Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp hiệu quả quản lý chí phí trong điều kiện tự chủ hoàn toàn về tài chính của trường cao đẳng nghệ mỏ hồng cẩm tkv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.24 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC MỎ - ðỊA CHẤT
-------------------------------

NGUYỄN THỊ NHUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG ðIỀU KIỆN TỰ CHỦ HỒN TỒN VỀ TÀI CHÍNH
CỦA TRƯỜNG CAO ðẲNG NGHỀ MỎ HỒNG CẨM - TKV

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC MỎ - ðỊA CHẤT
-------------------------------

NGUYỄN THỊ NHUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG ðIỀU KIỆN TỰ CHỦ HỒN TỒN VỀ TÀI CHÍNH
CỦA TRƯỜNG CAO ðẲNG NGHỀ MỎ HỒNG CẨM - TKV

Chuyên ngành: Kinh tế công nghiệp
Mã số: 60.31.09

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN THỊ THÁI

HÀ NỘI – 2010


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan:
ðây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận
văn trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2010
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ NHUNG


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành tại khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường
ðại học Mỏ - ðịa chất dưới sự hướng dẫn của TS Phan Thị Thái.
Tác giả xin chân thành cám ơn sự giúp ñỡ và các ý kiến đóng góp của các
Thầy giáo, Cơ giáo của khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh, phịng ðại học và Sau
đại học -Trường đại học Mỏ - ðịa chất, cùng các ñồng nghiệp Trường cao ñẳng
nghề mỏ Hồng Cẩm –TKV, Trường Cao ñẳng nghề mỏ Hữu Nghị - TKV, Trường
Cao đẳng nghề cơng nghiệp Việt Bắc, Ban Kế tốn thống kê, Ban Lao động tiền
lương Tập đồn Cơng nghiệp than – Khống sản Việt Nam đã tạo ñiều kiện thuận
lợi và cung cấp tài liệu trong q trình học tập, nghiên cứu giúp tác giả hồn thành
ñề tài này.



MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các ñồ thị, hình vẽ
MỞ ðẦU .................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ
QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG ðƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP .................. 5
1.1 Khái niệm về quản trị chi phí ......................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm về quản trị ........................................................................... 5
1.1.2. Quản trị chi phí và vai trị của quản trị chi phí .................................... 6
1.2 Khái niệm, bản chất, phân loại chi và các nhân tố tác động tới chi phí kinh
doanh .................................................................................................................... 7
1.2.1 Khái niệm và bản chất của chi phí ........................................................ 7
1.2.2 Phân loại chi phí ................................................................................... 9
1.2.3 Q trình vận động của chi phí trong doanh nghiệp và các nhân tố
ảnh hưởng ñến chúng ...................................................................................17
1.3 Quản trị chi phí trong ñơn vị sự nghiệp cơng lập ........................................19
1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của đơn vị sự nghiệp cơng lập .....................19
1.3.2 Phân loại ñơn vị sự nghiệp công lập ...................................................20
1.3.3 Quản trị chi phí trong đơn vị sự nghiệp cơng lập ...............................23
1.3.4 Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả quản trị chi phí trong đơn vị sự
nghiệp cơng lập ............................................................................................29

Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ CHI PHÍ CỦA TRƯỜNG
CAO ðẲNG NGHỀ MỎ HỒNG CẨM - TKV ...................................................32


2.1 Một số nội dung cơ bản về hoạt ñộng của các trường dạy nghề trong Tập
đồn Cơng nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam .............................................32
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của các trường dạy nghề trực thuộc TKV .......32
2.1.2 Nguồn kinh phí hoạt động của các trường dạy nghề trực thuộc Tập
đồn TKV giai đoạn 2006-2009 ..................................................................34
2.2 Phân tích tình hình quản trị chi phí của Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng
Cẩm - TKV .........................................................................................................41
2.2.1 Khái quát về Trường Cao ñẳng nghề mỏ Hồng Cẩm – TKV ............41
2.2.2 ðặc ñiểm hoạt động tài chính và cơng tác quản trị chi phí của
Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - TKV ............................................46
2.2.3 Loại hình đơn vị sự nghiệp cơng lập của Trường Cao ñẳng nghề mỏ
Hồng Cẩm - TKV ........................................................................................50
2.2.4 Một số đặc điểm chính của Trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm –
TKV ảnh hưởng đến cơng tác quản trị chi phí ............................................51
2.2.5 Phân tích thực trạng cơng tác quản trị chi phí của Nhà trường ..........56
2.2.6 Phân tích các chỉ tiêu thành phần chi phí của Trường Cao đẳng nghề
mỏ Hồng Cẩm - TKV ..................................................................................65
2.2.7 Kết quả quản trị chi phí của Nhà trường từ năm 2006 đến năm 2009 70
2.2.8 ðánh giá hiệu quả quản trị chi phí tại Trường cao ñẳng nghề mỏ
Hồng Cẩm - TKV ........................................................................................74
Ch ư ơng 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ
CHI PHÍ TRONG ðIỀU KIỆN TỰ CHỦ HỒN TỒN VỀ TÀI CHÍNH
CỦA TRƯỜNG CAO ðẲNG NGHỀ MỎ HỒNG CẨM - TKV ......................80
3.1 ðịnh hướng phát triển của Trường Cao ñẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - TKV
và các thay ñổi của ñiều kiện kinh tế, xã hội trong tương lai ảnh hưởng đến
cơng tác quản trị chi phí .....................................................................................80

3.1.1 ðịnh hướng phát triển của Trường Cao ñẳng nghề mỏ Hồng Cẩm –
TKV trong tương lai ....................................................................................80


3.1.2 Những thay ñổi của ñiều kiện kinh tế, xã hội trong tương lai ảnh
hưởng đến cơng tác quản trị chi phí ............................................................82
3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chi phí của Nhà trường ........83
3.2.1 Quan ñiểm lựa chọn giải pháp ............................................................83
3.2.2 Một số giải pháp cụ thể .......................................................................87
3.3 ðánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các giải pháp .....................................91
3.3.1 Các lợi ích kinh tế ...............................................................................91
3.3.2 Các lợi ích cho sự phát triển của Nhà trường .....................................95
3.3.3 Các lợi ích cho sự phát triển của xã hội ..............................................96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TKV

Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khống sản Việt Nam

CP

Chính phủ

CN

Cơng nghiệp




Nghị định

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

SXKD, DV

Sản xuất kinh doanh, dịch vụ

CNKT

Công nhân kỹ thụât

BLðTBXH

Bộ Lao ñộng thương binh xã hội

UBND

Uỷ ban nhân dân

TT

Trung tâm

TTg


Thủ tướng

PH CP

Phân hiệu ñào tạo Cẩm Phả

PH HB

Phân hiệu ñào tạo Hồnh Bồ

TTHTðT

Trung tâm hợp tác đào tạo

BDCB

Bồi dưỡng cán bộ

NSNN

Ngân sách Nhà nước

ðVSN

ðơn vị sự nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

KPCð

Kinh phí đào tạo

TSCð

Tài sản cố định

KHTSCð

Khấu hao tài sản cố định

CPHð

Chi phí hoạt động

CNH, HðH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 2.1:

Bảng tính nhu cầu lao ñộng CNKT ñến năm 2015........................... 33

Bảng 2.2:

Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của hoạt ñộng ñào tạo và sản
xuất kinh doanh dịch vụ các trường dạy nghề thuộc TKV.............. 36

Bảng 2.3:

Bảng tính mức tự đảm bảo chi phí hoạt ñộng thường xuyên
từ năm 2006 ñến năm 2009............................................................... 51

Bảng 2.4:

Kết quả cơng tác quản trị chi phí ở khâu cung ứng, sử dụng
vật tư giai ñoạn 2006 -2009 .............................................................. 57

Bảng 2.5:

Bảng hệ số giãn cách tiền lương của cán bộ chức danh ................... 61

Bảng 2.6:

Tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh kết cấu chi phí năm 20062009 .................................................................................................. 66

Bảng 2.7:


Một số chỉ tiêu tài chính phản ảnh kết quả cơng tác quản trị
chi phí từ năm 2006-2009................................................................. 70

Bảng 2.8:

Quy mơ, ngành nghề ñào tạo và doanh số cung ứng dịch vụ
từ năm 2006 ñến năm 2009............................................................... 72

Bảng 2.9:

Một số chỉ tiêu phản ảnh chất lượng ñào tạo nghề từ năm
2006 - 2009 ....................................................................................... 77


DANH MỤC CÁC ðỒ THỊ, HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1 ðồ thị biểu diễn biến phí .......................................................................... 15
Hình 1.2 ðồ thị biểu diễn định phí .......................................................................... 16
Hình 1.3 Q trình vận động của chi phí................................................................. 18
Hình 2.1 ðồ thị biểu diễn sự tăng trưởng của một số chỉ tiêu tài chính Trường
Cao ñẳng nghề mỏ Hồng Cẩm – TKV ..................................................... 37
Hình 2.2 ðồ thị biểu diễn sự tăng trưởng của một số chỉ tiêu tài chính Trường
Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - TKV ....................................................... 38
Hình 2.3 ðồ thị biểu diễn sự tăng trưởng của một số chỉ tiêu tài chính Trường
Cao đẳng nghề Cơng nghiệp Việt Bắc - TKV.......................................... 38
Hình 2.4 Sơ ñồ bộ máy tổ chức Trường Cao ñẳng Nghề Mỏ Hồng Cẩm - TKV ... 44
Hình 2.5 Biểu đồ phản ánh trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên, cơng nhân viên
Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm – TKV ........................................ 45
Hình 2.6 Một số chỉ tiêu chi phí chủ yếu từ năm 2006 đến năm 2009 ................... 73
Hình 2.7 Một số chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của Nhà trường giai ñoạn

2006-2009................................................................................................. 75


1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện
nay, các doanh nghiệp ñang hoạt ñộng trong mơi trường đầy phức tạp với nhiều
biến động, rủi ro và thách thức. Doanh nghiệp phải chủ ñộng trong kinh doanh, phải
tự quyết ñịnh các vấn ñề kinh tế tài chính có liên quan đến sự tồn tại và phát triển
của mình, do đó thơng tin để làm cơ sở cho các quyết định của doanh nghiệp phải là
thơng tin nhiều mặt, thơng tin hữu ích và trong đó một nguồn thông tin rất quan
trọng là các thông tin về quản trị chi phí. Các thơng tin về chi phí và quản trị chi phí
có ảnh hưởng rất lớn đến lợi thế cạnh tranh và tính ổn định lâu dài của doanh
nghiệp. Chính vì vậy, khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược kinh doanh có một
điều quan trọng mà khơng một doanh nghiệp nào được phép bỏ qua là phải tính đến
việc các chi phí sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào, hiệu quả của ñồng vốn bỏ
ra ñạt ñược ñến ñâu, có ñem lại lợi nhuận và hiệu quả như mong muốn ban ñầu hay
khơng, từ đó có thể đề ra được những phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả
nhất các nguồn vốn, chi phí kinh doanh nhằm tối đa hố lợi nhuận.
ðối với các ñơn vị sản xuất kinh doanh, kể cả khối các doanh nghiệp Nhà
nước và tư nhân, công tác quản trị chi phí là một trong những nội dung được đặt lên
hàng đầu trong tồn bộ hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Quản trị chi phí giúp
ban lãnh đạo doanh nghiệp tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng về việc sử
dụng các nguồn vốn và chi phí, từ đó đưa ra những hoạch định chiến lược chi tiêu
ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp dựa trên sự đánh giá tổng qt từng khía cạnh
cụ thể của các khoản mục chi phí có ảnh hưởng tới sự tồn tại của doanh nghiệp.
ðối với các ñơn vị sự nghiệp nói chung và các trường đào tạo nghề nói riêng
quản trị chi phí cịn là một cụm từ khá mới mẻ. Nhưng trong ñiều kiện kinh tế thị

trường ñang phát triển như nước ta hiện nay, cải cách hành chính là một trong
những mục tiêu được Nhà nước ñặc biệt quan tâm. ðể giảm bớt gánh nặng cho ngân
sách nhà nước, tạo ñiều kiện cho ñơn vị sự nghiệp cơng lập chủ động trong việc sử
dụng biên chế và kinh phí một cách hợp lý, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy


2

tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả
sử dụng kinh phí hành chính, tăng thu nhập cho người lao động, ngày 25/4/2006
Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/Nð-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp cơng lập, trong đó có quy định chế độ tự chủ đối với đơn vị tự
đảm bảo chi phí hoạt động. Chính vì vậy quản trị chi phí cũng đã và đang là một
trong những nội dung ñược các ñơn vị sự nghiệp quan tâm tổ chức thực hiện nhằm
ñạt hiệu quả cao nhất.
Trường Cao ñẳng nghề mỏ Hồng Cẩm là ñơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc
Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV). Từ năm 2005 trở về
trước, Nhà trường được Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí cho hoạt ñộng ñào tạo.
Từ năm 2006 ñến nay, Nhà trường khơng được Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí
hoạt ñộng mà thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm hồn tồn theo Nghị định
43/2006/Nð-CP. Khi chuyển sang mơ hình quản lý mới này thì cơng tác quản lý
hoạt động của Trường địi hỏi phải có rất nhiều thay ñổi ñể tồn tại và phát triển. Một
trong những vấn đề quan trọng có tính chất sống cịn của Trường là phải nâng cao
hiệu quả quản trị chi phí, tự đảm bảo cân đối thu – chi và có tích lũy để phát triển
bền vững. Vì vậy, vấn đề “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản
trị chi phí trong điều kiện tự chủ hồn tồn về tài chính của Trường Cao đẳng
nghề mỏ Hồng Cẩm – TKV” là vấn ñề cần thiết và cấp bách.
2. Mục ñích và nhiệm vụ nghiên cứu của ñề tài
* Mục ñích nghiên cứu:

Nghiên cứu ñề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn để
nâng cao hiệu quả quản trị chi phí của Trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm nhằm
giúp cho Trường phát triển vững mạnh trong điều kiện phải tự chủ hồn tồn về tài
chính hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nêu được những vấn đề tổng quan về chi phí và quản trị chi phí trong cơ
chế thị trường.


3

- Phân tích những vấn đề thực trạng quản trị chi phí của trường cao đẳng
nghề nói chung và Trường Cao ñẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - TKV.
- ðề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị chi phí của Trường Cao
đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm -TKV.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
ðối tượng nghiên cứu: Các vấn ñề liên quan ñến chi phí hoạt động và cơng
tác quản trị chi phí.
Phạm vi nghiên cứu: Trường Cao ñẳng nghề mỏ Hồng Cẩm – TKV
4. Phương pháp nghiên cứu
ðể giải quyết ñược các nhiệm vụ ñặt ra trên ñề tài sử dụng các phương pháp
điều tra, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, chuyên gia. Mỗi phương pháp ñược
sử dụng phục vụ cho những nội dung và ñiều kiện nghiên cứu ñảm bảo sự phù hợp.
5. Ý nghĩa của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài luận văn hy vọng sẽ góp phần hệ thống hố
các lý luận về quản trị chi phí trong các doanh nghiệp nói chung và trong ñơn vị sự
nghiệp nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp cho cơng tác quản trị chi phí nói
riêng và cơng tác quản trị điều hành của Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm –
TKV có những căn cứ khoa học chắc chắn ñể thực hiện thắng lợi chiến lược phát

triển của Nhà trường.
- Các giải pháp mà đề tài nêu ra cịn là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý
của các trường, các ñơn vị sự nghiệp có thu trong việc quản lý điều hành hoạt động
của đơn vị mình, đồng thời cịn là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm ñến
vấn ñề này.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở ñầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Tổng quan lý thuyết về quản trị chi phí nói chung và quản trị chi
phí trong đơn vị sự nghiệp công lập.


4

Chương 2. Phân tích tình hình quản trị chi phí của Trường Cao ñẳng nghề
mỏ Hồng Cẩm – TKV
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị chi phí trong điều
kiện tự chủ hồn tồn về tài chính của Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - TKV
ðề tài tập trung vào việc phân tích đánh giá các loại chi phí trong tồn bộ
hoạt động đào tạo và dịch vụ sản xuất kinh doanh của Nhà trường ñể tìm ra những
mặt mạnh cũng như những tồn tại trong cơng tác quản trị chi phí. Từ đó nghiên cứu
tìm ra các giải pháp quản trị chi phí tối ưu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
của Nhà trường trong điều kiện hồn tồn tự chủ về tài chính.


5

Chương 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ QUẢN TRỊ
CHI PHÍ TRONG ðƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP
1.1 Khái niệm về quản trị chi phí

1.1.1 Khái niệm về quản trị
Thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể nói
là chưa có một ñịnh nghĩa nào ñược tất cả mọi người chấp nhận hồn tồn, song có
thể nêu lên một số định nghĩa khá phổ biến như sau:
Mary Parker Follett cho rằng “quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích
thơng qua người khác”. [ 1 ]
Koontz và O’Donnell cho rằng: “Có lẽ khơng có lĩnh vực hoạt động nào của
con người quan trọng hơn là cơng việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp
ñộ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một mơi
trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hồn
thành các nhiệm vụ và các mục tiêu ñã ñịnh” [2 ]
James Stoner và Stephen Robbins cho rằng: “Quản trị là tiến trình hoạch
định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm sốt những hoạt động của các thành viên trong tổ
chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm ñạt ñược mục tiêu ñã
ñề ra”. [ 3 ]
Từ tiến trình trong định nghĩa này nói lên rằng các cơng việc hoạch định, tổ
chức, lãnh ñạo và kiểm soát phải ñược thực hiện theo một trình tự nhất định. Khái
niệm trên cũng chỉ ra rằng tất cả những nhà quản trị phải thực hiện các hoạt ñộng
quản trị nhằm ñạt ñược mục tiêu mong ñợi. Những hoạt động này hay cịn được gọi
là các chức năng quản trị bao gồm: (1) Hoạch ñịnh: Nghĩa là nhà quản trị cần phải
xác ñịnh trước những mục tiêu và quyết ñịnh những cách tốt nhất ñể ñạt ñược mục
tiêu; (2) Tổ chức: ðây là công việc liên quan ñến sự phân bổ và sắp xếp nguồn lực
con người và những nguồn lực khác của tổ chức. Mức ñộ hiệu quả của tổ chức phụ
thuộc vào sự phối hợp các nguồn lực ñể ñạt ñược mục tiêu; (3) Lãnh ñạo: Thuật ngữ


6

này mơ tả sự tác động của nhà quản trị ñối với các thuộc cấp cũng như sự giao việc
cho những người khác làm. Bằng việc thiết lập môi trường làm việc tốt, nhà quản trị

có thể giúp các thuộc cấp làm việc hiệu quả hơn; (4) Kiểm soát: Nghĩa là nhà quản
trị cố gắng ñể ñảm bảo rằng tổ chức ñang ñi ñúng mục tiêu ñã ñề ra. Nếu những
hoạt động trong thực tiễn đang có sự lệch lạc thì những nhà quản trị sẽ đưa ra những
điều chỉnh cần thiết.
Trong ñịnh nghĩa về quản trị, J. Stoner và S. Robbins ñã cung cấp cho chúng
ta câu trả lời ñối với câu hỏi quản trị cái gì (?) và quản trị ai (?). Con người và
những nguồn lực khác trong tổ chức chính là đối tượng của quản trị.
1.1.2. Quản trị chi phí và vai trị của quản trị chi phí
1.1.2.1 Quản trị chi phí
Quản trị chi phí là một phân ngành của quản trị, nhằm quản trị các chi phí
phát sinh trong q trình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra, ñể
ñạt ñược các mục tiêu của doanh nghiệp.
Nhà quản trị chi phí khơng đơn giản chỉ là người ghi chép theo dõi các thơng
tin về chi phí mà cịn phải phân tích các thơng tin về chi phí cần thiết cho cơng việc
quản trị của một doanh nghiệp. Các thông tin này bao gồm các thơng tin tài chính
(chi phí và doanh thu) lẫn các thơng tin phi tài chính ( năng suất, chất lượng và các
yếu tố khác của doanh nghiệp). ðồng thời, họ cịn đóng vai trị quan trọng trong
việc xây dựng các quyết định quản trị về chi phí ñể có thể cung cấp cho khách hàng
những sản phẩm/dịch vụ có chất lượng tốt nhất với chi phí thấp nhất.
1.1.2.2 Vai trị của quản trị chi phí trong doanh nghiệp
Quản trị chi phí giúp doanh nghiệp tập trung năng lực của mình vào các điểm
mạnh, tìm ra các cơ hội hoặc các vấn ñề quan trọng trong sản xuất kinh doanh.
Quản trị chi phí giúp doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng sản phẩm hay
dịch vụ của mình mà khơng làm thay đổi chi phí.
Quản trị chi phí giúp người ra quyết ñịnh nhận diện ñược các nguồn lực có
chi phí thấp nhất trong việc sản xuất và cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ


7


1.1.2.3 Các phương pháp quản trị chi phí
Các nhà quản trị thường sử dụng các phương pháp sau để có thể đạt được
mục tiêu quản trị chi phí trong doanh nghiệp.
a) Phương pháp tương tự (Kỹ thuật bắt chước -Benchmaking)
ðể áp dụng kỹ thuật này, doanh nghiệp phải xác ñịnh các nhân tố thành cơng
của doanh nghiệp mình, nghiên cứu tình hình thực hiện các biện pháp về quản trị
doanh nghiệp nói chung và quản trị chi phí nói riêng của một doanh nghiệp khác
(hay có thể là một đơn vị khác ngay trong doanh nghiệp), sau đó rút ra những bài
học kinh nghiệm để áp dụng trong quy trình sản xuất kinh doanh của mình. Phương
pháp này giúp doanh nghiệp nhận diện các cơ hội, các ñiều kiện ñể cải thiện hoạt
động góp phần hạ thấp chi phí kinh doanh và rất dễ dàng thực hiện.
b) Phương pháp quản trị chi phí theo hoạt động (Activity-Based Costing)
Quản trị chi phí theo hoạt động được sử dụng để cải thiện tính chính xác của
các phân tích chi phí. Nó giúp cho việc tính tốn chi phí của từng sản phẩm được
chính xác theo từng cơng đoạn của q trình hoạt ñộng. Việc phân tích chi tiết các
hoạt ñộng sẽ cho thấy các hoạt động đó được thực hiện trong từng công việc riêng
biệt ở doanh nghiệp như thế nào. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp xem đây là cơng cụ
chiến lược cho sự thành cơng của mình.
Ngồi các phương pháp trên, các doanh nghiệp còn sử dụng một số phương
pháp khác nữa, ví dụ như Cải thiện liên tục (kaizen), Thuyết ràng buộc (theory of
onstraints), Chi phí mục tiêu (target cost)…
1.2 Khái niệm, bản chất, phân loại chi và các nhân tố tác động tới chi phí kinh
doanh
1.2.1 Khái niệm và bản chất của chi phí
Chi phí là các hao phí về nguồn lực ñể doanh nghiệp ñạt ñược một hoặc
những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác thì đó là số tiền phải trả ñể thực hiện các
hoạt ñộng kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v... nhằm mua ñược các loại hàng hóa,
dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh.



8

Theo VAS01 – Chuẩn mực chung thì chi phí là tổng giá trị các khoản làm
giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế tốn dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các
khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn ñến làm giảm vốn chủ sở
hữu, khơng bao gồm khoản phân phối cho cổ đơng hoặc chủ sở hữu.
Theo ñiều 23 của nghị ñịnh 199/2004/Nð –CP ngày 3/12/2004 của Chính
phủ nước CHXHCN Việt Nam thì “Chi phí hoạt động kinh doanh của cơng ty là
các khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong
năm tài chính”. Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong
q trình hoạt động kinh doanh thơng thường của doanh nghiệp và các chi phí khác.
Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong q trình hoạt động kinh doanh
thơng thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt ñộng
cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,... Những chi phí
này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương ñương tiền, hàng tồn kho, khấu
hao máy móc, thiết bị.
Chi phí khác bao gồm các chi phí ngồi các chi phí sản xuất, kinh doanh
phát sinh trong q trình hoạt động kinh doanh thơng thường của doanh nghiệp,
như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố ñịnh, các khoản tiền bị khách hàng
phạt do vi phạm hợp đồng,...
Chi phí là khái niệm ñặt ra trong rất nhiều các sự kiện kinh tế, ở đó có các
khoản thu nhập được sinh ra do nguồn gốc từ một khoản chi nào đó. Tối thiểu hóa
chi phí là mục tiêu của hầu hết các dự án ñầu tư, các kế hoạch sản xuất kinh doanh
nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Chỉ tiêu chi phí tồn bộ đối với các loại hàng hóa, sản phẩm mua vào, sản
xuất và bán ra luôn là thông tin cần thiết cho các nhà quản trị trong việc ñiều hành
và quản lý doanh nghiệp. ðiều này cho phép nhà quản trị thực hiện ñược các yêu
cầu quản trị như:
- Xác ñịnh giá trị hành tồn kho trong từng khâu của quá trình sản xuất và

tiêu thụ;


9

- So sánh cơ cấu giá thành với các doanh nghiệp cùng loại ( theo các giai
đoạn của q trình sản xuất, phương thức kinh doanh, theo nhóm khách hàng), qua
đó xác định những điểm mạnh, điểm yếu so với ñối thủ cạnh tranh, lựa chọn các
chiến lược dài hạn ( giảm thiểu chi phí ở giai đoạn nào đó của quá trình sản xuất, tổ
chức lại sản xuất…)
- Xác ñịnh khung giá trong kinh doanh thương mại ñảm bảo khơng bị ảnh
hưởng hoặc áp đặt bởi các đối thủ cạnh tranh;
- Thiết lập các dự toán cho từng khâu công việc, cho việc sản xuất từng loại
sản phẩm.
1.2.2 Phân loại chi phí
* Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế: bao gồm các loại chi phí sau:
(1) Chi phí nhân cơng, gồm:
- Các khoản tiền lương phải trả cho người lao động
- Các khoản trích theo lương như kinh phí cơng đồn, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp của người lao ñộng.
(2) Chi phí nguyên vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua
nguyên vật liệu, chi phí mua nguyên vật liệu dùng vào hoạt ñộng sản xuất kinh
doanh trong kỳ kế toán. Yếu tố này bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu chính: Là giá mua và chi phí mua của những
ngun vật liệu được sử dụng trực tiếp trong hoạt ñộng sản xuất kinh doanh.
Nguyên vật liệu chính là yếu tố cấu thành nên cơ sở vật chất chính của sản phẩm
hoặc giữ vai trị quan trọng trong giá thành sản phẩm.
- Chi phí nguyên vật liệu phụ: Là giá mua và chi phí mua của những nguyên
vật liệu kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, độ bền, tính thẩm
mỹ của sản phẩm hoặc những loại nguyên vật liệu dùng trong quản lý, văn phịng

hoặc dùng để sửa chữa tài sản cố ñịnh.
- Chi phí nhiên liệu: Là giá mua và chi phí mua của nhiên liệu dùng vào sản
xuất kinh doanh trong kỳ kế toán. Thực chất nhiên liệu cùng là ngun vật liệu phụ
nhưng nó giữ vai trị quan trọng trong danh mục nguyên vật liệu, vì vậy cần xếp nó


10

vào một khoản mục riêng rẽ ñể quản lý và dễ kiểm sốt khi có biến động lớn về
nguồn nhiên liệu, năng lượng trên thị trường.
- Chi phí phụ tùng thay thế: Bao gồm giá mua và chi phí mua của các loại
phụ tùng thay thế dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán. Thực chất phụ
tùng thay thế cũng là nguyên vật liệu phụ, tuy nhiên chúng bao gồm những bộ phận,
chi tiết dùng ñể thay thế khi sửa chữa tài sản cố định.
- Chi phí ngun vật liệu khác: Bao gồm tất cả giá mua và chi phí mua của
những loại nguyên vật liệu chưa thuộc các yếu tố kể trên như chi phí nguyên vật
liệu ñặc thù, chi phí về phế phẩm, phế liệu tận dụng.
(3) Chi phí cơng cụ dụng cụ: Yếu tố này bao gồm giá mua và chi phí mua tất
cả các cơng cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
(4) Chi phí khấu hao tài sản cố định: Yếu tố này bao gồm khấu hao của tất cả
tài sản cố ñịnh dùng vào hoạt ñộng sản xuất kinh doanh trong kỳ kế tốn.
(5) Chi phí dịch vụ mua ngồi: Yếu tố này bao gồm chi phí gắn liền với các
dịch vụ từ bên ngoài cung cấp cho hoạt ñộng sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán
của doanh nghiệp như dịch vụ ñiện, nước bảo hiểm tài sản, thuê nhà cửa, phương
tiện…
(6) Chi phí khác bằng tiền: Yếu tố này bao gồm tất cả các chi phí sản xuất
kinh doanh mà doanh nghiệp thường thanh toán trực tiếp trong kỳ kế tốn. ðây chủ
yếu là các dịng tiền mặt chi tiêu nhỏ tại doanh nghiệp.
* Phân loại chi phí theo cơng dụng kinh tế: Theo tiêu thức này, chi phí
trong kỳ kế tốn của doanh nghiệp tồn tại dưới các khoản mục sau:

(1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khoản mục này bao gồm toàn bộ những khoản chi phí liên quan đến chi phí
ngun vật liệu sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm. ðây chính là
chi phí ngun vật liệu chính như đá trong nhà máy sản xuất xi măng, gỗ trong sản
xuất bàn ghế… Ngồi chi phí ngun vật liệu chính, chi phí ngun vật liệu trực
tiếp cịn bao gồm chi phí nguyên vật liệu phụ ( kể cả nhiên liệu) dùng trực tiếp trong
sản xuất sản phẩm và những chi phí liên quan đến q trình phục vụ quản lý sản


11

xuất, cơng việc văn phịng, cơng việc hành chính như nhiên liệu dùng trong máy
móc thiết bị sản xuất, văn phịng phẩm… Chi phí ngun vật liệu chính được hạch
tốn trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm, chi phí ngun vật liệu phụ được tập
hợp chung và lựa chọn tiêu thức ñể phân bổ cho phù hợp giữa ngun nhân phát
sinh chi phí với đối tượng chịu chi phí.
(2) Chi phí nhân cơng trực tiếp. Khoản chi phí này bao gồm:
- Tiền lương công nhân trực tiếp thực hiện sản xuất sản phẩm và tiền lương
của bộ phận gián tiếp thực hiện các công việc phụ trợ như: bảo hành, bảo trì máy
móc thiết bị, nhân viên phục vụ...
- Các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất của cơng nhân trực
tiếp thực hiện quy trình sản xuất như kinh phí cơng đồn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
xã hội và bảo hiểm thất nghiệp.
(3) Chi phí sản xuất chung. Khoản chi phí này bao gồm tất cả các chi phí sản
xuất khơng thuộc hai khoản mục trên như:
-

Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ quản lý sản xuất tại phân xưởng.

-


Chi phí nguyên, nhiên liệu dùng cho máy móc thiết bị phục vụ sản xuất

-

Chi phí cơng cụ dụng cụ dùng trong sản xuất

- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong hoạt
động sản xuất
- Chi phí dịch vụ mua ngồi phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa chữa, bảo
hiểm tài sản tại xưởng sản xuất…
Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều thành phần có đặc điểm khác nhau,
rất khó kiểm sốt, chúng thường ít biểu hiện một cách cụ thể qua mối liên hệ nhân
quả, vì vậy đây là một bộ phận chi phí sản xuất rất khó xây dựng định mức và các
quyết ñịnh về ñịnh lương cho bộ phận chi phí này thường chứa đựng nhiều sai sót
đặc biệt là đối với những quy trình sản xuất mà chi phí này chiếm tỷ lệ lớn.
(4) Chi phí bán hàng: Là những phí tổn cần thiết nhằm thúc đẩy q trình lưu
thơng hàng hóa nhằm đảm bảo đưa hàng háo đến tay người tiêu dùng. Chi phí bán
hàng thường bao gồm các khoản sau:


12

- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của tồn
bộ lao động trực tiếp hay quản lý trong hoạt ñộng bán hàng, vận chuyển hàng hóa
tiêu thụ.
- Chi phí về ngun vật liệu, nhiên liệu dùng trong việc bán hàng, vận
chuyển hàng hóa tiêu thụ.
- Chi phí về cơng cụ dụng cụ dùng trong việc bán hàng như bao bì sử dụng
luân chuyển, các quầy hàng…

- Chi phí khấu hao thiết bị và tài sản cố ñịnh dùng trong việc bán hàng như
thiết bị đơng lạnh, phương tiện vận chuyển, cửa hàng, nhà kho…
- Chi phí th ngồi liên quan đến việc bán hàng như quảng cáo, hội chợ,
bảo trì, bảo hành, khuyến mãi…
- Chi phí khác bằng tiền trong việc bán hàng.
Chi phí bán hàng là một khoản mục chi phí gồm nhiều thành phần có đặc
điểm khác nhau, chúng phát sinh liên quan trực tiếp và gián tiếp ñến hoạt ñộng bán
hàng. Việc hạch tốn và phân bổ chi phí này cũng rất phức tạp, đơi khi chúng gây
nên những nhận thức sai lệch về thơng tin chi phí trong từng sản phẩm, bộ phận khi
báo cáo kết quả kinh doanh.
(5) Chi phí quản lý doanh nghiệp. Khoản mục chi phí này bao gồm tất cả các
chi phí liên quan đến cơng việc hành chính, quản trị ở phạm vi tồn doanh nghiệp.
Ngồi ra chi phí quản lý doanh nghiệp cịn bao gồm cả những chi phí mà chúng ta
khơng thể ghi nhận vào các khoản mục nói trên. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao
gồm:
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí của người lao
động, quản lý ở các bộ phận phịng ban của doanh nghiệp.
- Chi phí vật liệu, năng lượng, nhiên liệu dùng trong hành chính quản trị văn
phịng.
- Chi phí cơng cụ, dụng dùng trong hành chính quản trị văn phịng.
- Chi phí khấu hao thiết bị, tài sản cố định dùng trong cơng việc hành chính
văn phịng.


13

- Chi phí dịch vụ điện, nước, điện thoại, bảo hiểm phục vụ chung toàn
doanh nghiệp.
- Các khoản thuế, lệ phí chưa tính vào giá trị tài sản.
- Các khoản chi phí liên quan đến sự giảm sút giá trị tài sản như dự phịng

nợ phải thu khó địi, hao hụt trong khâu dự trữ…
Chi phí quản lý doanh nghiệp là một khoản mục chi phí gồm nhiều thành
phần có ñặc ñiểm khác nhau và khá phức tạp. Khoản mục này có liên quan chặt chẽ
đến quy mơ, trình độ tổ chức quản trị của doanh nghiệp. Vì vậy sự nhận diện và
phân cấp quản lý, phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp rất khó khăn, đơi khi dẫn
đến phân bổ sai lệch cho các sản phẩm, dịch vụ làm đánh giá sai thành quả đóng
góp, kiềm chế tính năng ñộng và sáng tạo của các bộ phận.
(6) Chi phí khác
Ngồi những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng
của doanh nghiệp, trong thành phần chi phí của doanh nghiệp cịn tồn tại những
dịng chi phí khác. Về cơ bản đây chính là dịng chi phí hoạt động tài chính, chi phí
hoạt động khác. Dịng chi phí này thường chiếm tỷ lệ nhỏ, thậm chí bằng khơng.
* Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh
Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với thời kỳ tính kết quả, chi phí có thể
chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
(1) Chi phí sản phẩm
Chi phí sản phẩm là các khoản mục chi phí gắn liền với quy trình sản xuất
chế tạo sản phẩm, là chi phí kết tinh trong giá trị sản phẩm, dịch vụ và bán thành
phẩm. Chi phí sản phẩm phát sinh qua nhiều kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau, vì
vậy khi xác định chi phí sản phẩm chúng ta cần xem xét ñến các giai ñoạn chuyển
tiếp và mức ñộ chuyển tiếp của chúng.
(2) Chi phí thời kỳ
Chi phí thời kỳ là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp ñến lợi
nhuận trong một thời kỳ. Như vậy chi phí thời kỳ khơng phải là một phần của giá trị
sản phẩm sản xuất hoặc hàng hóa mua vào mà chúng là những dịng chi phí được


14

khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận. Chi phí thời kỳ trong hoạt ñộng sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp tồn tại khá phổ biến như chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí
quảng cáo, chi phí thuê nhà… Tất cả những chi phí này đều là chi phí thời kỳ và
chúng được tính vào chi phí làm giảm trực tiếp lợi tức trong kỳ báo cáo.
* Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp
Theo phương pháp này, chi phí tồn tại dưới hai hình thức:
(1) Chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối
tượng chịu chi phí, chúng ta có thể quy nạp, hạch tốn trực tiếp vào từng đối tượng
chịu chi phí như chi phí ngun vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp…
Loại chi phí này thường chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí. Tuy nhiên,
chúng dễ được nhận dạng và hạch tốn chính xác. Vì vậy sự sai lầm về định lượng,
quyết định về chi phí trực tiếp ít xảy ra.
(2) Chi phí gián tiếp
Chi phí gián tiếp là những mục chi phí phát sinh liên quan đến nhiều ñối
tượng chịu chi phí khác nhau như chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân cơng
phục vụ sản xuất, chi phí quảng cáo… ðối với chi phí gián tiếp, ngun nhân gây ra
chi phí và đối tượng chịu chi phí rất khó nhận dạng. Vì vậy chúng ta thường phải
tập hợp chúng sau đó mới lựa chọn tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi
phí. ðiều này ñặt ra vấn ñề cần phải khắc phục, hạn chế những sai lầm bằng những
kỹ thuật phân bổ hoàn hảo hơn.
* Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
(1) Biến phí
Biến phí là những khoản mục chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của
đơn vị. Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản
phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành …. Các chỉ tiêu trên có thể thay đổi tỷ lệ với
mức sản xuất hoặc mức ñộ hoạt ñộng tiêu dùng. Nếu xét về tổng số, biến phí thay
đổi tỷ lệ thuận, ngược lại nếu xem xét trên một ñơn vị mức độ hoạt động thì biến
phí là một hằng số. Ta có đồ thị biểu diễn như sau:



15

Tổng biến phí

Biến phí đơn vị

Y=a
Y = aX

Mức độ hoạt ñộng

Mức ñộ hoạt ñộng

Hình 1.1. ðồ thị biểu diễn biến phí
Biến phí tồn tại dưới hai hình thức khác nhau: biến phí tuyệt đối và biến phí
cấp bậc.
- Biến phí tuyệt đối: Là loại biến phí mà sự biến động của chúng thực sự
thay ñổi tỷ lệ thuận với mức ñộ hoạt ñộng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân cơng trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng… Về mặt tốn học biến phí
tuyệt đối được thể hiện theo phương trình:
Y = aX
Trong đó:

Y là tổng biến phí
a là biến phí trên một đơn vị mức ñộ hoạt ñộng
X là mức ñộ hoạt ñộng.

- Biến phí cấp bậc: Là loại biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra khi
mức ñộ hoạt ñộng ñạt ñến một giới hạn nhất ñịnh. Những chi phí này thay ñổi tỷ lệ
thuận với mức ñộ hoạt ñộng của doanh nghiệp nhưng chúng chỉ thay đổi khi quy

mơ sản xuất, mức độ hoạt động của máy móc thiết bị ñạt ñến một phạm vi nhất
ñịnh. Về mặt toán học biến phí cấp bậc được thể hiện theo phương trình:
Y = ai Xi
Với ai là biến phí trên một đơn vị mức ñộ hoạt ñộng ở phạm vi i.
(2) ðịnh phí


×