Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận kế toán viên Xử lý tình huống về việc thủ trưởng đơn vị yêu cầu nhân viên đi làm khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.5 KB, 14 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG
TÊN TIỂU LUẬN
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VỀ VIỆC THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ YÊU CẦU
NHÂN VIÊN ĐI LÀM KHI CHƯA HẾT THỜI GIAN NGHỈ THAI SẢN

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hoa
Chức vụ: Kế tốn viên
Đơn vị cơng tác: Trường mầm non thị trấn Nghĩa Đàn

Hà Nội, Năm 2020

Mục Lục


Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính

T.T

I

Nội dung

Trang
3

Lời nói đầu
Nội dung tình huống
1. Mơ tả tình huống



5

2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống

7

II 3. Phân tích ngun nhân, hậuquả.

8

4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống.
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn

III

9
11

13

Kết luận và kiến nghị
Tài Liệu Tham Khảo

15

2
2



Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính
I.

LỜI NĨI ĐẦU

Ở nước ta, cùng các chế độ bảo hiểm xã hội khác, chế độ bảo hiểm thai sản
được quy định củ thể trong các văn bản pháp luật lao động từ khi dành được
chính quyền hiện nay. Đã bao lần sửa đổi bổ sung nên chính sách bảo hiểm thai
sản ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và phù hợp hơn với thực tế đời sống, đáp ứng
quyền lợi hợp pháp, cũng như thể hiện chính sách đặc biệt ưu đãi với lao động
nữ. Từ đó tạo điều kiện cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng
ổn định cuộc sống, sức khỏe nhằm phát huy hiệu quả năng lực nghề nghiệp,hết
hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
Cũng giống như điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội nói chung, điều
kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản là cơ sở pháp lý mà người lao động khi có
thai được hưởng nghỉ trợ cấp. Điều kiện hưởng là những quy định pháp luật cần
và đủ cho đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm nhất định. Nếu không đủ các điều
kiện này người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thai sản, theo điều 28
luật bảo hiểm xã hội, khoản 1 điều 14 nghị định số 152/2006/NĐ-CP và phần II
mục B thông tư 3/2007/TT-BLĐTBXH để được hưởng trợ cấp phải đáp ứng
những yêu cầu sau:
Điều kiện nội dung: Phải tham gia đóng phí bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao
động nữ phải mang thai,sẩy thai,nạo hút thai, thai chết lưu, lao động nữ nhận
nuôi con dưới 4 tháng tuổi.
Trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều văn bản về các chế độ trợ cấp và đi
làm lại sau khi hết thời gian nghỉ thai sản nhưng bên cạnh đó tại cơ quan đơn vị
của tơi đang làm hiện nay vẫn có vấn đề bấp cập không đúng như các văn bản
hướng dẫn vì vậy cần xe xét và giải quyết.
Từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Xử lý tình huống về việc thủ
trưởng đơn vị yêu cầu nhân viên đi làm khi chưa hết thời gian nghỉ thai

sản”. Trong quá trình học tại trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính và làm việc
thực tế, tơi nhận thấy cách nhìn của mình về chế độ hưởng các trợ cấp cho giáo
3
3


Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính

viên nói chung và hưởng chế độ thai sản nói riêng một cách rõ ràng và sâu sát
hơn. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn và với kinh nghiệm, kiến thức
cịn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
nhận được sự quan tâm và góp ý của các thầy, cô giáo để đề tài tiểu luận này
được hồn chỉnh hơn.
Kết cấu của tiểu luận cuối khố này được trình bày gồm các phần:
II.
III.

Lời nói đầu

Nội dung tình huống
1. Mơ tả tìnhhuống
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
3. Phân tích ngun nhân, hậu quả.
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống.

5.

Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
III.
II.


Kết luận và kiến nghị

NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1. Mơ tả tình huống
1

Hồn cảnh xuất hiện tình huống
Hiện nay trường mầm non thị trấn Nghĩa Đàn có trụ sở cụ thể tại khối Tân

Cường- thị trấn Nghĩa Đàn- huyện Nghĩa Đàn- tỉnh Nghệ An. Tổng số viên chức
trong trường là 33 người và thêm 10 cô nuôi bán trú, tổng số học sinh toàn
trường của năm học 2020-2021 là 501 học sinh. Lực lượng giáo viên trẻ của
trường rất đơng, chiếm 80 % tổng số viên chức của tồn trường vì vậy số lượng
giáo viên mang thai và nghỉ sinh rất đơng, trong thời gian vừa qua tính từ đầu
năm 2019 cho đến nay thì số lượng giáo viên nghỉ sinh là 8 người dàn trải trong
2 năm, trong số những người nghỉ sinh đó có tơi thuộc kế toán.
4
4


Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính

Nói đến các chế độ hưởng trước và sau sinh thì riêng giáo viên thì họ
được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định hiện hành như căn cứ theo luật
bảo hiểm xã hội 58/2014 và QDD636/QĐ-BHXH và TT59/2015/TT-BLĐTBXH
hướng dẫn chế độ thai sản áp dụng từ ngày 01/01/2016. Nhưng trong ngành kế
toán thì ai cũng hiểu là cơng việc sẽ khơng có ai làm thay, không thuê người mới
mà vẫn phải tiếp tục làm dù cho đó là mới sinh có hơn chục ngày. Hiệu trưởng
đơn vị yêu cầu đi làm và giải quyết các cơng việc liên quan đến tài chính trong

thời gian nghỉ thai sản, điều đó có hợp lý khơng và cách giải quyết thế nào ?
Mơ tả tình huống
Tùy thuộc vào đặc thù công việc của từng ngành thuộc lĩnh vực kế tốn
nói chung và kế tốn trong mơi trường làm việc là sự nghiệp giáo dục nói riêng,
khi nghỉ chế độ thai sản họ vẫn phải đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản
dù muốn đi làm hay bắt buộc phải đi làm thì đây có hợp lý hay khơng?
Tơi là một kế tốn viên của trường mầm non Thị trấn Nghĩa Đàn, vì là
trường học nên chỉ có một kế tốn (vừa là kế tốn viên vừa là kế tốn trưởng) vì
vậy mọi vấn đề về tài chính khơng thể ai thay thế và làm được. Gần cuối năm
học ( 2018-2019) tức là đầu năm 2019, tơi đã sinh cháu bé vào ngày 04/04/2019,
vì là sinh mổ nên thể trạng sức khỏe bình phục sau sinh lâu hơn người sinh
thường. Tôi được xuất viện về nhà vào ngày 10/04/2019, khi nghỉ đến ngày
20/04/2019 vì lý do cuối năm có rất nhiều đồn kiểm tra nên hiệu trưởng u
cầu tơi đi làm để hồn tất tất cả các báo cáo và những kế hoạch chuẩn bị cho
cuối năm học.Nhiệm vụ làm lương hàng tháng cũng khơng ai thay thế được
ngồi tơi. Các vấn đề hiệu trưởng u cầu là đúng vì khơng ai khác chỉ có tơi là
làm được các nhiệm vụ đó nhưng xét về phương diện khác thì sau sinh rất ảnh
hưởng tới sức khỏe mẹ và bé dẫn đến hiệu quả công việc sẽ khơng có độ chính
xác cao.

5
5


Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính

Xét về mặt khác khi nghỉ thai sản tại điều 31 luật BHXH năm 2014

thì


giáo viên ngồi chế độ hưởng tiền trợ cấp sau sinh thì vẫn có 50% tiền ưu đãi
đứng lớp, cịn kế tốn thì bị cắt tồn bộ lương tức là ngồi tiền trợ cấp sau sinh
thì khơng có một nguồn thu nhập nào khác từ ngân sách nhà nước. Khi hiệu
trưởng yêu cầu đi làm trong thời gian nghỉ thai sản như vậy nhưng không hề chi
trả cho một khoản phụ cấp nào vì lý do khơng có kinh phí, và vận dụng lao động
hiện có, tức là tơi.
Như vậy tình huống cần phải xử lý ở đây là hiệu trưởng yêu cầu kế toán đi
làm khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản có hợp lý hay khơng, và đi làm khơng
hề có một khoản phụ cấp nào chi trả có đúng khơng.
2.Xác định mục tiêu xử lý tìnhhuống
Mục tiêu phân tích tìnhhuống

2

Mục tiêu của tình huống ở đây là xem xét vấn đề liên quan đến hiệu
trưởng họ giải quyết cơng việc như vậy có đúng pháp luật không . Sau khi sinh
chưa đầy tháng mặc dù sức khỏe đã ổn định nhưng có được đi làm lại và khi làm
lại có đảm bảo cho chất lượng cơng việc và đặc biệt ở đây là không hề được
hưởng thêm trợ cấp nào khác ngoài tiền trợ cấp thai sản sau khi đi làm lại.
Cơ sở lý luận

3

- Bảo đảm công việc xuyên suốt cho nhà trường và không bị gián đoạn
- Sử dụng lao động đúng theo quy định của bảo hiểm xã hội.
- Thực hiện đúng luật bảo hiểm xã hội về đi làm lại trước khi hết thời gian nghỉ
thai sản.
2. Phân tích nguyên nhân, hậu quả
4


Phân tích ngun nhân xảy ra tình huống

*Do phía người sử dụng lao động(tức là hiệu trưởng trường mầm non thị trấn
6
6


Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính

Nghĩa Đàn), trước kia cũng là chủ tịch cơng đồn, họ hồn tồn hiểu được các
văn bản pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội nhưng họ chưa áp dụng được
vào thực tiễn thế nào cho hợp lý, chưa đảm bảo hiệu quả.
- Sử dụng nhân viên hiện có sẽ giữ được các thơng tin nội bộ và tránh rị tài liệu
khơng đáng có.
*Do phía người lao động (tức là kế tốn trường mầm non thị trấn Nghĩa Đàn)
-Chưa nắm rõ về luật bảo hiểm xã hội về quy định những điều được hưởng sau
khi nghỉ thai sản vì vậy mất đi quyền lợi của người lao động được hưởng.
Phân tích hậu quả của tình huống

5

Xét về mặt tính chất của cơng việc thì những ngày cuối năm học sự có
mặt kế tốn là rất cần thiết. Nó liên quan mật thiết đến tất cả các hoạt động tài
chính của trường và yêu cầu của hiệu trưởng nhà trường là đúng nhưng liệu có
đảm bảo được chất lượng và hiệu quả cơng việc cao nhất hay khơng, tính chính
xác là như thế nào.
Việc yêu cầu kế toán đi làm lại khi chưa hết thời gian nghỉ sinh để giải
quyết các công việc kịp thời cho nhà trường có thể xảy ra các hậu quả như sau:
Đối với cơng việc tài chính của nhà trường
- Công việc sẽ không thể tránh khỏi những sai xót khơng đáng có vì lý do

người lao động mới sinh chưa bình phục để đi làm. Năng suất làm việc khơng
cao.
- Khi người lao động chưa đủ tâm trí để làm việc thì những hậu quả kéo theo
như tiền lương, tiền ngân sách, các khoản chi sẽ không tránh khỏi sự bất hợp lý
trong các khoản chi.
Đối với người lao động sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp:
- Sau khi sinh chưa tròn tháng đã phải đi làm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ
và bé, ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ dẫn đến em bé sẽ không được chăm
sóc cận thận.
7
7


Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính

- Xáo trộn đến cơng việc gia đình vì phải đi làm sớm cần người trông con.
- Sức khỏe của mẹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sau vì khơng được chăm
sóc và nghỉ đúng thời gian theo quy định.
2. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống.

Với việc phân tích các nguyên nhân, hậu quả ở trên và căn cứ vào các văn
bản pháp luật quy định. Căn cứ vào quy định tại khoản 4 điều 157 bộ luật lao
động năm 2012 quy định “ Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định
tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm khơng có hại cho sức khỏe của người
lao động và được người lao động đồng ý, lao động nữ có thể làm việc trở lại khi
đã nghỉ ít nhất 4 tháng.Trong trường hợp này, ngồi tiền lương của những ngày
làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nưc vẫn tiếp tục hưởng trợ cấp
thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội” vì thế tơi đã các
phương án tình huống như sau:

Mục tiêu xử lý tình huống
Dự đốn chính xác các tình huống xảy ra, giúp người xử dụng lao động
tức là hiệu trưởng trường mầm non dùng người một cách hợp lý, không vi phạm
quy định luật bảo hiểm, và giải quyết được công việc hợp lý nhanh gọn, phía
người lao động tức là kế tốn trường cũng được thối về tinh thần và cũng tham
gia vào cơng việc của trường mình nhưng khơng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và
bé hay không bị xáo trộn cuộc sống gia đình.
1

Xây dựng phương án xử lý tình huống:

Phương án 1:
Tham mưu với hiệu trưởng là ký hợp đồng thuê kế tốn mới để giải quyết
các cơng việc trong lúc kế toán cũ nghỉ sinh. Sau khi nghỉ sinh hết thời gian 4
tháng theo quy định của luật bảo hiểm thì đi làm lại.
8
8


Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính

Ưu điểm:
- Thực hiện đúng như quy định khoản 4 điều 157 bộ luật lao động năm 2012 quy
định về lao động nữ có thể đi làm lại khi nghỉ ít nhất được 4 tháng.
- Các công việc được giải quyết kịp thời không bị gián đoạn.
Nhược điểm:
-Kế toán mới phải mất một khoản thời gian để làm quen với công việc
- Dễ bị rị rì các thơng tin nội bọ của nhà trường
-Phải mất một khoản chi phí để trả lương cho kế toán mới.
Phương án 2:

Kế toán cũ chấp nhận làm việc theo yêu cầu của thủ trưởng.
Ưu điểm:
- Công việc không bị gián đoạn, không mất thời gian để làm quen cơng việc như
là phương án th kế tốn mới.
- Cơng tác báo cáo sẽ diễn ra bình thường khơng bị ảnh hưởng
Nhược điểm:
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé, người lao động có thể bị
căng thẳng đầu óc sẽ tác động khơng tốt đến em bé và gia đình do việc đi làm lại
quá sớm sau khi sinh
- Năng suất và hiệu quả công việc không cao, độ chính xác của cơng việc sẽ
giảm.
2

Lựa chọn giải pháp phương án xử lý:
Qua phân tích ưu, nhược điểm của 2 phương án trên, tôi chọn phương án

1 là phương án xử lý tình huống, Vì thứ nhất khi người sử dụng lao động có

9
9


Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính

phương án ký kết với một kế toán mới, thay thế tạm thời kế tốn cũ, trước mắt
giải quyết được rất nhiều cơng việc biến động hàng ngày trong trường.
Trước khi có kế hoạch nghỉ sinh, kế tốn chuẩn bị nghỉ sinh phải thơng
báo trước cho hiệu trưởng để họ sắp xếp cho người mới và cho người mới làm
quen với công việc trước để khỏi bỡ ngỡ,kế toán nhà trường hướng dẫn các cơng
việc cho kế tốn được ký hợp đồng các cơng việc mà họ sẽ làm trong 4 tháng (4

tháng nghỉ sinh của kế toán nhà trường) khi họ ký kết hợp đồng với nhà trường.
Quan trọng nhất là trong hợp đồng nêu rõ kế toán người chuẩn bị được nhà
trường ký hợp đồng phải có trách nhiệm giữ kín tồn bộ các thông tin của
trường nếu không họ phải đền bù theo yêu cầu của bên thuê hợp đồng lao động.
- Phương án 2 đáp ứng đúng như quy định khoản 4 điều 157 bộ luật lao động
năm 2012 quy định về lao động nữ có thể đi làm lại khi nghỉ ít nhất được 4
tháng.Tức là khi kế tốn .
- Ta gọi chung kế toán được ký hợp đồng là kế toán mới và kế toán nghỉ sinh là
kế tốn cũ thì chi phí dành để chi trả cho kế tốn mới sẽ được trích một phần
ngân sách trong khoản chi hoạt động của nhà trường để trả.
- Phương án này giúp cho kế tốn cũ có đủ thời gian nghỉ ngơi, hồi sức sau khi
sinh, được nghỉ đúng chế độ, mà công việc lại không bị ảnh hưởng.
3. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn

Trước khi kế tốn nghỉ sinh thì sẽ phải tham mưu cho hiệu trưởng các
bước để tiền hành dần dần thay thế mình trong vịng 4 tháng tới.
-Bước 1: Hiệu trưởng sẽ gửi tờ trình lên ủy ban nhân dân huyện để họ có
kế hoạch điều động luân chuyển hoặc ký kết hợp đồng với các kế toán khác.
-Bước 2: Khi được ủy ban huyện phê duyệt đồng ý cho ký kết hợp đồng
thì trong hợp đồng phải nêu rõ các nội dung cụ thể để có lợi cho cả hai bên.

10
10


Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính

- Bước 3: sau thời gian 4 tháng nghỉ sinh, kế toán cũ muốn đi làm lại cần
có giấy xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm khơng có hại cho sức khỏe
của người lao động. Tiền lương sau khi đi làm lại được hưởng nguyên lương và

vẫn hưởng đầy đủ tiền trợ cấp thai sản trong 6 tháng.
- Bước 4: Rà sốt tồn bộ cơng việc của kế tốn được đảm nhiệm công
việc trong 4 tháng làm hợp đồng xem họ có làm đúng và chính xác khơng, đúng
pháp luật không, ký bàn giao đầy đủ các công việc họ đã làm và chịu hoàn toàn
trách nhiệm trước pháp luật các hồ sơ sổ sách mà kế toán hợp đồng đã đảm
nhiệm.

III.KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1

Kiến nghị:
Qua thực tế công tác, kinh nghiệm thu được chưa nhiều, tuy nhiên tơi

cũng xin đóng góp một số ý kiến trong cơng tác về việc hiệu trưởng yêu cầu
nhân viên của mình đi làm lại trước khi hết thời gian nghỉ sinh
1

*Đối với Đảng và Nhà nước

-Nghiên cứu và ban hành những văn bản chi tiết cụ thể về luật bảo hiểm xã hội,
thắt chặt những đơn vị biết mà vẫn làm sai luật bảo hiểm.
- Vẫn có nơi kế tốn nghỉ sinh nhưng vẫn đi làm và hưởng hai lương, lương trợ
cấp bảo hiểm thai sản và lương từ ngân sách nhà nước.Vì vậy cần có những biện
pháp cụ thể về vấn đề này
* Đối với cơ quan chức năng
- Bên bảo hiểm cần thanh tra kiểm tra thường xuyên tại trường học xem có các
sai phạm xẩy ra hay khơng để kịp thời xử lý
* Đối với hiệu trưởng nhà trường

11

11


Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính

-Cần nắm rõ các văn bản mà nhà nước ban hành, thường xuyên cập nhật các
văn bản mới mà nhà nước ban hành để kịp thời truyền đạt lại cho người lao động
những lợi ích mà họ được hưởng.
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật mà nhà nước
đề ra.
2.Kết luận
Qua tình huống trên, ta thấy rằng trong quá trình cơng tác tại đơn vị
trường mầm non thị trấn Nghĩa Đàn.Mặc dù cũng là việc sinh con và nghỉ sinh
thì riêng giáo viên thì được đủ ngày đủ tháng nhiều khi họ còn được cả nghỉ bù
hè và đương nhiên sẽ có người làm thay cơng việc của họ nhưng trong đặc thù
của ngành kế tốn thì rất khó có ai làm thay.Hiện nay chưa có văn bản nào
hướng dẫn về việc kế toán trong ngành giáo dục nghỉ sinh thì ai sẽ đảm nhiệm
các cơng việc của họ và người kế tốn đó tồn tự sắp xếp các cơng việc của
mình để hồn thành trong lúc nghỉ sinh chứ không một ai làm thay cả.Nhà nước
cần ban hành các văn bản cụ thể cho kế toán ngành giáo dục để hướng dẫn sau
khi nghỉ sinh họ sẽ phải làm những gì để đảm bảo quyền và lợi ích đúng nghĩa
của việc nghỉ sinh.
Trên đây là một nội dung tình huống tại trường mầm non thị trấn Nghĩa
Đàn mà chính tơi đã trải qua và tơi đã tham mưu ra 2 phương án cho hiệu trưởng
và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án thứ 2 là hợp lý nhất.
Người Thực Hiện

Nguyễn Thị Hoa

12

12


Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính

1. Tài liệu Bồi dưỡng Ngạch kế toán viên của Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài
chính, Bộ Tài chính.
2.Luật số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 về luật bảo hiểm xã hội.
3.Nghị định chính phủ số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 về quy
định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm bắt buộc
4.Thông tư số 59/2015/TT/BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 về quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo
hiểm xã hội bắt buộc.
13
13


Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính

5. Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 05 năm 2020 về quy định mức
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong đó ghi rõ cụ thể trách nhiệm của người
sử dụng lao động.

14
14



×