Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tan man ve nghe day hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.49 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> </b>

<b>Nghề dạy học</b>



Tản văn Hoàng Minh Đức
Chúng tôi lớn lên khi đất nước đang mịt mù khói lửa chiến
tranh. Học sinh xóm Nam Minh Lệ làng tôi ở sát sông Son và sông
Nan (hai nhánh của con sông Gianh) nên là trọng điểm bắn phá của
máy bay địch. Tồn bộ học sinh xóm Nam phải ra sơ tán ngồi
xóm Bắc để học. Lớp học tổ chức trong nhà kho và các nhà dân.
Tơi nhớ năm đó lớp tơi phải học ban đêm dưới ngọn đèn dầu
có chụp "phịng khơng" ở nhà cơ giáo Hồng Thị Phương Thảo. Có
cơ bé Minh cùng lớp trong xóm Nam ra ở với chị gái đầu. Hai nhà
chung một bờ rào. Bãi học, tôi và một thằng bạn chạy về trước.
Chúng tôi buộc dây vào ngọn tre rồi kéo vít xuống qua đường, chờ
Minh đi qua là thả dây ra. Ngọn tre bật vút lên làm Minh ù chạy,
vỡ mất cái đèn Hoa Kì. Hơm sau Minh bế đứa cháu, con chị gái
đầu sang nhà tôi chơi. Minh bảo "Trên cây săng mả này có ma".
Đến ngày 20 tháng 11- Ngày Nhà giáo Việt Nam, Minh hẹn tôi hái
hoa lên tặng cô giáo. Chúng tôi hái hoa dâm bụt, hoa nàng nàng
(hoa ngũ sắc) đến nhà cô giáo Thảo. Cô hái ổi trong vườn cho
chúng tôi ăn. Thế mà đến ngày 20 tháng 11 năm sau Minh khơng
cịn nữa. Bạn vào thăm nhà bị trúng bom bi. Bạn bè trong lớp tôi
những năm sau cũng vơi dần đi vì bom đạn Mĩ. Bốn mươi sáu năm
trơi qua mà lịng tơi vẫn thấy day dứt ân hận vơ cùng. Nằm trong
lịng đất Minh vẫn không hề biết chúng tôi đã làm những "con ma"
nhát bạn. Cô Thảo ba năm sau cũng ra với chồng ngồi Hà Nội.
Chồng cơ là Tiến sĩ học ở nước ngồi về.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Lịng kiêu hãnh tự hào của một học sinh K8 trên đất Thanh Hóa về
"Quê hương Quảng Bình hai giỏi".


Cũng năm đó Trường sư phạm (7+3) Thanh Hóa về sơ tán ở


làng Phùng. Có một bạn học sinh K8 ra tắm ở ao do người ta đào
đất làm gạch bị sẩy chân ra xa. Thấy cậu bé đưa hai tay lên trời
chới với, ao lại không sâu lắm, (chưa tới 2 mét nước) nên cô giáo
sinh Lê Thị Sừ lội xuống để cứu. Cậu bé được cứu sống nhưng cơ
giáo sinh thì đi vào cõi vĩnh hằng. Cậu bé ấy nay cũng khơng cịn
nữa. Cậu đã hy sinh trên chiến trường nước bạn Căm Pu chia vì
nghĩa vụ quốc tế cao cả.


Tháng 7 năm 2011 vừa rồi, hai vợ chồng tơi cùng thầy giáo
Hồng Gió Lộng (người phụ trách học sinh K8) ra Thanh Hóa
thăm lại làng xưa. Làng đã đi kinh tế mới gần hết, số còn lại được
chuyển vào trong đê theo dự án giải tỏa vì dịng sơng sạt lở. Tơi đi
tìm lại cơ giáo ngày xưa chủ nhiệm tôi nhưng trong làng không ai
biết hết. Không biết cô người ở huyện nào hay đã chuyển đi đâu.
Cả làng chỉ còn lại một bãi bồi vàng hoe màu lơng của những đàn
bị đang gặm cỏ. Anh Lanh trong nhà dắt tôi đến cái ao cô Sừ chết
đuối. Hai vợ chồng tôi đã thắp một nén hương để tưởng niệm, tri
ân con người đã hi sinh cả tính mạng mình để cứu bạn tơi. Những
con người đã cưu mang chúng tôi một thời đi sơ tán.


Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay là năm cuối cùng tôi được
đứng trên bục giảng. Cịn một năm nữa là tơi sẽ về hưu. Các thầy
cơ giáo tơi ngày xưa cũng đã có nhiều người trở thành thiên cổ. Có
những đồng nghiệp trẻ nói với tôi rằng họ đã lỡ chọn nghề sư
phạm. Nghề sư phạm quá nghèo so với những ngành nghề khác
nhưng lại dễ bị bệnh phổi, bệnh xoang vì hít phải bụi phấn. Họ hỏi
tôi "Nếu được làm lại từ đầu thầy sẽ chọn nghề gì". Tơi khơng do
dự trả lời "Tôi vẫn cứ chọn nghề đi dạy học".


<i><b> </b></i><b> H- M- §</b>



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×