Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý nước thải của làng nghề phong khê thành phố bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG HUY TUẤN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM VÀ
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA LÀNG NGHỀ PHONG KHÊ
THÀNH PHỐ BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên – 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG HUY TUẤN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM VÀ
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA LÀNG NGHỀ PHONG KHÊ
THÀNH PHỐ BẮC NINH
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 8 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dư Ngọc Thành

Thái Nguyên – 2020




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày ….. tháng ….. năm 2020
Người viết cam đoan

Đặng Huy Tuấn


ii

LỜI CẢM ƠN
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Trường Đại học
Nơng Lâm, Đại học Thái Nguyên, khoa Môi trường và dưới sự hướng dẫn của TS.
Dư Ngọc Thành đã cho phép, tạo điều kiện, hướng dẫn tơi thực hiện và hồn thành
bản luận văn này.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn chân thành đến TS. Dư Ngọc Thành đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và viết luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường, Bộ phận Sau Đại học,
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động
viên khuyến khích và giúp đỡ tơi trong q trình học tập cũng như hồn thành bản luận
văn này.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã quan tâm động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của q thầy cơ và các bạn
học viên để đề tài của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày …. tháng … năm 2020
Tác giả luận văn

Đặng Huy Tuấn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................. viii
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Ý nghĩa ....................................................................................................................3
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................6
1.3. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................7
1.3.1. Khái niệm về nước thải, nguồn thải ..................................................................7
1.3.2. Một số đặc điểm về nước thải và nguồn thải ....................................................7

1.3.3. Một số ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước và sức khỏe con người ......8
1.3.4. Một số phương pháp xử lý nước thải ................................................................8
1.4. Khái quát về làng nghề và môi trường làng nghề ................................................9
1.4.1. Trên thế giới ......................................................................................................9
1.4.2. Làng nghề ở Việt Nam ......................................................................................9
1.5. Quá trình hình thành của làng nghề ở Việt Nam ...............................................13
1.5.1. Sự phát triển đa dạng của các loại hình làng nghề ở Việt Nam ......................14
1.5.2. Đặc điểm môi trường làng nghề ......................................................................15
1.5.3. Đặc điểm các làng nghề tái chế phế liệu .........................................................16
1.5.4. Ơ nhiễm mơi trường tại các làng nghề tái chế phế liệu ..................................17
1.5.5. Thực trạng công tác quản lý môi trường ở làng nghề .....................................17
Chương 2 ...................................................................................................................21
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................21


iv

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................21
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................21
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................21
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................21
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................21
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................21
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...............................................................22
2.4.3. Phương pháp kế thừa.......................................................................................22
2.4.4. Phương pháp điều tra xã hội học .....................................................................22
2.4.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phịng thí nghiệm ..........................23
2.4.6. Phương pháp so sánh.......................................................................................25
2.4.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..........................................................25

CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................26
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC............................................................................................26
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Phong Khê ...................................26
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................26
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................28
3.2. Hiện trạng sản xuất giấy của làng nghề giấy Phong Khê, phường Phong Khê,
thành phố Bắc Ninh ...................................................................................................30
3.2.1. Khái quát về tình hình sản xuất giấy của làng nghề giấy Phong Khê, thành
phố Bắc Ninh.............................................................................................................30
3.2.2. Khái quát về công nghệ sản xuất của làng nghề giấy Phong Khê, thành phố
Bắc Ninh ....................................................................................................................32
3.2.3. Hiện trạng công tác thu gom nước thải của làng nghề giấy Phong Khê,
phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh .................................................................37
3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước của làng nghề giấy Phong Khê, phường
Phong Khê, thành phố Bắc Ninh ...............................................................................38
3.3.1. Hiện trạng môi trường nước mặt của làng nghề giấy Phong Khê...................39
3.3.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm của làng nghề giấy Phong Khê ................41
3.3.3. Hiện trạng môi trường nước thải của làng nghề giấy Phong Khê...................42


v

3.4. Thực trạng quản lý và xử lý nước thải của làng nghề giấy Phong Khê, phường
Phong Khê, thành phố Bắc Ninh ...............................................................................44
3.4.1. Thực trạng quản lý nước thải ..........................................................................44
3.4.2. Thực trạng xử lý nước thải ..............................................................................46
3.4.3. Công tác truyền thông môi trường ..................................................................54
3.5. Một số giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường của nước thải làng nghề
giấy Phong Khê, thành phố Bắc Ninh .......................................................................56
3.5.1. Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường ........56

3.5.2. Giải pháp về công nghệ sản xuất giấy của làng nghề .....................................56
3.5.3. Giải pháp về công nghệ xử lý nước thải của làng nghề giấy ..........................59
3.5.4. Giải pháp về cơng tác quản lý của các cấp chính quyền nhằm giảm thiểu ô
nhiễm làng nghề ........................................................................................................62
3.5.5. Giải pháp nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng ........................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................67
I. Kết Luận.................................................................................................................67
II. Kiến nghị ..............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................70
PHỤ LỤC .................................................................. Error! Bookmark not defined.
PHIẾU THAM VẤN VỀ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ..... Error! Bookmark not
defined.
PHIẾU THAM VẤN VỀ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ..... Error! Bookmark not
defined.


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Vị trí quan trắc chất lượng nước mặt trong khu vực làng nghề ...........24
Bảng 2.2. Vị trí quan trắc chất lượng nước ngầm trong khu vực làng nghề ........24
Bảng 2.3. Vị trí quan trắc chất lượng nước thải trong khu vực làng nghề ...........25
Bảng 3.1: Sản lượng giấy của làng nghề tại phường Phong Khê .........................29
Bảng 3.3. Nhu cầu tiêu thụ nguyên nhiên liệu của một số ...................................36
làng nghề sản xuất giấy.........................................................................................36
Bảng 3.4. Tổng lưu lượng nước thải khu vực CCN giấy làng nghề Phong Khê ..38
Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt ...............................................40
Bảng 3.6. Kết quả phân tích nước ngầm ...............................................................42
Bảng 3.7. Phân tích mẫu nước thải sản xuất giấy .................................................43
Bảng 3.10. Thành phần cơ bản của dịch đen theo công nghệ kiềm nóng ............60

Bảng 3.11. Thành phần cơ bản của dịch đen theo công nghệ kiềm nguội ...........61


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Tỷ trọng các ngành kinh tế tại phường Phong Khê năm 2018 .................29
Hình 3.2: Cơ cấu ngành nghề của người dân tại phường Phong Khê .......................30
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơng nghệ sản xuất giấy dó kèm theo dịng thải. ..........................33
Sơ đồ 1.2: Cơng nghệ sản xuất giấy vệ sinh, giấy hàng mã kèm theo dòng thải ......34
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy kraft kèm theo dịng thải ........................35
Hình 3.3. Sơ đồ nguyên tắc tổ chức xử lý nước thải tập trung .................................49
Hình 3.4. Dây chuyền cơng nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung CCN Phong
Khê công suất 10.000 m3/ngày..................................................................................51


viii

DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt nam

CLN

Chất lượng nước

COD

Nhu cầu ơ xy hóa học

BOD5

Nhu cầu ơ xy sinh học trong 5 ngày

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

TS

Tổng chất rắn

TDS

Tổng chất rắn hịa tan


DO

Nồng độ ơ xy hịa tan

HST

Hệ sinh thái

TVN

Thực vật nổi

KT-XH

Kinh tế xã hội

XLNT

Xử lý nước thải

CCN

Cụm công nghiệp


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các làng nghề thủ công truyền thống là nét đặc trưng của nhiều vùng nông

thôn Việt Nam. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều
ngành nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển. Hiện sản phẩm của làng
nghề không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà cịn vươn ra thị trường nước
ngồi, thu về nguồn ngoại tệ lớn, cải thiện đời sống cho dân cư nơng thơn.
Làng nghề giấy Phong Khê có nguồn gốc từ thôn Dương Ố, xã Phong Khê,
huyện Yên Phong ngày xưa. Đây là một làng nghề truyền thống, được khôi phục
và phát triển mạnh từ năm 1994 trở lại đây.Trước đây, làng nghề Phong Khê chủ
yếu sản xuất các loại giấy làm vàng mã, giấy dó phục vụ làng tranh Đông Hồ và
giấy làm vỏ pháo phục vụ làng pháo Bình Đà, thuộc tỉnh Hà Tây cũ. Sau nhiều
năm thăng trầm phát triển, cùng với sự thay đổi nhu cầu thị hiếu của thị trường,
hiện làng nghề Phong Khê chuyển sang sản xuất các loại giấy viết, giấy bao gói,
giấy Duples, giấy Kráp... đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài
tỉnh. Hiện làng nghề sản xuất giấy phường Phong Khê đã mở rộng quy mô sản
xuất thành các doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã cổ phần
chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng giấy phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Sản xuất làng nghề không những giải quyết công ăn việc làm cho lao động nơng
thơn mà cịn đem lại nguồn thu lớn, đóng góp chính vào sự phát triển kinh tế của
phường Phong Khê và thành phố Bắc Ninh.
Tuy nhiên sự phát triển của làng nghề giấy Phong Khê chủ yếu mang tính tự
phát, quy mơ nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình. Trình độ cơng nghệ cịn thấp, thiết bị và
cơng cụ sản xuất cịn lạc hậu, phần lớn là chế tạo trong nước hoặc nhập khẩu các
trang thiết bị đã qua sử dụng từ nước ngoài. Lao động của làng nghề hầu hết chưa
được đào tạo đầy đủ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Mặt khác do quy mơ sản xuất
nhỏ lẻ, kinh phí và trình độ kỹ thuật cịn hạn chế, khó khăn trong đầu tư và đổi mới
thiết bị, công nghệ. Các hộ sản xuất nằm rải rác trên địa bàn làng xã, không theo
quy hoạch, tạo ra nguồn thải nhỏ, phân tán , hầu hết không được xử lý gây ô nhiễm
môi trường trầm trọng.


2


Nơi tiếp nhận các loại chất thải rắn là khu vực ven đường quanh làng và các
bãi tự phát được các cơ sở sản xuất đổ bừa bãi dọc bờ sông Ngũ Huyện Khê. Đồng
thời, nơi tiếp nhận nước thải sản xuất của các hộ dân là cánh đồng quanh làng, đặc
biệt là sông Ngũ Huyện Khê chảy trên địa bàn xã đang hàng ngày phải tiếp nhận
một lượng nước thải rất lớn này. Nước thải chứa nhiều loại hóa chất như: phèn, xút,
chất tẩy trắng, nhựa thông,... làm ô nhiễm môi trường nước mặt, theo thời gian sẽ
ảnh hưởng làm ơ nhiễm đất và nguồn nước ngầm. Ngồi ra, khí thải phát sinh từ
q trình đốt cháy ngun liệu không được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường đã
làm cho bầu khơng khí xung quanh làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt
vào những ngày mưa, độ ẩm cao, khí thải khơng phát tán được
Truớc thực trạng ô nhiễm như vậy, trong năm 2012, được sự nhất trí của
UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND thành phố Bắc Ninh đã chi ngân sách 156 tỷ đồng để
xây dựng nhà máy xử lý nước thải Phong Khê, phường Phong Khê, thành phố Bắc
Ninh nhằm xử lý, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề giấy
Phong Khê đến mơi trường xung quanh.
Xuất phát từ thực tế đó và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên & Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên và dưới sự hướng dẫn của TS. Dư Ngọc Thành, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý nước thải làng nghề Phong
Khê, thành phố Bắc Ninh” góp phần nào đó làm tài liệu tham khảo cho các cơ
quan chức năng trong việc quản lý và xử lý nước thải làng nghề Phong Khê, thành
phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác thu gom nước thải làng nghề giấy trên địa bàn
phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh.
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước, thực trạng công tác quản lý, xử lý
nước thải của làng nghề giấy Phong Khê, phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh.
- Đánh giá hiện trạng sản xuất giấy của làng nghề giấy Phong Khê, ảnh
hưởng của nước thải làng nghề tới môi trường nước phường Phong Khê, thành phố

Bắc Ninh.


3

3. Ý nghĩa
- Nắm bắt được những mặt mạnh, mặt yếu và những khó khăn, vướng mắc
cịn tồn tại trong công tác thu gom và xử lý nước thải làng nghề giấy phường Phong
Khê, thành phố Bắc Ninh.
- Các số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích được phải chính xác làm căn cứ để
đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Đề xuất và kiến nghị các giải pháp bảo vệ môi trường sao cho phù hợp với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của làng nghề giấy Phong Khê, thành phố Bắc
Ninh trên cơ sở phát triển bền vững.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
- Khái niệm môi trường: Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường
Việt Nam năm 2014 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi Trường là hệ thống
các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển
của con người và sinh vật [6].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường: Là hiện tượng suy giảm chất lượng môi
trường quá một giới hạn cho phép, đi ngược lại với mục đích sử dụng mơi trường,
ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật. Ơ nhiễm mơi trường nếu vượt quá
mức nhất định sẽ là hiện tượng nhiễm độc và ngộ độc sinh vật và con người [1].
Nước có vai trị cực kì quan trọng trong đời sống và sản xuất. Do đó, khi mơi

trường nước bị ơ nhiễm sẽ dẫn đến những hậu quả cực kì nặng nề cho sức khỏe của
con người và sinh vật sống.
Xét về tốc độ lan truyền thì ơ nhiễm nguồn nước còn gây ra những ảnh hưởng
nghiêm trọng và đáng báo động hơn ô nhiễm đất. Bởi khi nguồn nước không đáp
ứng được những tiêu chuẩn để con người sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất sẽ rất
dễ gây ra bệnh tật,...
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: Là sự có mặt của một số chất ngoại
lai trong mơi trường nước tự nhiên dù chất đó có hại hay khơng. Khi vượt q một
ngưỡng nào đó trở nên độc hại với con người và sinh vật [11].
- Ô nhiễm nước
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và
đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
Ơ nhiễm nguồn nước là hiện tượng nước ở các con sông, hồ, ao, suối…. và
mạch nước ngầm bị nhiễm các chất độc hại có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe của con người và các sinh vật sống bao gồm động vật, thực vật.
- Khái niệm nước sạch: Nước sạch là nước chứa các thành phần gây hại cho
con người, được bộ Y tế kiểm nghiệm nguồn nước là an toàn cho sử dụng.
- Suy thoái nguồn nước
Là sự thay đổi tính chất nước theo chiều hướng làm suy giảm chất lượng
nước, làm thay đổi tính chất ban đầu của nước. Suy thối nguồn nước có thể do ơ


5

nhiễm từ nguồn gốc tự nhiên (mưa, tuyết tan, lũ lụt, bão…) hay nhân tạo (do nước
thải khu dân cư, bệnh viện, sản xuất nông nghiệp, nước thải các nhà máy…).
- Dấu hiệu nguồn nước bị nhiễm bẩn:[11]
+ Xuất hiện chất nổi trên bề mặt và cặn lắng ở đáy.
+ Thay đổi tính chất vật lý (độ nhìn thấy, màu sắc, mùi vị…)
+ Thay đổi thành phần hóa học (phản ứng, số lượng chất hữu cơ, chất

khoáng và chất độc hại).
+ Lượng ơxy hịa tan giảm xuống
+ Thay đổi hình dạng và số lượng vi trùng gây và truyền bệnh.
* Một số khái niệm làng nghề:
Khái niệm làng nghề được hiểu theo nhiề cách thức khác nhau. Các nhà
nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm về làng nghề, dưới đây là một số quan niệm.
- Làng nghề là hình thức phân công giữa công nghiệp và nông nghiệp sớm
nhất trong nơng thơn. Từ đó phát huy nội lực, huy động tiềm năng các hộ trong
nông thôn để phát triển là ưu thế của làng nghề, là một giải pháp cơ bản nhằm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. (Đặng Kim Chi và cộng sự, 2006) [3 ].
- Làng nghề là các làng nông thôn Việt Nam đang tồn tại hoạt động của các
làng nghề tiểu thủ công, phi nơng nghiệp có ít nhất 30% so với tổng số hộ và lao
động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động nhưng đóng góp ít nhất 50% tổng giá trị
sản xuất và thu nhập chung của làng, doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất 300
triệu đồng. (Đặng Kim Chi và cộng sự, 2006) [3].
- Làng nghề được phân thành làng một nghề, làng nhiều nghề, làng nghề
truyền thống và làng nghề mới.
+ Làng một nghề là những làng ngồi nghề nơng ra chỉ cịn thêm một nghề thủ
cơng nghiệp duy nhất chiếm ưu thế tuyệt đối ví dụ như: làng gốm bát tràng, làng
vạn phúc….
+ Làng nhiều nghề là những làng ngồi nghề nơng ra thì cịn có thêm một số
nghề thủ cơng nghiệp như: Ninh Hiệp, Đình Bảng,….
+ Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch
sử và còn tồn tại đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm thậm
chí hàng nghìn năm.
+ Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của các
làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới,
thời kỳ chuyển dịch sang kinh tế thị trường. (Đặng Kim Chi và cộng sự, 2005) [4].
* Tiêu chí cơng nhận làng nghề, làng nghề truyền thống.
Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/20066 của BNN&PTNT

hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của


6

Chính phủ về phát triển ngành nghề nơng thơn, một tiêu chí cơng nhận nghề truyền
thống, làng nghề và làng nghề truyền thống như sau:
+ Tiêu chí cơng nhận làng nghề: Làng nghề được cơng nhận phải đạt 03 tiêu
chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề
nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề
nghị cơng nhận.
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống.
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề
truyền thống theo quy định của Thông tư này.
Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn của tiêu chí cơng nhận làng nghề
nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được cơng nhận theo quy định của Thơng
tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.
1.2. Cơ sở pháp lý
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam ban hành ngày 23/06/2014 của Bộ Tài
Nguyên và Môi trường
Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của chính
phủ quy định về thực hiện luật Tài nguyên nước
Nghị định 117/2009/NĐ – CP ngày 31/12/2009 của chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
Nghị định 127/2007/NĐ – CP ngày 21/08/2007 của chính phủ về việc bắt
buộc áp dụng TCVN về môi trường.
Nghị định số 34/2005/QĐ – TTg ngày 22/02/2005 của thủ tướng chính phủ

ban hành chương trình hành động của Bộ chính trị về: “Bảo vệ mơi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa’’.
Quyết định số 22/2006/QĐ – BTNMT ngày 18/08/2006 của chính phủ về
việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 08-MT:2015/BTNMT, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 09:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước ngầm.


7

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải công nghiệp
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Khái niệm về nước thải, nguồn thải
1.3.1.1. Khái niệm về nước thải
- Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các hộ gia đình, trường học, khách sạn, cơ
quan có chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của con người.
- Nước thải công nghiệp: Là nước thải từ các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, giao thông vận tải.
- Nước thải làng nghề: Là nước thải từ các hoạt động sản xuất của làng nghề.
 Tóm lại: Nước thải được định nghĩa là chất lỏng thải ra từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của con người và đã bị thay
đổi tính chất ban đầu của chúng.
1.3.1.2. Khái niệm về nguồn nước thải
 Khái niệm: Nguồn nước thải là nguồn phát sinh ra nước thải và là nguồn
gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu.

 Phân loại: Có nhiều cách phân loại nguồn nước thải, theo Hồng Văn
Hùng (2009) thì nguồn nước thải được phân loại như sau:
- Phân loại theo nguồn thải:
+ Nguồn xác định (nguồn điểm)
+ Nguồn không xác định:
- Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
1.3.2. Một số đặc điểm về nước thải và nguồn thải
1.3.2.1. Đặc điểm nước thải
a) Chất hữu cơ
- Chất hữu cơ ở dạng dễ phân hủy sinh học
- Chất hữu cơ ở dạng khó phân hủy sinh học


8

b) Chất vô cơ
- Kim loại nặng
- Các chất rắn
- Các chất có màu
- Mùi
- Sinh vật
1.3.2.2. Đặc điểm nguồn thải
- Nguồn nước thải sinh hoạt
- Nguồn nước thải nông nghiệp
- Nguồn nước thải công nghiệp
- Nguồn nước thải bệnh viên
1.3.3. Một số ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước và sức khỏe con người
- Ảnh hưởng lớn nhất của nước thải là gây ô nhiễm môi trường nước dẫn tới
sự suy giảm tài nguyên nước

- Một số ảnh hưởng của nước thải tới môi trường nước, nguồn nước và sức
khỏe là:
+ Ảnh hưởng tới môi trường nước: Nước thải làm thay đổi chất lượng nước,
một số xu hướng khi chất lượng nước bị thay đổi
+ Ảnh hưởng của nguồn nước cấp: Hiện nay nhiều khu vực đang thiếu nước
vào mùa khơ, thêm vào đó là việc khai thác quá mức và ô nhiễm nguồn nước lại
càng làm cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn
+ Ảnh hưởng tới sức khỏe
1.3.4. Một số phương pháp xử lý nước thải
Có nhiều phương pháp để xử lý nước thải và giảm thiểu ảnh hưởng của nước
thải như:
- Phương pháp xử lý hóa học
- Phương pháp cơ – lý – hóa học
- Phương pháp xử lý sinh học
- Phương pháp xử lý kết hợp sinh học và cơ – lý – hóa – học


9

1.4. Khái quát về làng nghề và môi trường làng nghề
1.4.1. Trên thế giới
Trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX cũng có một số cơng trình
nghiên cứu có liên quan đến làng nghề như: “Nhà máy làng xã” của Bành Tử
(1922); “Mơ hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ cơng” của N.H.Noace
(1928). Năm 1964, tổ chức WCCI (World crafts council International – Hội đồng
Quốc tế về nghề thủ công thế giới) được thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi
ích chung của các quốc gia có nghề thủ cơng truyền thống. Đối với các nước châu
Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền, Ấn Độ, Thái Lan. Trung Quốc sau thời kỳ
cải cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì Xí nghiệp Hương Trấn, tăng
trưởng với tốc độ 20 – 30% đã giải quyết được 12 triệu lao động dư thừa ở nông

thôn. Hay Nhật Bản, với sự thành lập “Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề
truyền thống” là hạt nhân cho sự nghiệp khôi phục và phát triển ngành nghề có tính
truyền thống dựa theo “Luật nghề truyền thống”.
1.4.2. Làng nghề ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề làng nghề được đề cập đến qua nhiều thời kỳ, với
những khía cạnh và các mục đích khác nhau.
Trên khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều cơng trình nghiên cứu về
làng nghề ở nhiều cấp.
Một số cơng trình như: “Làng nghề thủ cơng truyền thống Việt Nam” [Bùi
Văn Vượng, 1998]. Tác giả đã tập trung trình bày các loại hình làng nghề truyền
thống như: đúc đồng, kim hoàn, rèn, gốm, trạm khắc đá, dệt, thêu ren, giấy dó, tranh
dân gian, dệt chiếu, quạt giấy, mây tre đan, ngọc trai, làm trống. Ở đây chủ yếu giới
thiệu lịch sử, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, tư tưởng, kỹ thuật, các bí quyết nghề, thủ
pháp nghệ thuật, kỹ thuật của các nghệ nhân và các làng nghề thủ công truyền thống
Việt Nam. Trong cuốn “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa” [Dương Bá Phượng, 2001], tác giả đã đề cập khá đầy đủ
từ lý luận đến thực trạng của làng nghề: từ đặc điểm, khái niệm, con đường và điều
kiện hình thành làng nghề, tập trung vào một số làng nghề ở một số tỉnh với các quan
điểm, giải pháp và phương hướng nhằm phát triển các làng nghề trong CNH – HĐH.


10

Nhìn chung các tác giả đã làm rõ về khái niệm, lịch sử phát triển, đặc điểm,
thực trạng sản xuất và xu hướng phát triển của các làng nghề.
Ở khía cạnh môi trường: Gần đây, trong các nghiên cứu về làng nghề, vấn đề
môi trường đang được nhiều tác giả quan tâm, thực tế thì vấn đề này đang gây nhiều
bức xúc và nan giải đối với kinh tế xã hội nói chung:
Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và mơi trường”, [Đặng Kim Chi và nhóm
cộng sự, 2005]: Đây là một cơng trình nghiên cứu tổng qt nhất về vấn đề làng

nghề và thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay. Tác giả đã nêu rõ từ
lịch sử phát triển, phân loại, các đặc điểm cơ bản làng nghề cũng như hiện trạng
kinh tế, xã hội của các làng nghề Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là hiện trạng mơi
trường các làng nghề (có phân loại cụ thể 5 nhóm ngành nghề chính). Qua đó cũng
nêu rõ các tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của làng
nghề, nêu dự báo phát triển và mức độ ô nhiễm đến năm 2010, một số định hướng
xây dựng chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và đề xuất các giải pháp
cải thiện mơi trường cho từng loại hình làng nghề của Việt Nam.
Qua nghiên cứu của tác giả, "100% mẫu nước thải ở các làng nghề được
khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép. Môi trường không khí bị ơ nhiễm có
tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép
(TCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than củi. Tỷ lệ người dân làng nghề mắc
bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường gặp ở các bệnh về đường hô hấp, đau
mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngồi da. Nhiều dịng sơng chảy qua các làng nghề hiện
nay đang bị ô nhiễm nặng; nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ơ nhiễm
khơng khí từ làng nghề".
Nghiên cứu của PGS.TS Đặng Kim Chi cùng các cộng sự tại 3 làng nghề
Bắc Ninh cho thấy môi trường xung quanh các làng nghề đã bị ô nhiễm ngày càng
trầm trọng. Tại làng nghề sản xuất giấy Dương Ổ (Phong Khê – Bắc Ninh): nồng độ
CO cao hơn 5mg/l so với TCCP (28 – 36 mg/l). Bụi ở khu vực dân cư có nồng độ
cao hơn TCCP từ 1,3 đến 3 lần. CO tại khu vực sản xuất cao gấp 2 lần TCCP, tiếng
ồn cao hơn TCCP từ 3 – 10 dbA; tại làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội: Khơng khí
xung quanh khu vực hộ gia đình sản xuất cao lớn hơn TCCP 12 lần, tiếng ồn lớn


11

hơn 28 lần TCCP, bụi hơn 6 lần, nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ khơng khí từ 4 – 5 0C;
làng nghề tái chế nhựa Minh Khai: nồng độ bụi lớn hơn TCCP 1h và 24h là 1- 4 lần
và 3 - 6 lần, nồng độ HCl cao hơn TCCP 1,6 lần.

Bên cạnh đó cịn có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác
về tình trạng môi trường và sức khỏe tại các làng nghề:
Nghiên cứu về “Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng nghề
Việt Nam”, các tác giả Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương, Lê Vân
Trình (2005) đã nêu một số nét về lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam. Môi
trường và sức khoẻ người lao động. An tồn sản xuất làng nghề, các biện pháp
phịng ngừa. Chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người lao động làng nghề.
Cuốn “Nghiên cứu nguy cơ sức khoẻ ở các làng nghề tại một số tỉnh phía
Bắc và giải pháp can thiệp” của tác giả Nguyễn Thị Liên Hương (2006) cho thấy
tình trạng sức khỏe các làng nghề phía Bắc đều trong tình trạng báo động. Tỷ lệ
người lao động có phương tiện bảo hộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động thấp (22,5%);
100% các hộ sản xuất CBLT-TP nước thải không qua xử lý, đổ thẳng ra cống rãnh.
Nồng độ các chất khí gây ơ nhiễm trong mơi trường (H2S, NH3…) có đến 3/5; 1/5
mẫu khơng đạt u cầu. Tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp chiếm 34,7%, bệnh về da
chiếm tới 37,3%...
Tại các làng nghề tái chế có mức độ ơ nhiễm cao và mức độ ơ nhiễm nghiêm
trọng. Qua nghiên cứu của Phan Thúy Yến và các cộng sự tại làng nghề tái chế chì
Đơng Mai (Hưng Yên) cho thấy kết quả xét nghiệm đối với người lao động:
ALA/niệu > 10mg/l chiếm tới 67%; những người có số lượng hồng cầu giảm chiếm
19,4%; những người mắc bệnh do nhiễm chì chiếm 67,7%. Hay đối với các làng
nghề Bắc Ninh, điển hình như làng nghề Phong Khê, Phú Lâm có khoảng 50 xí
nghiệp, với 70 phân xưởng sản xuất, khối lượng hàng hóa từ 18.000 đến 20.000 tấn
sản phẩm/năm, nhưng đồng thời thải vào môi trường 1.200 đến 1.500 m3 nước
thải/ngày với hàm lượng coliform lớn hơn TCCP hơn 100 lần. (nước thải có chứa
chủ yếu là xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa thông, phẩm màu).
Những đề tài này nhìn chung đã giải quyết được vấn đề lý luận cơ bản về các
làng nghề, hiện trạng và xu hướng phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường và một số


12


giải pháp. Nhưng các đề tài đi sâu vào một làng nghề nào đó thì hầu như chưa
nghiên cứu một cách tồn diện nhất. Mỗi khu vực làng nghề có những điều kiện và
thực tế khác nhau cho sự phát triển và bảo nhau, vì vậy việc nghiên cứu cụ thể, chi
tiết để có thể đánh giá tồn diện về tiềm năng, thực trạng cũng như xu hướng của
các làng nghề có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn.
Nghiên cứu về các giải pháp: Hiện tại, đối với mỗi cơng trình nghiên cứu về
vấn đề mơi trường làng nghề ít nhiều đều có đề cập đến các giải pháp khác nhau
nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
Tổng quát nhất có lẽ phải đề cập đến cuốn “Làng nghề Việt Nam và môi
trường” của Đặng Kim Chi và các cộng sự. Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu tổng quan
về đặc điểm cũng như thực trạng sản xuất, hiện trạng môi trường các làng nghề, tác
giả đã đi đến các giải pháp chung nhất cho từng loại hình làng nghề. Ở đây cũng đề
cập đến việc định hướng xây dựng một số chính sách đảm bảo phát triển làng nghề
bền vững (như các chính sách về hỗ trợ tài chính, chính sách về thị trường, về cơ sở
hạ tầng, giáo dục mơi trường…). Qua đó đề xuất các giải pháp, nhìn chung tập
trung vào hai nhóm chính là giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường cho các làng nghề. Các giải pháp này được đề cập cụ thể
hơn trong “Đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các
chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam”
(KC.08.09, 2005), cụ thể là các “Tài liệu hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải thiện
môi trường” cho các làng nghề nhựa; chế biến nông sản, thực phẩm; thủ công mỹ
nghệ; dệt nhuộm.
Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương, Trần Minh Yến, Đặng Vân
Trình… đã nêu trên đều có đề cập đến các giải pháp can thiệp.
Theo kết quả khảo sát của các tác giả tại 3 làng nghề điển hình thì tỷ lệ
những ý kiến trơng chờ sự giải quyết ô nhiễm vào Nhà nước chiếm tới 56,6%; giải
pháp nâng cao nhận thức môi trường chiếm 14,8%; thông cảm và cùng người sản
xuất xử lý ô nhiễm chỉ có 8,5%, đặc biệt ý kiến nếu khơng xử lý ơ nhiễm thì ngừng
sản xuất chỉ có 1,1%. Qua đó cho thấy rằng ý thức của cộng đồng trong vấn đề phát



13

triển kinh tế gắn với mơi trường cịn nhiều hạn chế, vấn đề xung đột mơi trường có
nguy cơ khá cao và phức tạp.
Việt Nam cũng đang có nhiều cố gắng trong việc tiếp thu kinh nghiệm của
các nước đi trước trên thế giới và trong khu vực trong lĩnh vực quản lý môi trường.
Đối với môi trường làng nghề, năm 2005 Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp
với Ngân hàng thế giới (WB) cùng với Bộ Môi trường Hàn Quốc tổ chức Hội thảo
áp dụng kinh nghiệm Hàn Quốc trong quản lý môi trường các làng nghề truyền
thống Việt Nam.
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã nêu rõ hiện trạng ô nhiễm môi
trường làng nghề và giới thiệu nghiên cứu điển hình “Cải thiện mơi trường làng
nghề Vạn Phúc”. Các chuyên gia về môi trường của Hàn Quốc đã trao đổi về kinh
nghiệm, định hướng quản lý môi trường nông thôn và giới thiệu công nghệ môi
trường của Hàn Quốc. Hơn nữa, kể từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành
lập (2005) cho đến nay đã có nhiều chương trình hoạt động cụ thể nhằm cải thiện về
mặt chính sách, ủng hộ về nguồn vốn, nâng cao kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị
trường, tạo thương hiệu cho sản phẩm, quan tâm đến vấn đề mơi trường các làng
nghề,… khuyến khích phát triển làng nghề về nhiều mặt.
1.5. Quá trình hình thành của làng nghề ở Việt Nam
Những phát hiện về khảo cổ học, những dữ liệu lịch sử đã chứng minh được
làng nghề Việt Nam ra đời từ hàng ngàn năm trước. Làng nghề thường tập trung
chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn và lâu đời như châu thổ sông Hồng, tại Hà
Nội, Hà Tây (trước đây), Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định. Thơng qua q trình sinh
hoạt và phát triển của xã hội mà yêu cầu cần phải sản xuất ra các vật dụng thiết yếu,
từ đó mà nghề được hình thành và dần dần phát triển cho tới ngày nay.
Có thể nói, làng nghề là một trong các đặc thù của nông thôn Việt Nam.
Nhiều sản phẩm sản xuất tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi, góp

phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng lao động dư thừa lúc nông nhàn.
Đa số các làng nghề trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với
quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hố và nơng nghiệp của đất nước. Ví dụ:
Làng nghề đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề


14

gốm Bát Tràng (Hà Nội) đã có gần 500 năm tồn tại, làng nghề trạm bạc Đồng Xâm
(Thái Bình) đã hình thành cách đây hơn 400 năm…
Trước đây, làng nghề sản xuất ra các vật dụng để phục vụ nhu cầu sản xuất,
sinh hoạt của con người trong vùng. Những năm gần đây, trong cơ chế thị trường
làng nghề đang thay đổi nhanh chóng. Hoạt động của làng nghề hiện nay không chỉ
phục vụ cho nhu cầu của con người trong và ngồi vùng mà cịn phục vụ cho hoạt
động xuất khẩu và phát triển hoạt động du lịch.
Do điều kiện vị trí địa lý khác nhau nên sự phân bố của làng nghề trong các
vùng là khác nhau. Trên cả nước làng nghề chủ yếu tập trung tại đồng bằng sông
Hồng 60%, miền trung 30% và miền nam là 10%. Hiện nay, quá trình phát triển
kinh tế của đất nước, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trườngtrong và ngồi nước
thay đổi do đó mà những làng nghề phù hợp với thị trường có xu thế phát triển
mạnh, cịn những làng nghề khơng thích ứng có khả năng bị suy thối hoặc khơng
phát triển được nữa.
1.5.1. Sự phát triển đa dạng của các loại hình làng nghề ở Việt Nam
Các làng nghề truyền thống, làng nghề mới, dựa trên các tiêu chí khác nhau,
có thể phân loại theo một số dạng như sau:
- Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm;
- Theo quy mơ sản xuất, quy trình công nghệ;
- Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm;
- Theo mức độ sử dụng nguyên/nhiên liệu;
- Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển.

Mỗi cách phân loại đều có những đặc thù riêng và tuỳ theo mục đích mà có
thể lựa chọn cách phân loại phù hợp.
Tuy nhiên trong thực tế thường dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản
xuất, sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm để chia hoạt động
làng nghề nước ta ra thành 6 nhóm ngành chính:
 Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ;
 Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da;
 Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá;


15

 Làng nghề tái chế phế liệu;
 Làng nghề thủ cơng mỹ nghệ;
 Các nhóm ngành khác.
Từ cơng nghệ sản xuất và loại nguyên liệu tại các làng nghề tái chế chất thải
có thể phân chia 3 nhóm làng nghề tái chế cơ bản gồm:
1. Tái chế giấy;
2. Tái chế kim loại;
3. Tái chế nhựa.
Các làng nghề này đã góp phần nâng cao cuộc sống cho người dân địa
phương, làm phong phú thêm loại hình sản xuất làng nghề.
1.5.2. Đặc điểm môi trường làng nghề
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm, tác động
làm suy thối mơi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người dân.
Ơ nhiễm mơi trường ở làng nghề có một số đặc điểm sau:
1. Ơ nhiễm môi trường tại làng nghề là dạng phân tán trong phạm vi một khu
vực (thôn, làng, xã…). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh
hoạt nên đây là loại hình ơ nhiễm khó quy hoạch và kiểm sốt.
2. Ơ nhiễm mơi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động

sản xuất theo ngành nghề, loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp đến mơi trường
đất, nước, khơng khí trong khu vực.
3. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường khá cao trong khu vực sản
xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động.
Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực trong làng nghề đều không đạt
tiêu chuẩn, các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc trong quá trình lao động là khá
cao: 95% người lao động tiếp xúc với bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc
với hoá chất.
Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong nước của đề tài KC 08- 09,
2005 cho thấy, có tới 46% làng nghề có mơi trường bị ô nhiễm nặng (đối với cả môi
trường đất, nước, khơng khí), 27% làng nghề ơ nhiễm vừa và 27% làng nghề bị ô
nhiễm nhẹ.


×