại
trường và trong q trình cơng tác. Đồng thời đây là điều kiện để tác giả tiếp thu
những kinh nghiệm từ Thầy (Cô), bạn bè, đồng nghiệp;



9
- Đối với các đối tượng khác: Luận văn là một cơng trình nghiên cứu khoa học
nên sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm tới cơng tác kế tốn
doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục
bảng biểu, hình vẽ, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Lý luận chung về kế tốn doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh
trong các doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại cơng
ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
Chƣơng 3: Các giải pháp hoàn thiện kế tốn doanh thu, chi phí, kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.


10
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ, KẾT QUẢ
KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, phân loại doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong
doanh nghiệp sản xuất và nhiệm vụ kế toán
1.1.1. Khái niệm, phân loại doanh thu trong doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm doanh thu
Có rất nhiều quan niệm về doanh thu, có thể xem xét và ghi nhận những khoản
được coi là DT của DN dưới dạng sự gia tăng của dòng vốn lưu động, có thể coi DT
là lợi tức hay được xác định là các luồng tiền vào hoặc tiết kiệm luồng tiền ra, hoặc
là những lợi ích kinh tế tương lai dưới hình thức gia tăng giá trị TS.
Theo CMKT quốc tế số 18 “Doanh thu” thì “DT là dịng tiền đầu vào mà DN

thu được trong q trình hoạt động (dòng tiền dẫn đến sự gia tăng vốn chủ sở hữu
hoặc ảnh hưởng đến sự đóng góp của vốn chủ sở hữu)”.
Theo CMKT Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (Ban hành và công bố theo
Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC)
thì DT được hiểu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán,
phát sinh từ các hoạt động SX, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của
DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, khơng bao gồm khoản góp vốn của cổ đông
hoặc chủ sở hữu.
Theo CMKT Việt Nam số 14 “Doanh thu và TN khác” (Ban hành kèm theo
quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của BTC về việc ban
hành và công bố bốn CMKT Việt Nam (đợt 1)): “DT là tổng giá trị các lợi ích kinh
tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động SX, kinh doanh thông
thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.
Theo thơng tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của BTC về
Hướng dẫn chế độ kế tốn DN thì DT được hiểu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng
vốn chủ sở hữu của DN ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. DT không
bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba.


11
Đối với DN SX, “DT là tổng các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ hạch toán,
phát sinh từ hoạt động SXKD thơng thường của DN góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”
(Ngô Thế Chi, Ngô Thị Thủy (2007), Kế tốn tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội).
Như vậy, qua các khái niệm trên, tác giả nhận thấy doanh thu chỉ bao gồm
tổng giá trị của các lợi ích kinh tế DN đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu
hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, khơng làm tăng vốn chủ sở hữu
của DN sẽ không được coi là DT. Các khoản góp vốn của cổ đơng hoặc chủ sở hữu
làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.
Ngồi ra, khi tìm hiểu về doanh thu cần quan tâm tới các khái niệm sau:
- DT thuần: là số chênh lệch giữa DT BH và CCDV với các khoản giảm trừ

DT (CKTM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại).
- CKTM: Là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với
khối lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu
thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
- Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do
người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
- Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt
động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
1.1.1.2. Phân loại doanh thu
Trong quá trình SXKD của đơn vị, có rất nhiều các khoản DT, thu nhập phát
sinh trong kỳ. Trên cơ sở các thông tin về DT của DN, DN sẽ xác định đúng KQKD
của từng loại hình SX, từng loại sản phẩm..
Để quản lý tốt các khoản DT, các DN có thể tiến hành PL doanh thu theo các cách sau:
* Phân loại doanh thu theo mối quan hệ với hệ thống tổ chức kinh doanh
Phân loại theo tiêu thức này DT bán hàng bao gồm hai loại: DT bán hàng nội
bộ và DT bán hàng ra ngoài.


12
Doanh thu bán hàng nội bộ: Là DT của khối lượng bán hàng trong nội bộ hệ
thống tổ chức của DN như tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong tổng
cơng ty...
Doanh thu bán hàng ra ngồi: Là tồn bộ DT của khối lượng sản phẩm, hàng
hóa DN đã bán ra cho khách hàng ngoài phạm vi DN.
Nếu DN lựa chọn phân loại DT theo tiêu thức này sẽ xác định được chính xác
kết quả HĐKD của DN, cung cấp thơng tin chính xác cho cơng tác lập BCTC hợp
nhất mang tính tập đồn, tồn ngành...từ đó ra những quyết định chính xác trong

việc lựa chọn các phương án kinh doanh.
* Phân loại doanh thu theo khu vực địa lý
Theo tiêu thức này DT của DN được chia làm 2 loại:
DT nội địa: Là các khoản thu được từ BH&CCDV vụ trong nước.
DT quốc tế: Là các khoản thu từ BH&CCDV vụ phát sinh tại nước ngoài.
Việc phân loại theo tiêu thức này giúp nhà quản trị xác định được mức độ hoạt
động theo khu vực địa lý, là căn cứ để đánh giá mức sinh lợi cũng như rủi ro trong
kinh doanh của từng khu vực, trên cơ sở đó các nhà quản trị có những giải pháp và
những phương án kinh doanh hợp lý. Phân loại theo tiêu thức này cũng sẽ cung cấp
được số liệu phục vụ cho việc lập BCTC bộ phận của từng DN.
* Phân loại doanh thu theo tình hình kinh doanh
Theo tiêu thức này doanh thu của DN được phân loại như sau:
Doanh thu bán hàng hóa: Là tồn bộ doanh thu của khối lượng hàng hóa đã
bán được trong kỳ.
Doanh thu bán thành phẩm: Là DT của toàn bộ khối lượng sản phẩm, thành
phẩm đã bán trong kỳ, hay đã được xác định tiêu thụ trong kỳ.
Doanh thu cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ DT của khối lượng dịch vụ đã hoàn
thành, đã cung cấp cho khách hàng và đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp
nhận thanh toán.


13
Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Là toàn bộ các khoản DT từ trợ cấp, trợ giá của
nhà nước khi DN thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
theo yêu cầu của nhà nước.
Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Là toàn bộ các khoản DT cho thuê
bất động sản đầu tư và DT bán, thanh lý bất động sản đầu tư .
Cách phân loại này giúp cho DN xác định DT của từng loại hình hoạt động
của DN. Trên cơ sở đó xác định tỷ trọng DT của từng loại hoạt động, đâu là hoạt
động mũi nhọn, từ đó có phương án kinh doanh hợp lý.

* Phân loại doanh thu theo mối quan hệ với điểm hòa vốn
Theo cách phân loại này, DT được chia làm 2 loại:
Doanh thu hòa vốn: Là DT mà tại đó mà lợi nhuận của các sản phẩm dịch vụ
bằng khơng hay DT bằng chi phí.
Doanh thu an tồn: Là mức DT lớn hơn mức doanh hịa vốn hay nói cách
khác là mức DT mà DN có được khi bù đắp được các khoản chi phí [48].
Với cách phân loại này giúp DN xác định được điểm hịa vốn hay điểm an
tồn cho từng phương án kinh doanh, trên cơ sở đó DN đưa ra lựa chọn chính xác
phương án kinh doanh tối ưu nhất cho DN của mình.
* Phân loại doanh thu theo phƣơng thức thanh toán tiền hàng
Theo tiêu thức này, DT được phân loại như sau:
Doanh thu bán hàng thu tiền ngay: Là toàn bộ các khoản DT của khối lượng
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ...đã bán trong kỳ và đã được khách hàng trả tiền ngay
khi phát sinh DT.
Doanh thu bán hàng chịu: Là toàn bộ các khoản DT của khối lượng sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ...đã bán trong kỳ, đã được ghi nhận DT. Tuy nhiên, khách hàng
còn nợ tiền hàng (khách hàng mua chịu).
Doanh thu bán hàng trả góp: Là tồn bộ các khoản DT của khối lượng sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ...đã bán trong kỳ, khách hàng đã thanh toán một phần tiền
hàng hoặc chưa thanh toán. Trong trường hợp này, người mua phải trả hết tiền hàng


×