Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nghiên cứu quy hoạch và đề xuất phương án cải tạo mạng điện trung áp huyện thanh trì hà nội giai đoạn 2010 2020 phù hợp với xu thế phát triển của khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT
***

PHẠM THÀNH NAM

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
CẢI TẠO MẠNG ĐIỆN TRUNG ÁP HUYỆN THANH TRÌ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 PHÙ HỢP XU THẾ
PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỤC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT
***

PHẠM THÀNH NAM

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
CẢI TẠO MẠNG ĐIỆN TRUNG ÁP HUYỆN THANH TRÌ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 PHÙ HỢP XU THẾ
PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỤC
Chun ngành: Điện khí hố mỏ
Mã số : 60.52.52

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Nguyễn Ngọc Vĩnh


HÀ NỘI - 2010


1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn cao học này là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân
tơi. Các tài liệu, số liệu được nêu trong luận văn là trung thực. Các luận điểm và kết quả
nghiên cứu chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2010
Tác giả luận văn

Phạm Thành Nam


2

MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

Trang bìa
Lời cam đoan

1


Mục lục

2

Danh mục các chữ viết tắt

5

Danh mục các bảng

6

Danh mục các hình vẽ và đồ thị

8

Mở đầu

9

Tính cấp thiết của đề tài

9

Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

9

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


10

Nội dụng nghiên cứu

10

Phương pháp nghiên cứu

10

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

10

Cấu trúc của luận văn

11

Chương 1
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ MẠNG ĐIỆN TRUNG ÁP
HUYỆN THANH TRÌ

12

1.1

Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì

12


1.1.1

Vị trí địa lý - diện tích tự nhiên

12

1.1.2

Đặc điểm hành chính - xã hội

12

1.1.3

Địa hình

13

1.1.4

Khí hậu - thủy văn

14

1.1.5

Tài nguyên - môi trường

15


1.1.6

Những tiềm năng, thế mạnh và hạn chế

16

1.2

Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì

17

1.2.1

17

1.2.2

Một số đánh giá chung
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2.3

Thực trạng phát triển các ngành

20

1.2.4


Các lĩnh vực văn hóa xã hội

25

1.2.5

Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

26

18


3

1.3

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì

26

1.3.1

Một số mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu

26

1.3.2

Định hướng phát triển các ngành kinh tế và phân vùng kinh tế


28

1.3.3

Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, q trình đơ
thị hóa nơng thơn

31

1.3.4

Thực hiện các mục tiêu văn hóa - xã hội - an ninh quốc phòng

33

1.4

Hiện trạng nguồn và mạng điện

36

1.4.1

Nguồn điện

36

1.4.2


Mạng lưới điện trung thế

38

1.4.3

Trạm biến áp tiêu thụ

42

1.4.4

Lưới điện hạ thế 0,4kV và công tơ

44

1.4.5

Sơ đồ hiện trạng mạng điện trung áp huyện Thanh Trì

45

Chương 2
DỰ BÁO PHỤ TẢI ĐIỆN

55

2.1

Cơ sở lý thuyết


55

2.1

Vai trị của cơng tác phụ tải điện

55

2.1.2

Các phương pháp dự báo phụ tải điện

56

2.1.3

Lựa chọn phương pháp dự báo và phân vùng phụ tải

58

2.2

Tính tốn chi tiết

59

2.2.1

Dự báo phụ tải điện theo phương pháp tính trực tiếp


59

2.2.2

Dự báo phụ tải điện theo phương pháp hệ số đàn hồi

66

2.2.3

Nhận xét đánh giá

69

2.3.

Phân vùng phụ tải

69

Chương 3
QUY HOẠCH VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO

71

MẠNG ĐIỆN TRUNG ÁP HUYỆN THANH TRÌ
3.1

Cân bằng nguồn cơng suất và phụ tải


71

3.1.1

Quy hoạch nguồn cấp điện cho huyện Thanh Trì giai đoạn 20102015

71

3.1.2

Cân bằng công suất nguồn và phụ tải

73

3.2

Quy hoạch, cải tạo mạng điện trung áp

74

3.2.1

Quan điểm quy hoạch

74

3.2.2

Quy hoạch chi tiết


75


4

3.2.3

Quy hoạch chi tiết lưới điện giai đoạn 2015- 2020

78

3.3

Đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới điện sau cải tạo

89

3.3.1

Giới thiệu về phần mềm PSS/ADEPT.

89

3.3.2

Đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới điện sau cải tạo bằng
phần mềm PSS/ADEPT 5.0

90


3.3

Tổng hợp khối lượng xây dựng và tổng vốn đầu tư

100

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

103

PHỤ LỤC

104


5

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASSH:

Ánh sáng sinh hoạt.

CS:

Công suất.


CN:

Công nghiệp.

CNH:

Công nghiệp hoá.

GTSX:

Giá trị sản xuất.

KT-XH:

Kinh tế - Xã hội.

KTTĐ:

Kinh tế trọng điểm.

KCN:

Khu công nghiệp.

QĐ-UBND:

Quyết định - Ủy Ban Nhân Dân.

QĐ-BCN:


Quyết định – Bộ Công Nghiệp.

TP:

Thương phẩm.

TM-DV:

Thương mại – Dịch vụ.

TDTT:

Thể dục thể thao.

TBXH:

Thương binh xã hội.

CN TTCN:

Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp.

NN

Nơng nghiệp

QL

Quốc lộ


HĐH:

Hiện đại hố.

TG:

Trung gian.

TBA:

Trạm biến áp.

T.P:

Thành phố.

TT:

Thị trấn.

TD:

Tiêu dùng.

TD-DC:

Tiêu dùng dân cư.

THCS:


Trung học cơ sở.

THPT:

Trung học phổ thông.

XD:

Xây dưng.


6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

1.1

Hiện trạng diện tích và dân số các xã đến 12/2009

12

1.2

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Trì qua các năm


18

1.3

Các chỉ tiêu KT - XH chủ yếu huyện Thanh Trì các giai đoạn

19

1.4

Cơ cấu SX ngành nông nghiệp qua các năm

22

1.5

Giá trị sx của công nghiệp trên địa bàn

23

1.6

Tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế huyện Thanh Trì

24

1.7

Một số chỉ tiêu chính của ngành tới năm 2020


28

1.8

Một số chỉ tiêu KT - XH chủ yếu của huyện Thanh Trì tới 2020

34

1.9

Một số dự án, cơng trình trọng điểm giai đoạn 2010 - 2020

35

1.10

Các thông số kĩ thuật của các trạm ngun 110kV

38

1.11

Thống kê chiều dài, mà hiệu dây, công suất các lộ đờng dây

39

1.12

Tổn hao điện áp lớn nhất trên các lộ đờng dây


41

1.13

Tng tn tht cụng sut cỏc l đường dây của huyện Thanh Trì

42

1.14

Tổng hợp khối lượng các đường dây 0,4kV huyện Thanh Trì

44

1.15

Tổng hợp khối lượng các loại cơng tơ hiện có huyện Thanh Trì

44

2.1

Tổng hợp khối lượng các loại cơng tơ hiện có huyện Thanh Trì

61

2.2

§iƯn năng tiêu thụ cho công nghiệp khác và xây dựng của huyn Thanh

Trỡ trong 3 năm gần nhất

62

2.3

Nhu cầu điện năng của phụ tải công nghiệp khác và xây dng

62

2.4

Cụng suất yêu cầu cho lĩnh vực phụ tải công nghiệp v xõy dng

63

2.5

Nhu cầu điện năng của phụ tải thơng mại và dịch vụ

63

2.6

Định mức tiêu thụ điện năng cho tiêu dùng dân c

64

2.7


Nhu cầu điện cho tiêu dùng dân c và quản lý

64

2.8

Nhu cu in cho nụng - lõm - ngư nghiệp

65

2.9

Nhu cầu điện năng yêu cầu cho các hoạt động khác

65

2.10

Tổng hợp nhu cầu điện năng huyện Thanh Trì

66

2.11

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu của huyện Thanh Trì

67

2.12


Hệ số tăng trưởng điện năng đến năm 2020
Kết quả dự báo phụ tải điện năng đến năm 2020 theo phương pháp gián

67

2.13

68


7

tiếp
2.14

Phân vùng phụ tải huyện Thanh Trì đến năm 2020

70

3.1

Nhu cầu công suất của huyn Thanh Trỡ đến năm 2020

73

3.2

Cân bằng công suất nguồn và tải đến năm 2020

73


3.3

Danh sỏch trạm biến áp sau cải tạo

79

3.4

Tổn thất điện áp các lộ đường dây sau cải tạo

90

3.5

Tổn thất điện áp các l ng dõy trong ch s c

100

3.6

Khối lợng xây dựng mi và tổng vốn đầu t.

101


8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình vẽ,

đồ thị
1.1

Tên hình vẽ, đồ thị

Trang

Sơ đồ nguyên lý lộ 575 E5, lộ 371 E10, lộ 372 E10 hiện trạng

46

1.2

Sơ đồ nguyên lý lộ 670 E10, lộ 671 E10 hiện trạng

47

1.3

Sơ đồ nguyên lý lộ 672 E10, lộ 674 E10, lộ 675 E10 hiện trạng

48

1.4

Sơ đồ nguyên lý lộ 676 E10 hiện trạng

49

1.5


Sơ đồ nguyên lý lộ 678 E10 hiện trạng

50

1.6

Sơ đồ nguyên lý lộ 679 E10 hiện trạng

51

1.7

Sơ đồ nguyên lý lộ 677 E10, lộ 680 E10, lộ 681 E10 hiện trạng

52

1.8

Điện áp các lộ 6 kV thấp nhất tại điểm 679/25/2 ( BA Xuân Lê)

63

1.9

Điện áp các lộ 35 kV thấp nhất tại trạm biến áp Rau Sạch Duyên Hà

64

2.1


69

3.1

Đồ thị so sánh dự báo nhu cầu điện theo 2 phương pháp
Sơ đồ nguyên lý lộ 372 sau cải tạo

3.2

Sơ đồ nguyên lý lộ 575, 371, 471 sau cải tạo

92

3.3

Sơ đồ nguyên lý lộ 470 sau cải tạo

93

3.4

Sơ đồ nguyên lý lộ 472 sau cải tạo

94

3.5

Sơ đồ nguyên lý lộ 474, 475, 477, 480 sau cải tạo


95

3.6

Sơ đồ nguyên lý lộ 476 sau cải tạo

96

3.7

Sơ đồ nguyên lý lộ 478 sau cải tạo

97

3.8

Sơ đồ nguyên lý lộ 478 sau cải tạo
Sơ đồ nguyên lý lộ 480 sau cải tạo

98

3.9

91

99


9


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
huyện Thanh Trì - Hà Nội, thì mạng điện trung áp có ý nghĩa rất quan trọng. Cùng
với sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực an ninh, quốc phịng, sản xuất cơng
nơng nghiệp, dịch vụ, du lịch thì nhu cầu tiêu thụ điện năng hàng năm ở huyện Thanh
Trì đã tăng nhanh rõ rệt.
Hiện nay, các trạm biến áp huyện Thanh Trì đang sử dụng cấp điện áp 35kV,
22kV và 6kV. Tuy nhiên theo tổng sơ đồ phát triển của lưới điện quốc gia, mạng trung
áp của tất cả các tỉnh, huyện, thành thị trong cả nước đều phải thiết kế quy về cấp điện
áp 22kV có trung tính nối đất. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá sự phát triển của phụ
tải, quy hoạch cải tạo mạng điện trung áp hợp lý phù hợp với xu thế phát triển của
huyện Thanh Trì đang là vấn đề cấp thiết, cần triển khai thực hiện trong giai đoạn này.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Đề xuất mơ hình quy hoạch và cải tạo mạng điện trung áp 22kV phù hợp với
đặc điểm phát triển phụ tải điện công nghiệp và phụ tải dân dụng của huyện Thanh Trì
trong giai đoạn 2010-2015 có dự báo tới sự phát triển của nguồn điện 110kV trong
tương lai.
Để thực hiện được mục đích của đề tài, các nhiệm vụ cần phải giải quyết là:
- Đánh giá hiện trạng sử dụng điện năng cũng như hiện trạng mạng điện trung
áp huyện Thanh Trì.
- Nghiên cứu, đề xuất các phương pháp dự báo phụ tải điện, trên cơ sở đó đề
xuất ra các phương án quy hoạch mạng điện phù hợp xu thế phát triển thành phố.
- Tính tốn lựa chọn phương án quy hoạch và cải tạo mạng điện trung áp phù
hợp.
- Tính tốn và kiểm tra các thơng số của mạng, chứng thực tính ưu việt và đảm
bảo chất lượng điện năng của mạng điện sau khi cải tạo.


10


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mạng điện trung áp, phụ tải điện công
nghiệp và phụ tải điện dân dụng… huyện Thanh Trì.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình tiêu thụ điện năng của mạng điện
trung áp 6kV, 22kV, 35kV huyện Thanh Trì - Hà Nội.
4. Nội dụng nghiên cứu
- Nghiên cứu các phương pháp quy hoạch, các phương pháp dự báo phụ tải điện,
mơ hình mạng điện chuẩn đã áp dụng trong khu vực.
- Nghiên cứu hiện trạng tiêu thụ điện năng, sự phát triển của phụ tải điện trung
áp huyện Thanh Trì trong thời gian tới.
- Nghiên cứu tính tốn cải tạo mạng điện trung áp huyện Thanh Trì.
- Xây dựng mơ hình lưới điện trung áp 22kV, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng
điện năng của mạng điện trung áp huyện Thanh Trì.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài tác giả sử dụng các phương pháp sau đây:
- Dự báo phụ tải điện trong giai đoạn hiện nay đến khoảng năm 2020 của huyện
Thanh Trì.
- Nghiên cứu l ý thuyết tổng quát về quy hoạch và phát triển hệ thống điện nói
chung và mạng điện trung áp nói riêng.
- Sử dụng phương pháp mơ hình để phân tích tính đúng đắn của mạng điện sau
khi quy hoạch, đánh giá chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện của mạng
điện trung áp huyện Thanh Trì sau khi quy hoạch và cải tạo.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đánh giá tình hình tiêu thụ điện năng của mạng điện trung áp, lựa chọn và dự
báo phụ tải điện cũng như nhu cầu tiêu thụ cơng suất thích hợp với mạng điện trung áp
huyện Thanh Trì. Lựa chọn và đưa ra mơ hình mạng điện phù hợp với sự phát triển
trung hạn bao gồm cả mạng điện 110kV và 220kV, mạng điện trung áp 22kV do Công



11

ty điện lực Hà Nội quản lý. Đề suất và kiến nghị các giải pháp xây dựng cấu trúc mạng
trung áp bền vững, đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng cung cấp điện cho cả hệ thống bao
gồm: nguồn, đường dây truyền tải, sự phát triển của phụ tải. Do vậy, đề tài mang tính
khoa học và thực tiễn.
7. Cấu trúc của luận văn
- Mở đầu: Đề cập đến các vấn đề liên quan đến đề tài.
- Nội dung đề tài:
Chương 1: Đánh giá tổng quan về mạng điện trung áp huyện Thanh Trì.
Chương 2: Dự báo phụ tải điện..
Chương 3: Quy hoạch, đề xuất phương án cải tạo mạng điện trung áp huyện
Thanh Trì.
- Kết luận và kiến nghị: Nêu những kết luận chung, những kiến nghị.
Luận văn được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Ngọc
Vĩnh người đã chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp và giành cho tác giả một tình cảm sâu sắc,
sự giúp đỡ tận tình, q báu để nghiên cứu hồn thành luận văn ở Bộ mơn Điện Khí hóa
xí nghiệp Mỏ và Dầu khí trường Đại học Mỏ - Địa chất.


12

CHƯƠNG 1
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ MẠNG ĐIỆN TRUNG ÁP
HUYỆN THANH TRÌ
1.1 Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì
1.1.1 Vị trí địa lý - diện tích tự nhiên
Thanh Trì là huyện ngoại thành, cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Nội, có vị trí
địa lý: Phía Bắc giáp quận Hồng Mai; Phía Nam giáp huyện Thường Tín và huyện
Thanh Oai tỉnh Hà Tây; Phía Tây giáp quận Thanh Xn và quận Hà Đơng ; Phía Đơng

giáp sơng Hồng.
Huyện nằm trên trục đường 1A, 1B và tuyến đường sắt Bắc Nam với ga Văn
Điển. Với vị trí địa lý đó Thanh Trì có thuận lợi cơ bản về giao thông đường sắt, đường
bộ, đường thủy và với khu vực nội thành cũng như các vùng thuộc lưu vực sông Hồng...
Sau khi tách một phần về quận Hồng Mai (9 xã), diện tích đất cịn lại của Thanh
Trì là: 6.326 ha, trong đó:
Đất nơng nghiệp

: chiếm 56,39 %

Đất phi nông nghiệp : chiếm 43,11 %
Đất chưa sử dụng

: chiếm 0,50 %

1.1.2 Đặc điểm hành chính - xã hội
Về hành chính huyện có 15 xã và 1 thị trấn (thị trấn Văn Điển). Dân số trung bình
năm 2009 là 165.000 người, mật độ dân số trung bình là 2.646 người/km2 (mật độ cao
nhất ở thị trấn 14.056 người/km2, thấp nhất ở xã Yên Mỹ 1.338 người/km2).
Bảng 1.1. Hiện trạng diện tích và dân số các xã đến 12/2009
TT

Tên xã, thị trấn

Diện tích
(ha)

Dân số (người)

Mật độ

(ng/km2)

1

Thị trấn

89,88

12.633

14.059

2

Xã Ngũ Hiệp

321,29

10.842

3.375


13

3

Xã Đông Mỹ

273,68


6.444

2.355

4

Xã Yên Mỹ

361,53

4.839

1.338

5

Xã Duyên Hà

265,03

4.651

1.755

6

Xã Vạn Phúc

547,45


9.576

1.749

7

Xã Tứ Hiệp

465,93

10.336

3.148

8

Xã Thanh Liệt

344,27

10.836

3.148

9

Xã Tam Hiệp

318,38


10.372

3.258

10

Xã Tân Triều

297,93

17.798

5.974

11

Xã Vĩnh Quỳnh

650,59

18.061

2.776

12

Xã Liên Ninh

408,75


10.600

2.593

13

Xã Ngọc Hồi

374,97

8.374

2.233

14

Xã Đại Áng

504,74

8.740

1.678

15

Xã Hữu Hòa

293,00


7.722

2.636

16

Xã Tả Thanh Oai

809,20

15.816

1.955

6.326,59

167.370

2.646

Tổng cộng
1.1.3 Địa hình

Thanh Trì là vùng đất trũng ven đê ở phía Nam thành phố Hà Nội với độ cao
trung bình 4,5m đến 5,5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ
Đơng sang Tây, có thể phân chia thành hai vùng tự nhiên là vùng bãi ven đê và vùng
nội đồng:
- Vùng bãi đê sông Hồng diện tích: 1.174ha, bao gồm diện tích chủ yếu của 3 xã
Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc. Đây là vùng đất phù sa bồi tụ thường xuyên nên có

độ cao trung bình thường cao hơn vùng đất trong đê của huyện (độ cao trung bình của
các khu đất dân cư là 8 - 9,5m, các vùng bãi canh tác có độ cao từ 7 - 7,5m). Giữa vùng


14

bãi và đê có nhiều hồ đầm trũng chạy ven chân đê là nơi giữ nước khi sông cạn. Đất
đai vùng bãi thường bị ngập nước 4 tháng vào mùa mưa lũ. Đây là vùng rất thích hợp
cho việc phát triển các loại rau màu thực phẩm nhất là các loại rau sạch.
- Vùng trong đê chiếm đại bộ phận diện tích của huyện bao gồm 12 xã và 1 thị
trấn với tổng diện tích khoảng 5.118ha. Tồn vùng bị chia cắt bởi các trục đường quốc
lộ (1A, 1B, đường 70A) và các sông tiêu nước thải của thành phố (sơng Tơ Lịch, sơng
Nhuệ, sơng Om, sơng Hịa Bình) nên hình thành những tiểu vùng nhỏ có nhiều hồ đầm,
ruộng trũng. Địa hình như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy
sản và các hoạt động sản xuất trên ruộng nước, tuy nhiên cũng gây khó khăn do tình
trạng ngập úng và nền đất có tính cơ học yếu.
1.1.4 Khí hậu - thủy văn
Thanh Trì mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của vùng đồng bằng châu
thổ sơng Hồng.
Nhiệt độ trung bình năm là 23oC, nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8, lạnh nhất từ
tháng 11 đến tháng 2.
Độ ẩm khơng khí trung bình 85%, vào tháng 2 - 3 độ ẩm lên tới 89%.
Lượng mưa trung bình năm từ 1700 - 2000mm, mưa tập trung nhiều nhất vào
tháng 7 và 8, số ngày mưa trung bình năm là 143 ngày.
Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1640 giờ với 220 ngày có nắng.
Chế độ thủy văn của Thanh Trì chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ thủy văn sông
Nhuệ, sông Hồng và nguồn nước từ thành phố. Vào mùa mưa, toàn bộ vùng ngồi đê
sơng Hồng bị ngập úng. Tồn bộ phần diện tích trong đê đều thấp hơn cốt đất ngồi đê
và mực nước sơng. Thêm vào đó, tồn bộ nước thải của thành phố đều tiêu qua các
sông trên địa bàn Thanh Trì. Khả năng tiêu nước từ nội thành qua sông Nhuệ chỉ đạt tối

đa 30m3/s. Do vậy vào mùa mưa các nguồn nước dồn về không tiêu kịp sang sơng
Nhuệ làm cho Thanh Trì thường bị ngập úng. Sau khi xây dựng hồ điều hòa và trạm


15

bơm nước Yên Sở, tình trạng ngập úng vào mùa mưa về cơ bản đã từng bước được
khắc phục.
1.1.5 Tài nguyên - môi trường
- Cho đến nay trên địa bàn huyện chưa xác định được có loại tài ngun khống
sản gì q, ngoại trừ cát ven sơng Hồng. Dọc theo sơng Hồng thuộc địa phận xã Vạn
Phúc có các bãi cát tự nhiên bồi tụ hàng năm có thể khai thác hàng vạn mét khối phục
vụ xây dựng trong huyện và các khu vực lân cận.
- Thanh Trì là huyện vùng trũng với tổng diện tích đất tự nhiên là 6.326 ha. Trong
đó diện tích đất nơng nghiệp chiếm trên 56%, chủ yếu là diện tích chuyên trồng lúa,
diện tích các ao hồ đầm được đưa vào thả cá. Từ 2005 đến 2009 q trình đơ thị hóa đã
làm cho đất nông nghiệp giảm, chuyển sang đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.
- Đất chuyên dùng chiếm 20,21%, đất phục vụ cho sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp chỉ chiếm có 4,1%, tập trung ở vùng trung tâm huyện và khu vực mới đơ thị
hóa. Diện tích đất ở chiếm 13,27%, chủ yếu ở vùng nông thôn thuộc các làng xóm cũ.
Đất đơ thị chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, nhưng trong tương lai khi các khu đô thị
mới như khu đô thị mới Tứ Hiệp, Cầu Bươu, khu đấu giá quyền sử dụng đất Tân Triều,
Ngũ Hiệp... được hồn thành thì tỷ lệ đất đơ thị sẽ tăng lên đáng kể.
- Thanh Trì tuy chưa phải là vùng cơng nghiệp song có nhiều yếu tố tạo ra nguồn
ô nhiễm rất lớn đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Toàn bộ nguồn nước thải của
nội thành chảy qua các sông Tô Lịch, sông Om đổ dồn về huyện Thanh Trì qua hệ
thống hồ điều hịa, qua các cánh đồng ao hồ, ruộng trũng trước khi thốt ra sơng Hồng
và sơng Nhuệ. Trên địa bàn huyện cịn có khu Nghĩa trang Văn Điển và đài hóa thân
Hoàn Vũ, bãi rác thải Tam Hiệp, một số nhà máy hóa chất tập trung như nhà máy Pin,

Phân lân, Sơn tổng hợp... cũng là các nguồn gây ô nhiễm rất nghiêm trọng về mơi trường
khơng khí và mơi trường nước. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm do nguồn nước thải thành


16

phố cũng chỉ ảnh hưởng đến các khu vực có các sông tiêu nước chảy qua, phạm vi ảnh
hưởng môi trường của khu nghĩa trang Văn Điển được xác định trong bán kính tối đa 2
km. Việc xử lý tình trạng ơ nhiễm trên địa bàn Thanh Trì là một vấn đề lớn mang tính
tổng thể của tồn thành phố Hà Nội.
1.1.6 Những tiềm năng, thế mạnh và hạn chế
* Tiềm năng, thế mạnh:
- Nhìn chung, tiềm năng về đất đai của Thanh Trì cịn nhiều, lại nằm sát nội thành
nên có thể mở rộng các cơng trình xây dựng cho phát triển đô thị. Một thế mạnh nữa
của Thanh Trì là khả năng phát triển ni trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái và
dịch vụ.
- Ngành nghề và làng nghề truyền thống trong huyện như nghề mây tre đan của
Vạn Phúc, nghề chế biến miến, bún, bánh các loại của xã Hữu Hòa, dệt Tân Triều...
đang được phục hồi và phát triển.
- Huyện Thanh Trì là nơi có nhiều hồ đầm tự nhiên, nhiều di tích lịch sử văn hóa
được xếp hạng, nhiều chùa chiền có kiến trúc độc đáo và các xã đều có những lễ hội
truyền thống, cùng với sự phát triển của làng nghề do vậy huyện có nhiều tiềm năng
phát triển các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí...
- Hệ thống giao thơng của huyện khá phát triển với đủ loại hình giao thông:
đường sắt, đường bộ, đường thủy, nên rất thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh trong
cả nước, là cửa ngõ nhận các luồng hàng hóa từ các tỉnh phía Nam vận chuyển ra trước
khi vào Hà Nội và đi các tỉnh phía Bắc, xuất khẩu sang Trung Quốc và qua cảng Hải
Phòng.
- Tiềm năng thị trường của Thanh Trì rất lớn vì huyện nằm sát thành phố Hà Nội
và là điểm giao lưu ở cửa ngõ phía Nam thành phố.

- Nguồn lao động của huyện dồi dào với độ tuổi trẻ, rất thuận lợi cho việc đào tạo
nguồn nhân lực cho các ngành nghề mới.
* Hạn chế:


17

Bên cạnh những thuận lợi trên Thanh Trì cũng cịn một số khó khăn, hạn chế làm
cản trở sự phát triển đó là:
- Huyện nằm ở vùng trũng nên thường xuyên bị ngập úng trong mùa mưa bão.
- Là vùng chịu ảnh hưởng ô nhiễm của nguồn nước thải thành phố, nghĩa trang
Văn Điển, và một số nhà máy hóa chất... nên hạn chế khả năng sản xuất nông sản sạch
cung cấp cho khu vực nội thành Hà Nội.
- Nằm trong vùng đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ làm cho đất lao động bình
qn giảm đi nhanh chóng. Năm 2005 bình qn diện tích đất nơng nghiệp trên một lao
động là 1047m2, thì tới 2009 giảm xuống chỉ cịn 880m2.
- Mặc dù huyện có nguồn lao động dồi dào, nhưng trình độ chun mơn của
người lao động cịn thấp, phần lớn chưa qua đào tạo hoặc mới chỉ được đào tạo ngắn
hạn. Đây là một trở ngại lớn cho Thanh Trì trong thời gian tới khi quá trình đơ thị hóa,
cơng nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ.
1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì
1.2.1 Một số đánh giá chung
Giai đoạn 2005 - 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện đạt 5,26%, trong đó
ngành dịch vụ đạt 6,84% - cơng nghiệp đạt 5,39% - xây dựng đạt 3,88% và nông
nghiệp đạt 2,56% năm.
Đối với thành phần kinh tế do huyện quản lí thời kỳ 2005 - 2009 tăng trưởng bình
quân đạt 14,0%, cao gần gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung trên tồn địa
bàn. Tính riêng theo ngành cho thấy: Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng
trưởng nhanh nhất với tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 20,6%. Dịch vụ cũng tăng
trưởng khá cao đạt 18,5%. Nơng nghiệp tăng trưởng bình qn đạt 2,45%.

So với mục tiêu đặt ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội giai đoạn
2005 - 2009 (tăng trưởng kinh tế trên toàn địa bàn đạt 10,5%) thì tốc độ tăng trưởng
thực tế trong 5 năm qua chưa đạt được mục tiêu đặt ra. Điều này có nguyên nhân là do


18

sự chia tách một phần khu vực tập trung phát triển nhất các hoạt động kinh tế xã hội,
đặc biệt là các khu vực được nhà nước tập trung đầu tư trong những năm vừa qua.
1.2.2 Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, nhìn chung cơ cấu kinh tế huyện Thanh Trì có sự
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Ngành công nghiệp - xây dựng luôn giữ vai trị
chủ đạo trong cơ cấu kinh tế chung của tồn huyện. Một đặc điểm đáng lưu ý là thành
phần kinh tế do huyện quản lí đã có sự thay đổi căn bản từ cơ cấu nơng nghiệp chiếm
tỷ trọng chính trước năm 2005 đã chuyển sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng
chiếm tỷ trọng lớn từ năm 2006.
Bảng 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Trì qua các năm
STT

Ngành

Tỷ trọng (%)
2005

2006

2007

2008


2009

I

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn

100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

1

Công nghiệp - xây dựng

88,90

88,80

88,50

87,10

87,20

2

Thương mại - dịch vụ

4,40

4,50


4,70

6,10

6,20

3

Nông lâm - thủy sản

6,70

6,70

6,80

6,80

6,60

II

Cơ cấu kinh tế huyện quản lý

100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

1

Công nghiệp - xây dựng


45,70

49,80

53,80

56,40

58,10

2

Thương mại - dịch vụ

15,50

15,60

15,90

17,00

17,50

3

Nông lâm - thủy sản

38,80


34,70

30,30

26,70

24,40

So với các mục tiêu đặt ra trong quy hoạch, kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong 5 năm qua đã vượt qua các mốc đề ra, xu hướng đang dần chuyển dịch từ cơ cấu
kinh tế: công nghiệp - xây dựng, nông - thủy sản, thương mại - dịch vụ sang cơ cấu
kinh tế: công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, nông - thủy sản.


19

Bảng 1.3. Các chỉ tiêu KT - XH chủ yếu huyện Thanh Trì các giai đoạn
STT

Chỉ tiêu

I

Các chỉ tiêu kinh tế

1

GTSX huyện quản lý

2


Đơn vị

triệu
đồng

2005

2008

2009

314.263

557.243

617.600

- Nông lâm ngư nghiệp

-

139.010

168.236

163.046

- Thương mại dịch vụ


-

42.260

90.047

104.992

- Cơng nghiệp - TTCN

-

132.993

298.960

349.562

262.172

444.882

505.160

GTSX huyện quản lí

triệu
đồng

- Nông lâm ngư nghiệp


-

109.342

120.273

123.280

- Thương mại dịch vụ

-

37.798

75.782

88.280

- Công nghiệp - TTCN

-

115.032

248.827

293.600

3


Thu nhập bình quân/người

106đ

2,4

-

6.0

4

Tăng trưởng GTSX so năm trước

%

-

12,30

13,50

- Nông lâm ngư nghiệp

%

-

2,00


2,50

- Thương mại dịch vụ

%

-

14,00

16,50

- Công nghiệp - TTCN

%

-

17,70

18,00

5

Tổng thu ngân sách trên địa bàn

106đ

18751


31.776

38.000

6

Sản lượng lương thực có hạt

tấn

-

18.315

17.980

7

Sản lượng cá

tấn

1.250

2.474,4

2.721,8

8


Đàn lợn

con

27.048

29.821

26.000

9

Đàn trâu

con

494

200

200


20

STT

Chỉ tiêu


Đơn vị

2005

2008

2009

10

Đàn bò

con

1.043

1.159

1.200

11

Tỷ lệ hộ nghèo

%

3,4

0,83


0,5

12

Tỷ lệ hộ giàu

%

24

29

29,5

II

Các chỉ tiêu xã hội

1

Diện tích

ha

2

Dân số trung bình

103 người


142

161

165

3

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

1,22

1,27

1,26

4

Số người trong độ tuổi lao động

người

81.021

86.161

87.500


5

Số giường bệnh/vạn dân

giường

100

100

100

6

Tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch

%

80

99,8

100,0

7

Tỷ lệ xã/thị trấn có điện lưới QG

%


100,0

100,0

100,0

8

Tỷ lệ số xã có trạm y tế

%

100,0

100,0

100,0

9

Tổng số trường học

trường

51

50

51


10

Số cụm văn hóa

cụm

-

24,0

29,0

11

Số máy điện thoại/ 1000 dân

máy

6.326,59 6.326,59 6.326,59

34,78

1.2.3 Thực trạng phát triển các ngành
1.2.3.1 Nông nghiệp
Trong 5 năm qua ngành nơng nghiệp của huyện có mức tăng trưởng bình qn
2,45%. Sản xuất nông nghiệp đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật, nâng cao
hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất canh tác, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng vật ni.
Huyện đã hình thành các vùng ni trồng thủy sản tập trung như: Đông Mỹ, Vĩnh
Quỳnh, Đại Áng, Tả Thanh Oai... Mơ hình trồng rau an tồn ở các xã vùng bãi. Tỷ
trọng trồng trọt đã giảm từ 55% năm 2006 xuống còn 50,7% năm 2009, tỷ trọng chăn



21

nuôi - thủy sản tăng từ 45% năm 2006 lên 49,3% năm 2009. Giá trị sản xuất trên một
ha đất nông nghiệp năm 2006 đạt 41,2 triệu đồng, năm 2009 đạt 55 triệu đồng. Trong 5
năm qua chuyển đổi diện tích cấy 2 vụ lúa bấp bênh sang ni trồng thủy sản được
255ha (đạt 102% kế hoạch), tăng hiệu quả kinh tế so với trồng lúa từ 1,96 đến 2,6 lần.
Giá trị ngành thủy sản tăng khá nhanh. Bình quân 2005 - 2009 GTSX ngành thủy
sản tăng 19,7% năm trong khi đó trồng trọt chỉ tăng 2,2% năm, chăn ni tăng 0,5%
năm.
Nền nơng nghiệp của Thanh Trì đang có những biến đổi nhanh chóng do chịu ảnh
hưởng của q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa, diện tích nơng nghiệp giảm rõ rệt.
Mặc dù GTSX nông nghiệp trong thời gian qua vẫn tăng nhưng tỷ trọng so với tổng
GTSX trên tồn địa bàn huyện thì lại có xu hướng giảm do tốc độ phát triển các ngành
phi nông nghiệp do huyện quản lí tăng rất nhanh.
Tình hình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở các xã của huyện Thanh Trì:
- Các xã thuộc vùng bãi như Yên Duyên, Duyên Hà, Vạn Phúc chuyển sang trồng
rau sạch, rau an toàn, chăn ni bị thịt, lợn siêu nạc, lợn nái, gia cầm.
- Các xã vùng ven đô như Thanh Liệt, Tân Triều, Tứ Hiệp, Tam Hiệp, thị trấn
Văn Điển... thực hiện chuyển đổi lúa - rau hoặc lúa - cá. Hiệu quả của việc nuôi trồng
thủy sản gấp 3 - 3,5 lần trồng lúa.
- Xã Tân Triều đã thực hiện chuyển sang mơ hình lúa - rau. Năm 2006 có 18 ha
rau muống, cải xoong, đến năm 2009 đã có 33ha tăng 15 ha và chuyển 4 ha sang nuôi
cá.
- Xã Tứ Hiệp thực hiện sự chuyển diện tích 2 vụ lúa bấp bênh sang lúa - cá hoặc
lúa - rau làm cho hiệu quả sản xuất tăng lên.
- Xã Vĩnh Quỳnh chuyển đổi được 5,5ha.
- Các xã còn lại tùy theo điều kiện cụ thể của mình đều có sự chuyển đổi cơ cấu
nơng nghiệp theo hướng nói trên.



22

Bảng 1. 4: Cơ cấu SX ngành nông nghiệp qua các năm (đơn vị tính: %)
Các chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

Trồng trọt

56

55

54

53

48

Chăn ni


33

33

30

30

30

Thủy sản

11

12

16

17

20

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nơng nghiệp Thanh Trì vẫn
cịn những tồn tại cần khắc phục như: Chưa tận dụng hết tiềm năng và điều kiện địa lí
tự nhiên, hệ thống thủy lợi chưa phát triển tương xứng, còn thiếu tổ chức trong tiêu thụ
sản phẩm, các khâu chế biến, bảo quản chưa được chú ý đúng mức, việc chuyển đổi
mơ hình nơng nghiệp diễn ra cịn chậm, hệ thống nước tưới bị ơ nhiễm nặng...
1.2.3.2 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng do Trung ương và thành phố quản lí trên

địa bàn huyện Thanh Trì trong 5 năm qua nhìn chung tăng giảm khơng đáng kể, nhưng
phần do huyện quản lí phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng với tốc độ tăng
trưởng giai đoạn 2006 - 2009 đạt 20,6% (tăng 5,1% so với kế hoạch).
Số lượng các hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh hàng năm đều tăng.
Năm 2005 có 33 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì đến năm 2009 tăng lên 75
doanh nghiệp. Số hộ sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp năm 2009 có 930 hộ. Số doanh
nghiệp hoạt động xây dựng cơ bản năm 2005 có 6 doanh nghiệp đến năm 2009 tăng lên
13 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhà nước và các thành phần kinh tế trên địa bàn
đã chủ động đầu tư đổi mới cơng nghệ, máy móc thiết bị, mở rộng quy mơ, nâng cao
năng lực sản xuất, tạo sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường và từng bước hội
nhập kinh tế khu vực. Một số điển hình như cơng ty Thép Hàn - Việt nộp ngân sách 12
tỷ đồng, Cụm công nghiệp Vĩnh Tuy thu hút 18 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Hiện đang triển khai dự án khu công nghiệp Ngọc Hồi đã thu hút được 33 doanh


23

nghiệp, dự án làng nghề Tân Triều (10,5ha), chuẩn bị dự án làng nghề Hữu Hòa, Vạn
Phúc.
Trên địa bàn huyện Thanh Trì có các khu cơng nghiệp do Trung ương và thành
phố quản lý như sau:
Khu công nghiệp Văn Điển - Pháp Vân có quy mơ diện tích 40ha gồm các lĩnh
vực: Cơ khí, hóa chất, phân bón, vật liệu xây dựng, sành sứ thủy tinh, chế biến lâm sản.
Trong đó hai lĩnh vực chiếm vị trí chủ chốt là: hóa chất phân bón và cơng nghiệp cơ
khí.
- Khu cơng nghiệp Cầu Bươu có quy mơ diện tích 12,5ha tập trung vào 4 ngành
sản xuất là: Sản xuất bao bì, hóa chất, cơ khí và chế biến lâm sản.
Hai khu cơng nghiệp nói trên được xây dựng từ lâu nên thiết bị máy móc đã cũ và
lạc hậu, phần lớn công việc nặng và độc hại nhất là khu công nghiệp Văn Điển - Pháp
Vân. Huyện chủ yếu quản lí các cơ sở cơng nghiệp ngồi quốc doanh.

Ở Thanh Trì có nhiều làng nghề truyền thống khá lâu đời như: Dệt Triều Khúc,
mây tre đan Vạn Phúc, làm miến ở Hữu Hòa... phát triển khá mạnh và thu hút được
nhiều lao động.
Một số hạn chế còn tồn tại của ngành đó là: Tỷ trọng cơng nghiệp và xây dựng
phần do huyện quản lí cịn nhỏ, trang thiết bị và cơng nghệ lạc hậu nên sản phẩm có
sức cạnh tranh thấp, một số cơ sở cơng nghiệp có chất thải độc hại chưa được xử lí,
quy mơ các doanh nghiệp chưa lớn và năng lực tài chính cịn yếu...
Bảng 1.5. Giá trị sx của công nghiệp trên địa bàn (đơn vị tính: tỷ đồng)
Các chỉ tiêu

Tăng trưởng

2005

2006

2007

2008

2009

Tổng GTSX CN và XD

1176

1225

1236


1140

1451

5,4

- Huyện quản lí

133

169

211

149

281

20,6

1.043

1.056

1.025

891

1.171


2,9

- TW và thành phố quản lí

BQ năm %


×