Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.96 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Câu 8: Phân tích quan điểm của triết học Mác-Lênin</b> mối quan hệ giữa vật
<b>chất và ý thức, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận.</b>
Khi bàn đến vấn đề này, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định:
<i><b>1. Vật chất có trước ý thức, sinh ra ý thức và quyết định ý thức:</b></i>
- Vật chất tồn tại khách quan và không phụ thuộc vào ý thức, còn ý thức là
thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất có tổ chức cao (bộ óc người).
- Vật chất là nguồn gốc, động lực và mục đích của ý thức.
- Trong đời sống xã hội thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
Khi khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, chủ nghĩa duy
vật biện chứng đồng thời cũng vạch rõ sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất.
<i><b>2. Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với vật chất.</b></i>
- Sự phản ánh của ý thức là sự phản ánh tích cực, chủ động và sáng tạo.
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn.
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai khuynh hướng:
+ Khi ý thức phản ánh đúng quy luật khách quan thì nó đóng vai trò thúc đẩy
sự vận động và phát triển của thế giới hiện thực khách quan. Trong trường hợp này ý
thức giúp cho con người xác định đúng đắn mục tiêu, phương hướng, biện pháp tổ
chức hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả.
+ Khi ý thức phản ánh không đúng quy luật khách quan thì lúc này nó sẽ làm
kìm hãm sự vận động và phát triển của những điều kiện vật chất nhất định.
Hiệu quả của sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất thuộc vào các điều
kiện sau:
+ Những điều kiện vật chất cần thiết cho ý thức đó thực hiện.
+ Mức độ xâm nhập của ý thức đó vào trong quần chúng nhân dân, mức độ
xâm nhập của ý thức càng lớn thì hiệu quả tác động của nó càng cao.
<i><b>3. Ý nghĩa phương pháp luận:</b></i>
- Nếu vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức; còn ý thức
là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan thì trong nhận thức và hành động,
con người phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo quy
luật khách quan, chống lại chủ nghĩa chủ quan duy ý chí.
- Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất thông qua hoạt
động thực tiễn. Do đó, cần phải phát huy tính tích cực của ý thức đối với vật chất
bằng cách nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận động chúng
vào trong hoạt động thực tiễn của con người. Sức mạnh ý thức của con người không
phải ở chỗ tách rời điều kiện vật chất mà là biết dựa vào đó, phản ánh đúng quy luật
khách quan để cải tạo thế giới khách quan.
- Chúng ta phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như thái độ tiêu cực,
thụ động.