Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ đặc điểm NGÔN NGỮ tập THƠ CHĂN TRÂU đốt lửa của NHÀ THƠ ĐỒNG đức bốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.96 KB, 102 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn là cơng trình nghiên cứu độc lập của bản
thân. Các kết quả và số liệu thống kê trong luận văn hoàn tồn và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kì một cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành được luận văn này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của
bản thân cịn có sự quan tâm giúp đỡ của q thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn
bè. Trước tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS
………., người đã ln quan tâm, tận tình giúp đỡ và định hướng nghiên cứu
cho em trong suốt thời gian hồn thành đề tài.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo của trường
Đại học Hải Phịng đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp cho em những kiến thức
quý quý báu về lý luận cũng như thực tiễn, giúp em có cơ sở cho việc nghiên
cứu, và đã đóng góp những ý kiến xác đáng để giúp em hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, tập thể cán bộ, giáo viên
trường ĐH Hải Phịng, Thành phố Hải Phịng đã ln tạo điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, những người bạn thân hữu
và các học sinh đã động viên, tạo điều kiện để tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, 1 tháng 08 năm 2020
Tác giả


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

.......................................................i



LỜI CẢM ƠN

......................................................ii

MỤC LỤC

.....................................................iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỀ TÀI..................................................iv
MỞ ĐẦU

......................................................1

1. Lý do chọn đề tài

......................................................1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

......................................................2

2.1. Lịch sử nghiên cứu thơ Đồng Đức Bốn nói chung.............................2
2.2. Về ngơn ngữ thơ Đồng Đức Bốn và tập thơ “Chăn trâu đốt lử..................4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................7
3.1. Mục đích nghiên cứu

......................................................7

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


......................................................7

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................8
4.1. Đối tượng nghiên cứu

......................................................8

4.2. Phạm vi nghiên cứu

......................................................8

5. Phương pháp nghiên cứu

......................................................8

5.1. Phương pháp miêu tả

......................................................8

5.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp................................................8
5.3. Biện pháp khảo sát, thống kê, phân loại, so sánh.......................................8
6. Kết cấu của luận văn
......................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..................10
1.1. Quan niệm về thơ

....................................................10

1.2. Ngôn ngữ thơ và đặc trưng của ngôn ngữ thơ, thể thơ......................13

1.2.1. Ngôn ngữ thơ

....................................................13

1.2.2. Một số đặc trưng của ngôn ngữ thơ và thể thơ.............................17
1.3. Đồng Đức Bốn và tập thơ “Chăn trâu đốt lửa”...............................28
1.3.1. Giới thiệu về Đồng Đức Bốn và thơ Đồng Đức Bốn.....................26
1.3.2. Tập thơ “Chăn trâu đốt lửa” (1993)..........................................28
Tiểu kết chương 1

....................................................29


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM VÀ CÁCH TỔ CHỨC BÀI THƠ
TRONG TẬP CHĂN TRÂU ĐỐT LỬA............................................31
2.1. Đặc điểm về ngữ âm trong tập thơ “Chăn trâu đốt lửa”....................31
2.1.1. Đặc điểm về vần

....................................................31

2.1.2. Đặc điểm về cấu trúc của nhịp.................................................38
2.1.3 Đặc điểm về thanh điệu

....................................................51

2.2. Đặc điểm về cách tổ chức bài thơ trong tập thơ “Chăn trâu đốt lửa”..........61
2.2.1. Đặc điểm về câu thơ, dòng thơ................................................61
2.2.2. Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ................................................64
Tiểu kết chương 2


....................................................66

CHƯƠNG 3: TỪ NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NỔI BẬT TRONG
TẬP “CHĂN TRÂU ĐỐT LỬA” ....................................................68
3.1. Các lớp từ vựng ngữ nghĩa tiêu biểu mang đậm ngôn ngữ làng quê.........68
3.1.1. Đặc điểm lớp ngôn ngữ về con người........................................68
3.1.2. Đặc điểm lớp ngôn ngữ về động, thực vật..................................70
3.1.3. Đặc điểm lớp ngôn ngữ về sự vật, sự việc..................................73
3.1.4. Đặc điểm lớp ngôn ngữ chỉ không gian, thời gian vùng thôn quê.........75
3.2. Các biện pháp tu từ nổi bật

....................................................82

3.2.1. Biện pháp tu từ so sánh

....................................................82

3.2.2. Biện pháp tu từ nhân hóa

....................................................89

3.2.3. Biện pháp điệp từ

....................................................90

3.2.4. Biện pháp sử dụng câu hỏi tu từ...............................................94
3.3. Cách thể hiện ngôn ngữ của Đồng Đức Bốn ở tập thơ Chăn trâu đốt lửa
trong tương quan với một số nhà thơ hiện đại Việt Nam.........................96
3.3.2. Những khác biệt


....................................................97

Tiểu kết chương 3

....................................................98

KẾT LUẬN

..................................................100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

..................................................102


iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỀ TÀI
Số
hiệu
bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
3.1
3.2
3.3

3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

Tên bảng
Các loại vần chân trong thơ tự do của tập thơ “Chăn trâu đốt
lửa”
Các loại vần của thể loại thơ lục bát trong tập thơ “Chăn trâu
đốt lửa” xét theo vị trí của tiếng hiệp vần
Thống kê cách ngắt nhịp trong thơ tự do, tập thơ “Chăn trâu
đốt lửa”
Thống kê các loại nhịp trong câu lục, thể loại thơ lục bát của
tập thơ “Chăn trâu đốt lửa”
Thống kê các loại nhịp trong câu bát, thể loại thơ lục bát của
tập thơ “Chăn trâu đốt lửa”
Các loại vần thơ lục bát trong tập thơ “Chăn trâu đốt lửa” xét
theo âm vực thanh điệu
Phối thanh trong câu lục, câu bát của tập “Chăn trâu đốt lửa”
Đồng Đức Bốn
Các yếu tố ngôn ngữ chỉ người trong tập thơ “Chăn trâu đốt lửa”
Các yếu tố ngôn ngữ chỉ thực vật trong tập thơ “Chăn trâu đốt
lửa”
Các yếu tố ngôn ngữ chỉ động vật trong tập thơ “Chăn trâu đốt
lửa”
Các yếu tố ngôn ngữ chỉ sự vật, sự việc trong tập thơ
Những không gian chung trong tập thơ “Chăn trâu đốt lửa”
Những không gian nông thôn cụ thể trong tập thơ “Chăn trâu

đốt lửa”
Các địa danh cụ thể trong tập thơ “Chăn trâu đốt lửa”
Thời gian trong tập thơ “Chăn trâu đốt lửa”
Các mơ hình cấu trúc của so sánh tu từ trong tập thơ
“Chăn trâu đốt lửa”

Trang
31
34
39
44
46
53
56
68
70
72
73
76
78
79
80
82


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngơn ngữ chính là cốt vật chất của thơ ca, là hơi thở đem lại sức sống
và say mê cũng như khẳng định sự tồn tại của thơ trong trái tim mỗi con

người. Tìm hiểu và nghiên cứu ngơn ngữ trong thơ ca nói chung cũng như
ngơn ngữ thơ của tác giả nói riêng là một quá trình hành động để từng bước
nâng giá trị nghệ thuật mà thơ ca ln mang trong mình. Đây là vấn đề mang
tính tất yếu của việc đánh giá về những đóng góp của nhà thơ trong đời sống
văn học. Đây cũng là một hướng đi cần thiết vừa mang tính chuyên sâu, vừa
mang tính liên ngành; đồng thời giúp người đọc nhận biết dấu ấn phong cách
ngôn ngữ của mỗi nhà thơ.
Trong giới văn chương nước ta, nhiều người đã định danh Đồng Đức Bốn
là thi sĩ đồng quê. Thơ Đồng Đức Bốn có một giọng điệu riêng, hiếm và lạ, thực
sự chinh phục được người đọc. Ngôn ngữ trong thơ Đồng Đức Bốn xứng đáng
được nghiên cứu một cách nghiêm túc, để thấy được những đóng góp của ơng
cho mảng thơ viết về đồng q nói riêng và trong dịng chảy của thơ ca hiện đại
nói chung.
Khám phá và tìm hiểu về vẻ đẹp của của ngôn từ trong tập thơ “Chăn
trâu đốt lửa” của Đồng Đức Bốn đến nay vẫn đang còn là một khoảng trống
và hấp dẫn, cuốn hút nhiều nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về những nét đặc sắc
của thi sĩ.
Nghiên cứu về Đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Đồng Đức Bốn nói
chung và trong tập “Chăn trâu đốt lửa” nói riêng là một việc làm có ý
nghĩa khoa học, nhằm xác định giá trị nghệ thuật và vẻ đẹp đích thực mà
ngôn ngữ của tập thơ này mang lại.
Chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu về Đặc điểm ngôn ngữ tập thơ
“Chăn trâu đốt lửa” của nhà thơ Đồng Đức Bốn – nhìn từ phương diện ngơn
ngữ học. Với hướng đi này, chúng tôi muốn khám phá cái riêng biệt, độc đáo,
cái lạ trong cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả Đồng Đức Bốn trong tập thơ


2
này. Chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm một
minh chứng về những thành tựu của ông trên phương diện ngôn ngữ thơ đối

với nền thơ ca Việt Nam đương đại.
Là giáo viên bộ môn Ngữ văn, chúng tôi cho rằng việc giảng dạy để
học sinh hiểu về đặc điểm và vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ trong nhà trường hiện
nay là đúng hướng song cịn gặp nhiều khó khăn. Giáo viên và học sinh đến
với một tác phẩm thơ thường chỉ nhìn nhận, đánh giá nghiêng về nội dung của
tác phẩm, mà chưa đi sâu vào khám phá vẻ đẹp của hệ thống ngơn từ trong
q trình cảm thụ bài thơ. Với luận văn này, chúng tơi mong được đóng góp
vào việc tháo gỡ những khó khăn cho mình và chia sẻ cùng đồng nghiệp,
đồng thời cũng từ đó mà lan tỏa tình yêu ngôn từ tiếng Việt cho học sinh qua
giảng dạy môn Ngữ văn nhà trong trường phổ thông, nhất là những tác phẩm
thơ.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “ Đặc điểm ngôn
ngữ tập thơ Chăn trâu đốt lửa của Đồng Đức Bốn”, nhằm góp một tiếng
nói trong việc nghiên cứu thơ ơng từ góc độ ngôn ngữ.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu thơ Đồng Đức Bốn nói chung
Năm 1992, Đồng Đức Bốn in tập thơ đầu tiên với tựa đề “Con ngựa
trắng và rừng quả đắng”, được nhà thơ Phạm Tiến Duật viết lời giới thiệu.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận định tập thơ đầu tiên của Đồng Đức Bốn có
nhiều bài thơ lục bát độc đáo, nhưng lại chen lẫn vào đó các bài thơ tự do ỡm
ờ, lúc thì cao giọng chính trị, lúc lại học địi cung cách trí thức lả lơi. [37,tr.4].
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đánh giá: “Thơ lục bát của Đồng Đức Bốn
có một cái gì khác người, hiếm và lạ”. Ơng cho rằng: “Đồng Đức Bốn là một
nhà thơ, một người khởi nghĩa. Anh là người có những tìm cảm ngẩn ngơ,
ngây ngất, dại, khờ. Anh là một tên nửa tỉnh nửa quê”[37, tr.6].


3
Đọc tập thơ “ Con ngựa trắng và rừng quả đắng” in năm 1992, do Phạm
Tiến Duật viết lời giới thiệu, nhà thơ Nguyễn Huy Thiệp đánh giá: Đồng Đức

Bốn hồn tồn chưa nhận ra mình, anh đang đi như một người mê ngủ”.
Trong truyện ngắn “Đưa sáo sang sông”, Nguyễn Huy Thiệp viết tặng
Đồng Đức Bốn - thi sĩ đồng q, ơng ví Đồng Đức Bốn như một ngọn gió,
như một ngọn gió trên cánh đồng xanh, trên dịng sơng xanh. Ơng cũng đánh
giá “ Thơ lục bát của Đồng Đức Bốn có một cái gì khác người, hiếm và lạ”
[27, tr.538].
Trong bài viết “Thương bạn Đồng Đức Bốn” Nguyễn Huy Thiệp đánh
giá: Thơ lục bát là “giấy giới thiệu”, là “các-vi-dit” cho Đồng Đức Bốn
“đánh đu” với các ông Tống Công Minh lớn nhỏ khắp bốn phương trời và đã
gọi Đồng Đức bốn là một nhân vật hoang đường. Như vậy với đánh giá này
Đồng Đứ Bốn từ một nông dân chấc phác, mơ mộng, lãng đãng trở thành một
thi sĩ tài danh bậc nhất.
Tác giả Vũ Dũng, trong bài viết “Đồng Đức Bốn – một câu chuyện hoang
đường”, đã đánh giá: “Thơ Đồng Đức Bốn là khúc hát vừa ngọt ngào, nghẹn
ngào vừa bay bổng ngang tàng cất lên từ cả bề dày trầm tích ngàn năm văn hiến
của nền văn minh lúa nước châu thổ sông Hồng”. Nhà phê bình văn học Nguyễn
Đăng Điệp – (Viện văn học), trong bài viết “Đồng Đức Bốn - phiêu du vào lục
bát” đã có nhận xét: “Ở lục bát Đồng Đức Bốn, chất thơ khá ...” [27, tr. 146].
Nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư nhận xét về tập thơ “Trở về với mẹ ta thôi”
(NXb Hội nhà văn – 2000) của Đồng Đức Bốn: “Đây là một tập thơ có sức nặng,
chất lượng cao”
Tác giả Nguyễn Ánh Ngân có nhận xét trong bài viết “Lục bát của Đồng
Đức Bốn”: “Đồng Đức Bốn là nhà thơ lục bát bẩm sinh. Lục bát của Đồng Đức
Bốn như dòng phun thạch trào ra mang ngọt đắng cho đời”.
Nhà Thơ Phạm Tiến Duật: “Một mình Đồng Đức Bốn tự làm một cuộc
trường trinh...Đồng Đức Bốn làm dấy lên một phong trào làm thơ lục bát thu hút
hàng trăm cây bút chuyên nghiệm và không chuyên nghiệp”, đây là đánh giá của
nhà người viết trong bài “ Đóng gạch nơi nao”



4
Trong luận án Tiến sĩ “Lục bát và ngôn ngữ thơ lục bát Đồn Đức Bốn”,
tác giả Trần Thị Thúy Liễu đánh giá “Câu thơ lục bát của Đồng Đức Bốn
không đọc theo kiểu lướt qua mà phải dừng lại ngẫm nghĩ từ cách tổ chức
vần thơ, cách ngắt nhịp, hài thanh…” [31,tr.23].
“Thơ đã vận vào đời Bốn với bao sự buồn vui, đau khổ, hạnh phúc...
thơ cho Bốn làm người và nếu khơng có thơ thì khơng ai hình dung ra Đồng
Đức bốn thế nào cho đúng”, đó là lời nhận xét trong bài viết “Trời cho được
cái lộc thơ” của nhà báo Đặng Vương Hưng viết trên báo An ninh thế giới
cuối tháng số 15 phát hành tháng 11 năm 2002.
Ngồi ra, cịn nhiều ý kiến xung quanh tác giả và những tập thơ khác
của nhà thơ tài hoa này. Tuy nhiên, phải thấy rõ một điểm chung của các nhà
nghiên cứu, phê bình về thơ Đồng Đức Bốn đều nhằm khẳng định tài năng,
phóng cách rất riêng của Đồng Đức Bốn và những đóng góp của ơng cho thơ
ca hiện đại Việt Nam nói chung và thơ lục bát nói riêng.
2.2. Về ngơn ngữ thơ Đồng Đức Bốn và tập thơ “Chăn trâu đốt lửa”
Thơ Đồng Đức Bốn chủ yếu là thơ tự do và thơ lục bát, nhưng những
đóng góp thành cơng nhất về thể loại chính là thơ lục bát của ơng. Nhiều nhà
nghiên cứu đã đánh giá cao về về những bài thơ lục bát của Đồng Đức Bốn.
Nguyên cứu về Đồng Đức Bốn khơng ít người đi tìm hiểu, đnahs giá
các tập thơ, tìm hiểu hình ảnh thơ, ngơn ngữ độc đáo và đặc biệt là thể thơ lục
bát của Đồng Đức Bốn. Chúng tôi thấy nổi bật là các nghiên cứu của Nguyễn
Huy Thiệp, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Đăng Điệp, Đặng Vương Hưng, Đoàn
Hương, Nguyễn Thanh Toàn, Lê quốc Hán...
Trong nhiều bài viết, phê bình, nghiên cứu về tác giả Đồng Đức Bốn,
các tác giả hướng đến và khẳng định những đóng góp của Đồng Đức Bốn
trong kho tàng thơ dân tộc nói riêng và thơ đương đại Việt Nam nói chung
trên phương diện ngôn ngữ, giọng điệu. Chúng tôi xin dẫn ra một số ý kiến
trong các bài viết của các nhà khoa học khi nghiên cứu về Đồng Đức Bốn ở
các mức độ và khía cạnh khác nhau.



5
Gần đây, đặc biệt có một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu
về thơ Đồng Đức Bốn dưới góc độ ngơn ngữ học. Tác giả Nguyễn Thị Hạ đã
nghiên cứu “Thơ lục bát Đồng Đức Bốn” qua luận văn thạc sĩ khoa học ngôn
ngữ. Bùi Việt Phương đi sâu vào tìm hiểu giọng thơ Đồng Đức Bốn với luận văn
thạc sĩ khoa học năm 2007. Lê Thị Thu Hằng khảo sát thơ Đồng Đức Bốn để
nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ “Thơ Đồng Đức bốn truyền thống và hiện đại”
tìm ra nét riêng của Đồng Đức Bốn khi sử dụng thơ lục bát. Trong Luận án Tiến
sĩ, tác giả Trần Thị Thúy Liễu đã nghiên cứu về “Thơ lục bát và ngôn ngữ thơ
Đồng Đức Bốn” như là một “điểm nóng” trong thơ lục bát hiện đại của Việt
Nam...
Nếu như trong trong tập “Con ngựa trắng và rừng quả đắng” Đồng Đức
Bốn cịn “ngây ngơ”, hoang mang dò dẫm từng bước một trên con đường thơ và
hình thành phong cách riêng cho mình thì đến tập “Chăn trâu đốt lửa” xuất bản
năm 1993 thì nhiều người đã phải công nhận một nhà thơ tài năng và đặc biệt
thành công với thể loại thơ lục bát, ông xứng đáng là người “cứu tinh của thơ
lục bát” như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét.
Tác giả Nguyễn Ánh Ngân nhận xét trong bài viết: “Lục bát Đồng Đức
Bốn: cịn một cõi khơng?” khi viết về tập “Chng chùa kêu trong mưa”:
“Đồng Đức Bốn có ý thức sâu sắc về hình thức thể hiện, tránh sa đà vào cường
điệu hóa cảm xúc bằng những hình ảnh bóng bẩy”.
Người bạn thơ lâu năm của Đồng Đức Bốn-nhà thơ Trần Huy Tản viết
trong “Vẫn cịn những tiến chng chùa gọi xanh” đã viết thế này: Thơ Đồng
Đức Bốn không bị trộn lẫn, hay hòa tan vào mớ thơ hay, dở, lập dị, ối oăm,
ghênh thác, kín hở hoặc ngộ năng hay y bát gì đó.
Tiến sĩ Đồn Hương cho rằng: “Hình ảnh dân dã, thơn q trong thơ
Đồng Đức bốn qua những câu thơ lục bát đẹp dịu dàng và rất mộc mạc của
thơ dân gian, của những câu ca dao mà mọi thế hệ người Việt Nam đọc trong

cả cuộc đời vẫn cứ giật mình. Trong tâm hồn con người từ thế hệ này sang
thế hệ khác...”. Tác giả cho rằng, xét về phương diện ngôn ngữ, chất thơ của


6
Đồng Đức Bốn chân quê, chất phác nhưng lại chứa đựng trong đó biết bao
tinh hoa của ngơn ngữ, biết bao ý đẹp của tiếng Việt.
Còn đây là những lời tâm sự và đánh giá của nhà văn Trần Quang Huy
qua bài viết “Đồng Đức Bốn – Nhân vật và trau chuốt” về chất đồng quê của
nhà thơ: “Thơ Đồng Đức Bốn giống như những câu nói của các bà nông dân
lam lũ, yếm trễ ngực, váy xắn quai cuồng, địn gánh nặng vai”[26, tr.378].
Theo nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp thì: “Trong các thứ hương hỏa,
Đồng Đức Bốn “ăn lộc” ca dao nhiều hơn cả”. Tác giả cho rằng: “Đồng Đức
Bốn đã kết hợp cái chất thôn quê tuyệt vời với cái lang thang, vất vả của một
người phải chịu đựng biết bao khổ cực trong đời sống hiện đang, làm thành
nên một cái ngông đáng yêu, tưng tửng…” [16].
Nhà phê bình Đức Thọ trong bài “"Chăn trâu đốt lửa" - sâu sắc một
triết lý nhân sinh” đã đánh giá về tập thơ này như sau: “Đó vừa là sự ý thức
về cái bản ngã của một nhà thơ có tài, và là ước nguyện nặng nợ của người
yêu thơ với thơ ca truyền thống, và nó cũng gieo một dấu hỏi lơ lửng trong
lòng mỗi chúng ta”[27,tr.22].
Trong bài “Lục bát và Chăn trâu đốt lửa”, ông Nguyễn Lâm Cúc đã viết:
“Khung cảnh trong bài thơ là cánh đồng miền Bắc, nơi mà dù vụ gặt vừa mới
xong rạ rơm cũng khơng cịn lại bao nhiêu, vì suốt cả một vùng đồng bằng dọc
theo châu thổ sông Hồng, người nơng dân q rạ khơng khác gì sản phẩm khác.
Họ tận thu rơm rạ để làm thức ăn cho trâu, bị; để đun nấu, để làm vách đất
nữa. Vì vậy, cánh đồng sau vụ gặt mùa Đơng chỉ cịn rất nhiều gió và cái lạnh
thấu xương”.
Tác giả Chu Nguyên lại có nhìn nhận riêng và những ý kiến sâu sắc khi
đọc tập thơ “Chăn trâu đốt lửa”, ông cho rằng, “ở tập thơ này Đồng Đức Bốn

viết hay nhất về cảnh sắc đồng quê Bắc Bộ”. Tác giả Chử Văn Long đánh giá
thơ Đồng Đức Bốn như những bông hoa đồng nội mà vẻ đẹp của những bông
hoa ấy lại là vĩnh hằng, nó thể hiện rõ nhất trong bài thơ “Duyên quê”.


7
Có những lúc, những chỗ, những hình ảnh Đồng Đức Bốn đã mượn lời
nói thay cho những kỉ niệm thậm chí là vết thương trong lịng mình. Vì thế nhà
thơ Lê Quốc Hán mới ấn tượng về tiêu đề tên bà thơ “ Hoa dong riêng”, anh cho
răng tác giả bài thơ đa mượn lồi hoa nay để nói hộ tình u hưng những con
sóng đang trào dâng mạnh mẽ trong trái thi sĩ.
Qua khảo sát những ý kiến của các nhà nghiên cứu đã nêu trên, chúng
tôi rút ra nhận xét như sau: Nhìn chung, các bài viết của các tác giả nghiên
cứu về thơ lục bát nói riêng và thơ Đồng Đức Bốn nói chung đã có những
đóng góp nhất định trong việc tìm hiểu về ngơn ngữ thơ. Các bài viết đều đi
tới nhận xét chung là trong nhiều bài thơ, đặc biệt là các bài của tập Chăn
trâu đốt lửa, Đồng Đức Bốn đã sử dụng ngôn ngữ quê mùa của người nhà
quê, phần nhiều là những từ ngữ giản dị không “lắt léo” để miêu tả về khơng
gian làng q, gia đình, hàng xóm, cảnh vật. Sự vận dụng ngôn ngữ sinh hoạt,
dân gian qua tay Đồng Đức Bốn đã tạo ra dấu ấn rất riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những đặc điểm chính về ngơn ngữ thơ trong tập thơ “Chăn
trâu đốt lửa” của Đồng Đức Bốn trên các phương diện như: đặc điểm về ngữ
âm, nhịp, âm thanh, từ loại, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Đặc biệt, chúng tôi muốn
hướng tới tiếp cận các bài thơ trong tập thơ “Chăn trâu đốt lửa” từ góc độ
ngơn ngữ học, góp phần làm sáng tỏ phong cách thơ Đồng Đức Bốn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khi nghiên cứ đề tài: “Đặc điểm ngôn ngữ tập thơ Chăn trâu đốt lửa
của Đồng Đức Bốn”, chúng tôi xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Khảo sát và tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ thơ trong tập “Chăn trâu đốt
lửa” của Đồng Đức Bốn trên phương diện thể loại và ngữ âm, như: về thể thơ,
về đặc điểm vần và nhịp, về cách tổ chức bài thơ.
- Khảo sát và tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ thơ trong tập “Chăn trâu đốt
lửa” của Đồng Đức Bốn về phương diện từ loại: danh từ, tính từ, động từ; về


8
phương diện ngữ nghĩa, ngữ pháp: các lớp từ, trường ngữ nghĩa và một số
biện pháp tu từ nổi bật.
- Từ những đặc điểm về ngôn ngữ của tập thơ “Chăn trâu đốt lửa” trên,
rút ra những đặc điểm chung nhất về đặc điểm ngôn ngữ thơ Đồng Đức Bốn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là: Đặc điểm ngôn ngữ tập
thơ “Chăn trâu đốt lửa” của tác giả Đồng Đức Bốn.
Nguồn ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát gồm 111 bài thơ tập hợp trong
tập thơ “Chăn trâu đốt lửa” của tác giả Đồng Đức Bốn, do Nhà xuất bản Lao
động xuất bản năm 1993.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: các bình diện hình thức, gồm thể
thơ, đặc điểm vần và nhịp; bình diện ngơn từ thể hiện qua một số kiểu từ ngữ
và biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong tập thơ “Chăn trâu đốt lửa”
của Đồng Đức Bốn dưới góc độ ngơn ngữ học.
5. Phương pháp và thủ pháp pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả
Nhằm làm sáng tỏ đặc điểm riêng của ngôn ngữ trong tập “Chăn trâu
đốt lửa” - Đồng Đức Bốn.
- Thủ pháp phân tích - tổng hợp
Từ việc phân tích cấu trúc ngôn ngữ, chúng tôi đi đến khái quát những đặc

điểm cơ bản của ngôn ngữ tập thơ “Chăn trâu đốt lửa” của Đồng Đức Bốn.
- Thủ pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Dùng thủ pháp thống kê về tần số xuất hiện các lớp từ trong tập thơ
“Chăn trâu đốt lửa”. Trên nguồn tư liệu này, chúng tôi đi sâu vào mơ tả, phân
tích, nhận xét việc sử dụng đặc điểm ngôn ngữ trong tập “Chăn trâu đốt lửa”
của Đồng Đức Bốn.
6. Kết cấu của luận văn


9
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài.
Chương 2: Đặc điểm ngữ âm và cách tổ chức bài thơ trong tập “Chăn
trâu đốt lửa” của Đồng Đức Bốn.
Chương 3: Từ ngữ và các biện pháp tu từ nổi bật trong trong tập thơ
“Chăn trâu đốt lửa” của Đồng Đức Bốn.


10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Quan niệm về thơ
Thơ là người bạn đồng hành từ bao đời nay của nhân loại, là một trong
những loại hình kỳ diệu nhất của nghệ thuật. Vì vậy, niềm khao khát của
những người yêu thơ là mong chạm vào được “bản thể” của thơ. Thơ trong
quan niệm của nhà thơ, nhà phê bình văn học, nhà ngơn ngữ học, mỗi người
một căn cứ và một lối nghĩ riêng. Đến nay đã có vơ vàn những khái niệm,
những định nghĩa về thơ từ nhiều góc độ khác nhau.
Nền văn học Trung Quốc cổ đại đã đề cập đến quan niệm về thơ từ rất

sớm. Lưu Hiệp đã đề cập đến 3 phương diện để tạo nên một bài thơ. Đó chính
là tình cảm, ý nghĩ; âm thanh và ngơn ngữ qua tác phẩm“Văn tâm điêu
long”: “Tình sâu mà khơng giả dối/ Phong cách thuần hậu mà không hỗn
tạp/ Sự việc chân thật, không hoang đường/ Nghĩa lý thẳng thắn, không
quanh co/ Bố cục gọn gàng, không rối rắm/ Lời văn đẹp mà khơng lịe loẹt”
(Lục nghĩa, 6 điều cần thiết).
Bạch Cư Dị là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất Trung Quốc đời
Đường. Ông cũng là một trong những người sớm nhất đưa ra quan điểm
riêng về thơ và nêu lên các yếu tố then chốt tạo thành điều kiện tồn tại của
thơ:“Cái gọi là thơ thì khơng gì cảm hóa nhân tâm bằng tình cảm, khơng
thể bắt đầu thơ bằng cái gì khác ngồi ngơn ngữ, khơng gì thân thiết bằng âm
thanh, sâu sắc bằng nghĩa lý...”. Ông quan niệm thơ như một thực thể sinh vật
đặc biệt: “Hoa của nó là âm thanh, quả của nó là nghĩa lý và lá của thơ
là....ngôn ngữ”. Trong tác phẩm “Tứ Minh thi thoại”, nhà thơ Tạ Trăn nhận
định: “Thơ có bốn cách: một là hứng, hai là thú, ba là ý, bốn là tình”. Quan
điểm này vừa chỉ ra các yếu tố cấu thành một tác phẩm đồng thời cũng nêu
lên mối quan hệ biện chứng gắn bó lẫn nhau giữa các thành tố đó như một
chỉnh thể sống động. Đây được đánh giá là quan điểm sâu sắc, đánh giá một
cách toàn diện nhất trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Quốc.


11
Ở phương Tây, từ thời cổ đại, Aristote trong cuốn Nghệ thuật thi
ca đã quan niệm thơ như là một sự mô phỏng, nhưng phải là mô phỏng trong
sáng tạo.
Đối với Vonte - nhà thơ Pháp, ông cho rằng: “Thơ là sự hùng biện du
dương” [13, tr11]. Nhận định này chú trọng tới bề ngoài, mặt biểu hiện của thơ
qua hình thức. Nhà văn Pháp Victor Hugo cũng nêu lên quan điểm: “Những câu
có vần nhịp, thì tự nó chưa phải là thơ”. Ơng nhận thấy, “thơ phải được hình
thành từ những ý tưởng và những ý tưởng chỉ có thể xuất phát từ trong tâm hồn

của mỗi con người. Câu thơ chí là vẻ bề ngồi lụa là đẹp đẽ trên cơ thể”. Thơ
cũng có trường hợp được biểu hiện bằng văn xi, nhưng thực sự nó chỉ là chính
mình và đạt tới vẻ đẹp kiêu sa, dun dáng qua những câu thơ [33, tr.5].
Nhà thơ nổi tiếng người Đức là Goethe ln khẳng định, những gì ơng
khơng gặp trong cuộc sống, những gì khơng đốt cháy cõi lịng, khơng làm cho
ơng khổ đau, thì khơng bao giờ ơng có thể viết thành thơ. Ơng chỉ viết những
bài thơ khi ơng u, vì khi ấy tình cảm mới thực sự mãnh liệt [13,tr.8].
Ở Việt Nam, thời kỳ trung đại đã có những ý kiến xác đáng về
thơ. Đơn cử như Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác đã quan niệm: “Thơ cốt
ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay”. Theo ông, giá trị của thơ được thể hiện ở chỗ
không phải bất cứ lời lẽ nào cũng thể hiện ra được thông qua thơ, mà chỉ
những ý nghĩ sâu xa, triết lý, cảm xúc mới hình thành nên được thơ. Phạm
Quang Trung cũng chia sẻ tinh thần trên của Lê Hữu Trác: “Thơ là tình,
nhưng tình khơng tách rời ý”. Nhà bác học Lê Quý Đôn cũng quan niệm về
thơ như sau: “Ta thường cho làm thơ có ba điều chính: một là tình, hai là
cảnh, ba là sự”…
Mã Giang Lân chỉ ra bốn yếu tố quan trọng của thơ là: Thơ thơng báo
thẩm mĩ trong đó kết hợp 4 yếu tố Ý-Tình-Hình-Nhạc [30, tr.5]. Theo người
viết thơ phải hội tụ đủ bốn yếu tố trên vì đó dấu hiệu nhận biết những bài thơ
thực sự là thơ, nếu khơng nó chỉ giống như những bài vè có vần.
Trong dòng văn học hiện đại, mỗi nhà thơ cũng đều có một quan điểm riêng về


12
thơ. Thơ của Tố Hữu là vũ khí đấu tranh cách mạng, là hình thức tươi đẹp của
hoạt động cách mạng. Thơ là một phần của tâm hồn cách mạng, một phần của
sự nghiệp cách mạng. Ông cho rằng, thơ phải hướng tới ngày mai, góp phần
xây dựng cuộc đời mới chứ khơng chỉ hồi niệm q khứ, tìm đến sự thốt li
hay sự qn. Thơ cũng khơng chỉ dừng lại ở phê phán cái cũ mà muốn góp
phần xây dựng cuộc đời mới thì phải thức tỉnh con người, tin ở con người và

tập hợp con người thành sức mạnh. Với Tố Hữu, thơ là tư tưởng nhưng là tư
tưởng đã cảm xúc hóa. Tố Hữu khơng tách rời tư tưởng và cảm xúc mà nhấn
mạnh sự hòa quyện, sự thống nhất, sự chuyển hóa giữa tư tưởng và cảm xúc
trong thơ. Thơ là tiếng lịng, tiếng nói của cảm xúc tràn dâng. Ơng tâm sự:
“Khơng cố tình, nhưng mỗi khi có cái gì chứa chất trong lịng, khơng nói ra
khơng chịu được thì lại thấy cần làm thơ” [24,tr.439].
Theo quan niệm của nhà thơ Lưu Trọng Lư thì thơ chính là cốt lõi của
cuộc sống, là tình u. Ông đặt ra yêu cầu mỗi bài thơ phải như một cánh cửa,
để mở tới tình u.
Nhà thơ Sóng Hồng trong bài “Tựa tập thơ” thì cho rằng “Thơ là sự
sống tập trung cao độ, là cốt lõi của cuộc sống.” ” [25,tr.37].
Như vây cả nhà Lưu trọng Lư và Sóng Hồng đều đề cao vai trị của nội
dung thơ là phản ánh cuộc sống, mang hơi thở cuộc sống, phục vụ cho cuộc
sống con người.
Chế Lan Viên thì phát biểu về thơ bằng chính thơ: “Thơ, thơ đong từng
ngao như tát bể/ Là cái cân nhỏ xíu lại cân đời/ Đừng làm những câu thơ
khn mình theo văn phạm/ Như cây xanh thẳng quá chim không về”.
Nhà thơ Lê Đạt ln nhấn mạnh thơ gắn liền với văn hóa, gắn liền với
thiên nhiên, cảnh vật và con người. Vì vậy, tìm ra giá trị của thơ cũng chính là
tìm đến giá trị đẹp của văn hóa, của thiên nhiên. Ông cho rằng thơ là một
trong những lĩnh vực tạo ra giá trị phi vật thể nên thơ không phải tự nó tạo
nên mà là do văn hóa, do tài năng nhà thơ hình thành ra.
Ở hồn cảnh riêng của bản thân, Hàn Mặc Tử có quan điểm về thơ:


13
“Thơ là tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ, ước ao trở lại
trời, là nơi đã sống ngàn kiếp vô thủy vô chung với những hạnh phúc bất
tuyệt...”
Là một nhà cách mạng kiên trung của Đảng, nhưng cũng là một nhà

thơ, đồng chí Trường Chinh (bút danh Sóng Hồng) quan niệm: “Thơ gắn liền
con người với thời đại, khơng chỉ nói nên những tình cảm riêng mà thơng qua
đó, nói lên triết lý, lẽ sống, niềm hy vọng của dân tộc, những khát khao cháy
bỏng của non sông và nhịp đập của trái tim quần chúng”. Ơng cho rằng, “thơ
chính là một hình thái nghệ thuật cao quý, người làm thơ phải có nguồn cảm
xúc mạnh mẽ, cháy bỏng trong cõi lòng. Thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
triết lý và tình cảm. Sự kết hợp đó được thể hiện bằng những hình tượng đẹp
đẽ thông qua lời thơ”.
Nghiên cứu về thơ cũng luôn là đề tài thú vị, tâm huyết được các nhà lý
luận văn học, nhà phê bình văn học và các nhà ngơn ngữ quan tâm và có ý kiến
riêng về thơ.
Các nhà ngơn ngữ học cũng có những quan điểm khá phong phú về
thơ. Theo nhà ngơn ngữ học Hồng Phê thì: “Thơ chính là một hình thức
nghệ thuật dùng ngơn ngữ, nhưng ngơn ngữ đó là loại ngơn ngữ giàu hình
ảnh, giàu cảm xúc, là loại ngơn ngữ có tính nhạc” [32, tr.257].
Theo giáo sư Phan Ngọc, dưới góc nhìn cấu trúc, “thơ chính là cách
thức tổ chức ngơn ngữ hết sức cơng phu, nó địi hỏi người tiếp nhận phải
nhớ, phải ngẫm, phải cảm xúc và suy nghĩ”. Ông cũng đưa ra một khái niệm
về thơ với 3 quan điểm cơ bản:
- Thơ có giá trị phổ quát, được áp dụng cho mọi sự vận hiện tượng, bất
chấp ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa...
- Người đọc thơ khơng cần phải có kiến thức sâu, hiểu biết rộng và kinh
nghiệm văn chương vẫn có thể nhận diện được.
- Ngơn ngữ thơ giúp ta nhận biết được thực chất của thơ, đọc thơ và
bình thơ có kết quả. [30, tr.6]


14
Nguyễn Phan Cảnh trong cơng trình Ngơn ngữ thơ đưa ra nhận xét:
“Rõ ràng là, trong văn xuôi, lặp lại là điều tối kỵ và phương trình khơng

được dùng để xây dựng nên những thông báo...” [3, tr.78]. Nhận xét này
chính là cơ sở để Nguyễn Phan Cảnh đề cao một ngun lí trong tổ chức
ngơn ngữ thơ: ngun lí song hành.
Nhà nghiên cứu Hữu Đạt khi nghiên cứu về ngôn ngữ thơ cũng đưa ra
quan niệm về thơ như một định nghĩa khá toàn diện và hoàn chỉnh: “Thơ là
một thể tài của văn học được trình bày bằng hình thức ngắn gọn, súc tích
nhất với cách tổ chức ngơn ngữ có vần điệu và quy luật phối âm riêng của
từng ngôn ngữ nhằm phản ánh cuộc sống tập trung và khái quát nhất, dưới
dạng các hình tượng nghệ thuật” [14 ,tr. 20 ].
Luận văn được người viết thực hiện dưới góc nhìn của ngơn ngữ học,
nên chúng tơi thiên về ủng hộ quan niệm định nghĩa thơ của tác giả Hữu Đạt
trong cuốn sách: “Ngôn ngữ thơ Việt Nam”. Tuy nhiên, không thể cứng nhắc
trong quan niệm mà trên một phương diện nhất định, chúng ta có thể chấp nhận
những hình thức khá linh hoạt chứ khơng nhất thiết lúc nào cũng phải ngắn gọn
và súc tích mà truyện thơ và trường ca là những minh chứng điển hình. Do đó,
quan niệm của chúng tơi về thơ nhằm để thuận tiện cho các thao tác nghiên cứu
về ngôn ngữ thơ Đồng Đức Bốn trong tập thơ “Chăn trâu đốt lửa” sẽ như sau:
“Thơ là một thể loại văn học, là một chỉnh thể văn bản ngơn từ có sự tương
xứng giữa nội dung và hình thức biểu hiện. Thơ mang đặc trưng của tư duy
hình tượng với sự tham gia của vần điệu và các quy luật hòa phối ngữ âm
trong từng ngơn ngữ, về nội dung có nhiệm vụ hướng con người đến Chân,
Thiện, Mỹ, đến những giá trị vững bền của đời sống; về hình thức cần đảm bảo
các nguyên tắc: thẩm mỹ, công phu, sáng tạo”.
1.2. Ngôn ngữ thơ và đặc trưng của ngôn ngữ thơ, thể thơ
1.2.1. Ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ trong thơ trước tiên chính là “Ngơn ngữ mang tính chất
nghệ thuật được dùng trong văn học” [29, tr.185]. Bởi lẽ, thơ chính là một


15

bộ phận cấu thành của nền văn học nói chung. Song, ngơn ngữ thơ cũng có
những nét riêng có. Trên một đơn vị diện tích ngơn ngữ chật hẹp, ngơn ngữ
thơ đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe vừa phải có hệ thống nhịp điệu, vừa
cơ đọng, giàu sức biểu tượng...Mỗi từ ngữ, hình ảnh trong thơ đều mang
những sắc thải chủ quan của người viết, chính vì vậy ở một phương diện
nhất định, ngơn ngữ trong thơ ca có những phẩm chất rất đặc biệt bởi nó
được kết tinh từ một dung lượng lớn về cuộc sống và tạo nên những tín hiệu
thẩm mỹ mạnh mẽ.
Có thể nói, một tác phẩm thơ ra đời chính là sự gọt dũa, chắt lọc, tập
trung cao nhất tính hàm súc, mỹ lệ, phong phú của ngôn ngữ. Mỗi bài thơ là
một kết cấu ngơn ngữ trong một trật tự hồn hảo. Vì vậy, rất nhiều nhà
nghiên cứu, nhà ngôn ngữ luôn khẳng định, một bài thơ để có thể có được
chỗ đứng trong nền văn học thì nhất định phải là sự kết tinh thăng hoa của
nghệ thuật ngôn từ. Ngược lại, trong thơ, ngơn ngữ dễ có điều kiện bộc lộ
năng lực và vẻ đẹp so với ngôn ngữ được sử dụng trong các lĩnh vực khác.
Mỗi một loại hình nghệ thuật đều cần có chất liệu đặc trưng của nó, nói
đến âm nhạc, thì âm thanh chính là chất liệu với các trường độ cao thấp khác
nhau. Màu sắc, đường nét là chất liệu tạo nên vóc dáng của hội họa, mảng
khối là chất liệu của nghệ thuật kiến trúc. Theo đại văn hào Nga M.Gorky thì:
“Ngơn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” mà ngôn ngữ thơ là một phần của
ngơn ngữ văn học, vì vậy nó mang trên mình đầy đủ những nét đặc trưng của
ngơn ngữ văn học.
Tuy nhiên, ngôn ngữ thơ không chỉ đơn thuần dùng để miêu tả, để nói
lên những điều mình cần nói, ngơn ngữ thơ có những nét đặc trưng riêng với
ngữ âm, từ vựng, thể loại, ngữ pháp. Những nét riêng có của thơ đã tạo nên
một chất liệu đặc biệt để truyền tải tính nghệ thuật, hiện thực hóa nội dung
một cách khách quan theo những cách khác nhau.
Xét về mặt tổ chức ngơn ngữ thì ngơn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ được
gọt dũa kỳ công, bởi lẽ, bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngơn ngữ, ở đó



16
ngôn ngữ được sắp xếp một cách chặt chẽ. Ngôn ngữ trong thơ giống như đứa
con tinh thần của tác giả, nó biểu hiện tập trung cao độ những cảm xúc, hình
ảnh, màu sắc, nhạc điệu, chúng hịa quyện lại với nhau tạo nên một chỉnh thể
lung linh đa sắc thái. Đến với thơ thật dễ gần, đọc qua đã thấy mến thấy
thương, nhưng tìm hiểu những giá trị ngơn ngữ trong thơ lại là một cơng việc
khác, nó địi hỏi cần có sự đầu tư cơng sức, chắt chiu những giá trị như việc
đãi cát tìm vàng.
Ngơn ngữ liên tục phát triển theo sự vận động của cuộc sống. Do đó,
ngơn ngữ được sử dụng trong thơ cũng phải liên tục được làm mới. Rồi từ đó
mới cập nhật và điều chỉnh, định hướng cho cuộc sống này tới những giá trị
mới. Đó chính là sứ mệnh của thơ ca nói riêng và văn học nói chung.
Ngơn ngữ dùng trong thơ thuộc nhóm ngơn ngữ đặc trưng, nó là những
câu chữ bình thường trong cuộc sống, nhưng đã được tác giả mã hóa, để nó
chở một hay nhiều ý nghĩa khác đằng sau nghĩa đen của câu chữ. Chính
những nghĩa bóng này sẽ tạo ra trường liên tưởng cho người đọc sau khi câu
chữ của bài thơ khép lại. Những câu chữ tạo nên sự liên tưởng ấy có thể coi là
nhãn tự (mắt của chữ) của câu thơ. Nó khiến câu thơ đa chiều hơn.
Ngơn ngữ thơ thường mượt mà, giàu hình ảnh. Vì thế, hình ảnh thơ ln
có vai trị quan trọng trong việc tạo nên các hiệu ứng nghệ thuật, góp phần làm
cho sự hiện hữu của thơ thêm ý nhị. Bởi lẽ, thơ là biểu tượng, là hình ảnh, là
chất keo dính kết từ cuộc sống đời thường đến một một vũ trụ phi thực. Và hơn
đâu hết, biểu tượng hình ảnh chính là điều kiện cần và đủ, là cơ sở để thơ tồn
tại.
Có thể nói, thơ sinh tồn dựa vào nhiều phương thức biểu hiện, trong đó
khơng thể khơng có ngơn ngữ và hình ảnh, những chất liệu đầu tiên mà độc
giả tiếp xúc trước khi khám phá những giá trị mà bài thơ mang lại. Ngơn ngữ
và hình ảnh thơ thường được ví như một thứ ma thuật, gây mê hoặc, nó khơng
chỉ là sự cộng dồn hình ảnh hay ngơn từ cho đủ số lượng mà là sự hòa quyện,



17
chọn lọc để tạo nên tính hàm súc, tạo hiệu ứng nghệ thuật để thể hiện tư
tưởng, tinh thần sáng tạo của nhà thơ.
Tóm lại, xuất phát từ một định nghĩa về thơ như người viết đã quan
niệm trong phần trên và cùng với những khái niệm về ngôn ngữ thơ như
đã trình bày, có thể nói, ngơn ngữ thơ được hiểu là ngôn ngữ thi ca, được
dùng trong thi ca. Đây là loại ngôn ngữ nghệ thuật được trau chuốt tỉ mỉ,
hàm súc từ hình thức đến nội dung.
Về mặt hình thức, ngơn ngữ thơ được bảo đảm bằng các tính chất
như vần, hịa âm, nhịp thơ.
Về nội dung, ngôn ngữ thơ được đặc trưng thể hiện bởi tư duy bằng
hình tượng và sự hàm súc.
Sự kết hợp hài hịa và nhuần nhuyễn giữa nội dung và hình thức
trong ngôn ngữ thơ sẽ tạo ra những tác phẩm thơ với nội dung tích cực,
khẳng định các giá trị Chân, Thiện, Mỹ trong cuộc sống xã hội và con
người. Vì thế, tìm hiểu ngơn ngữ thơ nói chung và ngơn ngữ thơ của một
tác giả đặc trưng, chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề về
ngữ âm và thể loại, về từ loại, vần thơ, nhịp thơ, các biện pháp tu từ, các
phương thức chuyển nghĩa...
1.2.2. Một số đặc trưng của ngôn ngữ thơ và thể thơ
1.2.2.1. Về phương diện ngữ âm và thể thơ
Thơ mang hơi thở và phản ánh cuộc sống thông qua những rung động
tình cảm. Những từ ngữ chỉ biểu hiện phần nào thế giới nội tâm của tác giả,
âm thanh và nhịp điệu góp phần làm cho thế giới của thơ thêm phong phú,
tinh tế hơn.
Có thể nói, tính nhạc là đặc trưng cơ bản của thơ. Đây là điều mà ít
được nhắc tới trong văn xuôi. Trong mọi ngôn ngữ, tính nhạc được biểu hiện
theo cơ cấu và các tổ chức khác nhau về ngữ âm. Nguyên âm, thanh điệu,

phụ âm trong tiếng Việt là cơ sở cho ngôn ngữ thơ ca của nước ta có dáng vẻ
trầm bổng, du dương, độc đáo khi thể hiện tính nhạc.


18
Nhạc thơ được tạo thành bởi ba yếu tố cơ bản là âm điệu, vần điệu và
nhịp điệu. Tuỳ thuộc từng bài thơ cụ thể mà một trong ba yếu tố đó có vai
trị nổi bật hơn. Trong bất kỳ bài thơ nào, vai trò của ba yếu tố trên cùng
được xác lập thì tác phẩm càng giàu nhạc điệu và ấn tượng ngữ nghĩa càng
phụ thuộc nhiều hơn ấn tượng ngữ âm.
Xét về mặt âm điệu, tính đối lập của âm tiết tiếng Việt được quy định
bởi các thành phần cấu tạo nên chứ không phải đơn vị nào khác, là cơ sở tạo
nên âm điệu trong thơ cách luật tiếng Việt. Âm điệu là một khái niệm được
xác lập trong thế tương quan với vần điệu, nhịp điệu và thanh điệu (tức sự
phối thanh). Âm điệu cịn có thể được hiểu là sự hoà âm được tạo ra từ sự
luân phiên xuất hiện giữa các đơn vị âm thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh
điệu) có những phẩm chất ngữ âm tương đồng và khác biệt trên trục tuyến
tính.
Về vần điệu, đây là khái niệm chưa có tính ổn định cao. Trước hết cần
hiểu khái niệm vần trong âm tiết. Theo Đoàn Thiện Thuật: Âm tiết tiếng
Việt bao gồm ba bộ phận độc lập: thanh điệu, âm đầu và phần còn lại. Bộ
phận thứ ba mang âm sắc chủ yếu của âm tiết. Nó là bộ phận đoạn tính duy
nhất kết hợp với thanh điệu tạo nên vần thơ, nên tạm gọi là phần vần. Như
vậy, phần vần của âm tiết (cùng với thanh điệu) là yếu tố quan trọng nhất
tạo nên vần thơ. Vần thơ có thể được hiểu như sợi dây ràng buộc các dòng
thơ lại với nhau, do đó giúp người đọc được thuận miệng, nghe được thuận
tai và làm cho người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. Vần thơ là do nhu cầu thực sự
của tâm hồn muốn nhìn thấy mình được biểu lộ rõ ràng hơn, có sự vang
động đều đặn….
Vần là yếu tố lặp lại của một bộ phận âm tiết theo một vị trí nhất định

trong dịng thơ (câu thơ) có chức năng tổ chức, liên kết các câu thơ (dòng
thơ) thành khổ thơ, các khổ thơ thành bài thơ. Vần là yếu tố quan trọng tạo
nên sự hòa âm giữa các câu thơ. Dù hiểu theo cách nào, vần luôn là yếu tố
quan trọng tạo nên sự hòa âm giữa các câu thơ, dòng thơ. Dựa vào thanh
điệu, người ta chia vần thơ thành vần bằng (âm tiết có thanh ngang và thanh


19
huyền) và vần trắc (âm tiết có thanh sắc, ngã, hỏi, nặng) bao gồm nhóm trắc
thường (âm tiết có thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc và thanh nặng và nhóm
trắc nhập (âm tiết có các âm cuối p, t, ch, c mang thanh sắc và thanh nặng).
Dựa vào vị trí hiệp vần ta có vần chân (vần liền, vần cách, vần ơm) và
vần lưng. Dựa vào mức độ hịa âm giữa các âm tiết, ta có vần chính, vần
thơng và vần ép. Dựa vào cách kết thúc âm tiết tham gia hiệp vần có vần
mở (vần đơn), vần nửa mở, vần nửa khép, vần khép (vần phức).
Về nhịp điệu, theo F. de Saussure, nhịp điệu của giao tiếp thông
thường được hình thành từ tính phân phối ngữ nghĩa. Nghĩa là, căn cứ
vào ý nghĩa có thể phân chuỗi ngữ lưu ra từng đoạn. Trong thơ, nhịp điệu
là kết quả của sự hòa phối âm thanh được tạo ra từ sự ngắt nhịp. Sự ngắt
nhịp có thể theo cú pháp và theo tâm lý (tình cảm, cảm xúc của tác giả).
Có thể hiểu nhịp điệu là cái được nhận thức thông qua tồn bộ sự lặp lại có
tính chu kì, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng
nghỉ, chỗ ngắt hơi trên những đơn vị cơ bản như câu thơ (dịng thơ), khổ
thơ, thậm chí đoạn thơ. Tùy từng thể thơ mà có cách ngắt nhịp khác nhau
và có cả sự chi phối của cá tính sáng tạo của nhà thơ. Chẳng hạn, thơ lục bát
truyền thống phù hợp diễn tả những cảm xúc êm đềm, trong sáng nên
thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/2/2/2). Khi nhịp thơ biến đổi sang nhịp lẻ
thì đã có sự thay đổi trong cảm xúc. Thơ tự do phù hợp với sự tự do trong
tâm hồn. Vì vậy, sự ngắt nhịp trong thơ tự do rất phong phú và đa dạng.
Yếu tố tạo nên nhịp điệu là những chỗ ngừng nghỉ trong sự phân bố mau

thưa theo sự chế định của thể thơ hoặc sự biến thiên đa dạng của cảm xúc,
thi hứng. Chuỗi âm thanh của lời thơ được chia tách thành những đơn vị tiết
tấu, tức là khoảng ngừng hơi, ngắt hơi nhỏ nhất (hay còn gọi là bước thơ).
Sự ngắt nhịp ngoài sự chi phối của cú pháp, cảm xúc cịn có sự chi phối
của vần thơ, tạo nên tính nhạc cho lời thơ. Cách ngắt nhịp, tạo nhịp trong
thơ đa dạng, muôn màu, tuỳ câu, tuỳ khổ, tuỳ bài thơ cụ thể. Nhịp là yếu tố
cơ bản, là xương sống của bài thơ và là tiền đề cho hiện tượng hiệp vần
trong thơ.
Tính nhạc là đặc trưng quan trọng của thơ trong sự phân biệt với
ngôn ngữ văn xuôi. Đúng như nhận xét của Hữu Đạt: Muốn chuyển một


20
đoạn văn xuôi thành một bài hát, một bản nhạc thành cơng thì trước hết
phải là thứ văn xi giàu nhịp điệu, một thứ văn xuôi tiếp cận với thơ ca.
Điều đó là hiển nhiên, vì khơng có một nhạc sĩ nào, dù có tài, lại chuyển một
đoạn văn xi chính luận thành một bài hát cả.
Những sự đối lập khi khai thác tính nhạc trong thơ thường được sử
dụng như sau:
- Về nguyên âm, đó là sự đối lập khép – mở, trầm – bổng của các nguyên âm.
- Về thanh điệu là sự thể hiện cao – thấp, bằng - trắc
- Giữa các dãy phụ âm và phụ âm tắc vơ thanh trong phụ âm cuối có sự
đối lập về bằng – trắc
Ngồi ra, vần và nhịp đóng góp phần quan trọng khơng nhỏ trong việc
tạo nên tính nhạc của ngơn ngữ thơ.
Cùng với đó, trong thơ ca, ngữ nghĩa không đồng nhất với ngữ nghĩa
của ngôn ngữ giao tiếp đời thường. Mỗi từ ngữ trong thơ đều rất linh hoạt và
đa nghĩa. Khi đi vào trong thơ, tùy theo cấu trúc nhất định mà ngữ nghĩa của
nhiều ngôn từ không dừng lại ở nghĩa gốc ban đầu mà cịn có những ý nghĩa
mới đa dạng hơn, mới mẻ hơn. Đó chính là nghĩa biểu trưng trong ngơn ngữ

thơ ca. Từ đó ngữ nghĩa này đã tạo cho ngôn ngữ trong thơ một sự lôi cuốn lạ
thường đối với người thưởng thức. Bởi vì họ khơng chỉ tiếp nhập lời thơ bằng
mắt, bằng tai mà cịn đón nhận nó bằng trái tim, bằng trí tưởng tượng, bằng cả
sự liên tưởng. Đây là điều đặc biệt làm cho ngôn ngữ thơ khơng chỉ là phương
tiện giao tiếp, mà cịn đóng một vai trị quan trọng khác là nói lên tiếng lịng,
tâm tư, tình cảm của con người.
Ngữ pháp chính là hình thức tổ chức ngơn ngữ trong thơ. Thực tế, trong
một bài thơ, khơng nhất định phải có chủ ngữ, vị ngữ như một câu nói hồn
chỉnh ngồi đời thường. Vì vậy, nếu như ta phân chia mỗi dịng thơ trong bài
tương ứng với một câu thơ thì câu thơ khơng hồn tồn đồng nghĩa với khái
niệm câu trong ngữ pháp. Đơi lúc, câu thơ bao gồm nhiều dịng, nhưng mỗi
dịng chỉ có một vế câu. Nhất là trong thơ ca hiện đại ngày nay, hiện tượng


×