Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Hoi va dap mon The duc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.95 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>HỎI VÀ ĐÁP MÔN THỂ DỤC</b>


<b>I. Thuật ngữ cho ĐHĐN? Các quy tắc và hình thức ghi thuật ngữ thể dục?</b>
<b>1. Thuật ngữ cho ĐHĐN:</b>


<i><b>- ĐHĐN: Là chỉ sự sắp xếp nhiều người trong một hàng ngũ nhất định (hàng dọc, hàng</b></i>
ngang, vòng tròn).


<i><b>- Tập hợp: Là chỉ sự sắp xếp đầu tiên của người tập trong một hàng ngũ nhất định.</b></i>
<i><b>- Dàn hàng: Là sự điều chỉnh lại đội hình với cự ly và gián cách lớn hơn.</b></i>


<i><b>- Cự ly: Là khoảng cách giữa người trước và người sau trong hàng dọc.</b></i>


<i><b>- Giãn cách: Là khoảng cách giữa người bên phải và người bên trái trong hàng ngang.</b></i>
<i><b>- Khẩu lệnh: Là lời của người chỉ huy phát ra khi điều khiển ĐHĐN.</b></i>


<i><b>- Điểm số: Là khẩu lệnh của người chỉ huy yêu cầu từng cá nhân trong đội ngũ báo cáo</b></i>
số thứ tự của mình, để chuẩn bị bài tập tiếp theo.


<i><b>- Nghiêm: Là tư thế đứng cơ bản, đứng thẳng, ngực ưỡn căng, mắt nhìn trước, tay duỗi</b></i>
thẳng dọc thân người, gót chân chụm, hai mũi bàn chân hướng ra ngồi tạo thành góc 600<sub>.</sub>
<i><b>- Nghỉ</b>:</i> Là tư thế đứng thả lỏng tại chỗ, đứng trên một chân, chân kia hơi khuỵu gối.
<i><b>- Quay: Là chỉ sự chuyển động của cơ thể theo trục thẳng đứng, có sự thay đổi vị trí của</b></i>
bàn chân (quay phải, trái, sau).


<i><b>- Đi: Là động tác di chuyển về trước, sau ln có giai đoạn một chân tiếp đất (đi thường,</b></i>
đi đều).


<i><b>- Chạy: là động tác chuyển động về trước, ln có giai đoạn bay trên khơng (chạy</b></i>
thường, chạy đều)



<i><b>- Đứng lại: Là khẩu lệnh của người chỉ huy để chấm dứt chuyển động của cá nhân hay</b></i>
tập thể trong khi đang di chuyển.


<i><b>- Người chỉ huy: Là người trực tiếp điều khiển ĐHĐN.</b></i>


<i><b>- Vị trí của người chỉ huy</b>:</i> Là nơi người chỉ huy có thê quan sát đội hình hợp lý và thuận
tiện nhất.


<b>2. Các quy tắc và hình thức ghi thuật ngữ thể dục:</b>


<i><b>- Yêu cầu: Thuật ngữ thể dục phải ngắn gọn, chính xác, đầy đủ tên gọi động tác, bài tập</b></i>
thể dục.


<i><b>- Ý nghĩa: Thuật ngữ thể dục có ý nghĩa giúp người tập dễ hiểu, dễ nhớ thực hiện động</b></i>
tác, bài tập thể dục.


<i><b>- Hình thức ghi: Ghi tóm tắt, ghi đầy đủ, ghi bằng hình vẽ.</b></i>


<i>+ Ghi tóm tắt:</i> Ghi nhanh những đặc điểm chủ yếu của động tác, bài tập.


<i>+ Ghi đầy đủ:</i> Ghi cụ thể, chính xác các cử động, động tác, bài tập.


<i>+ Ghi theo hình vẽ đơn giản:</i> Ghi theo hình thức này thường nhanh chóng, thuận lợi, đơn
giản, nhưng yêu cầu phải chính xác, dễ hiểu, được kết hợp với các ký hiệu, chữ số, tuân
theo những quy định, quy tắc sau:


* Mặt phẳng quy ước để thực hiện các bài tập TD PTC hay thể dục tự do là một đường
thẳng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

* Ghi các BT PTC cần ghi: tên gọi động tác, tư thế chuẩn bị, hướng thực hiện, tư thế kết


thúc động tác.


* Ghi các bài tập thể dục tự do cần ghi: bài tập đó cho đối tượng nào, ghi nhạc đệm (tên
tác giả, nhịp nhạc, nội dung bài tập, phân chia động tác khớp với nhịp nhạc.


* Ghi tên các bài tập trên thể dục dụng cụ cần ghi: Tên động tác, tư thế chuẩn bị, phương
pháp thực hiện, phương hướng thực hiện, tư thế kết thúc.


<b>II. Khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc cơ bản của thuật ngữ vẽ hình thể dục? </b>


<i><b>1. Khái niệm: Thuật ngữ vẽ hình thể dục là hình thức ghi đơn giản nhằm diễn tả các</b></i>
động tác thể dục một cách nhanh nhất.


<i><b>2. Ý nghĩa: Giúp người tập nắm được kỹ thuật động tác bao gồm: Tư thế chuẩn bị,</b></i>
phương hướng, biên độ số lần thực hiện động tác.


<i><b>3. Các nguyên tắc cơ bản của thuật ngữ vẽ hình thể dục:</b></i>


- Trước khi vẽ phải xác định được mặt phẳng biểu thị động tác: Trong thể dục mặt phẳng
thực hiện được các định là một đường thẳng có giới hạn trong phạm vi thực hiện động tác
gồm: Trên thảm, trên các dụng cụ, trên mặt đất.


- Tỷ lệ vẽ hình người theo chiều dài cơ thể. Cơ thể người được chia làm 7 phần, trong đó:
+ Đầu, cổ tương đương : 1/7.


+ Thân : 2,5/7.


+ Chân : 3,5/7.


+ Tay : 3/7.



+ Rộng vai : 0,5/7.


<i><b>* Biểu diễn cơ thể trong không gian: Gồm biểu diễn toàn bộ cơ thể và tứ chi trong</b></i>
không gian với các mặt phẳng:


<i>- Mặt phẳng trước:</i> Thể hiện đầu hình trịn, hai tay, hai chân, hai bàn chân chếch xuống
dưới mặt phẳng vẽ.


<i>- Mặt phẳng sau:</i> Thể hiện đầu hình trịn (có gạch chéo biểu hiện là tóc), hai tay, hai
chân, hai bàn chân chếch lên trên mặt phẳng vẽ.


<i>- Mặt phẳng phải, trái:</i> Đầu hình ơ van có chấm phía trước biểu thị là mũi, thân người
hình tam giác nhỏ, một tay, một chân, bàn chân nằm trên mặt phẳng.


<b>III. Những quy ước ký hiệu vẽ hình thể dục?</b>


<b>- Ký hiệu dấu (): Chỉ phương chuyển động của các bộ phận cơ thể khi thực hiện động</b>
tác, biên độ hoạt động của các khớp, cự ly hoạt động lớn thì độ dài của mũi tên cũng lớn
theo và ngược lại.


<b>- Ký hiệu dấu (): Chỉ các chi bên phải và hướng hoạt động bên phải.</b>


<b>- Ký hiệu dấu (X): Thể hiện động tác lặp lại giống nhau trong một chuỗi động tác liên</b>
tục.


<b>- Ký hiệu dấu (): Thể hiện tính đàn hồi của khớp do lặp lại nhiều lần một động tác</b>
giống nhau tác động vào một bộ phận cơ thể, ký hiệu này luôn đi với ký hiệu (X).


<b>- Ký hiệu (∑ ): Thể hiện tiếng động phát ra do các bộ phận cơ thể va chạm (vỗ tay, vỗ</b>


tay vào đùi).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thực hiện một động tác nào đó như; 300<sub>, 45</sub>0<sub>, 90</sub>0<sub>, 180</sub>0<sub>… Nếu chữ số ở dưới mặt phẳng</sub>
thực hiện là thể hiện số lần, số nhịp khi thực hiện động tác


<b>- Ký hiệu dấu (-): Thể hiện các bộ phận cơ thể áp sát nhau khi làm động tác nào đó, giữa</b>
chúng khơng có khoảng cách.


<b>- Ký hiệu dấu (,): Dùng để ngắt các nhịp có tư thế kết thúc giống nhau khi muốn rút gọn</b>
bớt hình vẽ mà vẫn dễ hiểu, khi có dấu phẩy giữa hai nhịp khác nhau. Thể hiện chúng có
khoảng cách về thời gian, nhưng có kết thúc nhịp giống nhau.


<b>- Ký hiệu dấu (-) giữa hai số): Ghi ở phía dưới mặt phẳng thực hiện (ví du: 1-6…) để</b>
biểu diễn một cử động được làm từ nhịp nào đến nhịp nào trong một chuỗi động tác liên
tục.


<b>- Ký hiệu ( ): Biểu thị tay nắm dụng cụ, được ghi sát chỗ tiếp xúc dụng cụ tập luyện</b>
(nắm ngửa, nắm sấp, nắm sấp ngửa, nắm vặn…).


<b>- Ký hiệu (∞∞): Biểu thi ngón tay của người tập đan nhau khi làm động tác tay không,</b>
ký hiệu được ghi vào sát bộ phận đan nhau.


<b>- Ký hiệu (zz): Thể hiện các ngón tay móc vào nhau của một người, hay của hai người</b>
đứng bên cạnh nhau cùng thực hiện bài tập.


<b>- Ký hiệu (-</b><sub></sub><b>-): Thể hiện bàn tay người này nắm cổ tay người kia khi thực hiện BT</b>
PTC, nhào lộn, ĐDTD.


<b>- Ký hiệu (0): Thể hiện khi làm động tác bàn tay nắm lại.</b>



<b>IV. Khái niệm đội hình đội ngũ (ĐHĐN) ? Ý nghĩa của việc tập luyện ĐHĐN ? Phân</b>
<b>loại ĐHĐN ?</b>


<i><b>1. Khái niệm ĐHĐN:</b></i>


- Đội hình là một tập thể người được sắp xếp theo một hình khối như vịng trịn, hàng
ngang, hàng dọc...


- Đội ngũ là sự sắp xếp vị trí tương quan giữa từng người, từng tổ, từng đơn vị với nhau
trong một tập thể.


<i><b>2. Ý nghĩa của việc tập luyện ĐHĐN:</b></i>


- Nhằm rèn luyện ý thức tập luyện, hiệp đồng, tổ chức, chỉ huy, tập hợp quần chúng biểu
dương lực lượng.


- Tạo tư thế đúng, đẹp, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát.


- Tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực cần thiết cho các môn thể thao khác.
<i><b>3. Phân loại ĐHĐN:</b></i>


* Đội ngũ:


- Các hoạt động tại chỗ và quay tại chỗ.


- Các hoạt động trong di chuyển và quay trong di chuyển.
- Các bài tập đặc biệt.


* Đội hình:



- Đội hình di chuyển tạo hình.
- Đội hình biến hóa.


- Đội hình dàn và dồn hàng


- Đội hình biến hóa kết hợp dàn và dồn hàng.


<b>V. Những thuật ngữ thường dùng trong tập luyện ĐHĐN ?</b>


<i><b>- Hàng ngang: Đường thẳng nối trục trái phải của người này với người khác hoặc đơn vị</b></i>
này với đơn vị khác. Hàng ngang có thể có từ một đến nhiều hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>- Dãn cách: Khoảng cách phải, trái giữa những người trong hàng ngang, được tính bằng</b></i>
đơn vị tương ứng một nắm tay giữa hai khuỷu tay của hai người.


<i><b>- Cự ly: Khoảng cách trước, sau giữa những người trong hàng dọc, được tính bằng đơn vị</b></i>
tương ứng một cánh tay giữa hai người.


<i><b>- Làm chuẩn: Một điểm, một người nào đó do người chỉ huy quy định để từ đó điều</b></i>
chỉnh dàn và dồn hàng.


<i><b>- Khẩu lệnh: Lời của người chỉ huy phát ra để điều khiển đội hình. Khẩu lệnh bao gồm:</b></i>
dự lệnh và động lệnh. Đôi khi, khẩu lệnh chỉ có động lệnh mà thơi. Ví dụ như khẩu lệnh “
Nghiêm”, “ Nghỉ “.


<i><b>- Dự lệnh: Lời nói của người chỉ huy, nhằm báo trước cho người thực hiện chuẩn bị, tập</b></i>
trung vào kỹ thuật động tác.


<i><b>- Động lệnh: Thực hiện kỹ thuật động tác. Khi động lệnh vừa dứt, lập tức thực hiện kỹ</b></i>
thuật động tác ngay.



<b>VI. Những việc người chỉ huy cần phải nắm vững khi hướng dẫn tập luyện ĐHĐN?</b>
<b>Những đặc điểm và yêu cầu giảng dạy ĐHĐN ?</b>


<i><b>1. Những việc người chỉ huy cần phải nắm vững khi hướng dẫn tập luyện ĐHĐN:</b></i>
- Nắm vững danh từ chuyên môn, thành thạo kỹ thuật, vận dụng linh hoạt.


- Điều khiển ĐHĐN phù hợp với điều kiện địa hình sân bãi.
- Dùng khẩu lệnh phải đầy đủ, chính xác và dứt khốt.


- Vị trí chỉ huy phải hợp lý để bao quát đội hình, đồng thời để người tập nghe rõ khẩu
lệnh. Khi đội hình di chuyển thì vị trí của người chỉ huy cũng phải thay đổi cho phù hợp.
<i><b>2. Những đặc điểm và yêu cầu giảng dạy ĐHĐN:</b></i>


<i><b>2.1. Đặc điểm:</b></i>


- Tên gọi của bài tập phải đầy đủ, chính xác, dễ hiểu.
- Nêu rõ tầm quan trọng của ĐHĐN đó.


- Giải thích kết hợp với làm mẫu.


- Khẩu lệnh phải đúng, rõ ràng, dứt khốt.
- Phương pháp tổ chức tập luyện thích hợp.
- Chú ý sửa chữa sai lầm.


- Kiểm tra và vận dụng vào các phần của buổi lên lớp.
<i><b>2.2. Các yêu cầu:</b></i>


<i>* Đối với người dạy:</i>



- Phải nắm vững thuật ngữ, sử dụng thành thạo khẩu lệnh.


- Phải thành thạo về kỹ thuật, làm mẫu chính xác, giải thích rõ ràng, dễ hiểu.
- Chọn vị trí chỉ huy thích hợp.


- Tổ chức buổi tập chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo tính sáng tạo, hấp dẫn.


<i>* Đối với người học:</i>


- Nghiêm chỉnh chấp hành những yêu cầu, quy định của giáo viên.
- Tập trung tư tưởng nghe và thực hiện kỹ thuật động tác.


- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể cao, biết giúp đỡ lần nhau trong sửa chữa
kỹ thuật động tác.


<b>VII. Khái niệm, đặc điểm và các loại hình của thể dục phát triển chung (TD PTC)? </b>
<i><b>1. Khái niệm: TD PTC là các loại hình bài tập có nhiệm vụ phát triển và củng cố sức</b></i>
khỏe cho người tập, giáo dục những kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể
lực đồng thời hình thành ở người tập khả năng vận dụng các kỹ năng vận động vào thực
tiễn tập luyện và đời sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

sinh, thể dục thẩm mỹ, thể dục chữa bệnh, thể dục ngành nghề, thể dục bổ trợ các môn
thể thao, thể dục trong lao động, thể dục trong các lực lượng vũ trang và thể dục đồng
diễn. Những bài tập này được sử dụng rộng rãi trong các đối tượng tập luyện từ trẻ sơ
sinh đến người cao tuổi , với các loại lao động và nghề nghiệp có giới tính khác nhau.
Nhằm mục đích giữ gìn sức khỏe, nâng cao dân trí, kéo dài tuổi thọ, phát triển các tố chất
thể lực, giữ gìn tư thế đúng đẹp và hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho
người tập.


<i><b>3. Các loại hình của TD PTC: Thể dục PTC bao gồm 9 loại:</b></i>


- Thể dục cơ bản.


- Thể dục vệ sinh.
- Thể dục thẩm mỹ.
- Thể dục trong lao động.
- Thể dục ngành nghề.


- Thể dục trong lực lượng vũ trang.
- Thể dục chữa bệnh.


- Thể dục bổ trợ các môn thể thao.
- Thể dục đồng diễn.


<b>VIII. Đặc điểm, tính chất của các bài tập phát triển chung (BT PTC)?</b>


- BT PTC là những bài tập tương đối đơn giản, dễ tiếp thu, có nội dung phong phú và đa
dạng. Các động tác có tác dụng lựa chọn tới từng bộ phận của cơ thể, tùy theo mục đích
và phương pháp tập luyện mà các bài tập này có tác dụng cục bộ hoặc toàn diện đến sự
phát triển của cơ thể, phát triển các tố chất thể lực, các kỹ năng kỹ xảo vận động cơ bản,
hoặc để sửa chữa tư thế sai lệch phục hồi chức năng của các cơ quan vận động.


- Các BT PTC tương đối đơn giản vì vậy việc tổ chức tập luyện các bài tập này có thể có
người hướng dẫn hoặc tự tập và khơng địi hỏi các điều kiện và trang thiết bị phức tạp.
- Tùy mục đích tập luyện để điều chỉnh lượng vận động bằng các cách sau: Tăng số lần
lặp lại động tác, thay đổi nhịp điệu thực hiện bài tập, tập luyện tay khơng hoặc có phụ
trọng khác nhau, thay đổi tư thế thực hiện ban đầu hoặc kết thúc của động tác, tập luyện
dãn cách hay liên tục.


- Tập luyện các BT PTC do lặp đi lặp lại, dễ dẫn đến ức chế và mệt mỏi đối với người tập
cho nên tùy theo tính chất bài tập và mục đích tập luyện có thể tiến hành bài tập dưới


hình thức trị chơi, để tăng hưng phấn và giảm bớt mệt mỏi nhằm nâng cao hiệu quả tập
luyện cho người tập.


<b>IX. Cơ sở và phân loại các BT PTC? Các hình thức ứng dụng BT PTC?</b>


<i><b>1. Cơ sở phân loại các BT PTC: Là dựa vào tác dụng chọn lựa của các động tác lên từng</b></i>
bộ phận của cơ thể, từng nhóm cơ và từng tố chất riêng biệt.


<i><b>2.</b><b>Phân loại các BT PTC: Người ta có thể phân chia các BT PTC thành 5 nhóm như sau:</b></i>
+ Các bài tập để phát triển sức mạnh và độ linh hoạt cho tay và bả vai gồm:


- Các bài tập cho bàn tay và ngón tay.
- Các bài tập gấp và duỗi cẳng tay.
- Các bài tập cho cánh tay và bả vai.


+ Các bài tập phát triển sức mạnh và độ linh hoạt cho cổ.


+ Các bài tập phát triển sức mạnh và độ linh hoạt cho chân và hông.
+ Các bài tập phát triển sức mạnh cho cơ thân mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- BT PTC với gậy thể dục.


- BT PTC với tạ tay hoặc bóng nhồi.
- BT PTC để phát triển sức mạnh cơ bắp.
- BT PTC tay không phối hợp hai người.
- BT PTC tay không kết hợp di chuyển.
- BT PTC theo đội hình vịng trịn.
- BT PTC với thang dóng.


- BT PTC với dây nhảy cá nhân.


- BT PTC với dây nhảy tập thể.


- BT PTC với dây cao su hoặc bóng nhồi.


<b>X. Nguyên tắc lựa chọn và sắp xếp các động tác trong BT PTC?</b>
<i><b>1. Nguyên tắc lựa chọn các động tác trong bài tập.</b></i>


- Các động tác lựa chọn phải phù hợp với mục đích yêu cầu buổi tập đặt ra.
- Động tác phải có tác dụng toàn diện lên cơ thể của người tập.


- Động tác phải phù hợp với lứa tuổi , giới tính và trình độ tập luyện của người tập.
<i><b>2. Nguyên tắc sắp xếp các động tác. </b></i>


- Phần đầu là các động tác có tác dụng rèn luyện tư thế cơ bản, để tạo cơ sở cho việc thực
hiện các động tác sau.


- Thứ hai là những động tác có cấu trúc đơn giản, nhưng tác động lên những nhóm cơ lớn
ảnh hưởng lớn đến các cơ quan trong cơ thể.


- Thứ ba là các động tác có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhóm cơ của từng phần cơ thể,
với độ khó và mức độ dùng sức tăng dần để đảm bảo tăng dần lượng vận động và thứ tự
thực hiện các động tác lên các phần cơ thể để đảm bảo luân phiên giữa tập luyện và nghỉ
ngơi, nhằm nâng cao hiệu qua ûcủa tập luyện.


- Thứ tư là các động tác có phối hợp phức tạp và huy động thể lực cao để phát triển toàn
diện cơ thể.


- Cuối cùng là các động tác có cường độ trung bình để ổn định và rèn luyện tư thế cơ bản.
Các động tác trong bài có thể lặp lại từ 4x8 nhịp hoặc nhiều hơn. Các động tác có thể tập
tay không hoặc với các dụng cụ, hoặc kết hợp khắc phục các ngoại lực hay lực đối kháng


để phát triển sức mạnh và độ dẻo và làm tăng độ linh hoạt của các khớp.


<b>XI. Hình thức và phương pháp lên lớp BT PTC?</b>
<i><b>1. Hình thức lên lớp.</b></i>


Khi tiến hành lên lớp các BT PTC, có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau, hình thức
càng phong phú thì hiệu quả tập luyện càng cao. Việc vận dụng các đội hình tập luyện
khác nhau (1 hoặc nhiều hàng ngang, đội hình vịng trịn….) các đội hình này sẽ làm
phong phú thêm hình thức tập luyện giúp học sinh dễ tiếp thu bài tập hơn. Thơng thường
trong q trình lên lớp BT PTC người ta thường sử dụng 4 hình thức sau:


- Hình thức cá nhân.
- Hình thức Tập thể.
- Hình thức 2 người.
- Hình thức chia nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Phương pháp bình thường: Là phương pháp học sinh quan sát động tác, nghe giải thích
sau đó thực hiện động tác theo khẩu lệnh. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi cho
mọi đối tượng tập luyện.


- Phương pháp liên tục: Là phương pháp mà người tập thực hiện liên tục từ động tác này
đến động tác khác một cách liên tục không ngắt quãng nhằm tăng mật độ vận động của
bài tập. Khi thực hiện phương pháp này cần chú ý sử dụng các động tác và các bài tập
đơn giản ,học sinh đã quen.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×